1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận ảnh hưởng của ODA tới nền kinh tế việt nam

42 1,9K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 495,75 KB

Nội dung

L I M Đ U ỜI MỞ ĐẦU Ở ĐẦU ẦU Hiện nay, với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi quốc gia phải chủ động trong việc hội nhập quốc tế, nhằm phát huy những tiề

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM: 2

1.1 Vốn ODA trong nền kinh tế mở 2

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn ODA 2

1.1.2.Phân loại vốn ODA 3

1.2 Tác động của vốn ODA tới tăng trưởng kinh tế 6

1.2.1 ODA là đóng vai trò quan trọng trong cải thiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội 6

1.2.2 ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển 7

1.2.3 ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện mở rộng để đầu tư phát triển kinh tế trong nước 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ODA TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ( giai đoạn 1990-2016) 7

2.1 Tổng quan ODA ở Việt Nam giai đoạn 1990-2016 8

2.1.1 Thực trạng thu hút vốn ODA và tỷ trọng ODA trong vốn đầu tư 8

2.1.2 Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA giai đoạn 1990-2016 13

2.2 Tác động 2 mặt của ODA tới phát triển kinh tế ở Việt Nam 20

2.2.1 Tác động tích cực 20

2.2.2 Tác động tiêu cực 25

2.3 Chính sách thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam 30

3.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý 35

3.2 Nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng vốn ODA 36

3.2.1 Hoàn thiện quy trình vận động thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA 36

3.2.2 Hoàn thiện cơ chế giám sát tổ chức dự án 37

3.2.3 Nâng cao chất lượng mua sắm, công tác đấu thầu Thanh tra Chính phủ cần thường xuyên mở các lớp tập huấn về công tác đầu thầu, phương pháp và kỹ năng xử lý các tình huống trong đấu thầu cho các cán bộ quản lý dự án đối với quy định cụ thể của nhà tài trợ trong mỗi chương trình, dự án 37

3.3 Tăng cường hiệu quả trong tổ chức quản lý và đầu tư 37

3.4 Một số giải pháp khác: 39

KẾT LUẬN 40

Trang 2

L I M Đ U ỜI MỞ ĐẦU Ở ĐẦU ẦU

Hiện nay, với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi quốc gia phải chủ động trong việc hội nhập quốc tế, nhằm phát huy những tiềm năng sẵn có, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài.Các nước đang phát triển dường như được hưởng lợi từ các dòng vốn quốc tế, đặc biệt là FDI và ODA Đặc biệt, nguồn vốn ODA thật sự là nhân tố quan trọng trong các yếu tố xác định đến tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển Đối với Việt Nam, sau hơn

30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, với trình độ phát triển kinh tế chưa cao, khả năng tích lũy vốn còn hạn chế thì bên cạnh nguồn vốn trong nước, nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA đã tạo nền móng đầu tiên giúp Việt Nam xây dựng nền tảng để thu hút các nguồn lực khác Trong hơn 20 năm qua các nhà tài trợ đã cung cấp cho Việt Nam một nguồn tài chính đáng kể, góp phần cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế Đến nay Việt Nam có hơn 50 nhà tài trợ đa phương và song phương đang hoạt động và cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội Đây là nguồn ngoại tệ mạnh, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá trong nhiều năm qua Nhận thấy tầm quan trọng của ODA, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài ” Tác động của vốn ODA với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2016” để nghiên cứu, tìm hiểu sâu sát hơn về thực trạng hoạt động quản lý và sử dụng nguồnvốn ODA, đánh giá kết quả đạt được và các hạn chế của vốn ODA, phân tích những tác động của hoạt động này tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa những

Trang 3

CH ƯƠNG I: CÁC KHÁI NIỆM: NG I: CÁC KHÁI NI M: ỆM:

1.1 Vốn ODA trong nền kinh tế mở.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn ODA

Khái niệm: ODA là tên viết tắt của Official Development Assitance -Hỗ trợ

phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức

(Hỗ trợ phát triển chính thức là một hình thức đầu tư nước ngoài Gọi là Hỗ trợ

bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài Đôi khi còn gọi là viện trợ Gọi là Phát triển vì mụctiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi

ở nước được đầu tư Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.)

ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín

dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dànhcho các nước đang và chậm phát triển

vì mục tiêu phát triển

Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA là:

Trang 4

- Điều kiện thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp

- Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA)

 Thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định (ODA có thể ràng buộc hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nước nhận về địa điểm chi tiêu Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận

Ví dụ: Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng đồng Yên Nhật

 Có khả năng gây nợ Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng

nợ nần do không có khả năng trả nợ Vấn đề là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu

1.1.2.Phân loại vốn ODA

1.1.1.1 Phân loại theo phương thức hoàn trả thì có:

Viện trợ không hoàn lại

Là khi bên nhận nhận được viện trợ được cung cấp mà không phải hoàn lại

để thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận giữa các bên Viện trợkhông hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:

Trang 5

- Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật

Trong Báo cáo quốc hội của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư ở Việt Nam thời kì 2011-2015, vốn ODA không hoàn lại chỉ chiếm 4,52% so với tổng vốn ODA.

 Viện trợ có hoàn lại (tín dụng ưu đãi)

Là khi bên viện trợ cho bên cần viện trợ vay một khoản tiền (tuỳ theo quy

mô và mục đích đầu tư) với một số ưu đãi nhất định Những điều kiện ưu đãithường là:

- Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay)

- Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)

- Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)

Là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tíndụng thương mại theo các điều kiện của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triểnOECD ODA cho vay hỗn hợp có thể kết hợp cả 3 loại hình: ODA không hoàn lạivới ODA ưu đãi và một phần tín dụng thương mại

1.1.1.2 Phân loại theo nguồn cung cấp thì có:

Là các khoản viện trợ trực tiếp từ bên này bên kia kia (VD: nước phát triểnviện trợ cho nước đang và kém phát triển) thông qua hiệp định được ký kết giữaChính phủ;

Là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB1 ) hay tổ chứckhu vực (ADB, EU, ) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ

Trang 6

của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đaphương như UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhiđồng Liên Hiệp quốc) có thể không (thường các khoản viện trợ của các tổ chứctài chính quốc tế được chuyển trực tiếp cho bên nhận viện trợ) Các tổ chức tàichính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu:

- Ngân hàng thế giới (WB)

- Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF)

- Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)

1.1.1.3 Phân loại theo mục tiêu sử dụng

 Hỗ trợ cán cân thanh toán

Là các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thườngđược thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho bên nhận và

hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá)

Tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo các điều kiện ràng buộc.VD: một nước cung cấp ODA yêu cầu nước nhận vốn phải dùng phần lớn hoặc hầuhết vốn viện trợ để mua hàng ở nước cung cấp

 Viện trợ dự án (thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn ODA)

Điều kiện để được nhận viện trợ vốn ODA dự án là phải có dự án cụ thể, chitiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA

 Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án)

Là khi bên viện trợ và bên nhận viện trợ ký hiệp định cho một mục đích tổngquát mà không cần xác định chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào

Trang 7

Ngoài ra, phân loại theo mục đích sử dụng có thể chia nguồn vốn ODA

thành các loại chi tiết hơn gồm 8 loại: Hỗ trợ đầu tư phát triển, Hỗ trợ cán cân thanh toán, Hỗ trợ nhập khẩu, Hỗ trợ theo chương trình, Hỗ trợ theo dự án, Hỗ trợ kĩ thuật, Viện trợ nhân đạo và cứu trợ và Viện trợ quân sự

1.2 Tác động của vốn ODA tới tăng trưởng kinh tế.

1.2.1 ODA là đóng vai trò quan trọng trong cải thiện các chỉ tiêu kinh tế

xã hội.

- Dòng vốn ngoại luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng Nguồn ODA thật sự là nhân tố quan trọng trong các yếu tố xác định đến tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển Giúp tăng trưởng nhanh hơn, giảm tình trạng đói nghèo

và đạt được những chỉ tiêu kinh tế - xã hội ODA bình quân đầu người các nước đang phát triển thu nhập bình quân đầu người tăng 1% dẫn tới tỷ lệ đói nghèo giảm2%, tức là nếu có cơ chế quản lý tốt thì viện trợ tăng lên 1% GDP sẽ làm giảm 1%

tỷ lệ đói nghèo và giảm 0,9% tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh Viện trợ tác động tới tăng trưởng, từ đó tác động mục đích nâng cao mức sống Điều đó thể hiện tính nhân đạo của ODA

- ODA tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải thiện điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường Đồng thời nguồnODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo

- Mặc dù các nước viện trợ không muốn chuyển giao công nghệ cao nhưng thực tế cũng có chuyển giao công nghệ tương đối cao làm tăng thêm tiềm lực khoa học công nghệ của nước đang phát triển Thường các nguồn vốn ODA được dùng để xây dựng, nâng cấp các cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cho nguồn nhân lực

- ODA giúp các nước đang phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế Đối với các nước đang phát triển khó khăn kinh tế là điều khó tránh khỏi; vì vậy, ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lánh cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển Việc chuyển chính sách kinh tế nhà nước đóng vai trò trung tâm sang chính sách khuyến khích nền kinh tế phát triển theo định hướng phát triển khu vực kinh tế tư

Trang 8

nhân cần phải có một lượng vốn lớn, do vậy các chính phủ phần lớn dựa vào nguồnvốn ODA

1.2.2 ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển.

- ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước đang phát triển đảm bảo chi đầu tưphát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước Vốn ODA có đặc điểm là thờihạn cho vay dài thường là 10-30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/ năm

Và đặc biệt chỉ trả lãi trước và gốc trả đều trong vòng 10-30 năm; từ đó Chính phủ các nước có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thủy lợi và cơ sở hạ tầng cho giáo dục Chính vì vậy vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển Theo WB, đối với các nước đang phát triển có cơ chế quản lý tốt khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%

- Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này

1.2.3 ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện mở rộng để đầu tư phát triển kinh tế trong nước.

- Đối với các nước ĐPT thì nguồn vốn ODA được sử dụng chủ yếu vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội Đây là lĩnh vực có nhu cầu vốn đầu

tư lớn song khả năng sinh lời lại thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài Với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận, các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ quan tâm đến những nước có môi trường đầu tư thuận lợi nhằm giảm chi phí Vì vậy khi nguồn vốn ODA đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ tạo cho các nước nhận viện trợ một lợi thế lớn nhằm thu hút đầu tư FDI Ở những quốc gia có cơ chếquản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm thu hút đầu tư tư nhân xấp xỉ

2 USD trên 1 USD Hơn thế nữa, ODA còn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lạilợi nhuận

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ODA TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ( giai đoạn 1990-2016).

Trang 9

2.1 Tổng quan ODA ở Việt Nam giai đoạn 1990-2016

2.1.1 Thực trạng thu hút vốn ODA và tỷ trọng ODA trong vốn đầu tư

2.1.1.1 Thực trạng thu hút vốn ODA

Với một quốc gia đang phát triển rất nhanh như Việt Nam, nhu cầu vốn rất

lớn Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA là một trong những nguồn

vốn đầu tư phát triển quan trọng đối với Việt Nam Trước đây,Việt Nam nhận được hai nguồn vốn ODA song phương chủ yếu, một từ các nước thuộc tổ

chức SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế), trong đó chủ yếu là từ Liên Xô (cũ)

Đây là một nguồn viện trợ không nhỏ và có ý nghĩa quan trọng nhất cả về nội dung, quy mô và chất lượng, cũng như giá cả, điều kiện tín dụng… Khoản

viện trợ này đã giúp chúng ta xây dựng một số ngành quan trọng nhất của sự

nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế

Nguồn viện trợ ODA thứ hai là từ các nước DAC và một số nước khác, chủ

yếu là Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Ấn Độ… Nguồn ODA này đã có ý nghĩa tích cực trên một số mặt trong sự nghiệp phát triển kinh tế

và xã hội của Việt Nam

Kể từ khi nối lại quan hệ với các nhà tài trợ (từ tháng 11-1993), Việt Nam

đã đón nhận được sự cam kết và viện trợ vốn ODA của nhiều quốc gia và tổ

chức quốc tế, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với ODA cho phát triển kinh tế

xã hội

Trên cơ sở kết quả các hội nghị CG/VDPF, tổng vốn ODA cam kết của các nhà tàitrợ giai đoạn 1993 - 2014 đạt 85,195 tỷ USD với mức cam kết kỷ lục trong cácnăm gần đây

Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ đã ký kết các điều ước quốc tế cụ thể vềODA từ năm 1993 đến nay, đạt trên 69,189 tỷ USD, bằng 81,21% tổng vốn ODAcam kết, trong đó vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt 62,012 tỷ USD, chiếm khoảng89,62%, vốn ODA không hoàn lại đạt 7,176 tỷ USD và chiếm khoảng 10,38%.Phần lớn các khoản vay ODA và vay ưu đãi quy mô lớn có lãi suất thấp, thời gianvay và ân hạn dài Khoảng 45% khoản vay có lãi suất dưới 1%/năm, thời hạn vay

từ 30 - 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn; khoảng 40% các khoản vay ODA cònlại có lãi suất từ 1 - 3%/năm, thời hạn vay từ 12 - 30 năm, trong đó có 5 - 10 năm

ân hạn và còn lại là các khoản vay có điều kiện ưu đã kém hơn

Tổng vốn ODA giải ngân tính đến hết năm 2014 dự kiến đạt 48,23 tỷ USD, chiếmtrên 69,71% tổng vốn ODA ký kết Riêng hai năm trở lại đây, nhờ quyết tâm cao

Trang 10

của Chính phủ, nỗ lực của các ngành, các cấp và nhà tài trợ, giải ngân của một sốnhà tài trợ quy mô lớn như Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB) đã có tiến bộ vượtbậc: Tỷ lệ giải ngân của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ hai và năm

2012 đứng thứ nhất thế giới; tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm

2011 lên 19% năm 2012

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2016, tổng vốnODA và vốn vay ưu đãi đạt trên 4,9 tỷ USD, cao gấp 1,8 lần so cùng kỳ năm 2015.Tổng giá trị giải ngân đạt 2,68 tỷ USD, bằng 81,4% mức giải ngân cùng kỳ năm

2015 Các dự án ký kết tập trung nhiều ở lĩnh vực giao thông vận tải (trên 45%);cấp thoát nước, vệ sinh môi trường; phát triển đô thị và thích ứng với biến đổi khíhậu (trên 24%) Trong năm 2016 huy động vốn ODA và vay ưu đãi tăng 1,4 lần sovới 2015 nhưng sử dụng và giải ngân chưa thực sự hiệu quả, giải ngân vốn rấtchậm, chỉ bằng 80% của năm 2015 với 9 bộ ngành, 26 tỉnh thành giải ngân dưới50% và sẽ làm phí của các dự án tăng lên rất nhanh

Trang 11

Qua các thời kỳ, mức cam kết, ký kết và giải ngân đã có những tiến bộ nhất định, tăng dần qua các năm Tuy nhiên, riêng giai đoạn 2011 - 2014, số cam kết thấp hơn

so với giai đoạn 2006 - 2010 nhưng số ký kết lại cao hơn giai đoạn 2006 - 2010 và cao hơn số cam kết trong cùng giai đoạn Điều này thể hiện những cố gắng to lớn của Việt Nam và các nhà tài trợ trong việc cải tiến và hài hòa hóa quy trình, thủ tục, hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực ở tất cả các khâu trong huy động nguồn lực (xây dựng văn kiện dự án; thẩm định và phê duyệt dự án; đàm phán và

ký kết hiệp định; tổ chức, quản lý và thực hiện dự án) cũng như sự tin tưởng của các nhà tài trợ đối với Việt Nam

Quy mô dự án được ký kết tăng dần qua các thời kỳ

Số lượng hiệp định ký kết thời kỳ 2006 - 2010 ít hơn, chỉ bằng 58,5% so với thời

kỳ 2001 - 2005, song quy mô trung bình của các chương trình, dự án trong thời kỳnày lại cao gấp gần 2 lần Điều này cho thấy đã có sự thay đổi trong cách tiếp cận

và sử dụng nguồn vốn ODA: (i) Tập trung ưu tiên ODA cho dự án đầu tư phát triển

hạ tầng đồng bộ, quy mô tương đối lớn, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, nănglượng và công nghiệp, thông tin liên lạc, phát triển hạ tầng đô thị; (ii) Áp dụngcách tiếp cận theo chương trình, ngành thông qua các chương trình mục tiêu quốcgia hoặc các chương trình ngành thực hiện ở nhiều địa phương như trong ngànhgiao thông (Dự án Giao thông nông thôn III), nông nghiệp và phát triển nông thônkết hợp với xóa đói giảm nghèo (chương trình lâm nghiệp, Chương trình 135 giaiđoạn II, chương trình cấp nước nông thôn ), y tế (xây dựng hệ thống bệnh việntheo vùng lãnh thổ), giáo dục và đào tạo (Dự án Giáo dục cho tất cả mọi người,giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn )

Tỷ lệ vốn vay trong tổng vốn ODA có xu hướng tăng từ 80% (1993 - 2000) lên

81% (2001 - 2005), 93% (2006 - 2010) và hiện ở mức 96% (2011 - 2014) Trong

thời gian gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bìnhthấp vào năm 2010, chi phí vốn vay có xu hướng tăng, nhiều khoản vay ODA cóđiều kiện ràng buộc từ bên ngoài, làm chi phí đầu vào cao, ảnh hưởng đến hiệu quảđầu tư và khả năng trả nợ các dự án được vay lại nguồn vốn ODA của Chính phủ.Thực tế này đòi hỏi việc sử dụng vốn vay trong thời gian tới phải đảm bảo hiệu quảkinh tế, vay và trả nợ nước ngoài bền vững

Tỷ trọng ODA so với GDP ngày càng cao

Mức đóng góp của ODA vào tăng trưởng GDP đã có xu hướng tăng dần theo cácnăm và thường tăng cao vào những thời kỳ kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn,thách thức (như trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á 1997 - 1998 và khủnghoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 - 2009) Trong giai đoạn 2004 -

Trang 12

2014, ODA chiếm trung bình khoảng 3,25% GDP, một tỷ trọng không lớn, song cóthể thấy tác động tích cực của nó trong việc kích cầu đầu tư, góp phần vào việc duytrì đà tăng trưởng kinh tế.

Nhìn chung, công tác vận động, thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam đãđạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu gồm vốn ODAcam kết, vốn ODA ký kết và vốn ODA giải ngân Hiện có khoảng 50 nhà tài trợsong phương và đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưuđãi cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của Việt Nam

2.1.1.2 T tr ng ODA trong t ng v n đ u t t i ỷ trọng ODA trong tổng vốn đầu tư tại ọng ODA trong tổng vốn đầu tư tại ổng vốn đầu tư tại ốn đầu tư tại ầu tư tại ư tại ại

Vi t Nam ệt Nam.

Tỷ trọng ODA theo ngành lĩnh vực:

Trang 13

Lĩnh vực giao thông vận tải và bưu chính viễn thông được ưu tiên tiếp nhận và sửdụng nguồn vốn ODA lớn nhất trong tổng số 7 lĩnh vực khoảng 16,47 tỷ USD,trong đó 15,9 tỷ USD là ODA vốn vay.

Trong thời kỳ 1993-2012, ngành giao thông vận tải đã hoàn thành và đang thựchiện 132 dự án, trong đó đã hoàn thành 83 dự án với vốn ODA đạt 5 tỷ USD vàđang thực hiện 49 dự án với số vốn ODA khoảng 12 tỷ USD

Ngành năng lượng và công nghiệp có tổng vốn ODA được ký kết trong thời kỳ1993-2012 đạt khoảng 10 tỷ USD, trong đó viện trợ không hoàn lại không đáng kể,khoảng 0,1% Tổng số nhà tài trợ là 32, trong đó có 26 nhà tài trợ song phương và

6 nhà tài trợ đa phương

Trang 14

Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo nhậnđược nguồn vốn ODA đứng thứ ba với tổng trị giá ký kết khoảng 8,85 tỷ USD(ODA vốn vay: 7,43 tỷ USD, ODA viện trợ không hoàn lại: 1,42 tỷ USD).

2.1.2 Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA giai đoạn 1990-2016.

2.1.2.1 Thực trạng quản lý vốn ODA của Việt Nam.

Trong vấn đề quản lý ODA có thể đúc kết được những thành công cơ bản:

 Mục tiêu quản lý nợ nước ngoài trong đó có nguồn nợ ODA đã được Chínhphủ xác định một cách cụ thể và rõ ràng Đó là: đáp ứng được các yêu cầu về huyđộng vốn với chi phí thấp nhất cho đầu tư phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế theođịnh hướng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo quản lý phân bổ và sửdụng vốn có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và áp lực đối với các nguồn lực quốc gia,đảm bảo an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia; tạo điều kiện tăng cường hộinhập kinh tế quốc tế

