Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển tất yếu của xã hội loài người,là thành tựu văn minh của nhân loại.Như chúng ta đã biết,đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH),đó là nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa. Về thực chất đây chính lànền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN. Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta,do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã dành được nhiều thắng lợi bứoc đầu mang tínhquyết định,quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN. Tiến tới Đại hội Đảng lần thứ X,trong thời gian gần đây ở các tổ chức Đảng của các giai cấp các ngành,các đơn vị,các tổ chức kinh tế,xã hội đã diễn ra nhiều cuộc thảo luận sô nổi,nghiêm túc về bản dự thảo văn kiện Đại hội Đảng nhiệm kì tới tiếp tục đẩy mạnh đổi mới,một mặt đó là sự khẳng định những thành tựu đat được sau 20 năm.
Trang 1Tại sao nước ta phải pháp triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Muốn vậy ta phải làm gì? Liên hệ với Hà Nội.
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển tất yếu của xã hội loài người,là thành tựu văn minh của nhân loại.Như chúng ta đã biết,đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH),đó là nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa Về thực chất đây chính lànền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN
Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta,do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã dành được nhiều thắng lợi bứoc đầu mang tínhquyết định,quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN
Tiến tới Đại hội Đảng lần thứ X,trong thời gian gần đây ở các tổ chức Đảng của các giai cấp các ngành,các đơn vị,các tổ chức kinh tế,xã hội đã diễn ra nhiều cuộc thảo luận sô nổi,nghiêm túc về bản dự thảo văn kiện Đại hội Đảng nhiệm
kì tới tiếp tục đẩy mạnh đổi mới,một mặt đó là sự khẳng định những thành tựu đat được sau 20 năm Mặt khác,là xu thế phát triển tất yếu nhằm đạt mục tiêu CNXH ở nươc ta Song công cuộc đổi mới là một quá trình sang tạo và tìm tòi,thử ngiệm và đúc kết từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện,tất nhiên không tránh khỏi những vấp váp,khuyết điểm.Đổi mới toàn diện trong đó đổi mới về kinh tế
là trọng tâm,để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế thì trước hết phải đổi mới nhận thức về các vấn đề kinh tế.Đó là thực trạng đặt ra cho chúng
ta hiện nay.Nếu như Đại hội Đảng VI đánh dấu bước khởi đầu cho sự nghiệp đổi mới la chuyển sang “phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN thì sau
Trang 220 năm đổi mới, nền kinh tế đang từng bước được hình thành phát triển theo một thể chế kinh tế – thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
Trang 3NỘI DUNG
I/TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1,Kinh tế thị trường :
Sự nghiêp đổi mới ở Viêt Nam theo định hướng XHCN là một tất yếu lịch sử.Nó nhằm dẫn đến những mục tiêu rts cụ thể và mang tính cách mạng.Nó thay cũ đổi mới
hàng loạt vấn đề về lý luận và thực tiễn,cả về kinh tế và chu trình xã hội,nó bảo
vệ phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin va tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện,hoàn cảnh mới
Như chúng ta đã biết,từ khi CNXH được xây dựng tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,cơ chế vận hành và quản
lý kinh tế nay dựoc duy trì trong một thời gian khá dài và xem như một đặc trưng riêng biệt của CNXH,là cáI đối lập với cơ chế thị trường của CNTB.Sự thực thì không phải hoàn toàn như vậy,nền kinh tế tâp trung không chỉ là sản phẩm riêng biệt của CNXH,cũng như nền KTTT không phải duy nhất được thiết lập trong CNTB.Nền kinh tế tập trung đã được các nước tư bản áp dụng từ trước nhiều nước xá lập chế độ XHCN.Nhưng các nước TBCN đã xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sau khi chiến tranh klết thúc và đã đạt được những thành tựu lớn về kinh tế xã hội.Nhưng công bằng mà nói nền KTTT cũng chưa phải là cái duy nhất bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển của xã hội
Trong thời kì quá độ lên CNXH thì sự tồn tại của nền sản suất hàng hoá là lẽ đương nhiên.Kinh tế hàng hoá hiểu theo nghĩa rộng là sản xuất hàng hoá ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi,mua bán ở trên thị trường.Kinh tế hàng hoá là mở các mối quan hệ kinh tế đều dựa trên hình thái giá trị (tiền tệ).KTTT là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá,trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và
