1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong sản xuất – kinh doanh của xí nghiệp Cao Su Đường Sắt

79 399 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 533 KB

Nội dung

Hiện nay sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt khốc liệt. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, cần phải lo trước tiên đến chất lượng sản phẩm, giá thành, dịch vụ hậu mãi … Cuộc cách mạng công nghệ đã giúp các nước công nghiệp phát triển đạt được nhiều thành tựu trong khâu sản xuất, chế biến, lưu thông, dịch vụ nhờ đó tiêu chuẩn hoá được các hoạt động. Hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế đã chuyển từ tiêu chuẩn hoá sản phẩm sang tiêu chuẩn hoá quá trình và hệ thống cuối thế kỷ 20. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 chính là kết quả hoạt động tiêu chuẩn hoá các quá trình hoạt động, tiêu chuẩn hoá các hệ thống quản lý. Ta đi sau không nhất thiết phải đi theo lộ trình tuần tự từ sản phảm đến quá trình hệ thống mà có thể thực hiện một lộ trình song song vừa giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm, vừa giải quyết luôn vấn đề quá trình để rút ngắn thời gian, đuổi kịp và vượt người đi trước. Đến nay Việt Nam đã có khoảng 1600 đơn vị được cấp chứng chỉ ISO 9000. Tuy nhiên vẫn còn không ít doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong vận hành và khai thác thiếu hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng này. Cho đến nay nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa chứng nhận hệ thống Quản Lý Chất Lượng Phù Hợp Đạt Tiêu Chuẩn ISO 9000 với chứng nhận chất lượng sản phẩm và coi đây ( ISO) như là chứng nhận chất lượng sản phẩm. Không ít doanh nghiệp với mục đích chỉ cần có chứng chỉ là xong, khi đã có chứng chỉ thì lại coi nhẹ việc duy trì, xây dựng hệ thống quản lý dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm không tốt, sản phẩm không có sức cạnh tranh trên thị trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường nước ngoài, giảm uy tín của doanh nghiệp trong nước đặc biệt bài học gần đây là vụ xuất khẩu hàng thuỷ sản của ta vào thị trường Nhật Bản, EU đã bị làm khó do dư lượng chất kháng sinh trong sản phẩm vẫn còn vượt mức cho phép. Việc coi chứng chỉ ISO như bảo bối mà thờ ơ việc áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng là vấn đề bức xúc hiện nay. Theo nhận định của các quản lý: “hiện đội ngũ tư vấn, xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn quản lý chấy lượng của ta chưa thực sự đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đặc thù. Ngoài ra, hành lang pháp lý để quản lý các hoạt động tư vấn _chứng nhận vẫn còn trong quá trình nghiên cứu xây dựng, chưa được hoàn thiện”. Trích tạp chí TCĐLCL số 1+2+3(78-80)/2005 “Chứng chỉ ISO-giấy thông hành đã đến DN?” Trước tình hình này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tạo lập cho mình một phương thức quản lý chất lượng thích hợp với điều kiện đất nước cũng như của doanh nghiệp mình, dựa trên cơ sở kết hợp khéo léo năng lực nội sinh, ngoại lực và chỉ bằng cách đó mới tạo được sức cạnh tranh trên thị trường đủ đương đầu với cuộc chiến hết sức căng thẳng và quyết liệt trong những năm tới, bậc thềm của tiến trình hội nhập. Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại xí nghiệp Cao Su Đường Sắt, em đã có cơ hội được tìm hiểu về qui trình áp dụng ISO 9001 trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và cũng có dịp nhận thấy bên cạnh những thành công nhất định vẫn còn những thế mạnh mà xí nghiệp chưa tận dụng triệt để. Quá trình tìm hiểu nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ của xí nghiệp đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Mai Văn Bưu đã giúp em có cái nhìn tổng quát sâu sắc và toàn diện về bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 để đánh giá thực tiễn hoạt động của xí nghiệp. Vì vậy em đã lựa chọn đè tài: “Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong sản xuất – kinh doanh của xí nghiệp Cao Su Đường Sắt” và khai thác đề tài làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Bố cục của đề tài gồm: Chương 1: Tổng quan về chất lượng, quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt khốc liệt. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, cần phải lo trước tiên đến chất lượng sản phẩm, giá thành, dịch vụ hậu mãi … Cuộc cách mạng công nghệ đã giúp các nước công nghiệp phát triển đạt được nhiều thành tựu trong khâu sản xuất, chế biến, lưu thông, dịch vụ nhờ đó tiêu chuẩn hoá được các hoạt động. Hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế đã chuyển từ tiêu chuẩn hoá sản phẩm sang tiêu chuẩn hoá quá trình và hệ thống cuối thế kỷ 20. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 chính là kết quả hoạt động tiêu chuẩn hoá các quá trình hoạt động, tiêu chuẩn hoá các hệ thống quản lý. Ta đi sau không nhất thiết phải đi theo lộ trình tuần tự từ sản phảm đến quá trình hệ thống mà có thể thực hiện một lộ trình song song vừa giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm, vừa giải quyết luôn vấn đề quá trình để rút ngắn thời gian, đuổi kịp và vượt người đi trước. Đến nay Việt Nam đã có khoảng 1600 đơn vị được cấp chứng chỉ ISO 9000. Tuy nhiên vẫn còn không ít doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong vận hành và khai thác thiếu hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng này. Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Cho đến nay nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa chứng nhận hệ thống Quản Lý Chất Lượng Phù Hợp Đạt Tiêu Chuẩn ISO 9000 với chứng nhận chất lượng sản phẩm và coi đây ( ISO) như là chứng nhận chất lượng sản phẩm. Không ít doanh nghiệp với mục đích chỉ cần có chứng chỉ là xong, khi đã có chứng chỉ thì lại coi nhẹ việc duy trì, xây dựng hệ thống quản lý dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm không tốt, sản phẩm không có sức cạnh tranh trên thị trường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường nước ngoài, giảm uy tín của doanh nghiệp trong nước đặc biệt bài học gần đây là vụ xuất khẩu hàng thuỷ sản của ta vào thị trường Nhật Bản, EU đã bị làm khó do dư lượng chất kháng sinh trong sản phẩm vẫn còn vượt mức cho phép. Việc coi chứng chỉ ISO như bảo bối mà thờ ơ việc áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng là vấn đề bức xúc hiện nay. Theo nhận định của các quản lý: “hiện đội ngũ tư vấn, xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn quản lý chấy lượng của ta chưa thực sự đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệpsản phẩm đặc thù. Ngoài ra, hành lang pháp lý để quản lý các hoạt động tư vấn _chứng nhận vẫn còn trong quá trình nghiên cứu xây dựng, chưa được hoàn thiện”. Trích tạp chí TCĐLCL số 1+2+3(78-80)/2005 “Chứng chỉ ISO-giấy thông hành đã đến DN?” Trước tình hình này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tạo lập cho mình một phương thức quản lý chất lượng thích hợp với điều kiện đất nước cũng như của doanh nghiệp mình, dựa trên cơ sở kết hợp khéo léo năng lực nội sinh, ngoại lực và chỉ bằng cách đó mới tạo được sức cạnh tranh trên thị trường đủ đương đầu với cuộc chiến hết sức căng thẳng và quyết liệt trong những năm tới, bậc thềm của tiến trình hội nhập. Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại nghiệp Cao Su Đường Sắt, em đã có cơ hội được tìm hiểu về qui trình áp dụng ISO 9001 trong quá trình sản xuất kinh doanh của nghiệp và cũng có dịp nhận thấy bên cạnh những thành công nhất định vẫn còn những thế mạnh mà nghiệp chưa tận dụng triệt để. Quá trình tìm hiểu nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ của nghiệp đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Mai Văn Bưu đã giúp em có cái nhìn tổng quát sâu sắc và toàn diện về bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 để đánh giá thực tiễn hoạt động của nghiệp. Vì vậy em đã lựa chọn đè tài: “Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong sản xuất kinh doanh của nghiệp Cao Su Đường Sắt” và khai thác đề tài làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Bố cục của đề tài gồm: Chương 1: Tổng quan về chất lượng, quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 Chương 2 : Thực trạng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 tại nghiệp Cao Su Đường Sắt Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng tại nghiệp Cao Su Đường Sắt Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000. I. CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG. 1. Chất lượng sản phẩm. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng sản phẩm xét trên nhiều góc độ, quan niệm của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế kĩ thuật nhất định. Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn để có những cái nhìn hoàn thiện và đầy đủ hơn về chất lượng sản phẩm _Theo quan điểm triết học của Mác: “chất lượng sản phẩm là mức độ, là thước đo biểu thị giá trị sử dụng của nó, giá trị sử dụng của một sản phẩm làm nên tính hữu ích của sản phẩm đó.” _ Ở các nước XHCN trước kia và TBCN những năm 30 của thế kỉ 20 thì quan điểm từ các nhà sản xuất “ chất lượng sản phẩm là những đặc tính kinh tế kĩ thuật nội tại phản ánh những nhu cầu định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế xã hội”, tuy nhiên cách nhìn nhận này làm cho chất lượng sản phẩm không thực sự gắn bó với nhu cầu và sự vận động biến đổi của nhu cầu trên thị trường với hiệu quả kinh tế và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp _Trong nền kinh tế thị trường quan niệm của những đại diện tiêu biểu, những chuyên gia về chất lượng như Crosby, Deming, Juran, Ishikawa : “Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích của người sử dụng”. _Theo tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) : “Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng kinh tế kĩ thuật của nó thể hiện sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”. Quan niệm về chất lượng sản phẩm còn được tiếp tục bổ sung phát triển mở rộng cho thích hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay cũng như nội lực của doanh nghiệp. Tóm lại, chất lượng có những đặc trưng cơ bản sau: +Mang tính chủ quan; +Không có chuẩn mực cụ thể; +Thay đổi theo thời gian, không gian và điều kiện sử dụng; +Không đồng nghĩa với sự hoàn hảo; Nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn với các doanh nghiệp. Điều đó quyết định khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, tạo uy tín, danh tiếng cơ sở tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Nó cũng tương đương với tăng năng xuất xã hội, tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên, giảm những vấn đề về ô nhiễm môi trường, kết hợp lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội và người lao động. Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Để tăng khả năng cạnh tranh về kinh tế của đất nước, góp phần từng bước khẳng định vị trí của sản phẩm Việt Nam trên thế giới doanh nghiệp cần xác lập một hệ thống các chỉ tiêu cụ thể phản ánh chất lượng sản phẩm. Đó là các thông số kinh tế –kĩ thuật và các đặc trưng riêng có của sản phẩm phản ánh tính hữư ích của nó : +Tính năng tác dụng của sản phẩm ; +Các tính chất cơ, lý, hoá như kích thước, kết cấu, thành phần cấu tạo ; +Các chỉ tiêu thẩm mĩ ; +tuổi thọ ; +Độ tin cậy ; +Độ an toàn của sản phẩm ; +Chỉ tiêu về mức gây ô nhiễm môi trường; +Tính dễ sử dụng ; +Tính dễ vận chuyển bảo quản ; +Dễ phân phối ; +Dễ sửa chữa ; +Tiết kiệm tiêu hao nguyên liệu năng lượng ; +Chi phí giá cả. Chúng không tồn tại độc lập tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn và quyết định những chỉ tiêu quan trọng nhất làm cho sản phẩm cuả mình có sắc thái riêng phân biệt với những sản phẩm đồng loại trên thị trường. Bên cạnh đó cũng cần nghiêm túc nhìn nhận những nhân tố tác động đến chất lượng sản phảm như: Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp +Nhu cầu thị trường: đây chính là động lực, định hướng cho sự cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm; +Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ: có tác động như lực đẩy tạo khả năng to lớn đưa chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên ( chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật cao hơn, thay thế nguyên vật liệu mới tốt, rẻ hơn…) +Cơ chế quản lý : vừa là môi trường, vừa là điều kiện cần thiết tác động đến phương hướng, tốc độ cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. (Cần nâng cao tính độc lập tự chủ sáng tạo, phát huy môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, xoá bỏ sức ỳ, tâm lý ỷ lại, phát huy sáng kiến cải tiến hoàn thiện chất lượng…) +Lực lượng lao động : đó cũng là điểm yếu của lao động Việt Nam hiện nay với thị trường thế giới. Lao động Việt Nam còn thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa bàn đến trình độ chuyên môn, tay nghề hay kinh nghiệm nhưng ý thức trách nhiệm, tính kỉ luật, tinh thần hợp tác là những vấn đề cần nghiêm túc nhìn nhận lại. Tuy nhiên ta lại có lợi thế ở lực lượng lao động dồi dào và giá thuê nhân công lại rẻ nên cũng làm giảm tương đối giá thành vủa sản phẩm. +Khả năng công nghệ máy móc thiết bị của doanh nghiệp : đây là yếu tố cơ bản có tác động mạnh mẽ nhất đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi trình độ hiện đại, cơ cấu, tính đồng bộ, tình hình bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị, công nghệ đặc biệt là những doanh nghiệp tự động hoá cao dây truyền và tính chất sản xuất hàng loạt. Với thực trạng Việt Nam hiện nay mỗi doanh nghiệp cần có chính sách công nghệ phù hợp tranh thủ tận dụng, chuyển giao công nghệ, đi tắt đón đầu để hoà nhập năng lực cạnh tranh trên thi trường quốc tế đặc biệt trong thời điểm quá độ của tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp +Vật tư, nguyên liệu : chủng loại, cơ cấu tính đồng bộ và chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cần thiết lập được hệ thống cung ứng nguyên liệu thích hợp trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài, hiểu biết tin tưởng lẫn nhau giữa người sản xuất và người cung ứng đảm bảo khr năng cung ứng đầy đủ kịp thời +Trình độ tổ chức quản trị và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Theo các chuỷen gia có đến 80 % vấn đè chất lượng do quản trị gây ra. Như vậy cho thấy quản trị chất lượng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu, nhận thức, trình độ cán bộ quản lý, mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch chất lượng … 2. Quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp. 2.1. Khái niệm quản trị chất lượng. Thực tế đã có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị chất lượng. Một cách chung nhất khá toàn diện do tổ chức tiêu chẩn chất lượng quốc tế ( ISO) đưa ra : “ Quản trị chất lượng là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản trị nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng những phương tiện như lập kế hoạch, điều khiển chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng”. Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thực chất quản trị chất lượng là một tầp hợp các hoạt động của chức năng quản trị như hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh. Như vậy vấn đề chất lượng sản phẩm được đặt ra và giải quyết trong phạm vi toàn bộ hệ thống bao gồm tất cả các khâu từ nghiên cứu thiết kế đến chê tạo phân phối và tiêu dùng sản phẩm. Là một quá trình liên tục mang tính hệ thống thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài 2.2 Quản lý chất lượng qua các giai đoạn. Trải qua các giai đoạn của quá trình sản xuất đã có một số mô hình quản lý chất lượng được xây dựng và trở thành nền tảng lí luận được vận dụng vào thực tiễn hoạt động của từng thời kì sản xuất với những đặc điểm riêng của từng thời kì đó. Theo sự đánh giá nhìn nhận của các chuyên gia về chất lượng thì có năm mô hình cơ bản như sau: - Mô hình thứ nhất : “kiểm tra chất lượng” Đây là hình thức đầu tiên của quản lý chất lượng. Đây là hoạt động đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. Đây