Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của con người, đồng thời là điều kiện đầu tiên và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Quá trình lao động của con người luôn lấy con người làm chủ thể để tác động lên tư liệu lao động và công cụ lao động nhằm tạo ra sản phẩm cho xã hội.Để quá trình tái sản xuất xã hội diễn ra thường xuyên, liên tục thì nhất thiết phải tái sản xuất sức lao động. Tiền lương chính là khoản tiền mà doanh nghiệp thanh toán cho người lao động dựa trên sức lao động mà người lao động bỏ ra để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp và xã hội. Người lao động đóng vai trò chủ chốt nhất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hay quản lý của doanh nghiệp, đồng thời là một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp. Trong thực tế: mọi người lao động làm việc trong môi trường bình thường hay khắc nghiệt đều mong muốn kiếm được nhiều tiền... nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu, phục vụ cho cuộc sống của họ. Vì lẽ đó, tiền lương và các khoản thanh toán cho người lao đông là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết và giải quyết một cách cân nhắc, cẩn thận, rõ ràng và thỏa đáng nhất. Việc hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một nội dung được đặc biệt chú trọng. Dù dưới bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, thì sức lao động của con người đều tồn tại và đi liền với thành quả của doanh nghiệp. Vì thế tiền lương phải trả cho người lao động là vấn đề cần quan tâm của các doanh nghiệp hiện nay.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác độngbiến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng cho nhu cầu sinhhoạt của con người, đồng thời là điều kiện đầu tiên và cần thiết cho sự tồn tại
và phát triển của xã hội loài người Quá trình lao động của con người luôn lấycon người làm chủ thể để tác động lên tư liệu lao động và công cụ lao độngnhằm tạo ra sản phẩm cho xã hội.Để quá trình tái sản xuất xã hội diễn rathường xuyên, liên tục thì nhất thiết phải tái sản xuất sức lao động Tiền lươngchính là khoản tiền mà doanh nghiệp thanh toán cho người lao động dựa trênsức lao động mà người lao động bỏ ra để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho doanhnghiệp và xã hội
Người lao động đóng vai trò chủ chốt nhất trong hoạt động sản xuất,kinh doanh hay quản lý của doanh nghiệp, đồng thời là một trong những nhân
tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp Trong thực tế: mọi ngườilao động làm việc trong môi trường bình thường hay khắc nghiệt đều mongmuốn kiếm được nhiều tiền nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu, phục vụ chocuộc sống của họ Vì lẽ đó, tiền lương và các khoản thanh toán cho người laođông là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết và giải quyết một cách cânnhắc, cẩn thận, rõ ràng và thỏa đáng nhất
Việc hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương làmột nội dung được đặc biệt chú trọng Dù dưới bất kỳ loại hình doanh nghiệpnào, thì sức lao động của con người đều tồn tại và đi liền với thành quả củadoanh nghiệp Vì thế tiền lương phải trả cho người lao động là vấn đề cầnquan tâm của các doanh nghiệp hiện nay
Trang 2PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1 Khái niệm và đặc điểm của tiền lương
1.1.1 Khái niệm tiền lương
Tiền lương: là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết
mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng vàchất lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp
Về bản chất: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của sức lao động, là giá
cả của sức lao động, tuân theo nguyên tắc cung cầu giá cả của thị trường vàpháp luật hiện hành của nhà nước
Đối với chủ doanh nghiệp tiền lương là một yếu tố của chi phí đầu vàosản xuất, còn đối với người cung ứng sức lao động tiền lương là nguồn thunhập chủ yếu của họ
1.1.2 Đặc điểm và chức năng của tiền lương
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, do đó cácdoanh nghiệp thường sử dụng tiền lương làm công cụ khuyến khích tăng năngsuất lao động, giảm thiểu chi phí sản xuất do đó làm tăng lợi nhuận cho doanhnghiệp
Tiền lương chính là yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm hay dịch vụ dodoanh nghiệp sáng tạo ra nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng sức laođộng hợp lý và hiệu quả nhất để tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh của mình
Tiền lương có những chức năng đặc trưng dưới đây
* Chức năng tái sản xuất sức lao động: tái sản xuất sức lao động là có
một lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể duy trì và phát triển sức
Trang 3lao động mới, tích luỹ kinh nghiệm nâng cao trình độ hoàn thiện kỹ năng laođộng.
* Chức năng là công cụ quản lý doanh nghiệp: Thông qua việc trả
lương, người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra theo dõi quan sátngười lao động làm việc theo kế hoạch tổ chức của mình để đảm bảo tiềnlương bỏ ra đem lại hiệu quả cao
* Kích thích sức lao động.Mức lương thoả đáng sẽ là động lực thúc đẩy
sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động, thúc đẩy họ say mê lao động, tựhọc hỏi nâng cao trình độ, và họ sẽ gắn trách nhiệm của mình với lợi ích củadoanh nghiệp
1.2 Các hình thức tiền lương và quỹ tiền lương của doanh nghiệp 1.2.1 Các hình thức tiền lương: Tùy theo đặc điểm hoạt động kinh
doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà chiathành nhiều hình thức tiền lương khác nhau nhưng trên thực tế, thường ápdụng các hình thức dưới đây:
1.2.1.1 Tiền lương theo thời gian
Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng, như hành chínhnhân sự, kế toán…Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vàothời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ kỹ thuậtchuyên môn của người lao động Tiền lương theo thời gian có thể được chia
ra thành ba loại sau:
+ Tiền lương tháng : Trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng laođộng.Thường được quy định sẵn với từng bậc lương trong các thang lương+ Tiền lương ngày : Trả cho một ngày làm việc dựa trên tiền lươngtháng
Trang 4+ Lương giờ : Trả cho 1 giờ làm việc dựa trên tiền lương ngày chia cho số giờlàm việc (không quá 8h/ngày, 48 giờ/tuần)
Do hình thức trả lương theo thời gian còn mang tính bình quân, nhiềukhi không phù hợp với kết quả thực tế của người lao động, nên trả lương theothời gian có thể được kết hợp chế độ thưởng để khuyến khích người lao độnghăng hái làm việc
1.2.1.2 Tiền lương theo sản phẩm
Là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm hoặccông việc đã hoàn thành Đây là hình thức tiền lương phù hợp với nguyên tắcphân phối theo lao động, gắn lợi ích của người lao động với năng suất laođộng Điều kiện để thực hiện tính lương theo sản phẩm: cần xây dựng đượccác định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở cho việc định giá tiền lương chotừng sản phẩm, từng công việc 1 cách hợp lý
Việc trả lương theo sản phẩm được chia thành :
Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế :
Áp dụng với lao động trực tiếp sản xuất hàng loạt
Tiền lương = Số lượng sản phẩm hoàn thành x
Trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Áp dụng với lao động gián tiếp, làm công việc phục vụ sản xuất như vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc, thiết bị… Mặc dù lao độngcủa những công nhân này không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng lại gián tiếpảnh hưởng tới năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất Vì thế, có thể căn cứ vào năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất để tính lương cho công nhân phục vụ
Đơn giá tiền lương từng sản phẩm đã quy định ddđịnhđịnh
Trang 5 Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến
Là hình thức trả lương trên cơ sở sản phẩm trực tiếp, đồng thời căn cứvào mức độ hoàn thành định mức sản xuất để tiến hành trả lương Mức độhoàn thành định mức sản xuất càng cao thì suất lương lũy tiến càng lớn.Hìnhthức này thường được áp dụng trả lương cho người lao động làm việc ở khâukhó nhất , hoặc khi doanh nghiệp phải hoàn thành gấp một đơn đặt hàng
Trả lương theo sản phẩm có thưởng có phạt
Là hình thức kết hợp trả lương theo sản phẩm (sản phẩm trực tiếp hoặcsản phẩm gián tiếp) với chế độ tiền thưởng trong sản xuất
+ Thưởng : do chất lượng sản phẩm tốt, tăng năng suất lao động, tiếtkiệm vật tư
+ Phạt : sản phẩm làm ra hỏng, hao phí vật tư cao, không đủ ngày côngquy định, không hoàn thành kế hoạch được giao
=
1.2.1.3 Tiền lương khoán
Trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc của từng phòng ban trong doanh nghiệp Quỹ lương thực tế của từng phòng ban phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc được giao.Tiền lương thực tếcủa từng nhân viên vừa phụ thuộc vào quỹ lương t hực tế của phòng ban đó, vừa phụ thuộc vào số lượng nhân viên của phòng ban đó
1.2.2 Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương: là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của
doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lý và chi trả lương Thành phần quỹ tiền
+ tiền thưởng
- tiền phạt
Tiền lương theo
sản phẩm phải trả
cho người lao động
Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế hoặc tiền lương theo sản phẩm gián
tiếp
Trang 6lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản chủ yếu là: tiền lương trả chongười lao động trong thời gian thực tế làm việc (theo thời gian hoặc theo sảnphẩm); tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng làm việc,nghỉ phép hoặc đi học; các loại tiền thưởng trong sản xuất; các khoản phụ cấpthường xuyên (phụ cấp làm thêm, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụcấp thâm niên,…).
