Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc (Lv thạc sĩ)Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc (Lv thạc sĩ)Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc (Lv thạc sĩ)Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc (Lv thạc sĩ)Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc (Lv thạc sĩ)Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc (Lv thạc sĩ)Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc (Lv thạc sĩ)Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc (Lv thạc sĩ)
Trang 1KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ BẮC
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.01.02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI, 2017
Trang 2Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Khánh Doanh
Phản biện 2: TS Hoàng Ngọc Hải
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội Vào 10 giờ 30 ngày 31 tháng 10 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng song sự cạnh tranh cũng ngày càng trở nên khốc liệt hơn Điều này vừa tạo ra các cơ hội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tang đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp
Trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu
tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyết định ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định được một chiến lược kinh doanh cho hợp lý và kịp thời
Đối với ngành dệt may, tuy không bị cạnh tranh nhiều bởi các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng lại bị sự cạnh tranh bởi hàng dệt may Trung Quốc, mẫu mã đa dạng giá lại rất thấp, đồng thời thị trường nội địa không lớn khiến các nhà sản xuất phải tìm cách vừa đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước với giá cả thấp vừa tìm hướng xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài Do đó nếu không có đường lối, chiến lược kinh doanh đúng đắn, các doanh nghiệp sẽ khó có thể đứng vững và tồn tại trên thị trường
Trong quá trình hoạt động Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc luôn coi trọng vận dụng phương pháp quản trị chiến lược vào quản trị kinh doanh và thực tế đã đem lại những kết quả tốt đẹp Là một trong 50 doanh nghiệp may lớn nhất Việt Nam
Với nhận thức về tầm quan trọng của việc hoạch định chiến
lược kinh doanh trong doanh nghiệp tác giả chọn đề tài: “Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc” nhằm
đưa các kiến thức lý luận và thực tiễn kinh doanh
Trang 42 Tình hình nghiên cứu đề tài
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam là vấn đề được nhà hoạch định chính sách và nhiều nhà kinh tế quan tâm Liên quan đến đề tài này có những công trình nghiên cứu đã được công bố, chỉ chú trọng đến năng lực cạnh tranh hay chuỗi giá trị của hàng dệt may xuất khẩu, chưa đi sâu vào doanh nghiệp cụ thể mà
mang tầm khái quát chung cho ngành, có thể kể đến như:
Các khóa luận, luận văn nghiên cứu như: Bùi Thị Minh Hải,
Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2014; Nguyễn Thị Minh Hương, Chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần may Việt Tiến và các giải pháp thực hiện, Đại học Ngoại thương, 2014; Trần Thị Thanh Loan, Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may xuất khẩu Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2014; Nguyễn Thị Ngân Hà, Chiến lược xuất khẩu hàng dệt may của Tổng công ty may 10 giai đoạn 2012-2017, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2016; Đặng Hương Ly, Giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc, Đại học Ngoại thương, 2016; Nguyễn Thị Thu Hường, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Học viện khoa học xã hội, 2017 Đây là một đề
tài không phải là mới Tác giả đã thừa kế các thông tin khát quát ngành, các giải pháp mang tính vĩ mô của các nghiên cứu trước vào
đề tài của mình, đồng thời đưa ra các nội dung mới như cơ sở lý luận
về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, cập nhật thông tin về bối cảnh thị trường dệt may hiện nay, tổng hợp phân tích các số liệu hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc trong
03 năm (từ 2014 đến 2016), từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp
cụ thể
Trang 53 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đánh giá chiến lược kinh doanh của Garco Habac và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh cho phù hợp với thực tiễn sản xuất và thị trường Nhiệm vụ:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của chiến lược kinh doanh
Thực trạng chiến lược kinh doanh của Garco Habac
Đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chiến lược kinh doanh của Garco Habac
Chiến lược kinh doanh của Garco Habac áp dụng cho giai đoạn 2014 đến 2016
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học kinh tế vào một doanh nghiệp cụ thế, vì vậy các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm: Phương pháp ứng dụng lý thuyết thống kê;
dự báo; phân tích tổng hợp (kết hợp định tính, định lượng); thống kê,
so sánh Cụ thể:
Phương pháp thống kê, so sánh được áp dụng trong việc thu thập và xử lý các số liệu, các báo cáo tài chính, các kết quả điều tra sau đây được gọi chung là cơ sở dữ liệu trong việc phân tích môi trường kinh doanh, phân tích đối thủ cạnh tranh và phân tích nội bộ Phương pháp phân tích – tổng hợp: từ những thông tin và số liệu thu thập được, cộng với tình hình thực tế trên thị trường đưa ra những phân tích, nhận định, đánh giá
Các số liệu thứ cấp được thu thập tại Garco Habac và một số công ty khác là đối thủ cạnh tranh trực tiếp Bên cạnh đó luận văn
Trang 6còn sử dụng các số liệu, tài liệu của Tổng Cục Thống kê, Hiệp hội dệt may Việt Nam
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh của Garco Habac Đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chiến lược kinh doanh của Garco Habac
7 Cơ cấu luận văn
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh Chương 2: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc
Trang 7Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH 1.1 Một số vấn đề chung về chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa
để chỉ ra các kế hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn rằng cái gì đối phương có thể làm được, cái gì đối phương không thể làm được
Từ đó thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra đời Theo quan điểm truyền thống chiến lược là việc xác định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của một số tổ chức để từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng với việc sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu đã đề ra
1.1.2.Phân loại chiến lược kinh doanh
Phân loại chiến lược kinh doanh theo cấp chiến lược:
Chiến lược cấp công ty (hay chiến lược tổng quát): Chiến lược
cấp công ty liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của các cổ đông
Chiến lược cấp kinh doanh: được xây dựng cho một ngành
kinh doanh hay một số chủng loại sản phẩm…Chiến lược này nhằm định hướng phát triển từng ngành hay từng chủng loại sản phẩm góp phần hoàn thành chiến lược cấp công ty, phải xác định rõ lợi thế của từng ngành so với đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược phù hợp với chiến lược cấp công ty
Chiến lược cấp chức năng: Chiến lược chức năng liên quan tới
việc từng bộ phận chức năng trong tổ chức (R&D, Hậu cần, Sản xuất, Marketing, Tài chính, …) được tổ chức như thế nào để thực hiện
Trang 8được phương hướng chiến lược ở cấp độ doanh nghiệp và từng SBU trong doanh nghiệp
Phân loại chiến lược kinh doanh theo nội dung chiến lược:
Chiến lược thương mại: là chiến lược áp dụng cho toàn bộ các
hoạt động thương mại của công ty từ việc thu mua cung cấp các yếu
tố đầu vào đến việc phân phối tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của công
ty đó
Chiến lược công nghệ và kỹ thuật: định hướng cho công tác
nghiên cứu phát triển đổi mới công nghệ, sản phẩm…trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay thì chiến lược công nghệ
và kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp
Chiến lược tài chính: các định hướng về quy mô nguồn hình
thành và hiệu quả hình thành các định hướng đầu tư
Chiến lược con người: thể hiện phương hướng, biện pháp huy
động và sử dụng nguồn nhân lực nhằm thực hiện thành công các bộ phận chiến lược trên
Phân loại chiến lược kinh doanh theo quá trình chiến lược:
Chiến lược định hướng: đề cập đến những định hướng lớn về
mục tiêu của doanh nghiệp, phương hướng và biện pháp để đạt được các mục tiêu đó
Chiến lược hành động: là các phương án hành động của doanh
nghiệp trong từng tình huống cụ thể và các dự kiến điều chỉnh chiến
Trang 9đích cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình
Chiến lược gắn liền với các mục tiêu phát triển trong ngắn hạn
ở bối cảnh dài hạn Trong môi trường kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp luôn phải vận động một cách linh hoạt để thích nghi với môi trường
Chiến lược góp phần đảm bảo cho việc thống nhất và định hướng các hoạt động của doanh nghiệp
Chiến lược giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức nắm bắt được các cơ hội thị trường và tạo thế cạnh tranh trên thương trường
1.2 Nội dung, nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Nội dung của chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp được xây dựng trên các căn cứ khác nhau, những mục đích khác nhau với các phương pháp giống nhau nhưng đều có hai phần: Chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận
Nội dung chiến lược tổng quát:
Chiến lược tổng quát của một doanh nghiệp là một hệ thống các chính sách và biện pháp nhằm triển khai và phối hợp các chương trình hành động giúp doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu mong muốn một cách có hiệu quả nhất
Khả năng sinh lời: Mục đích của kinh doanh là tối đa hóa lợi
nhuận trong điều kiện cho phép Do đó khả năng sinh lợi là một mục tiêu chủ yếu của chiến lược kinh doanh
Thế lực của doanh nghiệp: Thế lực là tài sản vô hình của
doanh nghiệp Trong cuộc cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác doanh nghiệp phải xác định vị trí vững chắc của mình trên thương
Trang 10trường và tăng thế lực của mình lên cao thêm
An toàn trong kinh doanh: Kinh doanh không phải lúc nào
cũng thành công và suôn sẻ, nó cùng gắn liền với những thất bại, rủi
ro không lường hết được
Nội dung của chiến lược bộ phận:
Chiến lược con người: Chiến lược kinh doanh được bản thân
đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp lập ra và thực hiện nó
Chiến lược thị trường: Chiến lược thị trường là việc xác định
nơi mua, nơi bán của doanh nghiệp hiện tại và tương lai trên cơ sở đảm bảo các yếu tố như: giá cả, số lượng, phương thức thanh toán, phương thức phân phối để ổn định tồn tại và phát triển
Chiến lược tạo vốn: Trong xu thế kinh tế hiện đại, doanh
nghiệp luôn phải đảm bảo, mở rộng quy mô kinh doanh, quy mô đầu
tư để tăng trưởng
Chiến lược Marketing hỗn hợp: Chiến lược Marketing hỗn hợp
là cốt lõi trong chiến lược kinh doanh
1.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động XKD, đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Việc nhận thức được các yếu tố này là hết sức quan trọng Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Các yếu tố môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là các yếu tố tác động đến doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến hoạt động SXKD đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến môi trường tác
Trang 11nghiệp và môi trường nội bộ và tạo ra cơ hội và cả nguy cơ cho doanh nghiệp
Các yếu tố môi trường tác nghiệp
Môi trường tác nghiệp là các yếu tố xuất hiện trong một ngành sản phẩm kinh doanh, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó Chúng còn tác động đến toàn bộ quá trình soạn thảo và thực thi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp
Các yếu tố bên trong bao gồm tất cả các yếu tố trong nội bộ một doanh nghiệp Việc đánh giá chính xác, đúng đắn các yếu tố đó
để cho phép doanh nghiệp, xây dựng được một chiến lược kinh doanh tận dụng được tối đa thời cơ với chi phí thấp để mang lại hiệu quả trong kinh doanh
Các yếu tố môi trường quốc tế
Bất kỳ doanh nghiệp nào dù có tham gia trên thương trường quốc tế hay không đều phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng của thị trường quốc tế khi thực thi và soạn thảo chiến lược kinh doanh
1.3 Tổng kết kinh nghiệm chiến lược kinh doanh
Trang 12Chương 2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU HÀ BẮC
2.1 Khái quát về Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc
Công ty Cổ phần May xuất khẩu Hà Bắc (Tên giao dịch quốc tế: Ha Bac Export Garment Joint Stock Company - Viết tắt: Garco HaBac) bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2002, có trụ sở đặt tại Khu Công nghiệp Đình Trám - xã Hồng Thái - huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang
Hoạt động chính của công ty là sản xuất các sản phẩm may mặc xuất khẩu sang Mỹ (chiếm gần 90%) và EU (khoảng 10%) dưới hình thức gia công CMT
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý công ty
Hiện nay, Garco Habac có 02 nhà máy sản xuất với 04 phân
xưởng và khoảng 3600 cán bộ công nhân viên
2.2 Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc
2.2.1 Thực trạng nội dung chiến lược kinh doanh của Công
ty cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc
Chiến lược con người
Chất lượng lao động phổ thông (công nhân) vẫn là vấn đề nổi cộm cần được khắc phục Do lao động của doanh nghiệp chủ yếu có trình độ phổ thông, tuổi đời còn rất trẻ (dưới 25 tuổi), được doanh nghiệp tuyển dụng và đào tạo trong thời gian ngắn, mặt bằng nhận thức, ý thức tuân thủ nội quy còn hạn chế; còn tồn tại tư tưởng vào doanh nghiệp làm tạm thời, khi nơi khác tuyển dụng thì tự động nghỉ
Trang 13việc
Chiến lược thị trường
Chiến lược thị trường của Công ty thời gian qua được thực hiện theo hướng : cùng cố thị trường truyền thống là thị trường xuất khẩu Mỹ, mở rộng các thị trường sang các khối EU, Trung Đông và thị trường trong nước
Thị trường EU hiện vẫn chỉ chiếm tỷ trọng xuất khẩu rất nhỏ của Công ty, khoảng 10% So với các thị trường tiêu thụ khác, EU có
sự phân tán trên nhiều quốc gia nên việc xuất khẩu vào EU sẽ có áp lực hơn Nhu cầu tiêu dùng từng dòng sản phẩm nam, nữ, trẻ em ở mỗi quốc gia chia tỷ lệ nhiều hay ít cũng có khác biệt lớn Đơn hàng
EU lại nhỏ
Chiến lược sản phẩm của Công ty
Công ty có thể sản xuất được nhiều mặt hàng may mặc đa dạng, chủ yếu ở phân khúc tầm trung, hàng thông dụng Sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty bao gồm: quần áo dệt kim (knit wear), áo khoác (jackets), quần (pants/shorts), váy/áo nữ
(dress/blouse) và sản phẩm khác
Chiến lược xuất khẩu
Trong ngành may mặc xuất khẩu, việc lựa chọn phương thức sản xuất xuất khẩu có ảnh hưởng quyết định tới việc thực hiện các mục tiêu của Công ty Hiện tại Công ty thực hiện sản xuất xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức CMT (Cut – Make - Trim), tức gia công hoàn toàn Trong năm 2016 Garco Habac đã xây dựng kế hoạch
để chuyển dần sang xuất khẩu theo phương thức FOB (tự chủ nguyên liệu)
Chiến lược giao tiếp và khuyếch trương ở Garco Habac
Công ty vẫn thường xuyên tìm hiểu, tìm kiếm các trung gian