1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

KHẢO SÁT DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN CƠM DỪA XUẤT KHẨU NĂNG SUẤT 600 kgh

54 273 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 881,2 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ  CÔNG NGHỆ  NGUYỄN THỊ KIỀU DUNG KHẢO SÁT DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN CƠM DỪA XUẤT KHẨU NĂNG SUẤT 600 kgh Tp. Hồ Chí Minh Tháng 08 năm 2007 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ  CÔNG NGHỆ  KHẢO SÁT DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN CƠM DỪA XUẤT KHẨU NĂNG SUẤT 600 kgh Chuyên ngành: Cơ khí bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S NGUYỄN VĂN XUÂN NGUYỄN THỊ KIỀU DUNG Tp. Hồ Chí Minh Tháng 08 năm 2007 ii MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING NONG LAM UNIVERSITY FACULTY OF ENGINEERING TECHNOLOGY  STUDYING A PRODUCTION LINE WITH CAPACITY 600 kgh OF COCONUT MEAT FOR EXPORTING Speciality: Engineering for preserving and processing agricultural products Supervisor: Student: MS. NGUYEN VAN XUAN NGUYEN THI KIEU DUNG Ho Chi Minh city. August, 2007. iii LỜI CẢM TẠ Đầu tiên, xin gởi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến bậc sinh thành đã nuôi dạy và chăm sóc con khôn lớn đến ngày hôm nay. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Ban Chủ nhiệm và các thầy cô trong Khoa Cơ khí – Công nghệ đã quan tâm dạy dỗ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt gởi lòng cảm ơn đến Thầy Th.S Nguyễn Văn Xuân đã tận tình hướng dẫn và dìu dắt em trong lúc làm luận văn. Xin cảm ơn các Thầy Cô trong Thư viện Trường Đại học Nông Lâm đã giúp đỡ em tìm tài liệu để làm luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn trong lớp DH03CC và ngoài lớp đã giúp đỡ em thực hiện đề tài. Xin thật lòng cảm ơn. Sinh viên: Nguyễn Thị Kiều Dung iv TÓM TẮT Chúng tôi đã khảo sát dây chuyền chế biến cơm dừa xuất khẩu với máy sấy tầng sôi năng suất 600 kgh (thành phẩm). Dây chuyền được lắp đặt tại Công ty TNHH Tiến Phát, ấp Nghĩa Huấn, xã Thạnh Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Qui trình chế biến cơm dừa tại nhà máy tóm tắt như sau: Để tạo ra 1kg cơm dừa thành phẩm cần khoảng 3 4 trái dừa nguyên (dạng quả khô). Dừa được lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, bỏ nước, cạy lấy cơm (ở dạng miếng), bào bỏ lớp vỏ lụa rồi rửa sạch, tiến hành ngâm trong các bể chứa để giữ trắng. Sau đó dừa ở dạng miếng được vít tải đưa vào máy xay để nghiền nhỏ. Cơm dừa đã xay nhuyễn được đưa vào hệ thống luộc bằng hơi nước, đồng thời cũng tiệt trùng trước khi đưa vào sấy. Hệ thống vít tải đảm bảo sự vận chuyển liên tục của cơm dừa từ máy xay đến máy sấy tầng sôi. Cơm dừa sau khi sấy xong được đưa qua hệ thống làm nguội bằng không khí. Sau đó vít tải đưa sản phẩm vào phòng đóng gói. Các thông số chính của dây chuyền: Nhiệt độ sấy trung bình: 108  2 oC. Lưu lượng gió: 60.000 m3h. Năng suất: 600 kgh. Chi phí của dây chuyền chế biến cơm dừa: 1.353 đkg. Tính riêng cho khâu sấy bằng máy sấy tầng sôi: Chi phí sấy: 686 đkg. Chi phí năng lượng riêng: 5,1 MJkgH2O. SVTH: GVHD: Nguyễn Thị Kiều Dung Th.S Nguyễn Văn Xuân v SUMMARY We studied a production line of 600 kgh output capacity of dried coconut meat for exporting. The production line was assembled at Tien Phat Limited Company, Nghia Huan Hamlet, Thanh My Commune, Giong Trom District, Ben Tre Province. The processing of coconut meat applied there might be described as follows: To make one kilogram dried coconut meat, it needs about 3 4 coconuts (matured coconut). The coconut was peeled off its outer cover, pecked in two, removed its coconut liquid, then prized fresh coconut meat off. The fresh coconut meat was peeled the brown layer off, cleaned and soaked into water containers to maintain coconut meat in white. After that, coconut meat was grinded in a screwtype grinder, then boiled as well as sterilized in a steam system. A screw system has been used to secure continuously transporting of coconut meat from the grinder to a fluidizedbed dryer. After drying, coconut meat was cooled down in air, then screwconveyed to packing room. Some main specifications of production line: Average drying temperature: 108  2oC. Air flow: 60.000 m3h. Output: 600 kgh. The cost for one kilogram finished product of processing line which used a fluidizedbed dryer was 1.353 đkg. In which, for drying by fluidized bed dryer alone: vi Drying cost: 686 đkg. Net thermal energy: 5,1 MJkgH2O. Student: Supervisor: Nguyen Thi Kieu Dung MS. Nguyen Van Xuan vii MỤC LỤC TRANG Lời cảm tạ..................................................................................................................... i Tóm tắt ......................................