1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật việt nam từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại thành phố hồ chí minh tt

27 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 297,47 KB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ THU PHƯƠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN X

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ THU PHƯƠNG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN

DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 938 01 07

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2019

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội – Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Bùi Anh Thủy

Phản biện 1: GS.TS Lê Hồng Hạnh

Phản biện 2: PGS.TS Lê Thị Châu

Phản biện 3: TS Bùi Ngọc Cường

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại

vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội

- Học viện Khoa học Xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Cùng với sự phát triển trên thì các vụ án lao động tại thành phố

Hồ Chí Minh cũng vì vậy mà luôn lớn về số lượng và phức tạp về nội dung

Thực tế cho thấy Tòa án nhân dân hai cấp tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn gặp không ít khó khăn và vướng mắc trong thực tiễn xét xử loại án này nên hiệu quả xét xử vẫn chưa được như mong muốn Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là loại tranh chấp phức tạp Các quy định của

Bộ luật Lao động 2012 (có hiệu lực từ 01/5/2013) đã góp phần rất lớn trong việc điều chỉnh quan hệ lao động nhưng vẫn còn tồn tại một số bất cập trong khi tính phức tạp của tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động lại có xu hướng gia tăng Sự không thống nhất về phương án giải quyết tranh chấp giữa những người tiến hành tố tụng trong quan điểm giải quyết, đánh giá chứng cứ đã dẫn đến kết quả giải quyết tranh chấp khác nhau, bản án bị huỷ, sửa do vi phạm tố tụng vẫn còn tồn tại [95]

Từ những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ của pháp luật quốc tế và các nước trên thế giới để đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này là

rất cần thiết Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp

về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam

từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh”

làm đề tài Luận án Tiến sĩ Luật học

Trang 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Luận án làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về đơn phương và giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp tại thành phố Hồ Chí Minh để đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật về đơn phương và giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:

Thứ nhất, quy định pháp luật lao động của Việt Nam về nội

dung (căn cứ, thủ tục và hậu quả pháp lý) của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và thủ tục tố tụng dân sự để giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Tòa án nhân dân

Thứ hai, thực tiễn giải quyết các tranh chấp đơn phương chấm

dứt hợp đồng lao động của Tòa án nhân dân hai cấp tại thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án

Tác giả chỉ nghiên cứu pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (căn cứ, thủ tục và hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động) và giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân Việc đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp này được thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (từ thực tiễn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án nhân dân hai cấp tại thành phố Hồ Chí Minh (cấp huyện và cấp tỉnh) theo thủ tục tố tụng dân sự)

Luận án chỉ xem xét đối với quy định về quyền đơn phương

Trang 5

chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động là cá nhân, pháp nhân Việt Nam (không nghiên cứu trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài giao kết hợp đồng lao động theo pháp luật nước ngoài nhưng làm việc trên lãnh thổ Việt Nam)

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận của luận án

Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là Chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

4.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp diễn giải và phương pháp so sánh

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về

lý luận và các vấn đề pháp lý về đơn phương và giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể là:

Thứ nhất, luận án tiếp tục hoàn thiện và phát triển cơ sở lý luận

của pháp luật về giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân

Thứ hai, luận án đánh giá một cách toàn diện và hệ thống về

thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành về đơn phương và giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân để từ đó chỉ ra những vấn đề còn vướng mắc và bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành

Thứ ba, luận án đưa ra phương hướng và đề xuất các kiến nghị

Trang 6

cụ thể để hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về đơn phương và giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân từ kinh nghiệm xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp tại thành phố Hồ Chí Minh

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về phương diện lý luận, Luận án góp phần củng cố và hoàn

thiện cơ sở lý luận về đơn phương và giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam

Về phương diện thực tiễn, luận án góp phần nâng cao hơn nữa

hiệu quả thực hiện hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của các bên trong quan hệ lao động cũng như hiệu quả giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và quản lý của

cơ quan quản lý nhà nước về lao động

7 Kết cấu của của luận án

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 Chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

của đề tài

Chương 2 Những vấn đề lý luận về pháp luật đơn phương

chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân

Chương 3 Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật

giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Tòa án nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh

Chương 4 Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đơn

phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân

Trang 7

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, giải quyết tranh chấp giải quyết tranh chấp

(“GQTC”) đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (“HĐLĐ”)

không phải là một đề tài mới và từ lâu đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều tác giả với quy mô và mức độ khác nhau Trong đó, có thể kể đến có các công trình nổi bật sau: về khái niệm đơn phương chấm dứt

HĐLĐ, về căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, về trình tự, thủ tục