Hay nói cách khác, quỹ tiền lương của doanh nghiệp chính là cáckhoản tiền lương, tiền công, và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương( tiền ăn giữa ca, tiền hỗ trợ phương tiện đi lại, ,…) mà doanh nghiệp phải trảcho người lao động
Thông thường quỹ tiền lương được chia thành hai phần: tiền lươngchính và tiền lương phụ
● Tiền lương chính
Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên thựchiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoảnphụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất
● Tiền lương phụ
Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao độngthực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ nhưng vẫn được hưởnglương theo chế độ quy định và thời gian công nhân viên nghỉ theo chế độđược hưởng lương như nghỉ phép, nghỉ do ngừng sản xuất, đi học, đi họp,…
1.3 Các khoản trích theo lương
1.3.1 Quỹ Bảo hiểm xã hội :
Quỹ Bảo hiểm xã hội: Là một chính sách kinh tế xã hội quan trọng của
nhà nước Bảo hiểm xã hội (BHXH) là quỹ dùng để trợ cấp cho người laođộng có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng laođộng như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, mất sức … BHXH là
Trang 7một hình tượng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn về đời sống kinh tế củangười lao động và gia đình
Quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 24% trên tổng quỹlương của doanh nghiệp, trong đó 17% doanh nghiệp phải chịu tính vào chiphí SX kinh doanh, 7% người lao động phải chịu trừ vào lương
Quỹ BHXH do cơ quan BHXH thống nhất quản lý Các doanh nghiệpphải nộp BHXH trích được trong kỳ theo quy định phải nộp hết cho cơ quanBHXH Sau khi nộp, được cơ quan BHXH ứng trước 3% để chi tiêu BHXHtrong doanh nghiệp, cuối kỳ tổng hợp chi tiêu BHXH lập báo cáo gửi cơ quanBảo hiểm cấp trên duyệt
1.3.2 Quỹ Bảo hiểm y tế
Quỹ Bảo hiểm y tế là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người
tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh; thực chất nó là
sự bảo trợ về y tế cho người tham gia bảo hiểm; giúp họ phần nào đó trangtrải tiền khám, chữa bệnh, tiền viện phí thuốc thang
Quỹ bảo hiểm y tế ( BHYT) được hình thành trích 4.5% trên số thunhập trả cho người lao động, trong đó doanh nghiệp phải chịu 3% tính vào chiphí SX kinh doanh, người lao động nộp 1.5% trừ vào thu nhập của người laođộng
Khi tính được mức trích BHYT các doanh nghiệp phải nộp hết 4,5% cho
cơ quan BHYT
1.3.3 Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho
những người thất nghiệp mà vẫn đáp ứng đủ yêu cầu theo luật định
Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việckhông do lỗi của cá nhân họ Người lao động vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc
Trang 8làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạngthất nghiệp Những người lao động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ
lệ nhất định Ngoài ra, chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ học nghề
và tìm việc làm đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm thấtnghiệp được quy định như sau: người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệpbằng 1% tiền lương, tiền công tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1%quỹ tiền lương, tiền công tháng và Nhà nước sẽ hỗ trợ từ ngân sách bằng 1%quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những ngườilao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làmviệc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng nàykhông xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng - 36 tháng vớingười sử dụng lao động có từ 10 lao động trở lên
1.3.4 Kinh phí công đoàn
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp,
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của công đoàn
Kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách trích 2% tính trên tiềnlương thực tế phải trả người lao động và doanh nghiệp chịu toàn bộ (tính vàochi phí sản xuất kinh doanh)
Khi trích kinh phí công đoàn (KPCĐ) trong kỳ, một nửa doanh nghiệpnộp cho công đoàn cấp trên, một nửa được sử dụng để chi tiêu cho công táccông đoàn
1.3.5 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (DPTCMVL) là quỹ dùng để trợ cấp
người lao động phải nghỉ việc theo chế độ
Trang 9Thời điểm trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là thời điểm khóa sổ
kế toán để lập báo cáo tài chính năm (nếu doanh nghiệp lập BCTC quý thìthời điểm trích quỹ DPTCMVL có thể là vào thời điểm cuối quý.)