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................................ v Danh sách các hình .................................................................................................... vii Danh sách các bảng ..................................................................................................viii Chương 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1 Chương 2. TRA CỨU TÀI LIỆU SÁCH BÁO PHỤC VỤ ĐỀ TÀI ..................... 3 2.1 Tư liệu về cây dừa và trái dừa ............................................................................... 3 2.1.1 Nguồn gốc nuôi trông và phân bố ............................................................... 3 2.1.2 Đặc điểm sinh thái và một số tính chất của cây dừa và trái dừa ................... 4 2.1.3 Các sản phẩm từ cây dừa ............................................................................. 5 2.2 Máy sấy tầng sôi ................................................................................................... 7 2.2.1 Đặc tính sôi của lớp hạt .............................................................................. 7 2.2.2 Sự phân bố vật liệu trong lớp sôi và độ cao tự do của buồng sấy ............... 8 2.2.3 Nguyên lý hoạt động của máy sấy tầng sôi cho hạt .................................... 9 2.2.4 Ứng dụng và phát triển máy sấy tầng sôi ở Việt Nam ................................ 9 2.2.5 Lò đốt dùng cho máy sấy tầng sôi (và máy sấy bảo quản) ........................ 11 2.3 Máy nghiền búa ................................................................................................... 11 2.3.1 Nguyên lý làm việc ..................................................................................... 11 2.3.2 Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng ........................................................... 13 Chương 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN.............................................. 15 3.1 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 15 3.1.1 Về lý thuyết ................................................................................................ 15 3.1.2 Về thực nghiệm .......................................................................................... 15 3.2 Phương pháp và dụng cụ sử dụng........................................................................ 15 3.2.1 Xác định nhiệt độ buồng sấy ...................................................................... 15 3.2.2 Xác định lưu lượng gió ............................................................................... 16 viii 3.2.3 Xác định ẩm độ vật liệu .............................................................................. 17 Chương 4. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................... 18 4.1 Khảo sát qui trình công nghệ chế biến cơm dừa ................................................. 18 4.1.1 Thông tin chung ........................................................................................ 18 4.1.2 Qui trình công nghệ ................................................................................... 18 4.1.3 Hệ thống thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến cơm dừa ........................20 4.2 Tính toán chi phí sấy và chi phí năng lượng riêng cho máy sấy tầng sôi ........... 25 4.2.1 Tính toán chi phí sấy .................................................................................. 25 4.2.1.1 Chi phí chất đốt .............................................................................. 25 4.2.1.2 Chi phí năng lượng điện ................................................................. 25 4.2.1.3 Chi phí công lao động .................................................................... 26 4.2.1.4 Chi phí khấu hao ............................................................................ 27 4.2.1.5 Chi phí lãi vay ................................................................................ 29 4.2.1.6 Tổng chi phí sấy của máy sấy tầng sôi .......................................... 30 4.2.2 Chi phí năng lượng riêng của máy sấy tầng sôi .......................................... 30 4.2.2.1 Tổng chi phí năng lượng ................................................................ 