Một số giải pháp khác:

Một phần của tài liệu Tiểu luận ảnh hưởng của ODA tới nền kinh tế việt nam (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI VIỆT NAM.

3.4. Một số giải pháp khác:

1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch trung hạn về tăng cường năng lực quản lý cà sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.

Tổ chức đào tạo cơ bản về chính sách, thể chế, quy trình, thủ tục và nghiệp vụ quản lý và sử dụng ODA. Vốn vay ưu đãi cho đội ngũ cán bộ quản lý dự án ở các cấp và các cán bộ cơ quan tài trợ

2. Cải thiện tình hình thực hiện các chương trình và dự án, thúc đẩy giải ngân:

- Các cơ quan quản lý nhà nước về vốn ODA và vốn vay ưu đãi phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản, chủ dự án cà nhà tài trợ tổ chức kiểm điểm định kỳ công tác chuẩn bị và thực hiện chương trình và dự án, đưa ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ kí kết và nâng cao tỷ lệ giải ngân.

- Các cơ quan chủ quản tăng cường công tác chỉ đạo và hỗ trợ các chủ dự án giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của các chương trình dự án ODA, vốn vay ưu đãi.

- Tiếp tục hài hòa các quy định, thủ tục giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ, bao gồm việc thể chế hóa việc thực hiện một số hành động tiến hành trước để rút ngắn thời gian khởi động và chuẩn bị thực hiện dự án ngay sau khi điều ước quốc tế cụ thể về ODA và vốn vay ưu đãi có hiệu lực, đơn giản hóa thủ tục bổ sung và sửa đổi các điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi trong quá trình thực hiện chương trình dự án...

3. Tăng cường công tác theo dõi, giám sát, đánh giá

- Tăng cường công tác theo dõi, giám sát và đánh giá thông qua việc hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý và dữ liệu về vốn ODA và vốn vay ưu đãi, xây dựng các chỉ sổ thống kê quốc gia về vốn vay ODA ký kết và giải ngân.

- Nâng cao năng lực cán bộ, xây dựng và áp dụng các chế tài nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật về theo dõi, giám sát và đánh giá việc quản lý vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi.

- Tăng cường công tác theo dõi và giám sát cộng đồng thông qua việc hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, góp phần vào việc đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng.

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh khách quan và bình đẳng trong việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trên cơ sở mở rộng đối tượng tiếp cận nguồn vốn này, không phân biệt cá nhân hay tổ chức đó thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân (theo đúng nội dung đề án ODA 2011-2015 mà Chính phủ đã phê duyệt).

Một phần của tài liệu Tiểu luận ảnh hưởng của ODA tới nền kinh tế việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w