1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank

102 465 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 25,96 MB

Nội dung

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng Một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại là hoạt động tín dụng. Hiện nay, thu từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng là nguồn thu chiếm tỷ trọng cao nhất. Mặt khác, hoạt động này luôn tiềm ẩn những rủi ro rất lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất. một trong nhưng biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của NHTM là sử dụng phân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín về mặt tín dụng của mỗi khách hang một cách thường xuyên vì vậy vấn đề về xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ đang được các NHTM quan tâm nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủ ro tín dụng,giảm bớt tỉ lệ nợ xấu phải trích lập dự phòng rủ ro đáp ứng các yêu cầu của basel và ngân hàng nhà nước. Biện pháp tuy mới mẻ nhưng đã được áp dụng trên toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP vpbank. Bên cạnh đó biện pháp này cũng cần những sửa đổi để hoàn thiện hơn và phù hợp hơn với sự thay đổi và điều kiện kinh tế của Việt Nam. Với chuyên đề tốt nghiệp "Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank ", em mong sẽ đưa ra được cách nhìn tổng quát, những đánh giá và những đề xuất hợp lý.

Trang 1

Lời mở đầu:

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế nóichung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thườngchiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng

Một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàngthương mại là hoạt động tín dụng Hiện nay, thu từ hoạt động tín dụng của cácngân hàng cũng là nguồn thu chiếm tỷ trọng cao nhất Mặt khác, hoạt động nàyluôn tiềm ẩn những rủi ro rất lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậuquả nặng nề nhất một trong nhưng biện pháp quản trị rủi ro tín dụng của NHTM

là sử dụng phân tích chấm điểm để xếp hạng uy tín về mặt tín dụng của mỗikhách hang một cách thường xuyên vì vậy vấn đề về xây dựng và hoàn thiện hệthống XHTD nội bộ đang được các NHTM quan tâm nhằm ngăn ngừa và hạnchế rủ ro tín dụng,giảm bớt tỉ lệ nợ xấu phải trích lập dự phòng rủ ro đáp ứngcác yêu cầu của basel và ngân hàng nhà nước Biện pháp tuy mới mẻ nhưng đãđược áp dụng trên toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP vpbank Bên cạnh đóbiện pháp này cũng cần những sửa đổi để hoàn thiện hơn và phù hợp hơn với sựthay đổi và điều kiện kinh tế của Việt Nam

Với chuyên đề tốt nghiệp "Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng

doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank ", em mong sẽ đưa ra được cách nhìn

tổng quát, những đánh giá và những đề xuất hợp lý

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo,cùng các anhchị tại phòng quan hệ khách hàng của VP bank Chi nhánh Hà Nội, và sự hướngdẫn tận tình chu đáo của:thạc sĩ nguyễn đức hiển đã giúp đỡ em hoàn thành đềtài này

Do điều kiện kiến thức, kinh nghiệm cũng như thời gian nên đề tài khôngthể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý chỉ bảo của thầygiáo và người đọc

1 Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài nhằm làm rõ một số vấn đề cơ bản sau:

- Hệ thống lý thuyết cơ bản về chấm điểm tín dụng và xếp hàng doanhnghiệp tại NHTMCP vpbank

- Thực trạng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHTMCPvpbank

1

Trang 2

- Các giải pháp hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệptại NHTMCP vpbank

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: mô hình các chỉ tiêu đánh giá tính điểm XHTD

khách hàng cá nhân va doanh nghiệp đang áp dụng tại vpbank

- Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động chấmđiểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp

3 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài có sử dụng các phương pháp khác nhau để nghiên cứu, đó làphương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp,phương pháp thống kê, phương pháp so sánh…

4 Nội dung đề tài:

Trang 3

Chương I :LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG, XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM

1.1 Tổng quan về cơ sở hình thành chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp

1.1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm

Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX có quy định trong mục 8 điều20: " Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có,nguồn vốn huy động để cấp tín dụng." Có thể thấy hoạt động tín dụng cũngchính là hoạt động tài trợ của ngân hàng đối với khách hàng

Hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại luôn là hoạt động quan trọngnhất, là vũ khí quan trọng của các NHTM trong nền kinh tế thị trường như hiệnnay Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở các NHTM, nó phản ánhđược hoạt động đặc trưng của ngân hàng Theo thống kê thì nguồn thu từ hoạtđộng tín dụng có thể chiếm tới 2/3 số tổng thu nhập của ngân hàng

1.1.1.2 Vai trò

Hoạt động tín dụng là một hoạt động bao trùm của ngân hàng Nó có mộttầm quan trọng và quy mô lớn, chính vì vậy hoạt động này có vai trò đặc biệt đốivới nền kinh tế

Đối với các cá nhân, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, ngân hàng cấp tín dụng nhằmphục vụ cho việc tiến hành kinh doanh nhỏ, tạo nguồn vốn ban đầu để kinh doanh cóhiệu quả, đó cũng tạo nên một phần thu nhập cho nhiều hộ gia đình Từ đó giúp nângcao mức sống của các tầng lớp dân cư và của cả cộng đồng

Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tín dụng

để phục vụ cho việc mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà máy hay mua hànghoá dự trữ Chính nhờ nguồn tín dụng này đã giúp cho quá trình sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp được ổn định và liên tục, góp phần vào sự ổn địnhcủa nền kinh tế

Đối với Chính phủ, các khoản tín dụng của ngân hàng cũng là một nguồntài chính quan trọng để đầu tư phát triển Mặt khác nó cũng là công cụ điều tiết

vĩ mô: điều tiết nhịp độ tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế…

Hoạt động tín dụng cũng có vai trò trong việc tác động đến hoạt động huyđộng các nguồn lực, hình thành và biến nguồn vốn thành đầu tư, tăng trưởngkinh tế và tạo các bước nhảy vọt về công nghệ

3

Trang 4

1.1.1.3 Rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngânhàng do khách hàng vay không trả đúng kì hạn, không trả ,không trả đầy đủ vốn

và lãi Khi thực hiện cho vay một khách hàng cụ thể,ngân hàng không dự kiến làkhoản cho vay đó sẽ bị tổn thất Tuy nhiên những khoản cho vay đó luôn hàmchứa rủi ro Một số ý kiến cho rằng trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng,

tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng luôn được xác định trước trongchiến lược hoạt động chung Do vậy, khi tổn thất dưới mức tỷ lệ tổn thất dựkiến, ngân hàng coi đó là 1 thành công trong quản lý

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có qui mô lớnnhất của ngân hàng thương mại-hoạt động tín dụng Khi thực hiện 1 hoạt độngtài trợ cụ thể ngân hàng cố gắng phân tích các yếu tố của người vay cho độ antoàn là cao nhất Và nhìn chung ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy antoàn.Tuy nhiên, không 1 nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoánchính xác các vấn đề sẽ xảy ra Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng cóthể bị thay đổi bởi nhiều nguyên nhân Hơn nữa, nhiều cán bộ ngân hàng không

có khả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng Do vậy, trên quan điểmquản lý toàn bộ ngân hàng rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là kháchquan Nhiều quan điểm nhất trí rằng, rủi ro rín dụng là bạn đường trong kinhdoanh, có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ Do vậy rủi ro dự kiếnluôn được xác định trong hoạt động chung của ngân hàng

1.1.2 Chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp

Chấm điểm khách hàng là quy trình đánh giá mức độ tín nhiệm đối vớitrách nhiệm tài chính ,hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tốgồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính ,khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điềukiện kinh doanh thay đổi cũng như ý thức và thiện chí của người vay Nhằm xácđịnh rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cho vay thông qua việcphân tích, đánh giá, cho điểm và tổng hợp điểm xếp hạng từ các tiêu thức thuộchạng mục rủi ro tài chính, và rủi ro phi tài chính

1.1.2.2 Vai trò của đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp

Hệ thống chấm điểm tín dụng rất quan trọng trong việc quản lý và kiểmsoát rủi ro tín dụng và cần được sử dụng ở những giai đoạn sau trong chu kỳ tíndụng:

4

Trang 5

+ Xem xét cấp vốn vay: đánh giá rủi ro tín dụng của những hồ sơ xin vay

và hỗ trợ việc xác định mức lãi suất, các yêu cầu về tài sản đảm bảo và hạn mứctín dụng Những hồ sơ xin vay không đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản sẽ bị từchối ngay lập tức mà không xem xét gì thêm

+ Giám sát các khoản cho vay riêng lẻ: xếp hạng rủi ro tín dụng đối vớikhách hàng vay khi xem xét cấp vốn là một cách thức tiêu chuẩn để cán bộ tíndụng dựa trên đó đánh giá hiện trạng của người vay

+ Giám sát toàn bộ danh mục cho vay: khi hệ thống chấm điểm tín dụngđược triển khai toàn diện, ngân hàng có thể đánh giá được chất lượng của toàn

bộ danh mục tín dụng bằng cách sử dụng phân loại dựa trên việc cho điểm rủi rotín dụng

+ Bộ phận xem xét tín dụng độc lập sẽ kiểm tra tính chính xác của việcxếp hạng chấm điểm rủi ro tín dụng, nếu thấy cần thiết sẽ xếp loại lại và đề nghịtăng thêm mức dự phòng

- Hệ thống chấm điểm tín dụng là cơ sở để quản lý rủi ro tín dụng Công tác

chấm điểm chính là bước phân loại khách hàng, chọn ra những khách hàng tốtnhất để cho vay Hơn nữa đây cũng chính là một biện pháp nhằm đưa ra được sựphòng ngừa tốt nhất cho ngân hàng, giảm thiểu nguy cơ có nợ xấu

- Thông qua hệ thống chấm điểm tín dụng đã cung cấp cho ngân hàngnhững thông tin chính xác, đầy đủ giúp ngân hàng có các quyết định đúng đắn,kịp thời

- Công tác chấm điểm tín dụng giúp ngân hàng xây dựng các chính sáchtín dụng, chính sách khách hàng Trên cơ sở điểm của khách hàng, ngân hàngphân loại khách hàng và áp dụng những chính sách về lãi suất cho vay, hạn mứctín dụng, thời gian vay cho phù hợp

Với những khách hàng xếp loại tốt, ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất

ưu đãi, thời hạn vay dài nhằm lôi kéo khách hàng trở thành khách hàng lâu dàicủa ngân hàng Với những ngân hàng điểm thấp, ngân hàng có thể thắt chặt cácbiện pháp bảo đảm nhằm hạn chế rủi ro

1.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp.

Để áp dụng được phương pháp chấm điểm và xếp hạng tín dụng thì ngânhàng phải đáp ứng được những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, về đội ngũcán bộ, nguồn thông tin, và trước hết đó là ngân hàng phải xây dựng được hệthống chấm điểm tín dụng

5

Trang 6

- Muốn áp dụng được phương pháp này thì ngân hàng phải xây dựng đượcnội dung của hệ thống chấm điểm tín dụng từ các bước của quy trình chấm điểm

và xếp hạng doanh nghiệp, các chỉ tiêu chấm điểm tín dụng (chỉ tiêu tài chính vàchỉ tiêu phi tài chính), các tiêu chuẩn phân loại ngành nghề kinh doanh, phânloại quy mô doanh nghiệp, hệ thống tiêu chuẩn cho điểm các chỉ tiêu, cách tổnghợp điểm, xếp hạng doanh nghiệp và cuối cùng là chính sách đối với các nhómdoanh nghiệp sao cho phù hợp với đặc điểm của từng nhóm Đây là điều kiệnquan trọng nhất khi muốn áp dụng phương pháp này và nội dung của hệ thốngchấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp càng khoa học, chi tiết, cụ thể, rõràng và hoàn chỉnh thì việc đánh giá doanh nghiệp càng chính xác

- Hệ thống thu thập thông tin: muốn đánh giá được các doanh nghiệp thìNgân hàng phải thu thập được thông tin về doanh nghiệp Nguồn thu thập thôngtin có thể từ chính doanh nghiệp, từ lưu trữ của ngân hàng, từ ngân hàng Nhànước, Ngân hàng khác, đối thủ cạnh tranh cũng như bạn hàng của doanhnghiệp Thông tin thu thập được sẽ quyết định sự chính xác trong đánh giádoanh nghiệp chính vì vậy độ tin cậy của nguồn thông tin được ngân hàng quantâm hàng đầu

- Cơ sở vật chất: hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệprất phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao chính vì vậy mà muốn đạt hiệu quả caotrong công tác này đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống tinhọc, các phần mềm giúp ngân hàng thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin nhanhhơn, chính xác hơn

- Đội ngũ cán bộ: Trong công tác chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệpđòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ về tin học để sử dụng các phần mềmchấm điểm tín dụng Hơn thế, bên cạnh các chỉ tiêu tài chính, ngân hàng còn sửdụng các chỉ phi tài chính để đánh giá doanh nghiệp, các chỉ tiêu này đòi hỏi cán

bộ tín dụng phải thực sự có năng lực do các chỉ tiêu phi tài chính đòi hỏi ngườiphân tích phải có cái nhìn bao quát về tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, các nhân

tố ảnh hưởng đế sự phát triển của doanh nghiệp, chính vì vậy đội ngũ cán bộ làđòi hỏi khi áp dụng phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanhnghiệp

1.1.3 Một số mô hình chấm điểm tín dụng

1.1.3.1 Mô hình xếp hạng của moody's và standard and poor's

Moody’s investor service (moody's) và standard & poor’s (s&p) là 2 tổ chức tínnhiệm và lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp

6

Trang 7

hạng tín nhiệm trên thế giới sau đó có thêm fitch investors service ngày nay các

tổ chức tín nhiệm này của Mỹ hoạt động trên thị trường tài chính lớn và cảnhững thị trường mới nổi trên toàn cầu kết quả xếp hạng tín dụng của các tổchức này được đánh giá khá cao

Phương pháp xếp hạng tín dụng của moody's tập trung vào bốn lĩnh vựcchính là đánh giá môi trường ngành ,đánh giá tình hình tài chính ,đánh giá hoạtđộng sản xuất kinh doanh ,đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp tập trungvào quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ đối với moody's xếp hạng chất lượngcông cụ nợ dài hạn của doanh nghiệp cao nhất từ Aaa sau đó thấp dần đến C.nhưng với Standard & Poor thì cao nhất là AAA Việc xếp hạng giảm dần từ

Aa (Moody) và AA (Standard & Poor) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro khôngđược hoàn vốn cao Trong đó, chứng khoán (khoản cho vay) trong 4 loại đầuđược xem như loại chứng khoán (cho vay) mà ngân hàng nên đầu tư, còn cácloại chứng khoán (khoản cho vay) bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngânhàng không đầu tư (không cho vay) Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ

tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuyđược xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng lại có lợi nhuận cao nênđôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán (cho vay) này

Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor

+ Nguồn Standard & Poor

Aaa Chất lượng cao nhất

Trang 8

1.1.3.2.Mô hình điểm số Z:

Các nhà đầu tư thường xem xét hệ số đòn bẩy tài chính để đánh giá tìnhhình nợ nần của doanh nghiệp đó quyết định mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanhnghiệp đó Tuy nhiên có một chỉ số có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá rủi ro tốthơn, thậm chí có thể dự đoán được nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trongtương lai gần Đó chính là hệ số nguy cơ phá sản, hay còn gọi là Z score do nhàkinh tế học Koa kỳ Edward.I Altman, giảng viên trường đại học Newyork thiếtlập Hệ số này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp chứ không áp dụng cho cácđịnh chế tài chính như ngân hàng hay là các công ty đầu tư tài chính Mặc dù chỉ

số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nước, vẫn có thể sử dụngvới độ tin cậy khá cao

Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5:

X1 là tỷ số “Vốn lưu động/ Tổng tài sản”

X2 là tỷ số “ Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản”

X3 là tỷ số “ Lợi nhuận trước lãi vay và thuế / Tổng tài sản”

X4 là tỷ số “Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách củatổng nợ”

X5 là tỷ số “Doanh thu/ Tổng tài sản”

Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khitrị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp hạng khách hàng vào nhóm

có nguy cơ vỡ nợ cao

Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo sư E.I Altman đã phát triển ra Z’ và Z” để

có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau:

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản xuất:

Z=1,2X1+1,4X2+3,3X3+0,64X4+0,999X5

• Nếu Z > 2,99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ

phá sản

8

Trang 9

• Nếu 1,8 < Z < 2,99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có

Đối với doanh nghiệp khác:

Chỉ số Z” dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hìnhdoanh nghiệp Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã đượcđưa ra Công thức tính chỉ số Z” được điều chỉnh như sau:

Z”= 6,56X1+3,26X2+6,72X3+1,05X4

Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Giáo sư E.I.Altman đã phát minhtiếp hệ số Z” điều chỉnh Chỉ số này bằng với chỉ số Z” + 3,25( các vùng cảnh báophá sản vì thế cũng được tăng lên 3,25) Ông đã nghiên cứu trên 700 công ty vàtìm ra sự tương đồng giữa chỉ số Z” điều chỉnh này với hệ số tín nhiệm củaStandard and Poor Công thức Z” điều chỉnh được xác định như sau:

Z” = 3,25+ 6,56X1+3,26X2+6,72X3+1,05X4

9

Trang 10

Bảng 1.1: Bảng so sánh giữa chỉ số Z” và các chỉ số của

Standard and Poor

Z” điềuchỉnh

Định mức tínnhiệm S&P Tình trạng

> 8,15 AAA Chất lượng cao nhất

Trái phiếu

có thể đầutư

7,00 – 7,30 AA 6,85 – 7,00 A + Chất lượng vừa cao hơn

-6,65 – 6,85 A 6,40 – 6,65 A - 6,25 – 6,40 BBB + Chất lượng vừa

2,50 – 3,20 CCC 1,75 – 2,50 CCC -

0 – 1,75 D Không hoàn được vốn

10

Trang 11

Nói chung hệ số Z” có thể giúp ngân hàng nhận định cơ bản về tình hình tàichính và khả năng thanh toán nợ của công ty.

Tuy nhiên, chỉ số Z chỉ có thể cho ta thấy nguy cơ phá sản của doanhnghiệp trên góc độ số liệu tài chính, mà không xem xét được các yếu tố khácnhư môi trường kinh doanh, chiến lược và chính sách phát triển của doanhnghiệp, danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ truyền thống giữa khách hàng

và ngân hàng

1.1.3.3 . Mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C

Phòng tín dụng của ngân hàng chịu trách nhiệm về việc phân tích và đưa ranhững đánh giá đối với hầu hết các đơn xin vay Kinh nghiệm cho thấy rằng khixem xét một đơn xin vay, phòng tín dụng phải trả lời thoả đáng 3 câu hỏi sau:

• Người xin vay có đáng tin cậy không? Sao bạn biết?

• Liệu hợp đồng tín dụng có thể được cấu trúc để bảo vệ an toàn chongân hàng và người gửi tiền cũng như tạo điều kiện cho khách hàng sử dụngmón vay hiệu quả không?

• Liệu ngân hàng có quyền đối với tài sản và thu nhập của khách hàngtrong trường hợp khoản cho vay có vấn đề và liệu ngân hàng có thể thu hồi vốnnhanh chóng với rủi ro và chi phí thấp được không?

Mô hình sáu chữ C nhằm trả lời câu hỏi quan trọng “Khách hàng có đángtin cậy hay không?”

6C ở đây chính là:

Character: tư cách người vay

Capacity: năng lực của người vay

Cash: Thu nhập của người vay

Collateral: Bảo đảm tiền vay

Conditions: Các điều kiện

Control: Kiểm soát

- Tư cách( Character): Cán bộ tín dụng phải có được bằng chứng cho thấy

rằng khách hàng có mục tiêu rõ ràng khi xin vay và có kế hoạch trả nợ nghiêmtúc Nếu không biết chắc chắn lý do khách hàng xin vay thì cán bộ tín dụng cầnphải tiến hành điều tra để nhận được câu trả lời thích đáng Khi mục tiêu xin vay

đã được làm rõ, cán bộ tín dụng phải quyết định xem nó có phù hợp với chínhsách cho vay hiện tại của ngân hàng không? Đồng thời phải xem xét xem liệungười vay có trách nhiệm trong việc sử dụng tiền vay không Trách nhiệm, tínhtrung thực, mục đích vay vốn nghiêm túc, kế hoạch trả nợ rõ ràng là những tiêu

11

Trang 12

chuẩn tạo dựng lên tính cách khách hàng trong cách nhìn nhận của cán bộ tíndụng

- Năng lực( Capacity): cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng khách hàng có

đủ năng lực vay vốn và có đủ tư cách pháp lý trong việc ký kết hợp đồng vayvốn Tuỳ vào luật pháp của mỗi quốc gia, đối với cá nhân, dưới 18 tuổi không

đủ tư cách ký hợp đồng tín dụng; đối với doanh nghiệp, phải căn cứ vào giấyphép kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm người điều hành

- Dòng tiền mặt( cash): đây là nội dung có ý nghĩa rất quan trọng đối với

một yêu cầu xin vay và thường tập trung vào câu hỏi: liệu người vay có khảnăng tạo ra một dòng tiền mặt đủ lớn để đáp ứng yêu cầu hoàn trả cho ngânhàng món vay không? Nhìn chung khách hàng vay vốn chỉ có ba nguồn có thểđược sử dụng để hoàn trả khoản vay

• Dòng tiền mặt từ doanh thu bán hàng hoặc thu nhập

• Dòng tiền từ việc bán tài sản

• Các nguồn vốn huy động bằng cách phát hành nợ hay chứng khoánvốn

Bất cứ nguồn nào trong ba nguồn trên đều có thể được sử dụng để đáp ứngnhu cầu tiền mặt trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng Tuy nhiên các ngânhàng rất quan tâm tới dòng tiền tạo ra từ Doanh thu bán hàng và xem đây là mộtnguồn chính để thanh toán nợ bởi vì việc bán các tài sản có thể làm suy yếunăng lực hoạt động của người vay và khiến cho ngân hàng rơi vào tình trạng mộtchủ nợ không được bảo đảm Hơn nữa, sự suy giảm quy mô dòng tiền mặtthường ẩn chứa một sự suy giảm trong kinh doanh và do đó ngân hàng phải đốimặt với rủi ro về một khoản nợ có vấn đề

