1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KẾT CẤU TIỀN LƯƠNG LAO ĐỘNG TỔNG CÔNG TY MAY 10.

28 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 634 KB

Nội dung

Chức năng: - Tổng giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, là người đại diện hợppháp trong các giao dịch kinh doanh, thực hiện các chế độ chính sách của nhànước.. - Phó tổng gi

Trang 1

- Tên doanh nghiệp: Tổng công ty may 10.

- Tên giao dịch: Garment 10 Corporatinon – Joint Stock Company

- Tên viết tắt: Garco10

- Địa chỉ: Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội

- Tel: (84-4) – 38276923

- Website: http://www.garco10.com.vn

- Email: Ctmay10@garco10.com.vn

Năm 1946: Thành lập xưởng may quân trang ở chiến khu Việt Bắc

Năm 1952: Hợp nhất các xưởng may quân trang tại chiến khu Việt Bắc thànhXưởng may 10

Năm 1956: Chuyển về Gia Lâm, Hà Nội Hợp nhất xưởng may 10, Xưởng may

40 và thợ may quân nhu Liên khu V tập kết ra Bắc, lấy tên chung là Xưởng may10

Năm 1959: Xưởng may 10 được vinh dự dón Bác Hồ về thăm ngày 8/1/1959 Năm 1961: Đổi tên thành Xí nghiệp May 10 trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ Năm 1992: Chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty may 10

Năm 2005: Chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty cổ phần may 10 Năm 2010: Chuyển đổi mô hình thành Tổng công ty may 10 – CTCP

1.2 Lĩnh vực hoạt động.

- Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngànhmay

- Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ

- Kinh doanh văn phòng, bất động sản, khách sạn, nhà ở cho dân

- Đào tạo nghề

- Xuất nhập khẩu trực tiếp

1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty.

Cơ cấu về lao động:

Trải qua bao nhiêu năm hình thành và phát triển Hiện nay, quy mô lao động cókhoảng hơn 11.000 người, trong đó:

- Lao động trực tiếp khoảng 10.000 người

- Lao động gián tiếp khoảng 1.000 người

Trang 2

Sơ đồ bộ máy:

Chương 2 Kết cấu tiền lương lao động Tổng công ty may 10.

2.1 Thỏa ước lao động tập thể.

Trang 3

- Căn cứ Bộ luật Lao động được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Căn cứ Luật Công đoàn được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thỏa ước lao động tập thể tại công ty may 10 có sự hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Thảo ước lao động tập thể luôn được sự quan tâm, đầu tư xây dựng, thực hiện của

cả hai phía: Cổ đông công ty (đại diện NLĐ) và lãnh đạo công ty (người sử dụngLĐ)

Tất cả những người lao động đến công ty làm việc đều được ký kết thử việc và

ký hợp đồng lao động đầy đủ; công ty đã đáp ứng đầy đủ việc làm, không ngừngnâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động; Đáng nói, công ty luônthực hiện đóng nộp 100% BHXH, BHYT, BHNT và bảo hiểm thân thể 24/24 giờcho người lao động

Để tạo không khí tươi vui, đoàn kết, gắn bó trong đội ngũ cán bộ công nhânviên của công ty, cổ đông công ty và lãnh đạo công ty thống nhất việc công ty chikinh phí mỗi năm nghỉ mát 4 ngày cho toàn thể các bộ công nhân viên trong côngty; những cán bộ công nhân viên lập gia đình sẽ được công ty tặng áo cưới, càvạt… trị giá 1,1 triệu đồng Tại buổi chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần, các bộcông nhân viên sẽ được nghe Tổng giám đốc thông tin những nét nổi bật về thời sựtrong nước và quốc tế, tình hình công ty… Ngoài ra, công ty còn trợ cấp cho cán

bộ công nhân viên và người nhà của họ mỗi lần ốm đi viện là 150.000 đồng/trườnghợp từ nguồn quỹ phúc lợi của công ty

