BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA HAI NHÓM GIỐNG HEO THỊT TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG Họ và tên sinh viên : PHẠM ĐÌNH DU Ngành : Thú Y Niên khóa : 2002 2007 Tháng 11 năm 2007 i SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA HAI NHÓM GIỐNG HEO THỊT TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG Tác giả PHẠM ĐÌNH DU Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu Cấp bằng Bác Sỹ Ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. TRỊNH CÔNG THÀNH Tháng 11 năm 2007 ii LỜI CẢM TẠ Mãi mãi khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục, hy sinh tất cả của cha mẹ để con có ngày hôm nay. Xin trân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Di Truyền – Giống cùng toàn thể quý thầy cô đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập cũng như trong thời gian tiến hành đề tài. Xin trân thành cảm ơn PGS.TS. Trịnh Công Thành đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin trân thành cảm ơn Ban quản lý trại, các cô chú và toàn thể anh chị em đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Toàn thể bạn bè thân thiết trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học và thực tập. PHẠM ĐÌNH DU iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài được thực hiện từ ngày 26042007 đến ngày 07082007 tại trại heo giống cao sản Kim Long thuộc xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Kết quả khảo sát 40 heo thịt của hai nhóm giống P(YL) và P(LY) cho thấy nhóm giống P(YL) có khả năng sinh trưởng tốt hơn nhóm P(LY) ở các chỉ tiêu: DML 90 kg của nhóm P(LY) (10,8 ± 1,59 mm) và nhóm P(YL) (10,21 ± 1,4 mm). Tuổi đạt trọng lượng 90 kg của nhóm P(LY) (156,55 ± 5,49 ngày) và của nhóm P(YL) (154,2 ± 7,2 ngày). TTTĐ của nhóm P(LY) (0,49 ± 0,052 kg) và của nhóm P(YL) (0,51 ± 0,07 kg). Tuy nhiên, ở một số chỉ tiêu thì nhóm P(LY) tốt hơn nhóm P(YL): Chiều đo dài thân thẳng của nhóm P(LY) (103,7 ± 4,13 cm) và của nhóm P(YL) (103,25 ± 6,15 cm). Chiều đo vòng ống của nhóm giống P(LY) (15,6 ± 0,60 cm) và nhóm P(YL) (16,1 ± 0,64 cm). Chỉ số to xương của nhóm P(LY) (15,07 ± 0,89 %) và của nhóm P(YL) (15,64 ± 1,04 %). Chỉ số nở mông của nhóm P(LY) (123,21 ± 8,50 %) và của nhóm P(YL) (120,38 ± 8,04 %). iv MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ .................................................................. vii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii Chương 1.......................................................................................................................... 2 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 2 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 2 1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU ..................................................................................... 2 1.2.1. Mục đích ............................................................................................. 2 1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................... 2 Chương 2.......................................................................................................................... 3 TỔNG QUAN .................................................................................................................. 3 2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI ...................................................................... 3 2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 3 2.1.2. Lịch sử phát triển của trại ................................................................ 3 2.1.3. Nhiệm vụ ............................................................................................. 3 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại ..................................................................... 4 2.1.5. Cơ cấu đàn: ........................................................................................ 4 2.2. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG ....................................................................... 5 2.2.1. Giống ................................................................................................... 5 2.2.2. Công tác giống ................................................................................... 5 2.2.3. Qui trình chọn lọc heo hậu bị ........................................................... 5 2.2.4. Nguồn gốc và đặc điểm một số giống heo ........................................ 6 2.3. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐÀN HEO TẠI TRẠI ................... 8 2.3.1. Cơ cấu chuồng trại ............................................................................ 8 2.3.2. Điều kiện chăm sóc đàn heo thí nghiệm .......................................... 9 2.4. CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................. 13 2.4.1. Sinh trưởng ...................................................................................... 13 2.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng .................................... 15 2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá tính trạng sinh trưởng ............................... 16 2.5. Sức sản xuất thịt ................................................................................................. 17 2.6. Các phương pháp lai trong chăn nuôi heo thịt ................................................... 18 2.6.1. Phương pháp lai kinh tế ................................................................. 18 2.6.2. Phương pháp lai luân chuyển ........................................................ 19 v 2.6.3. Phương pháp lai cải tiến ................................................................ 20 2.6.4. Phương pháp lai cải tạo .................................................................. 20 2.6.5. Phương pháp lai gây thành............................................................ 21 2.7. Ưu thế lai và các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai ............................................. 22 2.7.1. Ưu thế lai .......................................................................................... 22 .2.7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai ............................................ 22 Chương 3........................................................................................................................ 24 PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG KHẢO SÁT ........................................................... 24 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ............................................................................. 24 3.1.1. Thời gian .......................................................................................................... 24 3.1.2. Địa điểm ............................................................................................ 24 3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ................................................................................. 24 3.3. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ......................................... 24 3.3.1. Dày mỡ lưng lúc đạt trọng lượng 90 kg (DML90) ......................... 24 3.3.2. Ngày tuổi đạt trọng lượng 90 kg .................................................... 25 3.3.3. TTTĐ từ sơ sinh đến 150 ngày tuổi ............................................... 26 3.3.4. Chiều đo dài thân thẳng .................................................................. 26 3.3.5. Chiều đo vòng ngực ......................................................................... 26 3.3.6. Chiều đo cao vai ............................................................................... 26 3.3.7. Chiều đo sâu ngực ........................................................................... 26 3.3.8. Chiều đo rộng mông ........................................................................ 26 3.3.9. Chiều đo rộng ngực ......................................................................... 26 3.3.10. Chiều đo vòng ống ......................................................................... 26 3.3.11. Chỉ số to xương .............................................................................. 26 3.3.12. Chỉ số nở mông .............................................................................. 27 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................. 27 Chương 4........................................................................................................................ 28 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................................... 28 4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng ...................................................................................... 28 4.1.1. Dày mỡ lưng lúc heo 90 kg (DML90) .............................................. 29 4.1.2. Tuổi đạt trọng lượng 90 kg ............................................................. 30 4.1.3. Tăng trọng tuyệt đối ........................................................................ 