Kế hoạch phát triển sản xuất nông- lâm - thuỷ sản năm 2012
MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: Đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất nông-lâm-thuỷ sản năm 2011 1. Những kết quả đạt được 1.1 Nông nghiệp 1.2 Lâm nghiệp 1.3 Thuỷ sản 2. Những hạn chế yếu kém và nguyên nhân 3. Xây dựng cây vấn đề PHẦN THỨ HAI: Kế hoạch phát triển sản xuất nông- lâm - thuỷ sản năm 2012 1. Những thuận lợi và khó khăn khi bước vào thực hiện kế hoạch năm 2012 1.1 Thuận lợi 1.2 Khó khăn 2. Mục tiêu phát triển và những chỉ tiêu chủ yếu 2.1 Mục tiêu phát triển 2.1.1 Mục tiêu chung 2.1.2 Cây mục tiêu 2.2 Chỉ tiêu phát triển 2.2.1 Chỉ tiêu chung 2.2.2 Chỉ tiêu cụ thể 2.2.3 Bảng chỉ tiêu 3. Nhiệm vụ và giải pháp 4. Nguồn vốn thực hiện kế hoạch 1 PHẦN THỨ NHẤT: ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG- LÂM NGHIỆP- THUỶ SẢN NĂM 2011 1/ Những kết quả đạt được Năm 2011, ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá gặp nhiều khó khăn, thách thức do lạm phát, giá cả tăng cao, lãi xuất ngân hàng ở mức cao cộng với chủ trương cắt giảm đầu tư công của chính phủ; cùng với rét đậm, rét hại kéo dài đầu năm, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa lũ và dịch bệnh vẫn xảy ra trên cây trồng, vật nuôi đã ảnh hưởng lớn đến phát triển nông nghiệp của tỉnh. Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham mưu chủ động, tích cực của Sở Nông nghiệp và PTNT bằng nhiều biện pháp; sự nỗ lực của cộng đồng các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nên sản xuất nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh đạt kết quả khá toàn diện. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản đật 7.252 tỷ đồng ( giá so sánh năm 1994), đạt 100,3% kế hoạch và tăng 4,3% so với cùng kỳ, trong đó: nông nghiệp 5.608 tỷ đồng, tăng 3%; lâm nghiệp 579 tỷ đồng, tăng 9%; thuỷ sản 1.065 tỷ đồng, tăng 9,2%. Kết qủa trên các lĩnh vực cụ thể như sau: 1.1 Nông nghiệp a, Trồng trọt: Đạt được kết qủa khá toàn diện; diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực đạt cao nhất từ trước tới nay. - Giá trị sản xuất 4.037 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), tăng 2,8%; giá cả nông sản tăng cao so với cùng kỳ; sản lượng lương thực có hạt cả năm 1.641 triệu tấn, đạt 100,4% kế hoạch và tăng 1,8%. - Vụ đông 2010-2011: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 52.345 ha, đạt 87,2% kế hoạch và tăng 6,1% . Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 80.126 tấn, đạt 82,8% kế hoạch và bằng 90,3% cùng kỳ. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, những loại cây có giá trị cao, phù 2 hợp với thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có lợi cho người sản xuất như: diện tích cây đậu tương tăng 3.900 ha ( tăng 110%), lạc, ớt xuất khẩu, ngô bao tử, dưa chuột… đều tăng so với cùng kỳ. - Vụ chiêm xuân: Diện tích gieo trồng 216.030 ha, vượt 2,4% kế hoạch và tăng 1,1%. Trong đó: diện tích lúa 122.142 ha, vượt 3,16% kế hoạch và tăng 0,7% so với cùng kỳ( lúa lai 68.742 ha, chiếm 56%; lúa chất lưọng cao 18.215 ha, chiếm 15% diện tích lúa), năng suất 62,9 tạ/ha, sản lưọng 72.000 tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 840.300 tấn, đạt 108,1% kế hoạch và tăng 5,8% so với cùng kỳ; là một vụ chiêm xuân cho năng suất, sản lượng cao nhất từ trước tới nay. - Vụ thu mùa: Diện tích gieo trồng 177.371 ha, đạt 101,1% kế hoạch và tăng 1,6%; trong đó: lúa 135.030 ha vượt 2,3% kế hoạch, năng suất đạt 48,8 tạ/ ha; sản lượng lương thực 720.907 tấn, đạt 94,8% kế hoạch. - Vụ đông: Diện tích gieo trồng 45.459 ha đạt 87,4% kế hoạch, trong đó: Ngô 15.098 ha, đạt 83,88%; lạc 1.104 tấn , đạt 55%; đậu tương 6.657 ha, đạt 66,57%; khoai lang 5.695 ha, đạt 94% . - Vụ ép mía : Sản lưọng mía nguyên liệu thu mua 1.581 nghìn tấn, bằng 93,6% cùng kỳ. Diện tích mía nguyên liệu đã trồng được 31,1 nghìn ha, đạt 96,2% kế hoạch; sản lưọng mía nguyên liệu dự kiến 1.669 nghìn tấn, đạt 98,1% kế hoạch. - Diện tích trồng mới cao su 2.509,74 ha, đạt 100,6% kế hoạch. b. Chăn nuôi: Phát triển tương đối ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. - Giá trị sản xuất ước đạt 1.369 tỷ đồng ( giá so sánh năm 1994), tăng 2,4% so với cùng kỳ. Đàn gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định, theo hướng chất lưọng, sản lưọng thịt hơi xuất chuồng, sản lưọng trứng, sản lưọng sữa tươi đều tăng so với cùng kỳ. Chăn nuôi trang trại, gia trại tiếp tục phát triển cả về số lưọng và quy mô: phát triển thêm 11 trang trại quy mô lớn, 152 trang trại có quy mô vừa và nhỏ. Tiếp tục triển khai thực hiện các chưong trình phát triển chăn nuôi: Nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò; phát triển trang trại theo chính sách phát triển chăn nuôi của tỉnh. 3 - Công tác chỉ đạo cho các địa phương chống rét cho gia súc, gia cầm được triển khai tốt, thực hiện các chương trình, chính sách phát triển chăn nuôi. Công tác tiêm phòng vác xin cho gia súc, gia cầm có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng; kết quả tiêm phòng toàn tỉnh đạt 96% kế hoạch và tăng 8% so với cùng kỳ. Tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được giám sát chặt chẽ, các ổ dịch xảy ra được phát hiện sớm, xử lý chống dịch đúng quy trình nên dịch được dập tắt nhanh chóng, giảm được thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật được duy trì trên toàn địa bàn tỉnh Theo số liệu thống kê đến ngày 01/10/2011: Đàn trâu 206.209 con, bằng 99,2% cùng kỳ; đàn bò 229.809 con, bằng 93,9%; đàn lợn 829.961 con, bằng 94,9%; đàn gia cầm 17,4 triệu con, tăng 4,1%; sản lưọng thịt hơi xuất chuồng 192.324 tấn, tăng 1,5%. 1.2 Lâm nghiệp: khoanh nuôi tái sinh, trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đạt khá. - Toàn tỉnh đã trồng mới 8.526 ha, vượt 6,6% kế hoạch; trồng cây phân tán 1,64 triệu cây, tưong đương 987 ha, chăm sóc 30.300 ha rừng, đạt 100% kế hoạch; bảo vệ 540.739 ha rừng. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,6%. - Công tác phòng chống cháy rừng được chỉ đạo quyết liệt, trên địa bàn tỉnh chỉ xảy ra 5 vụ cháy và thảm thực bì ( giảm so với cùng kỳ 39 vụ). Tình hình an ninh rừng trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định. Kết quả khai thác lâm sản: Gố tròn 52.964 m 3 ; tre luồng 30,46 triệu cây; nguyên liệu giấy 50.740 tấn. - Tăng cừơng công tác kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu lâm sản đều khắp trên cả hai tuyến nội tỉnh và liên tỉnh, các vụ vi phạm trong năm giảm đáng kể ( giảm 269 vụ so với cung kỳ). Công tác bảo tồn thiên nhiên tiếp tục phát triển vững chắc và có bước đột phá thông qua các dự án đầu tư; tiếp tục triển khai việc sắp xếp tổ chức, bố trí nhân sự kiểm lâm, gắn với cải cách hành chính. Đã kiểm tra và phát hiện xử lý hành chính 1.043 vụ ( giảm so với cùng kỳ 269 vụ); lâm sản tịch thu: 1.275,78 m 3 gỗ các loại; 24.315 kg củi; 5.240,62 kg ĐVHD… Thu nộp ngân sách nhà nước 16,044 tỷ đồng 4 - Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt phương án chuyển đổi 3 loại rừng; Kế hoạch đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp huyeenj Mường Lát, giai đoạn 2011- 2015; trình UBND tỉnh thành lập ban chỉ đạo và phê duyệt quy chế hoạt động của ban chỉ đạo đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng theo nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính Phủ. Tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2010 trên địa bàn tỉnh. Lâpk kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2011-2015; Dự án cải tạo rừng theo thông tư số 99/2006/TT-BNN. Chỉ đạo hoàn thành kế hoạch các mục tiêu lâm sinh. Phối hợp với chương trình tre Mê Kông tổng kết, đánh giá các mô hình trồng mới rưng luồng thâm canh và mô hình phục tráng rừng luồng tại 2 huyện Lang Chánh, Thường Xuân đạt kết quả tốt. Chuẩn bị các dự án về lâm nghiệp: Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB3); Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (Jica 2); Dự án đầu tư xây dựng hệ thống đường phục vụ sản xuất lâm nghiệp, phát triển rừng và bảo vệ, PCCCR; Dự án khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển (WB3) 1.3 Thuỷ sản: sản xuất thuỷ sản tiếp tục tăng khá - Tổng sản lưọng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản 112.811 tấn, đạt 105,7% kế hoạch và tăng 9,2%; giá trị xuất khẩu 49,68 triệu USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ. - Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 18.050 ha, tăng 1,8%; sản lưọng 35.320 tấn, đạt 108,7% kế hoạch và tăng 19,9%. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá ổn định, năng suất và sản lượng nuôi đạt khá, một số mô hình mới có hiệu quả được nhân rộng; hai đối tưọng nuôi có giá trị cao là ngao và tôm chân trắng đều tăng diện tích, năng suất và sản lưọng. - Sản lưọng khai thác thuỷ sản đạt 77.491 tấn, bằng 104,4% kế hoạch và tăng 4,8%. Tổng số tàu cá tính đến 30/12/2011 là 8.506 chiếc, tổng công suất 301.374 CV , tăng 12,3% so với cùng kỳ; trong đó: tàu cá khai thác xa bờ 882 chiếc, chiếm 11,2%. Ngư dân đã đóng mới và mua ở tỉnh ngoài 121 tàu cá, tăng 1,8 lần; cải hoán 295 chiếc, tăng gấp 2,5 lần. Đặc biệt, Sầm Sơn có 3 tàu khai thác áp dụng mô hình sản xuất nghề lưới vây, công suất mỗi tàu 250 CV trở lên, 5 được trang bị máy thu lưới, máy dò ngang sona đã mang lại hiệu quả khai thác cao; nghề lứơi kéo đôi đánh cá công suất mỗi tàu từ 400 CV trở lên đang phát huy hiệu quả tốt. - Tiếp tục triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Tăng cường công tác quản lý tàu cá, số tàu cá đã được kiểm tra, gia hạn đăng kiểm, cấp giâý chứng nhận an toàn kỹ thuật là 1.062/1.851 tàu, đạt 86,6%. Tổng kết 3 năm thực hiên tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 06/3/2007 của UBND tỉnh; tiếp tục triển khai các hoạt động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, thả 7,7 tấn cá giống xuống hồ chứa lớn. Xây dựng quy chế khai thác hải sản theo tổ cộng đồng ở 2 huyện Hoằng Hoá và Nga Sơn. 2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của chúng Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình phát triển nông nghiệpcũng còn những hạn chế yếu kém, đó là: - Sản xuất vụ đông đạt thấp so với kế hoạch, diện tích gieo trồng chỉ đạt 87,2% kế hoạch, sản lưọng đạt 82,8% kế hoạch và bằng 90,3% so với cùng kỳ. Tiến độ sản xuất vụ chiêm xuân chậm 15-20 ngày, ảnh hưởng đến vụ mùa và vụ đông năm 2011-2012. - Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng trong vụ mùa là 48.691,7 ha ( nhiễm nặng là 10.007 tăng 100% so với cùng kỳ). - Tiến độ trồng cây cao su rất chậm, ước tính đạt 12,9 nghìn ha, đạt 98,1% kế hoạch. - Đàn gia súc giảm so với cùng kỳ - Vi phạm trong bảo vệ quản lý rừng còn cao. - Tình trạng sử dụng chất nổ, xung điện, mắt lưới không đúng quy định trong khai thác thuỷ sản vẫn còn phổ biến ở một số địa phương. - Chất lượng các loại cây con giống, vật tư nông nghiệp vẫn còn tình trạng kếm chất lưọng - Công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa có chuyển biến mạnh mẽ 6 * Nguyên nhân: - Sản xuất nông nghiệp trong năm gặp nhiều khó khăn do rét đậm, rét hại kéo dài, hạn hán xảy ra gay gắt; giá cả đầu vào như vật tư phân bón, xăng dầu, giống… tăng nhanh. - Công tác chỉ đạo trồng mới cao su ở các huyện chưa quyết liệt, nhất là chưa chủ động được giống cao su và công tác chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su chưa đáp ứng nhu cầu, đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến diện tích trồng mới cao su đạt thấp. - Vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp thấp so với nhu cầu kế hoạch (55/97 tỷ đồng); một số đơn vị còn thiếu chủ động, chờ kế hoạch tỉnh giao mới triển khai trồng rừng, nên tiến độ trồng rừng chậm. - Việc quản lý nhà nước về khai thác hải sản, chỉ đạo thực hiện các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản của chính quyền các cấp huyện, xã chưa thực sự quyết liệt, thả nổi, buông lỏng. Công tác xử lý các vi phạm chưa thực sự hiệu quả do lực lưọng kiểm soát còn mỏng, địa bàn hoạt động rộng. 7 3. Xây dựng cây vấn đề Nông nghiệp phát triển chưa bền vững Hiệu quả trồng trọt không đảm bảo Năng suất rừng thấp Hiệu quả đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chưa cao Tiến độ trồng cao su còn rất chậm Người dân thiếu vốn Chưa chủ động được giống Chuyển đổi rừng nghèo kiệt quệ sang trồng cao su chưa đáp ứng nhu cầu Công tác chỉ đạo chưa quyết liệt Năng suất chất lượng còn thấp Giống còn kém chất lượng Sản xuất còn lạc hậu Diện tích còn manh mún Khó tiếp cận nguồn vốn Giá cả vật tư tăng nhanh ATTP chưa cao Thiên tai Hiệu quả chăn nuôi thấp Chăn nuôi truyền thống HGĐ giảm Nhu cầu sức kéo giảm Giá thức ăn tăng cao Tâm lý sợ dịch bệnh Đàn gia súc giảm Quy mô nhỏ lẻ Người dân không có đủ vốn Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh Chất lượng giống còn thấp Tiến độ trồng rừng chậm Vốn đầu tư phát triển cho lâm nghiệp thấp Một số đơn vị còn thiếu chủ động Hệ thống đường lâm nghiệp và các công trình phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng chưa được đầu tư Vi phạm trong bảo vệ, quản lý rừng Việc giảm nghèo chưa bền vững Công tác quản lý của lực lượng kiểm lâm còn chưa cao Sản lượng khai thác còn thấp Phương tiện khai thác xa bờ được đầu tư còn hạn chế Hoạt động chế biến trên biển, thu mua chưa được mở rộng Năng suất chưa cao Vi phạm trong khai thác thủy sản còn phổ biến Ý thức người dân chưa cao Công tác kiểm tra, kiểm soát còn lơi là, buông lỏng Chất lượng giống còn kém Kỹ thuật nuôi còn hạn chế Cơ sở hạ tầng nuôi trồng còn lạc hậu 8 PHẦN THỨ HAI: KẾ HOẠCH PHÁT TRIẾN SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP- THUỶ SẢN NĂM 2012 Năm 2012 là năm thứ hai thực hiện các mục tiêu của Đại hội Đảng các cấp, kế hoạch phát triển ngành 5 năm 2011-2015 và là năm thứ tư triển khai nghị quyết 26- NQ/TW của BCH Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và dự báo sẽ có nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh…Do đó, kế hoạch năm 2012, cần tiếp tục tạo được sự chuyển biến về năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh, nông nghiệp phát triển bền vững, an toàn; tăng trưởng kinh tế nông nghiệp phải đi đôi với giải quyết các vấn đề trên địa bàn nông thôn. 1. Những thuận lợi và khó khăn khi bước vào thực hiện kế hoạch năm 2012. 1.1 Thuận lợi - Kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi nhanh hơn trong năm 2012, thương mại hàng nông sản tăng trưởng, đồng USD có xu hướng tăng giá trở lại là dấu hiệu tích cực để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản. - Sau khi nghị quyết TW 7 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn được ban hành; Chính phủ, tỉnh, các địa phương đã có nhiều chương trình, cơ chế chính sách tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. - Các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành và một số quy hoạch sản phẩm chủ yếu trong nông nghiệp đã được phê duyệt, làm cơ sở cho việc xác định kế hoạch hàng năm, phát huy được thế mạnh của từng vùng, từng ngành. - Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất sau nhiều năm được đầu tư đã từng bước phát huy tác dụng, trong đó nổi bật là năng lực tưới tiêu thêm từ các công trình Hồ Cửa Đặt, hồ Yên Mỹ, Sông Mực, Hao Hao…và năng lực phòng chống thiên tai từ các công trình đê, kè cống, khu neo đậu tránh trú bão. 1.2 Khó khăn - Việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất liên ngân hàng nhằm kiềm chế lạm phát trong năm 2011 gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp; các hộ dân chủ trang trại khó tiếp cận được nguồn vốn vay tín 9 dụng ưu đãi theo nghị định số 41/2010/NĐ- CP. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu ngày càng rõ, các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thiên tai diễn biến khó lường, tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi các cấp, các ngành pahỉ có những giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả trong thời gian tới để hạn chế thiệt hại. - Bình quân đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người còn thấp ( bằng khoảng 63% so với bình quân chung của cả nước), diện tích trên mỗi thửa rất manh mún, nhỏ lẻ, gây cản trở cho sản xuất hàng hoá lớn. Phong tục tập quán sản xuất còn lạc hậu; kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tuy đã được quan tâm, cải tạo nâng cấp đáng kể nhưng vẫn còn yếu kém chưa đủ sức hấp dẫn các nhá đầu tư; chưa tạo được tiền đề cần thiết cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. - Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún chưa bền vững; năng suất, chất lượng, đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật trong ngành còn hạn chế… là những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp. - Việc giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao ở các vùng miền núi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, phá vỡ môi trường sinh thái. Đây là nguy cơ tăng trưỏng kinh tế không bền vững, đòi hỏi các cấp, ngành cần quan tâm giải quyết hài hoà giữa tăng trưởng với vấn đề xoá đói giảm nghèo và bảo vệ tài nguyên nông nghiệp và môi truờng sinh thái. 2. Mục tiêu phát triển và những chỉ tiêu chủ yếu về sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm 2012. 2.1 Mục tiêu phát triển 2.1.1 Mục tiêu chung Tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn diện theo hưóng sản xuất hàng hoá. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh; tạo được sự chuyển biến nhanh về năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức cạnh tranh; tăng trưởng ổn định, bền vững gắn với bảo đảm an sinh xã hội và môi trường sinh thái. 10