1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG NÁI THUẦN TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG

61 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 423,43 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG NÁI THUẦN TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ HIỀN GIANG Ngành : Thú Y Niên khóa : 2002 2007 Tháng 11 năm 2007 i SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA MÔT SỐ NHÓM GIỐNG NÁI THUẦN TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG Tác giả NGUYỄN THỊ HIỀN GIANG Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. TRỊNH CÔNG THÀNH Tháng 11 năm 2007 ii LỜI CẢM TẠ Kính dâng cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc công lao nuôi dạy để con có ngày hôm nay. Xin trân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian tiến hành đề tài. Xin trân thành cảm ơn PGS.TS. TRỊNH CÔNG THÀNH đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin trân thành cảm ơn Ban quản lý trại, các cô chú và toàn thể anh chị em đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập. Cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập. NGUYỄN THỊ HIỀN GIANG iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài được thực hiện từ ngày 05042007 đến ngày 05082007 tại trại heo giống cao sản Kim Long thuộc xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Với mục đích khảo sát khả năng sinh sản, ước lượng giá trị kinh tế của một số tính trạng chọn lọc, ứng dụng chỉ số chọn lọc về sinh sản để xếp hạng cho 86 heo nái thuần Yorkshire, Duroc và Landrace. Kết quả cho thấy: Heo Landrace có số con sơ sinh sốngổ (10,91 conổ), số con sống hiệu chỉnhổ (11,67 conổ), trọng lượng heo con sơ sinhổ (15,93 kgổ), số con 21 ngày tuổiổ (9,12 conổ), trọng lượng điều chỉnh về 21 ngày tuổiổ (71,25 kgổ), trọng lượng 21 ngày tuổicon (6,86 kgcon) cao nhất và kết quả tương ứng thấp nhất ở heo Duroc (9,56 conổ; 9,48 conổ; 13,07 kgổ; 8,24 conổ; 8,31 conổ; 63,08 kgổ; 6,30 kgcon). Trong lúc kết quả cao nhất thể hiện ở heo Yorkshire về số con đẻ raổ (11,82 conổ) và số con chọn nuôiổ (10,16 conổ), kết quả tương ứng thấp nhất là heo Duroc với số liệu tương ứng là 9,49 conổ; 8,24 conổ. Heo Duroc có tuổi đẻ lứa đầu (367,30 ngày), khoảng cách giữa hai lứa đẻ (153,25 ngày) ngắn nhất, số lứa đẻnáinăm cao nhất (2,31 lứanăm), trọng lượng sơ sinhcon (1,52 kgcon) cao nhất. Chỉ số chọn lọc được xây dựng cho từng nhóm giống như sau: Yorkshire: SPI = 34,03 EBVSCS + 5,02 EBVTL21 SPI = 100 + 1,18 (SPI) Duroc: SPI = 33,62 EBVSCS + 4,67 EBVTL21 SPI = 100 + 1,97 (SPI) Landrace: SPI = 35,67 EBVSCS + 4,86 EBVTL21 SPI = 100 + 1,24 (SPI) iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii DANH SÁCH CÁC BIỀU ĐỒ ...................................................................................... ix Chương 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ................................................................................. 1 1.2.1. Mục đích ......................................................................................................... 1 1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................... 1 Chương 2. TỔNG QUAN ................................................................................................ 2 2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG ....... 2 2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 2 2.1.2. Lịch sử hình thành .......................................................................................... 2 2.1.3. Chức năng của trại ......................................................................................... 2 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại ................................................................................... 3 2.1.5. Cơ cấu đàn ...................................................................................................... 3 2.1.6. Giống và công tác giống ................................................................................ 5 2.2. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG ĐÀN HEO TẠI TRẠI .................... 6 2.2.1. Cơ cấu chuồng trại ......................................................................................... 6 2.2.2. Thức ăn ........................................................................................................... 7 2.2.3. Nước uống ...................................................................................................... 8 2.2.4. Chăm sóc và quản lý ...................................................................................... 8 2.2.5. Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo........................................... 12 2.3. ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG HEO ........................................................................ 14 2.4. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI ........................ 15 2.5. CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................................................ 17 2.5.1. Yếu tố di truyền ............................................................................................ 17 v 2.5.2. Yếu tố ngoại cảnh ......................................................................................... 18 Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................ 20 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .............................................................................. 20 3.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ........................................................................... 20 3.3. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ................................................................................. 20 3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ............................................................................. 20 3.4.1. Chỉ tiêu sinh sản ........................................................................................... 20 3.4.2. Giá trị kinh tế ............................................................................................... 23 3.4.3. Chỉ số chọn lọc ............................................................................................. 23 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................... 24 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 25 4.1. CHỈ TIÊU SINH SẢN ........................................................................................ 25 4.1.1. Tuổi đẻ lứa đầu ............................................................................................. 25 4.1.1. Tuổi đẻ lứa đầu ............................................................................................. 26 4.1.2. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ........................................................................ 27 4.1.3. Số lứa đẻnáinăm ......................................................................................... 28 4.1.4. Số heo con đẻ raổ ........................................................................................ 29 4.1.5. Số con sơ sinh sốngổ ................................................................................... 30 4.1.6. Số con sống điều chỉnhổ ............................................................................. 31 4.1.7. Trọng lượng toàn ổ heo con sơ sinh ............................................................. 32 4.1.8. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh ....................................................... 33 4.1.9. Số heo con chọn nuôiổ ................................................................................ 34 4.1.10. Số con 21 ngày tuổiổ ................................................................................. 35 4.1.11. Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi ............................................ 36 4.1.12. Trọng lượng toàn ổ điều chỉnh về 21 ngày tuổi ......................................... 37 4.2. GIÁ TRỊ KINH TẾ ............................................................................................. 38 4.3. CHỈ SỐ CHỌN LỌC .......................................................................................... 38 4.3.1. Chỉ số SPI của giống Yorkshire ................................................................... 39 4.3.2. Chỉ số SPI của giống Duroc ......................................................................... 40 4.3.3. Chỉ số SPI của nái giống Landrace .............................................................. 41 vi Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 42 5.1. KẾT LUẬN......................................................................................................... 42 5.2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 45 vii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT BLUP : Best Linear Unbiased Prediction CTCN : Công ty chăn nuôi CTCP : Công ty cổ phần DD : Giống Duroc thuần EBV : Estimated Breeding Value KCHLD : Khoảng cách hai lứa đẻ LL : Giống Landrace thuần NLTĐ : Năng lượng trao đổi NSIF : National Swine Improvement Federation Pcsbq : Trọng lượng cai sữa bình quân Pss : Trọng lượng sơ sinh Pssbq : Trọng lượng sơ sinh bình quân P21ĐC : Trọng lượng 21 ngày điều chỉnh SCS : Số con sống SCSĐC : Số con sống điều chỉnh SPI : Sow Productivity Index TLTT : Trọng lượng thực tế TL21ĐC1 : Trọng lượng 21 ngày tuổi điều chỉnh 1 TL21ĐC2 : Trọng lượng 21 ngày tuổi điều chỉnh 2 TL21ĐC3 : Trọng lượng 21 ngày tuổi điều chỉnh 3 TĂKL : Thức ăn Kim Long TNHH : Trách nhiệm hữu hạn XNCN : Xí nghiệp chăn nuôi YY : Giống Yorkshire thuần viii DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn ............................................. 8 Bảng 2.2: Tiêu chuẩn khối lượng thức ăn cho từng giai đoạn phát triển ............. 