“đầu ra” của sản suất dều là yếu tố tự do mua bán trên thị trường kể cả sản phẩm của chất xám,vào thị trường.Trước kia trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo thì
Trang 4đó là nền KTTT tự điều tiết.Còn ngày nay là cạnh tranh không hoàn hảo thì đó
là nền KTTT của XHCN
Nói đến KTTT thì cần phảI xác định điều kiện ra đời và tồn tại của nó.Có quan niệm cho rằng,KTTT ra đời và tồn tại khi có hai diều kiện là phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu(về tư liệu sản suất).Trong xã hội có chế độ tư hữu,các cá nhân được quyền sỡ hữu riêng về tư liệu sản suất,còn trong xã hội có chế độ công hữư thì ngược lại,các cá nhân không được quyền sở hữu riêng về tư liệu sản suất.Xã hội nào ít nhiều cũng có sự phân công lao động,nhưng không phải xã hội nào cũng có chế độ tư hữu Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ tuy
có sự phân công lao động nhưng cha có chế độ tư hữu và do đó chưa có KTTT.KTTT chỉ tồn tại trong các xã hội có chế độ tư hữu Không có hai điều kiện trên thì không thể có KTTT
Quan niệm khác lai cho rằng,một xã hội trong đó không có chế độ tư hữu nhưng vẫn có thể có sự tồn tại của KTTT.Chẳng hạn,một số tác giả viết :”Các sách giáo khoa kinh tế chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đâyviết rằng :hai diều kiện ra đời và tồn tại của kinh tế hàng hoá là sự phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản suất.Mặt khác.lại quá nhấn mạnh chế
độ tư hữu hàng giờ để ra CNTB,nên đã nóng vội xoá bỏ ngay chế độ tư hữu,xác lập chế độ công hữu khi lực lượng sản suất còn lạc hậu để tiến nhanh,tiến mạnh lên CNXH.Từ đó,đi đến kết luận sai lầm rằng vì không có chế độ tư hữu nên cũng không còn sản suất hàng hoá nữa”
Trong hai quan niệm trên,quan niệm thứ nhất là đúng đắn.Nói nước ta phát triển nền KTTT định hướng XHCN,nó không phải là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung như trước nhưng cũng không phải nền KTTT TBCN và cũng không phải là nền KTTT XHCN bởi vì nước ta đang trong thời kì quá độ tiến lên CNXH
Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta một mặt vừa có tính chất chung của nền KTTT một là, các chủ thể kinh tế thyam gia vào thị trường có tính độc lập,có quyền tự chủ trong kinh doanh Hai la, giá cả được hình thành trên thị
Trang 5trường, do thị trương quyết định Ba la, nó vận động theo những quy luật kinh tế vốn có của nó từ đó hình thành cơ chế thị trường Bốn là, trong nền KTTT hiện đại đều có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước ở mức đọ nhất định tuỳ theo mỗi nước
Mặt khác, KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam còn có những đặc trưng thể hiện bản chất của nó như:
1.1Về mục tiêu phát triển KTTT
Để phân biệt nền KTTT ở nước ta với nền KTTT ở nước ta với nền KTTT ở nước khác có thể dựa vào những đặc trưng của nền KTTT mỗi nước Phát triển KTTT TBCN là nhằm đem lại nhiều lợi nhuận cho các nhà tư bản phát triển CNTB…Trái lại, mục tiêu phát triển KTTT định hương XHCN ở nước ta là nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất,động viên mọi tiềm năng ở trong cũng như ngoàI nước để phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đai hoá, xây dựng cơ sở vật chất -kỹ thụât của CNXH, nâng cao hiệu quả kinh tế –xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xoá đói giảm nghèo Tom lại, phục vụ cho muc tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh
và CNXH
1.2 Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo
Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thoe định hướng XHCN đó chính là nền KTTT định hướng XHCN KTTT định hương XHCN ở nước ta dựa trên nhiều hình thức sở hữu:sở hữu nhà nước(sở hữu toàn dân), sở hữu tập thể, sở hữu cá thể, sở hữu hỗn hợp Trên cơ sở đó hình thành nên nhiều thành phần kinh tế như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể,kinh tế tư bản tư nhân…Trong
Trang 6đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo các thanh phần kinh tế trên tồn tại một cách khách quan chúng đều vận động theo cơ chế thị trường Sự tồn tại của thành phần kinh tế cho phép ta khai thác được mọi nguồn lực kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân Vì vậy, cùng với việc phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là khuyến khích các thành phần kinh tế Các thành phần kinh tế trên đều bình đẳng, chúng vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau.Trong đó kinh tế nhà nưóc giữ vai trò chủ đạo và định hướng nền KTTT đi lên chủ nghĩa xã hội
1.3 Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta cũng dựa trên nhiều hình thức phân phối trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu
KTTT TBCN cũng dựa trên nhiều hình thức phân phối, đối với giai cấp bóc lột thì dựa trên phân phối theo lợi nhuận, lợi tức địa tô còn đối vớigiai cấp công nhân và nhân dân lao động thì dựa trên nguyên tắc giá cả của giá trị sức lao động tức là tiền công KTTT định hướng XHCN Việt Nam do dựa trên nhiều hình thưcsowr hữu khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nó cũng dựa trên nhiều hinh thức thu nhập khác nhau.Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta dựa trên nhiều hình thức phân phối trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu.ngoài ra, còn phải nâng cao hiệu quả kinh tế, mở rộng phân phối theo vốn, tài sản và những đóng góp khác, phát triển kinh tế phải gắn với tiến bộ xã hội
1.4 Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN
Ngày nay, hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên thế giới đều có sự quản lý của nhà nước Nhà nước Việt Nam là nhà nước XHCN, nhà nước của dân, do dân và vì dân Sự quản lí của nhà nước nhằm hạn chế “ những khuyết tật của nền KTTT “,đảm bảo cho nền KTTT phát triển ổn định,nâng cao hiệu quả kinh tế,đảm bảo công băng xã hội Trong điều kiện KTTT, chính nhà nước đã
Trang 7làm giảm bớt hố ngăn cách giàu nghèo, sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng của đất nước
Nhà nước quản lí vĩ mô nền kinh tế thị trường thông qua cãc công cụ kế hoạch hoá tàI chính, tín dụng tiền tệ và các công cụ khác
1.5 Nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế mở.
Nói KTTT là nói tới nền kinh tế mở , hội nhập Dưói sự lãnh đạo của cách mạng khoa học chủ nghĩa, của xu hướng quốc tế hoá , toàn cầu hoá đã đòi hỏi chúng ta phải phát triển kinh tế mở, phải củng cố môI trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hoá ,hiện đai hoá đất nước phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đáu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại , độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá Mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt, song phương đa phương với các nước,các tổ chức quốc tế,và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau,không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi
2, Phát triển nền KTTT định hướng XHCN là một tất yếu khách quan :
2.1 Sự cần thiết khách quan
Bản chất của CNTB là sản suất lợi nhuận và siêu lợi nhuận bằng cách bóc lột giá trị thặng dư do người lao động tạo ra.Từ bản chất đo C.Mác và Ph.Ăngghen
đã phát hiện quy luật tất yếu khách quan là chế độ TBCN cũng sẽ bị đánh đổ, xã hội mới sẽ ra đời bảo đảm sự công bằng và bình đằng giữa người với người, con người được giải phóng có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các nguồn lực xã hội và lao động.V.I.Lênin đã kế thừa những học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc giành chính quyền về tay nhân dân và xây dựng XHCN
ở nước Nga Xô-Viết- nứoc XHCN đầu tiên trên thế giới, và đã khẳng định tất cả
Trang 8các dân tộc trên thế giới sớm hay muộn đều đi lên CNXH Đảng ta cũng ý thức rất rõ và hoạch định nhứng bước đi cơ bản và quyết định bảo đảm thành công bước “bỏ qua” một cách biện chứng, nhất là những quy luật chung của quá trình phát triển từ sản suất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN, quyết tâm phát triển cả về quy
mô và tính chất và chiều sâu nền KTTT định hướng XHCN và coi đây là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kì quá độ đi lên CNXH Điều mới mẻ và cần nhấn mạnh là việc phát triển nền KTTT định hướng XHCN luôn được xem
là một quá trình có tính chính trị và văn hoá trứoc khi là một quá trình kinh tế và công nghệ thuần tuý để tránh quy luật “cá lớn nuốt cá bé”,”kinh tế vì kinh tế”,”tiền vì tiền”…vv Đó là lợi thế so sánh tuyệt đối giữa chế độ XHCN với bất
kể một chê độ chính trị- xã hội cũng tiến hành nền KTTT
Thực tiễn vận động của nền kinh tế thế giới những năm gần đây cho thấy, mô hình phát triển kinh tế theo hướng thị trường có sự diếu tiết vĩ mô từ trung tâm trong bối cảnh của thời đại ngày nay, là mô hình hợp lý hơn cả.Mô hình này, về đại thể có thể đáp ứng những thách thức của sự phát triển
Đối với nứoc ta, việc thực hiện mô hình này, trong thực tế chẳng những là nội dung của công cuộc đổi mới mà hơn thế còn là công cụ, là phương thức để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng CNXH
Theo C.Mác sản xuất hàng hoá không phải là một phương thức sản xuất (PTSX) độc lập mà là một tổ chức hình thức kinh tế ra đời và tồn tại ở trong nhiều PTSX khác nhau với phạm vi và mức độ không giống nhau.Sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại khi có hai điều kiện : có sự phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về TLSX làm cho ngưòi sản xuất có sự tách bạch về lợi ích kinh