Mức trích quỹ DPTCMVL từ 1% đến 3% trên tổng quỹ tiền lương vàtính vào chi phí quản lí doanh nghiệp Mức trích cụ thể tùy thuộc vào khảnăng tài chính của mỗi doanh nghiệp
Trang 10PHẦN 2: CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐC DOANH HIỆN NAY.
2.1 Hạch toán tiền lương
2.1.1 Chứng từ kế toán
Quản lý tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lýkinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố giúp doanh nghiệp hoàn thành vàhoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình Tổ chức công tác hạch toánlao động và tiền lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, đảm bảoviệc trả lương, bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, có tác dụngkhuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, hoàn thành nhiệm
vụ được giao đồng thời tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công và giáthành sản phẩm được chính xác
Kế toán dựa vào chỉ tiêu số lượng lao động được phản ánh trên danhsách lao động của doanh nghiệp, do phòng lao động tiền lương lập, căn cứvào số lao động hiện có của doanh nghiệp Cơ sở để ghi vào sổ sách lao động
là chứng từ về tuyển dụng, thuyên chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc,…Mọi biến động đều được ghi chép kịp thời vào sổ sách lao động Trên cơ sở
đó, làm căn cứ tính lương phải trả và các chế độ lao động khác cho người laođộng được kịp thời
Quy trình hạch toán thời gian sử dụng lao động, doanh nghiệp phảiđảm bảo ghi chép, phản ánh kịp thời chính xác số ngày công, giờ làm việcthực tế , nghỉ việc của từng người lao động, từng đơn vị sản xuất, từng phòngban trong doanh nghiệp Chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thờigian lao động là bảng chấm công Bảng chấm công phải lập riêng cho từng bộphận (tổ sản xuất, phòng ban,…) và dùng trong một tháng Bảng chấm công
Trang 11là căn cứ để tính lương thưởng và tổng hợp thời gian lao động sử dụng trongdoanh nghiệp ở mọi bộ phận.
Ngoài việc hạch toán số lượng và thời gian lao động thì việc hạchtoán kết quả lao động cũng là một nội dung quan trọng trong toàn bộ các côngtác ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Hạch toán kết quả lao động phảiđảm bảo phản ánh chính xác số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc khốilượng công việc hoàn thành của từng người, từng bộ phận làm căn cứ tínhlương, tính thưởng Các chứng từ ban đầu được sử dụng phổ biến để hạchtoán kết quả lao động là “phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoànthành”, “hợp đồng giao khoán”,…
Tóm lại, việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương có ýnghĩa đặc biệt quan trọng đối với không chỉ doanh nghiệp mà nó còn có ýnghĩa to lớn với người lao động trong việc xác định kết quả lao động củamình Bởi vậy nên việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lươngđòi hỏi kế toán phải sử dụng một hệ thống chứng từ hợp lý, khoa học để đạtđược hiệu quả cao nhất trong công tác hạch toán của mình
2.1.2 Tài khoản kế toán sử dụng
Tài khoản 334 - Phải trả người lao động
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanhtoán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương,tiền công, tiền thưởng, và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập củangười lao động
Tài khoản 334 - chi tiết làm 2 tài khoản cấp 2
+ Tài khoản 3341- Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả
và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanhnghiệp về tiền lương, tiền thưởng và có tính chất lương, bảo hiểm xã hội vàcác khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên
Trang 12Các khoản khấu trừ vàothu nhập
của người lao động.
Bên có :
Tiền lương, tiền thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động thực tế phát sinh trong kỳ.
Dư nợ (nếu có ): Số tiền trả
thừa cho người lao động.
Dư có : Tiền lương, tiền
thưởng và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.