9 Bảng 2.3: Lượng thức ăn áp dụng cho từng giai đoạn phát triển ....................... 11 Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng vaccine ............................................................ 13 Bảng 2.5: Hệ số di truyền một số tính trạng năng suất trên heo ........................ 18 Bảng 2.6: Thể trọng tương ứng nhiệt độ ............................................................ 19 Bảng 3.1: Hệ số điều chỉnh số con về lứa chuẩn theo lứa đẻ ............................. 21 Bảng 3.2: Hệ số điều chỉnh trọng lượng về 21 ngày tuổi ................................... 22 Bảng 3.3: Hệ số điều chỉnh về cùng số conổ (10 con) ...................................... 23 Bảng 3.4: Hệ số điều chỉnh theo lứa .................................................................. 23 Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu sinh sản của nái Yorkshire, Duroc và Landrace ....... 25 Bảng 4.2: Giá trị kinh tế số con sơ sinh sốngổ và trọng lượng 21 ngày tuổiổ . 38 Bảng 4.3: Chỉ số SPI của nái giống Yorkshire ................................................... 39 Bảng 4.4: Chỉ số SPI của nái giống Duroc ......................................................... 40 Bảng 4.5: Chỉ số SPI của nái giống Landrace .................................................... 41 ix DANH SÁCH CÁC BIỀU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1: Tuổi đẻ lứa đầu ......................................................................................... 26 Biểu đồ 4.2: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ..................................................................... 27 Biểu đồ 4.3: Số lứa đẻnáinăm .................................................................................... 28 Biểu đồ 4.4: Số heo con đẻ raổ ..................................................................................... 29 Biểu đồ 4.5: Số con sơ sinh sốngổ ............................................................................... 30 Biêủ đồ 4.6: Số con sống điều chỉnhổ .......................................................................... 31 Biểu đồ 4.7: Trọng lượng toàn ổ sơ sinh ....................................................................... 32 Biểu đồ 4.8: Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh ................................................... 33 Biểu đồ 4.9: Số heo con chọn nuôiổ ............................................................................. 34 Biểu đồ 4.10: Số con 21 ngày tuổiổ ............................................................................. 35 Biểu đồ 4.11: Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi ......................................... 36 Biểu đồ 4.12: Trọng lượng toàn ổ điều chỉnh về 21 ngày tuổi ...................................... 37 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi heo của nước ta đã có những bước tiến lớn mạnh. Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến về thức ăn, chuồng trại, thú y… các nhà chăn nuôi đã mạnh dạn tăng đàn heo lên với quy mô lớn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về số lượng lẫn chất lượng cho thị trường trong và ngoài nước đóng góp một phần to lớn trong thu nhập quốc dân. Tuy nhiên, do chi phí thức ăn lên cao, sự bùng nổ dân số cùng với thị hiếu tiêu thụ thịt heo giống nạc ngày càng tăng, nhiều dịch bệnh nổ ra… đã gây nhiều áp lực cho các nhà chăn nuôi. Việc nâng cao năng suất sinh sản của đàn nái nhằm giảm thiểu tổn thất, rủi ro, và tăng hiệu quả kinh tế là mục tiêu mà các nhà làm công tác giống và nhà chăn nuôi quan tâm hàng đầu. Việc thường xuyên theo dõi và thu thập thành tích sinh sản của đàn nái đóng vai trò rất quan trọng, là cơ sở cung cấp dữ liệu cho các nhà làm công tác giống trong công tác chọn lọc. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng sự hướng dẫn của PGS.TS. Trịnh Công Thành chúng tôi tiến hành đề tài: “So sánh khả năng sinh sản của một số nhóm giống nái thuần tại trại heo giống cao sản Kim Long”. 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.2.1. Mục đích Khảo sát khả năng sinh sản của một số nhóm giống nái, ước tính giá trị kinh tế của một số tính trạng chọn lọc. Ứng dụng chỉ số chọn lọc về sinh sản để xếp hạng nái phục vụ cho việc ghép đôi giao phối. 1.2.2. Yêu cầu Khảo sát khả năng sinh sản của các cá thể nái trong từng giống. Khảo sát các chỉ tiêu kinh tế liên quan đến khả năng sinh sản. Xây dựng chỉ số chọn lọc cho từng nhóm giống. 2 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG 2.1.1. Vị trí địa lý Trại heo giống cao sản Kim Long thuộc địa phận xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích 150.000 m2, trại được xây dựng trên vùng đất cao, diện tích tương đối bằng phẳng, cách tỉnh lộ DT742 khoảng 20 m thuận lợi cho việc vận chuyển. Tường xây rào bao quanh cao 2,5 m. Xung quanh dân cư thưa thớt chủ yếu là cao su. Vị trí của trại rất thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi. 2.1.2. Lịch sử hình thành Trại heo giống cao sản Kim Long thuộc Công Ty TNHH chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc Kim Long. Trại được thành lập ngày 21012001. Năm 2004, trại mở rộng thêm cơ sở tại xã Vĩnh Tân huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương, với hướng chuyên sản xuất thịt. 2.1.3. Chức năng của trại Đây là trại heo giống cao sản, con giống được nhập trực tiếp từ các nước có nền chăn nuôi phát triển như: Bỉ, Canada, Úc, Đan Mạch, Na Uy, Anh… sau đó được chọn lọc, nhân giống thuần và lai giống khoa học tạo đàn heo giống cao sản cho chính trại. Cung cấp tinh và con giống đực cái hậu bị thuần và lai cho các cơ sở chăn nuôi. 3 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại Nhiệm vụ: Tổ giống: + Nuôi heo đực giống, khai thác và pha chế tinh. + Nuôi heo nái khô và nái mang thai. Tổ sinh sản: + Nuôi heo nái đẻ và heo con theo mẹ. Tổ thịt: + Nuôi heo con từ cai sữa đến 150 ngày tuổi. + Nuôi heo đực, cái hậu bị dùng để thay thế đàn. 2.1.5. Cơ cấu đàn: tính đến ngày 30072007 Tổng đàn: 11539 con Đực làm việc: 39 con Nái sinh sản: 1061 Heo hậu bị: 871 con Heo thịt: 5578 con Heo cai sữa: 2118 con Heo con theo mẹ: 1872 con Ban giám đốc Trại heo giống cao sản KL Xí nghiệp chế biến TĂ KL Phòng nghiệp vụ Phòng kỹ thuật Thư ký Thủ quỹ Tổ bảo vệ Tổ thịt Tổ nái Kế toán Tổ thư ký Tổ giống 4 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chuồng trại Bình Phước Tỉnh Lộ DT 742 Bình Dương VP BV X 1 Hoa viên KT W TH H H TT T 13 T 14 T 15 T 16 CS 1 CS 2 CS 3 CS 4 CS 5 CT CL KC ND 1 ND 2 ND 3 ND 4 ND 5 ND 6 P P P KT KC CK 2 3 4 W N Đông Tây Nam Bắc 5 Chú thích: 1. nhà ăn TT: nhà tập thể 2. chuồng nái khô chửa H: hố sát trùng 3. chuồng nái hậu bị chờ phối T: tổ thịt 4. chuồng nọc NĐ: tổ nái đẻ Đ: phòng thay đồ CS: tổ cai sữa VP: văn phòng CL: dãy cách ly BV: bảo vệ CK: kho cơ khí X: nhà xe KC: kho cám KT: kỹ thuật N: phòng pha tinh TH: kho thuốc P: hầm phân : giếng nước và thủy đài W: nhà vệ sinh : cổng chính 2.1.6. Giống và công tác giống 2.1.6.1. Nguồn gốc giống Giống heo nuôi tại trại gồm có các giống: Pietrain, Duroc, Landrace, Yorkshire được nhập trực tiếp từ các nước có nền chăn nuôi phát triển: Canada, Pháp, Đạn Mạch, Bỉ, Thái Lan. Ngoài ra trại liên tục nhập heo mới và nhập tinh từ các nước: Mỹ, Thái Lan, Đài Loan, Pháp… để cải tiến và làm tươi máu heo giống ở trại. Từ những con giống này, trại đã nhân giống để duy trì và phát triển những ưu điểm mới. Tìm những phương pháp, công thức lai hữu hiệu đạt hiệu quả kinh tế để ngày một ổn định và nâng cao phẩm chất giống. 2.1.6.2. Công tác giống Để tạo ra đàn giống tốt trại đã thực hiện chọn lọc hậu bị rất khoa học với sự cố vấn của các chuyên gia nhằm chọn ra những con hậu bị tốt nhất để thay thế đàn heo sinh sản. Quy trình chọn lọc như sau: Heo con từ lúc đẻ ra được kiểm tra rõ ràng về ngoại hình, loại đi các cá thể yếu, dị tật, không đủ trọng lượng, chọn heo con từ 0,8 kg trở lên và bấm tai lúc 1 ngày tuổi dựa vào các nhóm giống. 6 Chọn lúc 10 ngày tuổi dựa vào trọng lượng sơ sinh (phải lớn hơn 1,6 kg) có gia phả rõ ràng và dựa vào chỉ tiêu EBV (Estimated Breeding Value: ước lượng giá trị gây giống) của cha mẹ về số con còn sốngổ, trọng lượng 21 ngàyổ, tuổi đạt 90 kg, dày mỡ lưng 90 kg. Đến 42 ngày tuổi heo được chọn lại dựa vào ngoại hình thể chất. Heo phải có ngoại hình đẹp như dài đòn, khỏe mạnh, bụng thon, chân thẳng vững chắc, bộ phận sinh dục bên ngoài phát triển. Chọn heo có 12 vú trở lên, khoảng cách giữa hai hàng vú không quá xa và khoảng cách giữa các vú phải đều nhau. Đến 150 ngày tuổi heo lại được chọn lựa lần thứ ba, chủ yếu dựa vào trọng lượng và độ dày mỡ lưng. Những con được chọn phải đạt trọng lượng từ 60 kg trở lên và có độ dày mỡ lưng trong khoảng 9 12 mm. Đến 240 ngày tuổi là lần lựa chọn cuối cùng. Heo phải đạt trọng lượng từ 130 kg trở lên và có độ dày mỡ lưng trong khoảng 18 22 mm, riêng Pietrain từ 13 14 mm. Những heo không được chọn làm giống sẽ được chuyển thành heo thương phẩm. Những heo được chọn làm giống sẽ được lập phiếu cá thể rõ ràng. 2.2. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG ĐÀN HEO TẠI TRẠI 2.2.1. Cơ cấu chuồng trại Trại được xây kiểu nước ngoài theo mô hình khép kín với trang thiết bị hiện đại. Hệ thống phun sương đặt ở đầu chuồng và quạt hút gió đặt ở cuối chuồng điều hòa nhiệt độ trung bình từ 26 290 C. Chuồng được xây dựng theo kiểu hai mái cao khoảng 5 7 m, lợp bằng tôn lạnh. Toàn bộ chuồng có bạt che phủ đều hai bên, có thể cuộn lại tùy theo điều kiện thời tiết rất thuận lợi. Trại được xây dựng chủ yếu là chuồng sàn, cách mặt đất 1 m, có hệ thống thoát nước ở giữa, rãnh thoát nước có độ dốc khoảng 600. Các dãy chuồng có lối đi ở giữa và đánh số thứ tự. Dãy cá thể: dành để nuôi heo thí nghiệm và heo hậu bị tập nhảy giá. Đầu máng mỗi ô có máng ăn bằng inox. Mỗi ô có kích thước khoảng (2 x 1,6 x 0,9 m). Cả dãy có 126 ô. Dãy T13, T14, T15, T16, dãy heo thịt và heo hậu bị dạng chuồng nuôi nhóm. Giữa các vách ngăn có bồn thức ăn tự động (2ô1 bồn). Mỗi dãy có 22 ô, mỗi ô có kích thước (9 x 7 x 0,8 m). 7 Dãy CS1, CS2, CS3, CS4, CS5. Mỗi dãy có 32 ô, mỗi ô đều có máng ăn tự động (1ô1 bồn), kích thước mỗi ô là (4 x 2 x 0,5 m). Dãy cách ly nằm riêng lẻ, dành nuôi heo nọc đã tập nhảy giá chờ bán, đầu mỗi ô có máng ăn bằng inox. Mỗi ô có kích thước khoảng (2 x 1,6 x 0,9 m). Cả dãy có 40 ô. Các ô chuồng nái đẻ chia làm ba ngăn, lồng ở giữa rộng 80 cm dành cho heo mẹ và hai bên dành cho heo con rộng 60 cm, lồng cao 20 cm, dài 2,2 m. Mỗi ô chuồng được ngăn cách bằng ván nhựa, lồng dành cho mẹ làm bằng ống sắt hàn với nhau chắc chắn, máng dính vào lồng. Mỗi ô chuồng có hai vòi nước, một dành cho heo con, một dành cho heo mẹ. Sàn dành cho heo con được lắp bằng nhựa cứng có thể lấy ra dễ dàng, thuận lợi cho việc vệ sinh. 2.2.2. Thức ăn Thức ăn của heo do công ty chế biến. Heo nái nuôi con: sử dụng thức ăn hỗn hợp số 10B. Heo con theo mẹ: sử dụng thức ăn số 351A. Heo con cai sữa: tuần đầu khi cai sữa sử dụng thức ăn 351A sau đó chuyển dần qua sử dụng thức ăn số 351B. Heo thịt từ 30 60 kg: sử dụng thức ăn số 6. Heo thịt từ 60 kg xuất chuồng: sử dụng thức ăn số 7. Heo hậu bị cái từ 30 kg – lên giống lần đầu: sử dụng thức ăn số 6. Heo thịt từ 60 kg xuất chuồng: sử dụng thức ăn số 7. Heo hậu bị đực sau cai sữa đến khi tập nhảy giá (khoảng 4,5 5 tháng tuổi): sử dụng thức ăn số 351B. Heo hậu bị đực từ giai đoạn tập nhảy giá đến khi làm việc sử dụng thức ăn số 10B. Heo đực làm việc: sử dụng thức ăn số 10B. Heo nái khô: 5 ngày đầu sau khi cai sữa sử dụng thức ăn số 10B, sau đó đến khi phối giống sử dụng thức ăn số 10A. Heo nái mang thai: từ ngày phối giống đến 90 ngày sau phối sử dụng thức ăn số 10A, từ ngày thứ 91 đến khi đẻ sử dụng thức ăn số 10B. 8 Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn Loại cám NLTĐ (kcalkg) Protein (%) Xơ (%) Canxi (%) Phospho (%) NaCl (%) Ẩm độ (%) 351A 3000 19 3 0,7 0,7 0,5 14 351B 3000 19 5 0,7 0,6 0,5 14 Số 6 3000 16 6 1 0,6 0,5 14 Số 7 2900 14 6 1 0,6 0,5 14 Số 10A 2900 12 7 1 0,6 0,5 14 Số 10B 2950 16 6 1 0,7 0,5 14 2.2.3. Nước uống Nguồn nước sử dụng là nước ngầm từ giếng khoan có độ sâu 100 m, nước uống được cung cấp bằng hệ thống ống và núm tự động. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho heo uống và tắm. 2.2.4. Chăm sóc và quản lý 2.2.4.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo đực giống Buổi sáng Kiểm tra toàn đàn. Kiểm tra xem thức ăn còn dư hay không. Kiểm tra thể trạng heo, phân, phản ứng với người để phát hiện bệnh. Vệ sinh máng ăn, cho ăn. Khối lượng thức ăn từ 2,5 3 kgconngày. Lượng thức ăn tăng hay giảm tùy theo thể trạng từng heo. Điều trị những heo bị bệnh. Ghi chép sổ sách, dọn phân, tắm cho nọc, vệ sinh chuồng trại. Buổi chiều Kiểm tra toàn đàn. Vệ sinh máng ăn, cho ăn. Điều trị những con bị bệnh, ghi chép vào sổ sách. Vệ sinh xung quanh chuồng. Trước khi về kiểm tra điện nước. 9 Lưu ý: đực được khai thác tinh vào buổi sáng lúc 6 giờ, chiều lúc 3 giờ, mỗi lần khai thác cách nhau 3 4 ngày. 2.2.4.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng nái hậu bị Chọn giống Căn cứ vào thành tích sinh sản bình quân của hai thế hệ trước. Chọn cái hậu bị vào hai thời điểm: 2 4 tháng tuổi và 4 6 tháng tuổi. Chọn nái hậu bị theo những tiêu chuẩn sau: + Ngoại hình cân đối, dài đòn, 4 chân khỏe mạnh đi lại nhanh nhẹn, móng chân chụm không dị tật, khấu đuôi to, mông nở. + Có từ 12 vú trở lên, hai hàng vú không cách nhau quá xa, các vú phải đều nhau. + Thể trạng heo vừa phải, không quá ốm hoặc quá mập. + Bộ phận sinh dục heo phát triển bình thường không to quá hay nhỏ quá. Chuồng nuôi xây gần với chuồng đực giống để kích thích cái lên giống. Hàng ngày kiểm tra toàn đàn để phát hiện bệnh. Xịt rửa máng, cho ăn. Thu gom phân hàng ngày, xịt rửa chuồng. Chích ngừa vaccine theo lịch tiêm phòng. Nái hậu bị nuôi không quá 8 tháng. Nuôi dưỡng Khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng tùy theo thể trạng của từng cá thể heo, không để cho heo quá gầy hoặc quá mập. Bảng 2.2: Tiêu chuẩn khối lượng thức ăn cho từng giai đoạn phát triển Giai đoạn phát triển Khối lượng TĂ (kgconngày) 20 50 kg 1,2 1,6 kg 51 70 kg 1,6 2,1 kg 71 100 kg 2,1 2,5 kg 100 kg phối 2,5 kg 2 tuần trước khi phối 3,0 3,5 kg 10 2.2.4.3. Quy trình nuôi dưỡng chăm sóc nái khô chửa, nái chửa. Nái khô chửa: Hàng ngày kiểm tra toàn đàn xem phản ứng của heo với người, kiểm tra phân, cám dư để phát hiện lên giống hay bệnh. Vệ sinh máng, cho ăn. Thu gom phân, xịt rửa chuồng. Tắm heo. Kiểm tra lên giống (sáng + chiều). Phối giống một heo cái hai lần (sáng + chiều), tinh của một đực. Cho ăn định lượng từ 3 3,5 kgconngày Mỗi nái có một thẻ theo dõi ghi số tai, ngày phối, ngày đậu thai, dự kiến ngày đẻ… Kiểm tra xem nái có đậu thai hay không ngày thứ vào 21 và 42 sau khi phối. Ngày thứ 42 kiểm tra nếu nái đậu thai thì chuyển lên chuồng nái chửa. Heo mẹ sau khi cai sữa có chế độ chăm sóc đặc biệt để nái hồi phục lại sức khoẻ và thể trạng chuẩn bị cho lứa đẻ kế tiếp. Khi phối đậu thì cho ăn định mức của nái chửa, lượng thức ăn cân đối theo thể trạng của heo. Nái chửa: Để hạn chế sẩy thai không nên chuyển heo và để nái vận động mạnh trong tháng đầu của thai kỳ. Không để nái cắn nhau, không đánh đập gây stress. Trị kí sinh trùng, sổ lãi, chích vaccine phòng bệnh. Chuyển nái lên chuồng đẻ trước 10 ngày. Để nái có một thể trạng tốt, thai phát triển bình thường, lượng thức ăn hàng ngày cho nái phải đủ số lượng và chất lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển. 11 Bảng 2.3: Lượng thức ăn áp dụng cho từng giai đoạn phát triển Giai đoạn Lượng TĂ kgconngày Ngày thứ 1 đến ngày 84 2,0 ± 0,3 Ngày 85 đến ngày 105 3,0 Ngày thứ 106 đến ngày 113 1,5 1,8 2.2.4.4. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo nái sinh sản Trước khi đưa nái về chuồng đẻ phải vệ sinh chuồng sạch sẽ, phun thuốc sát trùng và để trống 2 3 ngày trước khi đưa nái vào. Nái chửa được đưa về chuồng đẻ trước 10 ngày. Hàng ngày kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe. Bầu vú, âm hộ luôn được vệ sinh sạch sẽ. Khi nái có dấu hiệu sắp sinh các dụng cụ được chuẩn bị: cân, khăn, kìm bấm răng, phiếu ghi heo đẻ, đèn úm và bột Mistral. Sắp xếp lịch trực heo đẻ để kịp thời xử lý những trường hợp khi đẻ khó. Khi nái đẻ xong tiêm một liều oxytoxin để tống hết sản dịch ra ngoài. Nái sau khi sinh sẽ được kiểm tra có sót nhau hay không và được tiêm trợ sức vào tĩnh mạch: 0,5 ml oxytoxin + 40 ml calci ngày đầu sau khi sinh. Nái sau khi sinh được đặt một viên Vagilox mỗi ngày trong ba ngày liên tục và thường xuyên được theo dõi nhiệt độ. Ngày nái đẻ cho nái ăn 0,5 kg thức ănngày hoặc nhịn ăn. Sau khi nái đẻ tăng lượng thức ăn tùy theo thể trạng và tính thèm ăn của nái. Trước khi cai sữa 2 ngày giảm lượng thức ăn. Heo mẹ cai sữa bị căng vú thì cho nhịn ăn ngày đầu. 2.2.4.5. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ Ở giai đoạn này sức đề kháng của heo con đối với các tác nhân gây bệnh, yếu tố môi trường là rất yếu. Do đó trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng heo con trong giai đoạn này phải đúng kỹ thuật và chu đáo. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng được áp dụng như sau: Heo con sau khi sinh phải được bú sữa đầu. Bấm răng, cột rốn đúng kỹ thuật. 12 Bấm số tai, cắt đuôi sau khi sinh 1 ngày. Loại những con dị tật, những con có trọng lượng dưới 0,8 kg. Chỉ ghép mẹ trong vòng 3 ngày đầu và hai ngày giữa hai nái. Chích hai mũi Fe cho heo con vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10. Những con đực được chọn làm hậu bị được giữ lại và những con đực không được chọn thì bị thiến ở giai đoạn 3 7 ngày tuổi. Tập cho heo ăn lúc 7 ngày tuổi, ăn Vitalac hoặc 351 đặc biệt. Chỉ cai sữa khi heo đạt trên 21 ngày tuổi, heo còi cho mẹ nuôi thêm nhưng không quá 30 ngày. 2.2.5. Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo Vệ sinh chuồng trại Mỗi ngày công nhân quét dọn sạch sẽ khu chuồng trại và khu vực xung quanh, mỗi dãy chuồng đều có hố sát trùng đặt nơi đầu chuồng, các xe cơ giới khi vào trại được bảo vệ phun thuốc sát trùng và chạy qua hố sát trùng ở cổng vào để đảm bảo vệ sinh phòng bệnh và hạn chế tối đa các bệnh từ nơi khác đến lây lan. Sau mỗi đợt chuyển heo, chuồng được sát trùng sạch sẽ và để trống vài ngày trước khi nuôi đợt khác. Việc sát trùng chuồng trại được tiến hành bằng máy phun áp lực. Các dãy chuồng đang nuôi con cũng được phun sát trùng định kỳ mỗi tuần 3 lần. Thường xuyên phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh và vệ sinh hồ nước để đảm bảo nguồn nước sạch và sự thông thoáng của trại. Vệ sinh công nhân và khách tham quan Công nhân trong trại được trang bị quần áo, ủng bảo hộ lao động và đi qua hố sát trùng trước khi xuống các dãy chuồng. Công nhân không được mặc quần áo bảo hộ ra khỏi khu vực chăn nuôi và ngược lại. Khách tham quan trước khi vào khu vực chăn nuôi phải mặc quần áo của trại, đi ủng bảo hộ và đi lên hố sát trùng khi đi xuống các dãy chuồng với sự hướng dẫn của kỹ thuật viên hay công nhân của trại. 13 Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng vaccine Loại heo Tên bệnh Vaccine Thời điểm tiêm Liều Heo con theo mẹ Mycoplasma Myco 21 ngày tuổi 2 ml Heo cai sữa Dịch tả Pestvac 33 ngày tuổi 2 ml Dịch tả Pestvac 60 ngày tuổi 2 ml FMD Aftophor 60 ngày tuổi 2 ml Hậu bị Parvovirus Parvo 150 ngày tuổi 2 ml PRRS PRRS 160 ngày tuổi 2 ml Aujeszky Aujeszky 170 ngày tuổi 2 ml Parvovirus Parvo 180 ngày tuổi 2 ml FMD Aftophor 190 ngày tuổi 2 ml PRRS PRRS 200 ngày tuổi 2 ml Aujeszky Aujeszky 210 ngày tuổi 2 ml Dịch tả Pestvac 220 ngày tuổi 2 ml E. coli E. coli 230 ngày tuổi 2 ml Nái mang thai PRRS PRRS 4 tuần sau khi phối 2 ml Aujeszky Aujeszky 4 tuần trước khi đẻ 2 ml E. coli E. coli 2 tuần trước khi đẻ 2 ml Nái đẻ Parvovirus Parvo 10 ngày trước khi đẻ 2 ml Dịch tả Pestvac 15 ngày sau khi đẻ 2 ml FMD Aftophor 15 ngày sau khi đẻ 2 ml Nọc làm việc Dịch tả Pestvac 6 tháng tiêm một lần 2 ml FMD Aftophor 6 tháng tiêm một lần 2 ml Parvovirus Parvo 6 tháng tiêm một lần 2 ml Aujeszky Aujeszky 6 tháng tiêm một lần 2 ml PRRS PRRS 6 tháng tiêm một lần 2 ml 14 2.3. ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG HEO Yorkshire Có nguồn gốc từ vùng Yorkshire của nước Anh vào thế kỷ 19. Ngoại hình: heo có sắc lông trắng tuyền, tai thẳng đứng, lưng thẳng, bụng thon, khi nhìn ngang thân hình giống hình chữ nhật, bốn chân khỏe, khung xương vững chắc, nuôi con khéo, sức đề kháng bệnh cao, dễ nuôi, thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc kém. Heo Yorkshire lúc 6 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng từ 90 100 kg. Khi trưởng thành đạt 250 300 kg. Heo nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 2,2 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình từ 8 10 con. Landrace Giống heo Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, do lai tạo giữa giống Đại Bạch với giống heo địa phương ở Đan Mạch. Ngoại hình: heo có sắc lông trắng tuyền, đầu nhỏ, mõm dài, mông đùi to, hai tai xụ bít mắt, chân thẳng, thân nhìn ngang giống hình tam giác. Heo Landrace lúc 6 tháng tuổi đạt 80 90 kg, khi trưởng thành có thể đạt 200 250 kg. Heo nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 2,2 lứa, mỗi lứa đẻ 8 10 con. Heo cho nhiều sữa, sai con, nuôi con giỏi, tỷ lệ sống cao. Thích nghi kém hơn giống Yorkshire. Duroc Xuất xứ từ vùng Đông Bắc nước Mỹ, đây là giống heo cho nhiều nạc với phẩm chất thịt tốt nhưng khả năng sinh sản kém. Ngoại hình: heo Duroc thuần có màu đỏ nâu rất đậm nhưng nếu là heo lai thường có màu đỏ nhạt hơn hoặc màu vàng, càng vàng nhạt thì càng xuất hiện những đốm bông đen. Duroc có thân hình vững chắc, bốn chân to khỏe, đi lại vững vàng, tai ngắn xụ, gốc tai đứng, lưng cong, ngắn đòn, chóp mũi và bốn móng chân màu đen. Heo Duroc cũng là heo cho nhiều nạc, lúc 6 tháng tuổi heo có thể đạt trọng lượng từ 80 85 kg, khi trưởng thành đạt trọng lượng khoảng 200 250 kg. Heo nái mỗi năm có thể đẻ trung bình từ 1,8 2 lứa, mỗi lứa trung bình 8 con. Đây là giống heo có thành tích sinh sản kém hơn hai giống Yorkshire và Landrace. 15 Pietrain Heo có nguồn gốc từ Bỉ, được công nhận giống vào năm 1956, đây là giống heo siêu nạc nổi tiếng khắp thế giới. Ngoại hình: heo có màu lông đen trắng đan xen lẫn từng đám không đều trên cơ thể, heo có tầm vóc trung bình, tai thẳng đứng, đầu to vừa phải, bốn chân thẳng, mông nở nang, lưng rộng, đùi to, nhiều nạc. Heo Pietrain khi trưởng thành có thể đạt từ 240 300 kg, tỷ lệ nạc khoảng 66,7 %. Khả năng sinh sản kém, đẻ ít con, trung bình 8 9 conổ. Trong nuôi heo công nghiệp người ta thường dùng để lai tạo nạc hóa đàn heo. Heo thích nghi kém với điều kiện nuôi dưỡng ở vùng nhiệt đới, dễ bị stress, chậm tăng trưởng so với các giống khác. 2.4. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI Trong chăn nuôi heo khả năng sinh sản của nái đóng vai trò rất quan trọng, vì đó là yếu tố quyết định sự phát triển của tổng đàn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà chăn nuôi, tạo ra sản phẩm thịt cung cấp cho thị trường. Việc xây dựng cho mình một đàn nái tốt, khỏe mạnh, khả năng sinh sản tốt, để tạo ra nhiều heo con có phẩm chất thịt ngon nhiều nạc, khả năng tăng trọng cao, tiêu tốn thức ăn ít là mục tiêu mà các nhà chăn nuôi luôn mong muốn. Sau đây là một số chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh sản của nái được các trại quan tâm nhiều nhất: Tuổi đẻ lứa đầu Tuổi đẻ lứa đầu là số ngày tuổi của con nái tính từ lúc sinh ra đến khi đẻ lứa đầu tiên. Đây là chỉ tiêu được các nhà chăn nuôi quan tâm. Nếu tuổi đẻ lứa đầu sớm chứng tỏ heo thành thục sớm, đều này có lợi cho nhà chăn nuôi, giúp tiết kiệm được thời gian nuôi dưỡng, tiêu tốn thức ăn và nhiều khoản chi phí khác mà năng suất vẫn đảm bảo. Tuổi đẻ lứa đầu chịu ảnh hưởng rất lớn của tuổi thành thục và tuổi phối giống đậu thai lần đầu. Số heo con đẻ ra trên ổ Số heo con đẻ ra trên ổ là tổng số heo con đẻ ra trên ổ kể cả những heo con chết khô, chết ngộp, dị tật. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính mắn đẻ của nái. Tính trạng này có hệ số di truyền rất thấp điều này có nghĩa tính trạng này chịu ảnh hưởng 16 rất lớn bởi một số yếu tố: dinh dưỡng, chuồng trại, kỹ thuật phối giống, môi trường bên ngoài, quản lý chăm sóc. Số heo con sơ sinh còn sống Đây là chỉ tiêu rất quan trọng có thể nói là quan trọng bậc nhất trong việc đánh giá sức sinh sản của heo nái. Heo nái nếu rụng nhiều trứng, tỷ lệ thụ thai cao, nhưng nếu trong giai đoạn mang thai nhiều phôi phát triển không tốt, dẫn đến chết phôi, heo con sinh ra yếu, chết ngay sau khi sinh… thì số heo con còn sống thực sự đưa vào sản xuất thấp và như vậy hiệu quả chăn nuôi của heo nái sinh sản sẽ kém. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số heo con sơ sinh còn sống, trong đó có các yếu tố như tỷ lệ chết phôi, chết thai… Ngoài ra giống, lứa đẻ và nhiệt độ môi trường cũng tác động đến số heo con sơ sinh còn sống. Thông thường chỉ số này thấp ở lứa 1 – 2 và cao dần đến lứa 5 – 6 sau đó có xu hướng giảm dần. Trọng lượng bình quân heo con sơ sinh Thông thường trọng lượng bình quân tỷ lệ nghịch với số con đẻ ra trên ổ. Nghĩa là số con đẻ ra trên ổ càng ít thì trọng lượng sơ sinh càng lớn và ngược lại. Chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ với tỷ lệ nuôi sống của heo con. Số heo con cai sữa trên ổ Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá khả năng nuôi con, sản lượng sữa và mẫu tính của heo mẹ. Số heo con cai sữa trên ổ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố chăm sóc quản lý hết sức quan trọng. Do đó, heo con đẻ ra cần được lau sạch, ủ ấm, sát trùng rốn và tất cả phải được bú sữa đầu, chuồng trại phải vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, tập ăn ở giai đoạn 7 – 10 ngày tuổi, thức ăn phải đảm bảo chất lượng và vệ sinh để tránh xảy ra tiêu chảy trên heo. Trọng lượng heo con lúc 21 ngày tuổi Trọng lượng heo con lúc 21 ngày tuổi phụ thuộc vào di truyền. Chỉ tiêu này dùng đánh giá khả năng tiết sữa của nái vì trong thời gian này tăng trọng heo con là chủ yếu do heo mẹ cung cấp, thức ăn tập ăn trong giai đoạn này chủ yếu cho heo con làm quen thức ăn còn tăng trọng không đáng kể. 17 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ Chỉ tiêu này dùng để tính số lứa đẻ của náinăm. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ càng dài thì số lứa đẻ của náinăm càng thấp và ngược lại chỉ tiêu này càng ngắn thì số lứa đẻ của náinăm càng cao. Thời gian mang thai đến nay vẫn chưa rút ngắn được bởi đây là đặc tính sinh học của từng loài. Do đó để rút ngắn khoảng cách hai lứa đẻ cần rút ngắn thời gian cho con bú và thời gian từ cai sữa heo con đến khi phối giống lại và đậu thai. Số lứa đẻ của nái trên năm Số lứa đẻ của nái trên năm phụ thuộc nhiều vào khoảng cách 2 lứa đẻ Số lứa nái đẻ trên năm càng cao càng có lợi cho nhà chăn nuôi vì làm tăng số con cai sữa trên năm. Thời gian mang thai của nái là 112 – 116 ngày đối với tất cả các giống heo. Đây là đặc tính sinh lý của mỗi loài ta không thể rút ngắn được. Để rút ngắn khoảng cách 2 lứa đẻ nhằm tăng số lứa đẻ của nái trên năm, thông thường nhà chăn nuôi sẽ tập cho heo con ăn sớm. Tuy nhiên cũng không nên cai sữa sớm vì nếu cai sữa sớm trước 3 tuần tuổi có thể dẫn đến giảm số lượng trứng rụng ở lần phối giống kế tiếp và gia tăng tỷ lệ chết phôi ở lần mang thai kế tiếp. 2.5. CƠ SỞ LÍ LUẬN Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của heo Theo các nhà di truyền học, kiểu hình là kết quả tác động của kiểu gen và ngoại cảnh. Vì thế khả năng sinh trưởng phát dục và sinh sản cũng được thể hiện qua công thức: P = G + E P: Giá trị kiểu hình G: Giá trị kiểu gen E: Ngoại cảnh Như vậy, các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản của heo chịu tác động của hai yếu tố, yếu tố di truyền và yếu tố ngoại cảnh. 2.5.1. Yếu tố di truyền Di truyền là khả năng truyền lại cho con cháu của chúng các đặc điểm vốn có, đây là đặc tính sinh học không thể thay đổi. Khả năng này được xác định bằng cách 18 tính tỷ lệ phần di truyền trong việc tạo nên giá trị kiểu hình gọi là hệ số di truyền h2. Người ta thường sử dụng hệ số di truyền theo nghĩa hẹp và được tính theo công thức: h2 = VA VP Trong đó: VA: phương sai do giá trị di truyền cộng gộp VP: phương sai kiểu hình Giữa các giống khác nhau thì sự sinh trưởng và phát dục cũng khác nhau. Thông qua di truyền, các cá thể đời sau được thừa hưởng các gen quy định về khả năng sinh trưởng của bố mẹ. Vì vậy, qua thế hệ các giống khác nhau vẫn giữ được các đặc điểm của mình. Trong cùng một giống, giữa các cá thể khác nhau có sự sinh trưởng và phát dục khác nhau, một phần là do di truyền biến dị. Trong quá trình hình thành giao tử, các cá thể khác nhau có kiểu gen khác nhau nên một số cá thể có khả năng sinh trưởng tốt, điều này có ý nghĩa trong việc chọn lọc. Bảng 2.5: Hệ số di truyền một số tính trạng năng suất trên heo Tính trạng Hệ số di truyền (%) Số con con sống tới cai sữa 0 Số con đẻ ra 10 Số con cai sữa 10 Trọng lượng heo con sơ sinh 20 Trọng lượng heo con cai sữa 20 Hệ số tiêu tốn thức ăn 25 Tăng trọng 30 Tuổi động dục 35 Số vú 40 (Nguồn: Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, 1996; trích dẫn Đỗ Cao Chí, 2006) 2.5.2. Yếu tố ngoại cảnh Ngoài yếu tố di truyền, ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, sinh sản và sức sản xuất của thú. Một giống tốt về di truyền sẽ không thể hiện hết khả năng vốn có nếu như ngoại cảnh xấu. Ngoại cảnh là những yếu tố vừa 19 khách quan vừa chủ quan mà ta có thể kiểm soát hay khống chế như: chuồng trại, thời tiết, khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý và bệnh tật… Chuồng trại Nhiệt độ cao làm heo mệt mỏi, biếng ăn, giảm tăng trọng, giảm sức đề kháng. Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường thấp, heo con mất nhiều năng lượng cho sự điều tiết nhiệt, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng. Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho heo cai sữa ở các mức thể trọng: Bảng 2.6: Thể trọng tương ứng nhiệt độ Chăm sóc quản lý Chăm sóc quản lý đàn heo nái có ảnh hưởng lớn đến sức sinh sản của chúng, nếu làm tốt sẽ dễ phát hiện bệnh để điều trị có hiệu quả, nâng cao tỷ lệ thụ thai, giảm số con chết. Dinh dưỡng Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tốc độ sinh trưởng phát dục, có nhiều nghiên cứu khẳng định ở các mức dinh dưỡng khác nhau thì sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi sẽ khác nhau. Các khẩu phần ăn thích hợp với từng giai đoạn sẽ làm khả năng sinh trưởng phát dục tốt, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Bệnh Thú dù có kiểu gen về sinh sản tốt nhưng khi bệnh thì sức sinh sản sẽ kém đi. Do đó cần tập trung phát hiện sớm thú bệnh để kịp thời điều trị tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thú. Thể trọng (kg) Nhiệt độ (0C) 3 5 28 29 5 7 26 27 7 12 24 25 20 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM Thời gian Thời gian thực tập đã được tiến hành từ ngày 05042007 đến 05082007. Địa điểm Trại heo giống cao sản Kim Long thuộc địa phận xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 3.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT Kiểm tra và theo dõi thức ăn, thú y và thu thập số liệu hàng ngày các chỉ tiêu khảo sát của mỗi nái đẻ và nái nuôi con trong thời gian thực tập. Sử dụng hồ sơ lưu trữ của trại để lấy số liệu liên quan đến các chỉ tiêu khảo sát. 3.3. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT Gồm 86 heo nái đẻ và đang nuôi con của các nhóm giống được khảo sát như sau: giống Duroc gồm 23 con trên tổng số 78 nái Duroc tại trại chiếm tỷ lệ 29,5 %, 26 nái Yorkshire và 37 nái Landrace cũng có tỷ lệ tương ứng là 21,3 % và 24,5 %. Cơ cấu đàn heo khảo sát được trình bày cụ thể như sau: Giống L ứa 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng YY 26 20 12 10 8 7 6 6 5 3 103 DD 23 11 8 3 3 2 2 2 1 0 55 LL 37 30 21 17 16 9 6 5 3 2 146 Tổng 86 61 41 30 27 18 14 13 9 5 304 3.4. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT 3.4.1. Chỉ tiêu sinh sản 3.4.1.1. Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) Tuổi đẻ lứa đầu là số ngày tuổi của nái đến ngày đẻ đầu tiên (lứa đẻ thứ nhất). 21 3.4.1.2. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày) Là thời gian giữa hai lứa đẻ kế tiếp nhau của nái. 3.4.1.3. Số lứa đẻnáinăm Số lứa đẻnáinăm = 365 khoảng cách giữa hai lứa đẻ. 3.4.1.4. Số heo con đẻ raổ (conổ) Số heo con đẻ raổ thể hiện tính mắn đẻ của nái. 3.4.1.5. Số con sơ sinh sốngổ (conổ) Là số heo con còn sống bao gồm tất cả các heo con được sinh ra cùng một ổ từ một nái mà còn sống trong vòng 24 giờ sau khi sinh. 3.4.1.6. Số con sống điều chỉnhổ (conổ) Số con sơ sinh sốngổ sẽ được điều chỉnh về lứa chuẩn để thuận lợi cho việc so sánh giữa các nhóm giống nái có lứa đẻ khác nhau chính xác hơn bằng phương pháp của SNIF (National Swine Improvement Federation, 1997) như sau: Số con sống điều chỉnh = số con sơ sinh sống thực tế + hệ số điều chỉnh theo lứa Bảng 3.1: Hệ số điều chỉnh số con về lứa chuẩn theo lứa đẻ Lứa đẻ thứ Hệ số điều chỉnh Lứa đẻ thứ Hệ số điều chỉnh 1 1,2 6 0,2 2 0,9 7 0,5 3 0,2 8 0,9 4 – 5 0  9 1,1 3.4.1.7. Trọng lượng toàn ổ heo sơ sinh (Pssổ) Là tổng trọng lượng toàn ổ heo con còn sống toàn ổ. 3.4.1.8. Trọng lượng bình quân heo sơ sinh (Pssbq) Pssbq (kgcon) = trọng lượng heo con toàn ổ số heo con sơ sinh toàn ổ. 3.4.1.9. Số heo con chọn nuôiổ (conổ) Là số con sơ sinh còn, sống loại đi những con yếu, dị tật và trọng lượng nhỏ hơn 800 g. 3.4.1.10. Số con 21 ngày tuổiổ (conổ) Là số heo con còn sống đến 21 ngày tuổi. 22 3.4.1.11. Trọng lượng bình quân heo con 21 ngày tuổi (P21bq) P21bq = trọng lượng 21 ngày tuổi toàn ổ số con 21 ngày tuổi toàn ổ. 3.4.1.12. Trọng lượng toàn ổ 21 ngày tuổi điều chỉnh (P21ĐC) Trọng lượng 21 ngày tuổi sẽ được cân vào ngày thứ 21 sau khi heo sinh. Nếu những ổ cân vào ngày khác ngày tuổi thứ 21 thì sẽ được điều chỉnh và việc điều chỉnh sẽ được thực hiện theo phương pháp của NSIF (1997) qua ba bước sau: Bước 1: điều chỉnh về 21 ngày tuổi P21ĐC1 = PTT hệ số điều chỉnh (theo ngày tuổi) PTT: trọng lượng thực tế (kgổ) Bảng 3.2: Hệ số điều chỉnh trọng lượng về 21 ngày tuổi Ngày tuổi Hệ số điều chỉnh Ngày tuổi Hệ số điều chỉnh 10 1,5 20 1,03 11 1,46 21 1 12 1,4 22 0,97 13 1,35 23 0,94 14 1,3 24 0,91 15 1,25 25 0,88 16 1,2 26 0,86 17 1,15 27 0,84 18 1,11 28 0,82 19 1,07 Bước 2: điều chỉnh về cùng số conổ (10 con) P21ĐC2 = P21ĐC1 + hệ số điều chỉnh (theo số con) 23 Bảng 3.3: Hệ số điều chỉnh về cùng số conổ (10 con) Số heo con giao nuôi chuyển bầy Hệ số điều chỉnh (kg) Số heo con giao nuôi chuyển bầy Hệ số điều chỉnh (kg) 1 2 47,11 7 13,59 3 34,43 8 9,51 4 27,63 9 7,70 5 23,10  10 0 6 18,57 Bước 3: điều chỉnh về cùng lứa đẻ (lứa 2) P21ĐC3 = P21ĐC1 + trọng lượng điều chỉnh (theo lứa đẻ) Bảng 3.4: Hệ số điều chỉnh theo lứa Lứa đẻ Trọng lượng điều chỉnh (kg) Lứa đẻ Trọng lượng điều chỉnh (kg) 1 2,79 6 4,28 2 0,00 7 5,25 3 0,45 8 6,88 4 1,71  9 9,74 5 2,97 (Nguồn: NSIF, 1997) 3.4.2. Giá trị kinh tế Giá trị kinh tế của một tính trạng là lợi nhuận mang lại khi tính trạng đó thay đổi một đơn vị, giả định những tính trạng khác không thay đổi. Ở đây ta tính giá trị kinh tế của hai tính trạng quan trọng là:  Số con sơ sinh sốngổ  Trọng lượng 21 ngày tuổi Các giá trị kinh tế được tính theo phương pháp của NSIF (1997, Mỹ). 3.4.3. Chỉ số chọn lọc Chỉ số chọn lọc được tính dựa trên cơ sở liên kết giữa giá trị giống được xác định bằng phương pháp BLUP với giá trị kinh tế của các tính trạng cần chọn lọc, được tính theo hai dạng công thức: 24 3.4.3.1. Dạng tiền tệ SPI = a EBVSCS + b EBVTL21 3.4.3.2. Dạng điểm SPI = 100 + C (SPI) SPI : Chỉ số sản xuất của nái (dạng tiền tệ) SPI : Chỉ số sản xuất của nái (dạng điểm) EBVSCS : Giá trị gây giống về số con sơ sinh sốngổ EBVTL21 : Giá trị gây giống về trọng lượng toàn ổ 21 ngày tuổi a : Giá trị kinh tế của tính trạng số con sơ sinh sốngổ b : Giá trị kinh tế của tính trạng trọng lượng 21 ngày tuổiổ C : Hệ số C = 25 SDSPI SD : Độ lệch chuẩn 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu được xử lý và tính toán theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Excel 2003 và Minitab 12.21. 25 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. CHỈ TIÊU SINH SẢN Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu sinh sản của nái Yorkshire, Duroc và Landrace Giống Yorkshire Duroc Landrace TBC Số nái P Chỉ tiêu khảo sát 26 23 37 86 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày tuổi) 382,85 ± 39,23 367,30 ± 17,28 375,68 ± 32,32 375,28 ± 31,56 P > 0,05 Số con đẻ raổ (conổ) 11,82a ± 2,85 9,49b ± 2,76 11,70a ± 3,26 11,00 ± 3,03 P < 0,001 Số con sốngổ (conổ) 10,93a ± 3,04 8,73b ± 2,51 11,03a ± 3,17 10,23 ± 3,01 P < 0,001 SCSĐC (conổ) 11,64a ± 2,93 9,48b ± 2,49 11,67a ± 3,19 10,93 ± 2,98 P < 0,001 Pssổ (kgổ) 15,37a ± 4,20 13,07b ± 3,78 15,93b ± 4,35 14,79 ± 4,20 P < 0,001 Pssbq (kgcon) 1,43 ± 0,24 1,52 ± 0,25 1,48 ± 0,26 1,48 ± 0,25 P > 0,05 Số con chọn nuôi (conổ) 10,16a ± 2,83 8,24b ± 2,33 9,97a ± 2,82 9,46 ± 2,74 P < 0,001 Số con 21ổ (conổ) 9,04a ± 1,83 8,31b ± 1,59 9,12a ± 1,77 8,82 ± 1,76 P < 0,05 P21bq (kgcon) 6,72a ± 0,96 6,30b ± 1,19 6,86a ± 1,04 6,63 ± 1,04 P < 0,01 P21ĐCổ (kgổ) 70,66a ± 12,24 63,08b ± 10,33 72,25a ± 12,59 68,33 ± 12,09 P < 0,001 Số nái 20 11 30 61 KCHLĐ (ngày) 159,29 ± 21,81 153,25 ± 11,60 160,13 ± 26,33 157,56 ± 23,20 P > 0,05 Số lứanáinăm 2,26 ± 0,30 2,31 ± 0,17 2,28 ± 0,24 2,28 ± 0,26 P > 0,05 Chú thích: các số trung bình mang ký tự khác nhau thì khác nhau về mặt thống kê. 26 4.1.1. Tuổi đẻ lứa đầu Kết quả được trình bày ở Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1. Tuổi đẻ lứa đầu trung bình chung của nhóm heo khảo sát là 375,28 ngày tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu cao nhất ở giống Yorkshire (382,85 ngày tuổi) và thấp nhất ở giống Duroc (367,30 ngày tuổi). Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về tuổi đẻ lứa đầu giữa các giống là không có ý nghĩa với P > 0,05. Tuổi đẻ lứa đầu của các giống được xếp theo thứ tự tăng dần như sau: Duroc (367,30 ngày tuổi) < Landrace (375,68 ngày tuổi) < Yorkshire (382,85 ngày tuổi). So với ghi nhận của Phan Thị Thanh Hiếu (2006) khảo sát tại XNCN Heo Gò Sao (362,93 ngày tuổi); Nguyễn Thị Bích Thảo (2006) khảo sát tại trại Chăn Nuôi Heo Giống 29 (349,53 ngày tuổi) thì kết quả của chúng tôi dài hơn. Tuy nhiên, theo Lê Hoàng Chung (2006) khảo sát tại XNCN Heo Đồng Hiệp (385,02 ngày tuổi); Tăng Thị Thu Tâm (2006) khảo sát tại CTCP Chăn Nuôi Heo Phú Sơn (402,99 ngày tuổi) thì kết quả của chúng tôi ngắn hơn. 382.85 367.30 375.68 375.28 0.0 60.0 120.0 180.0 240.0 300.0 360.0 420.0 Ngày YY DD LL CHUNG Giống Biểu đồ 4.1: Tuổi đẻ lứa đầu 27 4.1.2. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ Kết quả được trình bày ở Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.2. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ trung bình chung của nhóm heo khảo sát là 157,56 ngày. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ dài nhất ở giống Landrace (160,13 ngày), ngắn nhất là giống Duroc (153,25 ngày). Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về khoảng cách hai lứa đẻ giữa các giống là không có ý nghĩa với P > 0,05. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ được xếp theo thứ tự tăng dần như sau: Duroc (153,25 ngày) < Yorkshire (159,29 ngày) < Landrace (160,13 ngày). So với ghi nhận của Phan Thị Thanh Hiếu (2006) khảo sát tại XNCN Heo Gò Sao (144,26 ngày); Tăng Thị Thu Tâm ( 2006) khảo sát tại CTCP Chăn Nuôi Heo Phú Sơn (152,00 ngày) thì kết quả của chúng tôi dài hơn. Nhưng kết quả của chúng tôi tương đương với báo cáo của Lê Hoàng Chung (2006) khảo sát tại XNCN Heo Đồng Hiệp (156,51 ngày). 159.29 153.25 160.13 157.56 0.0 30.0 60.0 90.0 120.0 150.0 180.0 Ngày YY DD LL CHUNG Giống Biểu đồ 4.2: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 28 4.1.3. Số lứa đẻnáinăm Kết quả được trình bày ở Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.3. Số lứa đẻ của nái trên năm trung bình chung của nhóm heo khảo sát là 2,28 lứa. Số lứa đẻ của nái trên năm cao nhất ở giống Duroc (2,31 lứanăm), thấp nhất ở giống Yorkshire (2,26 lứanăm). Tuy nhiên, qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về số lứa đẻ của nái trên năm giữa các giống là không có ý nghĩa với P > 0,05. Số lứa đẻ của nái trên năm được xếp theo thứ tự tăng dần như sau: Yorkshire (2,26 lứanăm) < Landrace (2,28 lứanăm) < Duroc (2,31 lứanăm). Ghi nhận của chúng tôi thấp hơn so với khảo sát của Tăng Thị Thu Tâm (2006) tại CTCP Chăn Nuôi Heo Phú Sơn (2,42 lứanăm); Phan Thị Thanh Hiếu (2006) khảo sát tại XNCN Heo Gò Sao (2,55 lứanăm) và cao hơn so với báo cáo của Đỗ Cao Chí (2006) khảo sát tại TTNC Và Huấn Luyện Chăn Nuôi Heo Bình Thắng (2,16 lứanăm). 2.26 2.31 2.28 2.28 0.00 0.40 0.80 1.20 1.60 2.00 2.40 Lứa YY DD LL CHUNG Giống Biểu đồ 4.3: Số lứa đẻnáinăm 29 4.1.4. Số heo con đẻ raổ Kết quả được trình bày ở Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.4. Số con đẻ raổ trung bình chung của nhóm heo khảo sát là 11,00 conổ. Số heo con đẻ raổ cao nhất ở giống Yorkshire (11,82 conổ) và thấp nhất ở giống Duroc (9,49 conổ). Qua xử lý thống kê, cho thấy sự khác biệt về số con đẻ raổ giữa các giống là rất rất có ý nghĩa với P < 0,001. Số heo con đẻ raổ của các giống được xếp theo thứ tự tăng dần như sau: Duroc (9,49 conổ) < Landrace (11,70 conổ) < Yorkshire (11,82 conổ). Ghi nhận này so với kết quả của Nguyễn Thị Hoàng Yến (2006) khảo sát tại XN Heo Giống Đông Á (8,73 conổ); Nguyễn Thanh Tuyền (2005) khảo sát tại XN Heo Giống Cấp I (9,52 conổ) thì kết quả của chúng tôi cao hơn và kết quả này cũng khá phù hợp với ghi nhận của Trịnh Văn Đẳng (2006) khảo sát cùng trại (10,66 conổ). 11.82 9.49 11.70 11.00 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 Conổ YY DD LL CHUNG Giống Biểu đồ 4.4: Số heo con đẻ raổ 30 4.1.5. Số con sơ sinh sốngổ Kết quả được trình bày ở Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.5. Số heo con sơ sinh sốngổ trung bình chung của nhóm heo khảo sát là 10,23 conổ. Số heo con sơ sinh sốngổ cao nhất ở giống Landrace (11,03 conổ), thấp nhất ở giống Duroc (8,73 conổ). Qua xử lý thống kê, cho thấy sự khác biệt về số con sơ sinh sốngổ giữa các giống là rất rất có ý nghĩa với P < 0,001. Số con sơ sinh sốngổ của các giống được xếp theo thứ tự tăng dần như sau: Duroc (8,73 conổ ) < Yorkshire (10,93 conổ) < Landrace (11,03 conổ). So với ghi nhận của Phùng Thị Đà (2007) khảo sát tại CTCN Salmiguel Pure Foods (8,97 conổ); Lê Hoàng Chung (2006) khảo sát tại XNCN Heo Đồng Hiệp (9,55 conổ); Đỗ Cao Chí (2006) khảo sát tại TTNC Và Huấn Luyện Chăn Nuôi Heo Bình Thắng (9,07 conổ) thì kết quả của chúng tôi cao hơn. Kết quả này cũng khá phù hợp với Nguyễn Thị Hồng Phượng (2006) khảo sát cùng trại (10,97 conổ). 10.93 8.73 11.03 10.23 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 Conổ YY DD LL CHUNG Giống Biểu đồ 4.5: Số con sơ sinh sốngổ 31 4.1.6. Số con sống điều chỉnhổ Kết quả được trình bày ở Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.6. Số heo con sống điều chỉnhổ trung bình chung của nhóm heo khảo sát là 10,93 conổ. Số heo con sống điều chỉnhổ cao nhất ở giống Landrace (11,67 conổ) và thấp nhất ở giống Duroc (9,48 conổ). Qua xử lý thống kê, cho thấy sự khác biệt về số con sống điều chỉnhổ giữa các giống là rất rất có ý nghĩa với P < 0,001. Số con sống điều chỉnhổ các giống được xếp theo thứ tự tăng dần như sau: Duroc (9,48 conổ) < Yorkshire (11,64 conổ) < Landrace (11,67 conổ). So với kết quả của Đỗ Nguyễn Thu Nguyên (2006) khảo sát tại CTCN Salmiguel Pure Foods (9,38 conổ); Nguyễn Thị Hoàng Yến (2005) khảo sát tại XN Heo Giống Đông Á (9,20 conổ); Tăng Thị Thu Tâm (2006) khảo sát tại CTCP Chăn Nuôi Heo Phú Sơn (9,50 conổ) thì ghi nhận của chúng tôi cao hơn, ghi nhận này cũng tương đương với kết quả của Nguyễn Thị Hồng Phượng (2006) khảo sát cùng trại (11,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG NÁI THUẦN TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG Họ tên sinh viên : NGUYỄN THỊ HIỀN GIANG Ngành : Thú Y Niên khóa : 2002 - 2007 Tháng 11 năm 2007 SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA MƠT SỐ NHĨM GIỐNG NÁI THUẦN TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG Tác giả NGUYỄN THỊ HIỀN GIANG Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp Bác Sỹ ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS TRỊNH CÔNG THÀNH Tháng 11 năm 2007 i LỜI CẢM TẠ Kính dâng cha mẹ lòng biết ơn sâu sắc công lao nuôi dạy để có ngày hơm Xin trân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm Khoa Chăn Ni Thú Y tạo điều kiện cho tơi q trình học tập thời gian tiến hành đề tài Xin trân thành cảm ơn PGS.TS TRỊNH CÔNG THÀNH tận tình hướng dẫn, bảo giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp Xin trân thành cảm ơn Ban quản lý trại, cô tồn thể anh chị em tận tình giúp đỡ tơi q trình thực tập Cảm ơn bạn ngồi lớp động viên, giúp đỡ tơi thời gian thực tập NGUYỄN THỊ HIỀN GIANG ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài thực từ ngày 05/04/2007 đến ngày 05/08/2007 trại heo giống cao sản Kim Long thuộc xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương Với mục đích khảo sát khả sinh sản, ước lượng giá trị kinh tế số tính trạng chọn lọc, ứng dụng số chọn lọc sinh sản để xếp hạng cho 86 heo nái Yorkshire, Duroc Landrace Kết cho thấy: Heo Landrace có số sinh sống/ổ (10,91 con/ổ), số sống hiệu chỉnh/ổ (11,67 con/ổ), trọng lượng heo sinh/ổ (15,93 kg/ổ), số 21 ngày tuổi/ổ (9,12 con/ổ), trọng lượng điều chỉnh 21 ngày tuổi/ổ (71,25 kg/ổ), trọng lượng 21 ngày tuổi/con (6,86 kg/con) cao kết tương ứng thấp heo Duroc (9,56 con/ổ; 9,48 con/ổ; 13,07 kg/ổ; 8,24 con/ổ; 8,31 con/ổ; 63,08 kg/ổ; 6,30 kg/con) Trong lúc kết cao thể heo Yorkshire số đẻ ra/ổ (11,82 con/ổ) số chọn nuôi/ổ (10,16 con/ổ), kết tương ứng thấp heo Duroc với số liệu tương ứng 9,49 con/ổ; 8,24 con/ổ Heo Duroc có tuổi đẻ lứa đầu (367,30 ngày), khoảng cách hai lứa đẻ (153,25 ngày) ngắn nhất, số lứa đẻ/nái/năm cao (2,31 lứa/năm), trọng lượng sinh/con (1,52 kg/con) cao Chỉ số chọn lọc xây dựng cho nhóm giống sau: Yorkshire: $SPI = 34,03 * EBVSCS + 5,02 * EBVTL21 SPI = 100 + 1,18 * ($SPI) Duroc: $SPI = 33,62 * EBVSCS + 4,67 * EBVTL21 SPI = 100 + 1,97 * ($SPI) Landrace: $SPI = 35,67 * EBVSCS + 4,86 * EBVTL21 SPI = 100 + 1,24 * ($SPI) iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN iii MỤC LỤC iv DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT vii DANH SÁCH CÁC BẢNG viii DANH SÁCH CÁC BIỀU ĐỒ ix Chương MỞ ĐẦU .1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .1 1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.2.1 Mục đích .1 1.2.2 Yêu cầu Chương TỔNG QUAN 2.1 GIỚI THIỆU LƯỢC VỀ TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG .2 2.1.1 Vị trí địa lý .2 2.1.2 Lịch sử hình thành 2.1.3 Chức trại 2.1.4 Cơ cấu tổ chức trại 2.1.5 Cơ cấu đàn 2.1.6 Giống công tác giống 2.2 ĐIỀU KIỆN CHĂM SĨC NI DƯỠNG ĐÀN HEO TẠI TRẠI 2.2.1 Cơ cấu chuồng trại 2.2.2 Thức ăn 2.2.3 Nước uống 2.2.4 Chăm sóc quản lý 2.2.5 Quy trình vệ sinh thú y phòng bệnh cho heo 12 2.3 ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG HEO 14 2.4 CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA HEO NÁI 15 2.5 CƠ SỞ LÍ LUẬN 17 2.5.1 Yếu tố di truyền 17 iv 2.5.2 Yếu tố ngoại cảnh .18 Chương NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 20 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 20 3.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 20 3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 20 3.4 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT .20 3.4.1 Chỉ tiêu sinh sản 20 3.4.2 Giá trị kinh tế .23 3.4.3 Chỉ số chọn lọc .23 3.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 24 Chương KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .25 4.1 CHỈ TIÊU SINH SẢN 25 4.1.1 Tuổi đẻ lứa đầu 25 4.1.1 Tuổi đẻ lứa đầu 26 4.1.2 Khoảng cách hai lứa đẻ 27 4.1.3 Số lứa đẻ/nái/năm 28 4.1.4 Số heo đẻ ra/ổ 29 4.1.5 Số sinh sống/ổ 30 4.1.6 Số sống điều chỉnh/ổ .31 4.1.7 Trọng lượng toàn ổ heo sinh .32 4.1.8 Trọng lượng bình quân heo sinh .33 4.1.9 Số heo chọn nuôi/ổ 34 4.1.10 Số 21 ngày tuổi/ổ .35 4.1.11 Trọng lượng bình quân heo 21 ngày tuổi 36 4.1.12 Trọng lượng toàn ổ điều chỉnh 21 ngày tuổi 37 4.2 GIÁ TRỊ KINH TẾ .38 4.3 CHỈ SỐ CHỌN LỌC 38 4.3.1 Chỉ số SPI giống Yorkshire 39 4.3.2 Chỉ số SPI giống Duroc 40 4.3.3 Chỉ số SPI nái giống Landrace 41 v Chương KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42 5.1 KẾT LUẬN .42 5.2 ĐỀ NGHỊ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO .43 PHỤ LỤC 45 vi DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT BLUP : Best Linear Unbiased Prediction CTCN : Công ty chăn nuôi CTCP : Công ty cổ phần DD : Giống Duroc EBV : Estimated Breeding Value KCHLD : Khoảng cách hai lứa đẻ LL : Giống Landrace NLTĐ : Năng lượng trao đổi NSIF : National Swine Improvement Federation Pcsbq : Trọng lượng cai sữa bình quân Pss : Trọng lượng sinh Pssbq : Trọng lượng sinh bình quân P21ĐC : Trọng lượng 21 ngày điều chỉnh SCS : Số sống SCSĐC : Số sống điều chỉnh SPI : Sow Productivity Index TLTT : Trọng lượng thực tế TL21ĐC1 : Trọng lượng 21 ngày tuổi điều chỉnh TL21ĐC2 : Trọng lượng 21 ngày tuổi điều chỉnh TL21ĐC3 : Trọng lượng 21 ngày tuổi điều chỉnh TĂKL : Thức ăn Kim Long TNHH : Trách nhiệm hữu hạn XNCN : Xí nghiệp chăn ni YY : Giống Yorkshire vii DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng loại thức ăn .8 Bảng 2.2: Tiêu chuẩn khối lượng thức ăn cho giai đoạn phát triển .9 Bảng 2.3: Lượng thức ăn áp dụng cho giai đoạn phát triển .11 Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng vaccine 13 Bảng 2.5: Hệ số di truyền số tính trạng suất heo 18 Bảng 2.6: Thể trọng tương ứng nhiệt độ 19 Bảng 3.1: Hệ số điều chỉnh số lứa chuẩn theo lứa đẻ .21 Bảng 3.2: Hệ số điều chỉnh trọng lượng 21 ngày tuổi 22 Bảng 3.3: Hệ số điều chỉnh số con/ổ (10 con) 23 Bảng 3.4: Hệ số điều chỉnh theo lứa 23 Bảng 4.1: Một số tiêu sinh sản nái Yorkshire, Duroc Landrace .25 Bảng 4.2: Giá trị kinh tế số sinh sống/ổ trọng lượng 21 ngày tuổi/ổ 38 Bảng 4.3: Chỉ số SPI nái giống Yorkshire 39 Bảng 4.4: Chỉ số SPI nái giống Duroc 40 Bảng 4.5: Chỉ số SPI nái giống Landrace 41 viii DANH SÁCH CÁC BIỀU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1: Tuổi đẻ lứa đầu 26 Biểu đồ 4.2: Khoảng cách hai lứa đẻ .27 Biểu đồ 4.3: Số lứa đẻ/nái/năm 28 Biểu đồ 4.4: Số heo đẻ ra/ổ .29 Biểu đồ 4.5: Số sinh sống/ổ .30 Biêủ đồ 4.6: Số sống điều chỉnh/ổ 31 Biểu đồ 4.7: Trọng lượng toàn ổ sinh .32 Biểu đồ 4.8: Trọng lượng bình quân heo sinh 33 Biểu đồ 4.9: Số heo chọn nuôi/ổ .34 Biểu đồ 4.10: Số 21 ngày tuổi/ổ .35 Biểu đồ 4.11: Trọng lượng bình quân heo 21 ngày tuổi 36 Biểu đồ 4.12: Trọng lượng toàn ổ điều chỉnh 21 ngày tuổi 37 ix 4.1.12 Trọng lượng toàn ổ điều chỉnh 21 ngày tuổi Kết trình bày Bảng 4.1 Biểu đồ 4.12 Trọng lượng toàn ổ điều chỉnh 21 ngày tuổi trung bình quần thể khảo sát 68,33 kg/ổ Cao giống Landrace (72,25 kg/ổ), thấp giống Duroc (63,08 kg/ổ) Kết thống kê cho thấy khác biệt tiêu rất có ý nghĩa với P < 0,001 Trọng lượng 21 ngày tuổi điều chỉnh/ổ xếp theo thứ tự tăng dần sau: Duroc (63,08 kg/ổ) < Yorkshire (70,66 kg/ổ) < Landrace (72,25 kg/ổ) Theo báo cáo Phan Thị Thanh Hiếu (2006) khảo sát XNCN Heo Gò Sao (45,82 kg/ổ); Nguyễn Thị Bích Thảo (2006) khảo sát trại Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 (43,93 kg/ổ) kết chúng tơi cao hơn, kết phù hợp với ghi nhận Nguyễn Thị Hồng Phượng (2006) khảo sát trại (62,19 kg/ổ) kg/ổ 75.00 70.66 63.08 71.25 68.33 60.00 45.00 30.00 15.00 0.00 YY DD LL CHUNG Giống Biểu đồ 4.12: Trọng lượng toàn ổ điều chỉnh 21 ngày tuổi 37 4.2 GIÁ TRỊ KINH TẾ Bảng 4.2: Giá trị kinh tế số sinh sống/ổ trọng lượng 21 ngày tuổi/ổ STT CHỈ TIÊU Yorkshire Duroc Landrace Trọng lượng sinh (kg/con) 1,36 1,50 1,43 Trọng lượng 21 ngày tuổi (kg/con) 7,07 6,27 7,50 Trọng lượng chuyển đàn (kg/con) 24,13 24,13 24,13 Tỷ lệ nuôi sống từ sinh đến chuyển đàn (%) 81 85 84 Tỷ lệ nuôi sống từ 21 ngày tuổi đến chuyển đàn (%) 96 91 97 Giá thành cho heo chuyển đàn (đồng) 569.801 623.896 564.373 Giá bán cho heo chuyển đàn (đồng) 868.680 868.680 868.680 Giá trị kinh tế số sinh sống (đồng/con) (a) 340.274 336.217 356.732 Giá trị kinh tế trọng lượng 21 ngày (đồng/kg) (b) 50.249 46.699 48.629 1:6,77 1:7,20 1:7,34 10 Tỷ lệ (b) (a) (kết chi tiết công thức tính trình bày Phụ bảng 1, 2, 3) Giá trị kinh tế số sinh sống/ổ trọng lượng 21 ngày tuổi/ổ ước lượng lứa đẻ thời gian khảo sát Kết Bảng 4.2 cho thấy giá trị kinh tế số sinh sống giống Yorkshire 340.274 đồng/con, giống Duroc 336.217 đồng/con giống Landrace 356.732 đồng/con Tương tự giá trị kinh tế trọng lượng 21 ngày giống tương ứng 50.249 đồng/kg, 46.699 đồng/kg 48.629 đồng/kg Như vậy, giống Yorkshire tăng heo sinh sống tăng 6,77 kg thể trọng lúc 21 ngày tuổi mặt kinh tế (tỷ lệ 1:6,77) Tương tự, giống Duroc Landrace tương ứng với tỷ lệ 1:7,20 1:7,34 4.3 CHỈ SỐ CHỌN LỌC Để số liệu đơn giản đơn vị tính trạng tính cho 10.000 đồng Chỉ số chọn lọc cho nái giống Yorkshire, Duroc Landrace sau: 38 4.3.1 Chỉ số SPI giống Yorkshire $SPI = 34,02 * EBVSCS + 5,02 * EBVTL21 SPI = 100 + 40,14 * EBVSCS + 5,92 * EBVTL21 Bảng 4.3: Chỉ số SPI nái giống Yorkshire SỐ TAI EBVSCS EBVTL21 $SPI SPI SỐ TAI EBVSCS EBVTL21 $SPI SPI 03-9214 0,47 2,97 30.90 136,47 01-0042 1,00 1,85 43.32 151,11 04-2780 0,85 -1,15 23.15 127,32 06-1846 0,62 0,74 24.81 129,28 06-1892 0,3 1,56 18.04 121,29 05-8282 0,16 2,88 19.90 123,48 03-2060 0,43 0,56 17.44 120,58 01-0128 0,19 1,70 15.00 117,70 05-8342 0,3 0,68 13.62 116,07 05-7272 0,08 2,19 13.72 116,19 05-8846 0,06 1,86 11.38 113,43 05-7016 0,09 2,06 13.40 115,82 06-1772 0,37 -0,28 11.19 113,20 05-8344 0,27 0,02 9.29 110,96 01-0028 -0,26 2,96 6.01 107,09 05-9148 0,33 -0,82 7.11 108,39 04-9648 0,01 0,32 1.95 102,30 06-1322 0,23 -0,32 6.22 107,34 02-0816 0,2 -1,09 1.33 101,57 06-1320 0,24 -0,31 6.61 107,80 05-5928 -0,4 1,88 -4.17 95,07 0410-2268 -0,03 -0,12 -1.62 98,08 06-2842 0,09 -1,41 -4.02 95,26 05-9374 -0,03 -1,08 -6.44 92,40 05-8138 -0,49 -0,76 -20.49 75,82 02-1706 -0,75 -4,28 -47.01 44,53 Bảng 4.3 cho thấy nái có giá trị $SPI, SPI lớn tốt sinh sản, mang lại nhiều hiệu kinh tế, náisố tai: 01-0042; 03-9214; 04-2780; 06-1846; 05-8282; 06-1772 nái tốt 39 4.3.2 Chỉ số SPI giống Duroc $SPI = 33,62 * EBVSCS + 4,67 * EBVTL21 SPI = 100 + 66,23 * EBVSCS + 9,20 * EBVTL21 Bảng 4.4: Chỉ số SPI nái giống Duroc SOTAI EBVSCS EBVTL21 $SPI 06-2518 0,23 2,70 06-2516 0,23 06-2566 SPI SOTAI EBVSCS EBVTL21 $SPI SPI 20.34 140,07 06-2520 0,23 2,70 20.34 140,07 2,70 20.34 140,07 06-2638 0,09 2,48 14.61 128,78 0,40 1,33 19.66 138,73 04-7748 0,31 0,72 13.78 127,16 06-2574 0,40 1,33 19.66 138,73 05-5954 -0,03 2,61 11.18 122,02 06-2564 0,40 1,33 19.66 138,73 05-9220 0,12 1,52 11.13 121,93 06-2572 0,40 1,33 19.66 138,73 05-5958 -0,03 1,78 7.30 114,39 06-2640 0,09 2,48 14.61 128,78 05-9370 -0,19 2,15 3.65 107,20 06-1742 -0,03 2,46 10.48 120,64 05-5956 -0,12 1,68 3.81 107,51 03-4126 -0,12 3,01 10.02 119,74 06-2602 0,17 -0,6 2.91 105,74 05-7842 -0,05 2,13 8.27 116,28 05-9178 0,01 -1,26 -5.55 89,07 02-1478 -0,43 1,87 -5.72 88,72 05-7334 -0,45 1,17 -9.67 80,96 05-6006 -0,58 -0,95 -23.94 52,85 Bảng 4.4 cho thấy nái có giá trị $SPI, SPI lớn tốt sinh sản, nái Duroc mang số tai: 06-2518; 06-2518; 06-2574; 06-2640; 06-2564; 062516; 06-2572; 06-2520 nái tốt 40 4.3.3 Chỉ số SPI nái giống Landrace $SPI = 35,67 * EBVSCS + 4,86 * EBVTL21 SPI = 100 + 44,23 * EBVSCS + 6,03 * EBVTL21 Bảng 4.5: Chỉ số SPI nái giống Landrace SOTAI EBVSCS EBVTL21 $SPI SPI SOTAI EBVSCS EBVT21 $SPI SPI 03-2132 0,84 1,75 38.47 147,70 0410-2360 0,83 -0,68 26.30 132,61 03-8328 1,02 -0,43 34.29 142,52 06-2712 0,52 1,40 25.35 131,44 02-0948 0,71 1,38 32.03 139,72 05-8594 0,57 -0,66 17.12 121,23 05-5624 0,53 0,64 22.02 127,30 04-6482 0,61 -0,57 18.99 123,55 03-9676 0,63 -0,04 22.28 127,62 05-9382 0,33 1,15 17.36 121,53 05-8230 0,71 -0,95 20.71 125,68 06-2808 0,76 -2,64 14.28 117,71 04-6154 0,87 -3,18 15.58 119,32 05-9214 0,29 -0,13 9.71 112,04 05-9432 0,33 0,49 14.15 117,55 05-8032 0,48 -1,84 8.18 110,14 04-1872 0,29 -0,14 9.66 111,98 05-8032 0,48 -1,84 8.18 110,14 06-2718 0,15 -0,10 4.86 106,03 05-8330 0,20 -1,06 1.98 102,46 01-0036 0,03 0,72 4.57 105,67 05-6208 0,05 -0,04 1.59 101,97 04-7400 -0,21 1,82 1.35 101,68 05-9332 0,00 0,20 0.97 101,21 05-6198 0,06 -0,73 -1.41 98,25 05-8820 0,18 -1,42 -0.48 99,40 04-0358 0,10 -1,76 -4.99 93,82 04-1356 -0,27 1,45 -2.58 96,80 03-5158 -0,10 -0,63 -6.63 91,78 06-1958 -0,29 1,51 -3.01 96,27 05-6202 -0,46 1,71 -8.10 89,96 06-1874 0,19 -2,01 -2.99 96,29 04-7102 -0,04 -2,21 -12.17 84,91 06-1874 0,19 -2,01 -2.99 96,29 03-4692 -0,48 -0,38 -18.97 76,48 03-4852 -0,09 -0,27 -4.52 94,39 01-0011 -0,43 -0,89 -19.66 75,62 Bảng 4.5 cho thấy nái có giá trị $SPI, SPI lớn tốt sinh sản, đem lại nhiều hiệu kinh tế, nái mang số tai: 02-0948; 03-9676; 038328; 03-2132; 05-8230; 0410-2360; 04-6482; 05-9382; 05-8594; 06-2712 nái tốt 41 Chương KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Giống Landrace có khả sinh sản tốt hai giống Yorkshire Duroc Đã xây dựng số chọn lọc cho đàn giống khảo sát hai dạng sở kết hợp giá trị gây giống giá trị kinh tế tính trạng, chuyển đổi sử dụng hai giá trị chọn lọc công tác giống heo Chỉ số chọn lọc xây dựng cho nhóm giống sau: Yorkshire $SPI = 34,03 * EBVSCS + 5,02 * EBVTL21 SPI = 100 + 40,14 * EBVSCS + 5,92 * EBVTL21 Duroc $SPI = 33,62 * EBVSCS + 4,67 * EBVTL21 SPI = 100 + 66,23 * EBVSCS + 9,20 * EBVTL21 Landrace $SPI = 35,67 * EBVSCS + 4,86 * EBVTL21 SPI = 100 + 44,23 * EBVSCS + 6,03 * EBVTL21 5.2 ĐỀ NGHỊ Cần trọng đến công tác chăm sóc quản lý nhằm tăng khả đẻ sai giảm độ hao mòn nái giai đoạn ni con, giảm hao hụt heo giai đoạn theo mẹ Dựa vào số chọn lọc để có kế hoạch việc ghép đôi giao phối Trại cần nhập tinh hay đực giống có chất lượng cao để cải thiện di truyền nhóm náisố chọn lọc cao 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO A PHẦN TIẾNG VIỆT Lê Hoàng Anh, 2006 Khảo sát sức sinh sản heo nái giống Xí Nghiệp Heo Giống Đông Á Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Đỗ Cao Chí, 2006 Khảo sát số tiêu sinh sản số nhóm giống heo nái Trung Tâm Nghiên Cứu Và Huấn Luyện Chăn Ni Heo Bình Thắng Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Trần Văn Chính, 2001 Giáo trình chọn giống nhân giống gia súc gia cầm Tủ sách Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, trang 134 - 145 Lê Hoàng Chung, 2006 Khảo sát so sánh khả sinh sản heo nái giống Yorkshire, Landrace Duroc Xí Nghiệp Chăn Nuôi Heo Đồng Hiệp Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Trần Thị Dân Nguyễn Ngọc Tuân, 2000 Kỹ thuật chăn nuôi heo Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, trang 193 Phùng Thị Đà, 2007 Khảo sát sức sinh sản heo nái giống Công Ty Chăn Nuôi Salmiguel Pure Foods tỉnh Bình Dương Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Chăn nuôi Đại Học Nông Lâm Thành Phồ Hồ Chí Minh Trịnh Văn Đẳng, 2006 Khảo sát sức sinh sản heo nái giống Yorkshire, Landrace, Duroc