31 4.1.4. Chiều đo dài thân thẳng lúc heo 150 ngày tuổi ............................ 32 4.1.5. Chiều đo vòng ngực lúc heo 150 ngày tuổi .................................... 33 4.1.6. Chiều đo cao vai lúc heo 150 ngày tuổi ......................................... 34 4.1.7. Chiều đo sâu ngực lúc heo 150 ngày tuổi ...................................... 35 4.1.8. Chiều đo rộng mông lúc heo 150 ngày tuổi ................................... 36 4.1.9. Chiều đo rộng ngực lúc 150 ngày tuổi (cm) .................................. 37 4.1.10. Chiều đo vòng ống lúc 150 ngày tuổi ........................................... 38 vi 4.1.11. Chỉ số to xương lúc heo 150 ngày tuổi ......................................... 39 4.1.12. Chỉ số nở mông lúc heo 150 ngày ................................................. 40 Chương 5........................................................................................................................ 41 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................... 41 5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 41 5.2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 42 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 43 vii DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo ......................................................... 10 Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn của trại. ................................... 12 Bảng 3.1: Hệ số điều chỉnh dày mỡ lưng lúc heo 100 kg .............................................. 25 Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của heo thịt hai nhóm giống P(LY) và P(YL) lúc đạt trọng lượng 90 kg ..................................................................................................... 28 Biểu đồ 4.1: Độ dày mỡ lưng lúc heo 90 kg .................................................................. 29 Biểu đồ 4.2: Tuổi đạt trọng lượng 90 kg ....................................................................... 30 Biểu đồ 4.3: TTTĐ từ sơ sinh đến 150 ngày tuổi .......................................................... 31 Biểu đồ 4.4: Chiều đo dài thân thẳng lúc heo 150 ngày tuổi ......................................... 32 Biểu đồ 4.5: Chiều đo vòng ngực lúc heo 150 ngày tuổi .............................................. 33 Biểu đồ 4.6: Chiều đo cao vai lúc heo 150 ngày tuổi .................................................... 34 Biểu đồ 4.7: Chiều đo sâu ngực lúc heo đạt 150 ngày tuổi ........................................... 35 Biểu đồ 4.8: Chiều đo rộng mông lúc heo 150 ngày tuổI .............................................. 36 Biểu đồ 4.9: Chiều đo rộng ngực lúc heo 150 ngày tuổI ............................................... 37 Biểu đồ 4.10: Chiều đo vòng ống lúc heo 150 ngày tuổI .............................................. 38 Biểu đồ 4.11: Chỉ số to xương lúc heo 150 ngày tuổi ................................................... 39 Biểu đồ 4.12: Chỉ số nở mông lúc heo 150 ngày tuổi ................................................... 40 viii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT CF : Correction factor (hệ số điều chỉnh) CF100 : hệ số điều chỉnh về 100 kg DD : Duroc DML : dày mỡ lưng DML90 : dày mỡ lưng lúc 90 kg GĐKS : giai đoạn khảo sát HSCBTĂ : hệ số chuyển biến thức ăn LL : Landrace NLTĐ : năng lượng trao đổi PP : Pietrain SIP : Swine Improverment Program (chương trình cải tiến giống heo) SS : sơ sinh Ttt : tuổi thực tế T100 : tuổi hiệu chỉnh về trọng lượng 100 kg TLtt : trọng lượng thực tế TNHH : trách nhiệm hữu hạn V.A.C : Volume, Activity, Concentration YY : Yorkshire 2 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong xu thế thị trường đang đổi mới hiện nay, nhiều vấn đề cấp bách được đặt ra cho ngành chăn nuôi. Để có được sản phẩm chất lượng tốt đem lại hiệu quả kinh tế nhằm cung cấp thực phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu thì đòi hỏi phải tạo ra được đàn thú tăng trọng tốt, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao. Để đáp ứng được nhu cầu đó, ngoài việc áp dụng các phương pháp chăn nuôi tiên tiến thì yếu tố con giống đóng vai trò rất lớn quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Các giống heo lai luôn cho kết quả tăng trưởng vượt trội rõ rệt so với heo cha mẹ thuần chủng và đã trở thành nền tảng cho nuôi heo thịt thương phẩm. Hiện nay, có nhiều phương pháp lai giống để tạo heo thịt nuôi thương phẩm. Từ các công thức lai này, các tính trạng sinh trưởng đã được khai thác tối đa và tạo được sản phẩm đồng đều về chất lượng. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự phân công của bộ môn Di Truyền Giống, khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, cùng sự hướng dẫn của PGS.TS. Trịnh Công Thành, chúng tôi thực hiện đề tài: “So sánh khả năng sinh trưởng của hai nhóm giống heo thịt tại trại chăn nuôi heo giống cao sản Kim Long”. 1.2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.2.1. Mục đích So sánh sức sinh trưởng của hai nhóm giống heo thịt P(LY) và P(YL) tại trại chăn nuôi heo giống cao sản Kim Long. 1.2.2. Yêu cầu Theo dõi và thu thập các số liệu về các chỉ tiêu sinh trưởng của heo thịt thuộc các nhóm giống khảo sát. 3 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI 2.1.1. Vị trí địa lý Trại heo giống cao sản Kim Long thuộc địa phận xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Với tổng diện tích 150.000 m2, trại được xây dựng trên vùng đất cao, bằng phẳng, cách tỉnh lộ DT742 khoảng 20 m thuận lợi cho việc vận chuyển, tường xây rào bao quanh cao 2,5 m, xung quanh khuôn viên trại chủ yếu là cây cao su, dân cư thưa thớt, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một khoảng 30 km về hướng Tây Bắc. Vị trí trại thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. Trại heo thịt thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Bến Cát. Trại được xây dựng theo hướng Đông Bắc Tây Nam tránh được gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam. Tránh nắng Đông buổi sáng và nắng Tây buổi chiều rọi thẳng vào chuồng. 2.1.2. Lịch sử phát triển của trại Trại heo giống cao sản Kim Long thuộc công ty TNHH chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc Kim Long. Trại được thành lập ngày 21012001. Năm 2004, trại mở rộng thêm cơ sở tại xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương với hướng chăn nuôi heo thịt. 2.1.3. Nhiệm vụ Giữ giống và nhân giống thuần đàn heo nhập khẩu từ các nước có nền chăn nuôi phát triển như: Canada, Pháp, Úc, Bỉ, Đan Mạch, Anh… Cung cấp heo đực hậu bị, cái hậu bị thuần và lai các giống cho các cơ sở chăn nuôi ở các tỉnh, thành phố. Cung cấp tinh heo các giống thuần và lai cho thị trường chăn nuôi tại các tỉnh, thành phố lân cận. 4 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại Nhiệm vụ: Tổ giống: Nuôi heo đực giống, khai thác và pha chế tinh. Nuôi heo nái khô và nái mang thai. Tổ nái: Nuôi nái đẻ. Nuôi heo con theo mẹ. Tổ thịt: Nuôi heo con từ cai sữa đến 150 ngày tuổi. Nuôi đực, cái hậu bị dùng để thay thế đàn. 2.1.5. Cơ cấu đàn: Tính đến ngày 3072007 trại heo giống cao sản Kim Long có tổng số đầu heo là 11539 con, bao gồm: Đực làm việc: 39 con Nái sinh sản: 1061 Heo hậu bị: 871 con Heo thịt: 5578 con Heo cai sữa: 2118 con Ban giám đốc Trại heo giống cao sản KL Xí nghiệp chế biến TĂ KL Phòng nghiệp vụ Phòng kỹ thuật Thư ký Thủ quỹ Kế toán Tổ bảo vệ Tổ thư ký Tổ giống Tổ thịt Tổ nái 5 Heo con theo mẹ: 1872 con 2.2. GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG 2.2.1. Giống Giống heo nuôi tại trại gồm có các giống: Pietrain, Duroc, Landrace, Yorkshire được nhập trực tiếp từ các nước có nền chăn nuôi phát triển: Canada, Pháp, Đan Mạch, Bỉ, Thái Lan. Heo được nuôi và chọn lọc những cá thể tốt giữ lại cho trại. Ngoài ra trại liên tục nhập heo mới và nhập tinh từ các nước: Mỹ, Thái Lan, Đài Loan, Pháp… để cải tiến và làm tươi máu heo giống ở trại. 2.2.2. Công tác giống Công tác giống ở trại thực hiện rất nghiêm ngặt và liên tục. Giá trị gây giống của từng cá thể heo được ước lượng dựa vào gia phả, điểm ngoại hình bản thân đến các chỉ tiêu sản xuất quan trọng ở thế hệ trước. Từ giá trị gây giống ước lượng và điểm ngoại hình để chọn lọc và xây dựng sơ đồ ghép đôi giao phối để tạo ra thế hệ sau. Việc chọn heo để thay thế đàn được trại tuyển trước, sau đó mới xuất bán giống, những heo không đạt yêu cầu làm giống sẽ được chuyển xuống làm heo thịt. 2.2.3. Qui trình chọn lọc heo hậu bị Qui trình chọn lọc được thực hiện rất nghiêm ngặt với sự cố vấn của các chuyên gia nhằm chọn ra những con hậu bị tốt nhất để thay thế đàn. Được chia thành các giai đoạn sau: Chọn lần đầu Heo sơ sinh được cân trọng lượng sơ sinh, loại bỏ heo yếu, dị tật, trọng lượng sơ sinh dưới 0,8 kg, bấm số tai lúc 1 ngày tuổi, ghi chép vào phiếu theo dõi nái. Heo chọn làm hậu bị phải có trọng lượng sơ sinh từ 1,2 kg trở lên, thành tích của thế hệ ông bà, cha mẹ của heo tốt. Chọn lần thứ hai Giai đoạn nuôi cai sữa đến 60 ngày tuổi. Chọn lần thứ hai dựa vào ngoại hình của các heo đã chọn lần trước. Heo chọn phải có ngoại hình đẹp như dài đòn, mông vai phát triển tốt, nhanh nhẹn, không