2.2 Văn bản xây dựng thang bảng lương.

- Căn cứ Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn xây dựng thanglương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao độngtrong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữutheo nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương

- Bộ Luật lao động 10/2012/QH13 - ngày 18 tháng 6 năm 2012

- Nghị định Số 122/2015/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng, để xếplương cơ bản cho người lao động

- Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương

- Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp: Thông tư BLĐTBXH ngày 22 tháng 04 năm 2015 Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm

Trang 4

17/2015/TT-hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở 17/2015/TT-hữu theo Nghị định

49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật lao động về tiền lương do Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội ban hành

- Thủ tục Hành chính đăng ký thang lương, bảng lương : Quyết định LĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2015 công bố thủ tục hành chính (TTHC) lĩnh vực lao động, tiền lương, quan hệ lao động thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Mức xử phạt không xây dựng thang, bảng lương: Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

2.3 Phân tích công việc.

Bộ máy quản lý của công ty có sự phân chia thành các phòng ban và có sựchuyên môn hóa Bộ máy quản lý khá tinh giản và gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu củahoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao

Chức năng:

- Tổng giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của công ty, là người đại diện hợppháp trong các giao dịch kinh doanh, thực hiện các chế độ chính sách của nhànước TGD có nhiệm vụ là nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác doTổng công ty dệt may Việt Nam giao để quản lý và sử dụng theo nhiệm vụ đượcgiao

- Phó tổng giám đốc: là người giúp đỡ điều hành công việc ở các xí nghiệp thànhcác phòng kinh doanh, phòng quản lý chất lượng và thay quyền giám đốc điềuhành công ty khi giám đốc vắng mặt ở công ty Phó tổng giám đốc cũng được Tổnggiám đốc ủy quyèn đàm phán và ký kết một số hợp đồng với khách hàng trongnước và khách hàng nước ngoài

- Công ty còn có giám đốc điều hành hỗ trợ cho Tổng giám đốc các công việc ởcác xí nghiệp địa phương hay xí nghiệp liên doanh

- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc và điều hành việc

tổ chức kinh doanh tại công ty

- Phòng kỹ thuật: quản lý công tác kỹ thuật công nghệ và cơ điện nghiên cứuứng dụng phục vụ cho sản xuất các thiết bị hiện đại tiên tiến nhằm đáp ứng sự pháttriển sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 5

- Phòng tài chính kế toán: có chức năng điều hành tổ chức toàn bộ hoạt động tàichính kế toán của công ty nhằm sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, đạt được mục tiêu

về lợi ích kinh tế cũng như lợi ích về xã hội của công ty

- Phòng chất lượng: có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ việc thực hiện quy trình côngnghệ, ký công nhận sản phẩm đạt chất lượng trước khi đưa ra thị trường

- Phòng kế hoạch: quản lý công tác kế hoạch sản xuất, kus kết các hợp đồngkinh doanh

- Ban cơ điện: quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, chế tạo công cụ, trang thiết

bị phụ trợ, cung cấp năng lượng, lắp đặt các hệ thống điện, nước, hơi, khí nén

- Phòng tổ chức hành chính: nghiên cứu, quản lý công tác lao động, tiền lương,văn thư lưu trữ, pháp chế, quản trị đời sống, công nghệ thông tin, an toàn lao động,quản lý các hoạt động hành chính khác

- Phòng marketting: nghiên cứu và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế,xây dựng thương hiệu May 10

- Phòng nghiên cứu tổ chức sản xuất: nghiên cứu, cải tiến mô hình tổ chức sảnxuất, mặt bằng sản xuất, kiểm tra giám sát và duy trì việc thực hiện của các đơn vịkhi áp dụng các mô hình sản xuất mới cũng như các biện pháp cải tiến cho các đơn

vị trong toàn công ty

- Ban thiết kế thời trang: nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thời trang phục

vụ cho việc kinh doanh của công ty

- Ban bảo vệ quân sự: chịu trách nhiệm trong công tác bảo vệ an ninh trật tự,phòng chống cháy nổ, công tác quân sự địa phương