đơn phương chấm dứt HĐLĐ, về hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt HĐLĐ, về thủ tục GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ, về giải pháp hoàn thiện pháp luật GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ Các công trình nghiên cứu về đơn phương chấm dứt HĐLĐ cho rằng pháp luật lao động Việt Nam có nhiều bất cập và từ đó đưa

ra các định hướng hoàn thiện pháp luật xoay quanh các nội dung: hoàn thiện định hướng chung về pháp luật lao động, hoàn thiện các quy định cụ thể về tố tụng lao động và hoàn thiện về các quy định cụ

thể trong BLLĐ

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở nước ngoài, vấn đề GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng được nghiên cứu ở các khía cạnh và cấp độ khác nhau trong những công trình nghiên cứu tổng hợp như: Năm 2003, tác giả

A.C.L Davies đã xuất bản sách “Perspectives on Labour law”; Năm

Trang 8

2004, tác giả Catherine Barnard, Simon Deakin and Gillians Morris, Oxford and Portland Oregon xuất bản sách The Future of Labour law”; đặc biệt, năm 2006, tác giả John D R Craig và S Michael Lynk xuất bản sách “Globalization and the future of labour law”…

1.1.3 Đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài

Thứ nhất, nhiều công trình đã làm rõ được một số vấn đề lý

luận về khái niệm và đặc điểm của pháp luật đơn phương và GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng vẫn còn bỏ ngỏ phần lý luận về nội dung pháp luật điều chỉnh về vấn đề này

Thứ hai, các nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật đơn

phương chấm dứt HĐLĐ (áp dụng căn cứ, trình tự, thủ tục, hậu quả pháp lý) được quan tâm rất nhiều nhưng phần thực tiễn áp dụng pháp luật GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại TAND (thẩm quyền, thời hiệu, trình tự, thủ tục) còn rất hạn chế

Thứ ba, về giải pháp hoàn thiện pháp luật về đơn phương và

giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ, một số công trình đã đưa ra các kiến nghị cụ thể trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật cũng như thực tế áp dụng

1.1.4 Những vấn đề được tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Thứ nhất, luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận về GQTC đơn

phương chấm dứt HĐLĐ như một số khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và nội dung điều chỉnh pháp luật về đơn phương và GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Thứ hai, luận án lấy thực tiễn GQTC đơn phương chấm dứt

HĐLĐ tại TP HCM để đánh giá hiệu quả điều chỉnh của BLTTDS hiện hành khi GQTC lao động và có cần thiết phải ban hành luật riêng để điều chỉnh về loại tranh chấp này không?

Trang 9

Thứ ba, luận án tổng kết các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

xét xử để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả giải quyết những vụ án này trong thực tiễn hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam

1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài

Thứ nhất, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về

vai trò của Nhà nước về mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với việc bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân (quyền của các bên tranh chấp), giữa pháp luật và kinh tế, giữa cái chung và cái riêng, giữa ý thức xã hội và các tồn tại xã hội, về quyền tự do kinh doanh

Thứ hai, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam

và pháp luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thứ ba, lý thuyết về quyền bình đẳng trước pháp luật

Thứ tư, lý thuyết về quyền tiếp cận công lý của công dân và

vai trò của tòa án trong GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Thứ năm, lý thuyết về sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các

bên trong QHLĐ, từ khi giao kết HĐLĐ đến khi chấm dứt HĐLĐ và GQTC

Thứ sáu, lý thuyết về giới hạn quyền tự do của các bên trong

QHLĐ

1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và kết quả nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Đặc trưng của tranh chấp đơn

phương chấm dứt HĐLĐ và các yêu cầu đối với việc GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói chung và GQTC tại TAND nói riêng?

Trang 10

Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Vai trò của việc GQTC đơn

phương chấm dứt HĐLĐ đối với sự ổn định sản xuất, ổn định xã hội

và phát triển kinh tế là gì?

Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Nội dung của pháp luật về đơn

phương chấm dứt HĐLĐ và GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ gồm những vấn đề gì?

Câu hỏi nghiên cứu thứ tư: Thực trạng quy định pháp luật về

GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ và thực tiễn thực hiện tại TP HCM có gì bất cập? Nguyên nhân của những bất cập đó?

Câu hỏi nghiên cứu thứ năm: Việc hoàn thiện pháp luật về

GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ cần đảm bảo các yêu cầu, định hướng nào?

Câu hỏi nghiên cứu thứ sáu: Cần có các kiến nghị hoàn thiện

pháp luật và giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ nào tại TAND từ kinh nghiệm của TAND hai cấp tại TP HCM?

1.2.2 Hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu

Tác giả tiếp cận đề tài từ góc độ Luật học và góc độ thực (pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng)

Kết luận Chương 1

Qua nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề có liên quan đến đề tài của luận án, có thể thấy rằng GQTC đơn phương chấm dứt HĐLĐ không phải là một đề tài mới và từ lâu

đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều tác giả với quy mô và mức độ khác nhau Tuy nhiên, để nhìn nhận và đánh giá pháp luật Việt Nam

về vấn đề này từ thực tiễn xét xử của TAND thì là đề tài mới chưa được khai thác

Trang 11

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

2.1 Những vấn đề lý luận về pháp luật đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

2.1.1 Khái niệm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Theo Điều 15 BLLĐ 2012, HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ

và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ thực chất là hành vi thể hiện ý chí của một chủ thể không muốn tiếp tục thực hiện HĐLĐ, “có thể” làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên theo HĐLĐ trước thời hạn mà không phụ thuộc vào ý chí của bên kia

2.1.2 Đặc điểm của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Gồm các đặc điểm sau: Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là quyền

của chủ thể trong QHLĐ; đơn phương chấm dứt HĐLĐ là hành vi xuất phát từ ý chí của một bên chủ thể; hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ có thể làm HĐLĐ chấm dứt hiệu lực pháp lý trước thời hạn hoặc trước khi công việc theo HĐLĐ được hoàn thành; đơn phương chấm dứt HĐLĐ có hệ quả pháp lý đa dạng…

2.1.3 Ý nghĩa của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Đối với NSDLĐ, quyền này góp phần loại bỏ những tiêu cực

trong quá trình sử dụng lao động, tạo cơ hội để NSDLĐ tuyển dụng được nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của mình

Trang 12

Đối với NLĐ, quyền này tạo cơ hội để họ có thể tìm được công

việc và NSDLĐ phù hợp với mình hơn, giúp thực hiện quyền tự do lao động của NLĐ

Đối với Nhà nước, khi điều chỉnh việc đơn phương chấm dứt

HÐLÐ, pháp luật bảo vệ và định hướng cho sự phát triển của các quan hệ này theo ý chí chủ quan của Nhà nước, tạo khung pháp lý để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đơn phương chấm dứt HÐLÐ

về phương diện kinh tế, xã hội

2.1.4 Nội dung pháp luật điều chỉnh về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

2.1.4.1 Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ, gồm: Điều

kiện lao động không đúng với HĐLĐ (bố trí công việc, địa điểm và điều kiện làm việc…); NLĐ không được trả lương đầy đủ và đúng thời hạn; và, NLĐ tuy có sự phụ thuộc về pháp lý vào NSDLĐ nhưng NSDLĐ không có quyền ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm

ép buộc NLĐ làm công việc trái với mong muốn của họ

Căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ gồm:

Nguyên nhân đơn phương chấm dứt HĐLĐ xuất phát từ phía NLĐ; Nguyên nhân đơn phương chấm dứt HĐLĐ xuất phát từ phía NSDLĐ; Nguyên nhân đơn phương chấm dứt HĐLĐ xuất phát từ khách quan

Lý do khách quan có thể kể đến gồm: thiên tai, hỏa hoạn hoặc

2.1.4.2 Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, thì với NSDLĐ,

khoảng thời gian báo trước này giúp họ sắp xếp hoặc tìm kiếm nhân

Trang 13

sự thay thế cũng như chuẩn bị các khoản chi phí để chi trả cho NLĐ (nếu có)

Khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, thì với NLĐ,

khoảng thời gian báo trước này giúp họ lên kế hoạch tìm kiếm công việc mới phù hợp với khả năng của mình, tránh sự xáo trộn về thu nhập ảnh hưởng đến đời sống của họ và gia đình Thời hạn báo trước của NSDLĐ phải đảm bảo tính hợp lý (Điều 11 Công ước 158) Pháp luật các quốc gia khác nhau quy định về vấn đề này rất khác nhau

2.1.4.3 Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Hậu quả pháp lý phát sinh từ hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật hoặc trái pháp luật là khác nhau Với trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật, việc giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên nhanh chóng và thuận lợi, ít xảy ra tranh chấp, khiếu kiện Ngược lại, trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thường xảy ra tranh chấp, khiếu kiện

2.2 Những vấn đề lý luận về pháp luật giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Tòa án nhân dân

2.2.1 Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

2.2.1.1 Khái niệm tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ

Tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ được hiểu là mâu thuẫn, đối kháng xảy ra giữa NLĐ và NSDLĐ khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ Tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ thực chất là tranh chấp về lợi ích giữa các bên trong QHLĐ

Ngày đăng: 11/11/2019, 16:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w