Pietrain trại heo giống cao sản Kim Long Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Đại Học Nơng Lâm Thành Phồ Hồ Chí Minh Phan Thị Thanh Hiếu, 2006 Khảo sát số tiêu sinh sản heo nái thuộc số giống Xí Nghiệp Chăn Ni Heo Gò Sao Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Đại Học Nông Lâm Thành Phồ Hồ Chí Minh Phạm Trọng Nghĩa, 2003 Bài giảng giống đại cương Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh 10 Đỗ Nguyễn Thu Nguyên, 2006 Khảo sát số tiêu sinh sản heo nái giống Công Ty Chăn ni Salmiguel Pure Foods tỉnh Bình Dương Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Đại Học Nông Lâm Thành Phồ Hồ Chí Minh 43 11 Phạm Văn Nguyên, 2006 Khảo sát số tiêu sinh sản nhóm giống heo nái trung Tâm Nghiên Cứu Và Huấn Luyện Chăn Ni Heo Bình Thắng Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Đại Học Nông Lâm Thành Phồ Hồ Chí Minh 12 Võ Văn Ninh, 2003 Giáo trình chăn ni heo Tủ sách Trường Đại Học Nơng Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, trang - 13 Nguyễn Thị Hồng Phượng, 2006 Khảo sát khả sinh sản số nhóm giống nái trại heo giống cao sản Kim Long Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Đại Học Nông Lâm Thành Phồ Hồ Chí Minh 14 Tăng Thị Thu Tâm, 2006 Khảo sát sức sinh sản heo nái giống Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Phú Sơn, tỉnh Đồng Nai Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phồ Hồ Chí Minh 15 Nguyễn Thị Bích Thảo, 2006 Khảo sát sức sinh sản số giống heo nái Trại Chăn Nuôi Heo Giống 2/9 Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Đại Học Nông Lâm Thành Phồ Hồ Chí Minh 16 Nguyễn Thanh Tuyền, 2005 Khảo sát sức sinh sản heo nái thuộc số giống Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Đại Học Nông Lâm Thành Phồ Hồ Chí Minh 17 Nguyễn Văn Tứ, 2004 Khảo sát sức sinh sản heo nái Landrace, Yorkshire Duroc Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nông Sản Đài Việt Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Đại Học Nơng Lâm Thành Phồ Hồ Chí Minh 18 Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2005 Khảo sát số tiêu sinh sản heo nái Yorkshire, Landrace, Duroc va Pietrain Xí Ngiệp Heo Giống Đơng Á Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Đại Học Nơng Lâm Thành Phồ Hồ Chí Minh B PHẦN TIẾNG ANH 19 Nation Swine Improvement Federation (NSIF), 1997 Guidelines for unifom swine improvement programs < http://mark.acsci.ncsu.edu/nsif/guidel/guidelines/htp> 44 PHỤ LỤC Phụ Bảng 1: Giá thành heo sinh sống STT Nội Dung Số nái khô, chửa khảo sát (con) Số heo trung bình/ổ (con) Chi phí thức ăn (đồng) Chi phí thuốc thú y, vaccine (đồng) Chi phí cơng lao động (đồng) Chi phí điện nước (đồng) Chi phí khấu hao chuồng, vật rẻ mau hỏng (đ) Yorkshire Duroc Landrace 26 23 37 10,92 8,78 11 29.469.440 26.069.120 41.937.280 905.427 800.955 1.288.493 3.828.273 3.386.549 5.447.927 206.562 182.727 293.953 17.213 15.227 24.496 STT Giá thành cho heo sinh Chi phí thức ăn (đồng) Chi phí thuốc thú y, vaccine (đồng) Chi phí cơng lao động (đồng) Chi phí điện nước (đồng) Chi phí khấu hao chuồng, vật rẻ mau hỏng (đ) Tổng cộng Yorkshire 103.766 3.188 13.480 727 61 121.212 Duroc 129.055 3.965 16.765 905 75 150.765 Landrace 103.040 3.166 13.386 722 60 120.374 Phụ Bảng 2: Chi phí ni heo từ sinh (SS) đến cai sữa (CS) STT STT Nội Dung Số ổ đẻ (con) Số heo trung bình/ổ (con) Chi phí thức ăn (đồng) Chi phí thuốc thú y, vaccine (đồng) Chi phí cơng lao động (đồng) Chi phí điện nước (đồng) Chi phí khấu hao chuồng, vật rẻ mau hỏng (đ) Yorkshire 26 9,23 36.761.869 5.528.687 2.969.910 273.340 22.778 Chi phí ni heo từ SS đến CS Chi phí thức ăn (đồng) Chi phí thuốc thú y, vaccine (đồng) Chi phí cơng lao động (đồng) Chi phí điện nước (đồng) Chi phí khấu hao chuồng, vật rẻ mau hỏng (đ) Tổng cộng Yorkshire 153.174 23.036 12.375 1.139 95 189.819 45 Duroc Landrace 23 37 8,17 9,45 32.520.115 52.314.967 4.890.762 7.867.747 2.627.228 4.226.410 241.800 388.944 20.150 32.412 Duroc 172.979 26.014 13.975 1.286 107 214.361 Landrace 149.471 22.479 12.075 1111 93 185.229 STT NỘI DUNG Số heo khảo sát (con) Chi phí thức ăn (đồng) Chi phí thuốc thú y, vaccine (đồng) Chi phí cơng lao Chi phí điện nước (đồng) Chi phí khấu hao chuồng trại,vật rẻ mau hỏng (đ) Yorkshire Duroc Landrace 230 171 340 51.866.610 38.561.697 76.672.380 2.853.380 2.121.426 4.218.040 4.463.782 3.318.768 6.598.631 297.586 221.274 439.923 35.710 26.505 52.790 STT Chi phí từ cai sữa đến chuyển đàn Chi phí thức ăn (đồng) Chi phí thuốc thú y, vaccine (đồng) Chi phí cơng lao Chi phí điện nước (đồng) Chi phí khấu hao chuồng trại,vật rẻ mau hỏng (đ) Tổng cộng Yorkshire 225.507 12.406 19.408 1.294 155 258.770 Duroc 225.507 12.406 19.408 1.294 155 258.770 Landrace 225.507 12.406 19.408 1.294 155 258.770 Yorkshire 189.819 258.770 448.589 Duroc 214.361 258.770 473.131 Landrace 185.229 258.770 443.999 TĨM TẮT STT Chi phí nuôi heo từ SS đến CĐ Chi phí ni heo từ SS đến CS Chi phí ni heo từ CS đến CĐ Tổng cộng STT Giá thành cho heo chuyển đàn Giá thành cho heo sinh Chi phí ni heo từ SS đến CĐ Tổng cộng Yorkshire 121.212 448.589 569.801 Duroc 150.765 473.131 623.896 Landrace 120.374 443.999 564.373 CƠNG THỨC TÍNH: 1: Giá trị kinh tế số sinh sống = (giá bán heo lúc chuyển đàn - chi phí nuôi từ sinh đến chuyển đàn) * tỷ lệ nuôi sống từ sinh đến chuyển đàn 2: Giá bán heo lúc chuyển đàn = trọng lượng lúc chuyển đàn * 36.000 đồng 3: Giá trị kinh tế trọng lượng 21 = {(giá bán heo lúc CĐ - giá thành heo lúc CĐ) * tỷ lệ nuôi sống từ 21 đến CĐ} / (trọng lượng 21 ngày - trọng lượng sinh) 46 Ph ụ bảng 4: Bảng ANOVA One-way Analysis of Variance Analysis of Variance for ngày đẻ đầu Source DF SS giong 2948 Error 83 82650 Total 85 85599 MS F 1474 1.48 P 0.234 996 Pooled StDev = 31.56 One-way Analysis of Variance Analysis of Variance for khoảng cách hai lứa đẻ Source DF giong SS 1204 Error 220 118447 Total 222 MS 602 F P 1.12 0.329 538 119651 Pooled StDev = 23.20 One-way Analysis of Variance Analysis of Variance for L/N/N Source DF giông SS MS 0.0577 0.0289 Error 220 14.7874 Total 222 14.8451 F 0.43 P 0.652 0.0672 Pooled StDev = 0.2593 2.220 2.280 One-way Analysis of Variance Analysis of Variance for số đẻ Source DF giong SS MS F 231.78 115.89 12.60 Error 301 2768.95 Total 303 3000.73 P 0.000 9.20 47 2.340 2.400 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean 107 11.822 55 142 11.704 9.491 StDev + -+ -+ -2.848 ( * -) 2.761 ( * ) 3.259 ( * -) + -+ -+ -Pooled StDev = 3.033 9.6 10.8 12.0 One-way Analysis of Variance Analysis of Variance for SCSSS/Ổ Source DF giong SS MS F 230.06 115.03 12.68 Error 301 2730.20 Total 303 2960.26 P 0.000 9.07 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean 107 10.925 55 142 11.028 8.727 StDev -+ -+ -+ -+ 3.037 ( * -) 2.505 ( -* -) 3.167 ( * ) -+ -+ -+ -+ Pooled StDev = 3.012 8.0 9.0 10.0 One-way Analysis of Variance Analysis of Variance for SSS_hc Source DF giong SS MS F 214.35 107.17 12.06 Error 301 2675.36 Total 303 2889.71 P 0.000 8.89 48 11.0 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean 107 11.642 55 142 11.669 9.476 StDev + -+ -+ -+-2.930 ( * -) 2.485 ( -* -) 3.187 ( * ) + -+ -+ -+-Pooled StDev = 2.981 9.0 10.0 11.0 12.0 One-way Analysis of Variance Analysis of Variance for Pss/ổ Source DF giong SS MS 327.0 Error 301 5303.2 Total 303 F 163.5 9.28 P 0.000 17.6 5630.2 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev -+ -+ -+ -+ - 107 15.374 4.201 ( * -) 55 13.075 3.777 ( * -) 142 15.929 4.345 ( -* ) -+ -+ -+ -+ Pooled StDev = 4.197 12.0 13.5 15.0 One-way Analysis of Variance Analysis of Variance for Pssbq Source DF giong SS MS 0.3341 0.1670 Error 301 19.1872 Total 303 19.5212 F 2.62 P 0.074 0.0637 Pooled StDev = 0.2525 49 16.5 One-way Analysis of Variance Analysis of Variance for SCCN Source DF giong SS MS 151.00 F 75.50 10.03 Error 302 2273.41 Total 304 2424.41 P 0.000 7.53 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev -+ -+ -+ -+- 103 10.155 2.838 ( -* ) 55 8.236 2.333 ( * -) 147 9.986 2.816 ( * -) -+ -+ -+ -+Pooled StDev = 2.744 8.0 9.0 10.0 11.0 One-way Analysis of Variance Analysis of Variane for Số 21 ngày tuổi Source DF giong SS 27.49 Error 301 932.56 Total 303 MS 13.74 F 4.44 P 0.013 3.10 960.05 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev + -+ -+ -+ 107 9.037 1.832 ( * -) 55 8.309 1.585 ( * -) 142 9.120 1.768 ( * -) + -+ -+ -+-Pooled StDev = 1.760 8.00 8.50 9.00 50 9.50 One-way Analysis of Variance Analysis of Variance for P21bq Source DF giong SS 12.30 Error 301 324.77 Total 303 MS F 6.15 P 5.70 0.004 1.08 337.07 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev + -+ -+ 107 6.721 0.955 ( * ) 55 6.298 1.187 ( * ) 142 6.854 1.039 ( * -) + -+ -+ -Pooled StDev = 1.039 6.30 6.60 6.90 One-way Analysis of Variance Analysis of Variance for P21dc/ổ Source DF SS giong Error 301 44000 Total 303 46843 2843 MS 1422 F 9.73 P 0.000 146 Individual 95% CIs For Mean Based on Pooled StDev Level N Mean StDev -+ -+ -+ -+ - 107 70.66 12.24 ( -* ) 55 63.08 10.33 ( -* -) 142 71.25 12.59 ( * ) -+ -+ -+ -+ Pooled StDev = 12.09 60.0 64.0 68.0 51 72.0 ... SẢN CỦA MƠT SỐ NHĨM GIỐNG NÁI THUẦN TẠI TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG Tác giả NGUYỄN THỊ HIỀN GIANG Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp Bác Sỹ ngành Thú y Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS TRỊNH... giúp đỡ tơi q trình thực tập Cảm ơn bạn lớp động viên, giúp đỡ thời gian thực tập NGUYỄN THỊ HIỀN GIANG ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài thực từ ngày 05/04/2007 đến ngày 05/08/2007 trại heo giống cao... 1.2.1 Mục đích .1 1.2.2 Yêu cầu Chương TỔNG QUAN 2.1 GIỚI THI U SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO GIỐNG CAO SẢN KIM LONG .2 2.1.1 Vị trí địa lý .2 2.1.2 Lịch

Ngày đăng: 04/12/2017, 12:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w