có dị tật, bốn chân thẳng vững chắc, phát triển tốt, heo có 12 vú trở lên, vú đều khoảng cách đều nhau, bộ phận sinh dục phát triển bình thường, ngoại hình thể hiện rõ đặc điểm của 6 giống, trọng lượng từ 20 kg trở lên. Heo không đạt sẽ được thiến chuyển thành heo thương phẩm hoặc bán loại. Chọn lần thứ ba Heo đực được chọn lần thứ ba lúc 120 ngày tuổi. Heo chọn theo ngoại hình như: dài đòn, mông vai phát triển, bụng thon gọn, nhanh nhẹn không nhút nhát, bốn chân thẳng, hai dịch hoàn phát triển đều, tăng trọng nhanh không bệnh tật, lông bóng mượt. Heo không được chọn thiến loại bán thịt. Đến 150 ngày tuổi cân trọng lượng, đo dày mỡ lưng và các chiều đo cơ thể như: dài thân, vòng ngực, rộng mông, rộng ngực. Trọng lượng phải trên 60 kg, dày mỡ lưng dưới 11 mm và phải vượt trội so với quần thể. Heo cái chọn lúc 150 ngày tuổi. Heo chọn theo ngoại hình, tăng trọng, dày mỡ lưng, trọng lượng trên 60 kg, dày mỡ lưng dưới 12 mm. Heo không được chọn sẽ loại để bán thịt. Chọn lúc heo đạt 240 ngày tuổi Heo đực lấy tinh để kiểm tra chất lượng tinh trùng về các chỉ tiêu V.A.C (Volume, Activity, Concentration), nếu đạt thì sử dụng nếu không đạt thì loại thải. Heo cái chọn lọc theo ngoại hình và bộ phận sinh dục lần cuối cùng. Nếu không đạt thì loại bán thịt. Những heo được chọn làm giống được lập phiếu cá thể và tiêm phòng vaccin đầy đủ theo qui trình của trại. 2.2.4. Nguồn gốc và đặc điểm một số giống heo Heo Duroc Có nguồn gốc từ Mỹ, đã có mặt khắp thế giới và được lai tạo ra các dòng khác nhau ở từng nước. Đặc điểm: sắc lông đỏ nâu (vecni sậm đến vàng), thân hình vững chắc, chân to khỏe, móng chân có màu đen, gốc tai đứng, rìa tai xụ, đầu to mõm thẳng dài vừa phải, lưng cong ngắn đòn, bụng thon, thân hình chữ nhật. Heo 6 tháng tuổi có thể đạt 90 100 kg. Heo Duroc có sức kháng bệnh kém, khó nuôi, tăng đàn khó, là giống heo cho nhiều nạc, tỷ lệ nạc của quày thịt có thể đến 65 %, heo nái mỗi năm đẻ 1,8 lứa, mỗi lứa 8 9 con sơ sinh sống. 7 Heo Pietrain Có nguồn gốc từ Bỉ, là giống heo cho nhiều thịt nạc nhất trên thế giới. Hiện nay đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Đặc điểm: heo có sắc lông đen bông trắng, đầu to, tai nhỏ dựng đứng hoặc nghiêng về phía trước, lưng thẳng, ngắn đòn, bốn chân thẳng hơi nhỏ, các bắp cơ lộ rõ dưới da, nhất là phần mông, đùi, lưng vai, bụng thon gọn. Heo khó nuôi rất dễ bị stress nhiệt, sinh sản kém, mỗi năm đẻ 1,8 lứa, mỗi lứa 8 9 con sơ sinh sống, tăng trọng thấp hơn các giống heo khác, tiêu tốn thức ăn thấp. Heo nuôi 6 tháng tuổi đạt 80 90 kg. Heo Yorkshire Có nguồn gốc từ Anh gồm ba nhóm giống khác nhau là: Đại Bạch, Trung Bạch và Tiểu Bạch nhưng hai nhóm giống Trung Bạch và Tiểu Bạch năng suất thấp nên hiện nay chủ yếu nuôi giống Đại Bạch. Hiện nay giống này đã có mặt ở các nước trên thế giới, mỗi nước đã có dòng riêng. Đặc điểm: heo có sắc lông trắng tuyền, tai nhỏ đứng hoặc hơi nghiêng về phía trước, đầu to, ngắn đòn, thân hình chữ nhật, da có thể có một vài chấm đen nhỏ trên lưng, lưng thẳng hoặc hơi cong, thân hình cân đối, bốn chân thẳng to khỏe vững chắc, mông vai phát triển, đùi to dài, bụng thon. Heo có khả năng thích nghi rất cao với nhiều điều kiện chăn nuôi khác nhau, sinh sản tốt, nuôi con giỏi, mắn đẻ, mỗi năm đẻ trên 1,8 lứa, mỗi lứa đẻ 9 10 heo con sơ sinh sống. Heo nuôi 6 tháng tuổi đạt 80 90 kg. Heo Landrace Nguồn gốc: heo Landrace được lai tạo ra ở Đan Mạch. Hiện nay đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới và mỗi nước cũng tạo ra dòng riêng của giống này. Đặc điểm: heo Landrace có sắc lông trắng tuyền, tai to cụp về phía trước che cả mắt, gốc tai lớn, đầu nhỏ, thân nhìn ngang giống hình tam giác, mông nở nang, dài đòn, lưng thẳng, chân hơi nhỏ yếu. Heo có khả năng sinh sản rất tốt nuôi con giỏi, tốt sữa và là giống heo cho thịt có tỷ lệ nạc cao nổi tiếng trên thế giới. Heo nuôi 6 tháng tuổi đạt trọng lượng trên 90 kg. Mỗi năm đẻ trên 1,8 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình khoảng 10 heo sơ sinh sống. 8 2.3. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG ĐÀN HEO TẠI TRẠI 2.3.1. Cơ cấu chuồng trại Trại heo giống Trại được xây dựng theo hướng Đông Bắc Tây Nam với thiết kế hầu hết là chuồng lạnh: đầu chuồng đặt hệ thống phun sương, cuối chuồng đặt hệ thống quạt hút gió. Chuồng xây dựng theo kiểu hai mái cao khoảng 4 6 m, mái lợp bằng tole lạnh, làm trần bằng nhựa cứng cách mặt nền chuồng 2,5 3 m, hai bên chuồng có hệ thống bạt kéo lên hạ xuống rất linh động tùy theo điều kiện thời tiết. Mặt nền chuồng làm bằng bê tông và tấm đan có các lỗ nhỏ thoát nước, phần dưới tấm đan là hệ thống rãnh thoát nước thải. Rãnh thoát nước thải có độ dốc 60o. Mặt nền chuồng cao hơn mặt đất khoảng 1 m. Khoảng cách giữa các dãy chuồng khoảng 10 m. Đường đi chính nối các dãy chuồng với nhau dùng để đi đến các trại và cũng là đường để lùa heo từ các dãy chuồng. Được xây dựng kiên cố bằng sàn bê tông cách mặt đất 1 m, với bề ngang 1 m, hai bên được làm tường rào bằng lưới sắt rất tiện lợi khi lùa heo. Tổng cộng có 20 dãy chuồng. Dãy heo thịt và hậu bị (gồm: T13, T14, T15, T16) thiết kế theo từng ô lớn với kích thước (6 x 5 x 1 m), nền chuồng làm bằng sàn bê tông, bao xung quanh ô chuồng bằng các song sắt rất thông thoáng, mỗi ô nuôi từ 20 30 heo. Đường đi giữa dãy chuồng bề rộng 1,2 m, hai bên là hai dãy ô chuồng, mỗi dãy có tất cả 22 ô chuồng. Mỗi ô chuồng có 3 núm uống tự động cho heo. Máng ăn được bố trí giữa 2 ô chuồng dùng một máng. Heo được cho ăn tự do với hệ thống bồn chứa thức ăn và chuyển thức ăn đến từng máng rất thuận tiện cho heo ăn, mỗi bồn chứa phân phối thức ăn cho 2 dãy chuồng heo thịt. Dãy chuồng nuôi cá thể: dùng để nuôi heo đực hậu bị và heo kiểm tra. Chuồng được thiết kế theo từng ô nhỏ nuôi riêng từng cá thể heo. Kích thước mỗi ô khoảng (2 x 1,6 x 0,9 m), được ngăn bằng các song sắt, mỗi ô chuồng có máng ăn riêng làm bằng inox, mỗi ô chuồng có một núm uống tự động, có thể điều chỉnh chiều cao lên xuống tùy theo chiều cao của heo. Cả dãy có 126 ô chuồng. Dãy chuồng heo cai sữa (gồm: CS1, CS2, CS3, CS4, CS5) mỗi dãy có 32 ô chuồng. Chuồng cai sữa được thiết kế nền bằng sàn nhựa tháo ráp rất tiện lợi cho vệ 9 sinh chuồng, vách ngăn bằng song sắt. Mỗi ô chuồng đặt một máng ăn bán tự động, hai núm uống nước cao khoảng 25 cm có thể điều chỉnh chiều cao núm uống tùy theo chiều cao của heo. Mỗi ô chuồng nuôi khoảng 25 heo cai sữa. Dãy chuồng cách ly được xây cách xa các dãy chuồng khác khoảng 100 m. Phần ô chuồng cá thể có 40 ô chuồng, để nuôi heo đực hậu bị đã tập nhảy giá chờ bán, phần ô chuồng nuôi tập thể có 3 ô chuồng dùng nuôi heo đực thiến loại và cái loại bán thịt. Dãy nái đẻ: mỗi dãy có 60 ô nái đẻ. Mỗi ô được chia làm 2 phần: phần heo mẹ ở giữa rộng 0,8 m, phần heo con hai bên mỗi bên rộng 0,6 m, các ô chuồng được ngăn cách nhau bằng ván nhựa, lồng dành cho heo mẹ làm bằng ống sắt hàn với nhau rất chắc chắn, nền bằng tấm bê tông, phần sàn heo con làm bằng tấm nhựa cứng tháo ráp rất dễ dàng thuận tiện cho việc vệ sinh. Máng ăn heo nái làm bằng inox được thiết kế rất tiện cho vệ sinh máng ăn mỗi ngày, mỗi ô chuồng được ráp 2 núm uống nước tự động cho heo nái và heo con. Dãy chuồng heo nái chửa, nái khô: chuồng heo nái được thiết kế theo lồng cá thể với kích thước (0,6 x 2,2 x 1 m). Mỗi heo một máng ăn làm bằng inox riêng biệt, một núm uống tự động, hệ thống cho ăn tự động theo định mức riêng cho từng nái. Trại heo thịt Trại có tổng cộng 6 dãy. Mỗi dãy có 38 40 ô chuồng Nền chuồng có độ dốc từ 2 3 %. Mái chuồng kiểu hai mái lợp tôn tráng kẽm. Cửa chuồng bằng song sắt. Có lối đi giữa hai dãy chuồng bằng xi măng giúp công nhân vận chuyển, chăm sóc, di dời heo và các trang thiết bị được dễ dàng. Mỗi ô chuồng được thiết kế phía cuối chuồng một hồ tắm sâu khoảng 40 50 cm giúp heo có thể đằm mình lúc trời nắng nóng. 2.3.2. Điều kiện chăm sóc đàn heo thí nghiệm Sử dụng máng ăn bán tự động đặt giữa hai ô chuồng. Heo thịt sử dụng cám hỗn hợp khô do công ty chế biến thức ăn gia súc Kim Long sản xuất. Công nhân đổ cám vào máng vào mỗi sáng và chiều cho heo ăn tự do. Tùy theo lứa tuổi mà heo thịt được cho ăn các loại cám khác nhau: + Từ 20 đến 35 kg: cám 351. 10 + Từ 35 đến 60 kg: cám số 6. + Từ 60 kg đến xuất bán: cám số 7. Bảng 2.1: Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo Loại heo Tên bệnh Vaccine Thời điểm tiêm Liều Heo con theo mẹ Mycoplasma Myco 21 ngày tuổi 2 ml Heo cai sữa Dịch tả Pestvac 33 ngày tuổi 2 ml Dịch tả Pestvac 60 ngày tuổi 2 ml FMD Aftophor 60 ngày tuổi 2 ml Hậu bị Parvovirus Parvo 150 ngày tuổi 2 ml PRRS PRRS 160 ngày tuổi 2 ml Aujeszky Aujeszky 170 ngày tuổi 2 ml Parvovirus Parvo 180 ngày tuổi 2 ml FMD Aftophor 190 ngày tuổi 2 ml PRRS PRRS 200 ngày tuổi 2 ml Aujeszky Aujeszky 210 ngày tuổi 2 ml Dịch tả Pestvac 220 ngày tuổi 2 ml E. coli E. coli 230 ngày tuổi 2 ml Nái mang thai PRRS PRRS 4 tuần sau khi phối 2 ml Aujeszky Aujeszky 4 tuần trước khi đẻ 2 ml E. coli E. coli 2 tuần trước khi đẻ 2 ml Nái đẻ Parvovirus Parvo 10 ngày trước khi đẻ 2 ml Dịch tả Pestvac 15 ngày sau khi đẻ 2 ml FMD Aftophor 15 ngày sau khi đẻ 2 ml Nọc làm việc Dịch tả Pestvac 6 tháng tiêm một lần 2 ml FMD Aftophor 6 tháng tiêm một lần 2 ml Parvovirus Parvo 6 tháng tiêm một lần 2 ml Aujeszky Aujeszky 6 tháng tiêm một lần 2 ml PRRS PRRS 6 tháng tiêm một lần 2 ml 11 2.3.2.1. Nước uống Mỗi ô chuồng được bố trí hai núm uống tự động nhằm cung cấp đủ lượng nước cho heo. Nước tắm heo được bơm trực tiếp từ các giếng khoan có độ sâu 100 m. Nước uống và nước xả vào bể cho heo tắm được bơm vào một bể xi măng lớn nhằm lắng cặn. Sau đó nước được bơm lên một bể inox có dung tích 10.000 lít đặt ở độ cao 10 m nhằm tạo áp lực đủ lớn để dẫn truyền nước đi khắp các ô chuồng. 