MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài nghiên cứuThực tiễn hoạt động ngân hàng trên thế giới, cũng như hoạt động ngânhàng ở Việt Nam trong hơn 28 năm đổi mới vừa qua, nhất là từ năm 2007 đếnnay khi
Trang 1-+ TRẦN THỊ NGỌC TRÂM
QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Hà Nội - 2017
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Tô Ngọc Hưng
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Ngân hàng
Trang 3MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Thực tiễn hoạt động ngân hàng trên thế giới, cũng như hoạt động ngânhàng ở Việt Nam trong hơn 28 năm đổi mới vừa qua, nhất là từ năm 2007 đếnnay khi xảy ra cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở tại Mỹ cho thấy, cácNgân hàng thương mại (NHTM) phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh của mình, từ rủi ro tín dụng đến rủi ro thanh khoản, rủi ro lãisuất, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động Vì vậy bản thân các NHTM đã phảithường xuyên quan tâm đến quản trị rủi ro, những năm gần đây càng đặt ratính cấp bách phải tăng cường hơn nữa công tác quản trị rủi ro trong toàn bộcác hoạt động kinh doanh của mình để phù hợp với những diễn biến mới củamôi trường kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế
Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (VCB) đi đầutrong quản trị rủi ro nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế mở cửathị trường dịch vụ tài chính theo cam kết quốc tế, giảm thiểu những thiệt hại,hạn chế rủi ro cho khách hàng và cho ngân hàng Tuy nhiên do các nguyênnhân khách quan và chủ quan khác nhau, đặc biệt là diễn biến của môi trườngkinh tế vĩ mô khó khăn, phức tạp và khó lường của tình hình xã hội, nênđang đặt ra tính cấp bách đối với VCB trong việc tiếp tục nâng cao năng lựcquản trị rủi ro
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng vàtìm ra các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quảquản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại VCB là hết sức cần thiết Do
vậy, tác giả đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro củaNgân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam” làm công trình nghiên cứu Luận án tiến sỹ
kinh tế của mình
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trang 4- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn cơ sở lý thuyết về quản trị rủi
ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM
- Phân tích và đánh giá sát thực tiễn thực trạng quản trị rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh của VCB trong giai đoạn 2009 – 2015 Trên cơ sở đó đánhgiá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi, có cơ sở khoa học,
có tính thuyết phục nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinhdoanh của VCB giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM
3.2.Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Chủ thể nghiên cứu được thực hiện tại VCB; Kháchthể nghiên cứu tập trung vào 5 lĩnh vực quản trị rủi ro quan trọng nhất: quảntrị rủi ro tín dụng, lãi suất, tỷ giá, thanh khoản và quản trị rủi ro hoạt động.Các loại rủi ro khác tùy theo cách phân loại, như: rủi ro thị trường, rủi rongoại hối, rủi ro đạo đức, rủi ro nguồn vốn,… được lồng ghép phân tích,nghiên cứu dưới góc độ nguyên nhân của 5 loại rủi ro nói trên
- Góc độ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và kiến nghị là luận án tiến
sỹ, cá nhân nghiên cứu sinh
- Về thời gian: Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanhcủa VCB được tập trung ở giai đoạn 2009-2015
4 Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án làm rõ những cơ sở lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Trang 5Thứ hai, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh
tại VCB thời gian 2009 – 2015, những kết quả đạt được, hạn chế, nguyênnhân của những hạn chế
Thứ ba, từ những hạn chế nêu trên, tác giả đề xuất một hệ thống giải
pháp nhằm tăng cường, hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanhtại VCB
5.Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan, danh mục bảng biểu sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục nội dung chính của luận án gồm khoảng 190 trang chuẩn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh
doanh tại ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng Thương mại
1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại
Tại Điều 4 Giải thích từ ngữ, Luật các tổ chức tín dụng (2010) cũngnêu rõ: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cảcác hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định củaLuật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”
1.1.1.2 Một số hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Trang 6Hoạt động huy động vốn; Hoạt động tài trợ; Hoạt động thanh toán vàcác hoạt động khác.