 Về tổng thể đã có sự phân công tương đối rõ ràng giữa các cấp bộ, ngànhtrong vấn đê quản lý ODA Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trong việcthu hút, điều phối và quản lý ODA Bộ Tài chính là đại diện chính thức cho “ngườivay” là Nhà nước hoặc Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài nói chung vànguồn vay nợ ODA nói riêng Bộ Tài chính cũng chính là tổ chức cho vay lại, hoặc

ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại với cơ quan cho vay lại và thu hồi phần vốn chovay lại của các chương trình, dự án cho vay lại từ NSNN, quản lý tài chính đối vớicác chương trình, dự án … Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm tiến hành đàmphán và ký các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀCÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(31).2009 4 WB, RMF và ADBv v…

Trang 15

 Các khoản nợ nước ngoài nói chung và nguồn vay nợ ODA nói riêng hiệntại đảm bảo trong giới hạn an toàn cho phép; có lãi suất, thời hạn và đồng tiền vayhợp lí

 Nguồn vay nợ nước ngoài trong đó có ODA là nguồn tài chính quan trọng

bổ sung cho ngân sách nhà nước, đảm bảo cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh

tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, đặc biệt là vấn đềxóa đói giảm nghèo, tăng cường và củng cố thể chế pháp lý, pháp triển quan hệ đốitác chặt chẽ với nước ngoài

Nhưng thực tiễn quản lý ODA của Việt Nam còn nhiều điều bất ổn:

 Tình hình thực hiện các dự án (DA) thường bị chậm ở nhiều khâu: chậmthủ tục, chậm triển khai, giải ngân chậm, tỷ lệ giải ngân thấp Do vậy, thời gianhoàn thành dự án kéo dài làm phát sinh các khó khăn, đặc biệt là vốn đầu tư thực tếthường tăng hơn so với dự kiến và cam kết; đồng thời cũng làm giảm tính hiệu quảcủa DA khi đi vào vận hành khai thác

 Công tác theo dõi, đánh giá tình hình đầu tư ODA chưa đầy đủ, còn nhiềuhạn chế Đặc biệt là công tác theo dõi, thống kê, kiểm tra và đánh giá hiệu quả củacông trình sau đầu tư còn bỏ ngõ, ngoại trừ các DA vay lại và đang trong thời giantrả nợ Kết quả quản lý thường được đánh giá chỉ bằng công trình (mức độ hoànthành, tiến độ thực hiện) mà chưa xem xét đến hiệu quả sau đầu tư một khi côngtrình được đưa vào vận hành khai thác Quan điểm và cách làm này gây khó khăncho việc đánh giá, định hướng đầu tư từ nguồn ODA tạo nên sự lãng phí và nétránh trách nhiệm của những bộ phận liên quan

 Có sự chồng chéo trong thủ tục chuẩn bị và triển khai đầu tư Theo Bộ Tàichính, chỉ có 4% lượng vốn ODA áp dụng các quy định về đấu thầu và 3% sử dụng

Trang 16

hệ thống quản lý tài chính công của Việt Nam, còn lại là theo cách thức của nhà tàitrợ Vì vậy, nhiều dự án cùng một lúc phải thực hiện 2 hệ thống thủ tục, một thủtục để giải quyết vấn đề nội bộ trong nước, một thủ tục với nhà tài trợ Như ôngDương Đức Ưng - Cố vấn cao cấp của Chương trình nâng cao năng lực toàn diện

về quản lý ODA tại Việt Nam – đã nêu: điều này làm kéo dài thời gian thực hiện

dự án, gia tăng chi phí (chi phí chuẩn bị DA, tăng chi phí đầu tư do lạm pháp bởithời gian kéo dài) tăng khả năng rủi ro vì có thể bị lợi dụng cho các hoạt động phipháp

 Vấn đề quản lý nguồn vốn ODA tránh thất thoát và lãng phí cũng là điềuphải đặc biệt quan tâm, một số trường hợp như PMU18 và gần đây là DA Đại lộĐông Tây v.v… khiến cho công luận và Quốc hội đặc biệt quan ngại về việc quản

lý chặt chẽ đồng vốn ODA và hiệu quả của nguồn tài trợ này, đòi hỏi Chính phủcần phải có ngay những giải pháp triệt để

2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 1990-2016

Trải qua hơn 15 năm vận động và thực hiện ODA, đã có những kết quảkhông thể phủ nhận theo hướng phát triển bền vững, đó là:

Thứ nhất, bổ sung nguồn vốn và tăng cường cơ sở hạ tầng: Nguồn vốn ODA

đã bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển.Những công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đa góp phần cải thiện

cơ bản và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là giao thông vận tải

và năng lượng điện, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.Trong năm 2014, một số công trình, dự án trọng điểm quốc gia như cầu Nhật Tân,

Trang 17

khai thác sử dụng, góp phần hoàn chỉnh, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, thúcđẩy liên kết vùng trong tiến trình phát triển khu vực phía Bắc Dấu ấn nguồn vốnODA cũng đã để lại trên nhiều công trình trọng điểm trên nhiều vùng miền đấtnước như: Nhiều cây cầu trên quốc lộ 1 và hầm đường bộ Hải Vân; cầu Cần Thơ; 3cảng quốc tế quan trọng là cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), cảng Cái MépThị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu); cảng Đà Nẵng; đường cao tốc TP Hồ Chí Minh -Long Thành - Dầu Giây; đường xuyên Á TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài kết nối với

hệ thống đường bộ Campuchia và Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng MêKông

Thứ hai, xoá đói giảm nghèo, phát triển xã hội: ODA đã góp phần quantrọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói giảmnghèo Số liệu các cuộc điều tra mức sống dân cư trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ

hộ nghèo đã giảm từ mức 58% vào năm 1983 xuống còn 37% năm 1998; 28,9%năm 2002 và xuống dưới 20% những năm gần đây Kết quả này cho thấy ViệtNam đã vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) về giảm nghèo mànước ta đã cam kết với thế giới, giảm 50% hộ nghèo trong thời gian 1990-2015.Những kết quả này có sự góp phần quan trọng của ODA Điều này được thể hiện

rõ nét thông qua các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn, kết hợp xoá đóigiảm nghèo Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ phát triển các tỉnh và thành phố, nhất là hỗtrợ xoá đói giảm nghèo, phát triển hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn miềnnúi; ODA đóng góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, tác động tích cực đếnviệc cải thiện đời sống, nâng cao các chỉ số về giáo dục, y tế, văn hoá,… tăngcường chỉ số phát triển con người ở Việt Nam Tổng nguồn vốn ODA cho giáo dục

và đào tạo ước chiếm khoảng 8,5 - 10% tổng kinh phí giáo dục và đào tạo

Thứ ba, tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Nhiều dự ánODA hỗ trợ bảo vệ môi trường ở các thành phố lớn Nhiều dự án ODA đã dành

Trang 18

cho việc tăng cường hệ thống cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn; cải thiện hệthống thoát nước thải ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, và các đô thị,khu kinh tế quan trọng Các nghiên cứu bảo vệ các di sản thiên nhiên như Vịnh HạLong, Mỹ Sơn, Hội An, Cố đô Huế,… bảo đảm đa dạng sinh học đã được thựchiện có kết quả

Thứ tư, tăng cường thể chế: ODA đã góp phần tăng cường năng lực và thểchế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cảicách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế theo lịch trình phù hợp vớichủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và lộ trình chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế, tăng cường năng lực con người Thông qua các dự án ODA, hàng ngàncán bộ Việt Nam được đào tạo và đào tạo lại; nhiều công nghệ sản xuất, kỹ năngquản lý hiện đại được chuyển giao

Thứ năm, quan hệ đối tác chặt chẽ: Quan hệ giữa phía Việt Nam và các nhàtài trợ đã được thiết lập trên cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bêntiếp nhận ODA thông qua các hoạt động hài hoà và tuân thủ các quy trình và thủtục ODA Điều này được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như phát triển các quan hệđối tác trong nông nghiệp, lâm nghiệp, hiệu quả viện trợ nghiên cứu áp dụngcác mô hình viện trợ mới (hỗ trợ ngân sách, tiếp cận ngành, ), hài hoà quátrình chuẩn bị dự án, thống nhất hệ thống báo cáo, hài hoà hoá quá trình mua sắm,tăng cường năng lực toàn diện về quản lý ODA

Bên cạnh những mặt tích cực của ODA cho sự phát triển kinh tế của ViệtNam, đến từ các dự án trong thời gian qua thì vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đềtrong công tác sử dụng:

Trang 19

Vấn đề công khai minh trong các dự án ODA được đặt ra Nổi cộm nhấttrong thời gian vừa qua là những bê bối tiêu cực, gian lận, tham nhũng tại các dự

án ODA Điển hình như vụ PMU 18( 2006) , vụ Huỳnh Ngọc Sỹ( 2011), vụ nghivấn tiêu cực tại dự án Daniza Đan Mạch( 2012), Dự án cải tạo và nâng cấp cảngHải Phòng, vụ JTC liên quan đến ngành đường sắt( 2014) và nhiều dự án quantrọng thuộc ngành dầu khí v.v Điểm chung của những vụ bên bối lớn này đều bịphát giác nhờ phía nước ngoài!? Đây là thực trạng đáng lo ngại đối với các cơ quanquản lý của Việt Nam cũng như đối với các nhà tài trợ Tham nhũng, hối lộ đã ảnhhưởng đến lòng tin của nước tài trợ, điển hình năm 2012 Thụy Sỹ đã có ý địnhngừng viện trợ và gần đây là Nhật Bản

Tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay

ưu đãi đã có những chuyển biến tích cực (Tổng giá trị giải ngân vốn ODA trong 10tháng đầu năm 2014 của cả nước ước đạt 4.460 triệu USD, cao hơn 10% so vớimức giải ngân của cùng kỳ năm ngoái) song vẫn còn chậm hơn so với tiến độ đãcam kết theo hiệp định Giải ngân giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phươngcòn chưa đồng đều Những chương trình, dự án trong các lĩnh vực như giao thông,năng lượng điện, phát triển đô thị có mức giải ngân cao hơn so với các lĩnh vựckhác như y tế, giáo dục và đào tạo, thông tin truyền thông, lao động… Giải ngâncủa các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có mức cao hơn nhiều

so với các địa phương khác

Chậm giải phóng mặt bằng dẫn tới đình trệ trong thực hiện dự án; điềuchỉnh, thay đổi trong quá trình thực hiện dự án làm phát sinh chi phí và kéo dàithời gian thực hiện Trong đó, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng từ 435,7triệu USD lên gần 892 triệu USD (tăng hơn 339 triệu USD), tuyến Nhổn - Ga HàNội tăng từ 783 triệu Euro lên 1,275 tỷ Euro (tăng thêm khoảng 492 triệu Euro); tại

TP Hồ Chí Minh, mới đây dự án tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên đã điều

Trang 20

chỉnh tăng vốn từ 47.325 tỷ đồng lên 54.006 tỷ đồng (năm 2011, tuyến này đã điềuchỉnh tăng một lần từ 14.415 tỷ đồng lên 47.325 tỷ đồng)…

Các Ban quản lý còn yếu, thiếu chuyên nghiệp đặc biệt là các dự án do nhàthầu Trung Quốc thực hiện

Tỷ trọng ODA theo vùng

Trang 21

Hiện vẫn tồn tại tình trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA không đồng đềugiữa các tỉnh trên địa bàn các vùng trong cả nước trong đó vùng đồng bằng sôngHồng tiếp nhận nguồn vốn ODA lớn nhất với 10,42 tỷ USD và vùng Tây Nguyêntiếp nhận nguồn vốn ODA thấp nhất với 1,36 tỷ USD.

Chính phủ Việt Nam có chính sách sử dụng ODA để hỗ trợ các ngành, lĩnh vực vàđịa phương ưu tiên, nhất là đối với những địa bàn có nhiều khó khăn trong từngthời kỳ phát triển

2.2 Tác động 2 mặt của ODA tới phát triển kinh tế ở Việt Nam

2.2.1 Tác động tích cực

2.2.1.1 ODA làm tăng tổng vốn đầu tư xã hội, từ đó hỗ

trợ phát triển kinh tế xã hội

Trong thời kỳ 1990-2016, nguồn vốn ODA đã bổ sung một nguồn vốn quantrọng cho đầu tư phát triển, góp phần cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển trong các

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước Nguồn vốn ODA đã bổ sungkhoảng 11.4% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trung bình khoảng 50% trongtổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ODA đã thực sự trở thành kênh vốn bổsung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước Trong thời gian gần đâyvốn ODA giải ngân qua các năm không ngừng tăng (năm 2006 giải ngân gần 1,8 tỷUSD, năm 2007 đạt gần 2 tỷ USD và năm 2008 là 2,2 tỷ USD)

Ngày đăng: 28/11/2017, 22:54

w