Về thực tiễn Giải pháp quản lý và sử dụng đất gắn với các LUT, kiểu sử dụng đất linhhoạt theo 3 cấp độ không chỉ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tácquản lý Nhà nước về đất
Trang 1BÙI THANH HẢI
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 62.85.01.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS.TS ĐẶNG VĂN MINH
2 TS NGUYỄN VĂN TOÀN
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì côngtrình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõnguồn gốc
Tác giả luận án
Bùi Thanh Hải
Trang 4Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm - Đại học TháiNguyên, phòng Đào tạo, khoa Quản lý tài nguyên đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất
và tinh thần để tôi hoàn thành nghiên cứu của mình
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Văn phòngUBND tỉnh Thái Nguyên, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi và cónhững ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện luận án
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đãđộng viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện luận
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4 Những đóng góp mới của luận án 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
1.1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý, sử dụng đất lúa hiệu quả 5
1.1.1 Một số khái niệm về đất, đất đai, loại sử dụng đất và đất trồng lúa 5
1.1.2 Quản lý Nhà nước đối với đất lúa 8
1.1.3 Sử dụng đất lúa hiệu quả và tiêu chí đánh giá sử dụng đất lúa hiệu quả 9
1.1.4 Những vấn đề thực tiễn trong quản lý và sử dụng đất lúa tại Việt Nam liên quan đến an ninh lương thực 12
1.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam .16
1.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất sản xuất lúa gạo trên thế giới 16
1.2.2 Tình hình quản lý đất đai và và sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 20
1.3 Những nghiên cứu về đánh giá chất lượng đất đai trồng lúa và khả năng thích hợp của đất đai với trồng lúa ở trong và ngoài nước 24
1.4 Những nghiên cứu về giải pháp, chính sách quản lý và sử dụng hiệu quả đất lúa ở trong và ngoài nước 30
1.5 Tình hình nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 33
1.6 Nhận xét từ tổng quan và hướng nghiên cứu của đề tài luận án 35
Trang 6Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 37
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 37
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 37
2.2 Nội dung nghiên cứu 37
2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội liên quan đến quản lý và sử dụng đất lúa ở huyện Phú Bình 37
2.2.2 Nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại huyện Phú Bình 37
2.2.3 Nghiên cứu đánh giá chất lượng đất đai và khả năng thích hợp của đất đai với trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình 38
2.2.4 Đề xuất một số giải pháp về quản lý và sử dụng đất lúa hiệu quả đến năm 2020 38
2.3 Phương pháp nghiên cứu 38
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp 38
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp dựa vào bộ câu hỏi đã soạn sẵn 41
2.3.3 Phương pháp điều tra, chỉnh lý bản đồ đất 41
2.3.4 Phương pháp lẫy mẫu đất phân tích phục vụ xây dựng bản đồ độ phì nhiêu đất trồng lúa 42
2.3.5 Phương pháp phân tích mẫu đất 42
2.3.6 Phương pháp đánh giá đất 43
2.3.7 Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất lúa 43
2.3.8 Phương pháp xây dựng bản đồ 47
2.3.9 Phương pháp xử lý số liệu, phân tích, so sánh 49
2.3.10 Phương pháp chuyên gia Error! Bookmark not defined Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Bình có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất lúa 50
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 50
Trang 73.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 54
3.1.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Phú Bình 59
3.2 Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình .60
3.2.1 Tình hình quản lý đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình 60
3.2.2 Tình hình sử dụng đất trồng lúa và hiệu quả của sản xuất lúa trên địa bàn huyện Phú Bình 63
3.2.3 Một số tồn tại trong quản lý và sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình 90
3.2.4 Nhận xét chung 96
3.3 Chất lượng đất đai trồng lúa và khả năng thích hợp của nó với trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình 97
3.3.1 Các loại đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình 97
3.3.2 Chất lượng của đất đai trồng lúa trên địa bàn huyện Phú bình 104
3.3.3 Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây lúa trên địa bàn huyện Phú Bình 107
3.3.4 Nhận xét chung 111
3.4 Một số giải pháp quản lý và sử dụng đất lúa hiệu quả 112
3.4.1 Quan điểm và tiêu chí trong định hướng quản lý sử dụng đất lúa huyện Phú Bình 112
3.4.2 Giải pháp định hướng quản lý và sử dụng đất lúa huyện Phú Bình đến năm 2020 113
3.4.3 Một số giải pháp về quản lý Nhà nước đối với đất lúa 118
3.4.4 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa trên địa bàn Phú Bình 120
3.4.5 Hoàn thiện hệ thống tưới và tiêu thoát nước phục vụ canh tác lúa hiệu quả 122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 123
1 Kết luận 123
2 Kiến nghị 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
Trang 9DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
5 BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
6 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Thống kê diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa giai
đoạn 2000-2014 của toàn thế giới 18Bảng 1.2 Thống kê diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng lúa của 10
nước đứng đầu thế giới về gieo trồng lúa từ năm 2000 đến 2014 19Bảng 1.3 Diện tích đất canh tác lúa, diện tích gieo trồng và năng suất, sản
lượng lúa giai đoạn 2000-2016 cả nước 23Bảng 1.4 Yêu cầu khí hậu của lúa được tưới 25Bảng 1.5 Yêu cầu đất và địa hình của lúa được tưới 26Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả lựa chọn các xã để điều tra, khảo sát thu thập
thông tin theo tiểu vùng của huyện Phú Bình năm 2013 40Bảng 2.2 Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu sử
dụng đất trên địa bàn huyện Phú Bình 44Bảng 2.3 Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất và
kiểu sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện Phú Bình 45Bảng 2.4 Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất
lúa trên địa bàn huyện Phú Bình 46Bảng 3.1 Dân số của huyện Phú Bình giai đoạn 2002 và 2015 56Bảng 3.2 Tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý đất đai trên địa bàn huyện
Phú Bình 63Bảng 3.3 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa huyện Phú Bình năm
2013 phân theo các tiểu vùng kinh tế 64Bảng 3.4 Biến động sử dụng đất trồng lúa huyện Phú Bình giai đoạn
2002-2013 chia theo tiểu vùng 65Bảng 3.5 Tổng hợp diện tích các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất lúa
huyện Phú Bình năm 2014 67Bảng 3.6 Tổng hợp diện tích các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa tại
tiểu vùng 1 huyện Phú Bình năm 2014 69Bảng 3.7 Tổng hợp diện tích các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa tại
tiểu vùng 2 huyện Phú Bình năm 2014 70Bảng 3.8 Tổng hợp diện tích các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa tại
tiểu vùng 3 huyện Phú Bình năm 2014 71Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa
tại tiểu vùng 1 73
Trang 11Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa tại
tiểu vùng 2 75Bảng 3.11 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng và kiểu sử dụng đất
lúa tại tiểu vùng 3 76Bảng 3.12 Hiệu quả xã hội của các loại và kiểu sử dụng đất lúa tiểu vùng 1
78Bảng 3.13 Hiệu quả xã hội của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa tại
tiểu vùng 2 79Bảng 3.14 Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng và kiểu sử dụng đất
lúa tại TV3 80Bảng 3.15 Hiện trạng một số tính chất của đất sử dụng cho các loại sử
dụng trồng lúa tại tiểu vùng 1 82Bảng 3.16 Hiện trạng một số tính chất của đất sử dụng cho các loại sử
dụng trồng lúa tại tiểu vùng 2 82Bảng 3.17 Hiện trạng một số tính chất của đất sử dụng cho các loại sử
dụng trồng lúa tại tiểu vùng 3 83Bảng 3.18 Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng của đất dưới các
loại sử dụng đất lúa trên địa bàn huyện Phú Bình 83Bảng 3.19 Tổng hợp mức bón phân tại các tiểu vùng so với khuyến cáo
cho từng loại cây trồng loại hình sử dụng đất huyện Phú Bình,Thái Nguyên 85Bảng 3.20 Tổng hợp liều lượng sử dụng thuốc BVTV cho các cây trồng
của các LUT trồng lúa so với khuyến cáo tại huyện Phú Bình 86Bảng 3.21 Hiệu quả tổng hợp của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa
của tiểu vùng 1 huyện Phú Bình 87Bảng 3.22 Hiệu quả tổng hợp của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa
của tiểu vùng 2 huyện Phú Bình 88Bảng 3.23 Hiệu quả tổng hợp của các loại sử dụng và kiểu sử dụng đất lúa
của tiểu vùng 3 huyện Phú Bình 89Bảng 3.24 Các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất được lựa chọn đề xuất
phát triển trên địa bàn huyện Phú Bình 90Bảng 3.25 Tổng hợp các trường hợp làm nhà trên đất lúa chia theo tiểu
vùng và toàn huyện Phú Bình 91Bảng 3.26 Tình hình hiểu biết về Nghị định 42/2012/NĐ-CP trong Quản
lý đất lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia 92
Trang 12Bảng 3.27 Tình hình sử dụng đất lúa của nông hộ trên địa bàn huyện Phú
