Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, tự do hóa thương mại, mọi thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng vào trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, năng suất trong sản xuất tăng nhanh, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều. Sự cạnh tranh giữa các công ty, các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và quyết liệt. Các doanh nghiệp luôn cố gắng, nỗ lực tìm cho mình một vị thế, một chỗ đứng trên thị trường, mở rộng thị phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được.Mặt khác, hiện nay tình hình kinh tế thế giới nói chung tình hình kinh tế trong nước nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn, lượng hàng hóa sản xuất và tiêu thụ giảm. Nhiều doanh nghiệp không bán được hàng gây ra rất nhiều hệ lụy trong quá trình sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy mà vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa luôn có tầm quan trọng và có tình thời cuộc đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Công ty TNHH TM & DV Hải Đường là công ty có tuổi đời còn non trẻ. Trong những năm qua, do sự biến động của thị trường và với sự cạnh tranh gay gắt của một số công ty cùng ngành nên tình hình hoạt động tiêu thụ văn phòng phẩm của công ty chưa hiệu quả đặc biệt với đối tượng khách hàng lớn. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trong thời gian tới, công ty cần thực hiện nhiều biện pháp cấp bách cũng như lâu dài để nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Dù mới đi vào hoạt động từ năm 2008 nhưng ban lãnh đạo công ty TNHH TM & DV Hải Đường luôn nghiên cứu tìm tòi chiến lược phát triển phù hợp với từng sự biến động của môi trường. Phát huy hết nội lực của công ty trẻ như năng động, linh hoạt, kinh doanh nhiều lĩnh vực ngành nhề cùng với đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, làm việc có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật tốt nên lợi nhuận của công ty vẫn đang liên tục tăng, được các đối tác đánh giá cao. Nắm bắt nhu cầu thị trường hiện nay về các sản phẩm và thiết bị văn phòng ngày càng cao nên ban lãnh đạo công ty xác định phải đổi mới mình cùng với việc mở rộng sản phẩm sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thị trường hiệu quả nhất. Qua việc khảo sát hiện trạng của hệ thống quản lý bán hàng và bộ phận bán hàng tại Công ty TNHH Hải Đường nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tiêu thụ hàng hóa ở công ty hiện nay. Xuất phát từ các vấn đề trên em xin lựa chọn đề tài“ Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ văn phòng phẩm của công ty TNHH Hải Đường” làm đề tài chuyên đề thực tập cuối khóa của mình.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHU VĂN AN KHOA KINH TẾ & QTKD CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ VĂN PHÒNG PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TM & DV HẢI ĐƯỜNG Tháng 04/2012. GVHD : PGS – GVCC Đồng Xuân Ninh Sinh Viên : Trần Thanh Huyền Lớp : 08QT1 Khóa : III MSSV : 0854020040 SV:Trần Thanh Huyền GS – GVCC Đồng Xuân Ninh MSSV:0854020040 MỤC LỤC Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI………………………………………………………. 8 1.1 Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại…………………………………………………………………………………8 1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại……………….8 1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại……….………6 1.2 .Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại……………………………………………………………………………… 12 1.2.1. Nghiên cứu thị trường ……………………………………………… … 12 1.2.2. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm và lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm…………………………………………………………………………… 13 1.2.2.1 Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm ……………………………… 13 1.2.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm . 19 1.2.3 Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán . 20 1.2.4 Tổ chức hoạt động bán hàng . 20 1.2.5. Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm 21 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại . 22 1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp thương mại 22 1.3.1.1 Định hướng sản xuất . 22 1.3.1.2 Hình ảnh và uy tín của sản phẩm của doanh nghiệp trên thương trường . 23 1.3.1.3. Mạng lưới tiêu thụ và bộ máy tổ chức tiêu thụ . 