30 4.2.2.2 Lượng ẩm cần bốc hơi trong 1 giờ................................................. 31 4.2.2.3 Chi phí năng lượng riêng ............................................................... 31 4.3 Tính toán giá thành chế biến cơm dừa ................................................................ 31 4.3.1 Chi phí chất đốt ........................................................................................... 32 4.3.2 Chi phí năng lượng điện .............................................................................. 32 4.3.3 Chi phí công lao động làm việc với dây chuyền ......................................... 33 4.3.4 Chi phí khấu hao ......................................................................................... 34 4.3.5 Chi phí lãi vay ............................................................................................. 37 4.3.6 Tổng chi phí để chế biến 1 kg cơm dừa thành phẩm .................................. 37 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................. 38 5.1 Kết luận ................................................................................................................ 38 5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 39 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 40 TẬP BẢN VẼ ix DANH SÁCH CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Quả dừa đã bổ................................................................................................. 4 Hình 2.2: Quả dừa đang chín trên cây ............................................................................ 4 Hình 2.3: Đặc tính lớp hạt khi thay đổi vận tốc khí ....................................................... 8 Hình 2.4: Độ cao tự do Hf............................................................................................... 9 Hình 2.5: Sơ đồ cấu tạo máy nghiền hạt kiểu búa trục ngang ...................................... 12 Hình 3.1: Thiết bị theo dõi nhiệt độ buồng sấy ............................................................ 16 Hình 3.2: Dụng cụ đo vận tốc gió ................................................................................. 16 Hình 3.3: Tủ sấy mẫu và cân điện tử............................................................................ 17 Hình 3.4: Bố trí vật liệu sấy .......................................................................................... 17 Hình 4.1: Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến cơm dừa tại nhà máy ........................... 18 Hình 4.2: Sơ đồ dây chuyền chế biến cơm dừa ............................................................ 20 Hình 4.3: Lò hơi ........................................................................................................... 21 Hình 4.4: Đồng hồ áp suất của lò hơi ........................................................................... 21 Hình 4.5: Cấu tạo dao nghiền ....................................................................................... 22 Hình 4.6: Máy xay cơm dừa ......................................................................................... 22 Hình 4.7: Thiết bị hấp ................................................................................................... 22 Hình 4.8: Máy sấy tầng sôi ........................................................................................... 23 Hình 4.9: Giàn trao đổi nhiệt ........................................................................................ 23 Hình 4.10: Sàng làm nguội ........................................................................................... 24 x DANH SÁCH CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Quạt sử dụng cho máy sấy tầng sôi ............................................................. 23 Bảng 4.2: Tổng hợp thông số kỹ thuật của các động cơ .............................................. 24 Bảng 4.3: Tổng công suất động cơ dùng cho máy sấy tầng sôi ................................... 26 Bảng 4.4: Bảng giá các động cơ của máy sấy .............................................................. 27 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp chi phí sấy............................................................................ 30 Bảng 4.6: Tổng công suất động cơ dùng cho dây chuyền ............................................ 33 Bàng 4.7: Bảng giá động cơ ......................................................................................... 