Chính sách thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận ảnh hưởng của ODA tới nền kinh tế việt nam (Trang 30 - 36)

8683 10652 12617 12611 13921 3-Cơ cấu ODA theo chủ

2.3 Chính sách thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt Nam

Việc tranh thủ các nguồn vốn ODA từ nhà đầu tư nước ngoài đi cùng với nó là việc sử dụng các nguồn vốn này sao cho hiệu quả đã luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, chú trọng. Việc thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA của nước ta trong thời kỳ đổi mới có thể chia làm 4 giai đoạn, ứng với mỗi giai đoạn lại có một chủ trương, chính sách riêng phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của giai đoạn đó. Để phù

hợp với tình hình thực tiễn, ta sẽ chú trọng phân tích những chính sách trong giai đoạn hiện tại, từ 2016 đến 2020.

Giai đoạn 1993 - 2000, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh khai thông, mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ từ nhiều nước và tổ chức quốc tế. Nguồn ODA đa phương và song phương tăng dần lên, song giai đoạn này lại chưa có chiến lược hay đề án cụ thể thu hút hay sử dụng nguồn vốn ODA.

Giai đoạn 2001 - 2010, thu hút ODA đã có chọn lọc đi đôi với việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng và có kế hoạch đảm bảo trả nợ.

Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, Việt Nam đã đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các công trình, dự án đã được ký kết; xây dựng Chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA cho thời kỳ mới, tạo lợi thế so sánh để thu hút có hiệu quả các nguồn vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển.

Giai đoạn từ 2016 đến 2020. Mới đây nhất, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án ODA 2016-2020. Đề án này đã vạch ra toàn bộ các nguyên tắc, nhiệm vụ cũng như định hướng, chiến lược và các lĩnh vực ưu tiên áp dụng các chính sách thu hút và sử dụng vốn ODA.

Về nguyên tắc:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi trên cơ sở phân cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực quản lý và tính chủ động của các ngành, các cấp; bảo đảm sự phối hợp quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ của các cơ quan liên quan.

- Việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi phải được xem xét, cân đối và lựa chọn trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư phát triển, phải bám sát các mục tiêu của chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công trung hạn và Kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm 2016 - 2020, đảm bảo các chỉ số nợ công, nợ chính phủ và mức bội chi ngân sách nhà nước trong giới hạn cho phép.

- Khuyến khích sự phân công lao động và bổ trợ giữa các nhà tài trợ trong việc cung cấp nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong khuôn khổ các chương trình hợp tác phát triển chung, đồng tài trợ theo ngành, lĩnh vực và địa bàn lãnh thổ. - Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá việc sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định của pháp luật; chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

Về nhiệm vụ:

Đề án ODA đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm cho toàn bộ hoạt động thu hút, sử dụng và quản lý vốn ODA của giai đoạn 2016-2020 như sau:

Tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi chưa giải ngân của các chương trình, dự án đã ký kết chuyển tiếp từ thời kỳ 2011 - 2015 sang thời kỳ 2016 - 2020 còn khá lớn, khoảng gần 22 tỷ USD. Do vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ 2016 - 2020 là phải tập trung cao độ để hoàn thành các chương trình, dự án

này theo đúng tiến độ và thời hạn cam kết, đưa các công trình vào khai thác, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Đồng thời, cần có các chính sách và giải pháp thu hút, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trên cơ sở các nguyên tắc chỉ đạo và lĩnh vực ưu tiên đề ra trong Đề án này để tạo nguồn vốn gối đầu và các tiền đề bền vững cho giai đoạn sau năm 2020.

Về các lĩnh vực được ưu tiên thu hút, sử dụng, quản lý vốn ODA:

a) Hỗ trợ thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại:

- Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước, thủy lợi, thủy sản phục vụ đánh bắt xa bờ, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, giáo dục, y tế. Ưu tiên đầu tư các dự án hạ tầng có tính liên kết vùng, các trung tâm kinh tế và các dự án hạ tầng đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường. Nâng cao chất lượng quản lý, đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch, tiếp tục chương trình nâng cấp đô thị quốc gia. Khuyến khích phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp.

- Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đề ra trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vì Phát triển bền vững (SDGs). Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Cùng với đó thực hiện hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới, các lĩnh vực an sinh xã hội

và giảm nghèo bền vững, xây dựng quỹ bảo hiểm xã hội hiện đại, khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam.

- Hỗ trợ Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hoàn thành tốt các nghĩa vụ quốc tế như tham gia các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc.

b) Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và tăng cường năng lực quản lý nhà nước

- Hỗ trợ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; tạo lập và phát triển các định chế của kinh tế thị trường để vận hành hiệu quả, đồng bộ trong đó có thị trường đất đai, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ,...

- Hỗ trợ hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

- Hỗ trợ tăng cường năng lực quản trị quốc gia, quản trị kinh tế, văn hóa, xã hội; hỗ trợ cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; nâng cao trình độ cán bộ, công chức nhà nước thông qua đào tạo và đào tạo lại.

c) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế gắn với ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại.

- Hỗ trợ đổi mới sáng tạo, xây dựng một số viện nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo và vườn ươm công nghệ.

d) Hỗ trợ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh

- Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Hỗ trợ thực hiện các dự án nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu và công tác điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, hoàn thiện quy hoạch và tăng cường quản lý, giám sát, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Hỗ trợ thực hiện các dự án cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân. Tăng cường năng lực kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm. Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn phát thải và công nghệ cho khu vực đô thị, nông thôn và một sốngành công nghiệp trọng điểm theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo và các nguyên liệu, vật liệu mới, thân thiện với môi trường.

e) Hỗ trợ theo địa bàn lãnh thổ

Vốn ODA và vốn vay ưu đãi được sử dụng để hỗ trợ việc hiện thực hóa các định hướng phát triển các vùng lãnh thổ theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

2016 - 2020, trong đó tập trung ưu tiên cho các địa phương nghèo có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, có tính đến trình độ phát triển, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, tiềm năng và lợi thế của từng vùng, từng địa phương.

Các chương trình, dự án tập trung vào việc hỗ trợ cải thiện đời sống và sinh kế của người dân địa phương, hỗ trợ giải quyết các vấn đề bức xúc trong quá trình đô thị hóa nhanh ở các địa phương (hạ tầng khu đô thị nghèo, cấp thoát nước, xử lý rác thải, phát triển giao thông nội đô, giải quyết nhà ở cho người nghèo,...).

f) Sử dụng làm nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP)

Sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi làm vốn đóng góp của Nhà nước trong các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội theo phương thức đối tác công - tư (PPP).

Tóm lại, đề án ODA 2016-2020 sau khi được được phê duyệt đã trở thành cơ sở để các ngành, các cấp huy động và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016-2020 và làm căn cứ để các nhà tài trợ sử dụng trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng các chương trình hợp tác phát triển với Việt Nam ở cấp khu vực, quốc gia, cấp bộ, ngành và địa phương.

Một phần của tài liệu Tiểu luận ảnh hưởng của ODA tới nền kinh tế việt nam (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w