Những tác động của Cơ cấu dân số vàng đến kinh tế Việt Nam trong thời gian qua...10 2.4... Ngoài ra các đặc trưng khác về giai cấp, thành phần xã hộinhằm phân loại tập hợp người theo các
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ _o0o _
TIỂU LUẬN Môn: Kinh tế phát triển
HÀ NỘI – THÁNG 9 NĂM 2017
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG 3
1.1 Khái niệm chung 3
1.2 Tác động của dân số đến phát triển kinh tế ở Việt Nam 3
1.2.1 Mối quan hệ giữa dân số và lao động 4
1.2.2 Mối quan hệ giữa dân số và việc làm 4
1.2.3 Mối quan hệ giữa dân số và an sinh xã hội và y tế 4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 6
2.1 Thực trạng cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam 6
2.2 Dự báo cơ cấu dân số Việt Nam thời gian tới 8
2.3 Những tác động của Cơ cấu dân số vàng đến kinh tế Việt Nam trong thời gian qua 10
2.4 Những thách thức mà Cơ cấu dân số vàng đặt ra cho Việt Nam trong thời gian tới 13
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 16
3.1 Chính sách giáo dục và đào tạo 16
3.2 Chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực 18
3.3 Chính sách dân số và y tế 19
3.4 Chính sách an sinh xã hội toàn diện hướng đến một dân số già 21
KẾT LUẬN 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trang 4CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG
1.1 Khái niệm chung
- Cơ cấu dân số:
Cơ cấu dân số là sự phân chia dân số thành các bộ phận theo những tiêu chínhất định, độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, trình độ, nghiên cứu sinh học
Theo cách xác định trên, cơ cấu dân số nhằm phản ánh các đặc trưng của mỗingười dân và của toàn bộ dân số Các đặc trưng về giới tính, độ tuổi phản ánh về nhânkhẩu học, các đặc trưng về dân tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấnphản ánh về mặt kinh tế Ngoài ra các đặc trưng khác về giai cấp, thành phần xã hộinhằm phân loại tập hợp người theo các khía cạnh của đời sống xã hội
- Cơ cấu dân số vàng:
Theo định nghĩa của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương,
“cơ cấu dân số vàng” là thời kỳ mà tỉ trọng trẻ em dưới 15 tuổi giảm xuống dưới 30%
và tỉ trọng người già từ 65 tuổi trở lên còn ở mức dưới 15% trong tổng dân số
Còn theo định nghĩa của Liên hợp quốc, dân số của một quốc gia đạt cơ cấu
“dân số vàng” khi tỷ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50%, hay nói cách khác có trên 2người trong độ tuổi lao động trên 1 người trong độ tuổi phụ thuộc
(Tổng tỷ suất phụ thuộc: Là đại lượng được xác định bởi số người trong độ tuổi(0-14) cộng với số người trong độ tuổi (65+) chia cho số người trong độ tuổi (15-64)
1.2 Tác động của dân số đến phát triển kinh tế ở Việt Nam
Dân số - Lao động - Việc làm phát triển đồng đều, cân bằng, phù hợp phát triểnkinh tế xã hội là lý tưởng
Kinh tế tăng chậm trong khi dân số tăng còn cao sẽ kìm hãm sự phát triển kinh
tế làm tăng số người thiếu việc làm , thất nghiệp Gây sức ép lớn đối với giáo dục, y
tế , văn hóa Các vấn đề giải phóng phụ nữ, việc làm , nhà ở ….không đáp ứng được
Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép lớn trong việc việc phát triển kinh tế,nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ tài nguyên, môi trường Chính sách pháttriển dân số phải hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động Bên cạnh đó, việc làm
Trang 5đang một vần đề xã hội ở nước ta, hiện nay đang được tập trung giải quyết và bướcđầu thu hiệu quả tốt Nền kinh tế tăng trưởng cao có tác động tích cực đến vấn đề việclàm thông qua sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, sự chuyển dịch mạnh mẽ cơcấu kinh tế, sự can thiệp của nhà nước thông qua các chương trình việc làm, chươngtrình kinh tế xã hội, phát triển các làng nghề…
1.2.1 Mối quan hệ giữa dân số và lao động
Dân số và nguồn lao động có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau Dân số là
cơ sở tự nhiên hình thành nên nguồn lao động - lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.Nguồn lao động là bộ phận dân số trong tuổi lao động và có khả năng lao động - bộphận dân số chủ lực và năng động nhất trong dân số, nó quyết định và chi phối toàn bộhoạt động sản xuất của xã hội
Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội),hiện nay, Việt Nam còn khoảng 70% lao động chưa được đào tạo nghề Bên cạnh đó,khoảng 70% dân số Việt Nam sinh sống và làm việc ở nông thôn, trong khi nông dânhiện nay mới sử dụng 40% thời gian cho sản xuất nông nghiệp, còn lại 60% thời gian
là nông nhàn
1.2.2 Mối quan hệ giữa dân số và việc làm
Dân số vừa là yếu tố của sản xuất nhưng đồng thời nó còn đóng vai trò như làyếu tố của tiêu dùng Là yếu tố của sản xuất, dân số được xem xét như là chủ thể quyếtđịnh quy mô, phân bố cơ cấu và chất lượng nguồn lao động (cung lao động) Là yếu tốcủa tiêu dùng, quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số qui định qui mô, cơ cấuchất lượng và sự phân bố các ngành, nghề các lĩnh vực hoạt động sản xuất của xã hội,chi phối nội dung, tính chất của việc làm (cầu về lao động) trong toàn bộ nền kinh tếquốc dân
1.2.3 Mối quan hệ giữa dân số và an sinh xã hội và y tế
Dân số tăng nhanh hay tốc độ chuyển tiếp dân số nhanh chóng cũng sẽ đặt rathách thức cho hệ thống an sinh xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh tế nếu không bắt kịptốc độ dân số tăng, thì an sinh xã hội sẽ không đủ để đảm bảo đời sống cho người dân.Điển hình là với người cao tuổi, trong khi đời sống vật chất của người cao tuổi còn gặprất nhiều khó khăn, các vấn đề như trợ cấp nhà nước, lương hưu cho người cao tuổi sẽ
Trang 6người cao tuổi, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa hay miền núi vẫn phải tự kiếm sốnghoặc nhờ vào sự nuôi dưỡng và chăm sóc của con cái.
Và an sinh xã hội luôn đi liên với y tế Và trong trường hợp này, dân số tăngnhanh, an sinh xã hội không đảm bảo cũng tác động đến vấn đề y tế nói chung, khiếnchất lượng trong khám chữa bệnh không thể đạt mức tối đa do các vấn đề về tiền phí,bảo hiểm y tế… Hệ thống dịch vụ chăm sóc người cao tuổi còn rất thiếu trong khi nhucầu điều trị của người cao tuổi ngày càng tăng; cơ cấu tổ chức và năng lực chăm sócngười cao tuổi chưa đáp ứng yêu cầu; chưa có chính sách tốt trong khám và chăm sócngười cao tuổi tại nhà Có thể thấy, gia tăng dân số ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn
đề an sinh xã hội hay y tế các quốc gia
Trang 7CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH
TẾ
2.1 Thực trạng cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam
2.1.1 Thực trạng cơ cấu dân số vàng
- Xét theo cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:
Biểu đồ 2.1: Tháp dân số năm 1999, 2009 và 2014
(Nguồn: Tổng cục thống kê và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc 2016)
Tháp dân số phản ánh sự biến động trong cơ cấu tuổi - giới tínhcho thấy Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi nhân khẩuhọc trong ba thập kỷ qua Trong khi tháp dân số năm 1999 đặc trưngcho sự chuyển đổi nhân khẩu học từ mức sinh và mức chết cao giảmnhanh xuống mức sinh và mức chết thấp, thì tháp dân số năm 2009đặc trưng cho dân số ở giai đoạn cuối của quá độ dân số với mứcsinh và mức chết thấp và đang ở giai đoạn đầu của già hóa dân số.Hậu quả của chiến tranh tới thay đổi cơ cấu tuổi của dân số trở nên
mờ nhạt hơn, và chỉ còn nhận thấy ở nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên.Mức sinh và mức chết đã ổn định ở mức thấp trong thập kỷ qua.Tháp dân số năm 2014 phản ánh sự già hóa dân số ở Việt Nam
Trang 8Bảng 2.1: Tỷ trọng dân số theo độ tuổi ở Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình
(www.gopfp.gov.vn))
Cơ cấu dân số theo tuổi là sự phân chia tổng số dân theo từng
độ tuổi hay nhóm tuổi Từ bảng trên có thể thấy có sự chuyển dịch rõnét trong cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta trước và sau thời kỳ
“cơ cấu dân số vàng” Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi năm 2009 so với
1999 đã giảm 8.6% còn 24.5% (dưới 30%) Tỉ lệ này tuy có biến độngnhưng vẫn được duy trì ở mức dưới 30% từ 2009 đến 2014 (23.5%).Ngược lại nhóm tuổi lao động (15-64 tuổi) và ngoài lao động (từ 65tuổi trở lên) đều có sự gia tăng Trong đó, nhóm 15-64 tuổi tăng 8%trong 10 năm, nhóm từ 65 tuổi trở lên năm lên 6.4% vào 2009 (dưới15%) Quy mô dân số độ tuổi lao động tăng thêm 16,1 triệu, từ 46,7triệu vào năm 1999 lên đến 62,8 triệu năm 2014 đã tạo ra một lựclượng lao động tiềm năng để phát triển kinh tế đất nước Như vậytheo định nghĩa của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ởTrung ương thì suốt giai đoạn 2009 – 2014, Việt Nam ở trong giaiđoạn “cơ cấu dân số vàng”, nghĩa là số người trong độ tuổi lao độngcao hơn số người phụ thuộc
- Xét theo tỷ lệ phụ thuộc của trẻ em, người già và tỷ lệ phụ thuộc chung
Trang 9Bảng 2.2: Tỷ lệ phụ thuộc của dân số ở Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình
(www.gopfp.gov.vn))
Biểu đồ 2.2: Tỷ số phụ thuộc và tỷ số già hóa ở Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục thống kê và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc 2016)
Xét theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc về “cơ cấu dân sốvàng” thì cũng có kết quả tương tự Qua bảng có thể thấy Việt Namnăm 2009 đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng với tỷ số dân sốphụ thuộc ở mức dưới 50%
Cụ thể tỉ số dân số phụ thuộc đã giảm mạnh từ 63.6% năm
1999 xuống còn 44.7 năm 2009 Trong đó có sự biến đổi ngược chiềugiữa tỉ số phụ thuộc trẻ và già: Tỉ số phụ thuộc trẻ giảm mạnh từ
Trang 1054.2% năm 1999 xuống còn 35.4% năm 2009 và có chiều hướnggiảm dần các năm sau đó trong khi tỉ số phụ thuộc già tuy có giảmnhẹ từ 9.4% (1999) xuống 9.3% (2009) nhưng có xu hướng tăng dầngiai đoạn 2009 – 2014 Trước thời kì cơ cấu dân số vàng, 1 người laođộng phải lo cho 1 người phụ thuộc nhưng ở thời kỳ “vàng” hiện naythì hai người lao động chỉ phải lo cho 1 người phụ thuộc Tính đến1/4/2014, 52 trong số 63 tỉnh thành bước vào thời kỳ này, tăng 9 tỉnh
so với năm 2009 Nếu có những chính sách phù hợp để tận dụng cơhội này, cơ cấu dân số vàng có thể biến thành lợi tức dân số
2.1.2 Dự báo cơ cấu dân số Việt Nam thời gian tới
Biểu đồ 2.3: Tháp dân số Việt Nam: Hiện tại và dự báo
(Nguồn: United Nation (2014))
Bảng 2.3: Dự báo biến động dân số Việt Nam theo cơ cấu tuổi
Trang 1165 tuổi trở lên 7.1 11.0 18.1
(Nguồn: United Nation (2014))
Theo dự báo, dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam sẽ giảmdần từ 69.4% (2014) xuống chỉ còn 64.0% vào 2049 Cùng trongkhoảng thời gian đó, tỷ lệ trẻ em sẽ giảm từ 23.4% (2014) xuống17.8% (2049), ngược lại tỷ lệ dân số cao tuổi sẽ bắt đầu tăng mạnh
từ 2019 và đạt mức 18.1% dân số vào 2049
Theo một dự báo khác của United Nation năm 2007, tỷ số phụthuộc chung sẽ ở mức dưới 50% từ năm 2009 và kéo dài cho đếnkhoảng năm 2039 Giai đoạn này đặc trưng bởi tỷ số phụ thuộcchung giảm xuống là do mức giảm của tỷ số phụ thuộc trẻ em lớnhơn mức tăng tỷ số phụ thuộc người già Nói cách khác, dân số ViệtNam đạt cơ cấu “vàng” trong giai đoạn 2009-2039 (30 năm) với tỷ lệdân số trong độ tuổi lao động đạt ở mức cao nhất khoảng 65% tổngdân số trong giai đoạn 2015-2025 Cơ cấu “vàng” sẽ kết thúc từ năm
2040 khi tỷ số phụ thuộc chung tăng lên, cao hơn 50 và bị chi phốichủ yếu do tỷ số phụ thuộc người già tăng nhanh
Trang 12Biểu đồ 2.4: Dự báo tỉ số phụ thuộc dân số Việt Nam đến
2050
(Nguồn: United Nation)
2.2 Những tác động của Cơ cấu dân số vàng đến kinh tế Việt
Nam trong thời gian qua
Việt Nam đã chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng từnăm 2007, với lực lượng lao động trẻ dồi dào Nếu lực lượng nàyđược tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động thì sẽ tạo ra khối lượng củacải vật chất khổng lồ, tạo ra giá trị tích lũy lớn cho tương lai, đảmbảo an sinh xã hội khi đất nước bước vào giai đoạn “dân số già”
2.2.1 Tác động đến lực lượng lao động
Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh cho ViệtNam với lực lượng lao động trẻ, dồi dào Tổng cục Thống kê (Bộ Kếhoạch và Đầu tư) vừa tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ Kếtquả cho thấy, nhóm dân số trong độ tuổi lao động khá đông, trong số
100 dân thì có 56 người trong độ tuổi lao động, số người trong độtuổi phụ thuộc (trẻ em chưa đủ 14 tuổi và người già từ 65 tuổi trở
Trang 13lên) là 44 người Trước đây, một người trong độ tuổi lao động phải locho một người phụ thuộc (trẻ em dưới 15 tuổi và người trên 60 tuổi),
“thời kỳ vàng” hiện nay thì hai người lao động chỉ phải lo cho mộtngười phụ thuộc Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, đây đượcxem như một lợi thế cho phát triển kinh tế của đất nước nếu năngsuất lao động của nhóm dân số trong độ tuổi lao động tăng lên
2.2.2 Tác động đến vấn đề việc làm
Đồng thời, dân số trong độ tuổi lao động lớn, cùng với sự pháttriển của khu vực công nghiệp và dịch vụ tạo nhu cầu lớn về đào tạonghề, việc làm Về phát triển thị trường lao động: Việt Nam có nguồnlao động dồi dào, theo kết quả sơ bộ điều tra thực trạng việc làm vàthất nghiệp năm 2007, lực lượng lao động cả nước là 46,61 triệungười (chiếm 54,8% dân số cả nước), tăng 2,27% so với năm 2006,lao động nữ chiếm 49% Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạtkhoảng 70%, trong đó nữ là 66,5% Nhìn chung, lao động Việt Namvẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (chiếm 74,57%), làm việctrong khu