35 Bảng 4.8: Bảng tổng hợp chi phí của dây chuyền chế biến cơm dừa .......................... 37 1 Chương 1 MỞ ĐẦU Nhu cầu của xã hội ngày càng đòi hỏi sự cung cấp thực phẩm phải có chất lượng, đúng lúc, đúng nơi, và đảm bảo hợp vệ sinh. Vì vậy việc nghiên cứu chế biến ra sản phẩm tiện dụng, tiện lợi và có tính an toàn thực phẩm cao, giảm chi phí và thời gian mà vẫn phù hợp với khẩu vị của người sử dụng là nhu cầu tất yếu. Dừa là cây công nghiệp thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới, sản phẩm của dừa ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực chế biến thực phẩm, công nghiệp hoá chất, y tế … Cơm dừa là sản phẩm chính của cây dừa. Đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất bánh kẹo, nước cốt tách từ cơm dừa là một nguồn nguyên liệu chính không thể thiếu được. Cơm dừa nạo sấy được chế biến như là một món thức ăn hàng ngày, nhất là của dân tộc các nước theo đạo Hồi chủ yếu dùng chất béo của dừa thay cho chất béo động vật. Do giá trị và nhu cầu sử dụng cơm dừa nạo sấy ngày càng cao, ngành sản xuất cơm dừa nạo sấy đã tạo bứt phá ngoạn mục, đưa sản phẩm từ trái dừa có thế đứng trên thị trường quốc tế, kích giá dừa nội địa lên. Đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện nay nhiều cơ sở chế biến cơm dừa nạo sấy trong nước ra đời. Đặc biệt ở tỉnh Bến Tre hiện có trên 10 doanh nghiệp sản xuất cơm dừa nạo sấy dạng thủ công, bán công nghiệp hoặc công nghệ tiên tiến Hiện nay việc nghiên cứu và ứng dụng phương pháp sấy tầng sôi biến cơm dừa để làm khô sản phẩm trong qui trình chế biến cơm dừa tỏ ra có nhiều triển vọng. Phương pháp này đáp ứng được các yêu cầu nêu trên như đảm bảo được chất lượng sản phẩm, giá thành không cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Hơn nữa phương pháp này thiết bị không quá phức tạp, ít tốn nhân công và hoàn toàn có thể tạo trong nước. 2 Tuy nhiên công nghệ sấy cơm dừa bằng máy sấy tầng sôi vẫn chưa phổ biến rộng, nhiều cơ sở vẫn chế biến cơm dừa theo dạng thủ công hoặc bán công nghiệp. Sấy tầng sôi vẫn còn khá mới mẻ trong ngành chế biến cơm dừa nạo sấy. Do đó việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ này vào quy trình chế biến cơm dừa xuất khẩu đang được nhiều cơ sở nghiên cứu, viện, trường và nhiều nhà nghiên cứu…quan tâm. Được sự chấp nhận của khoa Cơ khí Công Nghệ Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, với sự hướng dẫn của thầy Thạc sĩ Nguyễn Văn Xuân em thực hiện đề tài: “Khảo sát dây chuyền chế biến cơm dừa xuất khẩu năng suất 600 kgh”. Đề tài nhằm mục đích: tìm hiểu qui trình công nghệ và hệ thống thiết bị dây chuyền chế biến cơm dừa. Trong đó đặc biệt chú trọng đến khâu làm khô sản phẩm bằng máy sấy tầng sôi. Cụ thể sẽ khảo sát đánh giá các mặt: Khảo sát qui trình công nghệ và hệ thống thiết bị chế biến cơm dừa. Tính toán chi phí sấy cho máy sấy tầng sôi. Tính toán chi phí năng lượng riêng cho máy sấy tầng sôi. Tính toán giá thành cho dây chuyền chế biến cơm dừa. 3 Chương 2 TRA CỨU TÀI LIỆU SÁCH BÁO PHỤC VỤ TRỰC TIẾP CHỦ ĐỀ ĐỀ TÀI 2.1 Tư liệu về cây dừa và trái dừa 10 2.1.1 Nguồn gốc nuôi trồng và phân bố Dừa (Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4 – 6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60 – 90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân. Ngọn dừa là phần trên cùng của thân có mang một chùm lá to. Tàu dừa từ khi mới tượng hình trong cổ hũ là 2,5 năm, thời gian nở ra và phát triển bên ngoài khoảng 2,5 năm. Bình thường, mỗi tháng dừa cho ra một lá. Nếu cây tốt, trong một năm có thể ra khoảng 15 lá. Cây dừa phát triển bình thường có từ 20 – 25 lá, ít hơn là do điều kiện xấu hoặc bị bệnh. Gốc rễ là phần dưới cùng của thân thường phình to, rễ chùm, tỏa rộng ngang dọc trong một bán kính 5 – 6 mét, bám chặt vào đất giữ cho thân đứng vững. Người ta phân biệt dừa có hai hình dạng: dừa lùn và dừa cao. Dừa lùn sau khi trồng khoảng 34 năm cho trái, thân cao không quá 10 mét, có khi ra trái là đà mặt đất. Dừa cao trồng lâu hơn, từ 5 7 năm hoặc 10 năm mới thu hoạch, thân cao từ 20 – 25 mét. Hiện nay, trên thế giới có các vùng, các nước trồng dừa có tầm cỡ qui mô lớn là Philippin, Indonésia, Ấn Độ, Xrilanca, Malaysia, Việt Nam, Braxin, Mêhicô, Tây châu Phi... Riêng ở Việt Nam, dừa được trồng nhiều tập trung ở đồng bằng sông 4 Cửu Long là Bến Tre và vùng duyên hải miền Trung từ vùng đất ven bờ biển Đà Nẵng vào Phan Thiết. Có các loại dừa như: dừa Ta, dừa Dâu, dừa Bung, dừa Lửa, dừa Xiêm, dừa Tam Quan và dừa Lùn Bình Dương... Theo thống kê hiện Bến Tre có khoảng 36.827 hecta dừa, tổng sản lượng hàng năm khoảng 250 triệu trái. Cây dừa trở thành cây đặc sản hàng đầu của Bến Tre, đưa Bến Tre dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng dừa. 2.1.2 Đặc điểm sinh thái và một số tính chất của cây dừa và trái dừa Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70  80 %) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn. Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn. Hình 2.1: Quả dừa đã bổ Hình 2.2: Quả dừa đang chín trên cây 5 Về mặt thực vật học, dừa là quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ (không phải là loại quả hạt thực thụ). Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt. Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi nó là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà có tên gọi khoa học của dừa. Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột. Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm đồ uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị đắng hơn. 2.1.3 Các sản phẩm từ cây dừa Thành phần hóa học trong cơm dừa thường có đường, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C... và các thành phần khác. Với hàm lượng trên, khi ăn một quả dừa cứng cạy ta sẽ được cung cấp một số lương thực tương đương với 300g gạo. Thành phần axít chủ yếu của dầu dừa gồm có: axit lauric, axit myristic, axit capric, axit stearic, axit ôlêic, axit linôlêic... Trong nước dừa tươi có chứa đường và một số chất khác như vitamin C, vitamin H, axit nicôtinic (vitamin P.P), vitamin B..., và khoảng 10 chất khoáng khác như: kali, clo, natri, photpho, manhê, sunfua, sắt, đồng...Do đó dừa có rất nhiều giá trị dinh dưỡng và công dụng của các phần khác nhau của cây dừa bao gồm: 6  Phần cùi (cơm) dừa trắng ăn được và được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn. Cùi dừa khô là nguyên liệu sản xuất dầu dừa.  Nước dừa nằm trong khoang bên trong quả dừa có chứa các chất như đường, đạm, chất chống ôxi hóa, các vitamin và khoáng chất, là nguồn cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải đẳng trương tốt cũng như là nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Nước dừa được dùng làm nước giải khát tại nhiều vùng nhiệt đới. Nước dừa là vô trùng khi quả dừa chưa bị bổ ra, và có thể dùng làm dung dịch truyền ven (xem PMID 10674546). Nó cũng được dùng để sản xuất món tráng miệng dạng sệt có tên gọi Thạch dừa (nata de coco).  Cây cảnh: Những cây dừa lạ (do biến dị) được trồng làm cảnh, chủ yếu tại Philippines, tại đây nó được gọi là macapuno.  Sữa dừa, ở miền Nam gọi là nước cốt dừa, (chứa khoảng 17% chất béo) được tạo ra từ cơm dừa đã nạo nhỏ hòa với nước nóng hay sữa nóng. Nước cốt dừa là thành phần chủ yếu của các món ăn vùng Đông Nam Á và Việt Nam. Các bã sợi cơm dừa còn lại từ việc sản xuất sữa dừa được dùng làm thức ăn cho gia súc.  Kẹo dừa là món đồ ngọt thông dụng tại Việt Nam, nguyên liệu chính là nước cốt dừa cô đặc và hương vị sầu riêng hoặc sôcôla.  Mứt dừa được làm từ cơm dừa được cắt sợi và sên với đường cát để khô dùng trong ngày tết ở Việt Nam.  Kem dừa là lớp chất nổi lên trên khi sữa dừa bị làm lạnh.  Nhựa dừa thu được từ việc rạch các cụm hoa dừa được lên men để sản xuất rượu vang dừa (ở Philippines gọi là tuba).  Gáo dừa khô bổ đôi được dùng làm bộ phận trong một số loại nhạc cụ như gia hồ và bản hồ của Trung Quốc hay đàn gáo của Việt Nam, chúng được đập vào nhau để tạo ra hiệu ứng âm thanh tựa như tiếng vó ngựa. Gáo dừa còn được dùng làm gáo múc nước và là nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ.  Xơ dừa được dùng làm dây thừng, chão, thảm, bàn chải, khảm thuyền cũng như làm vật liệu lèn; nó còn được dùng rộng rãi trong nghề làm vườn để làm chất độn trong phân bón.  Vỏ và xơ dừa có thể làm nguồn nhiên liệu hay để sản xuất than củi. 7  Lá là nguồn cung cấp vật liệu làm mái che, làm một số loại giỏ đựng đồ và làm chổi dừa.  Các gân giữa của các lá (chét) có độ cứng thích hợp cho việc làm các que xiên (để nướng thịt chẳng hạn) trong nấu ăn.  Các chồi non trên ngọn cây dừa có thể ăn được và nó đôi khi được thu hái để làm rau ăn (mặc dù kiểu thu hái này sẽ làm chết cây dừa).  Phần bên trong của lá non đang lớn cũng có thể thu hoạch làm tim dừa và nó được coi là một loại đặc sản. Kiểu thu hái này cũng làm chết cây dừa. Tim dừa thường được ăn trong các món rau trộn; các món rau trộn như thế đôi khi được gọi là salad triệu phú.  Gỗ dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng đặc biệt (nổi tiếng nhất là cung điện Dừa tại Manila). Người Hawaii còn đục rỗng thân cây dừa để làm trống, thùng chứa hay các loại xuồng nhỏ.  Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ. Nó còn được dùng để đánh răng.  Củ hũ dừa là phần lõi trong thân cây dừa, đôi khi cũng được dùng làm món ăn. 2.2 Máy sấy tầng sôi 1 2.2.1 Đặc tính sôi của lớp hạt: Cho một dòng khí xuyên từ dưới lên qua một lớp các phần tử nhỏ như trên Hình 2.3. Ở lưu lượng thấp, khí chỉ xuyên qua không gian trống giữa các phần tử tĩnh tại rồi ra khỏi lớp hạt. Đây là một lớp hạt cố định (Hình 2.3 (a)). Khi tăng lưu lượng lên đến một lúc nào đó, các phần tử bắt đầu lơ lửng trong dòng khí đi lên. Lúc này lực ma sát giữa phần tử và lưu chất cân bằng với trọng lượng phần tử, thành phần thẳng đứng của lực nén giữa các phần tử kề cận mất đi, tổn áp xuyên qua lớp hạt bằng với trọng lượng các phần tử trong lớp hạt đó. Lớp hạt xem như vừa chớm sôi hay sôi tối thiểu (Hình 2.3(b)). Vận tốc dòng khí ở trạng thái này gọi là vận tốc tối thiểu Vmf . 8 (a) (b) (c) Toån aùp lôùp haït Vmf Vaän toác khí Vuøng tónh Vuøng soâi Hình 2.3: Ñaëc tính lôùp haït khi thay doåi vaän toác khí Khi vận tốc khí cao hơn Vmf , xuất hiện các bong bóng khí lớn bên trong lớp hạt (Hình 2.3(c)) và tổn áp qua lớp hạt vẫn không tăng. Sự xuất hiện các bong bóng khí làm cho các phần tử được đẩy lên rồi rơi xuống nên được trộn đều một cách liên tục tạo ra sự đồng đều nhiệt độ của toàn lớp. Đây là trạng thái “sôi”, tiếng Anh là “fluidised” nghĩa là chất rắn có thể đối lưu gần giống như chất lỏng. Nếu tăng vận tốc khí đến một giá trị nào đó các phần tử trở nên lơ lửng hoàn toàn trong không khí và được gọi là trạng thái tới hạn. Nếu vận tốc khí vượt qua trạng thái này thì các phần tử hạt sẽ di chuyển theo dòng khí ra ngoài. Trong sấy hạt tầng sôi, vận tốc khí được lựa chọn ở trạng thái có bong bóng, gọi là vận tốc khí bề mặt Vaf . Theo kinh nghiệm Vaf gấp 1,5 đến 2 lần Vmf là thích hợp cho sấy hạt tầng sôi. Giá trị vận tốc Vmf phụ thuộc vào đặc tính vật lý của hạt như kích thước, hình dáng, trọng lượng riêng, độ xốp khối hạt và cả đặc tính vật lý của khí sấy như độ nhớt, khối lượng riêng. 2.2.2 Sự phân bố vật liệu trong lớp sôi và độ cao tự do của buồng sấy Do khối hạt sấy có lẫn nhiều thành phần có trọng lượng riêng khác nhau nên khi sôi các phần tử nặng hơn nằm ở dưới, các phần tử càng nhẹ càng trên cao (Hình 2.4). Khoảng cách từ bề mặt lớp hạt tĩnh đến đỉnh vùng sấy gọi là độ cao tự do buồng sấy Hf. Nếu Hf nhỏ thì có khả năng hạt bị thoát ra ngoài. Người ta ứng dụng tính chất này cho máy sấy có hồi lưu dòng hạt. 9 Ngược lại, nếu Hf cao quá sẽ giảm bớt lượng tạp chất thoát ra. Sự lựa chọn Hf phụ thuộc vào loại tạp chất cần thoát ra ngoài và độ cao tối thiểu cho sự sôi. Lôùp tónh Lôùp soâi Taïp chaát nheï H f Hình 2.4 : Ñoä cao töï do Hf 2.2.3 Nguyên lý hoạt động của máy sấy tầng sôi cho hạt Trong thực tế có nhiều kiểu máy sấy tầng sôi cho nhiều loại vật liệu khác nhau. Máy có thể hoạt động ở dạng mẽ hay liên tục. Ở máy sấy tầng sôi dạng mẽ, quạt thổi khí nóng vào buồng sấy đủ mạnh và làm sôi lớp hạt. Sau một thời gian nhất định, hạt khô và được tháo ra ngoài. Ở máy sấy tầng sôi dạng liên tục, hạt ẩm được cung cấp liên tục vào vùng sấy, đi dọc sàn sấy và thoát ra ở cuối sàn . Máy sấy tầng sôi liên tục đã được áp dụng thành công cho các loại hạt như lúa mì, lúa nước, bắp….Máy có tỉ lệ chiều dài sàn trên chiều rộng sàn lớn hơn 41. Tỉ lệ càng lớn, độ ẩm hạt ra càng đồng đều. Để hạt ẩm dễ sôi, đôi lúc buồng sấy được gắn bộ phân rung cơ học. Đối với lúa, máy sấy dạng này chỉ mới được nghiên cứu gần đây và ứng dụng thành công đầu tiên và rộng rãi nhất từ Viện Kỹ Thuật King Mongkut của Thái Lan. 2.2.4 Ứng dụng và phát triển máy sấy tầng sôi ở Việt Nam Từ 1995, Khoa Cơ khí – Công nghệ Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã thiết kế chế tạo và lắp đặt một số máy sấy tầng sôi liên tục. Máy có thể dùng sấy lúa hoặc bắp, năng suất 1 tấngiờ (MSTS 1) và 5 tấngiờ (MSTS 5). Các bộ phận chính của máy MSTS – 1 như sau: Lò đốt: có thể sử dụng hai loại: Lò đốt trấu kiểu phun liên tục; hoặc, Lò đốt củi cháy ngược. 10 Quạt: dạng ly tâm với công suất 11 kW, thổi khí nóng từ lò vào buồng sấy tạo sự sôi và sấy hạt. Buồng sấy: dạng hình hộp có sàn sấy hình chữ nhật kích thước 0,3 m x 19 m. Hạt từ phểu được trục cuốn đẩy liên tục vào buồng sấy, “sôi” và đi dọc sàn sấy nhờ sức đẩy của khí sấy rồi được tháo ra ở cuối sàn bằng trục tháo hạt. Không khí sấy thoát ra khỏi lớp hạt qua xyclôn để lắng tạp chất rồi một phần được hồi lưu về quạt và hoà trộn với khí lò để tiết kiệm nhiệt. Một kết quả khảo nghiệm MSTS 1 với 10 tấn lúa vào vụ hè thu 1995 tai Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ). Thời gian sấy hạt trung bình 2 3 phút, giảm độ ẩm của hạt từ 31 % xuống 21 % với năng suất 700 – 1000 kggiờ tuỳ theo độ tạp chất của hạt, nhiệt độ sấy  115 0C. Lò đốt trấu hoạt động ổn định với khả năng điều khiển tự động nhiệt độ sấy sai biệt trong khoảng  5 0C. Hạt sau khi sấy được lấy mẫu và làm khô từ từ để so sánh với mẫu hạt phơi chuẩn trong bóng râm. Độ rạn nứt hạt qua xay xát của hai mẫu trên là không khác biệt, độ trắng của gạo cũng như nhau. Ước tính chi phí sấy (kể cả khấu hao) trong điều kiện trên khoảng 62 đồngkg. Chi phí năng lượng riêng (gồm quạt và lò đốt) để bốc ẩm tương đối thấp, 4600 kJkgH2O so với sấy bảo quản là 4930 kJkgH2O. Chi phí nhiệt để bốc ẩm trung bình là 4300 kJkgH2O so với sấy mẻ tĩnh là 3300 kJkgH2O. Máy cũng được khảo nghiệm sơ bộ với bắp. Qua 2 lượt sấy có thể giảm ẩm độ từ 24 % xuống 15 %. So với máy sấy tháp, máy sấy tầng sôi có các ưu điểm sau: a) Máy ít chiếm mặt bằng, kết cấu gọn, dễ chế tạo hơn. Vì thế ước tính đầu tư chỉ bằng ½ máy sấy cùng năng suất. b) Hạt chuyển động qua buồng sấy dễ dàng, dù độ ẩm hạt rất cao và có chứa nhiều tạp chất. Với máy sấy tháp, hạt ẩm và bẩn thường không chảy được qua tháp sấy. c) Ẩm độ hạt sau khi sấy đồng đều, do toàn bộ bề mặt hạt tiếp xúc rất tốt với khi sấy nhờ sự “sôi”. Ẩm độ đầu vào không đồng đều vẫn cho ra hạt khô tương đối đồng đều, vì hạt ẩm hơn thì nặng hơn, nên lưu trú trong buồng sấy lâu hơn. Ở máy sấy tháp, hạt ít ẩm hay ẩm hơn đều chảy cùng tốc độ, nên đầu ra ít dồng đều hơn. 11 2.2.5. Lò đốt dùng cho máy sấy tầng sôi (và máy sấy bảo quản) Việc cung cấp nhiệt cho các máy sấy bảo quản và máy sấy tầng sôi đòi hỏi phải diễn ra liên tục, đều đặn và kéo dài trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Một thiết kế như vậy cần đáp ứng các yêu cầu chung như sau: Có thể khống chế và điều chỉnh tốc độ tiêu thụ nhiên liệu thích ứng với yêu cầu cấp nhiệt của máy sấy, và do đó duy trì được nhiệt độ khí sấy trong một phạm vi nhất định. Có khả năng hoạt động liên tục trong nhiều ngày. Đơn giản trong vận hành, không gây căng thẳng cho người sử dụng do phải hoạt động liên tục kéo dài. Để thoả mãn các yêu cầu trên hầu hết các máy sấy hiện có ở nhiều nước đều sử dụng nguồn nhiệt lượng cung cấp từ dầu mỏ. Điều này rất thuận lợi nhưng chi phí đầu tư lớn và giá thành sản phẩm sấy sẽ tăng cao. 2.3 Máy nghiền búa 3 2.3.1 Nguyên lý làm việc: Quá trình nghiền hạt trong máy nghiền kiểu búa là do sự va đập của búa vào hạt, va đập giữa các hạt vào vỏ máy và do sự chà xát của hạt với búa hoặc với thành trong của vỏ máy Trên hình 2.5 giới thiệu sơ đồ máy nghiền hạt kiểu búa trục ngang. Bộ phận gây ra sự va đập vào hạt trong máy là các búa nghiền 5 được treo trên các chốt 3 của rô tô 2 quay thì lực ly tâm làm các búa nằm ở vị trí hướng tâm và dự trữ một động năng lớn. Hạt qua bộ phận cung cấp phía trên vào máy liền bị các búa nghiền quay đập vào và va chạm với các chi tiết nằm trong buồng nghiền. Trong quá trình va đập, búa sẽ truyền cho hạt phần động năng tạo thành công phá vỡ hạt. Các phần tử tách ra từ hạt có kích thước bé hơn lỗ lưới sàng phân ly thì lọt ra ngoài buồng nghiền tạo thành sản phẩm. Những phần tử có kích thước lớn hơn tiếp tục bị va đập, phá vỡ. Sản phẩm nghiền được đưa ra ngoài bằng các phương pháp vận chuyển khí động, cơ học. . . 12 6 5 4 3 1 2 Hình 2.5 Sô ñoà caáu taïo maùy nghieàn haït kieåu buùa truïc ngang 1. Thaân maùy 2. Roâto 3. Choát treo buùa 4. Maù ñaäp phuï 5. Buùa nghieàn 6. Saøng Như vậy quá trình làm việc của máy nghiền hạt kiểu búa trục ngang tồn tại ba giai đoạn tiếp tục diễn ra, mà các giai đoạn này được đặc trưng bởi sự biến đổi của hạt trong buồng nghiền như sau: Giai đoạn 1: cung cấp nguyên liệu Giai đoạn 2: gia công nguyên liệu trong buồng nghiền Giai đoạn 3: vận chuyển sản phẩm ra khỏi buồng nghiền X.V.Melnhikov đã mô tả hệ thống động lực học của máy nghiền búa trục ngang nói chung bằng mô hình vật lý có ba phần tử: Từ trống là bộ phận tạo xung lượng va đập, dưới tác động của các xung lượng này mà nhiều phần tử mới được tạo ra Từ lớp không khí – nguyên liệu hay còn gọi là dung lượng điều chỉnh, giữ cân bằng tĩnh giữa hai quá trình xảy ra liên tục tạm thời : 13 + “Sự gia tăng số lượng” còn gọi là năng suất trống đập + “Sự suy giảm của phần tử” còn gọi là năng suất sàng Từ bề mặt lỗ của buồng nghiền (mặt sàng giống như tấm chắn), giới hạn cường