1.1.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làmcho chủ thể không đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạtđộng, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất những cơ hội thị trường
1.1.2.2 Các loại rủi ro cơ bản của Ngân hàng thương mại
Trong phạm vi luận án đề cập đến các loại rủi ro: Rủi ro tín dụng; Rủi
ro lãi suất; Rủi ro ngoại hối; Rủi ro nguồn vốn; Rủi ro thanh khoản; Rủi rohoạt động
1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm
Theo quan điểm của Luận án, Quản trị rủi ro: Là việc xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình các hoạt động kinh doanh dịch vụ; tổ chức, điều hành, triển khai và thực hiện chiến lược, chính sách và các quy trình liên quan đến các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất mà ngân hàng có thể chấp nhận được.
1.2.2 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại
Hoạt động quản trị rủi ro trong NHTM là hết sức cần thiết nhằm đảmbảo tính hiệu quả trong quá trình hoạt động, đạt được mục đích nhất định,nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng
1.2.3 Mô hình quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại
Mô hình quản trị rủi ro tại ngân hàng bao gồm các nội dung: Chiếnlược và khẩu vị rủi ro; Chính sách, định hướng và mục tiêu QTRR; Phươngpháp luận và phương pháp đo lường; Quy trình đánh giá; Con người – Nguồnlực – Hệ thống; Kiểm soát và báo cáo
Trang 71.2.4 Nội dung quản trị một số rủi ro cơ bản trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiếnlược, chính sách, biện pháp có liên quan đến hoạt động tín dụng để nhằmngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH
Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các nội dung: Chính sách tín dụng;Quy trình tín dụng; Nhận diện rủi ro liên quan đến khách hàng vay; Chấmđiểm khách hàng; Phân loại nợ; Hệ thống kiểm tra kiểm soát tín dụng; Chínhsách trích lập dự phòng và xử lý rủi ro
1.2.4.2.Quản trị rủi ro tỷ giá
Quản trị rủi ro tỷ giá là tổng thể các biện pháp nhằm nhận dạng, đánhgiá, kiểm soát, giảm thiểu những tổng thất, mất mát trong hoạt động kinhdoanh ngoại tệ của NHTM Quản trị rủi ro tỷ giá bao gồm các nội dung: Sửdụng các phương pháp dự báo tỷ giá; Lựa chọn ngoại tệ thanh toán; Sử dụnghợp đồng xuất nhập khẩu song hành; Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá; Sửdụng thị trường tiền tệ; Lựa chọn các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ
1.2.4.3.Quản trị rủi ro lãi suất
Quản trị rủi ro lãi suất chính là việc các ngân hàng thiết lập hệ thống quy trình nhằm nhận biết, định lượng, giám sát, kiểm soát những tổn thất đang và sẽ gây ra đối với thu nhập của ngân hàng do biến động của lãi suất để từ đó có thể đề ra những chiến lược, chính sách hoặc sử dụng những công cụ nhằm phòng ngừa, hạn chế tới mức tối đa những ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất tới thu nhập của ngân hàng một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục Nội dung của quản trị rủi ro lãi suất bao gồm: Nhận biết rủi ro và dự báo lãi suất; Chiến lược quản lý rủi ro lãi suất; Chiến lược quản lý chênh lệch thời lượng; Phòng ngừa rủi ro lãi suất.
1.2.4.4 Quản trị rủi ro thanh khoản
Trang 8Theo Rudolf Duttweiler (2010), Quản trị rủi ro thanh khoản l à việc NH sử dụng hệ thống các cơ chế quản lý, giải pháp nghiệp vụ và công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cân bằng cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống rủi ro thanh khoản nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời cho NH Nội dung của quản trị rủi ro thanh khoản bao gồm: Sử dụng phương pháp
truyền thống (phân tích thanh khoản tĩnh); Sử dụng phương pháp hiện đại (phân tích thanh khoản động).