- Ban y tế môi trường: nghiên cứu, quản lý việc khám chữa bệnh, bảo vệ sứckhỏe, vệ sinh phòng dịch, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho toàn cán bộ côngnhân viên trong công ty

- Ban đầu tư và phát triển: nghiên cứu và phát triển thị trường, đưa ra các chiếnlược kinh doanh cũng như chiến lược quảng cáo nhằm đem lại hiệu quả cao trongsản xuất kinh doanh

- Trường công nhân kỹ thuật may - thời trang: nơi đào tạo và bồi dưỡng cán bộquản lý, cán bộ nghiệp vụ, cán bộ điều hành và công nhân kỹ thuật có tay nghềcao, phát hiện và bồi dưỡng những cán bộ có năng lực và đưa họ đi tu nghiệp ởnước ngoài

- Các xưởng may thành viên: nơi diễn ra các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩmcủa công ty, thực hiện các nghiệp vụ như nhập nguyên phụ liệu, tổ chức cắt may,

là, gấp, đóng gói, nhận thành phẩm vào kho

 Dưới đây là chi tiết về bản mô tả công việc cho chức danh trưởng phòng marketing của công ty.

Trang 6

Thông tin công việc:

 Hoạch định chiến lược kinh doanh và tiếp thị của công ty

 Thiết lập ngân sách marketing, trình Giám đốc duyệt Chịu trách nhiệmtrong phạm vi ngân sách được giao được quyền duyệt thu chi trong phạm vi ngânsách được giao

 Xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện Mục tiêu – Chính sáchcủa công ty đối với hoạt động kinh doanh và tiếp thị

 Giúp GĐ công ty việc điều hành và quản lý mọi hoạt động tiếp thị của công

ty một cách hiểu quả; đảm bảo các nguồn lực cho kinh doanh

 Xây dựng chỉ đạo thực hiện các chương trình nghiên cứu và phát triển, huấnluyện – đào tạo và ứng dụng KHKT trong hoạt động kinh doanh

 Phối hợp với Giám đốc sản xuất xây dựng chính sách đặc thù đối với kháchhàng của công ty; Thực hiện quản lý và duy trì mối quan hệ gắn bó cũng như chămsóc khách hàng

 Xác định các yêu cầu của khách hàng và đáp ứng các yêu cầu này; Đồngthời đảm bảo toàn bộ tổ chức nhận các yêu cầu mới của khách hàng về sản phẩm,dịch vụ của công ty

 Báo cáo với giám đốc công ty định kỳ mỗi tháng 1 lần về tình hình thực hiệnnhiệm vụ và khi cần thiết phải kịp thời thỉnh thị ý kiến của giám đốc Đảm bảokhông để hoạt động kinh doanh bị trì trệ và thiệt hại

 Thực hiện các công việc được ủy quyền khi Giám đốc vắng mặt

 Chịu trách nhiệm mọi hoạt động của phòng Marketing Quản lý toàn bộnhân viên trong phòng

 Phối hợp công tác chặt chẽ cùng với các thành viên Ban giám đốc công ty vàlàm việc sâu sát thực tế đối với hoạt động của các đơn vị kinh doanh và các bộphận dưới quyền; Đẩm bảo mục tiêu chung của công ty đạt kết quả tối ưu

Trang 7

 Báo cáo tổng kết hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm theo Tài Khóa CôngTy.

Quyền hạn:

- Ký duyệt các văn bản, kế hoạch kinh doanh; Những quy định, quyết định về

điều hành, quản lý và xử lý trong hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chuyênmôn

- Xem xét và phê duyệt chi tiêu tài chính trong hoạt động điều hành kinh doanhtrên cơ sở kế hoạch và định mức kinh tế đã được TGĐ phê duyệt cho từng đốitượng theo nguyên tắc đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động

- Yêu cầu các giác đốc hay phụ trách các Đơn vị kinh doanh, các trưởng phòng,ban liên quan thực hiện mục tiêu, chính sách kinh doanh của công ty và nhiệm vụ

kế hoạch đã được giám đốc phê duyệt Đồng thời, yêu cầu họ báo cáo hoạt độngđịnh kỳ và đột xuất khi cần thiết

- Ký duyệt các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm

- Quyền ký cho nghỉ việc, phép, kỷ luật, khen thưởng, lên lương với nhân viênphòng marketing (đối với TP marketing là quyền đề xuất với GĐ công ty)

Tiêu chuẩn về công việc:

- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp Đại học trở lên

- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học các ngành có liên quan Thương mại / Kinh doanh/ Marketing/Sales…

+ Kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt

+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm + Thành thạo vi tính văn phòng: Word, Excel,Power Point + Thành thạo tiếng Anh (đọc, viết)

+ Có ý tưởng marketing, khả năng lập kế hoạch kinh doanh, phân tích cạnh tranh, định vị tốt

+ Có kiến thức chuyên sâu về bán hàng, marketing và PR

+ Hiểu biết về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, các vấn đề kỹ thuật để vận hành máy và kiểm soát quá trình vận hành thiết bị trong xưởng sản xuất

+ Có khả năng tính toán sơ đẳng

+ Có kỹ năng giao tiếp và biết làm tốt các chỉ thị của cấp trên

Trang 8

+ Có kỹ năng giám sát nhân viên dưới quyền về thời gian, chất lượng sản phẩm…

bản mô tả công việc cho chức danh Kế toán trưởng.

Vị trí Trưởng phòng kế toán Thời gian làm việc

Quản lý trực tiếp Tổng giám đốc Ngày nghỉ

Nhiệm vụ cụ thể:

 Tổ chức soạn thảo và đề xuất ban hành các quy chế quản lý tài chính, quản

lý chi tiêu nội bộ

 Xây dựng các quy trình, biểu mẫu chuyên môn nghiệp vụ, quy trình hạchtoàn kế toán, thanh quyết toán…

 Tổ chức hướng dẫn và giám sát việc thực hiên tại các phòng ban/ Đơn vịtrực thuộc

 Phân tích, dự báo tình hình tài chính của Công ty, lập kế hoạch tài chínhngắn, trung và dài hạn của Công ty Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tài chính

đã được phê duyệt

 Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, hình thức huy động vốn cho sản xuấtkinh doanh và đầu tư theo kế hoạch đã được duyệt

 Xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn, xác định cơ cấu vốn phù hợp vớitừng thời kỳ cụ thể Phân tích kết quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, phát hiệnkịp thời và đề xuất Giám đốc các giải pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn

 Tổng hợp thông tin, số liệu và lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tàichính trình Ban lãnh đạo Công ty Tham mưu các biện pháp tối ưu hoá hiệu quả sửdụng vốn, cân đối nguồn vốn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh

 Tổ chức kiểm tra, soát xét các khoản thu/chi tài chính; các nghĩa vụ thu, nộpngân sách Nhà nước Rà soát, đối chiếu và đôn đốc, thu hồi công nợ

 Theo dõi, giám sát quá trình sử dụng các khoản chi tiêu tài chính, mua sắmtài sản, trang thiết bị

 Phát hiện các trường hợp sử dụng chi phí, tài sản không đúng mục đích vàbáo cáo, đề xuất xử lý

 Phối hợp công tác chặt chẽ cùng với các thành viên Ban giám đốc công ty vàlàm việc sâu sát thực tế đối với hoạt động của các đơn vị kinh doanh và các bộphận dưới quyền; Đẩm bảo mục tiêu chung của công ty đạt kết quả tối ưu

Trang 9

 Tổ chức phối hợp với các bộ phận liên quan thu và quản lý tiền bánhàng/cung cấp dịch vụ… và thanh quyết toán các khoản chi đối với cán bộ nhânviên/đối tác/khách hàng Tổ chức quản lý quỹ/két tiền mặt của Công ty.

 Giám sát thực hiện quy chế quản lý tài chính Công ty, phát hiện và ngănngừa các trường hợp vi phạm

 Chỉ đạo công tác thu thập, xử lý thông tin, hạch toán số liệu kế toán của các

kế toán chi tiết

 Tiếp nhận, kiểm tra và đối chiếu cân đối số liệu Phát hiện sai sót và hướngdẫn, phối hợp với các kế toán chi tiết xử lý, điều chỉnh phù hợp

 Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán định kỳ/độtxuất và giải trình chi tiết gửi ban lãnh đạo

 Chỉ đạo việc cung cấp thông tin, số liệu kế toán, lưu trữ, bảo mật các hồ sơ,chứng từ, tài liệu liên quan theo yêu cầu của ban lãnh đạo Công ty và cơ quan quản

- Có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong Công ty chuyển đầy đủ kịp thờinhững tài liệu cần thiết cho công việc kiểm tra, kiểm soát của Kế toán trưởng

- Các báo cáo kế toán, báo cáo thống kê, các chứng từ tín dụng và các tài liệuliên quan đến việc thanh toán đều phải có chữ ký của Kế toán Trưởng mới có giátrị pháp lý

Trang 10

- Khi phát hiện việc vi phạm pháp lệnh kế toán - thống kê được quyền báo cáotrực tiếp Ban giám đốc Trường hợp không được Ban giám đốc xử lý thoả đáng cóquyền báo cáo HĐQT.

Tiêu chuẩn về công việc:

- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán

- Kinh nghiệm:

+ Có kinh nghiệm 3 năm trở lên ở vị trí tương đương Có chứng chỉ Kế toán trưởng

- Các kỹ năng và kiến thức cần có :

+ Thành thạo tiếng Anh (đọc, viết)

+ Có kiến thức/kỹ năng – Am hiểu về quy định, chính sách của Nhà nước và Công ty liên quan đến tổ chức công tác kế toán, tài chính, thuế

+ Kỹ năng thu thập số liệu kế toán, thống kê và tổng hợp lập báo cáo phân tích, đề xuất biện pháp thực hiện

+ Thành thạo tin học văn phòng Word, Excel, phần mềm kế toán công ty đang thực hiện

+ Có khả năng phối hợp, giao tiếp tốt với đồng nghiệp Khả năng xử lý các xung đột và mâu thuẫn trong tổ chức, khích lệ và động viên nhân viên

+ Có kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập

+ Có kỹ năng quản lý: Đánh giá kết quả công việc của nhân viên.Lập kế

hoạch, phân công và tổ chức giám sát thực hiện công việc.Tổ chức điều hành các cuộc họp trong nội bộ phòng

Các yếu tố đánh giá giá trị công việc của bộ phận gián tiếp.

150 điểm

Trung cấp: 50 điểm Cao đẳng: 80 điểm Đại học: 100 điểm Sau đại học : 150 điểm

2 Kinh nghiệmlàm việc:

200 điểm

Không đòi hỏi kinh nghiệm: 20 điểm Kinh nghiệm 1- dưới 2 năm: 80 điểm Kinh nghiệm 3- dưới 4 năm: 130 điểm Kinh nghiệm 4- dưới 5 năm: 160 điểm Kinh nghiệm >5 năm: 200 điểm

Trang 11

II Thể lực và

trí lực: 380

điểm

1.Cường độ tậptrung:

30 điểm

Bình thường: 10 điểm Theo dõi thường xuyên: 20 điểm Theo dõi anh hưởng thành kinh: 30 điểm

Lập kế hoạch từ 1 tháng đến 3 tháng: 50 điểm Lập kế hoạch 1 năm: 70 điểm

Lập kế hoạch 2 năm trở lên: 100 điểm

3.Sự hiểu biết:

50 điểm

Hiểu rõ mệnh lệnh, chỉ thị liên quan đến công

việc: 25 điểm

Hiểu rõ mệnh lệnh, chỉ thị liên quan đến công

việc của nhóm hoặc bộ phận: 35 điểm

Nắm được bản chất thông tin mới liên quanđến công việc và ảnh hưởng của nó đến công

việc: 50 điểm

4.Phán quyếttrong công việc:

50 điểm

Không cần: 10 điểm

Phải đưa ra quyết định tác động đến phòng

ban: 35 điểm

Phải đưa ra quyết định tác động đến toàn

doanh nghiệp: 50 điểm

5.Tính sáng tạo:

50 điểm

Không cần sáng tạo: 10 điểm

Tạo ra kiểu dáng sản phẩm mới cho doanh

nghiệp: 35 điểm

Tạo ra những ý tưởng mới về loại hình kinh

doanh, quản lý: 50 điểm Không cần: 10 điểm Lãnh đạo một nhóm nhỏ: 30 điểm

Trang 12

6.Năng lực lãnhđạo:

100 điểm

Lãnh đạo một phòng ban: 50 điểm Lãnh đạo một chi nhánh: 70 điểm Lãnh đạo doanh nghiệp: 100 điểm

III Môi

trường công

việc: 80 điểm

1.Quan hệ trongcông việc:

50 điểm

Không cần quan hệ với người khác: 10 điểm Quan hệ với mọi người trong phòng ban: 20 điểm

Công việc đòi hỏi phải quan hệ với mọi người

trong doanh nghiệp: 30 điểm

Công việc đòi hỏi phải quan hệ với mọi người

trong và ngoài doanh nghiệp: 40 điểm

Công việc đòi hỏi phải quan hệ thường xuyên

với nhiều người: 50 điểm

2 Môi trường vàđiều kiện làm

việc: 30 điểm

Bình thường: 10 điểm Nhiệt độ cao, tiếng ồn, bụi, mùi: 30 điểm

2.Trách nhiệmvật chất:

100 điểm

Chịu trách nhiệm đối với phương tiện công cụ

dưới 20 triệu đồng: 20 điểm Chịu trách nhiệm từ 20 – dưới 50 triệu: 50 điểm

Chịu trách nhiệm từ 50 – dưới 100 triệu: 85 điểm

Trang 13

Chịu trách nhiệm từ 100 triệu trở lên: 100 điểm

Kế toán trưởng

Trưởng phòng MKT

NV Văn thư

NV

Y tế Nhóm 1 : Kiến thức và kinh nghiệm

Trang 14

Xếp ngạch cho mỗi nhóm công việc và khoảng điểm cho từng ngạch.

- Ngạch I (dưới 300 điểm): Nhân viên văn thư, nhân viên tạp vụ, nhân viên Y tế.

- Ngạch II (từ 300 – dưới 400): Phó bản BV–QS, Chủ nhiệm nhà trẻ, phó bí thư

đoàn, nhân viên các phòng chức năng

- Ngạch III (từ 400 – dưới 500): Trưởng bản Y tế, trưởng ban BV-QS, Hiệu phó

trường đào tạo, Phó giám đốc phân xưởng cơ điện, trưởng phó chi nhánh xuất nhậpkhẩu, CBSX, QA, TCKT, QLLĐ, phó các phòng ban, trưởng ca các Xí nghiệpthành viên, Quản đốc, Trưởng ban KT, Hiệu phó trường Đào tạo nghề, Bí thư Đoànthanh niên, trợ lý Tổng giám đốc, trợ lý Giám đốc

- Ngạch IV (từ 500 – dưới 600): Trưởng các phòng ban, CBSX, QA, TCKT,

Quản lý liên doanh, Chánh văn phòng, GĐ các xí nghiệp, Phó chủ tịch công đoàn

- Ngạch V (từ 600 – dưới 700): Chủ tịch công đoàn, Giám đốc điều hành, Kế

toán trưởng

- Ngạch VI (từ 700 – dưới 800): Phó tổng giám đốc 2.

- Ngạch VII (từ 800 – 900 điểm): Phó tổng giám đốc 1.

- Ngạch VIII (từ 900 trở lên): Tổng Giám đốc.

Xác định số điểm cho từng bậc và điểm trung bình cho từng bậc.

Ngày đăng: 04/12/2017, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w