23 1.3.1.4. Trình độ công nghệ và khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 23 1.3.1.5. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp 23 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp thương mại . 24 1.3.2.1 Các yếu tố kinh tế . 24 2 SV:Trần Thanh Huyền GS – GVCC Đồng Xuân Ninh MSSV:0854020040 1.3.2.2. Khách hàng . 26 1.3.2.3. Nhà cung cấp 36 1.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh 27 1.4. Sự cần thiết phải thúc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại . 28 1.4.1 Tiêu thụ sản phảm đảm bảo tăng doanh số và lợi nhuận …………………….29 1.4.2 Tiêu thụ sản phẩm đảm bảo tăng tài sản vô hình cho doanh nghiệp thương mại 29 1.4.3 Tiêu thụ sản phẩm bảo đảm phát triển thị phân . 25 1.4.4 Tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh 25 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ VĂN PHÒNG PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH TM & DV HẢI ĐƯỜNG 30 2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công 30 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH TM & DV Hải Đường 30 2.1.2. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH TM & Hải Đường . .30 2.1.2.1. Bộ máy tổ chức của công ty TNHH TM & DV Hải Đường . 30 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 32 2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TM & DV Hải Đường 32 2.2 Thực trạng hoạt động tiêu thụ văn phòng phảm của công ty TNHH TM & DV Hải Đường . 33 2.2.1 Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 34 2.2.2 Kết quả tiêu thụ văn phòng phẩm của công ty . 37 2.3 Đánh giá hoạt động tiêu thụ văn phòng phẩm của công ty . 43 2.3.1 Những ưu điểm 43 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại những hạn chế đó 44 3 SV:Trần Thanh Huyền GS – GVCC Đồng Xuân Ninh MSSV:0854020040 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ VĂN PHÒNG PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH TM & DV HẢI ĐƯỜNG . 47 3.1 Định hướng phát triển, phương hướng cần hoàn thiện trong quá trình hoạt động tiêu thụ văn phòng phẩm của công ty TNHH TM & DV Hải Đường 47 3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh/ hoạt động tiêu thụ văn phòng phẩm của công ty của công ty TNHH TM & DV Hải Đường . 47 3.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ trong hoạt động tiêu thụ văn phòng phẩm của doanh nghiệp ……… …………………………………………………………………… ………48 3.2 Giải pháp và đề xuất để đẩy mạnh tiêu thụ văn phòng phẩm của công ty TNHH TM & DV Hải Đường …… . …………………………….………… 49 3.2.1 Các biện pháp chung đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ văn phòng phẩm của công ty TNHH TM & DV Hải Đường……………………………….…….… . 49 3.2.1.1 Biện pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm ………………….……… . 49 3.2.1.2 Biện pháp về sản phẩm tiêu thụ ………………………… …………… 51 3.2.1.3 Biện pháp về nhân lực cho hoạt động tiêu thụ … …………………… 54 3.2.1.4 Biện pháp hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm ……………………… 54 3.2.2. Một số biện pháp riêng đối với từng dòng sản phẩm ……………………… 56 3.2.2.1. Đối với dòng sản phẩm văn phòng ……………………………… … .56 3.2.2.2. Đối với dòng sản phẩm trường học ………… ….……………………. 57 3.3 Điều kiện thực hiên và một số kiến nghị …………….……………………. 58 3.3.1 Điều kiện thực hiện ……………………….…………….………………….……. 58 3.3.2 Một số kiến nghị ………………………………………………………………… 59 3.3.2.1 Kiến nghị với chính phủ về chính sách ………………….……………. 59 3.3.2.1 Kiến nghị với ngành …………………………………….…….……… 60 3.3.2.2 Kiến nghị với chính quyền địa phương ………………… …………….60 KẾT LUẬN …………………………………………………………………… 61 4 SV:Trần Thanh Huyền GS – GVCC Đồng Xuân Ninh MSSV:0854020040 LỜI MỞ ĐẦU 1.Cơ sở lựa chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa, tự do hóa thương mại, mọi thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng vào trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, năng suất trong sản xuất tăng nhanh, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều. Sự cạnh tranh giữa các công ty, các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và quyết liệt. Các doanh nghiệp luôn cố gắng, nỗ lực tìm cho mình một vị thế, một chỗ đứng trên thị trường, mở rộng thị phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được.Mặt khác, hiện nay tình hình kinh tế thế giới nói chung tình hình kinh tế