2.3.2.2. Xử lý ô chuồng sau khi xuất bán heo Trước tiên, công nhân dọn rửa ô chuồng cho sạch phân và các chất bám. Hai ngày sau, sát trùng chuồng bằng dung dịch NaOH 1%. Ngày hôm sau, chuồng được xịt rửa bằng vòi áp suất cao. Sau đó hai ngày, chuồng được quét vôi. Các ô chuồng sau khi quét vôi được một tuần có thể đưa heo thịt mới vào nuôi. 2.3.2.3. Vệ sinh chuồng trại Có hố sát trùng ở cổng trại và lối ra vào của khu vực chăn nuôi. Xe ra vào trại phải qua hố sát trùng ở cổng trại và phải được nhân viên bảo vệ xịt thuốc sát trùng toàn bộ xe. Toàn bộ khu vực chuồng trại được xịt thuốc sát trùng định kỳ 1 lầntuần. Trong trường hợp có dịch số lần sát trùng và liều lượng thuốc sử dụng có thể tăng lên. Nước sát trùng được thay hằng ngày, dung dịch sát trùng là NaOH 0,1 %. Trại sử dụng máy cắt cỏ để phát hoang khu vực xung quanh trại, khai thông rãnh thoát nước và thoát phân, diệt chuột và côn trùng. 2.3.2.4. Vệ sinh công nhân và khách tham quan Công nhân được trang bị ủng và quần áo bảo hộ lao động khi vào khu vực chăn nuôi. Khách tham quan và nhân công trước khi vào tại phải đi qua hố sát trùng nằm ngay lối đi. Khách tham quan được trang bị ủng và quần áo bảo hộ trước khi vào trại. Đồng thời phải tuân thủ tất cả các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ mà trại qui định. 12 2.3.2.5. Điều trị bệnh và chăm sóc Sáng: kiểm tra tổng đàn heo, đánh giá lượng thức ăn tiêu thụ. Đánh dấu những cá thể bệnh và nghi ngờ bệnh. Điều trị các cá thể bệnh và liên tục theo dõi các cá thể nghi ngờ. Trước khi nghỉ trưa, kiểm tra sơ bộ lại tình trạng sức khỏe của toàn đàn heo. Nếu trời không mưa và tình trạng sức khỏe của heo tốt thì heo sẽ được tắm vào buổi trưa. Đồng thời, công nhân sẽ xả nước tắm của mỗi ô chuồng mỗi ngày một lần. Chiều: thực hiện các qui trình kiểm tra như buổi sáng. Các cá thể bệnh nặng được tách riêng và được cho ăn thức ăn lỏng có hòa thêm glucose nhằm cung cấp năng lượng và tăng sức đề kháng. Trong thời gian khảo sát đàn heo thịt tại trại chúng tôi nhận thấy có các triệu chứng: tiêu chảy, ho, bỏ ăn, sốt, viêm khớp. 2.3.2.6. Thức ăn Thức ăn cho đàn heo chủ yếu do công ty sản xuất. Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn của trại. Loại cám 351A 351B Số 6 Số 7 Số 10A Số 10B NLTĐ (Kcalkg) 3000 3000 3000 2900 2900 2950 Protein (%) 19 19 16 14 12 16 Xơ (%) 3 5 6 6 7 6 Canxi (%) 0,7 0,7 1 1 1 1 Phospho (%) 0,7 0,6 0,6 0,6 0,6 0,7 Nacl (%) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Độ ẩm (%) 14 14 14 14 14 14 Heo nái nuôi con: sử dụng thức ăn hỗn hợp số 10B. Heo con theo mẹ: sử dụng thức ăn số 351A. Heo cai sữa: tuần đầu khi cai sữa sử dụng thức ăn 351A sau đó chuyển dần qua sử dụng thức ăn số 351B. Heo thịt 30 60 kg: sử dụng thức ăn số 6. Heo thịt từ 60 xuất chuồng sử dụng thức ăn số 7. Heo hậu bị cái từ 30kg lên giống lần đầu: sử dụng thức ăn số 6. 13 Heo hậu bị đực sau cai sữa đến khi tập nhảy giá (khoảng 4,5 5 tháng tuổi): sử dụng thức ăn số 351B. Heo hậu bị đực từ giai đoạn tập nhảy giá đến khi làm việc sử dụng thức ăn số 10B. Heo đực làm việc: sử dụng thức ăn số 10B. Heo nái khô: 5 ngày đầu sau khi cai sữa sử dụng thức ăn số 10B, sau đó đến khi phối giống sử dụng thức ăn số 10A. Heo nái mang thai: từ ngày phối giống đến 90 ngày sau phối sử dụng thức ăn số 10A, từ ngày thứ 91 đến khi đẻ sử dụng thức ăn số 10B. 2.4. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.4.1. Sinh trưởng Sự sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa. Là sự gia tăng về số lượng và các chiều của tế bào, các loại mô khác nhau trong cơ thể thú dựa trên cơ sở di truyền của bản thân thú, quá trình này làm gia tăng khối lượng các bộ phận và toàn bộ cơ thể thú dựa trên cơ sở di truyền của bản thân thú dưới tác động của yếu tố môi trường. Trong quá trình này không sinh ra các loại tế bào mới và các chức năng mới. Chúng ta có công thức cơ bản cho sự sinh trưởng và phát dục là: P = G + E Trong đó: P: là giá trị kiểu hình G: là giá trị kiểu gen (di truyền) E: là ảnh hưởng của ngoại cảnh (môi trường) Sự sinh trưởng trên heo được chia làm 2 giai đoạn. 2.4.1.1. Giai đoạn trong thai Trong giai đoạn này được bắt đầu từ khi trứng gặp tinh trùng rồi tạo thành hợp tử cho đến khi heo được sinh ra. Giai đoạn này trải qua 3 thời kỳ: a) Thời kỳ phôi ( từ 1 – 22 ngày tuổi) Bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh cho đến khi hợp tử bám chặt vào tử cung. Đặc điểm chung của thời kỳ này là hợp tử phân chia rất nhanh trong thời gian rất ngắn. Một số đặc điểm của loài và hệ thống cấu trúc phần giữa của cơ thể bắt đầu hình thành. 14 Để sống hợp tử hấp thu những chất dinh dưỡng chủ yếu của noãn hoàng có trong trứng và dịch tử cung. Ở giai đoạn này, hợp tử còn di động dễ dàng nên dễ tiêu biến. Vì vậy sau khi phối giống, cần để heo yên tĩnh tránh bị kích động. b) Thời kỳ tiền thai (thai từ 23 – 38 ngày tuổi) Bắt đầu từ khi thai mới định vị vào niêm mạc tử cung đến khi xuất hiện mầm các cơ quan của hệ thống thần kinh não tủy, hệ thống tiêu hóa, tuần hoàn… bước đầu hình thành ống sinh dục. Thời gian này có ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài do chất dinh dưỡng cần thiết cho heo mẹ. c) Thời kỳ thai nhi (thai từ 39 – 114 ngày tuổi) Bắt đầu kết thúc thời kỳ tiền thai đến lúc thai được sinh ra. Thời kỳ này có sự hình thành gần như đầy đủ các bộ phận như đầu, mũi, miệng, mắt, tứ chi… đồng thời các cơ quan khác có liên quan cũng phát triển theo, ba phần tư trọng lượng heo mới sinh được quyết định trong thời kỳ này. Do đó, trong việc chăm sóc heo mang thai cần cung cấp đủ vitamin và khoáng chất là rất cần thiết trong khẩu phần của heo mẹ (Phạm Trọng Nghĩa, 2003). 2.4.1.2. Giai đoạn ngoài thai Bắt đầu lúc heo mới sinh ra cho đến khi giết thịt có thể chia giai đoạn này làm hai thời kỳ: a) Thời kỳ thú non (heo con theo mẹ) Bắt đầu từ khi heo được sinh ra cho đến khi cai sữa. Đây là thời kỳ mà heo tiếp xúc và thích ứng với những điều kiện ngoại cảnh mới. Ngay sau khi được sinh ra có sự hoạt động đầu tiên của hệ thống của heo con sơ sinh, lúc này cơ thể mới tách rời khỏi heo mẹ nên các cơ quan của heo con chưa phát triển hoàn chỉnh nên heo con dễ bị nhiễm bệnh. b) Thời kỳ trưởng thành (sau khi cai sữa) Bắt đầu từ lúc cai sữa cho đến lúc cơ quan sinh dục phát triển hoàn chỉnh. Trong thời kỳ này xương, cơ phát triển mạnh, đồng thời các cơ quan tiêu hóa, hô hấp cũng như các bộ phận khác phát triển hoàn chỉnh. 15 2.4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng 2.4.2.1. Yếu tố di truyền Yếu tố di truyền là cơ sở để có được sự khác biệt giữa các loài, giống, dòng. Ngay cả trong cùng một dòng thì yếu tố di truyền cũng là cơ sở để có sự khác biệt giữa các cá thể về tính trạng mà ta mong muốn. Mặt khác các tính trạng mà chúng ta mong muốn chưa hẳn là có hệ số di truyền cao (Phạm Trọng Nghĩa, 2005). Năng suất giữa các cá thể cùng bố mẹ vẫn có sự khác nhau do di truyền và biến dị trong thành lập giao tử, sự bắt chéo và sự trao đổi đoạn nhiễm sắc thể và cuối cùng là sự tổ hợp thụ tinh giữa tinh trùng của cha và trứng của mẹ. Trong giá trị kiểu gen (G) chúng ta có công thức: G = A + D + I Trong đó: A: giá trị cộng gộp các gen, còn được gọi là giá trị gây giống vì giá trị A truyền cho đời sau 50 %. D: ảnh hưởng của giới tính trội, thể hiện ưu thế lai ở các con lai (chỉ có trên con lai). I: ảnh hưởng ức chế của các gen. 2.4.2.2. Yếu tố ngoại cảnh Yếu tố thiên nhiên + Ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ tới hạn của heo là khoảng 280C. Heo giảm tăng trọng khi nhiệt độ môi trường lên đến 320C. Ở nhiệt độ này heo giảm ăn, tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình thải nhiệt và rất dễ bị cảm nóng. Nhiệt độ thấp heo tiêu hao nhiều năng lượng cho quá trình thải nhiệt giữ ấm cho cơ thể. Nhiệt độ thấp kéo dài làm tăng tiết thyroxine, giảm đồng hóa, giảm miễn dịch. + Ảnh hưởng của ẩm độ Ẩm độ cao làm heo giảm bốc hơi nóng, tăng mất nhiệt bằng đối lưu lạnh, tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển. Ẩm độ thấp làm khô da và niêm mạc, tăng lượng bụi trong không khí, tăng khả năng nhiễm bệnh đường hô hấp. + Ánh sáng mặt trời 16 Kích thích hoạt động của tuyến thượng thận và tuyến giáp trạng nên kích thích sinh trưởng. Tạo vitamine D và tăng tạo tế bào máu, kích thích hô hấp và tuần hoàn. Diệt trùng. Có thể gây cảm nóng, viêm giác mạc và kết mạc mắt. Yếu tố chăm sóc và nuôi dưỡng Có sự khác biệt giữa về sinh trưởng và phát dục của thú khi nuôi dưỡng bằng các khẩu phần dinh dưỡng khác nhau. Khi có dinh dưỡng tốt, thú sẽ có tăng trọng tốt và sinh trưởng tốt. Mức dinh dưỡng của khẩu phần còn ảnh hưởng đến tỷ lệ nạc xương, mỡ xương, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng quầy thịt. 2.4.2.3. Yếu tố dịch bệnh Yếu tố dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của thú. Dịch bệnh có thể làm rối loạn và làm chậm các quá trình biến dưỡng của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của thú. 2.