Bình 94Bảng 3.28 Mức độ tiếp cận về vốn, kỹ thuật, giống lúa và nước tưới của
người trồng lúa 96Bảng 3.29 Thống kê diện tích các nhóm đất, loại đất của huyện Phú Bình
98Bảng 3.30 Tổng hợp các yếu tố, chỉ tiêu và ngưỡng phân cấp phục vụ xây
dựng bản đồ đơn vị đất đai trồng lúa 105Bảng 3.31 Tổng hợp đặc tính của các đơn vị đất đai trồng lúa 106Bảng 3.32 Yêu cầu sử dụng đất đai của các loại sử dụng đất lúa 108Bảng 3.33 Tổng hợp diện tích đất theo mức độ thích hợp với loại hình sản
xuất chuyên lúa 109Bảng 3.34 Tổng hợp diện tích đất theo các mức độ thích hợp với loại sản
xuất 2 vụ lúa và một vụ màu 110Bảng 3.35 Tổng hợp diện tích đất theo các mức độ thích hợp với loại sản
xuất vụ lúa mùa và một vụ màu 111Bảng 3.36 Định hướng quản lý và sử dụng đất lúa huyện Phú Bình đến
năm 2020 theo các mức độ khác nhau 113Bảng 3.37 Định hướng quản lý và sử dụng nghiêm ngặt đất lúa huyện Phú
Bình theo 3 tiểu vùng 115Bảng 3.38 Định hướng quản lý và sử dụng linh hoạt đất lúa huyện Phú
Bình theo 3 tiểu vùng 116Bảng 3.39 Định hướng chuyển đổi đất lúa theo các tiểu vùng sang trồng
ngô và đậu tương 118
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Biểu đồ nhiệt độ trung bình các tháng của 10 năm (2003-2013) tại
trạm Khí tượng Thành phố Thái Nguyên 52Hình 3.2 Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng của 10 năm (2003-2013) 53Hình 3.3 Cơ cấu kinh tế của huyện Phú Bình thời kỳ 2010-2015 55Hình 3.4 Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2010-2015
56Hình 3.5 Biến động năng suất lúa trung bình (tạ/ha) của từng tiểu vùng và
toàn huyện Phú Bình giai đoạn 2009-2013 65
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có diện tích gieo trồng lúa xếp thứ 3 trong số 10 nước gieo trồng lúanhiều nhất trên thế giới Tính từ 1961 đến 2016 diện tích gieo trồng lúa tăng từ 4,744triệu ha lên 7,7916 triệu ha, tăng 1,54 lần Năng suất lúa tăng 1,9 tấn lên 5,6tấn/ha/vụ, tăng 2,9 lần và sản lượng tăng từ 8,997 triệu tấn (1965) lên 43,619 triệutấn (2016), tương ứng 4,8 lần So với bình quân chung của thế giới về số lần tăng vềdiện tích gieo trồng tương đương 1,54 lần/1,5 lần Năng suất lúa gia tăng lớn hơnnhiều (2,9 lần/2,1 lần) và sản lượng cũng gia tăng cao hơn (4,8 lần/3,14 lần) ViệtNam chấm dứt tình trạng thiếu lương thực trong gần 25 năm, năm cao nhất là năm
1974 thiếu hụt 1,26 triệu tấn lương thực (Trần Văn Đạt, 2010) [75] Từ năm 1990nước ta lại tiếp tục xuất khẩu gạo sau một thời gian gián đoạn do chiến tranh và từnăm 2010 đến nay đều xuất khẩu trên 6 triệu tấn/năm, đưa nước ta trở thành nướcxuất gạo lớn thứ 2 trên thế giới trong nhiều năm (FAO STAT, 2017) [95], (Viện Quyhoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2017) [65] Tuy nhiên từ năm 2000 đến năm 2010diện tích đất lúa đã giảm từ 4.468 nghìn ha xuống còn 4.165 nghìn ha, giảm 303nghìn ha, trung bình mỗi năm giảm 30,3 nghìn ha Tình trạng giảm diện tích đất lúanhiều trong giai đoạn này không những chỉ do chuyển đổi mục đích sang trồng câytrồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn mà còn do chuyển đổi mục đích khác nhưphát triển đô thị, khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật phục vụ công nghiệp hoá và hiệnđại hoá đất nước Tình trạng chuyển đổi sử dụng đất lúa sang các cây trồng lâu năm,cây hàng năm hoặc nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục diễn ra do cán cân cung cầu lúa gạothế giới luôn thay đổi kéo theo sự thay đổi giá lúa gạo trong nước giảm thấp và có xuhướng không ổn định Giá vật tư bao gồm cả phân bón, hoá chất bảo vệ, chi phí laođộng ngày càng gia tăng nhưng giá bán lúa gạo không tăng hoặc tăng không đáng kểdẫn đến hiệu quả sản xuất lúa thấp, lợi nhuận không đáng kể, thậm chí không có lãi.Những vấn đề nêu trên đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ để vừa quản lý đượcđất sản xuất lúa - loại tài sản đã được nhiều nhà khoa học cho là “vàng” không chỉcho thế hệ hiện tại mà còn cho muôn đời con cháu trong tương lai Mặt khác cần cónhững chính sách để đảm bảo lợi ích của người trồng lúa, gia tăng thu nhập để họ cóthể yên tâm giữ đất lúa, thâm canh và sản xuất lúa có hiệu quả, góp phần đảm bảo anninh lương thực quốc gia và là nền tảng ổn định xã hội và phát triển kinh tế bềnvững đất nước
Trang 15Để giải quyết bài toán nêu trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý đất lúa [19], và được thay thế bằng Nghị định số35/2015/NĐ-CP ngày 26/3/2015 [20] Tiếp theo đó hàng loạt các Nghị định, Quyếtđịnh, Thông tư được ban hành nhằm quản lý 3,8 triệu ha đất lúa theo hướng linh hoạt
và đảm bảo người trồng lúa tại những vùng sản xuất lúa hàng hoá phải có lãi ít nhất30% Mức độ quản lý từ nghiêm ngặt sang quản lý linh hoạt thể hiện sự linh hoạttrong quản lý đất lúa, điều tiết hiệu quả sản xuất lúa đem lại lợi ích cho người trồnglúa thông qua điều chỉnh diện tích gieo trồng lúa theo tín hiệu cung cầu của thịtrường, khi nhu cầu lúa gạo thấp cho phép chuyển đổi sang trồng cây hàng năm khác
có hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng khi cầu thóc gạo tăng có thể tái trồng lúa trở lại
Và để quản lý được đất trồng lúa đòi hỏi với những diện tích chuyển đổi sang trồnglúa vẫn phải thống kê là đất trồng lúa Để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả sửdụng đất lúa, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2013) [66] đã trình Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt dự án “Chuyển đổi 262,1 nghìn ha gieotrồng lúa sang trồng cây hàng năm khác như ngô, đậu tương, thức ăn chăn nuôi hoặcnuôi trồng thuỷ sản tuỳ điều kiện sinh thái của vùng giai đoạn 2014-2016” Trong đóvùng Trung du miền núi Bắc bộ được xác định là cần chuyển 100,3 nghìn ha, riêngThái Nguyên có diện tích cần chuyển rất lớn với 12,5 nghìn ha
Huyện Phú Bình là huyện Trung du của tỉnh Thái Nguyên nhưng là trọngđiểm trồng lúa của tỉnh, năm 2013 diện tích đất lúa có 7595 ha Tuy nhiên, cũngnhư nhiều địa phương khác của cả nước, tình trạng lấy đất canh tác lúa chuyển sangcác mục đích như phát triển khu công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng vẫn đangdiễn ra Đặc biệt là việc chuyển đổi sử dụng đất lúa sang trồng cây khác có hiệu quảkinh tế cao vẫn diễn ra mạnh Từ năm 2000 đến nay, diện tích lúa của huyện đãgiảm 1000 ha, không kể diện tích người dân tự ý chuyển đổi sang trồng cây khác cóhiệu quả kinh tế cao hơn, gây khó khăn cho công tác quản lý Do vậy, để vừa giữđược đất trồng lúa theo hướng quy hoạch đảm bảo an ninh lương thực, vừa phảichuyển một phần diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác có hiệuquả kinh tế cao nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực đòi hỏi phải có những giảipháp đồng bộ, có căn cứ khoa học dựa trên một nghiên cứu toàn diện về đất trồnglúa của huyện bao gồm từ đánh giá hiện trạng đất trồng lúa, chất lượng đất đang
Trang 16trồng lúa; hiệu quả của các loại sử dụng đất trồng lúa, tình hình quản lý Nhà nước
về đất trồng lúa Để góp phần giải quyết được những vấn đề nêu trên, đề tài
“Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” vừa có cơ sở khoa học, vừa có ý nghĩa thực
- Đề xuất được giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Về khoa học
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng đấtlúa linh hoạt, hiệu quả trên địa bàn một huyện vùng bán sơn địa và các huyện cóđiều kiện tương tự
3.2 Về thực tiễn
Giải pháp quản lý và sử dụng đất gắn với các LUT, kiểu sử dụng đất linhhoạt theo 3 cấp độ không chỉ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tácquản lý Nhà nước về đất đai trồng lúa mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngđất trồng lúa, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm lợi ích của người trồng lúa
4 Những đóng góp mới của luận án
- Giải pháp quản lý, sử dụng đất gắn với LUT, kiểu sử dụng đất lúa hiệu quả,
linh hoạt theo 3 cấp độ nghiêm ngặt, linh hoạt và cho phép chuyển đổi ngay dựa
Trang 17trên chất lượng đất đai và khả năng thích hợp với cây lúa phù hợp với sự thay đổicung cầu lúa gạo
- Xây dựng được bộ dữ liệu đất đai trồng lúa huyện Phú Bình bao gồm cả dữ
liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về chất lượng đất đai và khả năng thích hợpđối với trồng lúa làm cơ sở khoa học cho việc quản lý, sử dụng hiệu quả và cácnghiên cứu có liên quan
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý, sử dụng đất lúa hiệu quả
1.1.1 Một số khái niệm về đất, đất đai, loại sử dụng đất và đất trồng lúa
Khái niệm về đất (Soils): thuật ngữ đất được Đô-cu-trai-ép (1886) đưa ra vàđược nhiều nhà khoa học chấp nhận là “Đất là một thể tự nhiên” được hình thành dotác động tổng hợp của 5 yếu tố: khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa hình và tuổi địa phương
Về sau cũng chính tác giả đã bổ sung thêm một yếu tố nữa là tác động của con người.Theo Wiliam, đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra những sảnphẩm của cây trồng Ông cũng là người đưa ra khái niệm về độ phì đất là khả năngcung cấp cho cây trồng nước, thức ăn, khoáng chất và các yếu tố cần thiết khác (nhưkhông khí, nhiệt độ ) để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường (Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn “Tập 1: Cẩm nang sử dụng đất”, 2009) [5]