Dưới giác độ kế toán, dòng tiền mặt được định nghĩa như sau:

Dòng tiền mặt = Lợi nhuận ròng

( tổng các nguồn thu trừ đi tất cả chi

phí)

+ Các chi phí bằng tiền mặt( đặc biệt

là khấu hao)Một định nghĩa khác được sử dụng đối với các nhà kế toán và phân tích tàichính là:

Dòng tiền mặt = Lợi nhuận ròng + Các chi phí không bằng tiền mặt +

+ Các khoản phải trả bổ sung - Số dư hàng hoá tồn kho và các khoản

phải thu bổ sungMột trong những đặc trưng của định nghĩa thứ hai về dòng tiền mặt là nógiúp cho các cán bộ tín dụng tập trung vào những khía cạnh quan trọng trong

12

Trang 13

hoạt động kinh doanh của khách hàng như: chất lương, kinh nghiệm quản lý vàsức mạnh thị trường của khách hàng Khi người vay đang trong tình trạng sửdụng quá nhiều các khoản tín dụng thương mại( các khoản phải trả), hàng tồnkho gia tăng hoặc đang có khó khăn trong việc thu hồi các khoản tín dụng cấpcho bạn hàng( các khoản phải thu) thì khoản vay mà ngân hàng đã cấp chokhách hàng có thể sẽ có vấn đề.vậy nên cán bộ tín dụng dựa vào các chỉ số tàichính để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp theo các nhóm chỉ tiêusau :

+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

* Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toánngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ

nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trongmột giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó Hệ số này phảilớn hơn 1, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nợđúng hạn

* Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - Dự trữ)/Nợ ngắn hạn

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanhvới nợ ngắn hạn

* Tỷ số dự trữ trên vốn lưu động ròng = Dự trữ/ Vốn lưu động ròng

Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu động ròng

+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động:

Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản củadoanh nghiệp

* Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Tồn kho bình quân trong kỳ

Tỷ số này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhấtđịnh, qua chỉ tiêu này giúp nhà quản lý tài chính xác định mức dự trữ vật tư,hàng hoá hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh

* Kỳ thu tiền bình quân = Tổng số ngày trong 1 kỳ/ Vòng quay khoản phải thutrong kỳ

Vòng quay khoản phải thu trong kỳ = Doanh thu bán hang trong kỳ/ Các khoảnphải thu bình quân

Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày cần thiết để thu được cáckhoản phải thu, chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưuđộng càng cao

13

Trang 14

* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu/ Tổng tài sản.

Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó được đo bằng tỷ

số giữa doanh thu và tổng tài sản và cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêuđồng doanh thu

+ Nhóm chỉ tiêu cân nợ:

* Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Tổng tài sản

Hệ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối vớicác chủ nợ trong việc góp vốn Thông thường các chủ nợ thích hệ số nợ vừaphải vì hệ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợpdoanh nghiệp bị phá sản Còn các chủ sở hữu doanh nghiệp thì thích hệ số nàycao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanhnghiệp Tuy nhiên, nếu hệ số nợ quá cao, doanh nghiệp dễ mất khả năng thanhtoán

* Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi/ Lãi vay

Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng nămnhư thế nào Việc không trả được các khoản nợ này sẽ thể hiện khả năng doanhnghiệp có nguy cơ bị phá sản

+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời:

Nhóm hệ số về khả năng sinh lời phàn ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất

- kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp

• Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Thu nhập sau thuế/ Doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanhthu

* Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Thu nhập sau thuế/Vốn chủ sở hữu.Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được cácnhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạtđộng quản lý tài chính doanh nghiệp

* Doanh lợi tài sản( ROA):

ROA = Thu nhập trước thuế và lãi/ Tổng tài sản

hoặc ROA = Thu nhập sau thuế/ Tổng tài sản

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợicủa một đồng vốn đầu tư Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp đượcphân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãihoặc thu nhập sau thuế để so sánh với tổng tài sản

14

Trang 15

- Tài sản thế chấp( Collateral): đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng

và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.Trong việc đánh giá tài sản thế chấp cán bộ tín dụng phải lưu ý đếnnhững đặc điểm như: thời gian sử dụng, tình trạng hiện tại, mức độchuyên môn hoá thể hiện ở tài sản của khách hàng Ở đây, công nghệ cómột vị trí quan trọng Nếu tài sản của khách hàng lỗi thời về công nghệ,giá trị thế chấp của chúng sẽ bị giảm

- Điều kiện( Conditions): cán bộ tín dụng phải nhận biết được xu hướng

phát triển của doanh nghiệp cũng như ngành mà doanh nghiệp hoạtđộng Các yếu tố vĩ mô như lạm phát, thời kỳ suy thoái kinh tế cũng ảnhhưởng đến các khoản cho vay của ngân hàng

- Sự kiểm soát( Control): tập trung vào các vấn đề như sự thay đổi về

pháp luật có ảnh hưởng xấu đến người vay không? Và liệu khách hàng

có đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng tín dụng mà ngân hàng đặt rahay không?

1.1.3.4 Mô hình chấm điểm tín dụng của công ty FICO:

Điểm số tín dụng cá nhân (credit score ) là một phương tiện kiểm soát tín dụng gán cho mỗi cá nhân tại một số nước phát triển giúp tổ chức tín dụng ước lượng mức rủi ro khi cho vay điểm tín dung càng thấp thì rủi ro càng cao công ty

FICO ( The US Fair Issac Company) tại Mỹ là công ty phát triển hệ thốngchấm điểm tín dụng tự động vào những năm 1960 và 1970 Điểm tín dụng do FICO xây dựng có giới hạn từ 300 đến 850, điểm trung bình là 720 áp dụng cho các cá nhân dựa vào tỉ trọng của 5 chỉ số phân tích như sau :

15

Trang 16

Bảng 1.4: Các yếu tố xem xét khi chấm điểm tín dụng của FICO

Lịch sử thanh toán nợ 35 Thanh toán nợ đúng hạn hay không? Có lần

nào không trả nợ hay không?

Trị giá khoản tín dụng 30 Doanh số khoản tin dụng là bao nhiêu?

Thời hạn tín dụng 15 Khoản tín dụng có thời hạn bao lâu?

Lịch sử quan hệ tín dụng 10 Đây có phải là khoản tín dụng mới hay

không? Còn khoản tín dụng nào khác nữa không?

Dựa vào các yếu tố tác động tới các nhóm chỉ tiêu với trọng số nêu trên,FICO xây dựng thang điểm và chấm điểm tín dụng

Bảng 1.5: Mối quan hệ giữa điểm và xác suất khách hàng mất

khả năng trả nợ Điểm tín dụng FICO Xác suất mất khả năng trả nợ

Khách hàng có điểm tín dụng dưới 680 được xem là khách hàng có độ rủi

ro tín dụng cao Dựa vào quan hệ giữa điểm và xác suất mất khả năng trả nợ doFICO xây dựng, các ngân hàng quyết định “điểm ngưỡng” của mình tuỳ thuộcvào khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng

Chẳng hạn, hầu hết các ngân hàng ở Mỹ sử dụng thang điểm của FICO đểxếp hạng tín dụng cho khách hàng khá phổ biến và được áp dụng rộng rãi do cácthông tin liên quan đến tình trạng tín dụng của mọi người có thể được ngân hàngkiểm tra dễ dàng qua các công ty dữ liệu tín dụng (credit reporting companies )các công ty này ghi nhận và cập nhật thông tin từ các tổ chức tín dụng phân tích

và cho điểm với từng người thang điểm như sau :

16

Trang 17

Bảng 1.6: Thang điểm tín dụng và kết quả xếp loại

1.1.3.5 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Ngày nay nhiều ngân hàng đã sử dụng mô hình chấm điểm tín dụng tiêu dùng đểđánh giá những khoản tín dụng mua sắm xe hơi, nhà cửa bất động sản, và kinhdoanh nhỏ Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong môhình cho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tàisản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản

cá nhân, thời gian công tác Mô hình điểm số tín dụng tiêu dung thường sử dụng

từ 7 đến 12 hạng mục được cho điểm từ 1 đến 10

Ví dụ: Bảng cho điểm những hạng mục thường được sử dụng ở các ngân hàng Mỹ

STT Các hạng mục xác định chất lượng Điểm số

1 Nghề nghiệp của người vay

Chuyên gia phụ trách kinh doanh

Công nhân có kinh nghiệm

Nhân viên văn phòng

Sinh viên

Công nhân không có kinh nghiệm

Công nhân bán thất nghiệp

1087542

2 Trạng thái nhà ở

Nhà riêng

Nhà thuê hay căn hộ

Sống cùng bạn hay người thân

642

17

Trang 18

4 Kinh nghiệm nghề nghiệp

Nhiều hơn 1 năm

Từ 1 năm trở xuống

52

5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

Nhiều hơn 1 năm

Từ 1 năm trở xuống

21

6 Điện thoại cố định

Không

20

8 Các tài khoản tại ngân hàng

Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành séc

Chỉ tài khoản tiết kiệm

Chỉ tài khoản phát hành séc

Không có

4320 Theo mô hình trên với 8 chỉ tiêu thì khách hàng có điểm số cao nhất là 43điểm và thấp nhất là 9 điểm Trong đó 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng cótín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu, do đó ngân hàng lại hình thành mộtkhung chính sách tín dụng tiêu dùng theo mô hình sau:

Tổng điểm số của khách hàng Quyết định tín dụng

Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng

Từ 29- 30 điểm Cho vay đến 500 Đô la Mỹ

Từ 31- 33 điểm Cho vay đến 1000 Đô la Mỹ

Từ 34- 36 điểm Cho vay đến 2500 Đô la Mỹ

Từ 37- 38 điểm Cho vay đến 3500 Đô la Mỹ

Từ 39- 40 điểm Cho vay đến 5000 Đô la Mỹ

Từ 41- 43 điểm Cho vay đến 8000 Đô la Mỹ

Tuy mô hình này đã loại bỏ được sự chủ quan trong quá trình cho vay vàgiảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng, nhưng mô hình nàylại không thể điều chỉnh kịp thời với sự thay đổi của nền kinh tế với thay đồitrong cuộc sống gia đình Một mô hình chấm điểm tín dụng không linh hoạt như

18

Trang 19

vậy đe doạ đến chương trình tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, bỏ sót kháchhàng.

1.2 Nội dung công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp

1.2.1 Quy trình chấm điểm tín dụng, xếp hạng doanh nghiệp

Quy trình chấm điểm, xếp hạng doanh nghiệp được thực hiện một cáchkhoa học và chính xác theo các bước đã được định sẵn để đảm bảo đánh giáchính xác về doanh nghiệp giúp cho ngân hàng ra quyết định đúng đắn về cáckhoản tín dụng Nó gồm 7 bước :

1.2.1 1 Quá trình thu thập thông tin về doanh nghiệp

Bước đầu tiên và cũng là bước rất quan trọng của công tác chấm điểm,xếp hạng doanh nghiệp bởi vì nếu xác định thông tin về doanh nghiệp mà khôngđúng thì tất cả các bước sau cho dù thực hiện có đúng thì vẫn dẫn đến những sailệch và hậu quả là sẽ có những quyết định cho vay sai lầm Và như vậy cả quátrình chấm điểm tín dụng, xếp hạng doanh nghiệp sẽ không có ý nghĩa Do vậy,

19

Bước 1: Thu thập thông tin Bước 2: Xác định lĩnh vực SXKD của DN

Bước 3: Chấm điểm quy mô tín dụng

Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính Bước 5: Chấm điểm các chỉ số phi tài chính Bước 6: Tổng hợp và xếp hạng DN

Bước 7: Trình phê duyệt kết quả

Trang 20

trong bước này cán bộ tín dụng phải hết sức thận trọng trong việc tiếp nhậnnhững thông tin về khách hàng và phải kiểm tra một cách thận trọng để đảm bảonhững thông tin đó là chính xác vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình chấmđiểm và xếp hạng doanh nghiệp.Có nhiều phương pháp và nguồn thu thập thôngtin về khách hàng khác nhau.Các nguồn thu thập thông tin là:

•Hồ sơ đi vay của doanh nghiệp: Khi khách hàng muốn vay ngân hàngthì khách hàng phải nộp một bộ hồ sơ xin vay vốn Trong đó phải cung cấp chongân hàng những thông tin cơ bản về khách hàng như các thông tin về pháp lý,quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết định bổ nhiệm giám đốc,bổ nhiệm kếtoán trưởng ,giấy phép hoạt động, các văn bản về tình hình hoạt động củadoanh nghiệp như các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế, số dư vay nợ tại các ngân hàng khác , chiếnlược kinh doanh, và quan trọng là phương hướng sử dụng vốn vay hay chính làbản kế hoạch chi tiết về dự án mà khách hàng sẽ đầu tư Đây là nguồn thông tinkhá quan trọng, nó cung cấp cho ngân hàng cái nhìn nhận đánh giá bao quát nhất

về khách hàng nhưng nguồn thông tin này lại mang yếu tố chủ quan của kháchhàng chính vì vậy mà độ chính xác , tin cậy của nguồn thông tin này là thấp vàtrong quá trình tiếp nhận những thông tin này thì cán bộ tín dụng cần hết sức cẩntrọng, sàng lọc và kiểm tra kỹ càng độ chính xác của những thông tin đó

• Thông tin đã được lưu trữ tại ngân hàng: khách hàng xin vay vốn cóthể là khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng hoặc là khách hàng cótài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc thường xuyên sử dụng các dịch vụ củangân hàng Khi khách hàng đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì ngânhàng có thể sử dụng những thông tin mà mình lưu trữ về khách hàng làm nguồnthông tin tin cậy để đánh giá về khách hàng, các thông tin đó có thể là tình hìnhsản xuất kinh doanh của khách hàng nhưng thông tin khá quan trọng là trong cácquan hệ tín dụng trước đây thì khả năng sử dụng vốn vào các dự án của kháchhàng có đạt hiệu quả hay không, khách hàng có trả nợ và trả nợ đúng hạn haykhông, Thông qua tài khoản tiền gửi hay các dịch vụ mà khách hàng sử dụngtại ngân hàng cũng giúp ngân hàng biết được khả năng tài chính, tình hình lưuchuyển tiền tệ của khách hàng

•Thông tin từ điều tra trực tiếp: để thu thập thêm thông tin về kháchhàng, ngân hàng còn trực tiếp xuống thăm quan nhà xưởng, tiếp xúc với kháchhàng, gặp gỡ với ban lãnh đạo, công nhân, xem xét các tài sản đảm bảo Đây là

20

Trang 21

nguồn thông tin mà ngân hàng trực tiếp thu thập nên độ tin cậy cao và hiệu quả

mà thông tin này mang lại phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của cán bộ trựctiếp điều tra

• Thông tin từ ngân hàng nhà nước: nói chính xác hơn là thông tin từTrung tâm thông tin tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước (cic) Đây là nguồnthông tin mà Trung tâm thông tin của Ngân Hàng Nhà Nước thu thập được vềcác doanh nghiệp mà ngân hàng có thể sử dụng để bổ sung cho những thông tincần thu thập về khách hàng là các doanh nghiệp Nguồn thông tin này được cungcấp trực tuyến trên mạng và việc thu thập nó rất đơn giản, cán bộ tín dụng vớimật mã đã được cung cấp chỉ cần vào mạng cic của Ngân Hàng Nhà Nước vàđăng ký xin thông tin về doanh nghiệp mà mình muốn có và sẽ nhận được thôngtin từ trung tâm thông tin sau 3 ngày làm việc

• Thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạn tranh của khách hàng: thôngqua quan hệ thương mại với bạn hàng cũng như các chính sách với các đối thủcạnh tranh cũng là những thông tin giúp cho ngân hàng trong quá trình thu thậpthông tin Thông qua quan hệ thương mại với bạn hàng ngân hàng có thể biếttrong quan hệ tín dụng khách hàng có thực hiện đúng nghĩa vụ không, cũng nhưbiết được tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng Thông qua các chínhsách với đối thủ cạnh tranh ngân hàng biết được khả năng cạnh tranh của kháchhàng, cũng như năng lực quản lý của bộ máy điều hành

Như vậy, có nhiều nguồn khác nhau có thể cung cấp thông tin cho ngânhàng với mức độ tin cậy khác nhau và ngân hang cần sàng lọc những thông tinmột cách chính xác để quá trình chấm điểm tín dụng có được hiệu quả tốt

1.2.1.2 Xác định ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.

Nền kinh tế càng phát triển thì các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanhngày càng phông phú và đa dang Mỗi ngành nghề, lĩnh vực lại có các đặc điểmkhác nhau, điều kiện phát triển khác nhau, chịu sự chi phối khác nhau của phápluật, triển vọng phát triển khác nhau, khả năng sinh lời khác nhau, sự cạnh tranhtrong và ngoài lĩnh vực cũng khác nhau cho nên trong chấm điểm và xếp hạngdoanh nghiệp cũng cần phân loại các doanh nghiệp vào các ngành nghề lĩnh vựckinh doanh khác nhau Các doanh nghiệp được phân vào nhóm khác nhau cócách cho điểm khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành nghề, lĩnh vựcnhư vậy sự đánh giá về các doanh nghiệp sẽ chính xác hơn Hiện nay Việt Namđang áp dụng hệ thống chấm điểm theo ngành nghề, lĩnh vực phân thành 4 loạingành nghề, lĩnh vực sau

21

Trang 22

• Nông, lâm và ngư nghiệp

1.2.1.3 Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng cần xác định trongquy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Quy mô của doanhnghiệp quyết định đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, khả năng cạnhtranh, từ đó nó là một trong những yếu tố để ngân hàng đánh giá xem có nêncho doanh nghiệp vay không và nếu vay thì hạn mức là bao nhiêu Quy mô hoạtđộng của khách hàng phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang cóhoạt động.Hiện nay người ta dựa vào 4 tiêu chí chính để xác định quy mô củadoanh nghiệp đó là số lao động, nguồn vốn kinh doanh, doanh thu thuần và tổng

dư nợ vay ngân hàng

+ Vốn: trong mọi doanh nghiệp, vốn đều gồm 2 bộ phận: Vốn chủ sởhữu và vốn vay, mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khácnhau tuỳ theo tính chất của chúng Tuy nhiên cơ cấu vốn trong các doanh nghiệpkhác nhau sẽ không giống nhau, nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố như; trạng tháicủa nền kinh tế, ngành kinh doanh, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, trình độquản lý, chiến lược phát triển và đầu tư của doanh nghiệp Tổng vốn của mộtdoanh nghiệp cho biết quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ, nhưng cần phải quantâm là cơ cấu vốn có hợp lý hay không

+ Lao động: Số lao động được tính bình quân trong 3 năm gần nhất hoặctính bình quân trong các năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động nếudoanh nghiệp có thời gian hoạt động ít hơn 3 năm Tuy nhiên chỉ tiêu này cũngchỉ mang tính chất tương đối vì có những ngành nghề chủ yếu sử dụng máymóc, nhu cầu về nguồn nhân lực không cao thì số lượng lao động nhỏ, do đókhông thể đưa ra kết luận chính xác về quy mô doanh nghiệp

Ở Việt Nam, do công nghệ khoa học kỹ thuật chưa cao, nên khả năng tự độnghoá trong sản xuất còn yếu, do đó nguồn nhân lực vẫn đóng vai trò quan trọng

22

Trang 23

+ Doanh thu thuần: Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng hoá, thànhphẩm dịch vụ không tính các khoản giảm trừ do chiết khấu thương mại, giảm giáhàng bán, hàng bán trả lại và các loại thuế Doanh thu của doanh nghiệp có ýnghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó là nguồn để doanhnghiệp trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất và tái mở rộng doanh thuthuần có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thịtrường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không là phụ thuộc lớnvào việc có tạo ra được lợi nhuận hay không Tuy nhiên, lợi nhuận là chỉ tiêu tàichính cuối cùng nên nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan, khách quan.

Do đó muốn đánh giá chính xác phải kết hợp chỉ tiêu này với những chỉ tiêukhác

+ Giá trị nộp ngân sách Nhà nước: Dựa theo số thực nộp ngân sách trongbáo cáo tài chính, bao gồm các khoản thuế, phí và lệ phí doanh nghiệp phải nộpvào ngân sách ( không tính các khoản thuế xuất nhập khẩu, bảo hiểm, phí côngđoàn, tiền phạt) Chỉ tiêu này là tiêu chí đánh giá mức độ chấp hành quy địnhcủa pháp luật của doanh nghiệp

Để có được sự đánh giá chính xác và hợp lý, cán bộ tín dụng phải biết kếthợp phân tích các chỉ tiêu trên, vì mỗi chỉ tiêu có một thế mạnh khác nhau, khaithác được các thế mạnh đó ta sẽ đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác đánhgiá chấm điểm

Quyết định 57 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn bảng chấm điểm quy môdoanh nghiệp:

23

Trang 24

Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp

Sau khi cộng tổng số được doanh nghiệp đạt được theo cả 4 tiêu chí thìngân hàng căn cứ vào bảng sau để xác định quy mô vừa doanh nghiệp doanhnghiệp:

1.2.1.4 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính.

Nhóm chỉ tiêu để thực hiện chấm điểm bao gồm 10 chỉ tiêu như sau:

1 Khả năng thanh toán ngắn hạn:

24

Trang 25

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp,

nó cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn có thể được trang trải bằng các tàisản có thể chuyển được thành tiền trong một khoảng thời gian tương đương vớithời hạn của khoản nợ đó, công thức:

Trong đó:

+ Tài sản ngắn hạn bao gồm những tài sản có thể chuyển thành tiền mặt trongvòng 1 năm như: tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng, các khoảnphải thu và hàng tồn kho

+ Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản vay ngắn hạn (thường dưới 1 năm)ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp,các khoản phải trả, phải nộp khác,

2 Khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu này đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp một cách thậntrọng hơn.Chỉ tiêu cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của doanhnghiệp không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho Hàng tồn kho được loại trừ

vì hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản ngắn hạn

và thường chịu lỗ nếu doanh nghiệp muốn bán nhanh, khả năng thanh toánnhanh được tính theo công thức sau:

Trong đó:

+ Tài sản lưu động: được hiểu như trên

+ Nợ ngắn hạn: được hiểu như trên

3 Vòng quay vốn lưu động

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia doanh thu trong năm cho tổng sốtiền và các loại tài sản tương đương tiền bình quân (chứng khoán ngắn hạn dễchuyển nhượng); nó cho biết số vòng quay của tiền trong năm

Trang 26

4 Vòng quay của các khoản phải thu

Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia doanh thu trong năm cho tổng số các khoản phải thu bình quân; nó cho biết số vòng quay của các khoản phải thu trong năm

5 Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng và hiệu quả quản lý hàng tồn kho củadoanh nghiệp thông qua số lần quay vòng hàng tồn kho của doanh nghiệp trongmột kỳ, hay nói cách khác là thời gian lưu kho (số ngày tồn kho) của hàng tồnkho trước khi được bán ra), công thức

6 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu trong một năm

7 Hệ số tự tài trợ

Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp Nóđược đo bằng tỷ số giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Tỷ lệ này càng lớn thìgiá trị vốn chủ sở hữu càng lớn có nghĩa là khả năng tài chính của doanh nghiệpcàng tốt

26

=

Tài sản ngắn hạn bình quân

Vòng quay của các khoản phải thu = Doanh thu thuần

Các khoản phải thubình quân

Trang 27

8 Tỷ suất lợi nhuận biên

Lợi nhuận biên được đo bằng doanh thu bán hàng trừ đi giá vốn hàng bán

Từ đó người ta tính được lợi nhuận biên như sau:

Cơ cấu sản phẩm và phương thức tiêu thụ có ảnh hưởng đến tỷ suất lợinhậu biên Một sự thay đổi nhỏ trong cơ cấu sản phẩm tiêu thụ hoặc phươngthức bán hàng cũng làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận biên Tỷ lệ lợi nhuận biên vớimỗi ngành khác nhau, với mỗi ngành ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhaucũng khác nhau

9 Tỷ suất lợi nhuận / tài sản ( ROA)

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dung để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư

10 Tỷ suất lợi nhuận /vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và đượccác nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanhnghiệp Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhấttrong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp

Việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính được chia ra theo từng ngành kinh

tế như sau:

27

Hệ số tự tài trợ =

Nguồn vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốn

X 100%

Tỷ suất lợi nhuận biên =

Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp

dịch vụDoanh thu thuần

Trang 28

28

Trang 32

1.2.1.5 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính.

1 Số năm hoạt động của DN Mục tiêu: Đánh giá kinh

nghiệm hoạt động và tính ổn định của doanh nghiệp

Cách xác định: Số năm hoạt

động của DN được xác định bằng thời gian tính từ thời điểm

có sản phẩm ra thị trường cho tới thời điểm chấm điểm DN.Không tính thời điểm DN đang trong quá trình đầu tư xâydựng cơ bản.Không tính thời gian DN hoạt động trong lĩnh vực khác

2 Bộ máy lãnh đạo của DN Mục tiêu: Đánh giá khả năng

thích ứng và nhạy bén với thị trường

Cách xác định: Căn cứ trên

khả năng dự đoán,nắm bắt xu hướng của thị trường và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường

3 Trình độ người quản lý DN Mục tiêu : Đánh giá trình độ

học vấn của người quản lý về kiến thức, hiểu biết về tài chính, chuyên môn, có khả năng ra những quyết định đúng đắn

Cách xác định: Chủ yếu dựa

trên bằng cấp của người trực tiếp quản lý DN,bằng cấp về chuyên môn trong ngành mà

DN hoạt động hoặc bằng cấp

32

Trang 33

về kinh tế.

4 Lý lịch người đứng đầu DN Người đứng đầu DN là người

đại diện theo pháp luật của

DN, người có ảnh hưởng chính đến hoạt động kinh doanh của DN.

Mục tiêu: Đánh giá rủi ro pháp lý của người đứng đầu

DN hoặc kế toán trưởng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN.

Cách xác định: Chủ yếu đánh giá lý lịch , tư cách đạo đức trên lý lịch pháp lý trong quá khứ cũng như tình trạng hiện tại

5 Kinh nghiệm trong ngành của người

quản lý DN

Mục tiêu: Đánh giá khả năng lãnh đạo và quản lý DN của người trực tiếp quản lý.

Căn cứ: số năm làm lãnh đạo

DN trong ngành Kể cả thời gian làm lãnh đạo tại DN khác.Tuy nhiên chỉ tính trong ngành và lĩnh vực hoạt động

6 Triển vọng phát triển ngành Mục tiêu: Đánh giá môi

trường kinh doanh chung của DN.

Cách xác định: Đánh giá khả năng phát triển của ngành

mà DN hoạt động.

33

Trang 34

7 Số lượng các đối thủ cạnh tranh Mục tiêu: Đánh giá khả năng

bị chia sẻ thị phần với các DN khác.

Cách xác định: Đánh giá mức

độ khó hay dễ trong việc thành lập các DN mới trong cùng lĩnh vực/ngành mà DN hoạt động (trên cơ sở các yếu

tố như có rào cản pháp lý không, có đòi hỏi lớn về vốn

và nhân công không, có đòi hỏi về kỹ thuật đặc biệt không.), đánh giá số lượng các đối thủ cạnh tranh

8 Đánh giá các sản phẩm của DN Mục tiêu: Đánh giá khả năng

sản phẩm của DN hiện tại như thế nào, có phù hợp với thị hiếu và có dễ bị thay thế bằng sản phẩm khác không Đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm với thị hiếu , mẫu mã sản phẩm, công dụng sản phẩm, đánh giá khả năng

có sản phẩm mới, sản phẩm thay thế.

chiếm lĩnh thị trường hiện tại của DN.

Cách xác định: Đánh giá quy

mô, vị trí của sản phẩm của

DN trên thị trường.

kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và quản lý của DN.

Cách xác định: Đánh giá mức

34

Trang 35

độ hiện đại về mặt kỹ thuật, công nghệ của dây chuyền sản xuất, nhà máy sản xuất

và hệ thống quản lý của DN.

11 Nguồn nguyên liệu Mục tiêu: đánh giá tính ổn

định của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cách xác định: đánh giá các nguyên liệu đầu vào chủ yếu đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Xét đến cả 2 yếu tố là khối lượng và giá cả (Khối lượng có đáp ứng nhu cầu về nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra bình thường không; Xu hướng biến động của nguồn nguyên liệu trên thị trường).

12 Địa điểm kinh doanh Mục tiêu: đánh giá mức độ

thuận lợi trong hoạt động kinh doanh.

Cách xác định: địa điểm kinh doanh có phù hợp với hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp không, vị trí kinh doanh có được hưởng

ưu đãi về thuế, tiền thuê đất…

13 Mức độ tăng trưởng doanh thu trong

3 năm gần nhất

Mục tiêu: đánh giá tính ổn định và dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp Cách xác định: trung bình cộng của tỷ lệ tăng trưởng

35

Trang 36

doanh thu năm thứ 3 so với năm thứ 2 và tỷ lệ tăng trưởng của năm thứ 2 so với năm thứ nhất Trong trường hợp doanh nghiệp mới có báo cáo tài chính của 2 năm thì tỷ

lệ đó được tính là tỷ lệ tăng trưởng của năm thứ 2 so với năm thứ nhất

14 Mức độ tăng trưởng LN sau thuế

trong 3 năm gần nhất

Mục tiêu: đánh giá tính ổn định và dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp Cách xác định: trung bình cộng của tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm thứ 3 so với năm thứ 2 và tỷ lệ tăng trưởng của năm thứ 2 so với năm thứ nhất Trong trường hợp doanh nghiệp mới có báo cáo tài chính của 2 năm thì tỷ lệ

đó được tính là tỷ lệ tăng trưởng của năm thứ 2 so với năm thứ nhất

15 Lịch sử trả nợ gốc Mục tiêu: đánh giá lịch sử trả

nợ vay cũng như đánh giá thiện chí trả nợ của khách hàng

Cách xác định: do tính đến yếu tố lịch sử quan hệ nên sẽ xem xét cả với những khoản vay đã trả hết nợ hoặc chưa trả hết nợ trong 12 tháng kể

từ thời điểm đánh giá này trở

về trước.

36

Trang 37

16 Lịch sử trả lãi Mục tiêu: đánh giá lịch sử trả

nợ vay cũng như đánh giá thiện chí trả nợ của khách hàng.

Cách xác định: Do tính đến yếu tố lịch sử quan hệ do đó

sẽ xem xét cả những khoản vay đã trả hết nợ hoặc chưa trả hết nợ trong 12 tháng để

từ thời điểm đánh giá này trở

về trước.

nợ của khách hàng tại ngân hàng

Cách xác định: tại thời điểm hiện tại, khách hàng có nợ phải cơ cấu lại không, có nợ gốc lãi quá hạn dưới 90 ngày không, có nợ gốc/lãi quá hạn

nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 chia cho tổng dư nợ của khách hàng

19 Tỷ lệ lãi quá hạn (%) Mục tiêu: đánh giá chất

lượng tín dụng của khách hàng Cách xác định: tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng lãi

37

Trang 38

quá hạn chia cho tổng lãi đã trả của khách hàng.

20 Cung cấp thông tin đầu đủ và đúng

hẹn theo yêu cầu của ngân hàng

Mục tiêu: đánh giá tính trung thực và hợp tác của khách hàng trong việc cung cấp thông tin là cơ sở cho việc phân tích và theo dõi khách hàng của Ngân hàng

21 Mức độ quan hệ tín dụng với Ngân

hàng (%)

Mục tiêu: xác định tình trạng quan hệ tín dụng của khách hàng với Ngân hàng và với các tổ chức tín dụng khác Cách xác định: đánh giá trên

cơ sở tính tỷ lệ giữa dư nợ của khách hàng tại ngân hàng với tổng nợ của khách hàng tại tất cả các tổ chức tín dụng ( bao gồm Ngân hàng và các

23 Doanh thu qua Ngân hàng (%) Mục tiêu: đánh giá dòng tiền

thu về của khách hàng thông qua tài khoản của Ngân hàng Cách xác định: đánh giá trên

cơ sở tính tỷ lệ tổng số tiền bạn hàng thanh toán tiền

38

Trang 39

hàng cho khách hàng chia cho tổng doanh thu Thời điểm lấy số liệu tiền hàng được thanh toán của khách hàng phải trùng với thời điểm báo cáo doanh thu của khách hàng.

24 Số dư tiền gửi bình quân tại Ngân

hàng (TR.VND)

Mục tiêu: đánh giá khả năng

ổn định về tài chính của khách hàng

Cách xác định: đánh giá trên

cơ sở số dư tối thiểu của khách hàng trong tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng.

1.2.1.6 Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp

Điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng được xác định trên khung đã đượcđịnh sẵn trong phần mềm sau khi chuyên viên khách hàng và thẩm định đánh giákhách hàng về tiêu chí đó Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểmcủa từng tiêu chí nhân với trọng số

Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ

số tài chính hoặc phi tài chính) xét trên góc độ tác động đến rủi ro tín dụng đãđược thống nhất trên toàn hệ thống

Mức độ quan trọng của chỉ tiêu tương ứng với trọng số được quy định:Mức độ quan trọng của chỉ tiêu Trọng số

và chính xác, chương trình sẽ đưa ra kết quả điểm tổng hợp cuối cùng

Sau khi khách hàng được chấm điểm và có tổng số điểm, khách hàng sẽđược phân loại vào các mức xếp hạng như sau:

39

Trang 40

1.2.1.7 Trình phê duyệt kết quả

Đây là bước cuối cùng của quá trình chấm điểm tín dụng và xếp hạngdoanh nghiệp Sau khi đã xếp hạng được doanh nghiệp, cán bộ tín dụng lập tờtrình lên cấp trên để được phê duyệt

40

Ngày đăng: 24/07/2013, 15:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Bảng so sánh giữa chỉ số Z” và các chỉ số của Standard and Poor - Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng  doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank
Bảng 1.1 Bảng so sánh giữa chỉ số Z” và các chỉ số của Standard and Poor (Trang 10)
Bảng 1.4: Các yếu tố xem xét khi chấm điểm tín dụng của FICO - Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng  doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank
Bảng 1.4 Các yếu tố xem xét khi chấm điểm tín dụng của FICO (Trang 16)
Bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp - Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng  doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank
Bảng ch ấm điểm quy mô doanh nghiệp (Trang 24)
Bảng xếp hạng doanh nghiệp - Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng  doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank
Bảng x ếp hạng doanh nghiệp (Trang 42)
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn - Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng  doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn (Trang 50)
Bảng 2.2 Sản phẩm vay của vpBank - Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng  doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank
Bảng 2.2 Sản phẩm vay của vpBank (Trang 51)
Bảng 2.5: Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31/12/2011 của VP bank - Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng  doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank
Bảng 2.5 Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31/12/2011 của VP bank (Trang 53)
Bảng 2.6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất đến 31/12/2011 - Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng  doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank
Bảng 2.6 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất đến 31/12/2011 (Trang 54)
BẢNG XẾP  HẠNG TÍN DỤNG 4 - Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng  doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank
4 (Trang 68)
BẢNG XẾP  HẠNG TÍN DỤNG 5 - Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng  doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank
5 (Trang 71)
Bảng 2.7: Bảng đánh giá tài sản bảo đảm - Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng  doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank
Bảng 2.7 Bảng đánh giá tài sản bảo đảm (Trang 75)
Bảng 2.6: Bảng xếp hạng rủi ro khách hàng - Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng  doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank
Bảng 2.6 Bảng xếp hạng rủi ro khách hàng (Trang 75)
Bảng 2.8: Đánh giá tín dụng kết hợp Xếp hạng rủi ro - Hoàn thiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng  doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP vpbank
Bảng 2.8 Đánh giá tín dụng kết hợp Xếp hạng rủi ro (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w