TÀI KHOẢN 334 PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG
+ Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản
phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khácngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) cótính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người laođộng
KẾT CẤU CỦA TÀI KHOẢN 334
2.1.3 Phương pháp hạch toán tiền lương
2.1.3.1 Nguyên tắc hạch toán kế toán tiền lương
Trong các doanh nghiệp, hạch toán tiền lương và các khoản trích theolương là một công việc phức tạp trong hạch toán chi phí kinh doanh Việchạch toán chính xác chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương có vịtrí quan trọng, là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm và giá bán sản phẩm.Đồng thời, nó còn là căn cứ để xác minh các khoản nghĩa vụ phải nộp cho
Trang 13ngân sách, cho các cơ quan phúc lợi xã hội Vì thế để đảm bảo cung cấp thôngtin kịp thời cho quản lý, đòi hỏi khi hạch toán tiền lương và các khoản tríchtheo lương phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Phân loại lao động hợp lý theo thời gian lao động
Chia thành lao động thường xuyên, trong danh sách (gồm cả hợp đồngngắn hạn và dài hạn) và lao động tạm thời mang tính thời vụ; theo quan hệvới quá trình sản xuất: chia thành laođộng trực tiếp và lao động gián tiếp; theochức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh: chia thành laođộng thực hiện chức năng sản xuất, lao động thực hiện chức năng bán hàng vàlao động thực hiện chức năng quản lý
Phân loại tiền lương một cách phù hợp
Do tiền lương có nhiều loại với tính chất khác nhau, chi trả cho các đốitượng khác nhau nên cần phân loại tiền lương theo tiêu thức phù hợp Trênthực tế có rất nhiều cách phân loại tiền lương Tuy nhiên để thuận lợi chocông tác hạch toán nói riêng và quản lý nói chung xét về mặt hiệu quả tiền
lương được chi thành 2 loại đó là tiền lương chính và tiền lương phụ Cách
phân loại này không những giúp cho việc tính toán, phân bổ chi phí tiềnlương được chính xác mà còn cung cấp thông tin cho việc phân tích chi phítiền lương
Hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động một cách chính xác và hợp lý
Trong quản lý và sử dụng lao động ở doanh nghiệp, cần thiết phải tổchức hạch toán các chỉ tiêu liên quan về lao động Trong đó:
+ Hạch toán số lượng lao động:
Số lượng lao động trong doanh nghiệp thường có sự biến động tăng giảmtrong từng đơn vị, bộ phận cũng như phạm vi toàn doanh nghiệp Sự biếnđộng trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến cơ cấu lao động, chất lượng lao
Trang 14động và do đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
Để phản ánh số lượng lao động hiện có và theo dõi sự biến động laođộng trong từng đơn vị, bộ phận doanh nghiệp sử dụng “Sổ danh sách laođộng” Cơ sở để ghi vào sổ là các chứng từ ban đầu về tuyển dụng, các quyếtđịnh thuyên chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc, hưu trí… Việc ghi chép vào
“Sổ danh sách lao động” phải đầy đủ, kịp thời làm cơ sở cho việc lập báo cáo
về lao động và phân tích tình hình biến động về lao động trong doanh nghiệphàng tháng, quý, năm theo yêu cầu quản lý lao động của doanh nghiệp và của
cơ quan quản lý cấp trên
+ Hạch toán thời gian lao động:
Để phản ánh kịp thời, chính xác tình hình sử dụng thời gian lao động,kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động của công nhân viên trong doanhnghiệp, kế toán sử dụng “Bảng chấm công”
“Bảng chấm công” được lập hàng tháng cho từng tổ, phòng, ban,…và dongười phụ trách bộ phận hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực
tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày theo các kýhiệu quy định trong chứng từ Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộphận ký vào “Bảng chấm công” và chuyển “Bảng chấm công” cùng cácchứng từ có liên quan (“Phiếu nghỉ hưởng BHXH”, “Phiếu báo làm thêmgiờ”, “Phiếu điều tra tai nạn lao động”…) về bộ phận kế toán kiểm tra, đốichiếu quy ra công để tính lương và BHXH
“Bảng chấm công” là tài liệu quan trọng để tổng hợp, đánh giá phân tíchtình hình sử dụng thời gian lao động, là cơ sở để kế toán tính toán kết quả lao động và tiền lương cho công nhân viên
Trang 15+ Hạch toán kết quả lao động:
Kết quả lao động của công nhân viên trong doanh nghiệp chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố: thời gian lao động, trình độ thành thạo,…Khi đánhgiá, phân tích kết quả lao động của công nhân viên phải xem xét một cách đầy
1.4.2.2 Phương pháp hạch toán kế toán tiền lương
Thông qua tài khoản 334 - Phải trả người lao động, công tác hạch toán
thanh toán tiền lương đối với người lao động được phản ánh cụ thể qua sơ đồdưới đây: