1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN ĐỀ KIỂM TOÁN ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ HOÀN THÀNH

11 835 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 88 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ KIỂM TOÁN ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ HOÀN THÀNH

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ KIỂM TOÁN ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU KIỂM

TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ HOÀN

THÀNH

LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN 3

1.1 Khái niệm và phân loại dự án đầu tư 3

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư 3

1.1.2 Phân loại dự án đầu tư 4

1.2 Các mô hình quản lý Dự án 4

1.3 Trình tự tiến hành đầu tư dự án 5

1.3.2 Chuẩn bị đầu tư 5

1.3.2 Thực hiện đầu tư 5

1.3.3 Kết thưc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng 6

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU KIỂM TOÁN 7

2.1 Nội dung BCQT Vốn đầu tư hoàn thành 7

2.2 Mục tiêu Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành 9

KẾT LUẬN 11

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định Trong điều kiện nước ta nguồn lực hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được những nhu cầu sản xuất – kinh doanh thì các Dự án đầu tư luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng Đó là điểm tựa, là những cú đẩy để thu hút hơn các nguồn vốn trong và ngoài nước đổ vào Việt Nam từ đó góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Do những đặc điểm của quá trình hoàn thành một dự án đầu tư nên Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành được coi là một trong các Báo cáo tài chính đặc biệt và có những đặc điểm kiểm toán riêng Để tìm hiểu kỹ hơn về các đặc điểm

này, em đã nghiên cứu đề tài “Đặc điểm của dự án đầu tư và mục tiêu kiểm toán

Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành” Đề tài gồm hai chương chính như

sau:

Chương 1: Đặc điểm của dự án đầu tư với vấn đề kiểm toán.

Chương 2: Đặc điểm báo cáo quyết toán vốn đầu tư và mục tiêu kiểm toán.

Đây là những kiến thức em đã nghiên cứu qua giáo trình Kiểm toán tài chính – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân và được tìm hiểu thông qua bài giảng của thầy Đinh Thế Hùng Trong khuôn khổ bài viết còn nhỏ, cũng như sự hạn chế về kiến thức nên Đề tài khó tránh khỏi sai sót Em rất mong nhận được sự chỉnh sửa, đóng góp của các thầy cô đề bài viết hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Lương Thùy Linh

Trang 3

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI VẤN ĐỀ

KIỂM TOÁN

1.1 Khái niệm và phân loại dự án đầu tư.

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư.

Hiện nay có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm về dự án đầu tư Sau đây là một số những khái niệm phổ biến

Theo World Bank: “Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động

và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định.”

Theo Luật Đầu Tư 2005, khoản 8 điều 3: “Dự án đầu tư là tập hợp các

đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn

cụ thể trong khoảng thời gian xác định.”

Như vậy có thể thấy những đặc điểm chính của dự án đầu tư là:

Về mặt hình thức, Dự án là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch đề đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lại

Trên góc độ quản lý, Dự án đầu tư là một cồn cụ quản lý sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài

Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triền kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư tài trợ

Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc

Trang 4

tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định

1.1.2 Phân loại dự án đầu tư.

Các dự án đầu tư được phân loại như sau:

- Theo quy mô và tính chất thì có hai nhóm là Dự án đầu tư trong nước

và Dự án đầu tư nước ngoài

 Dự án đầu tư trong nước gồm: Dự án quan trọng quốc gia do quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư, và các dự án còn lại được phân chia thành ba nhóm A, B, C theo quy mô và tầm quan trọng của

dự án đầu tư

 Dự án đầu tư nước ngoài gồm Dự án nhóm A và B, và Dự án phân cấp cho địa phương

- Theo nguồn vốn đầu tư thì gồm có:

 Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

 Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà Nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu

tư phát triển của Nhà nước

 Dự án sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các nguồn viện trợ quốc tế

 Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước

 Dự án sử dụng vốn khác

- Theo trình tự lập và duyệt dự án gồm có:

 Dự án nghiên cứu tiền khả thi

 Dự án nghiên cứu khả thi

1.2 Các mô hình quản lý Dự án

Trên góc độ vĩ mô, quản lý Dự án đầu tư là quản lý Nhà nước về quá trình đầu tư từ bước xác định Dự án đầu tư đến thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa Dự án vào khai thác, sử dụng đạt mục tiêu đã định Nhà nước đã ban

Trang 5

hành nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý Dự án đầu

tư như: Luật Ngân sách Nhà nước, Luật xây dựng, Luật kiểm toán Nhà

nước…

Ở đây, em muốn đưa ra bảy mô hình quản lý Dự án đầu tư như sau:

 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

 Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

 Mô hình chìa khóa trao tay

 Mô hình tự thực hiện dự án

 Mô hình quản lý dự án đầu tư theo chức năng

 Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án

 Mô hình quản lý dự án theo ma trận

1.3 Trình tự tiến hành đầu tư dự án

Trình tự tiến hành đầu tư dự án gồm ba bước: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc và đưa cồn trình vào khai thác và sử dụng

1.3.2 Chuẩn bị đầu tư.

Khi chuẩn bị đầu tư thì cần nghiên cứu các nội dung sau:

 Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư

 Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về vốn đầu tư

và lựa chọn tình hình thức đầu tư

 Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng

 Lập dự án đầu tư

 Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư

1.3.2 Thực hiện đầu tư.

Trình tự Thực hiện đầu tư như sau:

 Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất)

 Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có)

Trang 6

 Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định

cu và phục hồi (đối với các dự án có yêu cầu tài định cư và phục hội), chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu có)

 Mua sắm thiết bị và công nghệ

 Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng

 Thẩm định phê duyệt thiết kế và tổng dự toán công trình

 Tiến hành thi công xây lắp

 Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng

 Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng

 Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành sản phẩm

1.3.3 Kết thưc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng.

 Nghiệm thu và bàn giao công trình

 Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình

 Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình

 Bảo hành công trình

 Quyết toán vốn đầu tư

 Phê duyệt quyết toán

Riêng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, chi phí đầu tư chiến tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội do đầu tư cho các dự án trong lĩnh vực này tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng của nền Kinh tế Quốc dân Bên cạnh đó sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có những nét đặc thù đòi hỏi tăng cường kiểm tra, kiểm soát về tài chính phục vụ công tác quản lý đầu tư và xây dựng

Trang 7

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ

MỤC TIÊU KIỂM TOÁN

BCQT Vốn đầu tư hoàn thành với tư cách là một bảng khai tài chính nhằm phản ánh và cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình đầu tư liên quan đến một dự án cụ thể

BCQT Vốn đầu tư hoàn thành phải:

 Xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện

 Phân định rõ nguồn vốn đầu tư

 Chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án

 Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: TSCĐ, tài sản lưu động

 Đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập theo quy định

BCQT vốn đầu tư thể hiện tính đơn chiếc và sự không lặp lại của chu kỳ sản xuất kinh doanh cũng như quá trình bàn giao kết quả của dự án

2.1 Nội dung BCQT Vốn đầu tư hoàn thành

Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án là giá trị thực tế đã thanh toán qua

cơ quan kiểm soát cấp vốn, thanh toán, cho vay tính đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết toán (chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư)

Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu: xây dựng, thiết

bị, bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý, dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác, chi tiết theo hạng mục, theo gói thầu hoặc khoản mục chi phí đầu tư

Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư

Trang 8

Xác định sổ lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình, chi tiết theo nhóm, loại TSCĐ, tài sản lưu động theo chi phí thực tế

Việc phân bổ chi phí khác cho từng TSCĐ được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến TSCĐ nào thì tính cho TSCĐ đó, chi phí chung liên quan đến nhiều TSCĐ thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng TSCĐ so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ TSCĐ

Trường hợp TS được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của TS bàn giao cho từng đơn vị

Hệ thống báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành gồm có:

 Mẫu sô 01/QTDA – Báo cáo tổng hợp Quyết toán dự án hoàn thành

 Mẫu số 02/QTDA – Các văn bản pháp lý có liên quan

 Mẫu số 03/QTDA – Tình hình thực hiện vốn đầu tư qua các năm

 Mẫu số 04/QTDA – chi phí đầu tư đề nghị quyết toán theo công trình, hạng mục hoàn thành

 Mẫu số 05/QTDA – Tài sản cố định mới tăng

 Mẫu số 06/QTDA – tài sản lưu động bàn giao

 Mẫu số 07/QTDA – tình hình thanh toán và công nợ của dự án

 Mẫu số 08/QTDA – bảng đối chiếu số liệu cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư

 Mẫu số 09/QTDA – báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

 Mẫu số 10/QTDA – phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành

 Mẫu số 11/QTDA – báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành

 Mẫu số 12/QTDA – báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành

2.2 Mục tiêu Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.

Trang 9

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 1000 có nêu: “Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành là giúp cho Kiểm toán viên đưa ra ý kiến về Báo cóa quyết toán vốn đầu tư hoàn thành có được lập trên cơ sở chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và quy định về quyết toán vốn đầu tư hiện hành, có tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan về quản

lý đầu tư xây dựng và có phản ánh trung thực và hợp lý trên khía cạnh trọng yếu tình hình và kết quả đầu tư hay không.”

