Giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại tỉnh bình dương

87 577 3
Giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại tỉnh bình dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO VĂN HƯNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO VĂN HƯNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN HỮU CHÍ HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn “Giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Bình Dương” trước hết xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Hữu Chí Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các tổ chức, cá nhân có tên sau đây: - Lãnh đạo, giảng viên và cán bộ, viên chức Học viện Khoa học Xã hội - Tiến sĩ Nguyễn Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Lãnh đạo và Thẩm phán, Thư ký các đơn vị thuộc hệ thống Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Bình Dương gồm: + Toà Lao động, Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương; + Toà án nhân dân thị xã Tân Uyên; + Toà án nhân dân thị xã Dĩ An; + Toà án nhân dân thị xã Thuận An; + Toà án nhân dân thị xã Bến Cát; + Toà án nhân dân thành phố Thủ Dầu Một - Thư viện tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - Thư viện Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả luận văn Đào Văn Hưng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu của bản thân với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hữu Chí Về lý luận, số liệu được trích dẫn từ các nguồn công khai, hợp pháp có tham chiếu tài liệu tham khảo và kết quả nghiên cứu trình bày Luận văn là trung thực, không chép từ bất kỳ công trình nào khác Tác giả luận văn Đào Văn Hưng MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN 1.1 Khái quát chung hợp đồng lao động 1.2 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam 16 1.3 Giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân 22 Chương 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỜNG LAO ĐỢNG TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG 39 2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng giải quyết vụ án tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động .39 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật nội dung giải quyết vụ án tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động .54 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG 66 3.1 Phương hướng hoàn thiện 66 3.2 Một số kiến nghị .67 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .77 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BLDS 2015 Bộ luật Dân sự năm 2015 BLTTDS 2004 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 BLTTDS 2011 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 BLTTDS 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 BLLĐ 1994 Bộ luật Lao động năm 1994 BLLĐ 2002 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002 BLLĐ 2007 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007 BLLĐ 2012 Bộ luật Lao động năm 2012 CP Chính phủ CHXHCNVN Cợng hịa xã hợi chủ nghĩa Việt Nam CTCP Công ty cổ phần HĐNN Hội đồng Nhà nước HĐBT Hội đồng Bộ trưởng HĐLĐ Hợp đồng lao động HĐTP Hội đồng Thẩm phán QHLĐ Quan hệ lao động ILO Tổ chức Lao động Quốc tế LĐTBXH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội LDN Luật Doanh nghiệp 2012 NSDLĐ Người sử dụng lao động NLĐ Người lao động NĐ Nghị định NQ Nghị quyết TT Thông tư TCLĐ Tranh chấp lao đợng TAND Tịa án nhân dân TANDTC Toà án nhân dân tối cao TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBTVQH Uỷ ban Thường vụ Quốc hội VCCI Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam PLTTGQCVADS Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự PLTTGQTCLĐ Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao đợng năm 1996 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài QHLĐ là một giao dịch đặc biệt không giống những quan hệ dân sự vì không có sự “mua đứt, bán đoạn” mà diễn quá trình sức lao động của NLĐ được kết tinh vào giá trị sản phẩm họ tạo quá trình làm việc dưới sự quản lý của NSDLĐ HĐLĐ được ký kết giữa NLĐ với NSDLĐ là sở hình thành QHLĐ HĐLĐ có điểm giống với hợp đồng dân sự ở chỗ được ký kết sở tự nguyện giữa các chủ thể có điểm khác biệt bản ở chỗ không có sự giao nhận hàng hoá giữa hai bên, bởi vì đối tượng của HĐLĐ là một loại hàng hoá đặc biệt đó là sức lao động Sức lao động gắn liền với nhân thân của mỗi người lao động, giá trị của nó phụ thuộc vào trình độ học vấn, kỹ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp …của mỗi người lao động Chính vì vậy việc xác lập và chấm dứt QHLĐ có những điểm khác biệt so với các loại hợp đồng khác Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ là quyền quan trọng của các chủ thể QHLĐ Việc giải quyết TCLĐ cũng có những điểm khác biệt với các loại tranh chấp khác Ngay sau thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 quy định HĐLĐ Khi tiến hành công cuộc đổi mới, Quốc hội ban hành BLLĐ năm 1994, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành PLTTGQCTCLĐ năm 1996 Sau đó, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2002, 2006, 2007 và BLLĐ 2012 đã quy định rõ quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ Về thủ tục giải quyết các TCLĐ được pháp điển hoá tại BLTTDS 2004, Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS 2011 và BLTTDS 2015 Tuy nhiên, BLLĐ 2012 và BLTTDS 2015 vẫn cịn bợc lợ nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện quy định trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ và giải quyết các tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ Do nhiều quy định bất cập, chưa phù hợp dẫn đến thực tiễn xét xử các tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các TAND phạm vi cả nước cũng tại Bình Dương cịn nhiều vấn đề chưa thớng nhất cịn tờn tại nhiều cách hiểu và vận dụng pháp luật khác Bình Dương được chia tách từ tỉnh Sơng Bé vào ngày 01/01/1997 Đến nay, tồn tỉnh có 36 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 10.000ha, thu hút 2.356 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn 20,2 tỷ USD và 17.000 doanh nghiệp nước Sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đồng thời cũng phát sinh mặt trái TCLĐ gia tăng Trong những năm qua, Bình Dương cũng là địa phương chiếm tỷ lệ lớn so với cả nước TCLĐ, đó chủ yếu là tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ Thống kê cho thấy những năm gần đây, tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ tăng nhanh số lượng và tính chất ngày càng phức tạp TCLĐ địa bàn Bình Dương cũng phản ánh các đặc điểm chung TCLĐ phạm vi cả nước Điều này, thể hiện sự không bền vững của QHLĐ, nó cũng chứng minh là chúng ta chưa xây dựng được QHLĐ hài hoà, bền vững và một thị trường lao động chất lượng cao theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đã đề Do đó, cần phải sâu nghiên cứu để tìm nguyên nhân phát sinh các TCLĐ, từ đó đưa phương hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật lao động và trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ Từ những lý trên, quyết định chọn đề tài “Giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân tại tỉnh Bình Dương” với mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn việc giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam hiện Tình hình nghiên cứu đề tài Tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ là vấn đề được đề cập khá nhiều luận án, luận văn, tài liệu, bài viết nghiên cứu ở những góc độ khác vấn đề liên quan như: Phạm Công Bảy (2011), Pháp luật thủ tục giải tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội đã tập trung nghiên cứu, phân tích thủ tục giải quyết các TCLĐ cá nhân tại TAND theo quy định của pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, Luận án chỉ phân tích các TCLĐ cá nhân nói chung, không sâu phân tích các tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ từ thực tiễn xét xử của các TAND Nguyễn Thị Hoa Tâm (2013), Pháp luật đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động-Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã sâu phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam đơn phương chấm dứt HĐLĐ Tuy nhiên, Luận án chưa tập trung nghiên cứu sâu trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp và thực tiễn xét xử của TAND đối với các tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ Các Luận văn Thạc sĩ như: Lê Thị Kim Nga (2009), Giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại toà án - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật T h à n h p h ố H ồ C h í M i n h ; Đỗ Thuỳ Dương (2012), Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Lê Thị Hường (2012), Giải tranh chấp lao động tại Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam,Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Phương (2016), Giải tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn giải tranh chấp tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội,Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phạm Thị Hồng Hạnh (2016), Pháp luật giải tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án nhân dân và thực tiễn xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Ḷt Hà Nợi Ngoài ra, cịn có rất nhiều bài nghiên cứu tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ các tạp chí chuyên ngành như: Bài viết “Vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động - Lý luận và thực tiễn", tạp chí Toà án nhân dân, Toà án nhân dân tối cao, số 3/2007 của tác giả Phạm Công Bảy; bài viết " Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động", tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, số 8/2009 của tác giả Nguyễn Thị Hoa Tâm; bài viết "Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động – từ quy định của pháp luật đến thực tiễn áp dụng", tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, số 8/2010 của tác Chương MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG 3.1 Phương hướng hoàn thiện Việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ phù hợp với các quy định của pháp luật lao động là một những yếu tố quan trọng góp phần giảm thiểu TCLĐ, xây dựng QHLĐ hài hoà, bền vững, nâng cao chất lượng của thị trường lao động Các tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật phát sinh nhiều thời gian qua nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ quan xuất phát từ sự hiểu biết pháp luật hạn chế của các bên tham gia QHLĐ sự vi phạm của một các bên tham gia QHLĐ Bên cạnh đó, cũng có những nguyên nhân khách quan một số quy định của pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng chưa phù hợp đã lạc hậu, khơng cịn phù hợp với thực tiễn dẫn đến khó thực hiện Xuất phát từ những vấn đề trên, nhu cầu đặt mang tính định hướng cho việc phải hoàn thiện pháp luật nhằm giúp cho pháp luật lao động và pháp luật tố tụng ngày càng phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu giải quyết tốt những vấn đề phát sinh kinh tế thị trường; phù hợp với thông lệ quốc tế; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đặc biệt NLĐ là bên “yếu thế” QHLĐ Phương hướng hoàn thiện cụ thể sau: - Hoàn thiện trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại Tòa án nhân dân bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, đơn giản, tiện lợi và hiệu quả; góp phần trì sự ổn định của QHLĐ; phản ánh được tính đặc thù của tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ đó là cần bảo vệ NLĐ là bên “yếu thế” QHLĐ; - Hoàn thiện trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đảm bảo đơn giản, tiện lợi, minh bạch và nhanh chóng; - Hoàn thiện pháp luật lao động đảm bảo phù hợp với đặc thù của QHLĐ nước ta phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; 66 - Hoàn thiện pháp luật BHXH, BHYT, BHTN theo hướng bảo đảm quyền lợi của NLĐ cũng phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3.2 Một số kiến nghị 3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện về pháp luật tố tụng 3.2.1.1 Mục tiêu cần hoàn thiện pháp luật tố tụng và xây dựng thể chế - Bổ sung điều khoản quy định riêng trình tự, thủ tục giải tranh chấp lao động BLTTDS Việt Nam là một số ít quốc gia áp dụng thủ tục tố tụng dân sự giải quyết TCLĐ BLTTDS 2015 đã bổ sung quy định riêng nghĩa vụ giao nộp chứng cứ và chứng minh việc giải quyết TCLĐ (Điểm b Khoản Điều 91) nhằm mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ là bên yếu thế QHLĐ Tuy nhiên, áp dụng thủ tục tố tụng dân sự thông thường chưa hiệu quả, không đáp ứng mục tiêu của giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ là cần nhanh chóng, kịp thời, bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên QHLĐ, đặc biệt bên yếu thế là NLĐ Bởi vì, ở nước ta chế hịa giải và trọng tài lao đợng chưa phát huy hiệu quả, hầu hết các TCLĐ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự Thực tiễn cho thấy việc giải quyết TCLĐ theo thủ tục tố tụng dân sự thông thường không đạt hiệu quả vì những lý như: Trình tự, thủ tục tố tụng dân sự phức tạp; chưa có chế, thủ tục riêng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với TCLĐ; thủ tục tống đạt phức tạp, thời gian kéo dài Do đó, kéo dài thời gian giải quyết vụ án, không đảm bảo mục tiêu giải quyết nhanh chóng, kịp thời Để khắc phục những hạn chế nêu theo chúng trước mắt phải bổ sung thêm một số điều khoản riêng trình tự, thủ tục giải quyết TCLĐ BLTTDS và lâu dài cần xây dựng một chương riêng BLTTDS quy định trình tự, thủ tục giải quyết TCLĐ phù hợp với đặc thù yêu cầu giải quyết TCLĐ, đồng thời dẫn chiếu áp dụng những nguyên tắc chung và quy định cụ thể của BLTTDS - Đởi cấu, tở chức Tịa Lao động và chuyên nghiệp hóa đội ngũ Thẩm phán, hội thẩm lao động 67 Chuyên môn hóa hoạt động xét xử án lao động được hiểu là chuyên môn hóa toàn bộ quy trình giải quyết vụ án, từ khâu tiếp nhận đơn khởi kiện, xác minh thu thập chứng cứ, quá trình xem xét và phán quyết Thực tiễn tố tụng lao động cho thấy: Chuyên môn hóa là giải pháp bản, bảo đảm cho việc giải quyết vụ án lao động được nhanh chóng và hiệu quả Thủ tục tố tụng lao động chỉ có thể được thực hiện bởi một đội ngũ Thẩm phán, hội thẩm có kiến thức và kỹ cần thiết lĩnh vực lao động và giải quyết TCLĐ Do đó, nếu không đổi mới cấu tổ chức và không có đội ngũ Thẩm phán, hội thẩm có lực thì không thể bảo đảm hiệu quả thực hiện thủ tục tố tụng lao động Theo quy định của Luật Tổ chức Toà án năm 2014 thì tại các TAND cấp cao và TAND cấp tỉnh có thành lập Toà Lao động, ở các TAND cấp huyện có các toà chuyên trách, đo Thẩm phán chuyên trách giải quyết án lao động nằm Toà Dân sự Như vậy, việc đổi mới cấu tổ chức không làm tăng biên chế của các Toà án - Đổi chế hoạt động của Hoà giải viên lao động Giải quyết TCLĐ hoà giải viên ở một số nước phát huy hiệu quả rất tích cực như: Đảm bảo bí mật, tốn ít thời gian và chi phí, giữ được sự hài hoà giữa các bên của QHLĐ Tuy nhiên, hiện việc giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoà giải viên ở nước ta chưa phát huy hiệu quả bởi một số nguyên nhân như: Chưa xây dựng được chế để công nhận và thi hành đối với biên bản hoà giải thành hoà giải viên tiến hành sau đó một bên không chịu thi hành; chưa xây dựng được chế độ thù lao và quyền, nghĩa vụ của hoà giải viên Do đó, có thể vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản và các nước khác việc Toà án công nhận các biên bản hoà giải thành hoà giải viên lao động tiến hành 3.2.1.2 Kiến nghị số giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng việc giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân Hoàn thiện pháp luật là yếu tố trước hết để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại Tòa án Để hoàn thiện pháp luật thủ tục giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại Tịa án, cần tiến hành đờng bợ các giải pháp cả mặt lập pháp và giải pháp tổ chức thi hành pháp luật 68 Giải pháp lập pháp bao gồm việc sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; giải pháp tổ chức thi hành pháp luật gồm việc kiện toàn mặt tổ chức, đào tạo, bố trí nguồn nhân lực Theo chúng chưa xây dựng được chương riêng quy định tố tụng lao động BLTTDS thì cần bổ sung những điều khoản riêng quy định trình tự, thủ tục giải quyết TCLĐ BLTTDS và cần sửa đổi những nội dung cụ thể sau: - Về thủ tục khởi kiện và thụ lý + Về mẫu đơn khởi kiện: Đa số nguyên đơn của các vụ án lao động nói chung và tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng là NLĐ có trình độ học vấn thấp và kiến thức pháp ḷt cịn hạn chế nên Hợi đờng Thẩm phán TANDTC cần có mẫu đơn khởi kiện riêng, cụ thể để dễ áp dụng + Về thời gian xử lý đơn khởi kiện: Cần rút ngắn thời gian xử lý đơn khởi kiện từ 08 ngày làm việc xuống 05 ngày làm việc, đó Chánh án có 02 ngày làm việc để phân công Thẩm phán xử lý đơn khởi kiện, Thẩm phán có 03 ngày làm việc để xem xét xử lý đơn khởi kiện + Về thời hạn để sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện: Đối với các tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì thời hạn sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện 30 ngày là quá dài vì những lý sau: Yêu cầu của TCLĐ là cần giải quyết nhanh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ cũng không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của NSDLĐ; loại tranh chấp này tương đối rõ đương sự, quan hệ tranh chấp, yêu cầu bồi thường.Vì vậy, cần rút ngắn thời gian sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện từ 30 ngày, xuống 10 ngày, và có thể gia hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện - Về thời hạn nộp văn ghi ý kiến của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sau nhận thông báo thụ lý Điều 199 BLTTDS quy định chung cho tất cả các loại án là thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý vụ án thì bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu 69 cầu khởi kiện của nguyên đơn Trường hợp cần gia hạn thì thời gian gia hạn không quá 15 ngày Đối với án dân sự và hôn nhân gia đình có thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng thì phù hợp đối với án lao động có thời hạn chuẩn bị xét xử 02 tháng thì không phù hợp Đây là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng Thẩm phán để án quá hạn luật định Vì vậy, theo chúng đối với TCLĐ nói chung và tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng thì cần rút ngắn thời hạn này xuống 07 ngày và được gia hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày nhận thông báo thụ lý vụ án - Về thủ tục tống đạt văn tố tụng Đa số các bị đơn vụ án lao động là NSDLĐ đăng ký kinh doanh có hộp thư điện tử Do đó, chúng kiến nghị HĐTP TANDTC cần có hướng dẫn thủ tục cấp, tống đạt, thông báo phương tiện điện tử đối với các vụ án lao động theo hướng: “Đối với vụ án lao động mà bị đơn là NSDLĐ thì Tồ án áp dụng thủ tục cấp, tống đạt, thông báo phương tiện điện tử Toà án sẽ gửi văn tố tụng qua email mà NSDLĐ cung cấp đăng ký kinh doanh Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là lúc hộp thư của Toà án thông báo gửi văn đó” Việc triệu tập thể hiện sự công khai, minh bạch, đương sự được biết rõ quy trình và lịch làm việc của Tịa án Nếu sau nhận được thơng báo triệu tập theo lịch làm việc, đương sự không đến mà không có lý chính đáng, được coi là từ bỏ quyền lợi của mình; Tòa án có thể tiến hành xét xử theo thủ tục chung Tòa án nhiều nước đã áp dụng thủ tục tống đạt đã góp phần giải quyết nhanh các TCLĐ, giảm thiểu chi phí và công sức của cán bộ Tòa án Từ đó, giảm được biên chế của các Toà án - Về thời hạn niêm yết văn tố tụng Để đảm bảo mục tiêu giải quyết nhanh các TCLĐ nói chung và tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ, theo chúng cần quy định rút ngắn thời hạn niêm yết văn bản tố tụng từ 15 ngày xuống 10 ngày - Về chứng và nghĩa vụ chứng minh Theo chúng cần tách Điểm b Khoản Điều 91 BLTTDS thành một điều luật riêng và quy định theo hướng sau: “Đương là NLĐ vụ án lao động mà 70 không cung cấp, giao nộp cho Toà án tài liệu, chứng vì lý tài liệu, chứng NSDLĐ quản lý, lưu giữ thì NSDLĐ có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cho Toà án NLĐ khởi kiện vụ án tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì nghĩa vụ giao nộp chứng và chứng minh thuộc NSDLĐ” - Về thời hạn mở phiên toà Khoản Điều 203 BLTTDS 2015 quy định chung cho các loại án là thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trường hợp có lý chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng Tuy nhiên, theo chúng đối với TCLĐ thời hạn nêu là quá dài, nên rút xuống là 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trường hợp có lý chính đáng thì thời hạn này là 01 tháng - Về thời hạn Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ Khoản Điều 220 BLTTDS quy định chung cho các loại án là Toà án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án Theo chúng đối với TCLĐ thì cần rút xuống 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án 3.2.2 Kiến nghị hoàn thiện về pháp luật nội dung Căn cứ vào nội dung phân tích Chương tảng sở lý luận được nêu Chương 1, tác giả đưa một số kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật nội dung theo vấn đề sau đây: - Về xác định chủ thể của hợp đồng lao động Khi kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta phát triển mạnh thì kéo theo sự phát triển đa dạng hình thức sở hữu tư liệu sản xuất và kênh thu hút vốn đầu tư Từ đó, xuất hiện nhiều trường hợp NLĐ ký kết HĐLĐ sau đó mua cổ phần rồi tham gia Hội đồng quản trị và điều hành doanh nghiệp trường hợp NLĐ được thuê làm giám đốc điều hành Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào xác định rõ tư cách của những người nêu có là NLĐ nữa hay không Nếu họ bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì giải quyết theo 71 quy định của pháp luật lao động hay Luật Doanh nghiệp? Trong đó, theo quy định của BLHS 2017 thì kể từ ngày 01/01/2018 pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự một số tội và pháp nhân đó bị truy cứu thì các thành viên điều hành pháp nhân đó có thể cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự Do đó, cần phải sửa đổi, bổ sung BLLĐ ban hành văn bản hướng dẫn Khoản Điều BLLĐ 2012 để xác định rõ tư cách pháp lý của họ - Về việc thông báo trước hợp đồng lao động hết hạn Khoản Điều 47 BLLĐ quy định NSDLĐ có trách nhiệm thông báo văn bản cho NLĐ biết thời điểm chấm dứt HĐLĐ ít nhất 15 ngày trước HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hầu các doanh nghiệp không thực hiện việc thông báo chỉ thông báo trước từ 01 ngày đến 03 ngày nếu không muốn gia hạn ký kết lại HĐLĐ vì những lý như: Việc thông báo đó có thể ảnh hưởng đến tâm lý của NLĐ, làm cho NLĐ không yên tâm làm việc Đây cũng là nguyên nhân một số NLĐ tâm lý không tốt dẫn đến làm hỏng sản phẩm, bị tai nạn lao động có thể đẩy một số NLĐ thực hiện hành vi quá khích phá hoại, kích động đình công đe doạ cán bộ nhân sự…Vì vậy, theo chúng nên sửa đổi theo hướng rút ngắn thời gian thông báo xuống ít nhất 05 ngày làm việc - Về chấm dứt hợp đồng lao động người lao động đến tuổi nghỉ hưu Pháp luật lao động hiện hành chưa quy định rõ quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ NLĐ đến tuổi nghỉ hưu chưa đủ điều kiện hưởng chế đợ hưu trí Ngoài ra, pháp ḷt lao đợng khơng quy định NLĐ nghỉ hưu được hưởng trợ cấp việc, đó những NLĐ làm việc với thời gian ngắn nghỉ việc được hưởng trợ cấp thơi việc Quy định này gây thiệt thịi cho những NLĐ gắn bó cả đời tại một doanh nghiệp vì họ chỉ được hưởng lương hưu mà không được hưởng trợ cấp việc Nếu họ xin việc vài năm trước đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí để hưởng trợ cấp việc sau đó làm ở doanh nghiệp khác thì họ được hưởng cả hai chế độ Điều này, tạo tình trạng NLĐ lách luật cách xin việc trước đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ trợ cấp việc Sau đó họ chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp khác cho đến tuổi nghỉ hưu để được hưởng chế độ 72 hưu trí Như vậy, trường hợp này NLĐ được hưởng cả hai chế độ là trợ cấp việc và chế độ hưu trí Để tạo môi trường lao động hài hoà, ổn định theo chúng cần sửa đổi, bổ sung Điều 36 và 48 BLLĐ để bảo vệ và khuyến khích những NLĐ gắn bó cả cuộc đời làm việc với một NSDLĐ - Về pháp lý và chế tài người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật Như đã phân tích cứ pháp lý để NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật, đối với HĐLĐ xác định thời hạn, một số NLĐ có xu hướng không chấp hành cứ luật định mà tuỳ tiện đơn phương chấm dứt HĐLĐ Xét phương diện của kinh tế thị trường, NLĐ có nhu cầu chuyển đổi công việc một họ có hội làm việc tốt với mức thu nhập cao Trường hợp này, pháp luật lao động cần có quy định chế tài phù hợp và công đối với NSDLĐ NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không có cứ pháp lý Cần có chế rõ ràng buộc NLĐ có nghĩa vụ bồi thường và nâng mức bồi thường lên 01 tháng lương NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật - Về huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Điều 40 BLLĐ 2012 quy định mỗi bên QHLĐ có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước hết thời hạn báo trước phải thông báo văn bản và phải được bên đồng ý Quy định này khó thực hiện thực tế nếu doanh nghiệp có hàng nghìn công nhân, mỗi lần thay đổi cần phải thực hiện thủ tục lập văn bản thoả thuận thì rất mất thời gian Do đó, cần đơn giản hoá thủ tục đối với NLĐ chỉ cần làm đơn rút lại yêu cầu, đối với NSDLĐ có thể văn bản thông báo cho nhiều NLĐ biết - Về pháp lý để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ Quy định này hầu không thể thực hiện được thực tế cả đối với những NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc một cách rõ ràng Để phần nào khắc phục hạn chế trên, chúng đề xuất một số điểm bản sau: 73 - Khi xây dựng nội quy của doanh nghiệp cần xác định rõ tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành không hoàn thành công việc hàng tháng, quý, năm - Nội quy lao động cần xây dựng rõ tiêu chí NSDLĐ lập biên bản nhắc nhở NLĐ lỗi gì, phải cứ vào mức độ thực tế NLĐ không hoàn thành nội dung công việc sản phẩm một khoảng thời gian được xác định theo tháng, quý làm tiêu chí đánh giá mức đợ thường xun khơng hồn thành cơng việc theo hợp đồng - Về pháp lý để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thay đổi cấu, công nghệ Điều 44 BLLĐ quy định cứ chấm dứt HĐLĐ thay đổi cấu, công nghệ chưa có quy định cụ thể tiêu chí thế nào là thay đổi cấu, công nghệ Do đó, thực tế xảy nhiều trường hợp NSDLĐ muốn chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ đã lợi dụng sự không rõ ràng nêu để sáp nhập phòng, ban Vì vậy, cần có văn bản quy phạm pháp luật xác định rõ các tiêu chí thế nào là thay đổi cấu, công nghệ - Về pháp lý để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý kinh tế Hiện chưa có quy định cụ thể chấm dứt HĐLĐ vì lý kinh tế Pháp luật lao động cần làm rõ các khái niệm bản “khủng hoảng kinh tế” “suy thoái kinh tế ” Ngoài ra, cần quy định cụ thể để có cứ xác định đâu là nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến phải cắt giảm lao động vì lý kinh tế - Về trách nhiệm vi phạm thời hạn báo trước người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Nếu NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà vi phạm thời gian báo trước thì xem chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, NSDLĐ vừa phải trả tiền lương những ngày NLĐ không được làm việc (Trong đó bao gồm cả thời gian báo trước) vừa phải bồi thường tiền lương những ngày không báo trước là chồng chéo và ảnh hưởng quyền lợi của NSDLĐ Do đó, theo chúng thì nên lồng ghép quy định tại Khoản vào Khoản Điều 42 BLLĐ hợp lý - Về việc nhận người lao động trở lại làm việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật Theo quy định đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, NSDLĐ có 74 nghĩa vụ nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết Trường hợp khơng cịn vị trí, cơng việc đã giao kết HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ Như đã phân tích ở trên, mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ đã xấu sau kết thúc vụ án sớm hay muộn thì cũng dẫn đến chấm dứt QHLĐ Do đó, cần có quy định là NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ thì có nghĩa vụ bồi thường nhiều 02 tháng tiền lương theo quy định thay vì nhận NLĐ trở lại làm việc (Trừ các bên có thiện chí nối lại QHLĐ) 75 KẾT LUẬN Việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ là chủ đề nóng không chỉ là sự quan tâm của các bên tham gia QHLĐ mà cịn là chủ đề ln được các quan quản lý nhà nước lao động, công đoàn các cấp và các nhà nghiên cứu pháp luật quan tâm Tại Chương của luận văn, tác giả đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận bản như: Khái niệm, đặc trưng, nội dung, hình thức, các loại, tính hiệu lực của HĐLĐ; các khái niệm, cứ, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ Từ đó, đưa những kết luận làm cứ lý luận để giải quyết những vấn đề mang tính thực tiễn tại Chương Từ sở lý luận và phân tích thực tiễn đã chỉ những bất cập vận dụng vào thực tiễn, tạo tiền đề cho các kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật tố tụng và pháp luật lao động phù hợp với tình hình thực tiễn để đưa đề xuất, kiến nghị tại Chương Trên sở lý luận được nêu Chương 1, tại Chương tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng, hậu quả pháp lý, cứ, trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ và việc áp dụng pháp luật tố tụng, pháp luật nội dung giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ Nội dung phân tích chủ yếu làm rõ những vấn đề cịn bất cập, tờn tại, ngun nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế, tồn tại thông qua những vụ kiện điển hình tại các TAND địa bàn Bình Dương thời gian qua Với những phân tích cứ, trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ và những bất cập, tồn tại quá trình giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại các Tòa án nhân dân địa bàn tỉnh Bình Dương Tại Chương 3, tác giả đã đưa những đề xuất để hoàn thiện cấu tổ chức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và pháp luật nội dung liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ Tác giả mong muốn Luận văn đóng góp mặt lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật, đảm bảo phù hợp với thực tiễn đất nước và hội nhập quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên QHLĐ, đặc biệt với bên yếu thế là NLĐ Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, cán bộ nhân sự tại các doanh nghiệp phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy pháp luật 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Kim Anh (2014), Giải tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Phạm Công Bảy (2006), Thủ tục giải vụ án lao động theo Bộ luật Tố tụng dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Phạm Công Bảy (2011), Pháp luật thủ tục giải tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2010), Nghiên cứu so sánh pháp luật lao động nước ASEAN, tài liệu tham khảo, Hà Nội Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2010), Luật Công đoàn Nhật Bản số 160, ngày 22/12/1999, tài liệu tham khảo, Hà Nội Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2010), Luật Quan hệ Lao động Singapore, tài liệu tham khảo, Hà Nội Bộ Lao động, Thương binh Xã hội (1961), Thông tư số 21/LĐ-TT ngày 08/11/1961 Quy định chi tiết hướng dẫn việc tuyển dụng nhân công làm tạm thời và việc ký kết hợp đồng lao động giữa đơn vị sử dụng và nhân công, Hà Nội Bộ Lao động, Thương binh Xã hội (2015), Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 hướng dẫn thực Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành số nội dung của Bộ luật Lao động, Hà Nội Chính phủ (1947), Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947, Hà Nội 10 Chính phủ (2003), Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chi tiết thi hành số điều của Bộ luật Lao động hợp đồng lao động, Hà Nội 11 Chính phủ (2013), Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành số điều của Bộ luật Lao động tranh chấp lao động, Hà Nội 12 Chính phủ (2015), Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi 77 tiết và hướng dẫn thi hành số nội dung của Bộ luật Lao động, Hà Nội 13 Nguyễn Hữu Chí (2003), Pháp luật hợp đồng lao động Việt Nam- Thực trạng và phát triển, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội 14 Phạm Thị Hồng Hạnh (2016), Pháp luật giải tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án nhân dân và thực tiễn xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội 15 Lê Thị Hường (2012), Giải tranh chấp lao động tại Tòa án theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 16 Hội đồng Bộ trưởng (1985), Quyết định số 10-HĐBT việc chuyển Toà án nhân dân giải những tranh chấp lao động, Hà Nội 17 Hội đồng Nhà nước (1989), Pháp lệnh thủ tục giải vụ án dân sự, Hà Nội 18 Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh Hợp đồng lao động, Hà Nội 19 Nguyễn Ngọc Khánh (2005), Bộ luật Tố tụng dân Liên bang Nga năm 2002, Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh 20 Nhà Pháp luật Việt-Pháp (1998), Bộ luật Tố tụng dân của nước Cộng hoà Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 21 Lê Thị Kim Nga (2009), Giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án – thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh 22 Nguyễn Thị Phương (2016), Giải tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn giải tranh chấp tại Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội 23 Quốc hội (1994), Bộ luật Lao động, Hà Nội 24 Quốc hội (2002), Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội 25 Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội 26 Quốc hội (2006), Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội 27 Quốc hội (2011), Bộ luật Tố tụng dân (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội 78 28 Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội 29 Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội 30 Nguyễn Thị Hoa Tâm (2013), Pháp luật đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phớ Hờ Chí Minh 31 Tịa án nhân dân tối cao (2012), Một số vấn đề hệ thống Toà án và pháp luật tố tụng của Cộng hoà Pháp, Tạp chí Toà án nhân dân (15), trang 30 -33 32 Tịa án nhân dân tới cao (2013), Quyết định giám đốc thẩm số 21/2013/LĐ-GĐT ngày 04/7/2013 việc tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, Hà Nợi 33 Tịa án nhân dân tối cao (2014), Tham luận tại Hội nghị triển khai công tác năm 2014 của ngành Toà án nhân dân, tài liệu tham khảo, Hà Nợi 34 Tịa án nhân dân tỉnh Bình Dương (2016), Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai công tác năm 2016, tài liệu tham khảo, Bình Dương 35 Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Tố tụng dân Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội 36 Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 37 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Tập bài giảng Luật Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh 38 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1996), Pháp lệnh thủ tục giải tranh chấp lao động, Hà Nội 39 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội 40 KAMADA Sakiko (2017), Sự độc lập của Thẩm phán Nhật Bản và trách nhiệm án sai, Dự án JICA “Pháp luật 2020”, Thành phố Hồ Chí Minh 79 PHỤ LỤC Bảng 2.1 Số liệu thống kê vụ án lao động thụ lý nước từ năm 2006 đến năm 2013 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Sơ thẩm 760 962 1634 1634 2325 2043 2838 4104 Phúc thẩm 193 240 189 194 237 291 411 400 Giám đốc thẩm 16 9 11 33 Cấp xét xử Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao, năm 2013 Bảng 2.2 Số liệu thụ lý vụ án lao động hệ thống Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Bình Dương từ năm 2011 đến năm 2016 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Sơ thẩm 464 605 399 814 567 483 Phúc thẩm 34 149 89 87 81 58 Tổng cộng 498 754 488 901 648 541 Cấp xét xử Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương, năm 2016 ... phương chấm dứt hợp đồng lao động Tòa án nhân dân 1.3.1 Khái quát chung về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân 1.3.1.1... văn ? ?Giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Bình Dương? ?? là công trình nghiên cứu của bản thân với sự hướng dẫn của. .. văn ? ?Giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại tỉnh Bình Dương? ?? trước hết xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của

Ngày đăng: 29/11/2017, 16:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan