Trân trọng, ngưỡng mộ tài năng và ấn tượng với những tác phẩm tự sự của Nguyễn Nhật Ánh viết về thế giới tuổi thơ, từng là người giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, tôi nhận thức được sự
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ THƯƠNG
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội - năm 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ THƯƠNG
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành
Hà Nội - năm 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Khánh Thành Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài được thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS
Trần Khánh Thành, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trong Khoa Văn học, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian 02 năm tham gia học tập của khóa học (2014 - 2016)
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Thương
Trang 5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Cấu trúc luận văn 10
Chương 1: NGHỆ THUẬT XÂY ỰNG NHÂN VẬT 11
TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH 11
1.1 Nghệ thuật y dựng nh n vật người kể chuyện 12
1.1.1 Khái quát về nhân vật n i hu n 12
1.1.2 Nhân vật n i k chuy n trong truy n Nguyễn Nhật Ánh 16
1.1.2.1 Nhân vật người kể chuyện ở ngôi kể thứ nhất 16
1.1.2.2 Nhân vật người kể chuyện ở ngôi kể thứ ba 19
1.1.3 i nh n tr n thuật 20
1.1.3.1 Điểm nhìn không gian 22
1.1.3.2 Điểm nhìn thời gian 25
1.1.3.3 Điểm nhìn bên trong, bên ngoài 26
1.2 Nh n vật được kể trong truyện Nguyễn Nhật Ánh 30
1.2.1 Khái quát về nhân vật “đ ợc k ’’ 30
1.2.2 Cá ph ơn thứ và thủ pháp n h thuật xâ dựng nhân vật “đ ợc k ” 33
1.2.2.1 h c h a nhân vật qua ngo i hình 33
1.2.2.2 h c h a nhân vật qua nội tâm 37
1.2.2.3 h c h a nhân vật qua ời n i và hành ộng 40
Trang 61.3 Tiểu kết 44
Chương 2: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU VÀ XÂY ỰNG CỐT TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH 45
2.1 Nghệ thuật t chức kết cấu 45
2.1.1 Khái quái về ngh thuật tổ chức kết cấu 45
2.1.2 Ngh thuật tổ chức kết cấu trong truy n Nguyễn Nhật Ánh 49
2.2 Nghệ thuật y dựng cốt truyện 56
2.2.1 Khái quát n h thuật xâ dựng cốt truy n 56
2.2.2 Ngh thuật xâ dựng cốt truy n trong truy n Nguyễn Nhật Ánh 60
2.2.2.1 Nghệ thuật t o tình huống truyện ầy kịch tính 60
2.2.2.2 Nghệ thuật tổ chức diễn trình vận ộng cốt truyện 63
2.3 Tiểu kết 67
Chương 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU 69
TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH 69
3.1 Ngôn ngữ trần thuật 69
3.1.1 Khái quát về ngh thuật sử dụn n ôn n ữ 69
3.1.2 Khái quát về ngh thuật sử dụn n ôn n ữ nhân vật 70
3.1.3 Ngh thuật sử dụn n ôn n ữ nhân vật trong truy n Nguyễn Nhật Ánh 71
3.2 Giọng điệu trần thuật 79
3.2.1 Khái quát về giọn đi u tr n thuật 79
3.2.2 Giọn đi u tr n thuật trong truy n của Nguyễn Nhật Ánh 82
3.2.2.1 Gi ng iệu hài hước, tinh nghịch, h m hỉnh 82
3.2.2.2 Gi ng iệu ối tho i hồn nhiên, ngộ nghĩnh 85
3.2.2.3 Gi ng iệu triết ý, chiêm nghiệm và suy tư 89
3.3 Tiểu kết 95
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 7sự hấp dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả những ai “từng là trẻ em”
Nguyễn Nhật Ánh là cây bút trẻ đa tài, viết ở nhiều lĩnh vực nhưng có thể khẳng định thành công nhất của tác giả vẫn là văn xuôi với những sáng tác cho thiếu nhi Anh đã từng vinh dự nhận nhiều giải thưởng: giải văn học Trẻ hạng A (1995) do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng cho
truyện dài Chú bé r c rối, giải thưởng văn học (2002) của Hội Nhà văn Việt Nam cho bộ ính v n hoa, huy chương Vì thế hệ trẻ (2003) của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giải thưởng Văn h c của Hội Nhà văn Việt Nam và giải Sách hay của Hội xuất bản Việt Nam (2008) cho tác phẩm Cho tôi xin một vé i tuổi thơ, giải thưởng Văn h c ASEAN (2010) tại Thái Lan, giải thưởng FAHASA
(2012) Năm 1995, Nguyễn Nhật Ánh còn được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975 - 1995) và sau này (2005) là 30 năm (1975- 2005) do
Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ tổ chức
Trân trọng, ngưỡng mộ tài năng và ấn tượng với những tác phẩm tự sự của Nguyễn Nhật Ánh viết về thế giới tuổi thơ, từng là người giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, tôi nhận thức được sự ảnh hưởng của tác giả đối với các em học sinh bậc
Trung học cơ sở khi học môn Ngữ Văn nên tôi quyết định chọn đề tài: Ngh thuật tự
sự trong truy n của Nguyễn Nhật Ánh với một mong muốn sẽ giải mã được phần
nào nghệ thuật tự sự của Nguyễn Nhật Ánh và góp thêm cảm nhận của cá nhân về
nhà văn này
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 07 tháng 5 năm 1955, tại huyện Thăng Bình,
Trang 8tỉnh Quảng Nam Anh đến với diễn đàn văn học trước hết bằng những tập thơ trữ
tình ngọt ngào lãng mạn: Thành phố tháng Tư (in chung với Lê Thị Kim, 1984), Đầu xuân ra sông giặt áo (1986), Thơ tình Nguyễn Nhật Ánh (1988), Lễ hội của
êm en (1994) và Tứ tuyệt cho nàng (1994)
Truyện dài đầu tiên của Nguyễn Nhật Ánh là Trước vòng chung kết (Nhà
xuất bản Măng Non 1984) và từ đó anh mải mê viết những tập truyện cho thanh
thiếu niên như: Cô gái ến từ hôm qua (1987), Chú bé r c rối (1989), Cho tôi xin một vé i tuổi thơ (2008), Đảo mộng mơ (2009), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2010), C hai con mèo ngồi bên cửa sổ (2012), Ngồi kh c trên cây (2013), Chúc một ngày tốt ành (2014), Bảy bước tới mùa hè (2015) và Con ch nhỏ mang giỏ hoa hồng (2016)
Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đã thu hút sự quan tâm của độc giả và các nhà phê bình văn học Đến nay độc giả đã biết được nhiều bài viết về tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh trên các phương diện nội dung và nghệ thuật Tất cả các tác giả khi viết về Nguyễn Nhật Ánh đều giành những lời có cánh cho cây bút tài năng này
Đó là những bài nhận xét, bài báo ph ng vấn, những bản tin được in trong các cuốn sách tư liệu, đăng trên báo, tạp chí, cập nhật trên mạng Internet Chính những bài viết này đã chứng minh được rằng: Nguyễn Nhật Ánh đã gây được thiện cảm và sự yêu mến từ những tác phẩm văn chương, mộc mạc, tự nhiên, đời thường nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí inh số 273 ra ngày 26 tháng 12 năm
1996, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã viết: “Đi sâu vào các cảm xúc mạnh mẽ và tâm trạng khắc khoải nặng nề không phải là chủ trương mà cũng không phải là sở trường của Nguyễn Nhật Ánh Anh nắm bắt rất tinh những trạng thái mong manh, niềm vui, nỗi buồn thoáng qua của tuổi mới lớn Nguyễn Nhật Ánh viết về cái gì vậy Anh viết về cái đang diễn ra, cái quen thuộc và gần gũi trong thế giới trẻ thơ: những cuộc học, cuộc chơi, những mối tình thơ dại Trong tiểu thuyết của anh, không gian không rộng lắm, thời gian không dài lắm Những câu chuyện chẳng có
gì là ly k để kích thích trí tưởng tượng của độc giả trẻ thơ như các truyện cổ tích,
Trang 9truyện phiêu lưu viễn tưởng thế mà trẻ thơ vẫn “say anh như điếu đổ” [61, tr.35]
Hồng Loan trên trang hongloan1103@gmail.com: “Phong cách viết của
Nguyễn Nhật Ánh thật trong trẻo, hồn nhiên, đã đưa người đọc về gần với tuổi thơ của mình hơn”
Trong lời giới thiệu sách trên trang: wwwlazada.vn nhận xét: “Có thể không
ngoa khi nói rằng Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn của tuổi mới lớn và là nhà văn thành công nhất khi khai thác nghệ thuật tự sự trong truyện Nhiều thế hệ trẻ đã lớn lên cùng các tác phẩm hồn nhiên, trong sáng của anh"
Lã Thị Bắc Lý trong bài Nguyễn Nhật Ánh người gi ửa cho văn h c thiếu nhi đã nhận xét, nổi bật ở Nguyễn Nhật Ánh là tính dí d m, hài hước, lạc
quan Tính hài hước bắt nguồn từ thái độ lạc quan, nhẹ nhõm với cuộc đời: “Tôi quan niệm cuộc đời con người vốn éo le, chẳng việc gì mình phải bi kịch hóa nó thêm lần nữa Nhìn mọi sự bằng con mắt hài hước, tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy yêu đời hơn, vượt qua những nghịch cảnh cũng dễ dàng hơn ” [41, tr.15,16]
Trên trang Bình uận văn nghệ quân ội http://vannghequandoi.com.vn,
Thụy Anh có viết: Trước đây, tôi cho rằng Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn biết cách đáp ứng nhu cầu của người đọc Ông tìm hiểu bọn trẻ rất kĩ Theo tôi được biết, nhà
văn dành tương đối nhiều thời gian để trò chuyện với tuổi teen, lên mạng đọc, thậm
chí, mở diễn đàn để lắng nghe và đối thoại với các em Vì thế, Nguyễn Nhật Ánh hiểu đứa trẻ cần gì, mong gì khi đến với một cuốn sách Bên cạnh những khao khát phiêu lưu, tìm hiểu thế giới, đứa trẻ còn có nhu cầu tìm hiểu chính bản thân mình: những cảm xúc kì lạ không tên, những xáo trộn trong các mối quan hệ đang bình ổn bỗng một ngày trở nên rối tung khiến chúng hoảng sợ, những mong muốn nho nh một ngày bỗng trở nên nhức nhối, bức xúc khiến chúng không hiểu nổi mình Nguyễn Nhật Ánh luôn tìm nhiều cách diễn đạt mới, và tiến hành các thử nghiệm nho nh , tuy khá thận trọng Các tác phẩm gần đây ẩn dụ nhiều hơn, chiêm nghiệm nhiều hơn dù vẫn giữ cách viết hài hước, trong sáng
Trang tài liệu Thanh niên diễn àn Hội thanh niên Việt Nam, nhà báo Dương
Thành Truyền nhận định: Xét về mặt tâm lý - giáo dục, có một điều hết sức quý giá của hệ thống tác phẩm viết cho thanh thiếu niên của Nguyễn Nhật Ánh, vốn rất lớn
Trang 10về số lượng, đa dạng về thể loại, từ truyện tâm lý, tình cảm đến truyện pháp thuật, truyện phiêu lưu, truyện thể thao và phong phú về không gian biểu hiện từ làng đến phố, từ gia đình đến lớp học: đó là chúng có thể đồng hành theo quá trình phát triển tâm lý lứa tuổi của các bạn trẻ
Trên trang văn http://Tôn vinh văn h a c.com.vn có bài viết: Nguyễn Nhật Ánh - nh Bồ câu a tài Đọc bài viết này, Nguyễn Nhật Ánh đã được độc giả đánh
giá là một trong những nhà văn viết cho thiếu nhi thành công nhất hiện nay ở nước
ta Nhưng không chỉ có thế các tác phẩm tự sự của Nguyễn Nhật Ánh còn được đánh giá là giúp trẻ “lớn lên” theo từng nấc thang của cuộc đời với một thế giới trẻ thơ hết sức trong sáng, không có cái ác, cái xấu, cái thấp hèn, chỉ ngập tràn yêu thương và tôn trọng con người, như chính cái khát khao mà mỗi con người luôn muốn hướng tới dù ở lứa tuổi nào Chính nghệ thuật tự sự của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã giúp các bạn trẻ yêu đời hơn, tự tin hơn, bình thản hơn trong cuộc sống thường nhật hôm nay vốn đầy ắp những bộn bề lo toan và không thiếu những khắc nghiệt
Vân Thanh, nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi, trên T p chí Văn h c đã
từng nhận xét: Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có khả năng đi vào lòng người bởi tình cảm nồng hậu của tác giả đối với các lứa tuổi trẻ thơ mà anh luônyêu quý và tôn trọng Có trái ngược chăng, ở tuổi trưởng thành, Nguyễn Nhật Ánh đã phải chịu đựng biết bao gian lao, vất vả và cay đắng, nhưng viết về lứa tuổi này, anh lại không hề đi vào những chua chát, mỉa mai, oán hận đời Anh luôn muốn truyền cho các em lòng tin vào cuộc sống và nghị lực vượt mọi khó khăn Lòng tin yêu cuộc sống và nghị lực vượt khó khăn là những đức tính tốt đẹp của thiếu nhi đã được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh truyền tải qua câu chuyện của mình một cách gần gũi với thiếu nhi nhất
Lê Phương Liên trong bài viết Văn xuôi và trẻ em đã nhận xét: “Nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là người có một
“khóe văn” riêng Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu người đọc cũng không ngoài quy luật tự sự và đối thoại nội tâm của tuổi thơ, không ngoài sự tự phát hiện
Trang 11ra chất hài hước của chính mình” [38, tr.39]
Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã từng nhiều lần nhắc đến thành công của
Nguyễn Nhật Ánh trong sáng tác dành cho thiếu nhi Trong bài viết Nguyễn Nhật Ánh nhà văn ôi cuốn trẻ thơ, tác giả đã đề cập đến đề tài, chủ đề, nhân vật, giọng điệu và giới thiệu khái quát về tập truyện ính v n hoa Nguyễn Nhật Ánh đã làm
được một điều kì diệu, đó là đem đến cho bạn đọc trẻ thơ sự thú vị và niềm vui háo hức mong chờ những tác phẩm tiếp theo của anh Và quả nhiên, Nguyễn Nhật Ánh
đã không làm bạn đọc thất vọng Anh tiếp tục trình làng Cho tôi xin một vé i tuổi thơ Vẫn với lối viết dí d m kiểu ính v n hoa, Tôi à Bêtô nhưng dấu ấn tâm trạng
tác giả đã in đậm nét hơn, tâm trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về tuổi thơ Đây là tập sách được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và
giảithưởng ASEAN, 2010 Cùng với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Lá nằmtrong á, C hai con mèo ngồi bên cửa sổ… Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện sức
viết bền bỉ của mình
Nguyễn Thị Thúy Hằng (ThS Trường PTTH u Lạc, thành phố Hồ Chí
Minh), có bài Tâm hồn tuổi thơ trên trang sách Nguyễn Nhật Ánh Mở đầu bài viết,
cô đã giới thiệu về Nguyễn Nhật Ánh như sau: Nguyễn Nhật Ánh đến với văn học thiếu nhi như một lẽ tự nhiên Đó là sự trở về của ký ức, của những hoài niệm, là sự thôi thúc của ý tưởng và hơn hết là tấm lòng của nhà văn Trong một lần trả lời
ph ng vấn trên báo Sài Gòn Giải Phóng, Nguyễn Nhật Ánh nói rằng: “Nhà văn viết cho thiếu nhi bao giờ cũng đồng thời là nhà giáo dục”, thậm chí là “nhà giáo dục bẩm sinh” Ông viết với trách nhiệm của một người thầy, người nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ” [31, tr.70]
Nhà văn Lê Minh Khuê trên báo Tiền phong đã nhận xét: “Nguyễn
Nhật Ánh trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ đối thoại, từ cách miêu tả đến xây dựng nhân vật Tất cả đều đầy sức khơi gợi tới cái đẹp Anh khơi dậy sự tự tin, tin vào sức mạnh của trí tuệ, tin vào con đường của mỗi người trong đời Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh in hàng chục ngàn bản mỗi cuốn, là sự chờ đợi háo hức như chờ đợi người “hò hẹn” của các em Mấy ai được hạnh phúc như anh” [35,
Trang 12tr.17] Nhà văn có một khoảng trời riêng và thực sự làm chủ khoảng đất sáng tạo của mình đó chính là lý do người đọc háo hức chờ đón tác phẩm mới của Nguyễn Nhật Ánh “Mỗi cuốn truyện là một tuổi thơ trọn vẹn, lần nào cũng như bắt đầu lại
từ đầu, với những ký ức lung linh hoa lá và những trải nghiệm khóc cười rất thật tưởng chừng không có bóng dáng của “hư cấu văn học” Cũng vì thế mà khó có thể xác định nhà văn viết cho hế hệ nào, về thời đại nào Có cảm tưởng, người đọc sau trăm năm nữa vẫn sẽ có được một Nguyễn Nhật Ánh đồng hành với ký ức tuổi thơ của mình như thế này mà thôi” [35, tr.17]
Bên cạnh các ấn phẩm trên, các bài viết về Nguyễn Nhật Ánh và các tác
phẩm của anh còn xuất hiện trên các báo như báo Lao ộng, Thanh niên,các tạp chí
và nhiều trang thông tin điện tử như Evan.net, Phongdiep.net bộ truyện ính v n hoa đã được dựng thành phim truyền hình nhiều tậpcho thiếu nhi, các tác phẩm khác cũng được dựng thành phim như Cô gái ến từ hôm qua, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và một số truyện của Nguyễn Nhật Ánh đang có dự án chuyển thể
thành truyện tranh Có thể thấy Nguyễn Nhật Ánh là tác giả đang rất được quan tâm
và giành được nhiều tình cảm ưu ái của độc giả ở mọi lứa tuổi
Đặc biệt là sức hút, sự ảnh hưởng rất lớn của truyện Nguyễn Nhật Ánh đối với độc giả trẻ tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Thống kê kết quả khảo sát ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh tại các trường trung học cơ sở (83,33 học sinh biết và yêu thích nhà văn Nguyễn Nhật Ánh), trung học phổ thông (93,87 học sinh biết và yêu thích nhà văn Nguyễn Nhật Ánh) Có thể khẳng định rằng: “Thành công của Nguyễn Nhật Ánh chính là lối kể chuyện hấp dẫn, rất hay, dễ đi vào lòng
người, trong mỗi mẩu chuyện mang một ý nghĩa giáo dục sâu sắc” (Theo nh hưởng của truyện Nguyễn Nhật Ánh ối với ộc giả trẻ ở thành phố Hồ Chí inh [22,
tr.128])
Trong bài viết Nguyễn Nhật Ánh và truyện thiếu nhi của Lê Huy Bắc có đoạn
viết: “Phải thừa nhận, ở thời điểm thực tại, viết truyện cho trẻ em (thiếu nhi) ở Việt Nam, chẳng ai sánh bằng Nguyễn Nhật Ánh Ông không chỉ viết kh e mà còn viết hay và rất đều tay Đã rất lâu, bạn đọc Việt Nam mới có thể tiếp xúc được với một cây bút truyện thiếu nhi có một phông văn hóa, một nền tảng kiến văn rộng, cộng
Trang 13với một cảm xúc trẻ thơ chân thành, sâu sắc với lối tư duy đậm chất triết lí, đầy ngỗ nghịch và mang tính đột biến cao”
Một ý kiến khác về cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Nhật Ánh: Trong truyện, Nguyễn Nhật Ánh sử dụng ngôn ngữ rất dễ hiểu Ở đó, ngôn ngữ trần thuật thường được biểu hiện bằng những câu văn ngắn, đơn giản nhưng vẫn biểu đạt được các sắc thái tình cảm rõ rệt
Dù đứng ở góc độ nào, chúng ta nghiên cứu ở nội dung nào thì chúng ta cũng đều khẳng định được tài năng độc đáo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Vì vậy trên cơ
sở tiếp thu những ý kiến đi trước, tôi mong muốn ở đề tài này phần nào lý giải được
Nghệ thuật tự sự trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh và hiểu hơn nữa về các tác phẩm
tự sự của anh
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối với đề tài này, tôi tập trung khám phá nghệ thuật tự sự trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh với các phương diện: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật tổ chức kết cấu, xây dựng cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật Từ đó xác định và khẳng định được những đóng góp độc đáo của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học thiếu nhi
Chỉ ra những nét độc đáo trong nghệ thuật tự sự của Nguyễn Nhật Ánh đồng thời giúp người đọc thấy được những đóng góp tích cực cũng như lý tưởng sống, tài năng và tấm lòng nhân hậu của nhà văn
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng luận văn hướng đến là Nghệ thuật tự sự
trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh
- Phạm vi: Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Nhật Ánh vô cùng phong phú
song ở đề tài này, tôi chủ yếu tập trung khảo sát nghệ thuật tự sự của anh qua một
số tác phẩm như: Cho tôi một vé i tuổi thơ, ính v n hoa, Đảo mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Bảy bước tới mùa hè, Thằng qu nhỏ, Tôi à Bêtô đồng
thời tham khảo thêm những bài viết của các nhà khoa học về Nguyễn Nhật Ánh Từ
Trang 14đó có thể thấy rõ nghệ thuật tự sự trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh cũng như
những đóng góp của anh cho văn học nước nhà
5 Phương pháp nghiên cứu
Ở luận văn này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp liên ngành: đối tượng miêu tả trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
là tuổi thơ và tuổi mới lớn - những đối tượng phức tạp trong văn chương và ngoài đời thực Do vậy, khi thực hiện đề tài, tôi kết hợp với phương pháp của các ngành khoa học khác như: văn hóa học, giáo dục học
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học và lý thuyết tự sự: Khám phá thế giới nghệ thuật nhà văn từ các yếu tố hình thức đến nội dung, tìm hiểu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật tự sự của tác giả
- Phương pháp so sánh: nhằm chỉ ra những nét chung và nét độc đáo riêng của Nguyễn Nhật Ánh về nghệ thuật tự sự so với các nhà văn khác ở các giai đoạn văn học khác nhau và đặc biệt là nhà văn khác cùng viết cho thiếu nhi
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn được triển khai trên ba chương:
Chương 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh Chương 2: Nghệ thuật tổ chức kết cấu và xây dựng cốt truyện trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
Trang 15Chương 1: NGHỆ THUẬT XÂY ỰNG NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH
Đặc điểm của tác phẩm tự sự là phản ánh cuộc sống thông qua các yếu tố sự kiện biến cố và hành vi con người; thường có cốt truyện gắn với hệ thống nhân vật Loại hình tự sự thể hiện tâm trạng, tư tưởng của chủ thể thông qua phản ánh hiện thực khách quan, tức là cái chủ quan ẩn đi hoặc hoà vào cái khách quan Nhà văn phải dùng đến các yếu tố như sự kiện, nhân vật trong một thời gian và không gian nghệ thuật nhất định Chính vì thế truyện phải có chuyện và nhà văn phải sáng tạo
ra hình tượng người kể chuyện, các yếu tố nghệ thuật khác như điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu,… làm nên những đặc trưng riêng cho loại hình tự sự
Theo Từ iển thuật ng văn h c của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên thì: “trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự
sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật Trần thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả… Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ
ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả” [26, tr.275]
Trần thuật là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự thể hiện mối quan hệ chủ thể, khách thể trong loại hình nghệ thuật này Nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác định đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn
Nói đến nghệ thuật tự sự là nói đến nghệ thuật kể chuyện hay nghệ thuật trần thuật, một phương thức nhằm làm cho các sự việc, tình tiết trong tác phẩm được diễn ra và sống dậy
Để tạo nên phong cách riêng cho các tác phẩm của mình, các nhà văn phải tạo dựng được nghệ thuật kể chuyện riêng của mình Và nghệ thuật kể chuyện chính
là phương thức kể, mà được xây dựng lên bởi lời kể, lời nhân vật được thể hiện
Trang 16bằng các biện pháp nghệ thuật phục vụ cho việc kể Để xây dựng được nhân vật kể chuyện trong sáng tác của mình các nhà văn đã sử dụng nhiều hình thức tự sự khác nhau Có khi đó là người hoàn toàn bên ngoài tác phẩm nhưng cũng có khi nhân vật xưng “tôi” Tuy nhiên với từng loại văn, từng kiểu nhân vật, đặc biệt với từng dụng
ý nghệ thuật và từng tài năng sáng tạo riêng, mỗi nhà văn lại có cách sử dụng biện pháp thể hiện nghệ thuật riêng Song mục đích cuối cùng của nghệ thuật tự sự - nghệ thuật kể chuyện là làm nổi bật nên nhân vật tự sự trong mỗi tác phẩm để từ đó
ta hiểu được tư tưởng, quan điểm sáng tác của mỗi nhà văn
1.1 Nghệ thuật y dựng nh n vật người kể chuyện
1.1.1 Khái quát về nhân vật n i hu n
Thuật ngữ người kể chuyện trong tác phẩm tự sự tương ứng với thuật ngữ người trần thuật, người thuật chuyện, người mang thông iệp, chủ thể trần thuật, chủ thể kể chuyện…
Theo Từ iển thuật ng văn h c của Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử thì người kể chuyện có thể là hình tượng của chính tác giả, có thể là một
nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra
Hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú
Hay: “Người kể chuyện là sản phẩm của quá trình hư cấu của nhà văn, nó khác với người kể chuyện thực tế trong đời sống” [22, tr.197]
Hoặc “Người kể chuyện là chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác phẩm văn học”
Nguyễn Thái Hoà thì cho rằng: “người kể là người biết tất cả, biết hết cả cốt truyện, nhân vật và dẫn nhân vật hành động” Tuy nhiên anh ta có thể là người thuyết minh, là một nhân chứng hoặc giả vờ không dính líu đến câu chuyện kể tu vào mức độ khác nhau, tức là “tạo một khoảng cách giữa người kể và chuyện” Để
kể chuyện, người kể phải có một điểm nhìn bao quát để lựa chọn, điều khiển các
Trang 17nhân vật hành động và một khi đã có chuyện thì không thể thiếu người kể chuyện
và tất yếu sẽ phải có điểm nhìn Sự lựa chọn điểm nhìn và ngôi kể sẽ chi phối đến việc viết cái gì và viết như thế nào của nhà văn để đạt được hiệu quả tối ưu cho tác phẩm tự sự
Người kể chuyện là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện Nếu như người kể chuyện thực tế trong đời sống là những con người cụ thể, hữu hình, có hình hài, giọng nói, điệu bộ… thì đến người kể chuyện trong tác phẩm tự sự, tất cả những yếu tố hữu hình, cụ thể này đều được chuyển vào trong văn bản thông qua các thủ pháp nghệ thuật Chính vì thế, khác với người nghe - đối tượng của người
kể chuyện trong tác phẩm tự sự sẽ có điều kiện phát huy tối đa khả năng liên tưởng của mình, có khả năng thâm nhập, đồng sáng tạo với người kể chuyện Điểm khác biệt thứ hai giữa người kể chuyện trong tác phẩm tự sự với người kể chuyện thực tế
là người kể chuyện trong thực tế hoàn toàn có thể điều chỉnh câu chuyện theo phản ứng của người nghe còn người kể chuyện trong tác phẩm nghệ thuật thì hầu như không có cái quyền đó Câu chuyện mà họ kể ra đã được cố định trong văn bản, không thể thêm bớt hay sửa chữa gì… Thứ ba, người kể chuyện thực tế trong đời sống thường kể câu chuyện theo tuần tự thời gian, theo trật tự tuyến tính để cho người nghe dễ theo dõi còn người kể chuyện trong tác phẩm nghệ thuật thì có thể sử dụng lối kể đảo tuyến, đan xen giữa hiện tại, quá khứ và tương lai để làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện
Người kể chuyện là một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự Tính chất đặc biệt của nhân vật người kể chuyện được thể hiện cụ thể như: Người kể chuyện không chỉ là nhân vật tham gia trong tác phẩm như các nhân vật khác mà còn có chức năng tổ chức các nhân vật khác, đánh giá về các nhân vật khác Người kể chuyện thống nhất nhưng không đồng nhất với tác giả Người kể chuyện thống nhất với tác giả bởi người kể chuyện là người nêu quan điểm của tác giả Đặc biệt trong tác phẩm tự truyện, sự thống nhất giữa người kể chuyện và tác giả lại càng bộc lộ
rõ Người kể chuyện và tác giả không đồng nhất với nhau Tác giả viết truyện bao giờ cũng có tư tưởng rộng hơn tư tưởng của người kể chuyện Nếu chúng ta chỉ dựa
Trang 18vào cách kể của người kể chuyện để đánh giá, phán xét thì sẽ là cực đoan, phiến diện Ngay cả trong những tác phẩm có tính tự truyện thì giữa người kể chuyện với tác giả vẫn có những nét khác nhau Những hành động, tâm trạng, cảm giác mà người kể chuyện kể lại trong tác phẩm tự truyện có thể là của nhà văn nhưng đó là những gì đã xảy ra với nhà văn trong quá khứ chứ không phải ở thời khắc hiện tại bây giờ
Có thể khẳng định rằng: Người kể chuyện là một sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật, là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện Người kể chuyện
có các chức năng như: tổ chức kết cấu tác phẩm, môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật và thay mặt nhà văn trình bày những quan điểm về cuộc sống, nghệ thuật Giữa người kể chuyện với tác giả có một mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng ta tuyệt đối không đồng nhất giữa hai đối tượng này
Với việc trần thuật ở ngôi thứ nhất, tác giả viết về những điều mình đã trải qua, đã chứng kiến và nếm trải, chiêm nghiệm Và tất nhiên, với tính chất hư cấu,
“tôi” không hẳn là tác giả mà chỉ là một nhân vật của truyện Lời trần thuật ở đây
vừa là ngôn ngữ trần thuật của tác giả vừa là ngôn ngữ trần thuật của nhân vật, tức vừa là lời trực tiếp, vừa là lời gián tiếp (của nhân vật)
Ngoài ra tác giả còn trần thuật ở ngôi thứ ba dưới hình thức người kể chuyện (do tác giả sáng tạo ra), lời trần thuật ở đây mang tính khách quan hoá và trung tính Người trần thuật được chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách riêng của mình Lời trần thuật ở đây còn có nhiệm vụ tái hiện và phân tích, lý giải thế giới khách quan vật chất, sự việc, con người… tái hiện và phân tích, lý giải lời nói ý thức người khác Theo Bakhtin, lời văn trần thuật gián tiếp này (khác với lời văn trực tiếp của nhân vật) có thể chia làm hai loại: loại thứ nhất là gián tiếp một giọng, là lời trần thuật tái hiện, phẩm bình các hiện tượng của thế giới trong ý nghĩ khách quan vốn có của chúng Loại thứ hai là lời gián tiếp hai giọng, là lời trần thuật có hấp thu lời nhân vật, tức là trong phát ngôn của người trần thuật cùng lúc có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật, nó thể hiện sự đối thoại với ý thức khác của cùng một đối tượng miêu tả Loại thứ hai này
Trang 19cho phép tác giả di chuyển “điểm nhìn” trần thuật và tạo nên tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ tiểu thuyết
Ngoài việc tác giả trần thuật theo hai dạng thức nói trên, nhân vật còn có vai trò là người trần thuật Trong tiểu thuyết, nhân vật có vị trí rất quan trọng, là then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm Có nhân vật thì có ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật
Tác giả của tác phẩm tự sự là một giả định, không cần thiết cho một tổ chức trần thuật Trong trần thuật, viết mang tính chất văn học Tư cách của người trần thuật là kết quả của hành vi trần thuật của chính mình, là sản phẩm của bản thân hành vi của mình, là một người trần thuật được trần thuật ra
Người trần thuật được chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách riêng của mình Lời trần thuật ở đây còn có nhiệm vụ tái hiện
và phân tích, lý giải thế giới khách quan vật chất, sự việc, con người…, tái hiện và phân tích, lý giải lời nói ý thức người khác Lời văn trần thuật gián tiếp này (khác với lời văn trực tiếp của nhân vật) có thể chia làm hai loại: loại thứ nhất là gián tiếp một giọng, là lời trần thuật tái hiện, phẩm bình các hiện tượng của thế giới trong ý nghĩ khách quan vốn có của chúng, loại thứ hai là lời gián tiếp hai giọng, là lời trần thuật có hấp thu lời nhân vật, tức là trong phát ngôn của người trần thuật cùng lúc
có thể có cả lời trực tiếp hay những suy tư gián tiếp của nhân vật, nó thể hiện sự đối thoại với ý thức khác của cùng một đối tượng miêu tả Loại thứ hai này cho phép tác giả di chuyển “điểm nhìn” trần thuật và tạo nên tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ tiểu thuyết
Có thể chia ra thành người trần thuật lộ diện và người trần thuật ẩn tàng Theo thuật ngữ thông dụng thì người trần thuật lộ diện là người trần thuật theo“ngôi thứ nhất” còn người trần thuật ẩn tàng là người trần thuật theo“ngôi thứ ba” Nhưng hai thuật ngữ này ngày nay không có ý nghĩa chặt chẽ Bởi vì bất cứ người kể nào
và bất cứ ai nói về mình đều xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất mà không dùng ngôi thứ ba, còn cái gọi là kể theo ngôi thứ ba chỉ có ý nghĩa là không nói đến mình mà thôi
Trang 20Để kể chuyện, người kể phải có một điểm nhìn bao quát để lựa chọn, điều khiển các nhân vật hành động Vì thế, một khi đã có chuyện thì không thể thiếu người kể chuyện và tất yếu sẽ phải có điểm nhìn “Điểm nhìn” theo Nguyễn Thái Hòa là tọa độ thời gian được lựa chọn cho hành động kể chuyện, phát triển nội dung, sắp xếp bố cục, hư cấu thành truyện
1.1.2 Nhân vật n i k chuy n trong truy n Nguyễn Nhật Ánh
1.1.2.1 Nhân vật người kể chuyện ở ngôi kể thứ nhất
Trong truyện dài Cho tôi xin một vé i tuổi thơ, Nguyễn Nhật Ánh không
giới thiệu tên hay những đặc điểm về ngoại hình, tính cách của nhân vật ngay khi nhân vật xuất hiện mà mở đầu tác phẩm bằng một cảm giác của người trần thuật
xuất hiện ở ngôi thứ nhất xưng là tôi: “Một ngày tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật
buồn chán và tẻ nhạt Năm đó tôi lên tám” [1, tr.10]
“Tôi” ở đây là nhân vật trung tâm trong tác phẩm “Tôi” chính là thằng cu Mùi và cùng với nó là Tý sún, Hải cò, con Tủn làm nên những cuộc phiêu lưu k thú cho riêng mình: Đặt tên cho thế giới, lập trang trại chó hoang Nhân vật cu Mùi
đã tham gia và kể lại diễn biến những trò chơi, những kỷ niệm vui buồn vì thế mà tính chất sự việc thật hơn Người đọc chúng ta cảm thấy sự chính xác trong những lời kể đó Nhân vật “tôi” - thằng cu Mùi đã rất quả quyết khẳng định rằng: “Tôi không phải là trái đất Tôi là thằng cu Mùi” [1, tr.98]
Tham gia là vai trò người kể chuyện còn có một nhân vật xưng là cu Mùi khi
đã ở tuổi trưởng thành Cu Mùi dẫn dắt câu chuyện về quá khứ Thêm vào đó là sự
so sánh dí d m đã làm nổi bật lên sự khác biệt giữa hai thế giới trẻ em và người lớn:
“Với người lớn ý nghĩa và giá trị của mọi thứ trên đời đều thu gọn vào hai chữ chức năng Trẻ con không quan tâm đến chức năng Đơn giản vì trẻ con có kho báu vô
giá: óc tưởng tượng”
Sử dụng ngôi kể thứ nhất để kể chuyện, nhưng dường như Nguyễn Nhật Ánh không phải chỉ kể về riêng mình, về thời thơ ấu của bản thân mà nói đến một thằng
cu Mùi nào đó Có thể nói, Nguyễn Nhật Ánh đã sáng tạo nên một nhân vật “tôi” trẻ hóa và rất điển hình với mong ước cũng rất điển hình của trẻ nh Nhân vật “tôi”
Trang 21thằng cu Mùi không bị chi phối bởi cái nhìn của một người lớn đang hình dung về tuổi thơ của mình Cái hay của nhân vật “tôi” - cu Mùi là ở chỗ nó vừa là “tôi” lại vừa là nhân vật độc lập - một đứa trẻ với tất cả những đặc thù và tính cách của lứa tuổi thiếu nhi
Cũng như truyện Cho tôi xin một vé i tuổi thơ, truyện Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, người kể chuyện bộc lộ ngay từ nhan đề tác phẩm “Tôi” ở đây là
nhân vật chính trong truyện và nhân vật chính này đã kể lại diễn biến câu chuyện Nhân vật chính - Thiều đã tham dự vào cốt truyện và chứng kiến mọi chuyện: Chuyện xem hoa tay, chuyện ma, chuyện mối tình đầu, chuyện đánh nhau Trong khi kể chuyện chính Thiều đã bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Tôi không nói gì chỉ gật đầu lặng lẽ rời kh i nhà Tôi giống như một phạm nhân vừa được tòa tuyên
bố tha bổng Vậy mà khi đã thoát nạn rồi tôi ngạc nhiên chẳng thấy lòng mình vui sướng” [2, tr.25]
Trong tác phẩm này, Nguyễn Nhật Ánh đã lựa chọn một nghệ thuật tự sự hấp
dẫn, phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi Điểm độc đáo và thành công nhất chính là nghệ
thuật y dựng nh n vật người kể chuyện mang cái nhìn trẻ thơ, mang tâm hồn
trẻ thơ Có thể nói, làm lạ hóa thế giới hiện thực từ cái nhìn trẻ thơ là điểm thành công trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh Để viết được truyện này, Nguyễn Nhật Ánh luôn giữ trong tâm hồn mình một chú bé chưa chịu lớn và khi viết thì luôn hồn nhiên như cậu học trò ngồi kể chuyện về đời mình Chính Nguyễn Nhật Ánh đã từng bộc bạch: Có lẽ trong tôi luôn luôn sống mãi tuổi mười lăm Mỗi lần tôi viết một tác phẩm tuổi mới lớn cũng giống như một cậu học trò ngồi viết nhật ký đời mình vậy, rất tự nhiên, không có gì phải lên gân hay gượng gạo cả Có
lẽ do tâm hồn tôi gần gũi với tâm hồn của các em nên những gì tôi viết ra, các em cảm thấy như chuyện của chính mình” Ở đây Thiều đã cảm nhận về cái vất vả, đói kém của gia đình sau mùa lũ: “Tôi có thể nhìn thấy sự đói kém hiển hiện từng ngày trong mân cơm Nồi cơm lưng hơn Thức ăn ít đi Cá thịt thưa thớt dần, có hôm mất tích hẳn Thỉnh thoảng có bữa tôm rang thì con nào con nấy mặn chát, muối bám xung quanh con tôm trắng xóa như tuyết Chỉ với một con tôm đó, tôi ăn ba chén
Trang 22cơm Dĩ nhiên thằng Tường và con Mận, tôi đều không hề than vãn nhưng nhìn vẻ mặt kém tươi của tụi tôi, có lẽ mẹ tôi nghe được những thở dài chạy quanh mâm cơm và cảm giác đó khiến bà vô cùng xót ruột” [2, tr.137] Là tâm trạng ân hận của Thiều khi làm Tường bị thương vì trò chơi chọi đá: “Tôi đáp, bụng ngập tràn hối hận Tôi đã lừa em tôi, tôi đã làm nó bị thương Tôi tự hứa với mình: mai mốt nếu thằng Tường có gặp phải hoạn nạn gì, bị ba tôi phạt đánh đòn vì tội ham chơi b bê bài vở chẳng hạn, tôi sẽ xung phong nhận tội thay nó, tôi sẽ nói với ba tôi là chính tôi xúi thằng Tường đi chơi ” [2, tr.138] Có lẽ nếu không hóa thân trọn vẹn vào trẻ thơ, không sống thật sâu với tâm hồn trẻ thơ thì Nguyễn Nhật Ánh không thể nào diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc từ trong sâu thẳm trái tim của Thiều một cách chân thực, cảm động như thế Có thể nói, chính với điểm nhìn trong trẻo của nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”, tác phẩm đã trở nên rất đỗi thân thương với trẻ thơ Việc tác giả lựa chọn người kể chuyện là một nhân vật trong truyện xưng tôi
tự kể lại chuyện mình đã tạo nên được sự gần gũi giữa độc giả và người kể chuyện Nguyễn Nhật Ánh từng nói rằng: khi đặt chữ “tôi” vào ngòi bút của mình Và khi ông hóa thân vào “tôi”, đó là cách hữu hiệu nhất để ông tìm về kí
ức tuổi thơ
Câu chuyện qua lời kể của người trần thuật tham gia vào cốt truyện “ tôi cảm giác mùa hè khắc nghiệt sắp sửa trôi qua” [2, tr.376] Chính cách kể chuyện này đã làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn, lôi cuốn người đọc hơn
Câu chuyện hay và hấp dẫn không kém với người đọc là cách sử dụng ngôi
kể thứ nhất xưng “tôi” được thể hiện ngay trong nhan đề và cách xưng tên nhân vật
trong Tôi à Bêtô
“Tôi là Bêtô Đó là cái tên chị Ni đặt cho tôi Bêtô Đúng ra cái tên ban đầu là
Bêbêtô”[6, tr.1] - tên của một cầu thủ bóng đá đội Brazil Người kể chuyện xưng
“tôi” - ngôi kể thứ nhất gắn với những quan sát, suy nghĩ và hành động của chú cún con Lựa chọn người kể chuyện đặc biệt như thế, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
đã bắc một nhịp cầu quen thuộc với kiểu truyện đồng thoại vốn rất gần gũi với trẻ
em trong sáng tác của Võ Quảng, Tô Hoài
Trang 23Ở đây người kể không chỉ kể mà còn đóng vai nhân vật Do vậy câu chuyện càng trở nên hấp dẫn hơn Với lối kể này hiện thực sáng tạo nghệ thuật trở nên gần gũi với người đọc và giá trị thẩm mỹ của tác phẩm cũng dễ dàng đến với họ hơn
1.1.2.2 Nhân vật người kể chuyện ở ngôi kể thứ ba
Đối lập với loại truyện kể ở ngôi thứ nhất - người kể xuất hiện trực tiếp
xưng “tôi” hoặc “chúng tôi” là loại truyện kể mà người kể chuyện không được biểu
thị trực tiếp bằng đại từ ở ngôi thứ nhất - thường được gọi là “truyện kể ở ngôi thứ ba” và người kể chuyện trong trường hợp này là “người kể chuyện ở ngôi thứ ba” hay “người kể à nhân vật”
H ỏ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh làm người đọc mê say Mỗi lần giở
sách, người đọc như mơ màng nhớ về tuổi học trò của mình! Qua lời kể của Chương, hình ảnh phượng đ đã khiến người đọc hình dung khá rõ về tâm trạng nôn nao, hòa quyện những kỷ niệm của nhân vật trong năm tháng ngồi trên ghế nhà trường
Nguyễn Nhật Ánh đã dẫn người đọc trở về những chuyến nghỉ hè thú vị được vui cùng bạn bè, gia đình Khi người kể chuyện kể về mùa hè đến mang theo niềm vui của những tháng ngày vô tư nô đùa trên đồng ruộng, bên cạnh con suối
nh vẫn thường là nơi tập kích đánh nhau hay những buổi trưa hè nơi vườn trái cây mát rượi Anh khắc hoạ một tình bạn gắn bó, một cử chỉ đẹp mà Chương đã mang lại cho những đứa trẻ làng Hà Xuyên Chương mang đến sự thuận hòa, cho Út Thêm một niềm vui giản dị, ấm áp
Bao giờ cũng thế, truyện của Nguyễn Nhật Ánh luôn mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc thật nhẹ nhàng, êm ái, sâu lắng Khi kể về hình ảnh cô bạn Út Thêm xuất hiện, Nguyễn Nhật Ánh miêu tả cảm giác trong Chương khiến lòng chúng ta cũng lâng lâng Út Thêm xuất hiện như một làn gió mát nhẹ, thoảng qua trên những bông lúa non ngoài đồng ruộng mênh mông Tất cả đã mang đến một luồng gió mát lành cho Chương, cho Út Thêm, cho những đứa trẻ làng Hà Xuyên, cho cả những bạn nh khi đọc các truyện của anh hay nói rộng hơn là cho
Trang 24chúng ta - những người đang cầm trên tay quyển truyện này, nâng niu, trân trọng nó với cảm xúc bay bổng
Người đọc thích câu chuyện này còn ở cái mơ mơ màng màng của tuổi mới lớn, tuổi sắp làm người lớn Phải chăng vì thế mà ai cũng thích nhân vật Chương Cậu đã trải qua một mùa hè đáng nhớ với bao cung bậc cảm xúc: vui, buồn hòa lẫn với cái lơ lơ lửng lửng trong cảm xúc của mối tình đầu tiên Nụ cười của Út Thêm chỉ mãi là hình ảnh trong những giấc mơ đêm về của Chương Người đọc còn xúc động bởi đằng sau mùa hạ đ là nỗi buồn của những đứa trẻ nơi quê nghèo Mùa hạ
là phượng đ , là nắng gắt, là vui chơi sau một năm học căng thẳng, còn đối với những đứa trẻ sớm tảo tần, mùa hạ là phụ giúp cha mẹ, mùa nắng cháy trên những cánh đồng khô nẻ chân chim Mùa hạ vui chơi thật xa vời
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều đưa ra những nhận định gần như tương đồng nhau khi nói về tầm quan trọng của người kể chuyện và điểm nhìn
Người kể chuyện là một hình tượng do tác giả hư cấu, đại diện cho phát ngôn của tác giả; là chủ thể của lời kể, nhân tố trung tâm chi phối đến việc tổ chức, kết cấu của văn bản tự sự; là người giữ vai trò trung gian giữa tác giả, tác phẩm và người đọc Bất kì một tác phẩm tự sự nào cũng có người kể chuyện và người đọc cần phải căn cứ vào điểm nhìn, ngôi kể và lời kể trong tác phẩm để đánh giá tác phẩm tự sự đó
1.1.3 i nh n tr n thuật
Điểm nhìn là điểm rơi ở cái nhìn của người kể chuyện vào đối tượng trần thuật, vào thế giới khách quan được tái hiện trong sáng tác Điểm nhìn nghệ thuật biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật: ngôi kể, cách dùng từ, kiểu câu… Điểm nhìn không bao hàm các quan điểm chính trị xã hội của nhà văn mà chỉ xét riêng về
kĩ thuật chọn chỗ đứng để nhìn và kể Nếu như điểm nhìn là nơi để người trần thuật nhìn, miêu tả sự vật trong tác phẩm thì toàn bộ nội dung, diễn biến của câu chuyện cũng sẽ được soi chiếu từ điểm nhìn này
Điểm nhìn trần thuật có vai trò rất quan trọng trong nghệ thuật trần thuật của
Trang 25mỗi nhà văn Việc tìm chỗ đứng, vị trí thích hợp để xác lập cho người kể một điểm nhìn trần thuật để từ đó câu chuyện bắt đầu có ý nghĩa quan trọng Phùng Văn Tửu quan niệm “Điểm nhìn là kỹ thuật chọn chỗ đứng để nhìn và kể” Trong mỗi tác phẩm, mỗi nhà văn có sự lựa chọn riêng nhưng ý nghĩa chung, nó quy định và chi phối các thành tố khác của nghệ thuật: nhịp điệu, thời gian, không gian, giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật Thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu vào tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách, cá tính sáng tạo của nhà văn
Trong mối tương quan khác với người kể chuyện, điểm nhìn là một trong những yếu tố để nhận dạng người kể chuyện và là yếu tố được đặt lên hàng đầu so với yếu tố ngôi kể, lời văn nghệ thuật của tác phẩm Vậy đồng nghĩa với quá trình hình thành và biến đổi hình tượng người kể chuyện là sự xuất hiện và biến đổi linh hoạt của điểm nhìn trong loại hình tự sự
Trong truyện kể, vấn đề ai kể chuyện và câu chuyện được kể như thế nào bao giờ cũng quan trọng hơn ai là người viết nên truyện kể ấy “Điểm nhìn” trở thành cơ
sở để phân biệt người kể chuyện và tác giả Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời
Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người
kể chuyện nào đó Pospelov khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” [25, tr 90]
Trong mối tương quan khác với người kể chuyện, điểm nhìn là một trong những yếu tố để nhận dạng người kể chuyện và là yếu tố được đặt lên hàng đầu so với yếu tố ngôi kể, lời văn nghệ thuật của tác phẩm Vậy đồng nghĩa với quá trình hình thành và biến đổi hình tượng người kể chuyện là sự xuất hiện và biến đổi linh
Trang 26hoạt của điểm nhìn trong loại hình tự sự Ngoài ra tác giả còn trần thuật ở ngôi thứ
ba dưới hình thức người kể chuyện (do tác giả sáng tạo ra), lời trần thuật ở đây mang tính khách quan hoá và trung tính
Người kể chuyện là một hình tượng do tác giả hư cấu, đại diện cho phát ngôn của tác giả; là chủ thể của lời kể, nhân tố trung tâm chi phối đến việc tổ chức, kết cấu cấu trúc của văn bản tự sự; là người giữ vai trò trung gian giữa tác giả, tác phẩm
và người đọc Bất kì một tác phẩm tự sự nào cũng có người kể chuyện và người đọc cần phải căn cứ vào điểm nhìn, ngôi kể và lời kể trong tác phẩm tự sự
Trong bài viết của Cao Kim Lan “Lý thuyết về iểm nhìn nghệ thuật của R Scho esvà R.Kellogg” thì thuật ngữ “điểm nhìn” đã trở nên quen thuộc trong nghiên
cứu văn học nói chung và nghiên cứu tự sự học nói riêng Hiểu một cách đơn giản nhất, điểm nhìn chính là một “mánh khóe” thuộc về kỹ thuật, một phương tiện để chúng ta có thể tiến đến cái đích tham vọng nhất: sức quyến rũ của truyện kể Và dù
có sử dụng cách thức nào, phương pháp hay kỹ thuật nào thì mục đích cuối cùng của người sáng tạo cũng chỉ là mê hoặc độc giả, buộc anh ta phải đọc Điểm nhìn là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật chứ không phải là bản thân cấu trúc đó Cấu trúc nghệ thuật vốn là hằng số không đổi của những quan hệ của các yếu tố nghệ thuật được lựa chọn để đưa vào tác phẩm Điểm nhìn nghệ thuật chiếu cái nhìn vào các yếu tố được lựa chọn, thêm bớt hoặc nhấn mạnh và chỉ được suy ra từ cái nhìn tổng thể đối với tác phẩm nghệ thuật, theo yêu cầu của người tiếp nhận
So với các loại hình nghệ thuật khác, tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm tự sự nói riêng thì sự biểu hiện của điểm nhìn có sự khác biệt rất rõ nét, đặc biệt là điểm nhìn về thời gian và không gian
1.1.3.1 Điểm nhìn không gian
Không gian nghệ thuật là một hình tượng nghệ thuật, một phạm trù thuộc
hình thức nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ
Trong điêu khắc cũng như trong hội họa, không gian được người nghệ sĩ miêu tả là không gian tĩnh, còn không gian trong văn học nói chung và tác phẩm tự
sự nói riêng là không gian có sự vận động, biến đổi Trong truyện Tôi thấy hoa vàng
Trang 27trên cỏ xanh, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên một không gian riêng, một thế giới
riêng, một giá trị riêng Đó là không gian của làng quê yên bình, trong trẻo, nơi đó
có gia đình, trường lớp, có đồi c Úa và xóm Miễu… Không gian làng quê bình dị, thân thiết gắn với hình ảnh con sông, cây cầu đồng lúa mênh mông, con đường làng thân quen… Cảnh vật nơi làng quê luôn gợi lại trong Thiều những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ.Nơi đó bọn trẻ th a sức chơi đùa với biết bao trò chơi tinh nghịch Trên những khoảng đất trống, những đứa con trai lại say sưa với trò bắn bi, ném đá Con đường làng quen thuộc là nơi bọn trẻ đến trường, vui chơi, chạy nhảy… Không gian làng quê trong trẻo như một xứ sở thần tiên nuôi dưỡng bao tâm hồn trẻ thơ: “Nắng mùa hè rơi xuống, hong vàng lá giòn nhà ông bà Huấn, lá nhãn lồng nhà thầy Nhãn,
lá vú sữa trong vườn nhà bà tôi và hong vàng tóc hai chị em tôi” Có thể nói, không gian làng quê yên bình được nhà văn khắc họa rất sinh động đã trở thành một nét nổi bật, làm nên điểm đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh
Qua truyện này ta thấy, Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng nhiều điểm nhìn để thể hiện nhân vật tôi vừa là “bản ngã” vừa là “tha nhân” Lúc thì đích thị là một đứa trẻ khờ khạo, ngây ngô, khi lại là một người lớn với nhiều trăn trở về cuộc sống Nhưng dù đứng ở góc nhìn nào, Nguyễn Nhật Ánh cũng vẫn bày t được suy nghĩ của mình khi viết về không gian nghệ thuật mà tại không gian đó luôn đầy ắp tiếng cười và tâm trạng của trẻ thơ
Nguyễn Nhật Ánh đã khoanh vùng không gian để nhân vật nhí xuất hiện
Đảo mông mơ (không gian sân vườn), Cho tôi một vé i tuổi thơ (không gian khu
vườn), Không gian ở đây là không gian mở không bị bó buộc trong gian phòng chật chội Đặc biệt ta thấy sự gần gũi thân thiết của các nhân vật trong truyện đều
do không gian tạo ra Cu Mùi, Hải cò, con Tủn, Tí sống gần nhau nên chúng dễ dàng tập trung thành một nhóm trong khu vườn hay trước sân
Tin đã thuyết phục được ba mẹ, các bạn trong lớp, hàng xóm công nhận đống cát được xem là một hòn đảo nh Chúng sung sướng tận hưởng niềm vui khi bước vào một hòn đảo hoang và rồi nỗi buồn cũng đến khi công trình của ba mẹ Tin chuẩn bị được xây dựng Song người lớn cũng hiểu được niềm vui của trẻ nh , hòn
đảo vẫn còn Niềm vui của bọn trẻ được trở lại Đảo ôbinsơn được đổi thành Đảo
Trang 28Cát, thế là thế giới mộng mơ tiếp tục được mở ra
Hay trong ính v n hoa không gian của thế giới học đường đã được mở ra
Trước hết là là ở hình ảnh lớp học với những gương mặt học trò và những hoạt động học tập Từ ba nhân vật Quý ròm, Tiểu Long, nh Hạnh - các học sinh lớp 8A4, trường Tự Do dần dần độc giả được làm quen với cả tập thể lớp với cái tên, gương mặt trở nên quen thuộc và định hình rõ nét hơn trong lòng độc giả Lên lớp
9, mặc dù có sự thay đổi về một số thành viên nhưng “cơ cấu nhân sự” lớp 9A4 vẫn như lớp 8A4, chỉ khác một điều là các em bây giờ đã lớn hơn một tuổi, trở thành những học sinh cuối cấp và là những đàn anh, đàn chị trong trường Thế giới học đường còn được gắn với những hình ảnh thầy cô giáo và những giờ lên lớp, như cô Trinh chủ nhiệm đồng thời là cô giáo dạy Văn, cô Nga dạy Lịch sử, thầy Đoàn dạy
Thể dục… Ngao du trong thế giới ính v n hoa, có thể nhận thấy rằng: Với ngòi
bút dồi dào và cách lựa chọn điểm nhìn không gian riêng biệt, Nguyễn Nhật Ánh đã lột tả được thế giới học đường phong phú với những cậu học trò lém lỉnh, tinh nghịch; những thầy cô giáo nghiêm khắc nhưng rất đỗi bao dung
Qua H ỏ, Nguyễn Nhật Ánh đã dẫn ta về với con đường làng của miệt
vườn xinh xắn: “Dẫn vào làng là một ngõ trúc quanh co, sâu hút, đẹp như tranh vẽ Trưa đứng bóng, luồn qua ngõ trúc vẫn mát rượi Nắng bị chặn lại trên những ngọn tre trúc cong cong, chỉ rụng xuống con đường làng đầy lá khô và phân bò lốm đốm Không có nắng những ngõ trúc đầy tiếng chim Từ sáng đến chiều, lúc chim sẻ, chim sâu và chào mào đua nhau hót líu lo trên những cành nhánh lúc nào cũng đung đưa theo gió” Con đường dẫn về xóm Miễu “rợp bóng sầu đông, những trái sầu đông rụng đầy mặt đất” [11, tr.126]
Một đặc điểm nổi bật của thời gian và không gian văn học là tính quan niệm của chúng Không gian và thời gian không chỉ là môi trường, là quá trình tồn tại của nhân vật mà còn là sự cảm nhận của chính chủ thể hoạt động ấy về thế giới Mỗi tác giả với mỗi giai đoạn sáng tác khác nhau thì việc vận dụng không gian, thời gian vào trong sáng tác của mình là khác nhau Qua đây độc giả chúng ta nhận thấy Nguyễn Nhật Ánh đã có sự lựa chọn điểm nhìn rất riêng khi miêu tả đời sống hiện thực trong trang văn của mình
Trang 291.1.3.2 Điểm nhìn thời gian
Thời gian trong truyện Nguyễn Nhật Ánh là thời gian ở hiện tại Từ hiện tại
mà nhân vật có thể nhớ về quá khứ hay hướng tới tương lai
Thời gian nghệ thuật trong truyện Đảo mộng mơ được đánh dấu bắt đầu từ
thời điểm mà đống cát xuất hiện trên sân nhà Tin - lý do có đống cát trên sân là do
bố của Tin mua về để xây nhà kho ở phía sau: “Trong công trình xây cất chưa bắt đầu, vào một đêm tối trời nọ, Tin nai nịt gọn gàng, một mình lẻn ra kh i nhà đánh chiếm đống cát ” Từ thời điểm hiện tại câu chuyện được phát triển theo trật tự
tuyến tính Đảo mộng mơ bắt đầu từ thời điểm mà đống cát xuất hiện trên sân nhà
Tin - lý do có đống cát là do bố Tin mua về để xây dựng công trình nhà kho
Trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, có sự đan cài giữa thời gian quá khứ
và thời gian hiện tại Điểm nhìn trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cũng như vậy Phần đầu là “hoa tay”- à “nh ng vân tay hình tròn ầu mỗi ng n tay” [2, tr.10],
chú Đàn xem hoa tay cho Thiều, rồi tiếp là hàng loạt các nhân vật xuất hiện: chị
Vinh, thằng Tường,
Từ hiện tại Thiều mộng mơ về một tương lai xa xôi, tương lai mà khả năng chú Đàn và chị Vinh quay về làng là rất cao , còn thằng Sơn và bé Ba thì chịu, không thể biết hậu vận của bọn nó
Các nhân vật trong truyện như Thiều, Tường, Mận, Nhi đều là những người sống thiên về nội tâm, giàu cảm xúc, nhạy cảm với thế giới xung quanh Nhân vật hồi tưởng, nhớ lại những năm tháng đã qua, những kỷ niệm đã có với nhau Trong truyện xuất hiện nhiều dạng câu h i như: “Tôi nhớ ”, “Tôi nhớ hồi tôi còn bé ”,
“Tôi bồi hồi ” [2, tr.320] Quá khứ đã qua đi nhưng nó còn sống mãi, nó đã trở thành một phần thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc sống hiện tại của các nhân vật trẻ thơ
Cách đan xen giữa thời gian quá khứ và hiện tại cũng chính là điểm nhìn
được thể hiện trong Cho tôi một vé i tuổi thơ Từ hiện tại người đàn ông lớn tuổi
đã dẫn bạn đọc về những kỷ niệm tuổi thơ trong trẻo của mình
Như vậy điểm nhìn thời gian, không gian đã tạo cho câu chuyện thêm hấp dẫn, cách trần thuật này rất phù hợp với tư duy tiếp nhận của trẻ em
Trang 301.1.3.3 Điểm nhìn bên trong, bên ngoài
Hai mặt của điểm nhìn vật lý (bên trong, bên ngoài) cho phép nhà văn trần thuật, tái hiện thế giới bên trong của nhân vật là nhờ thế nhân vật được khắc họa sâu sắc và chân thực
“Điểm nhìn” là một khái niệm đã được đề cập khá sớm, đặc biệt ở Anh và
Mĩ Theo M.H Abrahams (Từ iển thuật ng văn h c - A Glossary of Literature terms), iểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà một câu chuyện được kể đến - một
hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện
mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu [43, tr.165]
Theo lí thuyết tự sự học, có ba kiểu điểm nhìn (gắn với ba kiểu điểm nhìn) phổ biến ở người kể chuyện:
Nhìn “từ ằng sau” (gắn với điểm nhìn toàn tri) khi người kể chuyện có vai
trò toàn năng với cái nhìn thông suốt tất cả
Nhìn “từ bên trong” (gắn với điểm nhìn bên trong) khi người kể chuyện là
nhân vật Điểm nhìn bên trong thường thể hiện qua độc thoại nội tâm của nhân vật
Nhìn“từ bên ngoài” (gắn với điểm nhìn bên ngoài): Đây là điểm nhìn của
người kể chuyện khi anh ta đứng ngoài, chỉ kể “chuyện” chứ không hiểu rõ tâm lí nhân vật Đây cũng là điểm nhìn từ các nhân vật khác
Thật ra, trong các tác phẩm văn học, chọn kiểu nhìn nào, xuất phát từ điểm nhìn nào để người kể chuyện kể lại“chuyện” chính là do cách tổ chức “truyện” có dụng ý của nhà văn Dù nhà văn kể với tư cách là người kể chuyện hàm ẩn hay trao quyền cho nhân vật, dù từ điểm nhìn nhân vật hay điểm nhìn của chính bản thân, mọi cách nhìn, xuất phát từ mọi điểm nhìn đều thể hiện được (trực tiếp hay gián tiếp) quan niệm, tư tưởng, thái độ của chủ thể sáng tạo Trong nghệ thuật kể chuyện
có những tác phẩm chỉ có một kiểu điểm nhìn từ đầu đến cuối, có những tác phẩm phối ghép nhiều kiểu điểm nhìn hoặc luân phiên trượt điểm nhìn
Trên cơ sở của lý luận chung như vậy, đọc truyện Cho tôi xin một vé i tuổi thơ ta thấy tác giả đã rất khéo léo kết hợp giữa hai điểm nhìn này Điểm nhìn bên
Trang 31trong là suy nghĩ, những cách lý giải sự việc rất “trẻ con”, những cảm giác vui buồn của bọn trẻ Điểm nhìn bên ngoài là câu chuyện xung quanh cuộc sống của cu Mùi cùng các bạn Hải Cò, con Tủn Nguyễn Nhật Ánh có những phát hiện rất tinh tế về tâm lý trẻ em Ông có những phát hiện rất sâu sắc: “Tất cả mọi người đều uống nước trong ly nên tôi mới uống nước trong chai” Hay ước muốn của bọn trẻ trong phiên tòa mà bọn trẻ lập ra: “Chúng tôi cảm thấy lấy lại được sự công bằng, đã xả được bao nhiêu là ấm ức ” hay “Hải cò vẫn tấm tắc: - Hay quá! Kiểu mới à - Ừ, kiểu mới! Thích lắm! [1, tr.100]
Hay trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Nguyễn Nhật Ánh đã nhập vai
vào nhân vật để nói lên những tâm tư, tình cảm, cảm xúc rất chân thực: “Tôi nhìn đôi mắt nhắm nghiền của nó, thấy vẫn còn vài giọt lệ chưa khô còn hoen trên má Chắc hôm qua nó khóc suốt đêm ”
Dù phân tích ở bất k khía cạnh nào thì ta đều thấy người kể chuyện và điểm nhìn tự sự là những phương thức vô cùng quan trọng trong cách thức tổ chức tự sự của nhà văn Mối quan hệ giữa điểm nhìn và người kể chuyện trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã có sự khác biệt so với những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết của các nhà văn viết về đề tài lịch sử sau năm 1986 Điểm nhìn xuyên suốt trong tiểu
thuyết Oan khuất là điểm nhìn của người kể chuyện xưng “ta”, đồng thời là nhân vật
chính - Nguyễn Trãi Vì vậy, điểm nhìn của nhân vật này cần được xem xét ở cả hai vị trí: vị trí người kể chuyện và vị trí nhân vật trung tâm của câu chuyện
Tháng 3- 2015, truyện dài mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh:“Bảy bước tới mùa hè” tiếp tục đưa người đọc đến với thế giới tuổi thơ hồn nhiên, nghịch
ngợm, xen lẫn những xao xuyến bâng khuâng của tuổi mới lớn Cũng viết về tuổi
thơ nhưng Bảy bước tới mùa hè có những điểm khác biệt so với các tác phẩm trước
của Nguyễn Nhật Ánh Câu chuyện đơn thuần là những ký ức tuổi thơ ngọt ngào,
trong veo, không lồng ghép những suy tư, trải nghiệm của người lớn như “Cho tôi xin một vé i tuổi thơ”, “Ngồi kh c trên cây”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”…
Ở “Bảy bước tới mùa hè”, các nhân vật được kể dưới cái nhìn khách quan Người
đọc thường xuyên tủm tỉm cười theo từng diễn biến ngộ nghĩnh và những câu thoại
Trang 32ngu ngơ, hài hước đúng chất Nguyễn Nhật Ánh Nhân vật trong truyện có sự thay đổi tích cực từ tính tình đến nhận thức qua những tình tiết đơn giản nhưng ý nghĩa Mừng là một ví dụ điển hình Ban đầu, Mừng giúp ông ngoại của Đào đi chơi chỉ vì muốn Đào để ý nhưng càng ngày, cậu giúp ông vì thật lòng, vì thương ông già yếu
đi lại khó khăn Mừng b học vì cha mẹ mất sớm, bà nội già yếu và cũng vì lười nhưng trước những lời khuyên của ông ngoại Đào và những việc làm ý nghĩa của ông, cậu quyết tâm sẽ đi học trở lại…
Nguyễn Nhật Ánh đã sử dụng nhiều điểm nhìn để thể hiện nhât vật “tôi” Kết quả của những chuyến hẹn hò mà bọn trẻ (cu Mùi, con Tủn ) từng làm là: Chiều hôm đó chỉ có mình tôi lên giường Tôi leo lên giường nằm sấp xuống cho ba tôi đét vào mông Chỉ vì cái tội mà thực ra tôi không hề mắc phải: Mới nứt mắt đã bày đặt lăng nhăng Buồn ơi là sầu” [1, tr.82] Với giọng điệu hồn nhiên, ngây ngô vừa vui, vừa tội này, Nguyễn Nhật Ánh đã khiến người đọc cảm thấy vui hơn khi hiểu thêm được tâm hồn của nhân vật trong truyện Nhờ sự di chuyển điểm nhìn liên tục
mà hiện thực được soi chiếu ở nhiều góc độ khác nhau, bản chất của sự việc, đời sống con người được phản ánh toàn diện hơn
Mở rộng nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật, ta thấy sự mới mẻ và khác biệt giữa Nguyễn Nhật Ánh và các nhà văn khác Khi tự sự ngôi thứ ba theo điểm nhìn phức hợp, người kể chuyện giấu mặt, điểm nhìn bao quát vẫn thuộc về người
kể chuyện hàm ẩn nhưng câu chuyện có thể được tái hiện qua sự trao đổi điểm nhìn liên tục giữa người kể chuyện và các nhân vật khác Người kể chuyện không hoàn toàn đứng bên ngoài câu chuyện, cái nhìn của anh ta nhiều khi hướng vào nội tâm của nhân vật, để cho nhân vật tự bộc lộ những suy nghĩ, nhận xét của bản thân
Truyện ngắn Đôi b n của nhà văn Nguyễn Thi được kể xoay quanh câu
chuyện giữa người con gái và người con trai gồm những lời h i thăm, lời chúc, lời mời về quê Trong vai trò là người trần thuật, tác giả như người thư ký ghi chép những lời đối thoại của họ theo điểm nhìn của mình Tuy nhiên có lúc tác giả - người kể lại hòa nhập trong cảm xúc và tâm trạng của nhân vật chứ không hoàn toàn đứng bên ngoài câu chuyện kể Người đọc không còn phân biệt đâu là lời của
Trang 33tác giả, đâu là lời của nhân vật tự kể:
“Cho đến bây giờ, ở cái làng quê nh nhắn ấy bà mẹ già đã đến là lẩn thẩn Đêm đêm, mùa đông cũng như mùa hè, cái chăn che kín lấy người mẹ Ban ngày
mẹ cũng chẳng thấy gì rộng rãi hơn ngoài mấy gian cầu ngói thu lấy bóng mẹ hôm sớm ra đồng Cho nên, anh ấy mất từ năm nào rồi mà mẹ còn hay nhắc Đến là kh e chắc! Mẹ bảo em rằng mẹ hay nằm mơ Làm như rằng mẹ sống bằng mơ nhiều hơn bằng thực trên cõi đời này Nói ra thì, mẹ lại chửi Một người con trai đã dám cầm súng đi đánh giặc, ai còn sợ gì cái nghĩa hy sinh Có thế thôi! Mẹ lại bảo nó mất vào ngày tết nên tao mới nhắc Dễ thường nhắc mà ngồi dậy được chắc Eo ơi, nếu thế thì ai chả mong ngày nào cũng tết để lôi anh ấy trở về.”
Cũng sử dụng mạch tự sự trong cách kể nhưng không phải được kể liên tục bằng lời trần thuật của tác giả mà xen kẽ lời đối thoại, độc thoại của các nhân vật trong truyện:
“Trong lúc mọi người đang vui vẻ, mẹ già kéo cô xuống một góc bếp, thầm thì: mày có thấy nó về nó bảo gì không hở Tỵ Đã bảo mày tối qua giỗ nó thì mày phải nằm riêng ra, mày lại cứ leo sang nằm chung với u Nó về nó giận mày đấy!”
Rồi trở lại với vai trò của người kể chuyện ở ngôi thứ ba bằng điểm nhìn của mình:
“Sáng hôm sau, hiên nhà hé nắng, cô gái mới choàng tỉnh dậy, mẹ già đã ngồi chờ dưới chân Đôi mắt nhăn nheo của mẹ có một niềm vui vô hạn Mẹ cười với cô rất lâu Lát sau, cô nói:
- U này, Anh ấy bảo với con thế này nhá, nhà mày phải tích cực công tác, xã
đã cử nhà mày đi làm đường tàu thì nhà mày phải làm cho nhiều, nếu b về thì anh
sẽ đét vào đít cho ba roi!
Mẹ già chẳng tin Cô gái lại cười Mãi đến lúc từ giã mẹ cô gái mới nói lại rằng:
- U ạ, anh ấy bảo trước đây u thương anh ấy mồ côi đã cho con gái lại cho ở
rễ, u quý như con trai trong nhà, ân nghĩa của u anh ấy xin nhớ mãi Anh ấy bảo anh
ấy chết theo đời sống mới, con mà lấy chồng thì anh ấy càng thương con hơn, chẳng giận đâu Này, anh ấy còn bảo tết sau u đừng làm cổ nữa, anh ấy chẳng về nữa đâu
Trang 34Anh ấy lại biết cả u đang ao ước cái cáo bông, dặn con phải dành dụm mua cho u một cái để mặc U thích nhá! Có đúng không nào
Mẹ già nửa tin nửa ngờ Cô gái lại ra đi.”
Người kể chuyện lại hòa vào dòng tâm tư của nhân vật người con trai sau khi nghe câu chuyện của cô gái với bà mẹ già:
“- Ừ, cô bạn gái của anh sẽ lấy chồng Một người chồng độ lượng và hay khuyến khích những gì tốt đẹp trong con người vợ Anh nghĩ thế Chẳng hiểu sao anh lại buộc miệng nói ra với cô bạn gái.”
Đến lúc, người kể chuyện lại hoàn toàn đứng bên ngoài câu chuyện để trần thuật, tạo một sự bao quát và bổ sung thêm những điều chưa được kể:
“Đúng ra, cô gái còn giấu người bạn trai câu chuyện sau đây:
Tháng vừa rồi mẹ nhờ người đánh giấy lên Mẹ nói rằng: “Ơ cái con Tỵ! Mẹ nghe nói mày đã lấy chồng thật ư con Sao mà mày chẳng đánh giấy về để cho mẹ mày làm mâm cúng nó …” Cô gái liền viết thư về “U ơi, tết này, hai vợ chồng con
sẽ về chơi với u! U ra cầu ngói đón chúng con nhá! U này, anh chàng này trước cũng là bộ đội đấy!”…
Dù so sánh ở bất k góc độ nghệ thuật nào thì ta đều có thể thấy: Nguyễn Nhật Ánh luôn dành tặng cho các em những tình cảm ưu ái cùng cái nhìn bênh vực, bảo vệ mà ít nhà văn làm được
1.2 Nh n vật đƣợc kể trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
1.2.1 Khái quát về nhân vật “đ ợc k ’’
M Gorki có lần khuyên một nhà văn trẻ: “Anh hãy b nghề viết đi Đấy không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy là điều chủ yếu” Miêu tả con người,
đó chính là công việc chủ yếu trong nhiệm vụ xây dựng nhân vật của nhà văn (Lao ộng nhà văn, tập 2, Nxb Văn học, H.1968, tr.6) Vì quan niệm như vậy mà M Gorki cho rằng: “Văn h c à nhân h c” Ðối tượng chung của văn học là cuộc sống
nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, bức tranh thiên nhiên đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho
Trang 35tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật
Văn học bao giờ cũng thể hiện cuộc sống của con người Nói đến nhân vật
văn học à n i ến con người ư c nhà văn miêu tả thể hiện trong tác ph m bằng phương tiện văn h c Nhân vật văn học được tác giả mô tả rất đa dạng Nhân vật có
khi là những con người có họ tên như: Từ Hải, Thúy Kiều, chị Dậu, cu Mùi, thằng Tưởng Nhân vật văn học cũng có khi là những con người không họ không tên như: anh trai cày, tên cai lệ , có khi là loài vật, đồ vật, hiện tượng trong tự nhiên mang ý nghĩa biểu tượng cho số phận, cho tư tưởng, tình cảm của con người Có thể nói nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống và của con người, thể hiện những hiểu biết, những ước mơ, k vọng về đời sống
Nhà văn sáng tạo nên nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định
và quan niệm về các cá nhân đó Nhân vật văn học được tạo nên bởi nhiều thành tố gồm hạt nhân tinh thần của cá nhân như ý chí, khát vọng, lý tưởng; các biểu hiện của thế giới cảm xúc, các lợi ích đời sống, các hình thái ý thức xã hội, các hành động trong quá trình sống Vì vậy, nhân vật còn là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng
Ngoài ra nhân vật còn là phương tiện thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn Thông qua việc xây dựng nhân vật, nhà văn bộc lộ tư tưởng tình cảm của mình
đối với từng loại người trong xã hội đồng thời dẫn dắt người đọc đi vào thế giới riêng với đủ mọi khát vọng cùng với cảm xúc yêu thương hay lòng căm giận
Nhân vật cũng là yếu tố cơ bản của thể loại tự sự Đó là nhân vật có tên tuổi,
có lịch sử, có quá trình, có số phận Khác với nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự được tập trung khắc họa tương đối cụ thể ở nhiều phương diện: ngoại hình, hành động, nội tâm và đặc biệt là trong mối quan hệ với các nhân vật khác Chỉ có trong mối quan hệ với các nhân vật khác thì nhân vật mới bộc lộ hết bản chất của mình, cũng như những biến đổi trong cuộc đời nhân vật
Tác phẩm tự sự không thể thiếu nhân vật, vì đó là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện
Trang 36nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc, người nghe vào một thế giới riêng của đời sống hiện thực
Xét về vai trò của nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả trong tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tập trung làm sáng t
chủ đề và tư tưởng tác phẩm Ví dụ trong Truyện iều của Nguyễn Du, nhân vật
chính là Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Thúc Sinh
Xét về hệ tư tưởng, về quan hệ đối lý với lý tưởng xã hội của nhà văn, lại có thể phân chia thành nhân vật chính diện, nhân vật phản diện Nhân vật chính diện thường được tác giả đề cao khẳng định, đó là nhân vật mang lý tưởng, quan điểm tư tưởng và đạo đức tốt đẹp Còn nhân vật phản diện nằm trong sự phê phán, phủ định
của tác giả Ví dụ trong truyện L c Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, có thể dễ
dàng nhận thấy hai tuyến nhân vật này, đó là Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Hớn Minh, Tử Trực, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm
Ta cũng cần phân biệt nhân vật trong tác phẩm tự sự với nhân vật trong tác phẩm thơ ca Trong tác phẩm thơ ca bao giờ cũng đặt ra hai đối tượng: nhân vật trữ tình và cái tôi trữ tình Nhân vật trữ tình chính là con người được nhà thơ miêu tả
qua một số sự kiện nhất định Ví dụ hình ảnh người con gái an n n chuốt từng s i giang, hình ảnh cô em gái hái măng một mình trong bài thơ Việt B c của Tố Hữu
Còn cái tôi trữ tình chỉ là sự hiện diện bộ mặt tinh thần của nhà thơ
Nhân vật trong tác phẩm tự sự được xem là yếu tố quan trọng tạo nên cốt truyện, sự kiện của truyện Ngoại hình và ngôn ngữ nhân vật là hai chi tiết tạo nên đặc điểm của nhân vật tự sự Nhà văn có thể khắc họa ngoại hình nhân vật một cách trực tiếp thông qua ngôn ngữ người kể chuyện, chẳng hạn Nam Cao miêu tả văn sĩ Hoàng: “Anh Hoàng đi ra Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khi
to béo quá, vừa bước vừa bơi hai cánh tay ” (Đôi m t) Có khi ngoại hình nhân vật
được miêu tả gián tiếp qua cái nhìn của nhân vật khác trong tác phẩm (ngoại hình Kim Trọng qua ánh mắt của Kiều trong buổi gặp gỡ đầu tiên )
Có rất nhiều kiểu nhân vật trong văn học: nhân vật thần thoại, cổ tích, nhân
Trang 37vật văn học cổ đại, trung đại, hiện đại, nhân vật tự sự, kịch, trữ tình
Trong tác phẩm tự sự, dựa vào vị trí cốt truyện, với nội dung cụ thể, nhân vật được chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm Nhân vật chính giữ vị trí quan trọng, then chốt trong cốt truyện, liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để triển khai chủ đề, tư tưởng tác phẩm Nhân vật phụ giữ vai trò phụ trợ trong truyện, đôi khi có vai trò bộc lộ tư tưởng của tác phẩm Nhân vật trung tâm là nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, kết nối mọi tuyến cốt truyện, các sự kiện, xung đột chủ yếu đều liên quan đến nó
Trong quan hệ với lý tưởng xã hội thẩm mỹ của nhà văn và xã hội ở bình diện ý thức, có thể chia nhân vật văn học thành thành nhân vật chính diện, phản diện Mỗi một thời đại văn học, mỗi một quan điểm sáng tác thì nhân vật được bộc
lộ khác nhau
Trên bình diện cấu trúc có thể chia nhân vật theo các tiêu chí: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng
1.2.2 Cá ph ơn thứ và thủ pháp n h thuật xâ dựng nhân vật “đ ợc k ”
Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện như một “hiện tượng tác giả” của văn học thiếu nhi Việt Nam những năm gần đây Nguyễn Nhật Ánh chủ yếu viết bằng văn xuôi Qua mỗi trang văn Nguyễn Nhật Ánh đã làm sống dậy một thế giới trẻ thơ với sự góp mặt của nhiều loại, nhiều kiểu, như: nhân vật trẻ em, nhân vật người lớn, nhân vật là loài vật, nhân vật dị biệt… Nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh vô cùng phong phú Các loại hình nhân vật này trở nên hấp dẫn và tác động mạnh vào tâm trí người đọc là vì nhà văn đã sử dụng tất cả các thủ pháp nghệ thuật để khắc họa nhân vật, đặc biệt là các thủ pháp nghệ thuật sau đây:
1.2.2.1 h c h a nhân vật qua ngo i hình
Với các thủ pháp nghệ thuật, nhà văn làm hiển hiện lên trước mắt người đọc hình dáng, diện mạo, tuổi tác của nhân vật Ở phương diện này nhà văn thường chọn lấy và mô tả những chi tiết độc đáo để gây ấn tượng với người đọc Tên gọi ngoài chức năng định danh thì còn có chức năng khác như thẩm mỹ, tự vệ Đặt tên như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của nhà văn
Trang 38Trong văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Nhật Ánh là một nhân vật nổi bật với rất nhiều tác phẩm cho thiếu nhi Thực tế cho thấy mỗi tác phẩm của anh đều
chứa đựng một khả năng lôi cuốn tạo sự hấp dẫn với người đọc Nhận xét về ính
v n hoa, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “nhân vật là một thành công quan trọng của ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh” (Theo Trần Đăng Khoa, Lá bùa của nhà ảo thuật, báo Lao ộng cuối tuần, ngày 28 6 2009) Nhận định này rất đúng với trường hợp Chúc một ngày tốt ành, một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn,
xuất bản năm 2014
Nguyễn Nhật Ánh đã kể về cuộc sống hằng ngày của con người cũng như
loài vật ở một làng quê theo một cách hết sức riêng biệt Sau chó Bê tô (Tôi à Bê tô), mèo Gấu, Áo Hoa (C hai con mèo ngồi bên cửa sổ), nhà văn thấy vẫn có hứng
thú với việc viết tiếp về loài vật Cụ thể những loài vật như chú heo Lọ Nồi, bạn chó Mõm Ngắn con chị Vện, mẹ Nái Sề, anh Đuôi Xoăn, Cánh Cụt và bọn gà chíp nhà chị Mái Hoa đã được nhà văn lựa chọn để xây dựng nên thế giới nghệ thuật đầy
ngộ nghĩnh của thiên đồng thoại Chúc một ngày tốt ành
Đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh, ta thấy mỗi nhân vật của anh luôn có một tên
gọi, và tên gọi đó luôn gắn với một đặc điểm nhất định Cụ thể trong Chúc một ngày tốt ành, đó là heo Lọ Nồi thông minh, Đuôi Xoăn hay tập tò bắt chước Trên cơ sở
nguyên tắc xây dựng nhân vật, Nguyễn Nhật Ánh đã chủ động tạo ra những cái tên gọi rất thú vị, gây được ấn tượng mạnh ngay từ đầu đối với bạn đọc trẻ em
Chúc một ngày tốt ành khắc họa một xã hội vật nuôi mang đặc điểm và tính
cách khác nhau, đáng yêu vô cùng Chú heo tên Lọ Nồi là một nhân vật thông minh, nghịch ngợm và đầy tình cảm Chú được miêu tả với một vẻ bề ngoài không có gì đặc biệt nếu không nói là xấu: chiếc mũi màu hồng, nom rất giống chiếc mũi bằng nhựa dẻo, bộ lông màu hồng sáng, trông như con heo đất vừa chui ra từ lò lung" Đặc biệt, trên mặt chú còn có một cái bớt trông như một vết mực bẩn trên trang giấy Điều này không mấy ảnh hưởng đến trí thông minh và khả năng nghịch phá của chú, nó chỉ thật sự khiến Lọ Nòi buồn khi vào tuổi biết yêu Điểm đặc biệt của truyện dài này, là năng lực ngoại ngữ siêu đẳng của Lọ Nồi cùng đám gia súc, gia
Trang 39cầm và khả năng thẩm thấu thứ ngoại ngữ k lạ đó cũng trên cả tuyệt vời của con người Lọ Nồi giống như một nguời anh cả trong sứ sở k thú của mình, một người anh không hề kiêu ngạo mà lại rất đỗi quan tâm và ân cần chỉ dạy cho các em Tình yêu thương của Lọ Nồi dành cho đứa em trai Đuôi Xoăn là một thứ tình cảm đáng được trân trọng
Điều đặc biệt là Nguyễn Nhật Ánh đã dành cho nhân vật của mình những
trang văn miêu tả ngoại hình những nhân vật “dị biệt” cũng khá tỉ mỉ Theo Từ iển tiếng Việt, “dị” có nghĩa là khác người một cách đáng chê cười; “biệt” có nghĩa là
rời, lìa người hoặc nơi nào đó có quan hệ gắn bó, thân thiết để bắt đầu sống xa nhau Nội hàm nhân vật “dị biệt” trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh ở đây ta hiểu đơn giản là nhân vật xuất hiện như những cá biệt, khác người ở cả hình hài và cá tính Những nhân vật dị biệt về nhân hình trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh được thể hiện rõ nét qua những đặc điểm ngoại hình k dị Đó là những khiếm khuyết do bẩm sinh hoặc do tai ương
Hình ảnh ông Năm Ve có sáu ngón tay, chú Đàn cụt một tay Tay phải của chú cụt đến tận khuỷu, lúc chú đi ngoài đường một ống tay áo phất phơ như tay áo
thằng bù nhìn giữ dưa” (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, [2, tr.22]) Hình ảnh chú
Đàn, ông Năm Ve hiện lên trong tác phẩm là những người có dị tật ở tay nhưng không làm cho bọn trẻ con trong xóm khiếp sợ Ngược lại những đứa trẻ còn gần gũi để được nghe kể chuyện, nghe thổi kèn và đặc biệt là bọn trẻ còn tự nguyện làm
“cánh tay” để phụ giúp việc Hay thân hình bất thường của thằng Dưa - một đứa trẻ còi đẹn được xác định là “bị bệnh còi… mười hai tuổi nhưng trông nó như bé lên
tám, chín tuổi” (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, [2, tr.225])
Cô bé Thơ Hoa trong ính v n hoa không nhìn thấy gì do bị mù lòa hai mắt
Những nhân vật này đều mang lỗi sai của tạo hóa với những căn bệnh đã được định đoạt bởi số phận Sự trớ trêu của tạo hóa, sự không may mắn của số phận khiến cho
họ phải mang hình hài khác biệt, dị thường và sống trong sự chiêm nghiệm đầy chua xót theo giáo lý của Phật giáo “đời là bể khổ do nghiệp chướng gây ra”
Ngồi kh c trên cây là cuốn sách mà ở đó thiên nhiên như đuợc mở ra thật tự
Trang 40nhiên, sống động Thông điệp bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài đông vật được gửi gắm hết sức thấm thía qua từng câu nói, hành động của nhân vật Thế giới loài vật gần gũi được Nguyễn Nhật Ánh vẽ ra thật đẹp, mỗi con vật mang một cái tên ngộ nghĩnh và đáng yêu: Con Tập Tễnh, thằng Cổ Dài, con Đít Đ , thằng Miếng Vá,… Mỗi tên gọi gắn liền với mỗi đặc điểm, tính cách riêng Con Cổ Dài là con ngỗng cổ dài thường suốt ngày quẩn quanh lùng sục kiếm ăn bên ao rau muống Nó mổ rất đau Nó là bạn của con Rùa trong những ngày cô bé nằm dưỡng bệnh, khi không ai chơi với Rùa thì chính nó đã nghe tâm sự của em Còn con Tập Tễnh là một con Nai con màu vàng nâu với những chấm trắng lốm đốm trên tòan thân, hai tai to như chiếc lá bàng
Thằng qu nhỏ cũng được xem là truyện khá hấp dẫn trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật Đặc điểm ngoại hình k dị của Qu nh “có hai vành tai to khác thường và cái mũi cũng to không kém Cái mũi to lại còn đ ửng, mồ hôi lấm tấm trán” [7, tr.16 Với đôi tai k dị lại có thể ve vẩy như cái quạt nên Qu nh bị lôi ra làm trò cười cho cả lớp Dường như Qu nh bất lực trong việc điều khiển cái tai của mình, nhưng Qu nh lại có những điểm mạnh khác như: “là học sinh gi i” [7, tr.12 ;
có nhiều tài vặt; là một con ngoan; là một người anh gần gũi
H ỏ cũng được chia thành các phần nh , tuy không có tiêu đề như Tugumi
cuả Y Banama nhưng mỗi phần cũng là một câu chuyện gọn gàng, dễ thương trong cuộc sống thường ngày của nhân vật Những tác phẩm trôi chảy theo dòng nội tâm nhẹ nhàng của nhân vật chính nhiều mơ mộng và miêu tả chi tiết nh nhặt trong đời sông thường ngày được phân chia thành các chương các phần ngắn gọn theo chúng tôi là phù hợp Cách bố cục này sẽ tạo điểm nhấn cho từng phần, giúp người đọc dễ theo dõi
Nhân vật của H ỏ và Tugumi cũng mang đậm những nét khá tương đồng với nhân vật của thể loại manga shoujo Nhân vật nữ trong Tugumi chính là
Tugumi, cô bé có một vẻ đẹp mong manh: mái tóc đen dài, làn da trắng sáng, hàng
mi dài, rậm, mỗi khi nhìn xuống thì che rợp đôi mắt to Cánh tay và chân dài, mảnh