1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị tài sản cố định trong doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến

40 1,3K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 381 KB

Nội dung

Trong quá trình tiến hành hoạt động SXKD, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có 3 yếu tố, đó là người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu. Tư liêu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà người lao động sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó TSCĐ (TSCĐ) là một trong những bộ phận quan trọng nhất. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì TSCĐ được sử dụng rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn, vì vậy sử dụng chúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụ khó khăn. TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá…được tiến hành thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số lượng và chất lượng sản phẩm và như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình. Vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐ sẽ góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ, là những mục tiêu quan trọng khác TSCĐ được đưa vào sử dụng. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp dân doanh mặc dù đã nhận thức được tác dụng của TSCĐ trong SXKD nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động cho nên TSCĐ sử dụng một cách lãng phí, chưa phát huy được hết hiệu quả kinh tế của chúng và như vậy lãng phí vốn đầu tư đồng thời ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ cũng như hoạt động quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Thương Mại và thực tập tại Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến em nhận thấy: Vấn đề sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến là nơi mà TSCĐ được sử dụng rất phong phú, nhiều chủng loại, chưa tập trung nên gây ra lãng phí nguồn lực đầu vào (lãng phí từ sử dụng TSCĐ khoảng 58,5 triệu đồng/năm); cho nên vấn đề quản lý sử dụng gặp nhiều phức tạp, đòi hỏi phải tái cơ cấu lại. Nếu không có những giải pháp cụ thể, hữu hiệu thì sẽ gây ra những lãng phí không nhỏ cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Qua thời gian thực tập ở doanh nghiệp, em đã tích luỹ được nhiều kiến thức, kinh nghiệp bổ ích về lĩnh vực quản trị, quản trị TSCĐ; và mong muốn đóng góp, đề xuất những kiến nghị phù hợp cho doanh nghiệp trong quản trị TSCĐ. Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài “Quản trị tài sản cố định trong doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Trang 1

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này, tôi đã nhận được

sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lờicảm ơn sâu sắc đến:

- Thầy Phạm Tuấn Anh khoa Tài chính – Ngân hàng thuộc Bộ môn Quản trịtài chính đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thànhchuyên đề này;

- Lãnh đạo Doanh nghiệp Tư nhân cà phê Minh Tiến, Kế toán trưởng vàphòng Tài chính Kế toán đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra

và nghiên cứu chuyên đề này

- Các tập thể, cơ quan, ban, ngành, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện vàgiúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu nghiên cứu

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tậpthể và cá nhân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này./

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

Người thực hiện

Vũ Thị Phương Nhung

Trang 2

DN Doanh nghiệp

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

TSCĐ Tài sản cố định

SXKD Sản xuất kinh doanh

WTO World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài:

Trong quá trình tiến hành hoạt động SXKD, bất kỳ một doanh nghiệp nàocũng cần phải có 3 yếu tố, đó là người lao động, tư liệu lao động và đối tượng laođộng để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu Tư liêu lao động trongcác doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà người lao động sử dụng

để tác động vào đối tượng lao động Nó là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trìnhsản xuất mà trong đó TSCĐ (TSCĐ) là một trong những bộ phận quan trọng nhất

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì TSCĐ được sử dụng rất phong phú, đadạng và có giá trị lớn, vì vậy sử dụng chúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụkhó khăn

TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc,kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm

kê, đánh giá…được tiến hành thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ góp phần tiết kiệm

tư liệu sản xuất, nâng cao cả về số lượng và chất lượng sản phẩm và như vậy doanhnghiệp sẽ thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình

Vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐ sẽ góp phần phát triểnsản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới khôngngừng TSCĐ, là những mục tiêu quan trọng khác TSCĐ được đưa vào sử dụng

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp dân doanh mặc dù đã nhận thức được tácdụng của TSCĐ trong SXKD nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kếhoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động cho nên TSCĐ sửdụng một cách lãng phí, chưa phát huy được hết hiệu quả kinh tế của chúng và nhưvậy lãng phí vốn đầu tư đồng thời ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanhnghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ cũng như hoạt động quản lý và sửdụng có hiệu quả TSCĐ của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và nghiên cứu tạiTrường Đại học Thương Mại và thực tập tại Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh

Trang 4

Tiến em nhận thấy: Vấn đề sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả có ý nghĩa to lớnkhông chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp Đặc biệt làdoanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến là nơi mà TSCĐ được sử dụng rất phongphú, nhiều chủng loại, chưa tập trung nên gây ra lãng phí nguồn lực đầu vào (lãngphí từ sử dụng TSCĐ khoảng 58,5 triệu đồng/năm); cho nên vấn đề quản lý sử dụnggặp nhiều phức tạp, đòi hỏi phải tái cơ cấu lại Nếu không có những giải pháp cụthể, hữu hiệu thì sẽ gây ra những lãng phí không nhỏ cho doanh nghiệp phát triểnbền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Qua thời gian thực tập ở doanh nghiệp, em đã tích luỹ được nhiều kiến thức,kinh nghiệp bổ ích về lĩnh vực quản trị, quản trị TSCĐ; và mong muốn đóng góp,

đề xuất những kiến nghị phù hợp cho doanh nghiệp trong quản trị TSCĐ

Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài “Quản trị tài sản cố định trong doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

2 Các mục tiêu nghiên cứu:

Một là, khảo sát tình hình thực tế quản trị TSCĐ tại DNTN cà phê MinhTiến, trong đó làm rõ những thành công và tồn tại của doanh nghiệp trong quản trịTSCĐ thông qua 2 nguồn thông tin: (i) Điều tra, phỏng vấn các cán bộ quản lý vànhững người có liên quan tới quản trị TSCĐ; (ii) Thu thập và phân tích dữ liệu thứcấp liên quan đến quản trị TSCĐ tại doanh nghiệp

Hai là, đưa ra các kết luận, phát hiện và qua đó khuyến nghị các đề xuất, kiếnnghị với quản trị TSCĐ tại DNTN cà phê Minh Tiến

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu chính của chuyên đề là chiến lược, quy trình và cácnghiệp vụ quản trị TSCĐ của doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến

- Các yếu tố tác động đến quản trị TSCĐ của doanh nghiệp như biến độngquy mô SXKD dự kiến, sự thay đổi trong chính sách quản trị TSCĐ, các yếu tố tácđộng đến giá trị đầu tư TSCĐ của doanh nghiệp…

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu về tình hình quản trị TSCĐ của doanh

Trang 5

nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến.

- Về thời gian: Các số liệu thứ cấp và tình hình quản trị TSCĐ được thuthập trong ba năm từ 2009 – 2011; các số liệu sơ cấp được điều tra phỏng vấn cáccán bộ quản lý và những người có liên quan tới quản trị TSCĐ của doanh nghiệp.Các thông tin dự báo của doanh nghiệp đến năm 2015, 2020

- Về đối tượng nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian chuyên đề chỉ tập trungnghiên cứu chiến lược, quy trình và các nghiệp vụ quản trị TSCĐ của doanh nghiệp

tư nhân cà phê Minh Tiến

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 10/2011 – tháng 12/2011: liên hệ thực tập

và tiếp cận chung với đơn vị thực tập Từ tháng 12/2011 – tháng 2/2012: gặp giáoviên hướng dẫn để thống nhất đề cương chi tiết của đề tài; hệ thống hóa cơ sở lýluận và thực tiễn của đề tài; viết phần mở đầu của chuyên đề; khảo sát thu thậpthông tin tài liệu về cơ cấu tổ chức, kết quả SXKD, quản trị TSCĐ của doanhnghiệp; hoàn thiện bộ phiếu điều tra số liệu Từ thàng 2/2012 – tháng 3/2012: điềutra thu thập thông tin, số liệu sơ cấp và thứ cấp; tổng hợp, phân tích số liệu; viết vàhoàn thiện chương 1, chương 2; gặp giáo viên hướng dẫn để xin ý kiến hoàn thiệnchuyên đề; tháng 3/2012 – tháng 4/2012: viết và chỉnh sửa chuyên đề theo góp ýcủa giáo viên hướng dẫn và nhận xét của đơn vị thực tập; hoàn chỉnh chuyên đề vànộp nhà trường theo quy định

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra, phỏng vấncác chuyên gia quản trị TSCĐ, qua quan sát thực tế kinh doanh tại doanh nghiệp tưnhân cà phê Minh Tiến…

- Phương pháp thu thập, phân loại số liệu thứ cấp: từ nguồn dữ liệu nội bộ,báo cáo tài chính, từ tài liệu về cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp

để sang lọc, phân loại theo nhóm, lựa chọn số liệu phục vụ mục tiêu nghiên cứu:Chiến lược đầu tư mở rộng và nâng cấp TSCĐ, quy trình quản trị TSCĐ, phân côngtrách nhiệm quản trị TSCĐ, trích lập và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ, các báo cáotài chính và kinh doanh liên quan đến quản trị TSCĐ, các chỉ tiêu phân tích và kiểmsoát TSCĐ, các tình huống biến động và rủi ro đối với TSCĐ, các dự báo liên quan

Trang 6

tới quản trị TSCĐ của đơn vị…).

- Phương pháp xử lý số liệu: Chuyên đề sử dụng phần mềm excel

- Phương pháp phân tích số liệu: Chuyên đề sử dụng phương pháp thống kêkinh tế (thống kê mô tả, so sánh, phân tích và tổng hợp); phương pháp số bình quângia quyền

- Chỉ tiêu nghiên cứu: Chuyên đề sử dụng nhóm các chỉ tiêu phân tích thựctrạng; nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị TSCĐ; nhóm chỉ tiêu đánh giá cácyếu tố ảnh hưởng…

5 Kết cấu chuyên đề:

Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danhmục tài liệu tham khảo, kết luận và các phụ lục, chuyên đề được kết cấu thành 2chương:

Chương 1: Thực trạng quản trị TSCĐ tại Doanh nghiệp tư nhân cà phêMinh Tiến

Chương 2: Các kết luận và đề xuất với nhà quản trị TSCĐ tại Doanhnghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến

Trang 7

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CÀ PHÊ MINH TIẾN

1.1 Tổng quan về Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến

1.1.1 Lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến có tên giao dịch là Minh TiếnCoffee Private Enterprise (viết tắt là MINH TIEN COFFEE ) được thành lập theoGiấy đăng ký kinh doanh số: 0101000078 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấpngày 16/05/2000 Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến hoạt động trên cơ sởLuật Doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến là một doanh nghiệp Tư nhân, cótrụ sở tại số 32/178 Phố Thái Hà – Quận Đống Đa – Hà Nội và Xưởng chế biến càphờ đặt tại Văn Điển – huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội Đây là một Doanhnghiệp có quy mô nhỏ hoạt động theo mô hình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Sản xuất, kinh doanh chỉ tập chung vào một mặt hàng cà phê, do chỉ kinh doanhmột mặt hàng duy nhất nên khi mới thành lập Doanh nghiệp tư nhân cà phê MinhTiến đã gặp rất nhiều khó khăn để tìm cho mình một chỗ đứng trên thương trường

Tháng 6 năm 2000 doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh vớinguồn vốn hạn hẹp chỉ với 515 triệu đồng Thời gian này doanh nghiệp còn gặpnhiều khó khăn do điều kiện sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, chưa tạo được thị trườngcho các sản phẩm do mình sản xuất ra, chủ yếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào côngviệc làm đại lý phân phối các sản phẩm cà phê cho nhà máy cà phê Biên Hoà.Doanh thu năm 2001 của Doanh nghiệp là 1.845.380.000 đồng Tổng số lao độngtrong doanh nghiệp là 19 người với thu nhập bình quân 750.000 đồng/người Năm

2011 doanh thu bình quân là 5,5 triệu đồng/người/tháng

Với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và công nhân của doanh nghiệp những khókhăn dần dần được khắc phục và công việc SXKD của doanh nghiệp càng ngàycàng phát triển Từ cuối năm 200, doanh nghiệp đã mở rộng thêm được thị trườngcủa mình, đặc biệt đã mạnh dạn tăng cường đẩy mạnh khâu thu mua mặt hàng cà

Trang 8

phê nguyên liệu thô từ các vùng sản xuất, sau đó đưa về tái chế thành những loại càphê hạt sống có đủ các tiêu chuẩn để tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.

Từ năm 2002 đến nay, Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến đã có bướctiến đáng kể như việc nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng nên đã cho ranhiều loại cà phê như: cà phê hạt sống các loại, cà phê bột, cà phê hạt rang Các sảnphẩm của doanh nghiệp không những trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trongnước mà còn được các bạn hàng nước ngoài ưa thích Thị trường tiêu thụ của doanhnghiệp đã được mở rộng, chính sự đa dạng về các loại sản phẩm cũng như chấtlượng cà phê được đảm bảo đã làm cho các bạn hàng trở nên tin cậy hơn và Doanhnghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến ngày càng có uy tín hơn trên thị trường Năm

2010 sản lượng cà phê hạt sống của doanh nghiệp được khách nước ngoài tiêu thụđạt >80% sản lượng sản xuất ra của doanh nghiệp; doanh thu đạt 217,47 tỷ đồng,tăng 262,46% % so với năm 2008 Qua đó thấy được sự định hướng đúng đắn củaban lãnh đạo và sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệptrong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Năm 2011, doanh nghiệp sắp xếp lại cơ cấu tổ chức để phù hợp với nhiệm vụsản xuất và lực lượng nhân viên hiện có, vừa đảm bảo sự quản lý chung của doanhnghiệp, vừa phát huy tính độc lập, kiêm nhiệm cũng như tạo mối liên hệ gắn kếtgiữa các bộ phận, các khâu SXKD

* Chức năng của Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến

- Tổ chức sản xuất các mặt hàng cà phê cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước

- Có quyền tuyển dụng và đào tạo nhân sự theo quy định của Bộ luật LaoĐộng

- Có quyền tham gia ký kết với các đối tác trong và ngoài nước về mặt hàng

mà Doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền

- Doanh nghiệp có quyền định giá sản phẩm dịch vụ trong phạm vi có sựđiều chỉnh của nhà nước

* Nhiệm vụ của Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến

- Đảm bảo về đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên , có thiết bị an toàntrong lao động và có các chính sách đối với nhân viên trong Doanh nghiệp

Trang 9

- Đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước theo đúng thời gian quy định.

- Tập trung hết sức làm tốt việc chiến lược thị trường xuất khẩu và nội tiêu mộtcách bền vững lâu dài để sản xuất ổn định

- Xây dựng đội ngũ cán bộ thị trường kinh doanh giỏi nhằm nắm bắt nhanh, pháthiện được các bí quyết và sự đòi hỏi của khách hàng, của thị trường để hướng dẫncho sản xuất tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất

- Tổ chức đào tạo cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ cho cán bộ côngnhân viên kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, đưa công tác quản lý vào nề nếp, nhằmđảm bảo cho SXKD có hiệu quả, đời sống người làm chè không ngừng được cảithiện

1.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị

Hiện nay doanh nghiệp có tổng số lao động là 250 người, trong đó lao động

có hợp đồng dài hạn là 59 người, còn lại là lao động thời vụ Cơ cấu tổ chức bộ máyquản trị của doanh nghiệp thể hiện tại Sơ đồ 1

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của DNTN cà phê Minh Tiến

- Giám đốc: là người sở hữu tài sản của doanh nghiệp (Chủ doanh nghiệp),

quản lý và điều hành toàn bộ mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật các hoạt động của doanh nghiệp Chủ doanhnghiệp là người đề ra và cũng là người chỉ đạo mọi công việc của Doanh nghiệp

Trang 10

như: sản xuất, kinh doanh, tài chính kế toán, tổ chức lao động tiền lương

- Phó giám đốc: Giúp chủ doanh nghiệp về công tác kinh doanh và một phần

công tác tổ chức hành chính của doanh nghiệp Trực tiếp phụ trách phòng kinhdoanh – Tổ chức hành chính

- Kế toán trưởng: Tham mưu cho chủ doanh nghiệp các công tác kế toán,

thống kê, tài chính, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sảnxuất và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu- chi với khách hàng, nội bộ theođúng chế độ kế toán hiện hành, cung cấp các thông tin kế toán cho các bộ phận cóliên quan, cố vấn cho chủ doanh nghiệp trong quản trị doanh nghiệp Phụ tráchphòng Kế toán tài chính

- Phòng Kế toán tài chính:

+ Thực hiện nhiệm vụ hạch toán, kế toán toàn bộ các hoạt động SXKD, đầu

tư trong toàn doanh nghiệp

+ Khai thác quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn , đáp ứng kịp thờivốn cho các phương án SXKD…Nắm bắt các thông tin tài chính cho chủ doanhnghiệp phục vụ chỉ đạo và điều hành SXKD và đầu tư đạt hiệu quả kinh tế cao.Đảm bảo việc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp

+ Tổng hợp quyết toán và làm quyết toán tài chính tháng, quý, năm của doanhnghiệp theo đúng chế độ quy định của Nhà nước

- Phòng Kinh doanh – Tổ chức hành chính:

+ Tham mưu cho chủ doanh nghiệp về việc mở rộng thị trường quan hệ hợptác kinh tế với các đối tác

+ Khai thác và kinh doanh các mặt hàng hiện có của doanh nghiệp

+ Tham mưu cho chủ doanh nghiệp các lĩnh vực tổ chức quản lý, tổ chức cán

bộ, lao động tiền lương

+ Giữ vững và phát triển thị trường hiện có của doanh nghiệp Xâm nhập và

mở rộng thị trường mới nhằm đảm bảo tiêu thụ nhanh chóng và có hiệu quả sảnphẩm cà phê của doanh nghiệp

+ Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổng hợp và phân tích thị trường,nắm bắt các cơ hội kinh doanh, thực hiện công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng

Trang 11

+ Xây dựng và soạn thảo các phương án kinh doanh trình chủ doanh nghiệp + Tổ chức triển khai thực hiện các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng mua bán,hợp đồng uỷ thác trên cơ sở các phương án kinh doanh đã được duyệt nhằm đảmbảo đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Tham mưu cho chủ doanh nghiệp về hàng hoá, mẫu mã, bao bì sản phẩm,khách hàng và xu thế phát triển của thị trường

+ Tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm hàng hoá

+ Xây dựng chiến lược thị trường và theo dõi việc thực hiện các chiến lược + Lập sổ theo dõi, quản lý đội ngũ công nhân, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật,cán bộ nghiệp vụ trong toàn doanh nghiệp Phục vụ cho công tác sắp xếp sử dụng,điều chuyển của chủ doanh nghiệp Quản lý lưu gửi hồ sơ cán bộ công nhân viêntheo đúng chế độ chính sách của nhà nước, đúng quy định và yêu cầu của chủ doanhnghiệp

- Xưởng chế biến: Đây là xưởng chế biến và tái chế cà phê hạt sống, cà phê

tinh chế Hiện nay xưởng có hai dây chuyền sản xuất cà phê hạt sống và dây chuyềnchế biến cà phê bột tinh chế

+ Thực hiện các công việc về chế biến, tái chế các loại sản phẩm cà phê củadoanh nghiệp

+ Tổ chức đưa các nguyên liệu thô vào sản xuất, tái chế trên các dây chuyềnchế biến, tinh chế cà phê bột các loại Sắp xếp, hướng dẫn cho những lao động thời

vụ phân loại các sản phẩm cà phê hạt sống để đảm bảo chất lượng

1.1.3 Tình hình hoạt động SXKD của Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến, giai đoạn 2009 - 2011

Trải qua nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển, hiện nay Doanhnghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến là một trong những đơn vị kinh tế dân doanh làm

ăn có hiệu quả, từng bước gây dựng và xác lập thương hiệu doanh nghiệp trongngành hàng chế biến, thương mại cà phê ở trong và ngoài nước Doanh nghiệp đã cómột trụ sở làm việc khang trang và xưởng chế biến cà phê có quy mô vừa

Trong những năm gần đây, hoạt động SXKD của doanh nghiệp thật đáng khích

lệ, nó phản ánh một sự tăng trưởng khá bền vững và tiến bộ, Bảng 1 và Bảng 2

Trang 12

Bảng 1 Doanh thu của DNTN cà phê Minh Tiến, 2006 – 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

2006 – 2010 (%)

Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính

Đánh giá chung: Các bộ phận của doanh nghiệp đã thực hiện tốt công việc đượcgiao, đáp ứng yêu cầu sản xuất Tuy nhiên SXKD của doanh nghiệp có những khókhăn: (i) Do suy thoái kinh tế thế giới và lạm phát trong nước đã ảnh hưởng giá càphê xuất khẩu của các đơn hàng giảm; (ii) Do công tác sản xuất mang tính thời vụcao nên công tác thu mua, trữ hàng đến vụ rất lớn, chi phí tài chính cao dẫn đến lợinhuận thấp; (iii) Nhu cầu đầu tư xây dựng lớn; (iv) Lao động phải kiêm nhiệm dẫnđến kết quả công việc thực hiện chưa cao

Bảng 2 Kết quả kinh doanh của DNTN cà phê Minh Tiến, 2009 - 2011

-Thu nhập bình quân

( đ/người/tháng ) 3.200.000 3.850.000 5.510.000 131,101

Nguồn:Phòng Kinh doanh – Tổ chức hành chính; Phòng Kế toán tài chính

Trang 13

1.2 Thực trạng quản trị TSCĐ tại Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến

1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị TSCĐ tại của Doanh nghiệp tư nhân

cà phê Minh Tiến

1.2.1.1 Nhóm các nhân tố khách quan

a Chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước

Trước hết doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của Nhà nước về quảntrị TSCĐ Các quy định về quản lý, sử dụng TSCĐ (chế độ quản lý tài chính, cácquy định của nhà nước là cơ sở để doanh nghiệp cụ thể hóa thành các quy định nội

bộ…) Với chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu hiện nay,

sản phẩm cà phê của doanh nghiệp ngày càng đa dạng, với chất lượng cao Do đócông nghệ sản xuất, TSCĐ của doanh nghiệp cần thiết ngày càng được quan tâmđầu tư

b Thị trường và cạnh tranh

Sản phẩm cà phê mang nhãn hiệu “Minh Tiến” đã trở nên quen thuộc đối vớingười tiêu dùng và trên thị trường ngành hàng cà phê Việt Nam Nhưng với sốlượng sản xuất như hiện nay, doanh nghiệp chỉ mới đáp ứng được 5% tiêu thụ trongnước và chiếm tỷ lệ nhỏ trong thị phần cà phê xuất khẩu của Việt Nam Thị trườngtiêu thụ chính của doanh nghiệp là Miền Bắc và Miền Trung

Doanh nghiệp chịu sức ép từ các đối thủ cạnh tranh trong nước nhưVinacafe, cà phê Trung Nguyên…Lại cộng thêm các sản phẩm nhập ngoại nhưNestcafe…gây nên những thách thức cho doanh nghiệp Vấn đề đặt ra cho doanhnghiệp là phải luôn bám sát nhu cầu thị trường, sản phẩm phải thể hiện được sựkhác biệt hoá về chất lượng, giá cả, tức là doanh nghiệp phải không ngừng nâng caogiá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ trong sản phẩm của mình Với định hướng rõràng như vậy, doanh nghiệp đã không ngừng đổi mới máy móc thiết bị, nhà xưởng

để làm cho các sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp có chất lượng ngày càng cao,giá giảm để không những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn có khảnăng mở rộng thị trường ra nước ngoài Thực tế rằng sản phẩm của doanh nghiệp đãxuất khẩu đi nhiều nước như EU, Nhật Bản, Mỹ, Đức,…

Trang 14

c Nhân tố nguồn lực bên ngoài

Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến là doanh nghiệp loại hình nhỏ vàvừa, một doanh nghiệp trẻ đang trong quá trình phát triển Doanh nghiệp coi trọngcông tác đầu tư, mở rộng SXKD nên trụ sở, xưởng sản xuất, trang thiết bị phục vụđược mua sắm, quản lý tốt Bên cạnh đó, doanh nghiệp tham gia đầu tư TSCĐ tạimột số doanh nghiệp liên kết kinh doanh

d Nhân tố khác

Bên cạnh những nhân tố trên thì còn có nhiều nhân tố khác có thể ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ mà được coi là những nhân tố bất khả khángnhư thiên tai, mùa màng, thời vụ nông sản Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời

là hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ ảnhhưởng mà thôi

1.2.1.2 Nhóm các nhân tố chủ quan

Đây là các nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng TSCĐ củadoanh nghiệp Nhóm nhân tố này tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạtđộng SXKD trước mắt cũng như lâu dài

a Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến hoạt động kinh doanh trong lĩnhvực chế biến, thương mại cà phê; sản phẩm của doanh nghiệp phong phú, vì vậytrong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, các TSCĐ có giá trị lớn Việc nâng caohiệu quả sử dụng TSCĐ là giúp cho doanh nghiệp thành công trong kinh doanh

Doanh nghiệp có chiến lược phát triển, đầu tư SXKD dài hạn đến năm 2020;quy mô SXKD lớn gấp 2 lần hiện tại, nhu cầu sử dụng TSCĐ tăng cả về quy mô vàtần suất quay vòng; đòi hỏi phải mở rộng, nâng cấp TSCĐ Với thực lực hiện có,doanh nghiệp có khả năng tự đầu tư TSCĐ tại trụ sở và tại khu xưởng sản xuất và

mở rộng thêm một số điểm kho, xưởng mới, mở văn phòng đại diện tại miền Trung,miền Nam và tại một số nước trên thế giới…

b Trình độ lao động, ý thức trách nhiệm

*Trình độ quản lý TSCĐ của doanh nghiệp: Ban lãnh đạo có trình độ, cótầm bao quát công việc, biết dùng người phù hợp với công việc, có tâm huyết và

Trang 15

nhạy bén với những thay đổi trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp phát triển đúnghướng, quản lý hiệu quả Năm 2011, doanh nghiệp có trên 100% lao động quản lý

có trình độ đại học, cao đẳng và trên đại học Với đội ngũ quản lý có trình độ cao,

có kinh nghiệm trong nghề nghiệp như vậy đảm bảo cho doanh nghiệp có thể vữngmạnh trong tương lai

*Lao động trực tiếp sản xuất: Các lao động có trình độ tay nghề, tâm huyết

và có ý thức trách nhiệm là tài sản quý của doanh nghiệp, nó là yếu tố giúp doanhnghiệp nâng cao năng suất lao động, tránh hao hụt lãng phí tài sản, góp phần nângcao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp Năm 2011, doanh nghiệp có87,6% tổng số lao động trong công nhân kỹ thuật có tay nghề, giúp doanh nghiệp sửdụng TSCĐ một cách có hiệu quả nhất

1.1.3 Chính sách quản trị tài sản cố định

Từ khi xây dựng xưởng chế biến, doanh nghiệp đã mua các thiết bị máy móc

để phục vụ cho sản xuất và chế biến, thương mại cà phê Qua từng năm doanhnghiệp đã từng bước đầu tư cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Cho đến nay đã có 1 hệthống thiết bị tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh để có thể sản xuất được các sảnphẩm cà phê phục vụ nhu cầu thị trường

Giám đốc doanh nghiệp luôn quan tâm và định kỳ đầu tư TSCĐ, tài trợ choTSCĐ: Năm 2011 doanh nghiệp triển khai xây dựng cơ bản: cải tạo phòng khách;phòng làm việc; xây lắp sân bê tong 1.350 m2 Đầu tư máy móc thiết bị: Nâng cấp

hệ thống dây chuyền chế biến cà phê, lắp đặt thêm 01 máy phân loại màu tại xưởngchế biến (công suất SMII 800 DE) và nâng cấp hệ thống máy thiết bị tại CN4 tại

Hà Nội, Quảng Trị và Sơn La với quyết toán 4,69 tỷ đồng bằng vốn tự có

Trong tổng số 30 cán bộ có liên quan của doanh nghiệp được hỏi đánh giáchính sách quản trị TSCĐ của doanh nghiệp: có 34 cán bộ (chiếm 68%) đánh giámức tốt; có 11 cán bộ (chiếm 22%) đánh giá mức khá; còn lại đánh giá trung bình

và không tốt

1.2.2.1 Cơ cấu TSCĐ và nguồn hình thành

Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến hoạt động kinh doanh chính là xuấtkhẩu, cho nên công tác quản lý chất lượng luôn được coi trọng Để có chất lượng

Trang 16

sản phẩm tốt nhất đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn đổi mới trang thiết bị, máy móc,thay đổi cơ cấu TSCĐ sao cho hợp lý Để có được TSCĐ có công nghệ cao, hiệunăng sử dụng lớn thì doanh nghiệp cũng phải cố gắng tìm các nguồn đầu tư hợp lý.Điều này được thể hiện qua Bảng 3.

Nhìn chung kết cấu TSCĐ của công ty đã hợp lý Vì là doanh nghiệp sản xuấtnên kết cấu thiết bị máy móc lớn chiếm phần lớn trong tổng TSCĐ cố định năm

2010 là 11.304.252.500 (chiếm 45%) và sang năm 2011 là 11.902.890.985 (chiếm45,6%), Bảng 3 Do doanh nghiệp đã mua thêm một số máy móc thiết bị mới choSXKD nên giá trị máy móc thiết bị năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 5.115.203.675 -5.432.156.674= 316.952.998 Do tỷ trọng của máy móc thiết bị là rất cao cho nênnăng lực sản xuất của nó sẽ quyết định tính hiệu quả trong SXKD Do đó cần phảiquản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích, có tính toán các loại TSCĐ, máy mócthiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chúng trong doanh nghiệp

Tình hình nhà xưởng văn phòng cũng phù hợp với SXKD năm 2010 là 38%,năm 2011 là 37% trong tổng TSCĐ Mặc dù có một số loại TSCĐ có tỉ trọng giảmnhưng nhìn chung giá trị TSCĐ của doanh nghiệp là tăng qua từng năm

Có được điều đó là do doanh nghiệp đã bỏ 1 phần lợi nhuận thu được để đầu

tư vào mua sắm các trang thiết bị máy móc, 1 số TSCĐ cần thiết khác để phục vụSXKD, nên kết quả mà doanh nghiệp thu về được cao hơn Dẫn đến doanh thu củadoanh nghiệp ngày càng được cải thiện

Hầu hết TSCĐ của doanh nghiệp đầu tư vào cho công việc sản xuất đều đượcđầu tư qua các nguồn chủ yếu từ nguồn tự có, còn lại vay ngân hàng

Bảng 3 Cơ cấu TSCĐ của DNTN cà phê Minh Tiến

n v tính: ng Đơn vị tính: đồng ị tính: đồng đồngLoại TSCĐ 2010Nguyên giá2011 Tự cóNguồn hình thànhVay NHNhà cửa, vật kiến trúc 4.315.632.001 4.522.570.568 735.986.16

Trang 17

-6Tổng 11.304.252.50

0 11.902.890.985 1372212689 10.590.675.296

Nguồn: Phòng Kế toán tài chính

1.1.4 Tổ chức công tác quản trị tài sản cố định

Vào cuối năm, Phòng Kinh doanh và Tổ chức hành chính của doanh nghiệp

có nhiệm vụ nộp báo cáo và giải trình cho lãnh đạo doanh nghiệp về những TSCĐtrong năm tới doanh nghiệp cần thiết phải có để phục vụ cho quá trình sản xuất KhiTSCĐ được đưa vào lắp đặt tại các xưởng chế biến của doanh nghiệp, thì Phòng Kếtoán tài chính cử người chứng nhận bàn giao TSCĐ đó để phục vụ cho công tác tínhtoán sau này

- Về quản lý TSCĐ của doanh nghiệp: được lắp đặt đưa vào sử dụng tai cácphòng ban và các xưởng chế biến, hàng tháng hàng quý hàng năm những nơi đóphải có báo cáo cho doanh nghiệp về tình hình của những TSCĐ đó

- Để đảm bảo cho TSCĐ của doanh nghiệp được hoạt động tốt và liên tụcgắn với trách nhiệm của người lao động, doanh nghiệp đã có những biện pháp nhưkhen thưởng, kỉ luật thích hợp Cụ thể như sau:

Doanh nghiệp tiến hành khen thưởng những tổ, đội, những cá nhân…có tinhthần trách nhiệm, bảo quản vệ sinh tốt những loại TSCĐ, có sáng kiến cải tiến đổimới máy móc thiết bị giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí , có số giờ sử dụngTSCĐ an toàn, hiệu quả kéo dài Doanh nghiệp tiến hành kỉ luật, thậm chí đuổi việcđối với những cá nhân những người có hành vi vô trách nhiệm lám hư hỏng TSCĐ,

cố tình làm hư hỏng lấy cắp TSCĐ, không tuân thủ đúng các thao tác về quy trình kĩthuật khi sử dụng TSCĐ

Trong các TSCĐ của doanh nghiệp thì máy móc chế biến chiếm vị trí quantrọng nhất đồng thời chiếm tỉ trọng lớn nhất trong công ty, bởi chế biến là khâuquan trọng trong quá trình SXKD của công ty Những năm gần đây doanh nghiệp

đã mua những máy móc thiết bị mới để phục vụ cho công tác chế biến

Ngoài ra công ty còn có 5 phương tiện vận tải nhằm phục vụ cho nhu cầuvận chuyển nguyên vật liệu, hoặc vận chuyển sản phẩm Nhìn chung các phươngtiện vận tải của công ty còn mới Có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệpmột cách tốt nhất

Trang 18

Về dụng cụ quản lý của doanh nghiệp như : máy vi tính, máy photocopy,máy in, máy huỷ tài liệu, máy điều hoà…tại văn phòng hành chính còn mới và được

sử dụng đúng mục đích

* Quản lý khấu hao TSCĐ ở doanh nghiệp

Khấu hao TSCĐ là một việc cần thiết và tất yếu phải có đối với TSCĐ, bởi

vì trong quá trình sử dụng hay không sử dụng thì TSCĐ vẫn luôn luôn bị hao mòn.Hao mòn dưới hai hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình Giá trị haomòn được chuyển dịch vào giá trị của sản phẩm làm ra thông qua hình thức tínhkhấu hao, sản phẩm tiêu thụ được thì số tiền đó sẽ được đưa vào một quỹ gọi là quỹkhấu hao cơ bản

Tuy nhiên, việc tính khấu hao ở doanh nghiệp đang còn gặp rất nhiều bất cậpnhư: trong tất cả các sổ sách, giấy tờ về việc trích khấu hao hàng năm đều chỉ tínhtrên nguyên giá, còn hàng năm hay hàng kỳ có đại tu hay sửa chữa và các chi pháilàm tăng giá trị TSCĐ đều không được bổ sung vào hạch toán tăng giá trị TSCĐ.Điều đó có nghĩa là hàng năm doanh nghiệp đã thất thoát một lượng vốn khá lớn vàTSCĐ ở đây hao mòn rất nhanh vì mức khấu hao chỉ được tính trên nguyên giá, do

đó làm thất thoát đi một phần khấu hao, ảnh hưởng đến bảo toàn và phát triển vốncủa doanh nghiệp

* Tình hình tăng giảm nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ.

Nhằm nắm được tình chung về TSCĐ, cũng như tình hình tăng, giảm TSCĐ,doanh nghiệp tiến hành thành lập báo cáo kiểm kê TSCĐ và báo cáo TSCĐ hàngnăm Trong việc xác định nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp đã sử dụng giá thực tếtrên thị trường của các TSCĐ cùng loại

- Qua 3 năm, doanh nghiệp liên tục đầu tư vào TSCĐ mà chủ yếu là máymóc thiết bị Năm 2009, nguyên giá TSCĐ tăng mạnh nhất do doanh nghiệp muanhiều loại máy móc thiết bị mới…Năm 2010, 2011 nguyên giá có tăng nhưng thấphơn so với năm 2009 và có xu hướng giảm, vì đã đến lúc nhiều máy móc thiết bị hếtthời hạn sử dụng hoặc bị hỏng

- Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ đều tăng qua 3 năm Năm 2011 mặc dùTSCĐ tăng ít hơn và TSCĐ giảm đi nhiều hơn so với mức tăng và mức giảm tương

Trang 19

ứng của năm 2010 và 2009 song giá trị hao mòn tăng lên lại cao hơn và giá trị haomòn giảm đi ít hơn và làm cho số hao mòn luỹ kế của năm 2011 vẫn tăng cao hơnmức tăng của các năm trước

- Giá trị còn lại của TSCĐ phản ánh số vốn cố định hiện thời của doanhnghiệp Giá trị này đều tăng qua 3 năm Năm 2010 các TSCĐ được đầu tư với tỷtrọng lớn hơn năm 2011 Như vậy quy mô của vốn cố định tuy có tăng nhưng mứctăng ngày càng có xu hướng giảm xuống Điều này ảnh hưởng đến việc nâng caonăng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm củadoanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường

- Hệ số hao mòn TSCĐ qua 3 năm 0,410; 0,412; 0,454 Qua các chỉ tiêu trên

cho ta biết mức độ hao mòn của TSCĐ so với thời điểm đầu tư ban đầu hầu nhưkhông tăng qua 2 năm 2009, 2010 nhưng đến năm 2011 hệ số này tăng lên 10,19%(0,454 lần) chứng tỏ các TSCĐ được đầu tư mới nhưng tính năng kỹ thuật đã giảm

đi Như vậy, tại thời điểm cuối năm 2011 năng lực thực tế của TSCĐ chưa đượccao, điều này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp Trong ba năm qua doanh nghiệp rất chú trọng vào việc đổi mới TSCĐ, năm sauđều cao hơn năm trước, đặc biệt là năm 2011 Bước sang một trang mới khi doanhnghiệp đầu tư một dây truyền thiết bị công nghệ chế biến cà phê Hàng năm doanhthu của doanh nghiệp đều tăng rất nhanh, giá trị tổng sản lượng cũng tăng hàng năm

từ 20% - 40% Để cho dây truyền sản xuất được đồng bộ hơn, hàng năm doanhnghiệp đã đầu tư rất nhiều vào các TSCĐ khác

Bên cạnh việc đầu tư vào các máy móc thiết bị, năm 2011 doanh nghiệp đã đầu

tư vào xây trụ sở mới, nhà cửa, vật kiến trúc nhằm mở rộng diện tích sản xuất Đâythực sự là một việc hết sức quan trọng trong việc tăng trưởng của doanh nghiệp.Ngoài biện pháp đầu tư để phát triển vốn thì doanh nghiệp cũng thực hiện côngtác đánh giá và đánh giá lại TSCĐ của mình để từ đó xác định mức và tỷ lệ khấuhao cho hợp lý Tuy nhiên công tác này chỉ là hình thức nên không thực sự đem lạihiệu quả trong bảo toàn và phát triển TSCĐ của doanh nghiệp:

+ Vệ mặt hiện vật: Trong quá trình SXKD của mình, những TSCĐ các phòngchức năng trực tiếp quyền quản lý theo đúng nội quy đưa ra Công tác bảo dưỡng,

Trang 20

sửa chữa TSCĐ cũng được thực hiện tốt cho nên hạn chế được sự mất mát, hưhỏngTSCĐ trước khi hết thời hạn sử dụng.

+ Vệ mặt giá trị: Việc đánh giá và đánh giá lại TSCĐ còn hình thức, do đókhông tránh khỏi tình trạng khi TSCĐ hư hỏng, công tác sửa chữa làm tăng giá trịTSCĐ nhưng không được tính vào hạch toán tăng TSCĐ để tính khấu hao

* Tình hình sửa chữa TSCĐ ở doanh nghiệp

Công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ nhằm mục tiêu làm tăng thời gian sử dụngcủa TSCĐ Đó là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới thựchiện kế hoạch, tiến độ thi công cũng như ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm Côngtác sửa chữa, bảo dưởng TSCĐ được giao cho từng phòng, xưởng sản xuất, nhưngchịu trách nhiệm chính là Phòng Kinh doanh Trong đó các tổ, đội, xưởng sản xuấtvới vai trò quản lý và sử dụng TSCĐ trực tiếp phục vụ sản xuất, nên họ có tráchnhiệm phải bảo quản, bảo dưỡng theo chu kỳ Phòng Kinh doanh đóng vai trò làngười quản lý trực tiếp công tác sửa chữa, thực hiện các kế hoạch sửa chữa lớn, vừa

và nhỏ cho hệ thống TSCĐ Ngoài ra Phòng Kinh doanh còn là nơi tiến hành côngtác xây dựng và lập kế hoạch sửa chữa cho toàn bộ hệ thống TSCĐ trên cơ sở thựctrạng hoạt động từng mặt và thống nhất

Sơ đồ 2 Hệ thống quản lý công tác sửa chữa TSCĐ

Bảo dưỡng

Ngày đăng: 24/07/2013, 09:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị - Quản trị tài sản cố định trong doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến
1.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị (Trang 9)
Bảng 2. Kết quả kinh doanh của DNTN cà phê Minh Tiến, 2009 - 2011 - Quản trị tài sản cố định trong doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến
Bảng 2. Kết quả kinh doanh của DNTN cà phê Minh Tiến, 2009 - 2011 (Trang 12)
* Tình hình sửa chữa TSCĐ ở doanh nghiệp - Quản trị tài sản cố định trong doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Tiến
nh hình sửa chữa TSCĐ ở doanh nghiệp (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w