Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
467 KB
Nội dung
Nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry I/ GIỚI THIỆU: Có lẽ nhờ cuộc đời phong phú của tác giả nên các truyện ngắn của O.Henry cũng thể hiện các nét đa dạng của xã hội Mỹ đương thời. Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua, và còn nữa: chủ cửa hiệu, người nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, kể cả kẻ tội phạm và tù nhân. Những bối cảnh trong các truyện ngắn cũng phong phú, với nhiều truyện lấy thành phố New York – nơi O.Henry sống 8 năm cuối đời – làm bối cảnh, cộng thêm những mẫu chuyện phiêu lưu trong vùng Trung và Tây – Nam Mỹ. Tất cả điều biểu hiện khung cảnh xã hội kinh tế nước Mỹ vào khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Điểm đặc sắc trong truyện ngắn của O.Henry là những tình tiết ngẫu nhiên, có lúc khắc nghiệt hoặc oái oăm hoặc mỉa mai, nhiều lúc khôi hài hoặc dở khóc dở cười, để rồi kết thúc trong bất ngờ làm người đọc hoặc thích thú nhưng không quá sướng thỏa, hoặc bâng khuâng nhưng không nặng nề. Những dư hương nhè nhẹ như thế đọng trong tâm tư người đọc khá lâu. Nhiều người ngạc nhiên về tính đa dạng trong các truyện ngắn của O.Henry. Một ngày, khi ngồi với nhà văn trong một hiệu ăn, một người bạn ông đặt câu hỏi thay cho số đông người đọc: làm thế nào ông kết cấu được tình tiết, ông tìm đâu ra những cốt truyện như thế? Nhà văn đáp: “Từ mọi nơi. Mọi thứ đều mang câu chuyện”. Rồi cầm lấy tờ thực đơn trên bàn ăn, ông nói: “Có một câu truyện trong bản thực đơn này”. Đúng thế, sau đó ông viết nên truyện “Xuân trên thực đơn”.Qua đây, ta có thể nói O.Henry là nhà văn rất sành về cốt truyện. Cốt truyện của ông biến hóa linh hoạt vô cùng. Với thành tựu đó, không thể không ghi nhận khả năng hư cấu tuyệt vời ở ông và cũng không thể phủ nhận tài quan sát và sự từng trải của ông. Ông là người đi nhiều, từng lăn lộn đủ nghề để kiếm sống. Từng vào tù ra tội vậy nên thế giới mà ông tiếp xúc quả là đa dạng và rộng lớn vô cùng. Truyện của ông rất hấp dẫn mà nguyên do là nhờ nghệ thuật sáng tạo tình huống, cốt truyện tài tình, kết hợp với lối tự sự vừa tình cảm nhẹ nhàng vừa hài hước giễu cợt, châm biếm chua cay và đăc biệt là những cái kết bất ngờ. II/ NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN O.HENRY: 1/ Nghệ thuật kể chuyện: O.Henry là người kể chuyện có tài. Phần lớn truyện ngắn của ông đều có cốt truyện giản đơn, kết thúc bất ngờ. Ông muốn đem đến cho người đọc một sự thi vị, một sự mơ mộng gần giống như truyện cổ tích. O.Henry thường thêm thắt các chi tiết bên ngoài để che đậy ý đồ tư tưởng, đánh lạc hướng ngượi đọc. Và chỉ khi nào kết thúc câu chuyện, người đọc mới nắm nội dung của điều ông muốn nói. Khi đọc truyện ngắn O.Henry, ta nhận thấy có sự thay đổi trong mô thức trần thuật, gắn với sự thay đổi không gian nghệ thuật của truyện. Ở trong loạt truyện về Texas và Trung Mỹ, chủ yếu ông dùng mô thức trần thuật “kiểu vở kịch”, còn ở những chuyện về New York, ông chủ yếu sử dụng mô thức trần thuật “kiểu bức tranh”. Ở mô thức thứ nhất, ta thấy các nhân vật tham gia vào các biến cố, xung đột, bản thân chúng tạo ra kịch tính và nhà văn có thể xác định được những phẩm chất đặc trưng của tính cách nhân vật. 1 Nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry Ở mô thức thứ hai, các nhân vật bị ngập chìm vào cái không gian đô thị ồn ào không ngưng nghỉ, và chúng bị các biến cố cuốn hút đi. Ở đây, ta chỉ bắt gặp các số phận chứ không có các tính cách. Những sáng tác của O.Henry trong thời gian ở New York nằm trong một giai đoạn quan trọng của lịch sử Mỹ, giai đoạn kinh tế Mỹ đã chuyển từ công nghiệp hóa sang tự động hóa. Đây là môi trường chủ yếu tạo ra màu sắc đám đông, và nhà văn cố gắng tạo ra trong đó những mảnh đời, những số phận với những dáng vẻ khác nhau. O.Henry đã sống một cuộc đời trầm lặng. Đó là số phận của ông. Nhưng giữa muôn triệu người, ông không bị chìm lãng. Ông bất tử với những truyện ngắn của mình. Ông không tự tạo ra danh tiếng mà danh tiếng tự đến với ông. Chừng nào con người còn biết cảm xúc, biết rung động, chừng ấy người ta còn tìm đọc truyện của ông và còn tôn vinh ông. 2/ Những cái kết độc đáo: O.Henry có nhiều kiểu kết truyện. Tuy đặc điểm chung là cái kết bất ngờ nhưng những biến thái của cái kết ấy không phải ít. Xét ở phương diện nội dung, ông có những cái kết triết lí (Quà tặng của các thầy pháp), kết giải thích (Dấu vết Bin Đen)… Còn ở phương diện cấu trúc, O.Henry có kết đóng (Trái tim và chữ thập, Những thánh ca) và kết mở (Tên cớm và bản thánh ca). Điển hình cho lối kết mở này là Buồng tầng thượng : một cô gái nghèo thuê buồng tầng thượng, nơi hàng đêm ngước nhìn lên bầu trời qua ô kính trổ trên mái, cô thấy một ngôi sao sáng to, cô gọi tên ngôi sao là Bily Jăcsơn. Thời gian sao cô thất nghiệp, không có tiền ăn và kiệt sức nằm đợi chết trên giường trong đêm sao Bily Jăcsơn tỏa chiếu. Sáng hôm sau, người ta phát hiện ra cô, một bác sĩ trẻ theo xe cấp cứu đến đưa cô vào bệnh viện. Một mẫu báo đăng tin Uyliam Jăcsơn – tên bác sĩ – sẽ cứu sống cô. Điểm không rõ ở truyện này là giữa bác sĩ trẻ ấy và cô gái có quan hệ gì: là anh em, họ hàng, bạn bè,nguời yêu hay vợ chồng? Ta không biết. Chỉ biết cô gái hẳn quý Bily Jăcsơn (Bily : tên gọi thân mật của Uyliam) thì mới mang tên anh đặt cho ngôi sao bè bạn của cô. Còn Uyliam khi đưa cô ra xe thì không đặt cô xuống mà bế trên tay và bảo tài xế chạy nhanh về bệnh viện. Đọc truyện, ta thấy Lison – tên cô gái – xinh xắn, hồn nhiên và hòa đồng với mọi người chứ không hề biết cô từ đâu đến và hoàn nào khiến cô thất nghiệp. Còn Jăcsơn thì chỉ xuất hiện qua lời cô gái gọi ngôi sao và hiện hữu bằng xương bằng thịt là bác sĩ trẻ nhưng chỉ xuất hiện phút chốc trong tác phẩm. Những chi tiết tác giả cố tình che giấu đã mang lại trường liên tương phong phú cho tác phẩm. Truyện kết thúc nhưng bí mật của truyện chưa được giải tỏa. Vậy nên Buồng tầng thượng vẫn là câu hỏi cho nhiều thế hệ độc giả. Đọc truyện của O.Henry ta khó lường trước được kết cục. Bởi mâu thuẫn lôi cuốn người đọc đôi lúc chỉ là mâu - thuẫn - vờ. Để thỏa mãn và tạo sức lôi cuốn cho tác phẩm, O.Henry tỏ ra rất thiện nghệ trong nghệ thuật xây dựng và dẫn dắt tình huống truyện phất triển. Bút pháp tự sự của ông là giấu kĩ và bầy nhanh. Rất nhiều truyện của ông đến đọan cuối độc giả mới nhận được điều tác giả muốn nói. Và đôi truyện nếu tác giả không nói thì chưa chắc độc giả có thể hiểu được. Những cái kết khó lường thường xuyên xuất hiện trong O.Henry. Nhưng kiểu kết để ngỏ như Buồng tầng thượng không chiếm tỉ lệ cao mà đa số là được giải quyết ngay cuối truyện ( chẳng hạn như Quà tặng của thầy pháp). Tuy nhiên, nét độc đáo của O.Henry là ông sử dụng kĩ thuật đột biến kép để tăng thêm sức hấp dẫn. Vậy nên ở ông, ta có thể nói đến kiểu kết đúp và lần ngược trở lên ta có thể nói đến hai cốt truyện, hai chủ đề … trong nghệ thuật tự sự của ông. Dấu vết Bin Đen do tôi kể. Truyện đưa ra các chi tiết khiến người ta nghĩ ông chủ trang trại là Bin Đen. Nhưng đến kết truyện tôi tự xưng là Bin Đen nên những suy ngẫm đánh giá của ta về nhân vật kia bỗng chốc chuyển hết sang Bin Đen. Độ hẫng thẩm mĩ được tạo dựng và cùng với nó là tình huống khôi hài : cảnh sát trở thành những kẻ ngờ nghệch trước những tính 2 Nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry toán của Bin. Chiếc lá cuối cùng cũng thuộc kiểu kết đúp này. Có thể nói, những chuyện thành công của O.Henry thường có kiểu kết đúp. Đây là nét đặc trưng trong thi pháp tự sự của ông. O.Henry sử dụng nhiều biện pháp để tạo nên cái kết bất ngờ. Về tổng thể, ông luôn vận dụng sự thay thế để khiến người đọc sửng sốt hoặc là căm phẫn, hoặc là cảm động vô cùng trước những kết quả đột nhiên xuất hiện. Sự thay thế của O.Henry có lúc thuận chiều và có lúc nghịch chiều. Ông thường xuyên sử dụng kiểu thay thế nghịch chiều để tạo tương phản. Một người chồng bán đồng hồ để mua lược về cho vợ thì vợ đã bán tóc để mua dây đeo đồng hồ cho chồng( Quà tặng của các thầy pháp). Một anh đạo chích định khoắng tiền thì rốt cuộc tự nguyện bỏ lại số tiền mình vừa đánh cắp được nơi khác cho một phụ nữ cô độc, không còn ai che chở ( Con người hai mặt)… Thay thế thuận chiều ít được O.Henry vận dụng hơn, bởi lẽ nó không gây hiệu quả trực tiếp mà cần phải có sự giải thích hoặc suy nghĩ thì người đọc mới hiểu ra. Tập trung nhất của phép thay thế thuận chiều này là ở Chiếc lá cuối cùng. Khi chiếc lá của họa sĩ Bơmen thay thế cho chiếc lá trường xuân đã rụng thì cả Xiu và Jônxi vẫn chưa hề hay biết tí gì mà mãi đến khi người ta phát hiện ra dụng cụ và bộ đồ nghề để ông lão họa sĩ thực hiện bức kiệt tác đó, Xiu và Jônxi mới hiểu. Ngoài ra, O.Henry còn sử dụng nhiều biện pháp khác như sự tương phản với thực tại khách quan hay sự thao túng của các nguyên tắc tâm lí … để tạo nên cái kết bất ngờ cho truyện của mình. 3/ Ngôn từ nghệ thuật và phong cách cổ điển: Không thể không đề cập đến ngôn từ nghệ thuật của O.Henry. Ông là bật thầy trong việc sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương, khẩu ngữ… Nhờ vận dụng linh hoạt nhiều kiểu ngôn ngữ này nên văn bản của O.Henry rất hấp dẫn và tràn đầy sức sống. Với ông, cho dù người kể giấu mặt hay trực tiếp xuất hiện; kể chuyện về mình hay về người khác thì ta cũng đều phải công nhận rằng O.Henry có một lối văn trần thuật trong sáng, ưa triết lý và giàu sức hóm hỉnh. Sở dĩ có được điều này là do O.Henry có cách quan sát thấu đáo cuộc đời. Cái nhìn của ông dẫu rất hiện thực nhưng vẫn không hề bi quan. Đây đó vẫn lóe sáng tia hy vọng ấm áp tình người, thế giới nhân vật trung tâm của ông giữ vị trí then chốt của mọi nhân vật, nhân vật trung tâm của O.Henry hiếm khi là nhân vật phản diện – tiêu cực như ở Banzac mà thường là kiểu chính diện – tích cực có phần lí tưởng hóa theo kiểu Huygo. Nét phong cách này góp phần tạo cho người đọc cảm giác thoải mái như khi nghe kể hoặc đọc một câu chuyện cổ tích. Đầy hồi hộp, lôi cuốn và kết cục thì bao giờ chính nghĩa cũng thắng hung tàn. Người kể chuyện của ông luôn cố tỏ vẻ khách quan nhưng thực ra là “người kể chuyện biết tuốt”. Dấu ấn cổ điển còn được biểu hiện ở những cái kết có hậu và có phần lên giọng triết lý giảng dạy. Đa số truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất. Yếu tố cổ điển ở O.Henry còn được thể hiện ở dạng văn phong trong sáng, sử dụng nhiều chi tiết, sự kiện. Truyện của O.Henry đầy ắp các sự kiện, những sự kiện hấp dẫn được chọn lọc kĩ càng và được dày công sắp xếp, nhằm gây nên hiệu quả thẩm mĩ cao nhất. O.Henry không có độc thoại nội tâm. Con người của ông thiên về kiểu người hành động. Ông chú trọng miêu tả tên tuổi, ngoại diện. Bút pháp miêu tả của O.Henry cũng thật linh hoạt. Có lúc ông miêu tả trực tiếp cụ thể nhưng cũng có lúc ông phóng đại, nhân cách hóa chúng lên. Nhằm đa dạng hóa bút pháp tự sự, O.Henry sử dụng biện pháp so sánh nhưng cách so sánh của ông phong phú lạ thường. Từ lối so sánh đơn giản ai cũng rõ như: “Tóc trên đầu em họa chăng có thể đếm được, nhưng không ai có thể đếm được tình yêu của em đối với anh”, 3 Nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry đến phép so sánh mà người đọc phải có vốn tri thức nhất định thì mới có thể hiểu. Ở dạng thức so sánh này ông thường sử dụng các điển tích điển cố hay các nhân vật trong thần thoại, truyện kể cổ xưa để nêu bật một đặc tính nào đó của đồ vật hoặc của nhân vật mình. Chẳng hạn khi miêu tả vẻ đẹp vô giá của chiếc đồng hồ của Jim (Quà tặng của các thầy pháp) O.Henry viết: “Ví thử Xôlômôn là bác gác cửa, có kho tàng của cải chất đầy dưới hầm thì mỗi lần đi qua, Jim sẽ rút đồng hồ ra để được thấy nhà vua phải bứt râu vì ghen tị” Nét khu biệt nữa trong phong cách tự sự của O.Henry là ở chỗ văn phong ông rạch rồi, yêu ghét phân minh, người tốt ra người tốt, kẻ xấu ra kẻ xấu, việc tuyệt đối hóa hình tượng ấy khiến tác phẩm dễ đọc và ngôn từ nghệ thuật khi dừng lại thì ý tưởng cũng hết. 4/ Chủ đề tình yêu, đồng tiền: Cũng giống bao nghệ sĩ chân chính khác, O.Henry cũng đề cập đến những vấn đề muôn thuở, ấy là tình và tiền. Đa số truyện ngắn O.Henry đều đề cập đến tình yêu, hoặc ông trực tiếp miêu tả nó hoặc sử dụng nó làm tác nhân cải tạo con người. Ở O.Henry chúng ta ít thấy sự tráo trở của tình yêu như ở nhiều cây bút truyện ngắn khác. Bằng tình yêu, cả nam lẫn nữ nhân vật của ông mới có thể vượt qua những cảnh ngộ trớ trêu của cuộc đời để gặp nhau trong hạnh phúc. Sara, cô gái nghèo trong truyện Xuân trên thực đơn kiếm sống bằng nghề đánh máy thực đơn thuê cho một nhà hàng. Mùa đông năm ấy khắc nghiệt hơn với Sara khi cô bị mất liên lạc với người yêu, chàng Wantơ Franklin, một nông dân hiện đại. Nỗi buồn của cô càng tăng thêm khi mùa xuân dàn đến, những đóa hoa bồ công anh nở vàng, loài hoa chứng tích cho kỉ niệm đẹp của cô trong ngày hẹn ước nhưng giờ đây lại trở thành món rau trong thực đơn cô đánh cho nhà hàng. Nỗi buồn trào dâng thành nước mắt và nước mắt làm nhòe đi dòng chữ trên bàn phím. Thay vì món bồ công anh thì thực đơn ấy được đánh thành: Wantơ yêu thương, với trứng luộc chín. Sự nhằm lẫn của Sara đã mang lại điều may mắn cho cô. Bởi vì suốt cả tuần lần tìm theo dấu vết cô, tình cờ Wantơ lại vào đúng nhà hàng đó và nhờ dòng chữ ấy anh gặp lại Sara… Tình yêu trong tác phẩm O.Henry bao giờ cũng phát triển theo hướng: yêu nhau – trắc trở - đoàn tụ. Đây là cách giải quyết mang tính truyền thống. Nó thể hiện cái nhìn theo chiều hướng có hậu của O.Henry. Vậy nên tình yêu của O.Henry luôn đẹp. Cái đó càng được tôn cao hơn bởi giai đoạn trắc trở của các cuộc tình duyên ấy thì không phải do bản thân của người trong cuộc gây ra, chẳng hạn như cô gái hay chàng trai thay lòng đổi dạ…, mà luôn do ngoại cảnh tác động vào. Thông thường, môi trường sống của các nhân vật của O.Henry là rất cơ cực. Vì miếng cơm manh áo mà đôi phen chuyện tình của họ lao đao. Song kết cuộc, khi chiếc đũa thần O.Henry chạm vào và thế là họ hạnh phúc. 5/ Không gian căn buồng khép kín: Đọc O.Henry, ta luôn bị ám ảnh bởi những gian buồng hay nhữnh căn phòng hẹp, cho dù đó là căn phòng của một công ty. Căn phòng của O.Henry vừa hẹp, vừa ngột ngạt lại vừa căng thẳng bởi tính chất tạm bợ, bởi cảm giác bị đè nén của những người thuê nghèo nàn hay bởi những ông chủ kinh doanh luôn sợ phá sản. Cảnh nghèo hợp thành những khu riêng, “vô gia cư nhưng họ lại có hàng trăm căn nhà. Họ sống hết buồng có sẵn đồ cho thuê này đến buồng có sẵn đồ cho thuê khác, dễ đến mà cũng dễ quên”. Tính chất tạm bợ càng khiến cho những căn buồng cho thuê ấy thêm phần ảm đạm. Mỗi người một cảnh ngộ, họ đến rồi đi không địa chỉ. Tất cả tạo nên một cảm giác mong manh của hạnh phúc, của kiếp đời tồn tại trong môi trường ấy. 4 Nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry Những căn buồng của O.Henry thường nằm ở tầng áp mái, cao vót, chênh vênh. Càng lên cao, người khách thuê càng nghèo. Càng lên cao, họ càng bị tách rời với thế giới xung quanh. Bạn bè họ, nguồn động viên an ủi họ có khi chỉ là bức họa chân dung của một ai đó (Một câu chuyện dở dang), có khi chỉ là ngôi sao xanh biếc trên trời đêm sâu thẳm chiếu qua ô kính trổ trên mái nhà lấy ánh sáng (Buồng tầng thượng) … Không gian căn buồng khép kín ngoài giá trị biểu thị cuộc sống nghèo khổ cùng quẫn của các nhân vật thì nó còn được dùng như tác nhân để tác giả khai thác những giá trị nhân đạo trong tâm hồn con người. Các nhân vật của O.Henry dù có phải chết cũng luôn giữ vững giá trị làm người của mình, giữ vững tình yêu lứa đôi, chồng vợ và cả tình bằng hữu. 6/ Nhân vật kiểu O.Henry : Thế giới nhân vật của O.Henry phong phú vô cùng. Bao gồm từ người miền Nam đến người miền Bắc nước Mỹ, từ nông dân đến trí thức, từ thường dân đến quan chức… đủ mọi lứa tuổi và mọi hoàn cảnh sống. 6.1/ Những kẻ lừa đảo lương thiện: Để tồn tại trong xã hội Mỹ thời đó, con người ta ắt phải lọc lừa. O.Henry miêu tả nhiều thủ thuật lừa đảo trong truyện của mình. Nhưng điều đáng nói ở đây là những con người lọc lừa của ông không hề lừa kẻ khó mà chỉ giở mẹo với cánh nhà giàu và quan chức sung túc. O.Henry xây dựng truyện theo các môtip cổ với những cái kết có hậu, người giàu, quan lại thì bị chơi khăm, còn người nghèo, thông minh thì chiến thắng. Truyện của ông rất giàu chất nhân văn và tiếng cười của ông vì thế ở nhiều truyện là tiếng cười sảng khoái, có tính giải tỏa những ấm ức trong lòng. Tuy nhiên, với O.Henry không phải kẻ lừa đảo nào cũng lương thiện. Ta gặp ở ông, tuy con số không nhiều những nhân vật bất lương. “Con Bolivar không thể mang được hai người” là điệp klhúc của hai cuộc đời, hai hành động bất nhân. Hành động đầu tiên là vụ cướp tàu. Cùng với Jôn Đại Cẩu và Bop Titpan, “Cá Mập” Đotson tấn công đoàn tàu, cướp két sắt. Trên đường rút lui, Jôn bị bắn hạ, còn lại Bop Titpan và Cá Mập Đotson chạy thoát vào rừng. Không may cho Bop, con ngựa bị vấp ngã gẫy chân. Do “Con Bolivar không mang nổi hai người” nên Bop bị Đotson bắn chết. Hai mươi năm sau, tại căn phòng của ngài Đotson, một vụ tranh chấp xảy ra giữa công ty của ngài Đotson và một công ty bạn. Một lần nữa “Con Bolivar không mang nỗi hai người”. Truyện kết thúc ở đó nhưng độc giả sẽ đoán biết được điều gì sắp xảy ra. O.Henry không kể rõ mối quan hệ giữa ngài Đotson và ngài Uyliam giám đốc công ty của bạn. Nhưng nhờ câu nói về Bolivar ấy, ta có thể hình dung con đường làm giàu của một tên kẻ cướp. Qua đó, môi trường kinh doanh của những tư sản cá mập Mỹ hiện lên với những thủ đoạn độc ác bất nhân. Đotson là kẻ cướp trong đời thường thì trong kinh doanh y cũng là kẻ cướp, bất chấp tình cảm bạn bè. Nhưng điều mỉa mai ở đây là những bàn tay dính đầy máu bạn bè ấy lại là những kẻ phất lên mang lại giàu sang cho bản thân. Nước Mỹ có bao nhiêu tư sản làm ăn theo kiểu ấy? Ta nào biết. Nhưng chỉ cần khi O.Henry hạ cái kết “Con Bolivar ” thì ta biết sự cạnh tranh ở đấy khắc nghiệt, phi nhân tính đến mức nào. Vậy nên ta càng cảm thông hơn với những người khốn cùng trong môi trường ấy. O.Henry không tập trung khắc họa đối kháng giai cấp mà chỉ phô ra từng cảnh đời, mảng đời trong tác phẩm. Và độc giả khi đọc hết truyện của ông, với cái nhìn bao quá sẽ thấy dụng ý đối lập qua nghệ thuật liên văn bản giữa một bên là thế giới của những người giàu và một bên là thế giới của nhũng người nghèo. Hai mươi năm sau, chặng đường đủ để biến đôi bạn thành hai lớp người khác nhau. Kể vào nhờ làm ăn phi phap và kẻ không giàu đi theo cuộc đời chính đạo: Jimmy làm cảnh sát, Bop làm kẻ ngoài vòng pháp 5 Nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry luật. Cuộc hội ngộ của họ ngỡ hạnh phúc bỗng trở nên bi đát. Jimmy đành nén tình cảm riêng tư, nhờ người khác bắt Bop. Bi kịch của đôi bạn, suy cho cùng là bi kịch của khát vọng làm giàu. Nhưng một khi làm giàu bất chính thì khó lòng tồn tại. Ở truyện này, khác với “Con Bolivar…” O.Henry để luật pháp chiến thắng, để cái ác phục tùng cái thiện. Ý đồ nghệ thuật này là nét thường trực trong các tác phẩm của O.Henry . Khai thác mặt tốt trong tâm hồn những người bị đẩy ra bên lề cuộc đời, O.Henry muốn khẳng định hạt nhân tính thiện trong bản chất của con người. Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ nghệ thuật thì việc triển khai truyện theo hướng này sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn bởi nó gây được hiệu quả bất ngờ, xoay chuyển tình huống và ý nghĩa truyện đúng một trăm tám mươi độ, tương phản hoàn toàn với logic suy luận. Khai thác thiên lương trong tâm hồn con người O.Henry dường như muốn khẳng định, những kẻ bị vứt ra ngoài lề pháp luật ấy chưa hẳn tất cả đều xấu. Mảng truyện này xuất hiện nhiều trong thế giới truyện ngắn O.Henry và giữ một vai trò quan trọng trong việc chuyển tải quan niệm có liên quan đến chính cuộc đời tác giả. O.Henry cũng đã từng bị ngồi tù. Nhiều nhà nghiên cứu sau này cho rằng việc O.Henry tìm đến với sáng tạo văn học là để quên đi quá khứ không tốt đẹp này, nhưng họ chưa thấy rằng chính O.Henry thường dùng ngòi bút của mình để phủ nhận quan điểm thường tình của người đời là luôn xem tất cả những người vi phạm luật pháp là những người xấu xa, đáng ghét. 6.2/ Kiểu nhân vạt cứu nguy: Thế giới của O.Henry cơ bản là thế giới của những người nghèo. Nghèo đến tận cùng xã hội. Nhưng đấy là thế giới thấm đẫm tình thương, giàu lòng vị tha và sẵn sàng làm điều tốt cho nhau. Con người của O.Henry đa số là không ác. Nếu có ác chăng thì hầu như tại hoàn cảnh nhất thời. Và điều đặc biệt là với O.Henry cái xấu phải bị tiêu diệt. Cái thiện phải luôn chiến thắng. Thế giới ấy được chia làm hai giới: đàn ông và đàn bà. O.Henry thiên về phái yếu. Những truyện viết về phụ nữ thường được O.Henry ưu ái hơn. Đấy là những kiệt tác: Buồng tầng thượng, Quà tặng của các thầy pháp, Chiếc lá cuối cùng…nhân vật trung tâm ở đây là phụ nữ. Họ là những người giàu lòng tự trọng, biết quý danh dự ngang với mạng sống của mình. Những nhân vật nữ giữ vai trò chính trong tác phẩm của O.Henry thường là phụ nữ trẻ, nghề nghiệp của họ tuy khác nhau nhưng nét chung ở họ là nghèo, họ có khả năng chịu đựng và tấm lòng đôn hậu. Thế giới ấy đầm ấm lạ thường. Họ tồn tại với ý nghĩ làm sao cho mọi người quanh họ, người thân của họ sống tốt đẹp hơn. Đela sẵn sàng bán đi mái tóc của mình, đồng nghĩa bán đi sắc đẹp, để nàng mang lại hạnh phúc cho chồng (Quà tặng của các thầy pháp). Nhân vật nữ trong Một sự giúp đỡ của tình yêu thì vờ đi dạy kèm để làm ở nhà máy giặt hồng kiếm tiền giúp chồng theo đuổi con đường học tập. Thế giới nữ ở O.Henry khác xa với thế giới nữ của nhiều cây bút hiện đại Mỹ như ở J.Stênbec, E.Hêminguây… So với họ, O.Henry thiên về khai thác lòng vị tha và đức hi sinh của phụ nữ hơn. Trong khi đó nam nhân vật ở O.Henry có phần phức tạp. Họ làm đủ mọi nghề, từ anh chàng lang thang không chốn nương thân đến những tên cướp, cớm, và các trùm tư sản. Xuất thân với nhiều nghề khác nhau, nhưng hễ có chức quyền thì thường là những kẻ hống hách, vô nhân đạo và đôi lúc ngù ngờ đến mức dễ mắc lừa như viên thị trưởng trong Jep Pitơx nhà thôi miên. O.Henry không cực đoan trong việc định tính các giai cấp. Với ông đâu phải tất cả các quan chức đều xấu xa, bỉ ổi. Có người tốt kẻ xấu nhưng kẻ xấu thường rơi vào các tầng lớp thống trị có chức quyền bên trên. Mối liên hệ giữa hai thế giới nam nữ của O.Henry thật gắn bó. Người phụ nữ của ông thường mềm yếu nên dẫn đến nhiều bất lợi cho họ như bị quyến rũ, phỉnh phờ, tệ hại hơn là dễ chán nản, buông xuôi rồi sau đó cái chết đến với họ (Buồng tầng thượng, Chiếc lá cuối cùng…) nhưng vào phút giây cận kề trước tử thần, họ thường được cứu thoát. Người cứu họ là đàn ông. Đàn ông trong tác phẩm O.Henry giữ vai trò là nhân vật cứu nguy. Họ tựa như những ông tiên, ông bụt xuất hiện đúng lúc, kịp thời đưa nữ nhân vật ra 6 Nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry khỏi vòng nguy khốn. Môtip người cứu nguy này là nét đặc biệt trong nghệ thuật xây dựng truyện ngắn của O.Henry. Ông khéo đan cài, đặt họ vào mối dây nhân quả rất nghệ thuật chứ không phải đưa từ bên ngoài vào một ông lão Bơmen hay một chàng Uyliam Jăcsơn chồm chỗm làm người ra tay tế độ như ở các truyện cổ tích. Xét quan niệm nghệ thuật về con người, ta có thể gọi tên kiều nhân vật của O.Henry là con người cao thượng. Việc khai thác phẩm chất đạo đức này tạo cho truyện của O.Henry có sức cuốn hút lạ thường. Ông thường xây dựng những hoàn cảnh trớ trêu, những nghịch cảnh, tình thế hiểm nghèo nhưng một khi được giải tỏa, lương tri con người được tỏ rõ thì ý nghĩa cuộc sống của họ vì thế trọn vẹn hơn. Uyliam Jăcson, Jimmy, Bơmen, Đela… là những mẫu người cao thượng. Nhưng đấy chỉ là những thường dân, sống cuộc sống bình thường của những công dân Mỹ nên với O.Henry hành động cao thượng của họ chưa phải là tuyệt đích. Từ họ, ông nâng cấp tâm hồn bằng cách đi tìm cao thượng trong tâm hồn của những kẻ phá két sắt và những người đại diện cho công lí. Một sự cải tạo được cứu vãn là khung cảnh nơi diễn ra sự tranh chấp âm thầm nhưng mảnh liệt giữa bóng tối và ánh sáng lương tri con người. Jimmy Valentin – anh chàng cạy két sắt cừ khôi - bỗng chốc trở thành người lương thiện “do ngọn lửa tiến công đột ngột của tình yêu song phương để lại”, tình yêu của cô Annaben - con gái ông chủ ngân hàng Enmo. Từ đống tro tàn của Jimmy, Rap D.Spensơ phục sinh. Anh trở thành chủ hiệu giày, làm ăn phát đạt và đính hôn với cô Annaben. Hôn lễ sẽ tiến hành sau hai tuần nữa. Trong thư gửi bạn là Bily, người Spensơ muốn tặng bộ đồ nghề ăn cắp, anh viết: “Tớ đang kiếm sống một cách lương thiện và hai tuần nữa tớ sẽ cưới một cô gái đẹp nhất trên đời này. Chỉ có thể sống như thế được thôi, Bily ạ, sống ngay thẳng”. Lá thư bị thám tử Ben Praisơ phát hiện và tìm đến thành phố nhỏ ấy bắt Jimmy. Mâu thuẫn truyện được đẩy đến đỉnh điểm ấy là lúc một đứa bé, con của chị gái Annaben bị kẹt trong hầm két mới do ông ngoại nó vừa mới thuê làm với bộ khóa rất tinh vi, hiện đại. Nếu Jimmy ra tay cứu đứa bé thì cũng có nghĩa anh tự khai thật chân tướng mình. Điều đó đồng nghĩa với việc hôn ước bị hủy bỏ. Hạnh phúc của anh không còn, bản thân anh có thể bị bắt vì những phi vụ làm ăn trước đó. Nhưng sau phút do dự, nghe theo lời đề nghị của Annaben, anh bắt tay vào việc phá bỏ khóa. Chỉ mười phút sau, cánh cửa bật tung, tính mạng đứa bé được cứu thoát, Jimmy thanh thản tiến ra cửa, về phía viên thám tử đang đợi. Nhưng Ben Praisơ thay vì ra lệnh bắt hay gọi anh là Jimmy thì ông ta gọi “Ông Spensơ”, có nghĩa con người này không phải là Jimmy tội phạm, rồi viên thám tử lặng lẻ bỏ đi. Ta có thể xem Ben Praisơ là mẫu người thực hiện công lí cao thượng theo kiểu Huygo: dùng tình yêu thương để cảm hóa con người. Ben Praisơ là mẫu thám tử lí tưởng và Jimmy là mẫu tội phạm cao thượng của O.Henry. Hành động của Jimmy chứng tỏ anh đã hoàn toàn là người lương thiện. Và còn hơn cả lương thiện nữa khi anh dám chấp nhận hi sinh hạnh phúc, tự do của mình vì một đứa bé. Hành động đó đã tác động mạnh đến thám tử Ben Praisơ. Nhân vật này cũng đầy bản lĩnh, nhân đạo. Thám tử hiểu rõ một khi con người đã lương thiện thì nhà tù và luật pháp không cần thiết phải cải tạo họ nữa. Câu chuyện là cả chuỗi những sự kiện đan lồng hợp lí: lương tâm kêu gọi lương tâm, cao thượng đáp đền cao thượng. Nhưng nhân tố quyết định để chuyển hướng từ tội nhân thành thánh kia lại là một tình yêu của cô gái, người tượng trưng cho cái đẹp. Và cái đẹp là nền tảng của mọi lẽ thiện trên thế gian này. 6.3/ Bạn đọc có vị trí trong truyện: Sức hấp dẫn của cây bút O.Henry còn ở chỗ ông luôn có ý thức mời bạn đọc tham gia vào câu chuyện. Bằng chứng của ý tưởng này xuất hiện nhiều nơi trong các truyện của ông. Đọc O.Henry ta luôn thấy người kể chuyện xen vào những mệnh đề dạng như: “bạn thấy đấy” hay trực tiếp đưa bạn vào dòng tự sự: “Trước hết mụ Parkơ sẽ cho bạn xem căn phòng hai buồng”. Chính vì cảm hứng trần thuật này nên khi kết truyện, người kể chuyện thường nêu triết lí, đối thoại với độc giả. 7 Nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry 7/ Đề tài hướng về “người độc giả trung bình”: O.Henry không phải là người ưa thích mộng tưởng. Ông chỉ viết về những cái mình quen thuộc. Cũng phải nói thêm rằng ở thời O.Henry, báo chí Mỹ đã trở thành một ngành công nghiệp hùng hậu. Một tờ báo bề thế là tờ báo có số phát hành cao. Muốn được vậy phải biết hướng tới “người độc giả trung bình”. O.Henry đã làm cho viết văn trở thành một nghề có lợi, nhất là ông biết cách làm vừa lòng “người độc giả trung bình”. Ông cung cấp cho họ những gì họ mong muốn. Ông hiểu rõ tâm lí của những người cùng thời, và đề tài trong truyện của ông được lấy từ chính đời sống của họ. Ông đưa đến cho họ hai điều: tiếng cười và sự cảm động. Những truyện ngắn của ông thường hóm hỉnh và cho người Mỹ có dịp để cười về mình, cười rất độ lượng và ẩn cuối tiếng cười gợi lên sự vị tha, nhân ái. Người Mỹ, những người ở miền Tây, ở miền Nam và nhất là ở New York đã bước vào truyện của ông thật sống động. Ông miêu tả họ đúng như thực tế về lời nói và giọng điệu, suy nghĩ và ứng xử, thói quen và hành động. “Ở ông, người độc giả trung bình cuối thế kỉ nhận ra mình, hơi lí tưởng hóa, ngay cả khi mình bị giễu cợt”. O.Henry không phải là kẻ khác người. Ông chỉ muốn truyện của mình được đọc, nên ông chẳng có một “thông điệp” gì, cũng chẳng có một đòi hỏi gì khi viết. Ông tự bằng lòng “làm một người mua vui”. 8/ Cuộc sống muôn màu. New York: Đời sống trong truyện ngắn O.Henry trải rộng và cực kì phong phú. Ông không tập trung vào một đối tượng nào như phần đông các nhà tiểu thuyết. Các truyện ngắn của ông là kết quả của những câu chuyện, những con người mà ông cho là lý thú và đáng ghi lại. Mà một người như ông, dấu chân đã lưu lại vô số vùng đất, thì những truyện như vậy nhiều không kể xiết. Tuy nhiên, về không gian trong truyện O.Henry có ba điểm chính: Texas, Trung Mỹ và New York. Texas lưu lại trong O.Henry với hai dấu ấn trái ngược. Một mặt là những tháng trai trẻ, khi ông đã từng làm các nghề chăn bò, xén lông cừu và còn nổi tiếng là người cưỡi ngựa giỏi, là tay súng thiện hạ. Mặt khác là những đau thương đời tư (bị tù, vợ chết) đã làm thay đổi không chỉ cuộc sống mà cả tâm tính O.Henry. Những truyện ngắn tiêu biểu về miền Tây của O.Henry là Trái tim và chữ thập, Dấu vết của Bin Đen, Bánh ráng miền Paimiênta, Ái tình theo khẩu phần… đã đem đến cho người đọc sự rung động về những cảnh sắc và con người xứ này. Chúng đầy ấp những chi tiết về tập tục trang trại cũng như lòng can đảm và sự cao thượng của dân chăn bò, những kẻ được mệnh danh là “ông vua của đồng cỏ, chúa của súc vật và chủ nhân của thịt bò và xương bò”. Ông miêu tả thật ấn tượng vẻ đẹp của đồng quê, những đêm hè trên cánh đồng cỏ với những tiếng chim hót trên bụi cây hay là tiếng chó sói hú đến chát tai làm lũ cừu run lẩy bẩy, co rúm lại với nhau… Những truyện ngắn của O.Henry về các nước Trung Mỹ được tâp hợp trong tập Những kẻ cắp và những ông vua. Tập truyện đã phản ánh thật sinh động cái khu vực Trung Mỹ thường xuyên mất ổn định trong đời sống chính trị, xã hội. Ở đó những kẻ phiêu lưu và những tay “cò” chính trị đầy ấp trong nội các chính phủ, chúng chỉ toan tính việc lập đường xe lửa và chia nhượng địa. Ở Trung Mỹ, đến tổng thống cũng sẵn sàng rủ bỏ tổ quốc và nhân dân, lỉnh đi với một vali đầy ắp tiền cùng nhân tình… Texas và Trung Mỹ chỉ chiếm phần nhỏ trong sự nghiệp văn chương của O.Henry, khoảng 80 truyện trong số gần 600 truyện mà ông đã viết, còn phần lớn ông viết về New York. New York, thành phố lớn nhất nước Mỹ, nằm ở bờ biển phía đông, đã biến đổi hoàn toàn so với thời kì của nhà văn Washington Irving. Chính ở đây, vào đầu thế kỉ XX đã phát triển cái được người ta gọi là phong trào “người New York “ mà 8 Nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry W. Irving đã miêu tả có phần châm biếm trong cuốn Lịch sử New York của Knickerbocker. New York thời O.Henry được xem là thành phố quốc tế vĩ đại”. New York cũng là nơi quy tụ của thế giới văn nghệ Mỹ. Nhà văn Frank Norris đã nhận xét: “Một trong những ước vọng lớn nhất và hối thúc nhất của các nhà văn trẻ là được đến New York”. Họ bị cuốn hút bởi vẻ hoành tráng lộng lẫy cũng như vẻ bí hiểm của nó.Cái cảm giác choáng ngợp đó được miêu tả với nhiều dạng thức khác nhau, nhưng có điểm giống nhau là họ đều muốn tỏ ra mình là người New York thực thụ. Tuy nhiên, trong các nhà văn thời đó không ai hơn được O.Henry khi viết về New York. Cái làm cho ông vượt trội những người khác là khả năng miêu tả một cách sống động đời sống New York và chỉ ra được cái tinh túy và hương vị của đô thị này. O.Henry có một tình cảm đặc biệt với New York. Ông đã từng nói: “Tôi muốn được sống suốt đời trên mỗi đường phố New York”. Cái cảm giác của ông trước sự huyền bí của thành phố này và cái khát vọng muốn tìm hiểu nó đã làm tăng giá trị ở các tác phẩm của ông. O.Henry đã rất chịu khó tìm hiểu New York, tâm hồn ông luôn rung động trước mọi sự mới lạ của nó. Ông chú ý quan sát tất cả những đang diễn ra, cố gắng tìm thấy mối liên hệ của chúng giữa cái dòng chảy ầm ào, cuồn cuộn không ngừng nghỉ của đời sống New York. Cái cách mà O.Henry đã trình bày sự vật, từ đường phố, quán trọ, nhà hàng, công sở, công viên cho đến cột đèn đường, cái bàn ăn, cầu thang, gác chuông nhà thờ… làm cho người đọc có thể hình dung được chúng như nhà văn đã hình dung. Trong cái thế giới được xem như “bãi cát lầy, luôn luôn xê dịch” đó, con người xem ra thật nhỏ bé. “Hôm nay hạt cát nổi lên mặt, ngày mai lại chìm xuống”, đột ngột xuất hiện và cũng đột ngột biến mất. Các nhân vật của ông, dù khác nhau về địa vị xã hội, đời tư, nghề nghiệp… đều bị kết thúc vào cái phiễu khổng lồ đó. O.Henry hiểu rất rõ tất cả các hàng người, từ sang đến hèn, từ thị trưởng, tư sản, cảnh sát trưởng đến các cô gái bán kẹo, người bồi khách sạn, họa sĩ nghèo, nhạc công quán rượu, dân trộm cắp… ông biết sau cánh cửa của mỗi gia đình đều có tấn kịch riêng, mỗi góc phố đều có chuyện, không phải những tiếng cười sau các bức vách chỉ có chuyện vui và công viên không phải là nơi an toàn để ngồi nghỉ hay đi dạo. Sự bất ngờ hay ngẫu nhiên nếu ở các nơi khác được xem là hiếm hoi và gây được ấn tượng mạnh thì ở New York chỉ là chuyện nhỏ thoáng qua. O.Henry say mê thành phố này, viết về nó một cách cực lực và hào hứng. Mặc dù trong truyện ông vẫn luôn đem đến cho người đọc niềm vui sống, nhưng ta vẫn cảm thấy trong một số truyện của ông phảng phất cái tâm lí bất an. Có lẽ ông còn bị ám ảnh bởi trạng thái bị săn đuổi và chạy trốn. New York là thế nhưng ông vẫn cảm thấy sợ bị rủi ro. Ông đã diễn tả tâm trạng đó thật hay trong các truyện Căn buồng có sẵn đồ cho thuê và Hai mươi năm sau. O.Henry đến New York năm ông 40 tuổi, và ở cái tuổi này người ta không dễ gì quên được mọi chuyện. Chính đây cũng là yếu tố đã làm cho truyện ngắn của ông chân thật và ý vị hơn. 9/ Truyện ngắn hay thì giống như viên thuốc đắng bọc đường: Đối với O.Henry, ông không hề xem văn chương là trò đùa, mặc dù ông luôn xây dựng nhiều nghịch cảnh khôi hài trong văn chương. Nhân vật người kể chuyện trong kí tự cành ghép quan niệm: “nghệ thuật trần thuật tập trung vào việc thể hiện cho độc giả mọi thứ họ muốn biết nhưng chỉ sau khi anh bộc lộ những quan điểm riêng thích của riêng mình vào những chủ đề xa lạ với chủ chính. Một truyện ngắn hay thì giống như viên thuốc đắng bọc đường”. Xem thế để thấy O.Henry rất ý thức xây dựng nhiều chủ đề trong tác phẩm và chủ đề chính có khi không trực tiếp xuất hiện mà phải đợi khi tác giả đặt bút chấm hết thì ta mới hiểu chủ đề chính của truyện . Đây là cơ sở để O.Henry tạo dựng cái kết bất ngờ. Bên cạnh đó, chính quan niệm “thuốc đắng bọc đường” đã thể hiện trọn vẹn nghệ thuật tự sự của ông . Hầu hết truyện của O.Henry đều dễ đọc. Người đọc bị lôi cuốn một cách say sưa vào những tình huống gay cấn, vào những câu văn dung dị, đầy hình ảnh hay lối chơi chữ dí dỏm góp phần đắc lực trong việc tạo nên tiếng cười. Nhưng đằng sau nó lại là truyện khác. 9 Nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry 10/ Thiên chức của nghệ thuật là thanh lọc tâm hồn, hướng thiện con người : Trong nhiều truyện , thông qua người kể truyện , O.Henry đưa ra quan niệm về sáng tạo nghệ thuật của mình. Ông là nhà văn ít khi phát biểu trực tiếp quan niệm về sáng tạo văn học nhưng qua truyện của ông , ta thấy ông dụng công đan cài nhiều ý tưởng của riêng mình. Việc làm này bản thân nó góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho mạch trần thuật, khiến người đọc phải lần theo mối dây tư tưởng trực tiếp của người kể chuyện để tìm ra điều mà tác giả thực sự muốn nói với bạn đọc. Với ông , ngôn ngữ chính xác cho dù có bị xem là vụng theo thị hiếu đương thời, vẫn có thể hữu hiệu trong tái hiện thực trạng xã hội khi nhà nghệ sĩ biết chộp đúng thời điểm vận động của nó. Qua đây ta thấy, ông muốn đả kích lối văn hoa mỹ, sáo rỗng. ông cho rằng khả năng đánh giá chính xác giá trị ngôn ngữ cũng tựa như khả năng đánh giá một con người. Ngôn ngữ phải được vận dụng đúng lúc trong từng hoàn cảnh cụ thể thì mới mang lại giá trị đích thực. Trên quan điểm này, O.Henry phê phán việc sử dụng sai ngôn ngữ khi khắc họa hình tượng nhân vật. Hiện tượng hư cấu nhân vật theo kiểu “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” và miêu tả hành động theo lối yêng hùng vô nghĩa lí nhu thế thì hoàn toàn xa lạ đối với O.Henry. ông không những không chấp nhận mà còn mang nó ra giễu cợt. Châm biếm cũng là nét đăc trưng nghệ thuật của O.Henry. Chẳng phải ngẫu nhiên mà O.Henry nhắc nhiều đến nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc và hội họa. Có thể xem mảng truyện viết về chức năng của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là tuyên ngôn bằng hình tượng của O.Henry. “Khi người ta yêu nghệ thuật thì không có việc gì khó”. O.Henry mở đầu truyện ngắn “Một sự giúp đỡ của tình yêu” như thế. Câu chuyện kể về đôi vợ chồng Jô Larrabi - một tài năng hội họa đang trong thời kì trứng nước và Đelia Carudơ - một thiên tài âm nhạc tương lai. Cả hai đều xuất thân trong những gia đình nghèo, sống ở miền quê. Ôm chút hoài bão về thành đạt, cả hai lên New York. Họ tình cờ quen nhau tại một buổi xướng họa, nơi các nghệ sĩ trẻ chưa thành danh, nhóm họp trao đổi kinh nghiệm. Bất chấp hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, họ vẫn lấy nhau, vì “khi người ta yêu nghệ thuật thì không có việc gì khó”. Điệp khúc này cứ liên tục vang lên trong tác phẩm. Ba lần đều là do người kể phát ngôn. Hai lần sau, một lần là do Jô và một lần là do Đelia, xen giữa phát ngôn ấy là những chuyển hóa trong cuộc đời của đôi vợ chồng: vì nghệ thuật họ đến với nhau, vì nghệ thuật họ sẵn sàng đồng cam cộng khổ, vì nghệ thuật họ quyết định hi sinh cho nhau. Nhưng hi sinh theo cách noí của họ là rất nghệ thuật: Đelia nghỉ học nhạc vì đi dạy kèm nhạc cho con một vị tướng để lấy tiền cho Jô tiếp tục học. Nhưng thực chất Đelia đến làm công cho một xưởng giặt là. Trong khi đó, hàng tuần Jô cũng mang tiền về “nhờ đều đặng bán được tranh”. Bọn họ sống nhờ vào nghệ thuật và việc kiếm tiền ấy cũng sẽ giúp sự nghiệp học tập của họ vẫn tiếp tục. Cho đến một hôm Đelia về nhà với bàn tay quấn băng vì chạm phải bàn là. Nhờ đó Jô biết được công việc “dạy nhạc” của vợ bởi chính anh là thợ đốt lò cho xưởng giặt là ấy và mảnh băng kia là do chính tay anh tẩm dầu gửi lên tầng trên. “Những bài dạy nhạc”, “những bức tranh bán được”, là sản phẩm từ trí tưởng tượng của những người yêu nghệ thuật. Họ cứ ngỡ chỉ cần yêu nghệ thuật thôi là đủ nhưng cuộc đời đâu có đơn giản như thế. Họ cần ăn, cần mặc, cần phải có tiền nộp học. Bởi có học họ mới thành tài. Cứ một lần điệp khúc yêu nghệ thuật vang lên là lại một lần cuộc đời họ lâm vào vận bĩ, nhưng một lần họ hi sinh và mong muốn điều tốt đẹp cho người kia để cuối cùng, Jô bắt đầu nói “khi người ta yêu nghệ thuật thì không có việc gì… thì Đelia vội đặt tay lên môi anh để chặn anh lại: không, cô nói, chỉ cần khi người ta yêu thôi là đủ” Nghệ thuật càng được người ta tôn thờ bao nhiêu thì càng không thể là vật để mang ra dối lừa nhau. Đelia cần tình yêu chân chính. Cô khong muốn yêu dưới lốt “yêu nghệ thuật” và càng không muốn nghệ thuật trở thành đối tượng dối lừa. Câu chuyện âm vang nhiều giọng điệu, vừa xót thương vứa giễu cợt, vừa bi đát. Có nước mắt, có nụ cười gượng gạo và có cả lời nói chân thành xuất phát từ đáy lòng. 10 [...]... trong đô hội, huy hoàng của phố xá Họ là số đông Họ cần được cứu vớt O.Henry đã nhìn thấy và không ngần ngại tái hiện lên trang viết của mình Vì lẽ đó, ông xứng đáng là nhà văn của tấm lòng rộng mở trước bao cảnh đời ngang trái III/ KẾT LUẬN: Những tác phẩm thành công của O.Henry là những truyện ngắn biểu hiện tình cảm và hỉ nộ ai lạc của tiểu thị dân New York Có kẻ cắp chuyên nghiệp vì muốn tìm chỗ ở tránh... thiện con người 10 III/ Kết luận 11 • PHỤ LỤC: Truyện ngắn của O.Henry 1/ CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG 2/ MÓN QUÀ GIÁNG SINH 3/ TIỀN VÀ THẦN TÌNH YÊU 4/ TÊN TRỘM HOÀN LƯƠNG 5/ NHỮNG QUẢ TIM VÀ NHỮNG BÀN TAY 6/ KHI NGƯỜI TA YÊU 7/ CÂY XƯƠNG RỒNG 8/ NHỮNG CON ĐƯỜNG CHÚNG TA CHỌN 9/ CÁNH CỬA MÀU LỤC 10/ CHUYỆN MỘT TỜ BÁO – O.HENRY 12 Nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry Chiếc lá cuối cùng Trong...Nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry O.Henry yêu nghệ thuật nhưng không dến mức mù quáng cho nghệ thuật có thể làm nên tất cả Nghệ thuật là vũ đại nhưng vẫn có giới hạn của nó “khi người ta yêu nghệ thuật… đấy là tiền đề của chúng tôi Câu chuyện này sẽ rút từ đó ra một kết luận và đồng thời sẽ chứng minh rằng tiền đề ấy không đúng” Quả thật, con người... Thành phần cấu tạo tầng lớp tiểu thị dân New York rộng rãi chừng nào, đề tài sáng tác của ông phong phú chừng ấy Ông tự đặc mình vào trong bốn triệu tiểu thị dân New York mà các nhà văn khác không thèm đếm xỉa đến, đồng tình sâu sắc với cảnh ngộ của họ Truyện của ông không dài, nhưng đặc sắc vì tình tiết quanh co, quanh co đến ngẫu nhiên trùng hợp, sự ngẫu nhiên trùng hợp của O.Henry là kết quả của sự... hơi điệu của ông Nhận xét trên gần như thâu tóm hết những đặc điểm chính của phong cách nghệ thuật O.Henry Song có lẽ ta cũng nên bổ sung thêm nét đặc biệt này: New York của O.Henry đa số là New York của người nghèo, Hai thuộc tính cơ bản của tầng lớp cơ hàn này và cũng chính là đặc trưng nhân vật của O.Henry là thường đếm đi đếm lại những đồng xu, đồng đôla ít ỏi của mình vì phải cân nhắc trong chi... đường đến với nghệ thuật của chồng Câu chuyện buồn nhưng không bi quan, dùng cay đắng để vạch rõ những trớ trêu của cuộc đời, O.Henry đặt vào đó hai chữ “tình yêu” Đấy là cốt lỗi của tồn tại Con người sáng tạo nên nghệ thuật và đến lượt mình nghệ thuật giúp con người sống đẹp hơn O.Henry thấu hiểu điều đó Có lẽ hơn ai hết ông rất chú trọng đến thế giới của những nghệ sĩ nghèo Đọc truyện của ông ta thấy... lâu bền, dư vị vô 11 Nghệ thuật truyện ngắn của O.Henry cùng Thủ pháp ngẫu nhiên trùng hợp mang tính châm biếm đó đã thành kĩ xảo sáng tác được người ta thích thú ca ngợi, gắng sức bắt chước Thành công của ông dựa vào bố cục thông minh và đối thoại lời thông tục, dùng phương pháp mới miêu tả lịch sử lãng mạn, hài kịch và bi kịch của đời sống bình thường O.Henry vượt lên khỏi thời gian và địa phương,... MỤC LỤC: I/ Giới thiệu 1 II/ Nghệ thuật truyện ngắn O.Henry .1 1/ Nghệ thuật kể chuyện 1 2/ Những cái kết độc đáo 2 3/ Ngôn từ nghệ thuật và phong cách cổ điển 3 4/ Chủ đề tình yêu, đồng tiền 4 5/ Không gian căn buồng khép kín 4 6/ Nhân vật kiểu O.Henry 5 7/ Đề tài hướng về “người độc giả trung bình”... cho ngày tươi sáng O.Henry bắt đầu nổi danh khi lên New York Lúc ấy, New York là thành phố công nghiệp và thương mại vào hàng bậc nhất của nước Mỹ Nói đến New York, người ta liên tưởng ngay đến những tòa nhà chọc trời, những ông chủ giàu sụ và những chiếc xe hơi bóng lộn… Nhờ chịu khó đi nhiều và tiếp xúc nhiều với đủ hạng người nên theo Van Uych Bruck, “New York dường như thuộc về O.Henry bởi vì “sự... hồ sau đó, anh xuống tàu ở một ga nhỏ hiu quạnh, nằm gần ranh giới tiểu bang Dừng chân ở quán cà phê mang tên Mike Dolan, Jimmy bước vào thân mật tay bắt mặt mừng ông chủ quán đang đứng sau quày Ông chủ quán nói : - Xin lỗi cậu, Jimmy, tớ không thể xoay sở sớm hơn được Có ý kiến phản đối việc tha cậu ở Springfield nên tay Thống đốc Tiểu bang rét quá suýt nữa hắn thôi không giải quyết đấy Thế nào, khỏe . Cẩu và Bop Titpan, “Cá Mập” Đotson tấn công o n tàu, cướp két sắt. Trên đường rút lui, Jôn bị bắn hạ, còn lại Bop Titpan và Cá Mập Đotson chạy thoát v o rừng. Không may cho Bop, con ngựa bị. Mỹ v o khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Điểm đặc sắc trong truyện ngắn của O. Henry là những tình tiết ngẫu nhiên, có lúc khắc nghiệt hoặc o i o m hoặc mỉa mai, nhiều lúc khôi hài hoặc dở. gẫy chân. Do “Con Bolivar không mang nổi hai người” nên Bop bị Đotson bắn chết. Hai mươi năm sau, tại căn phòng của ngài Đotson, một vụ tranh chấp xảy ra giữa công ty của ngài Đotson và một