Đất đai (land): Theo Brinkman và Smyth (1973) [74], FAO (1976) [77] thì đấtđai phải được nhìn nhận dưới góc độ là vật mang của các hệ sinh thái (carrier) Theoquan điểm này đất đai được định nghĩa như sau: Một vạt đất xác định về mặt địa lý làdiện tích của bề mặt trái đất với các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi cótính chu kỳ có thể dự đoán được của lớp đệm bên trên, bên trong và bên dưới nó nhưlà: khí hậu, đất (soils), điều kiện địa chất, điều kiện thủy văn, thực vật và động vật,những kết quả hoạt động hiện nay và quá khứ Ở chừng mực có thể xác định đượcnhững thuộc tính có ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng đất đó của con ngườitrước mắt cũng như lâu dài Một khoanh đất biểu thị tổng hợp các yếu tố nói trênchính là một đơn vị sinh thái cơ sở hay còn gọi là một đơn vị đất đai (FAO,1976) và
nó có một mức độ thích hợp với loại sử dụng đất, trong mức thích hợp đó vẫn cónhững thuộc tính hạn chế Các thuộc tính nói trên phản ánh chất lượng đất đai của vạtđất ấy Chất lượng đất đai của một nhân tố sinh thái, nghĩa là không chỉ dừng lại ởlớp đất mặt (Soils) mà còn phải xem xét các thuộc tính khác có liên quan đến sinhtrưởng và phát triển của cây trồng hay vật nuôi Các thuộc tính này bao gồm: các yếu
tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa; các yếu tố thuộc về đặc tính của đất (Soils) nhưloại đất, thành phần cơ giới, độ phì, độ dộc, nước tưới, tiêu nước
Trần An Phong (1996) [37], Nguyễn Thế Đặng và cs (2003) [28] cho rằngkhái niệm đất đai trong đánh giá đất của FAO rộng hơn khái niệm thổ nhưỡng(soils) Theo Nguyễn Văn Toàn (2003) [54], sự khác nhau giữa chất lượng đất đai
Trang 19(Land Qualities) với chất lượng đất (Soil Qualities) là trong các thuộc tính của chấtlượng đất đai, ngoài các yếu tố nền là thổ nhưỡng còn có sự tham gia của các yếu tốkhí hậu, các yếu tố nước còn chất lượng đất chỉ bao gồm các yếu tố vật lý và hoáhọc Chính vì vậy, Vũ Năng Dũng, Nguyễn Văn Toàn (2005) [24] cho rằng, các bản
đồ đất tỉ lệ 1/50.000 đến 1/100.000 của các tỉnh phía Bắc được tiến hành vào nhữngnăm 1960 và các bản đồ đất của các tỉnh phía Nam sau năm 1975 mới chỉ phản ánhmột phần chất lượng đất với những chỉ tiêu đặc trưng như loại đất, địa hình (độdốc), tầng dày với những đất đồi núi, những đất đồng bằng là cấp địa hình tương đối
và độ dày lớp đất canh tác Do vậy để đánh giá chính xác chất lượng đất đai đòi hỏiphải đặt yếu tố đất trong mối quan hệ với các yếu tố khí hậu như: Nhiệt độ, lượngmưa, ánh sáng, điều kiện tưới và tiêu Tất cả các chỉ tiêu này đều được phân cấptheo các mức độ rất thích hợp, thích hợp, ít thích hợp và không thích hợp đối với mộtcây trồng cụ thể Việc phân cấp các chỉ tiêu theo ngưỡng mức độ thích hợp là thể hiệnchất lượng của chỉ tiêu đó đối với một cây trồng cụ thể cần đánh giá như lúa TheoFAO (1976) [77], do các khoanh đất đai có chứa đựng các thuộc tính khác nhau nêncần phải tách thành đơn vị đất đai và được thể hiện trên bản đồ FAO (1983) [78], chothấy tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực hoặc vùng nghiên cứu được thểhiện bằng bản đồ đơn vị đất đai
Theo Trần An Phong (1995) [37] do các khu đất đai có các tính chất riêngbiệt khác nhau thường được thể hiện bằng các đơn vị bản đồ đất đai (Land MappingUnits) Mỗi đơn vị bản đồ đất đai được khoanh định dựa vào tính đồng nhất của cácđiều kiện tự nhiên trong một khu vực địa lý nhất định Cũng theo Trần An Phong(1995), tính chất hay chất lượng đất đai là thuộc tính của đất đai có thể được đolường hoặc ước lượng được thí dụ như độ dốc, lượng mưa, khả năng tưới, ngập lụt
Tự thân từng tính chất đất đai riêng lẻ không có ý nghĩa với việc sử dụng đất Dovậy, để so sánh giữa đất đai và việc sử dụng đất đai thường được sử dụng chấtlượng đất đai (Land Qualities) Chất lượng đất đai là thuộc tính phức tạp của đất đai
có tác động đến khả năng thích hợp của đất đai đối với một loại sử dụng đất nào đó.Chất lượng đất đai thường được nhấn mạnh ở khía cạnh hạn chế
Hệ thống sử dụng đất: Hệ thống sử dụng đất là một loại sử dụng đất cụ thể
thực hiện trên một đơn vị đất đai và liên quan đến đầu tư, thu nhập và khả năng cảitạo (FAO, 1983) Sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp phản ánh các hoạt độngkhác nhau như các hệ thống (Land Use System - LUS) Những hệ thống sử dụng đấtnhư trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp… có mối quan hệ chặt
Trang 20chẽ với các yếu tố liên quan đến sản xuất như kỹ thuật công nghệ, điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội, tổ chức sản xuất, thị trường (Tôn Thất Chiểu và Đỗ ĐìnhThuận, 1998) [14]
Loại sử dụng đất đai chính: Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều
phương thức sử dụng (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998) [51]: Sử dụng trên
cơ sở sản xuất trực tiếp (làm đất canh tác để trồng trọt, làm đồng cỏ, trồng rừng lấygỗ ); Sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp (như làm bãi chăn thả, chuồng trại chănnuôi); Sử dụng vì mục đích bảo vệ (chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng sinh học,bảo vệ các loài quý hiếm) Các hình thức sử dụng đất vừa nêu được coi là loại sửdụng đất chính Ở thời kỳ bình minh của nhân loại, khi con người mới chỉ tạo ra sảnphẩm nông nghiệp bằng hình thức tra lỗ bỏ hạt hay thả rông gia súc trên đồng cỏ tự
nhiên, đó là các hình thức của loại sử dụng đất chính được gọi là "canh tác nhờ
nước mưa” Sau này khi thuỷ lợi được áp dụng, con người biết đưa nước từ sông hồ
vào đồng ruộng để canh tác lúa và hoa màu Loại sử dụng đất đai chính "nông
nghiệp có tưới" ra đời
Loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất đai (Land Use Type - LUT): Loại sử dụng
đất đai là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng với những phương thứcquản lý sản xuất trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định(Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998) [40]: Các thuộc tính loại sử dụng đất baogồm quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như kỹ thuật canh tác, sức kéotrong làm đất, đầu tư kỹ thuật và các đặc tính về kinh tế - xã hội như định hướng thịtrường, vốn, lao động, vấn đề sở hữu đất đai
Đất lúa: Theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP [19], thì đất lúa bao gồm những
đất có điều kiện phù hợp để có thể gieo trồng từ một vụ lúa nước trở lên trong mộtnăm, ngoại trừ đất trồng lúa nương Các loại sử dụng đất lúa được phân chia chi tiếtgồm: (i) Đất chuyên lúa 2 vụ: là đất hiện đang được trồng hoặc có đủ điều kiện trồng
từ 2 vụ lúa trở lên trong năm; (ii) Đất chuyên lúa 1 vụ: là đất chỉ trồng được 1 vụ lúatrong năm; (iii) Đất lúa - màu: là đất đang được trồng 1 vụ lúa và luân canh với 1 vụrau màu trở lên trong năm và (iv) Đất lúa - thuỷ sản: là đất đang được trồng một vụ lúatrong một năm và luân canh nuôi trồng thủy sản Theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 [9]: Đất lúa là đất ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụtrở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích khác được pháp luật cho phép nhưngtrồng lúa là chính Đất trồng lúa bao gồm: Đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúanước còn lại và đất lúa nương
Trang 211.1.2 Quản lý Nhà nước đối với đất lúa
Dẫn theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) [8], Quản lý Nhà nước về
đất đai có thể có nhiều nghĩa khác nhau tại các nước khác nhau Quản lý Nhà nước
về đất đai có thể đồng nghĩa với quản lý đất đai, tập trung vào cách thức Chính phủxây dựng và thực hiện các chính sách đất đai và quản lý đất đa i cho tất cả cácloại đất không phân biệt quyền sử dụng đất Cụ thể hơn, đây là quá trình Nhànước quản lý đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước và giao đất cho các mục đích sửdụng khác nhau
Cũng theo Bộ tài nguyên và môi trường (2012) [8], thì “Quản lý Nhà nước là
một thuật ngữ được sử dụng chủ yếu tại các nước mà đất đai thuộc sở hữu của Nhànước để mô tả cách thức Nhà nước quản lý và kiểm soát việc sử dụng đất Nhữngnước thừa nhận quyền sở hữu chủ yếu tư nhân về đất đai, nhiệm vụ của công tácquản lý đất đai của Chính phủ là giám sát việc sử dụng đất thông qua hệ thống quyhoạch sử dụng đất và hệ thống địa chính
Quản lý đất đai (Land management) bao gồm các quy trình để sử dụng tàinguyên đất có hiệu quả Đây chủ yếu là trách nhiệm của chủ sở hữu đất Chínhphủ cũng có mục tiêu tăng cường quản lý đất đai hiệu quả như là một phần của mụctiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội bền vững
Quản lý hành chính về đất đai (Land administration) liên quan đến việc xâydựng cơ chế quản lý quyền đối với đất đai và sử dụng đất, quá trình sửdụng đất và giá trị của đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ để thúc đẩy quản lýđất đai hiệu quả, bền vững và bảo đảm quyền về tài sản
Theo Terry (1988) [89], thì Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thểquản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục, có tổ chức, liên kết các thành viêntrong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất Thực chất củaquản lý là một quá trình bao gồm kế hoạch, tổ chức, vận hành, kiểm soát và thực hiện
để hoàn thành mục tiêu bằng cách sử dụng nhân lực và nguồn lực
Quản lý đất đai là quá trình lưu giữ và cập nhật những thông tin về sở hữu, giátrị, sử dụng đất và những thông tin khác liên quan đến đất (United Nations, 1996[90]) Theo Georgia (2001) [85], Engelke và Vancutsem (2012) [76], quản lý đất đai
là quá trình đảm bảo theo luật pháp cho việc sử dụng, phát triển quỹ đất, khai thác lợi
Trang 22nhuận thu được từ đất (thông qua thuế, cho thuê, bán) và giải quyết các tranh chấpliên quan đến đất đai.