chỉ là sự phân loại sản phẩm ở khâu cuối cùng không giải quyết được tận gốc vấn đề hay không tìm đúng nguyên nhân gây ra khuyết tật của sản phẩm. Đồng thời kiểm tra như vậy chi phí lớn về thời gian, nhân lực mà đọ tin cây không cao. Vì vậy chỉ sau một thời gian hình thức này đã bộc lộ nhược điểm và không còn phù hợp nữa - Mô hình thứ hai: “kiểm soát chất lượng” Đây là một bước tiến so với mô hình đầu vì người ta đã nghĩ đến sự phòng ngừa. Để kiểm soát chát lượng doanh nghiệp phải kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng + Kiểm soát con người + Kiểm soát phương pháp và qua trình + Kiểm soát nhà cung ứng Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Kiểm soát trang thiết bị tiêu dùng cho sản xuất và kiểm tra thử nghiệm + Kiểm soát thông tin - Mô hình thứ ba : “đảm bảo chất lượng” Sự quan tâm của nhà sản xuất thời kì này là hướng tới sự thoả mãn khách hàng. Cơ sở tạo niềm tin của khách hàng vào nhà sản xuất đó là sự ổn định về mặt kinh doanh, tài chính, uy tín xã hội, cơ cấu tổ chức, con người phương tiện, cách quản lý … Vì vậy nhà sản xuất phải xây dựng cho mình một hệ thống bằng chứng đảm bảo chất lượng của mình như : sổ tay chất lượng, qui trình qui định kĩ thuật, phân công người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng, phiếu kiểm nghiệm, báo cáo kiểm tra, thử nghiệm, qui định trình độ cán bộ, hồ sơ sản phẩm… - Mô hình thứ tư : “quản lý chất lượng” Cùng với đảm bảo chất lượng các doanh nghiệp đã phải tính đến hiệu quả kinh tế nhằm có giá thành rẻ nhất bằng việc tối ưu hoá các nguồn lực. Mục tiêu của quản lý chất lượng là thông qua phân tích và hoạch định dề ra những chính sách thích hợp để có thể tiết kiệm tối đa mà vẫn đảm bảo sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn. - Mô hình thứ năm :”quản lý chất lượng toàn diện“(TQM) Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn khách hàng ở mức độ tốt nhất cho phép, vì vậy bên cạnh kiểm tra, kiểm soát bảo đảm, quản lý hiệu quả chi phí, TQM còn bao gồm nhũng biện pháp nhằm thoả mãn những nhu cầu chất lượng của cả nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải được trang bị mọi điều kiện kĩ thuật cần thiết để có được chất lượng trong thông tin, chất lượng trong đào tạo, chất lượng trong hành vi, thái độ cư xử, cách cư xử trong nội bộ doanh nghiệp cũng như đối với khách hàng bên ngoài. 3. Hệ thống quản lý chất lượng. Lớp QLKT 44A Khoa : khoa học quản lý 10 . tốt nghiệp tại xí nghiệp Cao Su Đường Sắt, em đã có cơ hội được tìm hiểu về qui trình áp dụng ISO 9001 trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 để đánh giá thực tiễn hoạt động của xí nghiệp. Vì vậy em đã lựa chọn đè tài: Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong sản xuất –

Ngày đăng: 25/07/2013, 12:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9000- phiên bản 2000: Tuyển tập .NXB XD -2001 Khác
2.Nguyễn Quốc Cừ: quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM và ISO 9000, NXB KHKT, Hà Nội 2000 Khác
3.Nguyễn Kim Định : Quản lý chất lượng trong doanh nghiệp theo tiêu chuẩn Khác
4.GS.TS.Nguyễn Đình Phan : Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB KHKT Hà Nội 2002 Khác
5. GS. Nguyễn Quang Toản : Quản trị chất lượng, NXB Thống kê 1995 Khác
6. Kaoru Ishikaw : Quản lý chất lượng theo phương pháp Nhật Bản. Người dịch:Nguyễn Như Thịnh, Trịnh Trung Thành, NXB KHKT 1998 Khác
7.John S. Oakland : Quản lý chất lượng đồng bộ, NXB Thống kê 1994 Khác
11. Tạp chí Kinh tế và dự báo Số 1 -2005 Số 9 -2005 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ qui trình lập kế hoạch và triển khai sản xuất - Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong sản xuất – kinh doanh của xí nghiệp Cao Su Đường Sắt
Sơ đồ qui trình lập kế hoạch và triển khai sản xuất (Trang 27)
Sơ đồ tuyển dụng : - Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong sản xuất – kinh doanh của xí nghiệp Cao Su Đường Sắt
Sơ đồ tuy ển dụng : (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w