vực nông nghiệp nên việc chuyển dịch cơ cấu lao động nóichung, cơ cấu lao động ở nông thôn nói riêng theo hướng côngnghiệp hoá thực sự là một thách thức lớn, đặc biệt là trong bối cảnhhội nhập Cả nước hiện có gần 45,6 triệu lao động có việc làm, tăng2,31% so với năm 2006; cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theohướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông, lâm,ngư nghiệp và tăng trong khu vực công nghiệp, xây dựng và thươngmại dịch vụ Lực lượng lao động trẻ, dồi dào và tiếp tục tăng sẽ lànguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế trong điều kiện đảmbảo việc làm và cải thiện được năng suất lao động
Trang 14Tuy nhiên, kết quả của nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ rarằng “cơ hội dân số” và “lợi tức dân số” không tự động, không tấtyếu đem lại tác động tích cực, mà nó phải được giành lấy bằng cáchành động chính sách, chiến lược cụ thể trong điều kiện cụ thể củatừng nước Không có môi trường chính sách phù hợp và ổn định thìngay cả trong điều kiện tốt nhất, đất nước sẽ bỏ lỡ cơ hội tăngtrưởng cao trong dài hạn khi cơ hội dân số bắt đầu Trong điều kiệnkém thì kinh tế có thể trì trệ, chính trị, xã hội bất ổn bởi quá tải dân
số dẫn đến nạn thất nghiệp tràn lan và an sinh xã hội kiệt quệ Nếu
cơ hội dân số, đặc biệt là giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, diễn ratrùng với thời kỳ kinh tế ổn định và cất cánh thì nguồn lao động cósức khỏe và kỹ năng sẽ trở thành động lực mạnh mẽ của nền kinh tế
2.2.3 Tác động đến An sinh xã hội, y tế và giáo dục
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, cơ cấu “dân
số vàng” thực sự là cơ hội để cải thiện sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe
Trang 15sinh sản cho thanh niên, vị thành niên, sử dụng nguồn lao động dồidào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Cơ cấu “dân số vàng” tạo
cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế,giáo dục, việc làm trong tương lai
Mặt khác, dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh góp phần nâng caochất lượng giáo dục thông qua việc giảm tỷ số giữa học sinh và giáoviên, qua đó nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, cải thiệnchất lượng sức khỏe dân số tương lai
2.3 Những thách thức mà Cơ cấu dân số vàng đặt ra cho Việt
Nam trong thời gian tới
Cơ cấu dân số vàng tạo ra nhiều thuận lợi song cũng đặt rakhông ít những khó khăn thách thức cần giải quyết
- Áp lực giải quyết việc làm cho người lao động
Theo thống kê của Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội ), hiện nay, Việt Nam còn khoảng 70% lao động chưađược đào tạo nghề Bên cạnh đó, khoảng 70% sinh sống và làm việc
ở nông thôn, trong khi chỉ có 40% thời gian dùng cho sản xuất nôngnghiệp, còn lại là thời gian nông nhàn
Bảng 2.5: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo một số ngành
nghề
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 4,2%
Công nghiệp chế biến, chế tạo 17,7%
(Nguồn: Tổng cục thống kê (2015))
Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ lao động tốt nghiệp đại học,cao đẳng cũng rơi vào tình trạng thất nghiệp Những năm gần đây,lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng còn có tỉ lệ thất nghiệp caohơn nhóm lao động khác Theo dự báo của các chuyên gia, năm
2017 cả nước sẽ có khoảng 200000 cử nhân thất nghiệp