1.2.4.5 Quản trị rủi ro hoạt động
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cũng đã tổng kết 4 vấn đề chính baohàm 10 nguyên tắc vàng trong quản trị RRHĐ: Tạo ra môi trường quản trị rủi
ro phù hợp; Quản trị rủi ro: xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát; Vai tròcủa cơ quan giám sát; Vai trò của việc công bố thông tin
1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại ANZ - Australia
- Đã áp dụng thành công các mô hình quản trị rủi ro tín dụng một cáchlinh hoạt và phù hợp
- Áp dụng quản trị rủi ro tín dụng trên cả 2 khía cạnh rủi ro riêng biệt vàrủi ro danh mục
1.3.2 Quản trị rủi ro tỷ giá
- Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp của các ngân hàngSingapore
- Kinh nghiệm về mô hình tổ chức nghiệp vụ của Malaysia và TrungQuốc
1.3.3 Quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng tại Trung Quốc
- Xây dựng đường cong lãi suất chuẩn để dự báo biến động của lãi suấtthị trường
- Sử dụng giao dịch Swap lãi suất
Trang 9- Quy định chặt chẽ về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
1.3.4 Quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng một số nước trên thế giới
- Bài học về quản trị rủi ro thanh khoản yếu kém dẫn đến sự sụp đổ củangân hàng Northern Rock – nước Anh năm 2007
- Bài học từ về quản trị rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng thương mạitại Argentina từ cuộc khủng hoảng năm 2001
1.3.5 Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động
- Kinh nghiệm của một số ngân hàng ở châu á về tiếp cận rủi ro tíndụng và rủi ro hoạt động theo khuyến nghị của Basel II
- Kinh nghiệm của một số ngân hàng khác trên thế giới về quản trị rủi
quản trị rủi ro lãi suất
Thứ ba, xây dựng cơ cấu tổ chức và chiến lược quản trị rủi ro hoạt động
có hiệu quả
Thứ tư, chủ động và linh hoạt trong quản trị rủi ro thanh khoản.
Thứ năm, tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các ngân hàng thương
mại trong quản trị rủi ro
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển
Trang 10VCB tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Quốc gia ViệtNam được thành lập ngày 20/01/1955 theo Nghị định 443/TTg của Thủ tướngChính phủ Tháng 5/2008, VCB hoàn thành quá trình cổ phần hóa theo hìnhthức giữ lại nguyên phần vốn Nhà nước và phát hành thêm cổ phần mớichiếm 30% vốn điều lệ, chính thức chuyển sang NHTM cổ phần Ngoạithương Việt Nam.
2.1.2 Một số chỉ tiêu cơ bản
2.1.2.1 Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản tăng trưởng khá, ổn định qua các năm, song vốn chủ sởhữu của VCB thì tăng trưởng không tương xứng trong giai đoạn 2009 – 2015
2.1.2.2 Quy mô tổng tài sản và vốn hóa thị trường chứng khoán
Trong giai đoạn 2009 – 2015, quy mô tổng tài sản và quy mô vốn hoá thịtrường của VCB tăng trưởng ổn định trong điều kiện hoạt động ngân hàng cónhiều khó khăn, môi trường kinh doanh ngân hàng có nhiều diễn biến phứctạp, rủi ro đa dạng, thị trường chứng khoán trồi sụt thất thường
2.1.2.3 Một số chỉ tiêu và hoạt động kinh doanh khác
Các chỉ tiêu cơ bản về dư nợ cho vay lợi nhuận trước thuế và sau thuếđều tăng khá ổn định, ở mức cao qua các năm 2009 - 2015, chỉ tiêu lợi nhuậnthuần sau thuế về cơ bản là ổn định, tăng nhẹ trong các năm 2014 - 2015.Công ty kinh doanh chứng khoán Vietcombank – VCBS có lợi nhuậntrước thuế đạt 119,68 tỷ đồng; Năm 2015 đạt hơn 92,0 tỷ đồng Thời điểmgần nhất đó là hết năm 2015, công ty cho thuê tài chính có LNTT đạt hơn41,0 tỷ đồng, không đạt kế hoạch đề ra
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.2.1 Quản trị rủi ro tín dụng
Trang 11- Ban hành đầy đủ và thắt chặt quy trình cho vay.
- Tuân thủ nghiêm túc quy trình thẩm định
- Thẩm định dựa trên các yếu tố định lượng
- Thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra khi giải ngân tiền vay
- Thực trạng hoạt động tín dụng
Đến hết năm 2015, VCB có quy mô dư nợ tín dụng đạt 387.152 tỷđồng, tăng 19,74% so với năm 2014, cao hơn tăng trưởng của toàn hệ thốngNHTM Việt Nam (17,3%) Cơ cấu tín dụng trong giai đoạn 2009 - 2015 thayđổi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu định hướng và chiến lược pháttriển của VCB
- Thực trạng chất lượng tín dụng
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
0 100 200 300 400
Biểu đồ 2.2 Diễn biến nợ xấu của VCB năm 2015
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2015
Trang 12Hàng năm, chất lượng tín dụng của VCB về cơ bản được kiểm soátđúng mục tiêu Mặc dù do ảnh hưởng từ khó khăn kéo dài, sức cầu của nềnkinh tế yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã làm giatăng nợ xấu của các NHTM Dư nợ xấu tại thời điểm 31/12/2015 là 7.137 tỷđồng Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,84%, giảm 0,47 điểm % so với năm 2014, thấphơn mức khống chế kế hoạch (2,5%).
Thu hồi nợ đã xử lí dự phòng rủi ro của VCB trong 7 năm gần đây có
xu hướng chuyển biến tích cực.Năm 2015, Thu hồi nợ ngoại bảng đạt kết quảkhả quan, phản ánh nỗ lực của toàn hệ thống và hiệu quả tổng thể các giảipháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt trong thu hồi nợ.Thu hồi nợ ngoại bảng đạt2.511 tỷ đồng (ghi vào thu nhập 2.087 tỷ đồng, đạt 104,25% kế hoạch HĐQTgiao); trong đó thu nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro 1.834 tỷ đồng, thu nợ đãbán cho VAMC 677 tỷ đồng
2.2.2 Quản trị rủi ro tỷ giá
- Phòng ngừa rủi ro tỷ giá
VCB ban hành đầy đủ các quy định về chỉ đạo điều hành kinh doanhngoại tệ, về tỷ giá mua và tỷ giá bán, về trạng thái ngoại tệ, về mua bán ngoại
tệ với khách hàng, trong hoạt động TTQT, bảo lãnh mở L/C theo quy địnhcủa Pháp lệnh quản lý ngoại hối, các quy định của NHNN và các quy địnhkhác có liên quan của pháp luật, đông thời triển khai và giám sát triển khaiđầy đủ, nghiêm túc các quy định được ban hành VCB linh hoạt theo sát diễnbiến của thực tế Bên cạnh đó, hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá còn nhiều bấtcập, giai đoạn 2009-2015 nhiều bộ chứng từ đã bị NH nước ngoài từ chối thanhtoán Nhìn chung trong giai đoạn 2009-2015 bằng những cách thức khác nhauVCB đã thực hiện công tác quản trị rủi ro tỷ giá nhưng chưa thực sự bài bản
- Quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
Trang 13Trong giai đoạn 2009 – 2015 mặc dù gặp nhiều khó khó khăn, tháchthức từ bối cảnh kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các đối thủ,song với các biện pháp đến phòng ngừa rủi ro tỷ giá cơ bản được triển khai đãtác động tích cực đến kết quả hoạt động thanh toán XNK và kinh doanh ngoại
tệ, hai lĩnh vực này vẫn tăng trưởng khá qua các năm
Biểu đồ 2.1 Diễn biến phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại giữa các tháng trong năm 2015 của VCB
Trong năm 2015, VCB đạt doanh số kinh doanh ngoại tệ tăng 3,7% sovới năm 2014, chuyển tiền kiều hối tăng 11,8%
- Thực trạng khảo sát hai năm gần đây nhất
Thị trường ngoại hối 2014 khá ổn định, tỷ giá bình quân liên ngân hàngđiều chỉnh khoảng 1% vào tháng 6 và tính chung cả năm tăng khoảng 1,5%,không quá 2% cho năm 2014 dự kiến của NHNN Kết quả khảo sát diễn biến
tỷ giá chuyển khoản, tỷ giá bán ra của VCB trong năm 2015 luôn theo sát tỷgiá công bố của NHNN nhưng theo hướng linh hoạt, phù hợp với thực tiễndiễn biến của thị trường ngoại tệ