Quản lý sử dụng đất là sự kết hợp của tất cả các công cụ và kỹ thuật được sửdụng bởi chính quyền để quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên đất Nội dung quản
lý sử dụng đất bao gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, luật pháp, quyền sử dụngđất, định giá đất và thông tin BĐS (Peter 2008) [88]; World Bank (2010) [94])
Đối tượng quản lý đất đai bao gồm cả đất công và đất tư với những nhiệm vụchính như: đo đạc đất đai, đăng ký đất đai, định giá đất đai, giám sát sử dụng, lưugiữ và cập nhật các thông tin đất đai, cung cấp các thông tin đất đai và giải quyếttranh chấp đất đai Quản lý sử dụng đất là quá trình quản lý sử dụng và phát triểnđất đai trong không gian theo định hướng và sự điều phối của chính sách đất đaihiện tại (Vancutsem, 2008 [91])
Quản lý sử dụng đất tập trung vào đất và cách thức sử dụng đất cho mục đíchsản xuất, bảo tồn và thẩm mỹ (Verheye, 2010 [93]) Theo Ferber (2009) [84], quản
lý sử dụng đất yêu cầu ra quyết định và được xác định bởi mục đích sử dụng nó(như cho sản xuất lương thực, nhà ở, giải trí, khai khoáng…); bởi bản chất và giá trịcủa đất Nếu như trước đây quản lý sử dụng đất tập trung chủ yếu vào đất nôngnghiệp thì ngày nay quản lý đất đai còn phải đối mặt với các vấn đề công nghiệphóa, đô thị hóa, bảo tồn, khai thác khoáng sản
Tại Việt Nam theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP [19], thì nội dung quản lýNhà nước đối với đất lúa ngoài việc tuân thủ các quy định về quản lý đối với đất đainói chung theo Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai sửa đổi năm 2013 bao gồm cácmặt như: Quản lý việc giao, cho thuê, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lạiquyền sử dụng đất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Điều tra, đánh giá, phân hạng,kiểm kê, thống kê đất; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Xác định giá đất để bồithường, hỗ trợ khi thu hồi đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất; vàQuản lý việc sử dụng, bảo vệ, cải tạo và phát triển quỹ đất lúa; Xây dựng và thựchiện các chính sách quản lý đất lúa
1.1.3 Sử dụng đất lúa hiệu quả và tiêu chí đánh giá sử dụng đất lúa hiệu quả
1.1.3.1 Sử dụng đất lúa hiệu quả
Trang 23Sử dụng đất lúa hiệu quả có thể coi là sử dụng đất lúa bền vững do các tiêuchí về sử dụng đất lúa nói riêng và đất nông nghiệp nói chung đều dựa trên 3 tiêuchí là bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường ngay từ khi có khái niệm về pháttriển bền vững Khái niệm về bền vững được Ủy ban quốc tế về môi trường và pháttriển (WCED) đưa ra lần đầu tiên vào năm 1987: “Phát triển bền vững là phát triển
để đáp ứng những nhu cầu của thế hệ này mà không làm tổn hại đến khả năng đápứng nhu cầu của thế hệ mai sau” (JUCN,UNEP, WWF, 1993) [32] Năm 2002, Hộinghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg(Cộng hòa Nam Phi) đã đưa ra khái niệm được coi là hoàn chỉnh hơn về phát triểnbền vững đó là: “Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý vàhài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển bao gồm: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội vàbảo vệ môi trường” Cục Bảo vệ môi trường coi đó là 3 trụ cột của sự phát triển bềnvững Theo Phan Huy Thông (2011) [50], cho rằng sử dụng đất nông nghiệp ở nước
ta cần hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội trên cơ sở đảm bảo anninh lương thực và hướng tới xuất khẩu
Từ những khái niệm trên đã được phát triển và cụ thể hoá cho từng lĩnh vựckhác nhau của nền kinh tế Theo đó, JUCN (2003) [86], đã đưa ra định nghĩa vềquản lý sử dụng đất bền vững có thể khái quát là "Quản lý sử dụng đất bền vữngbao gồm các quy trình công nghệ, chính sách và các hoạt động nhằm khái quát hoánhững nguyên lý cơ bản về kinh tế - xã hội và môi trường với mục tiêu đồng thời:
- Duy trì và nâng cao sản xuất và các dịch vụ (sản xuất);
- Giảm thiểu rủi ro cho sản xuất (an toàn);
- Bảo vệ tiềm năng các nguồn lợi tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa chấtlượng đất/nước (bảo vệ);
- Có khả năng thực thi được về mặt kinh tế (thực thi);
- Có thể chấp nhận được về mặt xã hội (chấp nhận)
Lê Văn Khoa, Lê Văn Đức (2015) [33], thì cho rằng quản lý đất bền vữngkhông thể chỉ là vấn đề công nghệ, kỹ thuật đơn thuần mà cần có sự kết hợp giữa kỹthuật, công nghệ, kinh tế, luật pháp, chủ trương chính sách, xã hội, nhân văn và môitrường Theo JUCN (2003) [86]; Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2006)[67] đã phát triển những nguyên tắc để các nhà quản lý, nhà kỹ thuật vận dụng tronglập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cần phải thay đổi nhận thức trong sử dụng đất,
Trang 24không vì mục tiêu kinh tế đơn thuần mà còn phải quan tâm đến mục tiêu xã hội và
bảo vệ môi trường
1.1.3.2 Tiêu chí đánh giá sử dụng đất lúa hiệu quả và bền vững
Để đánh giá tính hiệu quả của sản xuất lúa nói riêng và đất nông nghiệp nóichung, FAO (1995) [82], Beek và cs (1983) [73], cũng đã đưa ra một số tiêu chí đểđánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả bền vững là:
- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai
về số lượng và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp
- Cung cấp việc làm lâu dài, đủ thu nhập và các điều kiện sống
- Duy trì và tăng cường khả năng tái sản xuất các loại tài nguyên nôngnghiệp (đất, nước, cây trồng, động vật nuôi)
FAO (1995) [82] cũng đã đề xuất chương trình phát triển nông nghiệp, nôngthôn bền vững (SARD - Sustainable Agriculture Rural Development) - Phát triểnnông nghiệp, nông thôn bền vững với mục tiêu chính là thân thiện với tự nhiên vàtuân theo các quy luật tự nhiên
Theo quan điểm của Dumansky thì nền tảng của một nền nông nghiệp bềnvững là duy trì tiềm năng sản xuất sinh học, đặc biệt là duy trì chất lượng đất, nước
và tính đa dạng sinh học Nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo được 3 yêu cầu:(1) Quản lý đất bền vững; (2) Cải tiến công nghệ; (3) Nâng cao hiệu quả kinh tế.Trong đó quản lý đất bền vững được đặt lên hàng đầu (Viện Quy hoạch và Thiết kếnông nghiệp, 2006) [67] Theo Tôn Gia Huyên (2015) [31], cho dù có biến độngđến đâu thì con số 26 triệu ha bao gồm cả đất nuôi trồng thuỷ sản vẫn không nênthay đổi - Đó là chiếc “áo giáp” vững chắc cho một Việt Nam bền vững trong tươnglai Đây là nền tảng cốt lõi để phát triển đời sống vật chất và thành lập môi trườngsinh thái bền vững ở Việt Nam Với quan điểm này tác giả cho rằng cần phải quản
lý chặt quỹ đất nông nghiệp theo nghĩa rộng nhưng không đề cập đến quỹ đất lúa
mà hàm ý đã có đất lúa
Như vậy bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển bền vững cần phải có mộtchiến lược sử dụng đất nông nghiệp bền vững dựa trên những tiêu chí về sử dụngđất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng hiệu quả và bền vững baogồm: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường
Sử dụng đất bền vững là nhu cầu cấp bách của tất cả quốc gia trên thế giớitrong đó có Việt Nam Hiện tượng sa mạc hóa, lũ lụt, diện tích đất trống đồi núi trọc
Trang 25ngày càng gia tăng là do sử dụng đất đai không hợp lý Khái niệm bền vững đượcnhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước (FAO (1993) [81]; Trần An Phong(1995) [37]; Nguyễn Văn Toàn (2002, 2003, 2010) [53], [55], [57]; Phạm HoàngHải (2015) [29], nêu ra, chủ yếu hướng vào 3 khía cạnh sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thịtrường chấp nhận
- Bền vững về mặt môi trường: loại sử dụng đất phải bảo vệ được đất đai,ngăn chặn sự thoái hóa, bảo vệ được môi trường tự nhiên
- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo đời sống
Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất lúa tại Việt Nam cũng dựa vào nhữngnguyên tắc nói trên nghĩa là một loại sử dụng đất lúa được xác định là có hiệu quảhay bền vững phải thỏa mãn 3 tiêu chí gồm: bền vững về kinh tế, bền vững về xãhội và bền vững về môi trường Nguyễn Văn Toàn (2003) [55] khi thực hiệnchương trình “Điều tra đánh giá thích nghi đất lúa phục vụ chuyển đổi cơ cấu câytrồng vùng duyên hải Bắc Trung Bộ” đã đề xuất khái niệm đất lúa hiệu quả lànhững đất có khả năng tưới và tiêu chủ động, có thể sản xuất 2 vụ lúa chắc ăn, đấtkhông có hoặc có các yếu tố hạn chế nhưng ở mức độ nhẹ và là hạn chế chung củavùng, năng suất lúa cao và ổn định
1.1.4 Những vấn đề thực tiễn trong quản lý và sử dụng đất lúa tại Việt Nam liên quan đến an ninh lương thực
1.1.4.1 Vai trò của sản xuất lúa gạo đối với đời sống con người trên thế giới và Việt Nam
Sản xuất lúa gạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người, hiện trênThế giới có khoảng 3 tỉ người sử dụng gạo làm lương thực chính hàng ngày (TrầnVăn Đạt, 2010) [75], (Nguyễn Văn Bộ, 2016) [1] cho rằng lúa là cây lương thựcquan trọng bậc nhất, cung cấp 72% nguồn calori/ngày cho nông dân châu Á Cùngvới lúa mì, ngô, một phần cao lương, cây có củ; lúa gạo giữ vai trò rất lớn trongviệc đảm bảo an ninh lương thực, mặc dù hiện nay lúa gạo chỉ chiếm tỉ trọng0,174% GDP toàn cầu Tại Đông Nam Á, tỉ trọng trong GDP của lúa gạo đã giảm từ14,5% (năm 1961) xuống còn 3,8% (năm 2012) nhưng lúa gạo không chỉ góp phầnđảm bảo ANLT mà còn góp phần ổn định xã hội Tuy nhiên tình trạng đói vẫn xảy
ra, đến năm 2012 vẫn có khoảng 900 triệu người thiếu đói, tương đương 1/7 dân sốthế giới (dưới 1800 calori/ngày), tập trung tại các nước châu Á- Thái Bình Dương:
642 triệu người và châu Phi: 265 triệu người Trong khi số người thiếu đói tại các
Trang 26nước phát triển chỉ có 15 triệu người, trên thế giới có khoảng 3 tỉ người sử dụng gạolàm lương thực chính.
Tại Việt Nam do gạo được coi là lương thực chính, hiện cung cấp 70% nănglượng trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân Vì vậy, từ xa xưa bao thế hệngười Việt Nam đã đầu tư công sức khai thác đất để trồng lúa Đồng thời cùng vớichính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và những tiến bộ về khoa học, công nghệtrong sản xuất lúa gạo, sau 50 năm nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc vềsản xuất lúa gạo Đặc biệt là từ khi có Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/01/1981 củaBan Bí thư (khoá IV) [25] Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đếnnhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” và Nghị quyết số10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị (khoá IV) về đổi mới quản lý kinh tếnông nghiệp [26], sản lượng thóc đã tăng từ 19,2 triệu tấn (1990) lên 45,215 triệutấn (2015), tăng trung bình 1,04 triệu tấn/ năm (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nôngnghiệp, năm 2017) [65] Do vậy sản xuất lúa gạo không những chỉ đáp ứng mụctiêu an ninh lương thực quốc gia mà còn đưa nước ta vươn lên vị trí số 2 thế giớitrong nhiều năm về xuất khẩu gạo và năm 2016 đứng thứ 3 thế giới, đứng thứ 2 vềgiá, góp phần tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu trang thiết bị phục vụ công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước
1.1.4.2 Nhu cầu lúa gạo của nước ta đến năm 2020 và 2030
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp với sự cộng tác tính toán về nhu cầu
gạo của Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế đến năm 2020 và 2030 (2017) [65], khi thực
hiện dự án: “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đã dự báo nhu cầu gạo trong nước có xu
hướng giảm dần, kể cả nông thôn và thành thị nhưng ở thành thị mức giảm nhanhhơn ở nông thôn Theo tính toán, hiện nay tiêu thụ gạo bình quân/người khoảng 135kg/năm, dự báo dân số Việt Nam năm 2020 vào khoảng trên 97 triệu người, năm
2030 khoảng 109,7 triệu người, nhu cầu thóc trong nước đến năm 2020 cần khoảng35,2 triệu tấn và năm 2030 khoảng 37,3 triệu tấn (bao gồm cả thóc giống, cho chănnuôi và tổn thất, cho chế biến, để ăn và dự trữ) Nghiên cứu cũng chỉ ra nhu cầu gạothế giới, hiện chỉ có khoảng 20 nước xuất khẩu gạo và 80 nước nhập khẩu Lượnggạo xuất nhập khẩu bằng 4 - 5% tổng sản lượng gạo toàn thế giới Các nước xuấtkhẩu gạo lớn gồm: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Myamarvới tổng lượng từ 23 - 24 triệu tấn trên năm Theo dự báo lượng xuất khẩu gạo tiếptục tăng so với nhu cầu nên các nước xuất khẩu gạo phải cạnh tranh về giá cả và
Trang 27chất lượng Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới với lượng gạo xuấtkhẩu hàng năm 7 - 8 triệu tấn Gạo Việt Nam có giá thấp và đặc biệt cạnh tranh ởcác thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á và Châu Phi Khối lượng gạo xuất khẩucủa nước ta năm 2016 đạt 4,9 triệu tấn, trị giá đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm 0,6% vềkhối lượng và tăng 4,1%/năm về giá trị giai đoạn 2006 - 2016 Trung Quốc vẫn làthị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, các thị trường tăng trưởng mạnh
là thị trường Malaixia, Indonesia, Gana, Bờ Biển Ngà
Cũng liên quan đến dự báo nhu cầu lúa gạo, Theo Vũ Năng Dũng (2015)
[23], đến năm 2100, với dân số dự báo lên đến 150 triệu người thì tổng nhu cầu gạocần khoảng 40,1 triệu tấn, trong đó để ăn khoảng 15 triệu tấn, chăn nuôi 10 triệutấn, dự trữ 10 triệu tấn, giống 1 triệu tấn, chế biến 2 triệu tấn, hạo hụt 3 triệu tấn.Diện tích đất gieo trồng lúa chỉ cần 5 triệu ha, năng suất trung bình đạt 8 tấn/ha sẽ
có sản lượng 40 triệu tấn/năm, và như vậy vẫn đảm bảo an ninh lương thực
Như vậy nếu chỉ tính nhu cầu gạo trong nước thì đến năm 2020, Việt Namchỉ cần có 35,2 triệu tấn thóc /năm và 2030 cần có 37,3 triệu tấn, trong khi đó đếnnăm 2016 sản lượng thóc đã đạt 43.619 nghìn tấn, còn dư 8,419 triệu tấn thóc choxuất khẩu, tương đương 5,47 triệu tấn gạo Và như vậy để đảm bảo an ninh lươngthực không cần thiết phải quản lý nghiêm ngặt 3,8 triệu ha đất lúa mà có thể sửdụng linh hoạt 3,8 triệu ha, nghĩa là cần phải chuyển đổi một số diện tích sang cáccây trồng hàng năm khác khi cần có thể tái trồng lúa trở lại mà không cần đầu tư,cải tạo
1.1.4.3 Những Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến quản
lý và sử dụng đất lúa hiệu quả
Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2017)) [65], cây lúa đang sử
dụng nhiều đất đai, lao động và cơ sở vật chất nhất nhưng giá trị thấp, tiêu tốn nhiềutài nguyên nước, thu nhập thấp, chưa hình thành được cơ cấu lúa với cây trồng kháccho hiệu quả cao hơn và ổn định hơn Tuy nhiên vấn đề đảm bảo ANLT quốc gialuôn được Đảng và Chính phủ coi là yếu tố quan trọng, là nền tảng ổn định xã hội
và phát triển kinh tế bền vững nên đã có những giải pháp, chính sách phù hợp đểvừa đảm bảo ANLT quốc gia, vừa đảm bảo lợi ích cho người trồng lúa TrongQuyết định số 899/QĐ-TTg phủ ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ [18] vềviệc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị giatăng và phát triển bền vững, trong đó nhấn mạnh đến việc "Duy trì và sử dụng linhhoạt 3,8 triệu ha diện tích đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao
Trang 28hiệu quả sử dụng đất, sản lượng lúa đạt trên 45 triệu tấn vào năm 2020; tập trung cảitạo giống lúa để nâng cao năng suất, chất lượng gạo Trước đó năm 2012, Chínhphủ đã ban hành Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý đất lúa
[19], và được thay thế bằng Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 26/3/2015 [20] Đểthực hiện quản lý đất lúa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hànhThông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 12/6/2016 hướng dẫn chi tiết điều 4 Nghịđịnh số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa [6] Điểmmới của Nghị định 35/2015/NĐ-CP, ngoài việc đưa đất lúa nương vào đất lúa khácvào thống kê sử dụng đất hàng năm, còn có một số chính sách mới như hỗ trợ 1triệu/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa và 500 nghìn đối với đất lúa khác; hỗ trợkhai hoang mở rộng diện tích đất lúa với 10 triệu/ha; 5 triệu/1 ha/năm để chuyển đổiđất trồng lúa 1 vụ thành đất gieo trồng 2 vụ lúa Và hỗ trợ tài chính cho phân tíchtính chất đất và lập quy hoạch vùng lúa có chất lượng cao Ngoài các Văn bản nóitrên, nhiều Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn được ban hành như Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 của Thủtướng Chính phủ [17], về việc đưa sản phẩm lúa gạo Việt Nam vào danh mục sản
phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 đến năm 2020 Quyết định số BNN-KHCN ngày 22 tháng 11 năm 2013) [5], đã phê duyệt đề án khung phát triển
2765/QĐ-sản phẩm quốc gia "Sản xuất lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao” Mụctiêu của đề án này là Phát triển ngành lúa gạo thành ngành sản xuất hàng hóa có khảnăng cạnh tranh và giá trị gia tăng lớn trên cơ sở áp dụng đồng bộ giống mới, quytrình kỹ thuật canh tác và công nghệ sau thu hoạch tiên tiến gắn với cơ giới hóa, tổchức lại sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường để nâng cao năngsuất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa gạo, nhằm đảm bảo vững chắc anninh lương thực Quốc gia, nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa và doanhnghiệp kinh doanh lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhàkính, bảo vệ môi trường Cùng với đó là các giải pháp về tổ chức sản xuất thông quaban hành các quyết định của Chính phủ như Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ) [16], về “Chính sách khuyến khích phát triểnhợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng lớn TheoQuyết định này, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ đối với phát triển hợp tác, liênkết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xây dựng cánh đồng mẫu lớn
Như vậy chỉ trong vòng 5 năm, nhiều văn bản đã được ban hành bao gồm cảNghị định, Quyết định hay Thông tư về việc quản lý và sử dụng đất lúa hiệu quả với
Trang 292 mục tiêu chính là quản lý linh hoạt 3,8 triệu ha và người sản xuất lúa phải có lãi30% thể hiện quyết tâm của Đảng và Chính phủ đối với việc duy trì và phát triển lợithế đối với ngành hàng sản xuất lúa gạo truyền thống Điều này cũng đã được thểhiện trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 (2016)) [27], đã khẳng
định “nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực: bảo vệ và sử dụng linh hoạt hiệu quảđất trồng lúa”
1.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất sản xuất lúa gạo trên thế giới
1.2.1.1 Tình hình quản lý đất đai trên Thế giới
Dẫn theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) [8] do sở hữu về đất đai khácnhau nên việc quản lý đất đai cũng rất khác nhau Tại những nước có nền kinh tếphát triển (nhóm G7) gồm : Anh, Đức, Canađa, Ý, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hoà Phápđều thừa nhận quyền tư hữu về đất đai là quyền cơ bản nhất nhưng cũng tồn tại sởhữu đất đai của Nhà nước Đối với đất đai thuộc sở hữu tư nhân thì Nhà nước bảo
hộ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể sở hữu và khi Nhà nước lấy đất thì phảitrả cho chủ đất tiền theo giá quy định Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, trong đó có
cả Nhà nước Trung ương và Chính quyền các địa phương Tại Đức, quyền tư hữuđất đai được chính quyền cộng hoà Liêng Bang bảo hộ Những diện tích đất côngđược coi thuộc sở hữu của Nhà nước bao gồm nhà nước Liên bang và Chính quyềncác bang Mô hình sở hữu đất đai tại Canađa cũng tương tự như tại Cộng hoà liênbang Đức, nghĩa là vừa có chế độ sở hữu đất đai tư nhân, sở hữu của Chính quyềncác vùng và sở hữu của Nhà nước
Tại Nhật Bản cũng có chế độ sở hữu đất đai gần giống với các nước vừa kểtrên, nghĩa là thừa nhận sở hữu và thừa kế của tư nhân Các giao dịch về đất đượctiến hành thông qua thị trường bất động sản Mọi giao dịch mua, bán đất đai đều đặtdưới sự kiểm soát của các cơ quan quản lý của Nhà nước
Tại các nước mới chuyển đối từ chế độ Xã hội chủ nghĩa sang Tư bản chủnghĩa như Liên bang Nga, từ năm 1991, chế độ sở hữu đất đai của Liên Bang Ngacũng thay đổi theo chế độ đa sở hữu gồm sở hữu tư nhân về đất đai và sở hữu củaNhà nước Hiện nay, nước Nga có khoảng 10 triệu hộ gia đình đang sở hữu và sửdụng một số lượng lớn diện tích đất vườn và đất thuộc trang trại gia đình; gần 12triệu nông dân đang sở hữu đất dưới hình thức cổ phần với mức cổ phần trung bình
là 10 ha và còn có rất nhiều hình thức sử dụng, sở hữu khác như thuê đất, sử dụng
Trang 30đất thừa kế Cuộc cải cách đất đai ở nước Nga được tiến hành trên cơ sở bãi bỏ sựđộc quyền của Nhà nước, để chuyển sang hình thức phải trả tiền và công khai hóahoạt động của thị trường đất đai.
Tại các nước Đông Âu cũ, sau khi chuyển đổi sang Tư bản chủ nghĩa có chế
độ sở hữu đất đai rất khác nhau, có nước tư nhân hoá phần lớn quỹ đất thông quachia khoảnh và phân phối tất cả đất đai cho tư nhân Khi người dân có nhu cầuchuyển nhượng thì phải thông qua mua bán Tại Cộng hoà Séc thì đất đai được hoàntrả cho chủ cũ và cũng cho phép chuyển nhượng, mua, bán Tuy nhiên tại Ba Lancũng thừa nhận 100% đất đai là của tư nhân và cũng cho phép trao đổi mua, bánhoặc thuê lại Phần đất do sở hữu Nhà nước cũng có thể được bán cho người dân và
các Tổ chức nếu có nhu câu Hungari và Rumani là ngoại lệ, vì hai nước này thực
hiện chế độ sở hữu đất đai mang tính hỗn hợp, thông qua chiến lược tư nhân hoá đấtđai Ngoài việc hoàn trả cho chủ cũ, đất đai cũng được phân chia cho công nhânnông nghiệp để đảm bảo công bằng xã hội Đó là cách thức thực hiện chế độ tưnhân đa sở hữu về đất đai của các nước này nói riêng và của các nước Đông Âu nóichung Như vậy, khái quát lại, sau giai đoạn chuyển đổi, hiện các nước Đông Âuđang thực hiện chế độ sở hữu tư nhân về đất đai Điểm chung tại các nước này mọigiao dịch quyền sở hữu đối với loại tài sản là đất đai được thừa nhận và phải thựchiện đăng ký với cơ quan quản lý đất của Nhà nước và sử dụng phải tuân thủ quyhoạch cấp quận, huyện Các hoạt động giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu tàisản đất đai phải thực hiện đóng thuế chuyển nhượng tài sản
Tại Trung Quốc, chế độ sở hữu về đất đai là chế độ công hữu Nước Cộnghòa nhân dân Trung Hoa thi hành chế độ công hữu XHCN về đất đai - đó là chế độ
sở hữu Nhà nước và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng lao động Tại Ixraen, hầuhết đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, Nhà nước thực hiện cho thuê đối với các nôngdân hoặc những doanh nghiệp, với hợp đồng thuê đất có thời hạn từ 49 đến 99 năm.Như vậy, đối với trường hợp Ixraen, chế độ sở hữu là chế độ SHNN về đất đai
Điểm chung của các nước phát triển là Nhà nước quản lý đất đai dựa theoLuật Đất đai và giám sát trên nền tảng Hệ thống Thông tin về đất đai Đây là bộ cơ
sở dữ liệu đất đai rất hoàn thiện, có diện tích lô thửa, nguồn gốc đất, lịch sử sử dụngđất và hiện trạng đang sử dụng hoặc theo quy hoạch Sự thay đổi về chủ thể sử dụngđất đều thông qua Nhà nước và Nhà nước thống nhất quản lý sử dụng, thu thuếchuyển nhưỡng
1.2.1.2 Tình hình sử dụng đất sản xuất lúa trên thế giới
Trang 31Theo FAOSTAT (2017) [95], diện tích gieo trồng lúa của thế giới liên tụctăng từ năm 2000 đến năm 2014, tính trong cả giai đoạn từ 2000 đến 2014, diện tíchgieo trồng lúa tăng từ 154,06 triệu ha lên 162,72 triệu ha, tăng 8,66 triệu ha Trong
đó giai đoạn 2005-2010 tăng nhiều nhất, từ 155,03 triệu ha (năm 2005) lên 161,56triệu ha (năm 2010) Sự gia tăng diện tích gieo trồng lúa trong giai đoạn này là do
có cuộc khủng hoảng thiếu lương năm 2008, giá lương thực tăng đột biến nên cácnước đã gia tăng gieo trồng lúa Năng suất lúa của thế giới cũng liên tục tăng trongcùng giai đoạn, từ 3,89 tấn/ha (năm 2000) lên 4,56 tấn/ha (năm 2014), tăng 0,67tân/ha, trung bình 0,047 tấn/năm Sản lượng lương thực của cả thế giới trong giaiđoạn này cũng liên tục tăng, từ 598,9 triệu tấn (năm 2000) lên 741,48 triệu tấn (năm2014), tăng 142,58 triệu tấn, trung bình mỗi năm tăng 10,18 triệu tấn Tương tự nhưdiện tích gieo trồng và năng suất, sản lượng gia tăng nhiều nhất vào giai đoạn 2005-
2010, tăng 66,96 triệu tấn (bảng 1.1)
Bảng 1.1 Thống kê diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa giai đoạn
2000-2014 của toàn thế giới
Nguồn: Số liệu thống kê của FAOSTAT, 2017 [95]
Số liệu thống kê của FAOSTAT (2017) [95] về diện tích gieo trồng lúa của
10 nước đứng đầu thế giới cho thấy, năm 2010, tổng diện tích gieo trồng của cácnước này có 130,93 triệu ha, chiếm 84,98% diện tích gieo trồng của toàn thế giới,năm 2014, diện tích gieo trồng lúa đạt 133,48 triệu ha, tương ứng 82,03% của thếgiới Năng suất bình quân đạt 3,99 tấn/ha, cao hơn bình quân của thế giới khôngnhiều Năm 2014, năng suất bình quân đạt 4,875 tấn/ha nhưng năng suất bình quâncủa cả thế giới chỉ đạt 4,56 tấn/ha Sản lượng lương thực của 10 nước đạt 521,83triệu tấn và năm 2014 đạt 638,29 tấn, tương ứng 87,13% và 86,08% Trong cácnước sản xuất lúa gạo thì Ấn độ là nước có diện tích tích lớn nhất với 43,86 triệu ha(năm 2014), tiếp theo là Trung Quốc có 30,57 triệu ha, nước có diện tích gieo trồnglúa nhỏ nhất là Nhật Bản có 1,58 triệu ha Năng suất lúa của các nước đều tăngtrong giai đoạn 2000-2014, nước có năng suất lúa cao nhất là Trung Quốc đạt 6,81
Trang 32tấn/ha, tiếp theo là Nhật Bản 6,7 tấn/ha Việt Nam có năng suất lúa vào loại cao trênthế giới với 5,75 tấn/ha Sản lượng lương thực cao nhất là Trung Quốc với 208,2triệu tấn, chiếm 20,07% sản lượng lúa của cả thế giới (bảng 1.2).
Bảng 1.2 Thống kê diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng lúa của 10 nước
đứng đầu thế giới về gieo trồng lúa từ năm 2000 đến 2014
STT Tên nước
Diện tích (Triệu ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (Triệu tấn)
Diện tích (Triệu ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (Triệu tấn)
Nguồn: Số liệu thống kê của FAOSTAT, 2017 [95]
Tại Thái Lan, theo Vanichanont (2004) [92], ngay từ giữa thế kỷ 19, với khíhậu phù hợp, nguồn tài nguyên đất phong phú, truyền thống canh tác lúa lâu đời vàchính sách lúa gạo hợp lý, Thái Lan đã duy trì được vị trí nước xuất khẩu gạo hàngđầu trên thế giới cho tới ngày nay, chiếm gần 30% tổng lượng gạo xuất khẩu thếgiới Theo IRRI (2000; 2006; 2007) [96], [97], [98], dân số Thái Lan là 65,1 triệungười, trong đó khoảng 16,2 triệu người hay 26,5% tổng dân số tham gia vào việccanh tác lúa Tổng diện tích đất trồng trọt là 20,9 triệu ha, trong đó có khoảng mộtnửa được dành cho sản xuất lúa Từ cuối những năm 1960 cho đến đầu những năm
1980, đất dành để canh tác lúa được mở rộng nhanh chóng nhờ các thành tựu củacuộc cách mạng xanh và những nỗ lực nhằm tăng năng suất lúa
Trang 33Tại Mỹ, theo IRRI (2007) [98], giai đoạn 2002-2004, giá trị trồng trọt trungbình của Mỹ đạt khoảng 1,44 tỷ USD/năm, trong đó gạo chỉ chiếm 2% tổng giá trịtrồng trọt Lúa là cây trồng đứng thứ 8 cả về giá trị và diện tích canh tác trong tổng
số các cây trồng ở Mỹ Thống kê nông nghiệp năm 2002 cho thấy có 8046 trang trạitrồng lúa trong tổng số hơn 2,1 triệu trang trại Quy mô trung bình của các trang trạitrồng lúa khoảng 397 mẫu (1 mẫu = 0,4ha) Ở Mỹ, toàn bộ diện tích trồng lúa đềuđược trang bị hệ thống thủy lợi, đây cũng là một yếu tố giúp cho cây lúa có năngsuất cao tại quốc gia này
Philippine là một quốc đảo với tổng diện tích đất nông nghiệp khoảng trên 4triệu ha nhưng phần lớn chỉ canh tác 1 vụ và bị chia cắt nhỏ, manh mún Do đấtnông nghiệp trải dài hàng ngàn dặm và trên các đảo khác nhau nên việc sản xuất,duy trì và vận tải lúa gạo trở nên đắt đỏ và khó khăn So với các nước trong khuvực, Philippine không có những vùng châu thổ ven sông rộng lớn để trồng lúa, thêmvào đó do điều kiện tự nhiên và khí hậu nên năng suất lúa ở nước này chỉ đạt 20 -
30 tạ/ha/vụ
Theo Peng (2007) [87], Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về sảnlượng lúa gạo sản xuất hàng năm (khoảng 185 triệu tấn) và đứng thứ hai thế giới,sau Ấn Độ về diện tích canh tác lúa (khoảng 29 triệu ha) Diện tích canh tác lúa củaTrung Quốc chiếm khoảng 20% tổng diện tích canh tác lúa và khoảng 35% tổng sảnlượng lúa gạo thế giới Tuy nhiên, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm do Chính phủTrung Quốc có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ lúa năng suất cao, chấtlượng thấp sang giống lúa năng suất thấp, chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu củathị trường
1.2.2 Tình hình quản lý đất đai và và sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
1.2.2.1 Tình hình quản lý đất đai trồng lúa ở Việt Nam
Theo Nguyễn Đình Bồng (2011) [12], công tác quản lý đất đai nói chung vàquản lý đất trồng lúa nói riêng được đề cập đến trong Hiến pháp 1980 và được cụthế hoá trong Luật Đất đai 1987 Luật này quy định 7 nhiệm vụ quản lý Nhà nước
về đất đai bao gồm: (1) Điều tra, khảo sát, đo đạc, phân hạng đất đai và lập bản đồđịa chính; (2) Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai; (3) Quy định các chế độ, thể
lệ về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện chế độ, thể lệ ấy; (4) Giao đất vàthu hồi đất; (5) Đăng ký đất đai, lập và giữ sổ địa chính, thống kê đất đai, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất; (6) Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ vềquản lý và sử dụng đất đai; (7) Giải quyết tranh chấp đất đai
Trang 34Cũng theo Nguyễn Đình Bồng (2011) [12], sau khi sửa đổi Hiến pháp năm
1980, với sự ra đời của Hiến pháp 1992, Nhà nước đã ban hành Luật Đất đai 1993[40], Luật đã kế thừa và hoàn thiện các quy định của Luật Đất đai 1987 về 7 nộidung quản lý Nhà nước đất đai bao gồm: 1 Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá vàphân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính; 2 Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đấtđai; 3 Ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện chế
độ, thể lệ ấy; 4 Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất; 5 Đăng ký đất đai, lập vàquản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê kiểm kê đất, cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 6 Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ
về quản lý và sử dụng đất đai; 7 Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại,
tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai” Điểm mới được ghi trongLuật Đất đai 1993 là đất có giá và “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế
sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất,bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất” Đây được coi là bước đột phá, coi đất như mộtloại hàng hoá và đã là hàng hoá thì cũng chịu sự chi phối của thị trường dưới sựđiều tiết của nhà nước, xoá bỏ cơ chế bao cấp
Luật Đất đai năm 2003 [41] đã kế thừa các quy định của Luật Đất đai năm
1993 với 7 nhiệm vụ và bổ sung 6 nhiệm vụ mới gồm: (1) Xác định địa giới hànhchính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; (2) Thống
kê, kiểm kê đất đai (tách thành nhiệm vụ riêng); (3) Quản lý tài chính về đất đai; (4)Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;(5) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; (6)Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 2003 cũng bộc lộnhiều tồn tại, bất cập gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất Trongbáo cáo tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Bộ Tàinguyên và Môi trường (2012) [3], đã chỉ ra những tồn tại trong việc thực thi Luật
đất đai năm 2003 về các mặt như ban hành văn bản pháp luật, công tác kiểm tra thi
hành pháp luật về đất đai tại một số địa phương chưa được thực hiện thường xuyên,nghiêm túc, đặc biệt là vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện và
xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất Công tác tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật về đất đai chưa được triển khai đồng đều ở các địa phương,nhiều nơi còn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa,vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, dẫn đến nhận thức chưa đầy đủ về
Trang 35chính sách pháp luật về đất đai gây khiếu kiện kéo dài, vượt cấp Tình trạng tranhchấp trong việc sử dụng đất bãi bồi ven biển và mặt nước ven bờ biển còn xảy ra ởmột số địa phương mà không có cơ sở giải quyết Công tác đo đạc lập bản đồ địachính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận lần đầu đến nay chưa hoàn thành, nhucầu cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động còn rất lớn Hồ sơ địa chính lập chưađầy đủ, việc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa còn
chậm Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính triển khai còn chậm và phân tán,
thiếu đồng bộ, chưa được kết nối giữa các cấp và các cơ quan có liên quan nên chưađược cập nhật đầy đủ, thường xuyên, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng đượcyêu cầu quản lý đất đai và thị trường bất động sản Mặt khác công tác thống kê, kiểm
kê đất đai theo định kỳ của các địa phương thường hoàn thành chậm, chưa đáp ứngkịp thời yêu cầu thông tin đất đai cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và cácquy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành; chất lượng sốliệu thống kê định kỳ hàng năm của nhiều địa phương chưa cao do việc đo vẽ bản đồđịa chính chậm và việc cập nhật, chỉnh lý biến động chưa thực hiện tốt Tổ chức bộmáy cũng còn bất cập so với yêu cầu của công tác Quản lý Nhà nước về đất đai.Thêm vào đó là lực lượng cán bộ làm công tác quản lý đất đai còn thiếu về số lượng,yếu về chuyên môn và thường trong tình trạng quá tải, nhất là cán bộ ở cơ sở Hồ sơ,
cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin về đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chocông tác quản lý đất đai còn chưa đáp ứng đủ để thực hiện tốt khối lượng công việcđược giao Mặt khác công tác quản lý, giám sát từ cơ sở là rất quan trọng, trong khilực lượng cán bộ địa chính cấp xã còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ và phần lớn chưađược đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản Trên cơ sở đánh giá những mặttồn tại, Báo cáo cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tồn tại là do: Đất đai là vấn đề lớn,phức tạp và rất nhạy cảm, tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, sự ổn định
và phát triển của đất nước; kết quả tổng kết gần 10 năm thực hiện Luật Đất đai năm
2003 đã chỉ ra những tồn tại, bất cập của hệ thống pháp luật về đất đai và kiến nghịphải sửa đổi Luật Đất đai năm 2003 một cách toàn diện
Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 [42] kế thừa Luật đất đai 2003, nhiệm vụquản lý Nhà nước được quy định tại Điều 22 với 15 nhiệm vụ
1.2.2.2 Tình hình sử dụng đất trồng lúa tại Việt Nam
Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2017) [65], diện tích đất sửdụng cho trồng lúa trong giai đoạn 2000-2016 liên tục giảm nhưng nhiều nhất từ 2000đến 2010, từ 4.468 nghìn ha, năm 2010 giảm còn 4.165 nghìn ha, giảm 303 nghìn ha,
Trang 36trung bình mỗi năm giảm 30,3 nghìn ha Trong giai đoạn 2010-2015, diện tích đất sửdụng cho trồng lúa tiếp tục giảm xuống nhưng chậm hơn, từ 4.165 nghìn ha (năm2010) xuống còn 4030,75 nghìn ha (năm 2015), giảm 134,25 nghìn ha, trung bình mỗinăm giảm 26,83 nghìn ha Đến năm 2016 diện tích đất sử dụng cho trồng lùa còn 3.951nghìn ha Nguyên nhân giảm diện tích đất lúa chủ yếu là do chuyển mục đích sử dụngđất lúa sang phát triển đô thị, khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và một phần chuyểnsang gieo trồng các loại cây trồng hàng năm khác và nuôi trồng thuỷ sản
Về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa, theo bảng 1.3, mặc dùdiện tích đất sử dụng cho trồng lúa liên tục giảm nhưng tính trong cả gai đoạn 2000-
2016, diện tích gieo trồng lúa, năng suất và sản lượng lúa vẫn tăng Tuy nhiên nếu xéttrong thời kỳ ngắn thì diện tích gieo trồng không ổn định Năm 2000, diện tích gieotrồng lúa đạt 7.666,3 ha, năng suất đạt 42,4 tạ /ha và sản lượng đạt 32,492 triệu tấn.Năm 2016, diện tích gieo trồng lúa đạt 7791,6 ha, năng suất đạt 56 tạ/ha, thấp hơn
so với năm 2015 (57,7 tạ/ha) Nguyên nhân là do năm 2016 sản xuất lúa bị tác độngbởi khô hạn, mặn và phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long Do vậy sản lượng lươngthực chỉ đạt 43.619 nghìn tấn, thấp hơn so với năm 2015 (45.215 nghìn tấn)
Bảng 1.3 Diện tích đất canh tác lúa, diện tích gieo trồng và năng suất, sản
lượng lúa giai đoạn 2000-2016 cả nước
Số
TT Chỉ tiêu
Năm
2000 2010 2015 2016
1 Diện tích đất canh tác lúa (1000 ha) 4.468 4.165 4.030,75 3.951
2 Diện tích gieo trồng lúa (1000 ha) 7.666,3 7.489,4 7.835,5 7791,6
4 Sản lượng lúa (1000 tấn) 32.492 39.993,4 45.215 43.619
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2017) [65]
Như vậy nếu xét về nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực Việt Nam hoàn toàn
có thể đảm bảo tiêu dùng trong nước mà không cần phải giữ 3,8 triệu ha như chỉtiêu đã phê duyệt Do vậy theo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2017)[65], đến năm 2020, đất trồng lúa cả nước chỉ còn 3.760,39 nghìn ha (đất chuyêntrồng lúa nước 3.128,96 nghìn ha, trong đó có khoảng 400 nghìn ha được quy hoạchchuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng khi cần thiết vẫn quay lại trồng lúa được và diệntích này vẫn thống kê vào diện tích đất trồng lúa, nhằm mục tiêu vừa nâng cao hiệu
Trang 37quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, đảm bảo lợi nhuận cho người trồnglúa ở vùng sản xuất lúa hàng hóa từ 30% trở lên.
1.3 Những nghiên cứu về đánh giá chất lượng đất đai trồng lúa và khả năng thích hợp của đất đai với trồng lúa ở trong và ngoài nước
Đánh giá chất lượng đất đai với mục tiêu chính là để xác định khả năng thíchhợp về mặt tự nhiên đối với cây trồng hoặc một nhóm cây trồng phục vụ cho đềxuất quy hoạch sử dụng đất bền vững (FAO, 1989) [80] Đánh giá chất lượng đấtđai đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng như: Ở Liên Xô cũ, đánh giá đấtxuất hiện từ trước thế kỷ thứ XIX nhưng đến những năm 60 của thế kỷ XX, việcphân hạng và đánh giá đất đai mới được quan tâm và tiến hành trên cả nước Quátrình đánh giá đất được thực hiện theo quan điểm đánh giá đất của V.V Docuchaevbao gồm 3 bước là đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng, đánh giá khả năng sản xuất của đất
và đánh giá kinh tế đất Tại Ấn Độ, để đánh giá chất lượng thường áp dụng phươngpháp tham biến để biểu thị mối quan hệ về sức sản xuất của đất với các yếu tố đặctính đất như độ dày, tầng đất, thành phần cơ giới, độ dốc và các yếu tố khác,… dướidạng phương trình toán học Các yếu tố này được xác định mức độ quan trọng đốivới loại cây trồng và được cho điểm với tổng số 100 điểm Với những khoanh đất
>80 điểm được cho là siêu tốt với cây trồng và khi canh tác cây trồng ấy sẽ chonăng suất cao Những khoanh đất có số điểm 60-80 điểm được xếp vào mức tốt vàkhi canh tác cây trồng sẽ cho năng suất khá (thấp hơn nhóm siêu tốt) Khoanh đất có
số điểm thấp 40- 59 điểm sẽ cho năng suất trung bình Khoanh 20 - 39 điểm, đất chỉtrồng một số loại cây cỏ Nhóm rất nghèo: đạt 10- 19 điểm, đất chỉ làm đồng cỏchăn thả gia súc Nhóm cuối cùng: đạt < 10 điểm, đất không thể dùng vào sản xuấtnông nghiệp được mà phải sử dụng cho các mục đích khác (Tổng cục Quản lýruộng đất, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 1981)
Theo Đề cương đánh giá đất đai của FAO (1976) [77], gợi ý trong đánh giáchất lượng đất đai có thể sử dụng 17 chỉ tiêu Tuy nhiên trong hướng dẫn đánh giáchất lượng đất đai cho nông nghiệp dựa vào nước trời (FAO, 1983) [78], thì gợi ý
25 chỉ tiêu nhưng tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng, từng điều kiện cụ thể để lựachọn các chỉ tiêu phục vụ đánh giá chất lượng đất đai Đối với lúa dựa vào nướctrời, FAO (1983) đề xuất cần phải lựa chọn yếu tố lượng mưa tháng, trong giai đoạnsinh trưởng tối thiểu phải có 200 mm/tháng, ngoài các yếu tố về đất, nước Tuynhiên đối với lúa có tưới, FAO (1998) [83], chỉ ra rằng với yếu tố khí hậu cần phảilựa chọn yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và bức xạ Trong đó, nhiệt độ cần chọn nhiệt độ
Trang 38trong thời kỳ sinh trưởng, nhiệt độ tối cao trung bình trong tháng ẩm nhất của thời
kỳ sinh trưởng và nhiệt độ trong thời kỳ phát triển Với độ ẩm cần chỉ tiêu độ ẩmlúc ra lá và độ ẩm tương đối lúc thu hoạch, còn với ánh sáng là chỉ tiêu bức xạ
Bảng 1.4 Yêu cầu khí hậu của lúa được tưới
30-2432-36
24-18
>36
18-10-
-
-<10-
2
Nhiệt độ tối cao trung bình trong
tháng ấm nhất của thời kỳ sinh
trưởng (oC)
35-3635-33
36-4033-30
40-4530-26
45-5026-21
-
26-2432-36
24-1836-42
18-1042-45
-
60-5075-90
50-4090-100
40-30-
60-5075-90
50-4090-100
40-30-
37-3365-80
33-30
>80
<30-
-
-7
-Bức xạ trong thời kỳ sinh trưởng >0.75
0.75-0.65
0.45 <0.45 - -
0.65-Nguồn: FAO (1998) [83]
Với các yếu tố tham gia chất lượng đất đai, ngoài yếu tố khí hậu như đãtrình bày ở trên, FAO (1998) [83], không sử dụng yếu tố loại đất mà chỉ sử dụngcác yếu tố đặc tính vật lý của đất như thành phần cơ giới, độ phì đất, địa hình, độ
ẩm đất Các yếu tố về nước như chế độ ngập, khả năng tưới (bảng 1.5)
Bảng 1.5 Yêu cầu đất và địa hình của lúa được tưới
Trang 39F14,F24, F34,F44
-F15,F25, F35,F45
Sét cấu trúccục tảng vàmặt trượt, sétpha limoncấu trúc cụctảng
Sét cấutrúcoxisols,thịt phasétlimon,thịt phasét,limon
Thịt phalimon,sét phacát
- Thịt vànhẹ hơn
Sét chặt,sét phalimon rấtchặt, sétmịn cấutrúc cụctảng và mặttrượt
Sét cấu trúccục tảng vàmặt trượt, sétpha limoncấu trúc cụctảng, sét cấutrúc oxisols,thịt pha sétlimon, thịtpha sét,limon
Thịt phalimon,sét phacát,limon,thịt phasét cát
Thịt phacát, cátmịn phathịt, cátpha thịt,cát thôpha thịt,cát mịn
- Cát, cát
thô
Nguồn: FAO (1998) [83]
Trang 40Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về chất lượng đất đai được tiến hành từ xaxưa với mục tiêu tính thuế sử dụng đất Tại kỳ họp Quốc hội khoá 9 đã thông qualuật thuế sử dụng đất nông nghiệp thay cho pháp lệnh thuế nông nghiệp có hiệu lực
từ 01 tháng 01 năm 1995 Thuế sử dụng đất nông nghiệp được xác định dựa vàochất lượng đất đai, quy đổi theo đất lúa và được phân chia thành 6 hạng gồm: Hạng
1 hàng năm thu 550 kg thóc; Hạng 2 thu 460 kg thóc; Hạng 3 thu 370 kg thóc; Hạng
4 thu 280 kg thóc; Hạng 5 thu 180 kg thóc; Hạng 6 thu 90 kg thóc Căn cứ để xácđịnh hạng đất lúc bấy giờ là dựa vào chất lượng đất đai thông qua một số chỉ tiêunhư độ phì đất, khả năng tưới, tiêu, vị trí của mảnh đất và mức độ thuận lợi về giaothông Tuy nhiên, hạn chế chính của công tác này lúc bấy giờ là các địa phương tự
xác định với nhau dựa trên “Tài liệu hướng dẫn phân hạng đất tính thuế nông
nghiệp của Tổ phân hạng đất” gồm các chuyên gia thổ nhưỡng, kinh tế, tài chính
của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn; Tổng cục địa chính và Bộ Tài chính, không có sự tham gia trực tiếp của các cơquan tư vấn Do vậy, chất lượng của công tác đánh giá chất lượng đất đai trồng lúalúc bấy giờ còn nhiều vấn đề tồn tại
Nghiên cứu về chất lượng đất đai có hệ thống không chỉ dừng lại ở mục đíchthu thuế sử dụng đất mà phải nhắm tới nhiều mục tiêu như phục vụ cho sử dụnghiệu quả và cải tạo đất được bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ bảy mươi tạihuyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình do Viện Thổ nhưỡng nông hoá thực hiện Sau đócông tác đánh giá chất lượng đất đai nông nghiệp đã được nhiều cơ quan thực hiệnnhư: Tổng cục quản lý ruộng đất, các trường Đại học Nông nghiệp (Vũ Năng Dũng,Nguyễn Văn Toàn, 2005) [24] Đặc biệt vào đầu những năm 1990 với sự trợ giúpcủa FAO, công tác đánh giá chất lượng đất đai và phân hạng mức độ thích hợp củađất đai với trồng lúa dựa trên các hướng dẫn đánh giá đất 1976, 1983, 1985, 1989 đãđược áp dụng trong các dự án quy hoạch nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nóiriêng được triển khai ở nhiều tỉnh, một số huyện trong cả nước
Theo Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (1999) [15], tuỳ theo tỉ lệ của bản đồ mà
có thể chọn nhiều hay ít các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng đất đai Với bản đồ tỉ lệ1/250.000 chỉ nên chọn 5 - 6 chỉ tiêu còn với bản đồ tỉ lệ lớn như tỉ lệ 1/25.000 sốchỉ tiêu sử dụng cho đánh giá chất lượng đất đai nhiều hơn, từ 8 - 10 chỉ tiêu, trongtừng chỉ tiêu được phân chia chi tiết hơn Chẳng hạn đối với chỉ tiêu loại đất ở tỉ lệ1/250.000 thì chọn nhóm đất nhưng ở tỉ lệ lớn 1/25.000 thì phải chọn loại đất TheoQuy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp (TCVN 8409- 2012) cho thấy để đánh