Như vậy mục tiêu cụ thể của kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành là xem xét BCQTVĐT có phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không Tính trung thực hợp lý thể hiện qua các mặt như tình hình đầu tư, khối lượng công việc hoàn thành và chi phí đã bỏ ra Xem xét BCQTVĐT có được lập đúng biểu mẫu, đúng quy định trong quyết toán vốn đầu tư và đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận không Xem xét việc thực hiện quản lý dự án đầu tư và thực hiện dự án có đúng trình tự và đúng quy định hay không

Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán BCQTVĐTHT phải luôn coi trọng

và chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện kiểm toán bao gồm luật và các văn bản dưới luật liên quan

Bên cạnh đó, kiểm toán viên phải tuân thủ các quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán gồm các điểm chủ yếu sau: Độc lập, Chính trực, Khách quan, Năng lực chuyên môn và tính thận trọng, Tính bí mật, Tư cách nghề nghiệp, Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn

Các đặc điểm trong kiểm toán BCQTVĐTHT như sau:

1 Kiểm toán BCQTVĐTHT là một sự kết hợp chặt chẽ giữa ba loại kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ trong cùng một cuộc kiểm toán

2 Kiểm toán BCQTVĐTHT có đặc điểm nổi bật là kiểm toán tuân thủ

Trang 10

3 Nội dung kiểm toán BCQTVĐTHT có những điểm khác với nội dung kiểm toán tài chính

4 Kiểm toán BCQTVĐTHT có một đặc trưng riêng là không có khái niệm “cuộc kiểm toán năm sau” và “hoạt động liên tục”

5 Trong kiểm toán BCQTVĐTHT không chỉ tiến hành tìm hiểu và đánh giá hệ thồng KSNB của đơn vị chủ đầu tư và ban quản lý

6 Quá trình đánh giá trọng yếu trong kiểm toán BCQTVĐTHT cũng có những điểm khác biệt với kiểm toán tài chính

7 Việc vận dụng các phương pháp, kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán BCQTVĐTHT có những điểm đặc thù riêng

8 Các bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCQTVĐTHT có những điểm khác biệt với kiểm toán tài chính

9 Trong kiểm toán BCQTVĐTHT có đặc điểm nổi bật là tính phức tạp trong việc thực hiện dự án đầu tư

Kiểm toán viên cần nghiên cứu kỹ, nắm chắc các đặc điểm này để quá trình tiến hành kiểm toán BCQTVĐTHT đảm bảo trung thực, hợp lý

Trang 11

KẾT LUẬN

Với các đặc điểm, vai trò của dự án đầu tư như đã trình bày ở trên, chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc kiểm toán BCQTVDTHT Kiểm toán BCQTVĐTHT không những thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động và chất lượng thông tin kinh tế tài chính giúp cho các nhà điều hành và quản lý khắc phục, ngăn ngừa những hiện tượng sai lệch và đưa

ra những quyết định đúng đắn, kiểm toán BCQTVĐTHT dự án đầu tư còn nhằm xác định mức độ trung thực hợp lý, khách quan của BCQTVĐT của đơn vị; ngăn chặn sự thất thoát vốn đầu tư của Ngân sách, của Chủ đầu tư; tăng cường công tác quản lý, góp phần đưa công tác quản lý vào nền nếp Nó chính là cầu nối tạo dựng niềm tin với các nhà đầu tư, khích lệ họ đầu tư vào các dự án trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đầy phức tạp, khi mà các Nhà đầu tư luôn cần đến sự hỗ trợ và đảm bảo của dịch vụ kiểm toán nhằm giúp quản lý quy trình đảm bảo rủi ro cũng như duy trì sự tin tưởng của họ

Ngày đăng: 24/07/2013, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w