tế đó là hai điều kiện cần và đủ để cho kinh tế hàng hoá ra đời và tồn tại Đối với nước ta, phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá không những không mất đi mà trái lại còn được phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng Phân công lao động trong từng địa phương, từng khu vực ngày càng phát triển Không những phân công lao động trong nước phát triển
mà nước ta còn tham gia vào hợp tác quốc tế Nếu như trước đây, nền kinh tế
Trang 9nước ta chỉ có một kiểu sơ hữu tương đối thuần nhất với hai hình thức sở hữu tập thể và quốc doanh, thì hiện nay cùng với thành phần sở hữu chủ đạo là sở hữu nhà nước, còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác là sở hữu tập thể, sở hữu
cá thể và tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân, sở hữu hỗn hợp Những hình thức sở hữu đó trong thực tế vận hành của nền kinh tế, có khả năng đáp ứng những đòi hỏi đa dạng và năng động của nền của nền KTTT
Ngay thành phần kinh tế Nhà nước và thành phần kinh ts tập thể tuy đều dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất nhưng do trình độ xã hội hoá có sự khác nhau nên vẫn có sự khác biệt nhất định, có quyền tự chủ trong sản xuât kinh doanh và có lợi ích kinh tế riêng biệt
Ngoài ra nước ta còn tồn tại hình thức kinh tế đối ngoại đặc biệt là trong điều kiện phân công lao động quốc tế, phát triển trong điều kiện quốc tế hoá , toàn cầu hoá ngày càng gia tăng cho nên trong quan hệ kinh tế đối ngoại phải dựa trên cơ sở trao đổi ngang giá Mỗi hành trang có ý nghĩa mà công cuộc đổi mới trang bị cho chúng ta sản xuất hàng hoá cùng với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, hiện đã được chúng ta hiểu là không đối lập với CNXH Vói tính cách là sản phẩm của văn minh nhân loại, một cơ hội đẻ các cộng đồng mở cửa tiếp xúc với bên ngoài, KTTT rõ ràng là khách quan và tất yếu đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta
Tóm lai nước ta phảI phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước định hướng XHCN là tất yếu khách quan.Nhờ chuyển đổi cơ chế kinh tế này mà nước ta đã ra khỏi suy thoái, kinh tế tăng trưởng và phát triển ở mức độ nhất định, đời sống vật chất –tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện
Đến đại hội Đảng IX mô hình trên được Đảng ta khẳng định là KTTT có sư quản lí của nhà nước và định hướng XHCN Mặt khác xét về phương diện lí luận, mô hình trên đã khẳng định tính tất yếu của Việt Nam phải trải qua KTTT Đây là sự khẳng định, sự nhận thức chẳng những đúng đắn mà nhận thức này đã được kiểm chứng bằng thực tiễn của cả nhân loại và Việt Nam
Trang 102.2 Tác dụng to lớn của sự phát triển KTTT
Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kì quá độ đi lên CNXH còn mang nặng dấu ấn của kinh tế tự nhiên vì vậy có phát triển KTTT chúng ta mới phá vỡ được kinh tế tự nhiên làm cho trình độ xã hội hoá của sản xuât ngày càng cao
Kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá buộc mỗi người phải cải tiến kĩ thuật, phương pháp, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, thúc đảy lực lượng sản xuất phát triển
Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán ở trên thị trường và do thị trường quyết định cho nên có phát triển kinh tế hàng hoá chúng ta mới xây dựng được hệ thống thị trường thống nhất tham gia vào thị trường thế giới, mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân , nâng cao đời sống vât chất-tinh thần của nhân dân
Sư phát triển KTTT sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất do đó chúng ta mới xây dựng thành công nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý lành nghề đáp ứng nền KTTT hiện đại
Có phát triển KTTT nước ta mới tham gia vào phân công hợp tác quốc tế, tham gia vào hội nhập làm kinh tế nước ta hoà nhập vào kinh tế thế giới
KTTT là kinh tế hàng hoá xã hội hoá, vì vậy phát triển KTTT mới xoá bỏ được ảnh hưởng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,giải phóng năng lực sản xuất, thúc đẩy LLSX phát triển làm cho QHSX xuất phù hợp với LLSX
Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng minh rằng, việc chuyển sang nền KTTT nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn.Nhờ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chúng ta đã bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kĩ thuật công nghệ nước ngoài, góp phần quyết định vào việc tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua.Có phát triển