trong nước nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn, lượng hàng hóa sản xuất và tiêu thụ giảm. Nhiều doanh nghiệp không bán được hàng gây ra rất nhiều hệ lụy trong quá trình sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy mà vấn đề đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa luôn có tầm quan trọng và có tình thời cuộc đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Công ty TNHH TM & DV Hải Đường là công ty có tuổi đời còn non trẻ. Trong những năm qua, do sự biến động của thị trường và với sự cạnh tranh gay gắt của một số công ty cùng ngành nên tình hình hoạt động tiêu thụ văn phòng phẩm của công ty chưa hiệu quả đặc biệt với đối tượng khách hàng lớn. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trong thời gian tới, công ty cần thực hiện nhiều biện pháp cấp bách cũng như lâu dài để nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Dù mới đi vào hoạt động từ năm 2008 nhưng ban lãnh đạo công ty TNHH TM & DV Hải Đường luôn nghiên cứu tìm tòi chiến lược phát triển phù hợp với từng sự biến động của môi trường. Phát huy hết nội lực của công ty trẻ như năng động, linh hoạt, kinh doanh nhiều lĩnh vực ngành nhề cùng với đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, làm việc có tinh thần trách nhiệm, kỷ luật tốt nên lợi nhuận của công ty vẫn đang liên tục tăng, được các đối tác đánh giá cao. Nắm bắt nhu cầu thị trường hiện 5 SV:Trần Thanh Huyền GS – GVCC Đồng Xuân Ninh MSSV:0854020040 nay về các sản phẩm và thiết bị văn phòng ngày càng cao nên ban lãnh đạo công ty xác định phải đổi mới mình cùng với việc mở rộng sản phẩm sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thị trường hiệu quả nhất. Qua việc khảo sát hiện trạng của hệ thống quản lý bán hàng và bộ phận bán hàng tại Công ty TNHH Hải Đường nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động tiêu thụ hàng hóa ở công ty hiện nay. Xuất phát từ các vấn đề trên em xin lựa chọn đề tài“ Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ văn phòng phẩm của công ty TNHH Hải Đường” làm đề tài chuyên đề thực tập cuối khóa của mình. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thương mại. Tìm hiểu tình hình tiêu thụ văn phòng phẩm tại công ty TNHH TM & DV Hải Đường. Tìm hiểu về thị trường văn phòng phẩm hiện nay. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH TM & DV Hải Đường. Đối tượng nghiên cứu: Là tiêu thụ sản phẩm trong môi trường cạnh tranh gay gắt và kinh tế nhiều biến động. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Công ty TNHH TM & DV Hải Đường Về thời gian: Từ 01/2012 đến 04/ 2012 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh là chủ yếu. 6 SV:Trần Thanh Huyền GS – GVCC Đồng Xuân Ninh MSSV:0854020040 Kết cấu chuyên đề: gồm 3 chương chính (ngoài phần phụ lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo) Chương 1: Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thương mại. Chương 2: Thực trạng tiêu thụ văn phòng phẩm của công ty TNHH TM & DV Hải Đường. Chương 3: Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ văn phòng phẩm của công ty TNHH Hải Đường. 7 SV:Trần Thanh Huyền GS – GVCC Đồng Xuân Ninh MSSV:0854020040 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI. 1.1 Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại. 1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại. Trao đổi hàng hóa hay còn gọi là tiêu thụ hàng hóa đã xuất hiện rất sớm cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và trình độ phân công lao động xã hội thì trình dộ, phạm vi của quan hệ trao đổi cũng phát triển không ngừng và đã trải qua nhiều hình thức khác nhau. Do đó tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà tiêu thụ hàng hóa có thể được khái niệm khác nhau: Theo quan điểm cổ điển thì tiêu thụ hàng hóa được hiểu là quá trình hàng hóa di chuyển từ người bán sang người mua và đồng thời là quá trình chuyển quyền sở hữu. Theo quan điểm hiện đại thì tiêu thụ hàng hóa được hiểu là một quá trình phát hiện nhu cầu, là quá trình tác động tổng hợp để làm cho nhu cầu được phát hiện tăng lên quá giới hạn điểm dừng và buộc khách hàng phải thực hiện hành vi mua hàng để thỏa mãn nhu cầu. Theo luật thương mại Việt Nam thì tiêu thụ hàng hóa thực chất là việc thực hiện giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa chio người mua và người bán nhận tiền từ người mua theo sự thỏa thuận giữa người bán và người mua. Trong doanh nghiệp các hoạt động kinh doanh, mua bán nối tiếp nhau với nhiều công đoạn. Trước kia nền kinh tế còn bao cấp, hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là hoạt động sản xuất, hoạt động mua bán chỉ mang tính hình thức. Còn trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp là một chủ thể độc lập cho nên hoạt động của doanh nghiệp phải gắn liền 3 khâu: mua – sản xuất – tiêu thụ. Tiêu thụ hàng hóa là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ hàng hóa được ví như cái cầu nối giữa sản xuất và sự đáp ứng nhu cầu tiêu dung của thị trường. Sản phẩm hàng hóa trong nền kinh tế thị trường không được sản xuất và bán ra theo kế hoạch với mức giá đã định từ trước mà doanh nghiệp cần phải quan tâm 8 SV:Trần Thanh Huyền GS – GVCC Đồng Xuân Ninh MSSV:0854020040 đến khách hàng đến thị trường. Các doanh nghiệp phải trả lời 3 câu hỏi: sản xuất kinh doanh cái gì? Sản xuất kinh doanh như thế nào? Và cho ai? Cho nên việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cần phải được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ hàng hóa được hiểu như là hoạt động bán hàng với chức năng chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng và thu tiền. Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất( DNSX) hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa( DNTM) và cuối cùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất. Tiêu thụ hàng hóa là quá trình thực hiện gía trị, giá trị sử dụng của hàng hóa, thong qua tiêu thụ mà hàng hóa được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu xã hội. Doanh nghiệp thương mại có sự khác biệt với doanh nghiệp khác về đối tượng, lao động của các doanh nghiệp thương mại là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh và nhiệm vụ của doanh nghiệp thương mại không phải là tạo ra giá trị sử dụng và giá trị mới mà là thực hiện giá trị của hàng hóa, đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Chính vì thế doanh nghiệp thương mại có thể thực hiện một hoặc nhiều hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại gồm một số hành vi thương mại( theo luật thương mại của nhà nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có 14 loại). Bên cạnh đó doanh nghiệp thương mại cũng có thể thực hiện các hoạt động khác như sản xuất, cung ứng dịch vụ, đầu tư tài chính… nhưng tỷ trọng hoạt động thương mại vẫn là chủ yếu. Với xu hướng phát triển ngày nay, doanh nghiệp thương mại có quan hệ rất chặt chẽ và xâm nhập vào các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ dưới hình thức đầu tư vốn cho sản xuất đặt hàng kết hợp thực hiện các dịch vụ trong và sau bán hàng. Việc làm này nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng giúp cho họ có ấn tượng tốt đẹp và ảnh hưởng tới phụ thuộc vào doanh nghiệp thương mại của mình. 9 SV:Trần Thanh Huyền GS – GVCC Đồng Xuân Ninh MSSV:0854020040 Do đó hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại bao gồm 2 quá trình có lien quan: Một là: Các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị, tiếp nhận, phân loại bao gói, lên nhãn mác, xếp hàng vào kho, chuẩn bị đóng bộ, vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng. Hai là: Các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức lên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu thị trường, tổ chức bán hàng, đào tạo bồi dưỡng và quản trị lực lượng bán hàng. Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại là khối lượng hàng hóa mà doanh nghiệp thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu bán hàng là một lượng tiền mà doanh nghiệp thu được do thực hiện bán hàng hóa trên thị trường trong một thời kỳ và được xác định bởi công thức: M = 1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp thương mại. Trong doanh nghiệp thương mại tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp vì đây là hoạt động chính tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị hàng hóa, giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là chuyển vốn vật chất thành vốn tiền tệ, thu được lợi nhuận, tạo cơ sở tích lũy và tái kinh doanh mở rộng. Theo đó ta có sơ đồ: Sơ đồ 1: Quá trình sản xuất và TTHH 10 Tiền Hàng Sản xuất ( Hàng)’ ( Tiền)’ Tiêu thụ