Thời gian thế hệ.

Một phần của tài liệu Sang kien sinh hoc_Xây dựng và sử dụng các bài tập tình huống để phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học chương I + II, phần sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10” (Trang 26 - 29)

Là thời gian từ khi xuất hiện 1 tế bào đến khi tế bào phân chia (kí hiệu là g). Công thức : Nt = N0 X 2n

n= t/ g

Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự sinh trưởng của quần thể Vi khuẩn.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Giới thiệu tình huống:

Lan cho rằng quá trình muối chua rau cải là quá trình nuôi cấy vi khuẩn Lactic. Giai đoạn đầu rau chưa chua là vì số lượng vi khuẩn chưa tăng, sau đó số lượng tế bào vi khuẩn tăng nhanh làm dưa chua rất nhanh, khi dưa bị váng trắng và bị “khú” thì lúc này cũng có nghĩa là vi khuẩn Lactic đang bị giảm số lượng. Nhận định củ Lan đúng hay sai? Cần làm gì để tránh hiện tượng váng trắng trong hũ dưa và tránh để hũ dưa bị hư?

* Giải quyết tình huống:

Để biết được nhận định của Lan đúng hay sai, hãy thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau:

Các pha Đặc điểm sinh trưởng Tiềm phát

Lũy thừa Cân bằng động Suy vong

GV : Nhận định bạn Lan đúng hay sai?

GV : Phân biệt môi trường nuôi cấy liên tục và không

HS lắng nghe.

HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập

Qua nội dung phiếu học tập HS sẽ kết luận được nhận định của Lan là đúng: Giai đoạn đầu dưa chưa chua ứng với pha tiềm phát, giai đoạn dưa từ xanh chuyển

liên tục. Mục đích và ứng dụng của nuôi cấy liên tục?

GV: Chia lớp thành 3 nhóm, mối nhóm thảo luận và giải quyết các bài tập tình huống sau:

BTTH 1: Hai bạn tranh luận với nhau:

Một bạn cho rằng: Trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật có pha lũy thừa, thì trong môi trường tự nhiên pha lũy thừa ở vi khuẩn cũng xẩy ra.

Một bạn lại cho rằng: Trong tự nhiên, sinh trưởng của vi sinh vật không có pha lũy thừa.

Em sẽ ủng hộ ý kiến của bạn nào?

.BTTH 2: Trong giờ học cô giáo yêu cầu bạn Hà trả

lời câu hỏi: Dựa vào đường cong sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục muốn thu được sinh khối của vi sinh vật lớn nhất nên dừng lại ở pha cân bằng? Bạn Hà còn băng khoăn chưa biết nên chọn pha nào? Em hãy giúp bạn tháo gỡ băn khoăn trên.

.BTTH 3: Có ý kiến cho rằng "Dạ dày- ruột ở người

là một hệ thống nuôi cấy không liên tục đối với vi sinh vât". Theo em ý kiến đó đúng hay sai? giải thích?

GV. Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.

sang vàng ứng với pha lũy thừa, giai đoạn dưa chua ứng pha cân bằng, giai đoạn váng trắng ứng với pha suy vong. Muốn dưa không bị hư thì lên lấy bớt dưa, nước dưa chua ra, tiếp tục cho rau cải, muối đường … vào. - Qua việc giả quyết tình huống trên học sinh phân biệt được môi trường nuôi cấy không liên tục và liên tục.

HS : Thảo luận nhóm, dựa trên những kiến thức đã biết về dường cong sinh trưởng của Vi khuẩn để giải quyết các bài tập tình huống và trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Nội dung cần ghi nhớ:

1. Nuôi cấy không liên tục: đường cong sinh trưởng gồm 4 pha:

Các pha Đặc điểm sinh trưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiềm phát

- Số lượng tế bào chưa tăng, vi sinh vật dành thời gian để thích nghi với môi trường bằng cách hình thành enzime cảm ứng.

Lũy thừa - Trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo cấp số nhân, tốc độ sinh trưởng cực đại

Cân bằng

động - Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian ( số lượngtế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi ).

Suy vong - Số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do: + Chất dinh dưỡng ngày càng cạn kiệt.

+ Chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều.

2. Nuôi cấy liên tục.

- Là môi trường nuôi cấy được bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng và loại bỏ không

ngừng các chất thải trong quá trình nuôi cấy.

* ứng dụng:

Sản xuất sinh khối để thu nhận Protein đơn bào, các axit amin, các kháng sinh, hoocmon.

Hoạt động 3 : Sinh sản của VSV

Hoạt động GV- HS Hoạt động HS

Gv: yêu câu học sinh nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:

- Sinh sản của vi sinh vật là gì?

- Kể tên các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực và nhân sơ?

Yêu cầu học sinh thảo luận theo từng bàn và hoàn thành bài tập tình huống sau đây:

BTTH : Bạn Nam nuôi cấy vi khuẩn uốn ván trong ống nghiệm chứa 10ml nước thịt với thời gian 15 ngày ở nhiệt độ 30-35 độ C, sau đó đun nóng ở 80 độ C trong 10 phút. Lấy dịch nuôi cấy này trang đều trên đĩa thạch thì thấy vi khuẩn uốn ván xuất hiện. Bạn Nam lấy làm ngạc nhiên không giải thích được vì sao? Em hãy giúp bạn giải thích cho bạn Nam hiểu ?

Gv : Nhận xét và chuẩn hóa kiến thức:

HS nghiên cứu và liệt kê các hình thức sinh sản ở Vi sinh vật.

Hs dựa vào kiến thức nội bào tử để gải quyêt bài tập tình huống.

Nội dung cần ghi nhớ:

Sự sinh sản của VSV tương tự như sự sinh sản của tế bào. - VSV nhân sơ : Phân đôi, Nảy chồi, Bào tử.

- VSV nhân thực : Phân đôi, Nảy chồi, Bào tử

* Hoạt động đánh giá.

a. môi trường nuôi cấy mới có thành phần khác với môi trường nuôi cấy cũ. b. Các điều kiện nuôi cấy không bị thay đổi.

c. giống cấy lấy từ pha cân bằng. d. giống cấy lấy từ pha tiềm phát.

2. Trường hợp nào sau đây, pha tiềm phát được rút ngắn:

a. môi trường nuôi cấy mới có thành phần khác với môi trường nuôi cấy cũ. b. Các điều kiện nuôi cấy không bị thay đổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. giống cấy lấy từ pha cân bằng. d. giống cấy lấy từ pha tiềm phát.

3. Khi cho penixilin vào môi trường nuôi cây thì sẽ ảnh hưởng đến pha nào?

a. pha tiềm phát b. Pha lũy thừa c. pha cân bằng d. Pha suy vong

4. Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha nào thu được nhiều sinh khối nhất?

a. pha tiềm phát b. Pha lũy thừa c. pha cân bằng d. Pha suy vong

5. Loại bào tử nào dưới đây được hình không phải vì mục đích sinh sản?

a. nội bào tử b. Bào tử đính của sợi nấm c. bào tử của nấm men d. Bào tử của xạ khuẩn.

Một phần của tài liệu Sang kien sinh hoc_Xây dựng và sử dụng các bài tập tình huống để phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học chương I + II, phần sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10” (Trang 26 - 29)