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá tính trạng sinh trưởng 2.4.3.1. Dày mỡ lưng lúc đạt trọng lượng 90 kg Dày mỡ lưng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của heo. Mục tiêu của công tác giống là tạo ra đàn heo thịt có tỷ lệ nạc cao, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp. Vì vậy dày mỡ lưng là tính trạng cần được cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất heo thịt có phẩm chất tốt. Hiện nay, hầu hết các đơn vị chăn nuôi heo đều lưu ý đến chỉ tiêu này trong công tác giống. Dày mỡ lưng luôn được đo ở thời điểm chọn giống và xuất bán hoặc kết thúc các thí nghiệm về khả năng sinh trưởng và được nghiên cứu để có hướng khắc phục cải thiện. Khi dày mỡ lưng thấp thì tỷ lệ nạc trên quày thịt sẽ cao, giá trị ở một con heo sẽ tăng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng khi heo có dày mỡ lưng thấp thì cũng sẽ tiêu tốn ít thức ăn hơn và tăng trọng nhanh hơn. Vì vậy, dày mỡ lưng không chỉ thể hiện khả năng sinh trưởng mà còn là chỉ tiêu quan trọng thể hiện lợi nhuận kinh tế trong chăn nuôi heo. Tăng trọng nhanh tỷ lệ thuận với tỷ lệ nạc, tỷ lệ nghịch với dày mỡ lưng. Gen tác động lên tính trạng tăng trọng đồng thời tác động lên tính trạng dày mỡ lưng. 17 2.4.3.2. Tuổi đạt trọng lượng 90 kg Chỉ tiêu này cho phép ta nhận định sức tăng trọng của heo. Heo có ngày tuổi đạt 90 kg càng ngắn thì càng tăng trọng nhanh. Khi heo đạt 90 kg sớm thì giết mổ sớm và không phải trải qua giai đoạn sinh lý tích lũy mỡ, hệ số di truyền của tính trạng này là 20 25 % và hệ số này được đánh giá là trung bình. Heo tăng trọng nhanh sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn như giảm chi phí chăn nuôi, tăng số heo sản xuất trong cùng khoảng thời gian. 2.5. Sức sản xuất thịt Cơ thể thú được tạo thành từ các mô cơ bản như: cơ, mỡ, xương, da, gân, sụn và các mô liên kết. Quầy thịt càng ít xương, sụn và càng nhiều nạc, mỡ thì càng có độ dinh dưỡng cao. Đánh giá sức sản xuất thịt khi thú còn sống Để đánh giá khả năng cho thịt của thú, người ta thường theo dỡi sự tăng trọng của chúng. Chỉ tiêu tăng trọng tuyệt đối trên ngày của thú thường được tính để đánh giá khả năng cho thịt của thú. Hơn nữa, phải tính số lượng thức ăn tiêu thụ để tăng được một kg trọng lượng. Chỉ tiêu này thường gọi là hệ số chuyển biến thức ăn. Hệ số này càng nhỏ thì thú càng tốt. Ngoài ra, ta có thể sử dụng phương pháp phê xét ngoại hình thể chất để đánh giá về khả năng cho thịt của thú. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt Sức sản xuất thịt của thú chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: yếu tố di truyền, kỹ thuật chăn nuôi, chế độ sản xuất, tổ chức lao động và một số yếu tố không di truyền khác. Yếu tố di truyền Các giống chuyên thịt khác với các giống có hướng sản xuất khác vì chúng mau thành thục. Nghĩa là chúng lớn nhanh hơn và đạt trọng lượng sống lớn hơn trong một thời gian ngắn hơn, đồng thời cho chúng ta chất lượng thịt có giá trị dinh dưỡng cao hơn, ngon hơn so với các giống không chuyên thịt. 18 Trong giai đoạn vỗ béo, các giống chuyên thịt không chỉ tạo ra mỡ dưới da, các lá mỡ mà chúng còn có khả năng tạo mỡ giữa các thớ cơ. Mỡ này phân bố đều trong cơ làm cho thịt mềm hơn, ngon hơn và bổ dưỡng hơn. Yếu tố môi trường Mỗi giai đoạn phát triển của thú cần có các điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng thích hợp. Chúng ta cần kết hợp đồng thời một khẩu phần dinh dưỡng cân đối, môi trường thích hợp, qui trình chăn nuôi hợp lý cho từng giống, từng nhóm thú theo từng lứa tuổi và từng giai đoạn. 2.6. Các phương pháp lai trong chăn nuôi heo thịt Có nhiều phương pháp lai trong công tác phối chọn giống. Tùy mục đích sử dụng mà người ta chọn ra một công thức lai hợp lý. Trong chăn nuôi heo thịt, người ta thường nghĩ đến yếu tố lợi nhuận đầu tiên. Do đó có thể công thức lai kinh tế là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Mục đích: là thông qua các biện pháp cụ thể làm tăng khả năng cho các sản phẩm ở con lai đồng thời là điều kiện và để hình thành giống mới. 2.6.1. Phương pháp lai kinh tế Lai kinh tế là sự ghép đôi giao phối giữa các giống khác nhau để tạo ra con lai F1, thường các thú lai này được đưa đi giết thịt hay được sử dụng làm việc hay cho sữa. Các thú lai F1 thường không được sử dụng làm giống. Lai kinh tế còn gọi là lai công nghiệp vì sản phẩm F1 được tạo ra nhanh hàng loạt, chất lượng khá đồng đều và sản xuất trong một đơn vị thời gian tương đối ngắn. Lai kinh tế có thể là đơn giản khi chỉ sử dụng 2 giống và phức tạp khi sử dụng ba hay bốn giống để tạo ra con lai. Chúng ta có sơ đồ lai kinh tế đơn giản như sau: Và sơ đồ lai kinh tế phức tạp với bốn giống như: A B B A Hoặc (12A;12B (12A;12B Đời bố mẹ Đời F1 19 2.6.2. Phương pháp lai luân chuyển Là phương pháp cho lai lặp đi lặp lại giữa hai hay ba giống với nhau để tạo ra giống mới thì gọi là phương pháp lai luân chuyển. Các đực ở các đời là các đực khác nhau của mỗi giống. Thường người ta chọn các nái của công thức lai làm nền để tiếp tục cho chương trình lai tạo, các đực thường được sử dụng vào mục đích thương phẩm. Khi đời con yêu cầu thì cho tự giao ổn định giống. Như sơ đồ chúng ta thấy người ta thực hiện việc tự giao ở đời thứ ba và giống mới sẽ bao gồm 38 máu A và 58 máu B. A B C D (12A;12B (12C;12D (14A 14B 14C 14D) A B (44B) Đời bố mẹ Đời I (12A 12B) Đời II (34A 14B) Đời III (38A 58B) A B (22A) A Tự giao 20 2.6.3. Phương pháp lai cải tiến Phương pháp lai này được sử dụng khi có một phẩm giống khá tốt, chúng ta chỉ cần cải thiện về một vài tính trạng của đó. Cũng vì vậy mà lượng máu thú nền (giống được cải tiến) sau khi thực hiện xong chương trình lai tạo vẫn còn nhiều, đa số là nhiều hơn so với giống dùng để cải tiến giống nền. Để đạt được kết quả cao thì chúng ta phải biết rằng các đực tham gia vào công thức ở đời sau khác nhau là các đực khác nhau của cùng một phẩm giống. Khi đạt yêu cầu thì cho các đực, cái ở các giống này giao phối với nhau. Sơ đồ của phương pháp lai pha máu như sau: 2.6.4. Phương pháp lai cải tạo Phương pháp lai cải tạo là phương pháp mà mọi người dùng một giống tốt cho ghép đôi giao phối với một giống xấu để cải tạo giống này. Khi thực hiện xong chương trình lai tạo tỷ lệ máu của giống tốt sẽ có nhiều hơn so với tỷ lệ máu của giống xấu. Vì vậy đời con sẽ mang nhiều đặc điểm của giống tốt. Người ta thường chọn giống địa phương để làm giống cải tạo và giống tốt có nguồn gốc từ nước ngoài làm giống đi cải tạo. Khi đạt yêu cầu thì cho tự giao. Đời bố mẹ Đời I (12A12B) Đời II (34A 14B) Đời III (78A 18B) A B A A Tự giao 21 (12A 12B) Sơ đồ lai cải tạo như sau: 2.6.5. Phương pháp lai gây thành Để tạo ra một giống mới, con người phải sử dụng các giống hiện có, cho chúng lai với nhau để tạo ra một giống mới. Cách làm như vậy người ta gọi là phương pháp lai gây thành. Lai gây thành cũng có thể là đơn giản, cũng có thể là phức tạp. Lai gây thành vẫn là phức tạp vì phải thử nhiều công thức kết hợp của nhiều giống với nhau và phải đến khi đến quá trình tự giao xong kiểm tra phẩm chất của đời này khi các tính trạng và số lượng của chúng đạt theo yêu cầu để trở thành một giống mới thì mới gọi là gây thành. Sơ đồ tạo giống mới: (theo bài giảng giống đại cương của Phạm Trọng Nghĩa, 2002) (12A 12B) A B A B (14A 34B) B (38A 58B) Tự giao => giống mới Đời bố mẹ Đời I (12A 12B) Đời II (14A 34B) Đời III (18A 78B) A B B B Tự giao 22 Ví dụ: bò Siboney được tạo ra từ 2 giống bò: giống bò địa phương (Criollo) và giống bò sữa (Holstein Friesian) A: bò giống Criollo B: giống Holstein Friesian C: giống Siboney 2.7. Ưu thế lai và các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai 2.7.1. Ưu thế lai Ưu thế lai là hiện tượng sinh học biểu hiện ở sự phát triển mạnh mẽ cơ thể của những cá thể được tạo ra bởi các giống gốc không cùng huyết thống. Theo nghĩa tổng quát, ưu thế lai là sự tăng sức sống, sự phát triển hơn về toàn khối lượng cơ thể của sinh vật, sự gia tăng cường độ quá trình trao đổi chất, sự tăng thêm sản lượng của các tính trạng sản xuất… Mặt khác có thể hiểu ưu thế lai theo từng tính trạng một, có khi chỉ một vài tính trạng gia tăng, các tính trạng khác được giữ nguyên và lại có một số tính trạng bị sụt giảm. Ưu thế lai đã được chứng minh ở động vật nói chung và ở loài heo nói riêng. Heo lai có ưu thế lai thường thể hiện được khả năng về sự gia tăng sức sống, sức sinh trưởng hơn là suy giảm. Còn nhiều khó khăn trong vệc phân biệt các thuyết về ưu thế lai, đó là phụ thuộc vào các gen lặn bị ảnh hưởng ức chế hay sự tương tác giữa các gen trội. Trong tất cả hai trường hợp, sự tối đa về ưu thế lai phụ thuộc vào sự có mặt ít nhất của một gen trội ở trong mỗi cặp gen. Nếu cả hai giả định này hợp lý thì về mặt lý thuyết có thể có được các tổ hợp lai mang nhiều tính trội tốt dưới dạng dị hợp tử và do đó thành tích sản xuất của chúng sẽ tối đa (Trần Văn Chính, 2003). .2.7.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai Về phương diện di truyền, ưu thế lai có được phụ thuộc một số các yếu tố như sự đa dạng về di truyền của các giống gốc cha mẹ và các kiểu tác động gen. Sự đa dạng về di truyền của nguồn gốc cha mẹ làm gia tăng tỷ lệ dị hợp tử, cho lai giống phụ thuộc vào tỷ lệ máu khác nhau của cha mẹ. Cha mẹ không có liên hệ thân tộc với nhau, càng ít alen chung thì mức độ khác biệt ở thế hệ con lai càng lớn. Kiểu tác động của gen có ảnh hưởng lớn nhất đến ưu thế lai là loại gen không cộng hợp bao gồm trội, lặn, trội không hoàn toàn và ức chế. Ảnh hưởng do di truyền đến ưu thế lai thật sự có thể là sự kết hợp của một vài hoạt động không cộng hợp của 23 gen. Ngược lại, các gen cộng hợp không có hoặc có rất ít ảnh hưởng tác động đến ưu thế lai. Những tính trạng có hệ số di truyền cao thường có khuynh hướng bị kiểm soát bởi tác động cộng hợp của gen cao hơn so với tác động không cộng hợp nên mức độ ưu thế lai thấp hơn (Trần Văn Chính, 2003). 24 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG KHẢO SÁT 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 3.1.1. Thời gian Đề tài đã được tiến hành từ ngày 26042007 đến ngày 07082007. 3.1.2. Địa điểm Trại heo giống cao sản Kim Long, thuộc địa phận xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 3.2. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT Gồm 40 heo thịt 3 máu của hai nhóm giống P(LY) và P(YL), mỗi giống 20 con. Đàn heo được khảo sát từ ngày 16052007 đến lúc đạt 150 ngày tuổi và được đo độ dày mỡ lưng lúc đạt trọng lượng 90 kg. 3.3. CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 3.3.1. Dày mỡ lưng lúc đạt trọng lượng 90 kg (DML90) Vị trí đo dày mỡ lưng ở xương sườn số 10 cách trục sống lưng khoảng 6,5 cm, đo hai bên lấy trung bình. Dụng cụ đo là máy đo bằng sóng siêu âm hiệu Renco Sono Grader (USA), đơn vị đo là mm và được đo theo phương pháp của Canada (SIP, 1997), điều chỉnh mỡ lưng về trọng lượng 90 kg được tiến hành như sau: Bước 1: xác định hệ số điều chỉnh A và B chung cho hai giới tính đực và cái (DML lúc heo 100 kg ) 25 Bảng 3.1: Hệ số điều chỉnh dày mỡ lưng lúc heo 100 kg Giới Giống Đực – Cái A B Yorkshire 13,054 0,1131 Landrace 13,405 0,1202 Lacombe 14,499 0,1247 Hampshire 13,701 0,121 Duroc 14,561 0,1341 Các nhóm giống khác đều sử dụng hệ số điều chỉnh của giống Yorkshire Bước 2: xác định hệ số điều chỉnh cho dày mỡ lưng 100 kg (CF100) CF100 = A {A + B (TLtt – 100)} Với TLtt : trọng lượng thực tế Bước 3: xác định dày mỡ lưng điều chỉnh về trọng lượng 100 kg (DML100) DML100 = DMLtt CF100 Với DMLtt : dày mỡ lưng thực tế Bước 4: xác định hệ số điều chỉnh cho dày mỡ lưng về trọng lượng 90 kg (K) Giống Đực – Cái Yorkshire 0,9155 Landrace 0,9145 Duroc 0,912 Hampshire 0,9045 Các nhóm giống khác sử dụng hệ số điều chỉnh của nhóm giống Yorkshire Bước 5: độ dày mỡ lưng điều chỉnh về trọng lượng 90 kg DML90 = DML100 K 3.3.2. Ngày tuổi đạt trọng lượng 90 kg Phương pháp của Canada (SIP, 1997) tiến hành qua các bước: Bước 1: xác định hệ số điều chỉnh (CF) chung cho heo đực và cái CF = (TLtt Ttt) 1,7703275 Với TLtt : trọng lượng thực tế Ttt : tuổi thực tế 26 Bước 2: tuổi hiệu chỉnh ở trọng lượng 100 kg (T100) T100 = Ttt {(TLtt 100) CF} Bước 3: tuổi hiệu chỉnh ở trọng lượng 90 kg T90 = T100 CF 3.3.3. TTTĐ từ sơ sinh đến 150 ngày tuổi TTTĐ = (P1 – P0) ( T1 – T0) (kgngày) Trong đó: P0: trọng lượng sơ sinh P1: trọng lượng lúc 150 ngày tuổi T0: tuổi sơ sinh T1: 150 ngày tuổi 3.3.4. Chiều đo dài thân thẳng Chiều đo từ giữa đỉnh chẩm (đường nối giữa hai gốc tai) dọc sát theo thân mình đến khấu đuôi (thước dây). 3.3.5. Chiều đo vòng ngực Chiều đo chu vi quanh ngực, tiếp giáp ngay phía sau xương bả vai (thước dây) 3.3.6. Chiều đo cao vai Chiều đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của xương bả vai, nếu có u thì đo sau u (thước gậy). 3.3.7. Chiều đo sâu ngực Vị trí đo là ở sát ngay sau xương bả vai trên xương sống đến xương ức (thước compa). 3.3.8. Chiều đo rộng mông Khoảng cách giữa hai điểm ngoài cùng của khớp xương chậu đùi (thước compa). 3.3.9. Chiều đo rộng ngực Khoảng cách rộng nhất hai bên phần ngực, ngay sát sau xương bả vai (thước compa). 3.3.10. Chiều đo vòng ống Là chu vi chỗ nhỏ nhất của xương ống chân (thước dây). 3.3.11. Chỉ số to xương Chỉ số to xương (%) = (vòng ống dài thân thẳng) x 100 27 3.3.12. Chỉ số nở mông Chỉ số nở mông (%) = (rộng mông rộng ngực) x 100 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu được xử lý và tính toán theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Excel 2003 và Minitab 12.21. 28 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của heo thịt hai nhóm giống P(LY) và P(YL) lúc đạt trọng lượng 90 kg P(LY) P(YL) TBC Số heo thịt khảo sát Các chỉ tiêu khảo sát 20 20 40 DML90 (mm) 10,8 ± 1,59 10,21 ± 1,4 10,5 ± 1,51 Tuổi đạt trọng lượng 90 kg (ngày) 156,55 ± 5,49 154,2 ± 7,2 155,38 ± 6,43 Chiều đo dài thân thẳng (cm) 103,7 ± 4,13 103,25 ± 6,15 103,48 ± 5,18 TTTĐ từ SS 150 ngày tuổi (kg) 0,49 ± 0,052 0,51 ± 0,07 0,503 ± 0,06 Chiều đo vòng ngực (cm) 97,7 ± 3,64 99,7 ± 4,12 98,7 ± 3,79 Chiều đo cao vai (cm) 50,6 ± 2,35 52,85 ± 2,76 51,73 ± 2,77 Chiều đo sâu ngực (cm) 30,2 ± 1,85 33,25 ± 1,25 31,73 ± 2,2 Chiều đo rộng mông (cm) 28,7 ± 1,3 30,85 ± 1,31 29,78 ± 1,69 Chiều đo rộng ngực (cm) 23,35 ± 1,14 25,7 ± 1,49 24,53 ± 1,77 Chiều đo vòng ống (cm) 15,6 ± 0,60 16,1 ± 0,64 15,85 ± 0,66 Chỉ số to xương (%) 15,07 ± 0,893 15,64 ± 1,04 15,36 ± 0,97 Chỉ số nở mông (%) 123,21 ± 8,50 120,38 ± 8,04 121,79 ± 8,28 29 4.1.1. Dày mỡ lưng lúc heo 90 kg (DML90) Đây là chỉ tiêu khá quan trọng liên quan đến tỷ lệ mỡ của quầy thịt xẻ. Dày mỡ lưng càng thấp tỷ lệ nạc càng cao, làm tăng giá trị sản phẩm. Độ dày mỡ lưng được sử dụng nhiều nhất trong việc kiểm tra phẩm chất thịt. Kết quả được trình bày ở Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1.1. Độ dày mỡ lưng lúc heo đạt trọng lượng 90 kg trung bình của hai nhóm giống khảo sát là 10,5 mm. So sánh giữa hai giống DML90 của nhóm giống P(YL) (10,21 mm) thấp hơn nhóm giống P(LY) (10,8 mm). Qua xử lý thống kê, cho thấy sự khác biệt về độ dày mỡ lưng lúc đạt trọng lượng 90 kg của hai nhóm giống P(LY) và P(YL) là không có ý nghĩa với P > 0,05. 10.8 10.21 10.5 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 mm PLY PYL TBC Giống Biểu đồ 4.1: Độ dày mỡ lưng lúc heo 90 kg 30 4.1.2. Tuổi đạt trọng lượng 90 kg Tuổi đạt trọng lượng 90 kg trung bình của hai nhóm giống heo thịt khảo sát là 155,38 ngày tuổi. So sánh giữa hai giống Ngày tuổi đạt trọng lượng 90 kg của nhóm P(YL) (154,2 ngày tuổi) thấp hơn so với nhóm giống P(LY) ( 156,55 ngày tuổi), điều này cũng đồng nghĩa với tốc độ tăng trưởng của nhóm giống P(LY) cao hơn nhóm giống P(YL) trong thời gian khảo sát. Qua xử lý thống kê, cho thấy sự khác biệt về ngày tuổi đạt trọng lượng 90 kg của hai nhóm giống P(LY) và P(YL) là không có ý nghĩa với P > 0,05. Ghi nhận của chúng tôi so với kết quả của Nguyễn Thiện (1995) khảo sát tại TTNC heo Thụy Phương – Viện Chăn nuôi (188 ngày tuổi), và tại trại giống heo Tam Đảo (190 ngày tuổi) thì kết quả của chúng tôi thấp hơn, điều này đồng nghĩa với quần thể heo chúng tôi khảo sát tăng trọng nhanh hơn. 156.55 154.2 155.38 0.0 30.0 60.0 90.0 120.0 150.0 180.0 Ngày PLY PYL TBC Giống Biểu đồ 4.2: Tuổi đạt trọng lượng 90 kg 31 4.1.3. Tăng trọng tuyệt đối Chỉ ti
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA HAI NHÓM GIỐNG HEO THỊT TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG Họ tên sinh viên : PHẠM ĐÌNH DU Ngành : Thú Y Niên khóa : 2002 - 2007 Tháng 11 năm 2007 SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA HAI NHÓM GIỐNG HEO THỊT TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG Tác giả PHẠM ĐÌNH DU Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu Cấp Bác Sỹ Ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS TRỊNH CÔNG THÀNH Tháng 11 năm 2007 i LỜI CẢM TẠ Mãi khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục, hy sinh tất cha mẹ để có ngày hơm Xin trân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, mơn Di Truyền – Giống tồn thể q thầy tạo điều kiện cho em q trình học tập thời gian tiến hành đề tài Xin trân thành cảm ơn PGS.TS Trịnh Công Thành tận tình hướng dẫn, bảo giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp Xin trân thành cảm ơn Ban quản lý trại, cô tồn thể anh chị em tận tình giúp đỡ tơi q trình thực tập Tồn thể bạn bè thân thiết lớp động viên, giúp đỡ suốt thời gian học thực tập PHẠM ĐÌNH DU ii TĨM TẮT LUẬN VĂN Đề tài thực từ ngày 26/04/2007 đến ngày 07/08/2007 trại heo giống cao sản Kim Long thuộc xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương Kết khảo sát 40 heo thịt hai nhóm giống P(YL) P(LY) cho thấy nhóm giống P(YL) có khả sinh trưởng tốt nhóm P(LY) tiêu: DML 90 kg nhóm P(LY) (10,8 ± 1,59 mm) nhóm P(YL) (10,21 ± 1,4 mm) Tuổi đạt trọng lượng 90 kg nhóm P(LY) (156,55 ± 5,49 ngày) nhóm P(YL) (154,2 ± 7,2 ngày) TTTĐ nhóm P(LY) (0,49 ± 0,052 kg) nhóm P(YL) (0,51 ± 0,07 kg) Tuy nhiên, số tiêu nhóm P(LY) tốt nhóm P(YL): Chiều đo dài thân thẳng nhóm P(LY) (103,7 ± 4,13 cm) nhóm P(YL) (103,25 ± 6,15 cm) Chiều đo vòng ống nhóm giống P(LY) (15,6 ± 0,60 cm) nhóm P(YL) (16,1 ± 0,64 cm) Chỉ số to xương nhóm P(LY) (15,07 ± 0,89 %) nhóm P(YL) (15,64 ± 1,04 %) Chỉ số nở mơng nhóm P(LY) (123,21 ± 8,50 %) nhóm P(YL) (120,38 ± 8,04 %) iii MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN iii DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ vii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii Chương MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.2 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU .2 1.2.1 Mục đích 1.2.2 Yêu cầu Chương TỔNG QUAN 2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI 2.1.1 Vị trí địa lý 2.1.2 Lịch sử phát triển trại 2.1.3 Nhiệm vụ 2.1.4 Cơ cấu tổ chức trại 2.1.5 Cơ cấu đàn: 2.2 GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG .5 2.2.1 Giống 2.2.2 Công tác giống 2.2.3 Qui trình chọn lọc heo hậu bị 2.2.4 Nguồn gốc đặc điểm số giống heo 2.3 ĐIỀU KIỆN CHĂM SĨC, NI DƯỠNG ĐÀN HEO TẠI TRẠI 2.3.1 Cơ cấu chuồng trại 2.3.2 Điều kiện chăm sóc đàn heo thí nghiệm 2.4 CƠ SỞ LÝ LUẬN 13 2.4.1 Sinh trưởng 13 2.4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng 15 2.4.3 Các tiêu đánh giá tính trạng sinh trưởng 16 2.5 Sức sản xuất thịt 17 2.6 Các phương pháp lai chăn nuôi heo thịt 18 2.6.1 Phương pháp lai kinh tế 18 2.6.2 Phương pháp lai luân chuyển 19 iv 2.6.3 Phương pháp lai cải tiến 20 2.6.4 Phương pháp lai cải tạo 20 2.6.5 Phương pháp lai gây thành 21 2.7 Ưu lai yếu tố ảnh hưởng đến ưu lai .22 2.7.1 Ưu lai 22 2.7.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu lai 22 Chương 24 PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG KHẢO SÁT 24 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .24 3.1.1 Thời gian 24 3.1.2 Địa điểm 24 3.2 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT .24 3.3 CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 24 3.3.1 Dày mỡ lưng lúc đạt trọng lượng 90 kg (DML90) 24 3.3.2 Ngày tuổi đạt trọng lượng 90 kg 25 3.3.3 TTTĐ từ sơ sinh đến 150 ngày tuổi 26 3.3.4 Chiều đo dài thân thẳng 26 3.3.5 Chiều đo vòng ngực 26 3.3.6 Chiều đo cao vai 26 3.3.7 Chiều đo sâu ngực 26 3.3.8 Chiều đo rộng mông 26 3.3.9 Chiều đo rộng ngực 26 3.3.10 Chiều đo vòng ống 26 3.3.11 Chỉ số to xương 26 3.3.12 Chỉ số nở mông 27 3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 27 Chương 28 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .28 4.1 Các tiêu sinh trưởng 28 4.1.1 Dày mỡ lưng lúc heo 90 kg (DML90) 29 4.1.2 Tuổi đạt trọng lượng 90 kg 30 4.1.3 Tăng trọng tuyệt đối 31 4.1.4 Chiều đo dài thân thẳng lúc heo 150 ngày tuổi 32 4.1.5 Chiều đo vòng ngực lúc heo 150 ngày tuổi 33 4.1.6 Chiều đo cao vai lúc heo 150 ngày tuổi 34 4.1.7 Chiều đo sâu ngực lúc heo 150 ngày tuổi 35 4.1.8 Chiều đo rộng mông lúc heo 150 ngày tuổi 36 4.1.9 Chiều đo rộng ngực lúc 150 ngày tuổi (cm) 37 4.1.10 Chiều đo vòng ống lúc 150 ngày tuổi 38 v 4.1.11 Chỉ số to xương lúc heo 150 ngày tuổi 39 4.1.12 Chỉ số nở mông lúc heo 150 ngày 40 Chương 41 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41 5.1 KẾT LUẬN 41 5.2 ĐỀ NGHỊ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO .42 PHỤ LỤC 43 vi DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Quy trình tiêm phòng vaccine cho heo 10 Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng số loại thức ăn trại .12 Bảng 3.1: Hệ số điều chỉnh dày mỡ lưng lúc heo 100 kg 25 Bảng 4.1: Một số tiêu sinh trưởng heo thịt hai nhóm giống P(LY) P(YL) lúc đạt trọng lượng 90 kg .28 Biểu đồ 4.1: Độ dày mỡ lưng lúc heo 90 kg 29 Biểu đồ 4.2: Tuổi đạt trọng lượng 90 kg .30 Biểu đồ 4.3: TTTĐ từ sơ sinh đến 150 ngày tuổi 31 Biểu đồ 4.4: Chiều đo dài thân thẳng lúc heo 150 ngày tuổi 32 Biểu đồ 4.5: Chiều đo vòng ngực lúc heo 150 ngày tuổi 33 Biểu đồ 4.6: Chiều đo cao vai lúc heo 150 ngày tuổi 34 Biểu đồ 4.7: Chiều đo sâu ngực lúc heo đạt 150 ngày tuổi 35 Biểu đồ 4.8: Chiều đo rộng mông lúc heo 150 ngày tuổI 36 Biểu đồ 4.9: Chiều đo rộng ngực lúc heo 150 ngày tuổI .37 Biểu đồ 4.10: Chiều đo vòng ống lúc heo 150 ngày tuổI 38 Biểu đồ 4.11: Chỉ số to xương lúc heo 150 ngày tuổi 39 Biểu đồ 4.12: Chỉ số nở mông lúc heo 150 ngày tuổi 40 vii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT CF : Correction factor (hệ số điều chỉnh) CF100 : hệ số điều chỉnh 100 kg DD : Duroc DML : dày mỡ lưng DML90 : dày mỡ lưng lúc 90 kg GĐKS : giai đoạn khảo sát HSCBTĂ : hệ số chuyển biến thức ăn LL : Landrace NLTĐ : lượng trao đổi PP : Pietrain SIP : Swine Improverment Program (chương trình cải tiến giống heo) SS : sơ sinh Ttt : tuổi thực tế T100 : tuổi hiệu chỉnh trọng lượng 100 kg TLtt : trọng lượng thực tế TNHH : trách nhiệm hữu hạn V.A.C : Volume, Activity, Concentration YY : Yorkshire viii Chương MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trong xu thị trường đổi nay, nhiều vấn đề cấp bách đặt cho ngành chăn ni Để có sản phẩm chất lượng tốt đem lại hiệu kinh tế nhằm cung cấp thực phẩm cho thị trường nước xuất đòi hỏi phải tạo đàn thú tăng trọng tốt, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao Để đáp ứng nhu cầu đó, ngồi việc áp dụng phương pháp chăn ni tiên tiến yếu tố giống đóng vai trò lớn định đến hiệu chăn nuôi Các giống heo lai cho kết tăng trưởng vượt trội rõ rệt so với heo cha mẹ chủng trở thành tảng cho nuôi heo thịt thương phẩm Hiện nay, có nhiều phương pháp lai giống để tạo heo thịt nuôi thương phẩm Từ công thức lai này, tính trạng sinh trưởng khai thác tối đa tạo sản phẩm đồng chất lượng Xuất phát từ thực tiễn trên, phân công môn Di Truyền - Giống, khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, hướng dẫn PGS.TS Trịnh Cơng Thành, thực đề tài: “So sánh khả sinh trưởng hai nhóm giống heo thịt trại chăn nuôi heo giống cao sản Kim Long” 1.2 MỤC ĐÍCH - U CẦU 1.2.1 Mục đích So sánh sức sinh trưởng hai nhóm giống heo thịt P(LY) P(YL) trại chăn nuôi heo giống cao sản Kim Long 1.2.2 Yêu cầu Theo dõi thu thập số liệu tiêu sinh trưởng heo thịt thuộc nhóm giống khảo sát 4.1.4 Chiều đo dài thân thẳng lúc heo 150 ngày tuổi Chỉ tiêu liên quan đến chiều dài thân thịt tỷ lệ thịt lườn lưng, ảnh hưởng đến giá trị kinh tế quày thịt xẻ Heo có chiều dài thân lớn làm cho heo dài đòn nên cho nhiều phần thịt lườn lưng có giá trị kinh tế dinh dưỡng cao Chiều đo dài thân thẳng lúc heo 150 ngày tuổi trung bình hai nhóm giống khảo sát 103,48 cm So sánh hai giống Nhóm giống P(LY) có chiều đo dài thân thẳng (103,7 cm) tương đương so với nhóm giống P(YL) (103,25 cm) Qua xử lý thống kê, cho thấy khác biệt chiều đo dài thân thẳng hai nhóm giống P(LY) P(YL) có ý nghĩa với P < 0,05 Kết so với ghi nhận Trần Văn Chậm (2005) khảo sát trại (104,6 cm) kết chúng tơi tương đương cm 120.0 103.25 103.7 103.48 100.0 80.0 60.0 40.0 20.0 0.0 PLY PYL TBC Giống Biểu đồ 4.4: Chiều đo dài thân thẳng lúc heo 150 ngày tuổi 32 4.1.5 Chiều đo vòng ngực lúc heo 150 ngày tuổi Chỉ tiêu liên quan đến trao đổi dưỡng khí, heo có chiều đo vòng ngực lớn thể phát triển nở nang lồng ngực, giúp cho trao đổi chất mạnh mẽ, tác động tốt đến trình biến dưỡng, ngực lớn thú sinh trưởng phát triển tốt Chiều đo vòng ngực lúc 150 ngày tuổi trung bình hai nhóm giống khảo sát 98,7 cm So sánh hai giống Chiều đo vòng ngực nhóm giống P(YL) (99,7 cm) cao nhóm giống P(LY) (97,7 cm) Qua xử lý thống kê, cho thấy khác biệt chiều đo vòng ngực hai nhóm giống P(LY) P(YL) khơng có ý nghĩa với P > 0,05 So với ghi nhận Trần văn Chậm (2005) khảo sát trại (95,5 cm) kết chúng tơi cao cm 97.7 99.7 98.7 100.0 80.0 60.0 40.0 20.0 0.0 PLY PYL TBC Giống Biểu đồ 4.5: Chiều đo vòng ngực lúc heo 150 ngày tuổi 33 4.1.6 Chiều đo cao vai lúc heo 150 ngày tuổi Chỉ tiêu quan trọng việc đánh giá phần thịt vai Chiều đo cao vai lúc 150 ngày tuổi trung bình hai nhóm giống khảo sát 51,73 cm So sánh hai giống Chiều đo cao vai giai đoạn 150 ngày tuổi nhóm giống P(YL) (52,85 cm) cao nhóm giống P(LY) (50,6 cm) Qua xử lý thống kê, cho thấy khác biệt chiều đo cao vai giai đoạn 150 ngày tuổi nhóm giống P(LY) nhóm giống P(YL) có ý nghĩa với P < 0,01 Ghi nhận chiều đo cao vai so với kết Trần Văn Chậm (2005) khảo sát trại (59,3 cm) kết chúng tơi thấp cm 60.0 52.85 50.6 51.73 50.0 40.0 30.0 20.0 10.0 0.0 PLY PYL TBC Giống Biểu đồ 4.6: Chiều đo cao vai lúc heo 150 ngày tuổi 34 4.1.7 Chiều đo sâu ngực lúc heo 150 ngày tuổi Chiều đo sâu ngực lúc 150 ngày tuổi trung bình hai nhóm giống khảo sát 31,73 cm So sánh hai giống Chiều đo sâu ngực 150 ngày tuổi nhóm giống P(YL) (33,25 cm) cao nhóm giống P(LY) (30,2 cm) Qua xử lý thống kê, cho thấy khác biệt chiều đo sâu ngực hai nhóm giống rất có ý nghĩa với P < 0,001 Kết tiêu so với ghi nhận Trần Văn Chậm (2005) khảo sát traị (33,8 cm) kết thấp cm 35.0 30.0 25.0 20.0 15.0 10.0 5.0 0.0 33.25 30.2 PLY PYL 31.73 TBC Giống Biểu đồ 4.7: Chiều đo sâu ngực lúc heo đạt 150 ngày tuổi 35 4.1.8 Chiều đo rộng mông lúc heo 150 ngày tuổi Chiều đo rộng mông liên quan đến phát triển phần thân sau heo, chiều đo rộng mơng lớn làm cho heo có nảy nở phần vùng mông xương chậu, tiêu lớn tỷ lệ thịt đùi nhiều, giá trị dinh dưỡng cao Chiều đo rộng mông lúc 150 ngày tuổi trung bình hai nhóm giống khảo sát 29,78 cm So sánh hai giống Chiều đo rộng mơng lúc 150 ngày tuổi nhóm giống P(YL) (30,85 cm) cao so với nhóm giống P(LY) (28,7 cm) Qua xử lý thống kê, cho thấy khác biệt chiều đo rộng mông lúc 150 ngày tuổi hai nhóm giống rất có ý nghĩa với P < 0,001 Kết so với ghi nhận Trần Văn Chậm (2005) khảo sát traị (31,7 cm) kết thấp không đáng kể cm 35.0 30.0 25.0 20.0 15.0 10.0 5.0 0.0 30.85 28.7 PLY PYL 29.87 TBC Giống Biểu đồ 4.8: Chiều đo rộng mông lúc heo 150 ngày tuổi 36 4.1.9 Chiều đo rộng ngực lúc 150 ngày tuổi (cm) Chiều đo rộng ngực liên quan đến phát triển phần thân trước heo tương quan thuận với chiều đo vòng ngực, chiều đo vòng ngực lớn giúp cho hơ hấp, trao đổi khí mạnh mẽ, tác động tốt tới trình biến dưỡng giúp heo sinh trưởng phát triển tốt Chiều đo rộng ngực lúc 150 ngày tuổi trung bình hai giống heo khảo sát 24,53 cm So sánh hai giống Chiều đo rộng ngực lúc 150 ngày tuổi nhóm giống P(YL) (25,7 cm) cao nhóm giống P(LY) (23,35 cm) Qua xử lý thống kê, cho thấy khác biệt chiều đo rộng ngực lúc 150 ngày tuổi hai nhóm giống rất có ý nghĩa với P < 0,001 So với ghi nhận Trần văn Chậm (2005) khảo sát trại (26,7 cm) kết chúng tơi thấp cm 30.0 25.7 23.35 24.53 25.0 20.0 15.0 10.0 5.0 0.0 PLY PYL TBC Giống Biểu đồ 4.9: Chiều đo rộng ngực lúc heo 150 ngày tuổI 37 4.1.10 Chiều đo vòng ống lúc 150 ngày tuổi Chỉ tiêu liên quan đến độ lớn khung xương vững thể Nếu tiêu nhỏ tỷ lệ nạc cao khung xương yếu Chiều đo vòng ống lúc 150 ngày tuổi trung bình hai nhóm giống khảo sát 15,85 cm So sánh hai giống Chiều đo vòng ống lúc 150 ngày tuổi nhóm giống P(YL) (16,1 cm) cao nhóm giống P(LY) (15,6 cm) Qua xử lý thống kê, cho thấy khác biệt chiều đo vòng ống lúc 150 ngày tuổi hai nhóm giống có ý nghĩa với P < 0,05 Chiều đo vòng ống trung bình quần thể chúng tơi khảo sát phù hợp với ghi nhận Trần Văn Chậm (2005) khảo sát trại (15,7 cm) cm 18.0 16.1 15.6 15.85 15.0 12.0 9.0 6.0 3.0 0.0 PLY PYL TBC Giống Biểu đồ 4.10: Chiều đo vòng ống lúc heo 150 ngày tuổI 38 4.1.11 Chỉ số to xương lúc heo 150 ngày tuổi Chỉ số to xương phụ thuộc chặt chẽ vào chiều đo vòng ống, liên quan đến phát triển chung khung xương thể Heo thịt có số to xương lớn tỷ lệ phần xương tương đối nhiều so với tỷ lệ phần khác Chỉ tiêu nhỏ heo cho thịt nhiều Chỉ số to xương lúc heo 150 ngày tuổi trung bình hai nhóm giống khảo sát 15,36 % So sánh hai giống Chỉ số to xương trung bình nhóm giống P(YL) (15,64 %) cao nhóm giống P(LY) (15,07 %) Qua xử lý thống kê, cho thấy khác biệt số to xương nhóm giống khơng có ý nghĩa với P > 0,05 So với ghi nhận Trần văn Chậm (2005) khảo sát trại (15%) kết chúng tơi cao % 18 15.07 15.64 15.36 15 12 PLY PYL TBC Giống Biểu đồ 4.11: Chỉ số to xương lúc heo 150 ngày tuổi 39 4.1.12 Chỉ số nở mông lúc heo 150 ngày Chỉ số cho thấy heo có mơng đùi nở nang cho nhiều nạc Chỉ số nở mơng trung bình hai nhóm giống khảo sát 121,79 % So sánh hai giống Nhóm giống P(LY) có số nở mơng (123,21 %) cao nhóm giống P(YL) (120, 38 %) Qua xử lý thống kê, cho thấy khác biệt số nở mơng trung bình hai nhóm giống khảo sát có ý nghĩa với P < 0,05 Kết so với ghi nhận Trần Văn Chậm (2005) khảo sát traị (119 %) kết chúng tơi cao % 140.0 120.0 100.0 80.0 60.0 40.0 20.0 0.0 123.21 120.38 PLY PYL 121.4 TBC Biểu đồ 4.12: Chỉ số nở mông lúc heo 150 ngày tuổi 40 Giống Chương KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Qua thời gian khảo sát khả sinh trưởng hai nhóm giống heo thịt P(YL) P(LY) trại chăn nuôi heo giống cao sản Kim Long, có kết luận sau: Nhóm giống heo thịt P(YL) có khả sinh trưởng tốt nhóm giống P(LY) Tuy nhiên, khơng thấy có khác biệt có ý nghĩa DML 90 kg, tuổi đạt trọng lượng 90 kg tăng trọng tuyệt đối từ sơ sinh đến 150 ngày tuổi 5.2 ĐỀ NGHỊ Cần khảo sát thêm tiêu kinh tế, tiêu chất lượng thịt khả sinh sản hai nhóm nái YL LY để có kết luận đầy đủ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Văn Chậm, 2005 Khảo sát số tiêu sinh trưởng heo thịt lai kinh tế – máu trại chăn nuôi heo giống cao sản Kim Long Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh Trần Văn Chính, 2001 Chọn giống nhân giống gia súc gia cầm Tủ sách Đại học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh, trang 172 – 199 Trần Văn Chính, 2007 Giáo trình thực hành giống đại cương Tủ sách Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, trang 56 – 67 Phạm Trọng Nghĩa, 2005 Bài giảng chọn giống nhân giống gia súc gia cầm Tủ sách Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, trang 14 - 31 Võ Văn Ninh, 1999 Giáo trình Chăn Ni Heo Tủ sách trường Đại Học Nơng Lâm TP Hồ Chí Minh, trang – Nguyễn Thiện, 1996 Giống heo công thức lai heo Việt Nam NXB Nông Nghiệp, trang 97 – 101 42 PHỤ LỤC Two Sample T-Test and Confidence Interval Two sample T for DML lúc đạt trọng lượng 90 kg Giong N Mean StDev SE Mean P.LY 20 10.80 1.59 0.36 P.YL 20 10.21 1.40 0.31 95% CI for mu (P.LY) - mu (P.YL): ( -0.36, 1.55) T-Test mu (P.LY) = mu (P.YL) (vs not =): T = 1.26 P = 0.22 DF = 38 Both use Pooled StDev = 1.50 Two Sample T-Test and Confidence Interval Two sample T for Tuổi đạt trọng lượng 90 kg Giong N Mean StDev SE Mean P.LY 20 156.55 5.49 1.2 P.YL 20 154.20 7.20 1.6 95% CI for mu (P.LY) - mu (P.YL): ( -1.8, 6.4) T-Test mu (P.LY) = mu (P.YL) (vs not =): T = 1.16 P = 0.25 DF = 38 Both use Pooled StDev = 6.40 Two Sample T-Test and Confidence Interval Two sample T for Chiều đo dài thân thẳng Giong N Mean StDev SE Mean P.LY 20 103.70 4.13 0.92 P.YL 20 103.25 6.15 1.4 95% CI for mu (P.LY) - mu (P.YL): ( -2.91, 3.8) T-Test mu (P.LY) = mu (P.YL) (vs not =): T = 0.27 P = 0.79 DF = 38 Both use Pooled StDev = 5.24 43 Two Sample T-Test and Confidence Interval Two sample T for Chiều đo vòng ngực Giong N Mean StDev SE Mean P.LY 20 97.70 3.64 0.81 P.YL 20 99.70 4.12 0.92 95% CI for mu (P.LY) - mu (P.YL): ( -4.49, 0.49) T-Test mu (P.LY) = mu (P.YL) (vs not =): T = -1.63 P = 0.11 DF = 38 Both use Pooled StDev = 3.89 Two Sample T-Test and Confidence Interval Two sample T for Chiều đo caovai Giong N Mean StDev SE Mean P.LY 20 50.60 2.35 0.53 P.YL 20 52.85 2.76 0.62 95% CI for mu (P.LY) - mu (P.YL): ( -3.89, -0.61) T-Test mu (P.LY) = mu (P.YL) (vs not =): T = -2.78 P = 0.0085 DF = 38 Both use Pooled StDev = 2.56 Two Sample T-Test and Confidence Interval Two sample T for Chiều đo sâu ngực Giong N Mean StDev SE Mean P.LY 20 30.20 1.85 0.41 P.YL 20 33.25 1.25 0.28 95% CI for mu (P.LY) - mu (P.YL): ( -4.06, -2.04) T-Test mu (P.LY) = mu (P.YL) (vs not =): T = -6.10 P = 0.0000 DF = 38 Both use Pooled StDev = 1.58 Two Sample T-Test and Confidence Interval Two sample T for Chiều đo rộng mông Giong N P.LY 20 Mean 28.70 StDev SE Mean 1.30 0.29 44 P.YL 20 30.85 1.31 0.2975 95% CI for mu (P.LY) - mu (P.YL): ( -2.99, -1.31) T-Test mu (P.LY) = mu (P.YL) (vs not =): T = -5.21 P = 0.0000 DF = 38 Both use Pooled StDev = 1.31 Two Sample T-Test and Confidence Interval Two sample T for Chiều đo rộng ngực Giong N Mean StDev SE Mean P.LY 20 23.35 1.14 0.25 P.YL 20 25.70 1.49 0.33 95% CI for mu (P.LY) - mu (P.YL): ( -3.20, -1.50) T-Test mu (P.LY) = mu (P.YL) (vs not =): T = -5.61 P = 0.0000 DF = 38 Both use Pooled StDev = 1.33 Two Sample T-Test and Confidence Interval Two sample T for Chiều đo vòng ống Giong N Mean StDev SE Mean P.LY 20 15.600 0.598 0.13 P.YL 20 16.100 0.641 0.14 95% CI for mu (P.LY) - mu (P.YL): ( -0.90, -0.10) T-Test mu (P.LY) = mu (P.YL) (vs not =): T = -2.55 P = 0.015 DF = 38 Both use Pooled StDev = 0.620 Two Sample T-Test and Confidence Interval Two sample T for Chỉ số nở mông Giong N Mean StDev SE Mean P.LY 20 123.21 8.50 1.9 P.YL 20 120.38 8.04 1.8 95% CI for mu (P.LY) - mu (P.YL): ( -2.5, 8.1) T-Test mu (P.LY) = mu (P.YL) (vs not =): T = 1.08 P = 0.29 DF = 38 Both use Pooled StDev = 8.28 45 Two Sample T-Test and Confidence Interval Two sample T for Chỉ số to xương Giong N Mean StDev SE Mean P.LY 20 15.070 0.893 P.YL 20 1.04 15.64 0.20 0.23 95% CI for mu (P.LY) - mu (P.YL): ( -1.19, 0.05) T-Test mu (P.LY) = mu (P.YL) (vs not =): T = -1.86 P = 0.070 DF = 38 Both use Pooled StDev = 0.970 Two Sample T-Test and Confidence Interval Two sample T for TTTĐ từ SS - 150 ngày tuổi Giong N Mean StDev SE Mean P.LY 20 0.4938 0.0520 0.012 P.YL 20 0.5128 0.0703 0.016 95% CI for mu (P.LY) - mu (P.YL): ( -0.059, 0.021) T-Test mu (P.LY) = mu (P.YL) (vs not =): T = -0.97 P = 0.34 DF = 38 Both use Pooled StDev = 0.0618 46 ... tài: So sánh khả sinh trưởng hai nhóm giống heo thịt trại chăn ni heo giống cao sản Kim Long 1.2 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1.2.1 Mục đích So sánh sức sinh trưởng hai nhóm giống heo thịt P(LY) P(YL) trại. . .SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA HAI NHÓM GIỐNG HEO THỊT TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG Tác giả PHẠM ĐÌNH DU Khóa luận đệ trình để đáp... 07/08/2007 trại heo giống cao sản Kim Long thuộc xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương Kết khảo sát 40 heo thịt hai nhóm giống P(YL) P(LY) cho thấy nhóm giống P(YL) có khả sinh trưởng tốt nhóm