độ luồng nguyên liệu đi qua buồng nghiền Sự tác động của mô hình vật lý được mô tả như sau: các búa – trống quay với tốc độ lớn đập nguyên liệu thành những mảnh vỡ nhỏ. Những mảnh vỡ này được văng lên sàng để tiến hành phân ly. Nếu kích thước của những mảnh nhỏ cho phép chúng lọt qua lỗ sàng thì chúng được sàng thu nhận. Còn những mảnh nhỏ không lọt qua sàng bị dội lại (vì sàng như là vách chắn) và lại rơi vào vùng tác động của các cánh búa. Sau nhiều lần va đập và dội lại như vậy, mảnh nguyên liệu bị đập vụng dần ra. Tuy nhiên không thể nói chính xác số lần va đập để mảnh nguyên liệu nhận được kích thước cần thiết (chỉ số nghiền cần thiết) vì quá trình làm việc của máy nghiền kiểu búa trục ngang được xem là quá trình ngẫu nhiên. V.R.Aleskin đã chứng minh rằng: số va đập cần thiết để hạt có được chỉ số nghiền  là một giá trị ngẫu nhiên có phân bố logarit thập phân. 2.3.2 Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng:  Ưu điểm: Ưu điểm cơ bản của máy nghiền hạt kiểu búa nói chung là loại máy nghiền vạn năng. Khả năng điều chỉnh bột nghiền dễ dàng. Máy có cấu tạo đơn giản, gọn gàng, khối lượng máy không lớn, giá thành rẻ, dễ thay thế các chi tiết bị mòn hay hư hỏng. So với máy đập má và máy nghiền trục giá thành rẻ hơn từ (1,5  5,5) lần, khối lượng máy nhẹ hơn 4,5 lần và chi phí điện năng thấp hơn (1,5  2) lần.  Nhược điểm: Trong quá trình máy làm việc sinh nhiều bụi bột, gây tổn thất và khó khăn trong xử lý bụi về sau. Do máy quay với vận tốc lớn nên gây tiếng ồn và chấn động, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường lao động. Nghiền các hạt dẻo, dính có độ ẩm cao thì kém. 14  Phạm vi sử dụng: Máy nghiền kiểu búa là loại máy nghiền được sử dụng phổ biến và chủ yếu trong chế biến thức ăn gia súc. Ngoài nhiệm vụ nghiền các hạt lương thực, chúng còn được sử dụng nghiền các sản phẩm như cá khô, bánh dầu, cỏ khô, các thành phần khoáng vi lượng . . . Trong công nghệ sản xuất thức ăn gia súc hiện đại, máy nghiền kiểu búa trục ngang là thiết bị duy nhất có công đoạn làm nhỏ vật liệu thành bột. Máy nghiền kiểu búa đáp ứng cho mọi quy mô sản xuất. Có những máy có công suất nhỏ chỉ vài chục kgh phù hợp cho chế biến hộ gia đình, song cũng có những máy có năng suất lớn vài chục tấnh phù hợp cho các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc cỡ lớn. Tuỳ theo sơ đồ công nghệ mà máy ở vị trí riêng lẻ hoặc nằm trong hệ thống sản xuất liên tục. 15 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1 Về lý thuyết Tham khảo tra cứu các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm: Các tài liệu về cây dừa: nguồn gốc, sự phân bố, đặc điểm sinh thái, tính chất và phương pháp chế biến các sản phẩm từ trái dừa. Các tài liệu về công nghệ và thiết bị được sử dụng phổ biến cho dây chuyền chế biến cơm dừa, đặc biệt chú trọng hệ thống làm khô sản phẩm cơm dừa bằng máy sấy tầng sôi. 3.1.2 Về thực nghiệm Đã khảo sát tìm hiểu qui trình công nghệ và hệ thống thiết bị dây chuyền phục vụ cho qui trình chế biến cơm dừa. Bao gồm cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các thông số kĩ thuật và các chỉ tiêu có liên quan, phục vụ cho việc đánh giá tính năng hoạt động và hiệu quả kinh tế của hệ thống. 3.2 Phương pháp và dụng cụ sử dụng Để thu thập số liệu phục vụ cho việc đánh giá các tính năng, hoạt động của dây chuyền, chủ yếu là máy sấy tầng sôi, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp và dụng cụ đo sau: 3.2.1 Xác định nhiệt độ buồng sấy Theo thiết kế buồng sấy của máy sấy tầng sôi chia làm 3 khu vực có nhiệt độ khác nhau. Tại mỗi khu vực đều có lắp nhiệt kế ghi nhận nhiệt độ và liên tục hiển thị 16 trên bảng theo dõi nhiệt độ buồng sấy (hình 3.1). Việc xác định nhiệt độ nhằm mục đích kiểm tra lại độ chính xác của các thông số ghi nhận. Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế hiện số hiệu Testo do Nhật sản suất, có thang đo 0 300 oC và độ chính xác  1 oC. Tại mỗi khu vực, chúng tôi đo nhiều điểm và lấy giá trị trung bình để so sánh đánh giá độ chính xác của các nhiệt kế tại mỗi buồng sấy. Hình 3.1: Thiết bị theo dõi nhiệt độ buồng sấy 3.2.2 Xác định lưu lượng gió Do hệ thống đã lắp đặt và đang hoạt động, không thể xác định như phần lý thuyết khảo nghiệm quạt đã biết. Chúng tôi đo vận tốc gió tại nhiều điểm của một mặt cắt, sau đó lấy trung bình và suy ra lưu lượng gió. Hình 3.2 : Dụng cụ đo vận tốc gió 17 3.2.3 Xác định ẩm độ vật liệu: Mục đích nhằm xác định ẩm độ đầu vào và ẩm độ đầu ra của sản phẩm khi qua máy sấy tầng sôi, qua đó tính toán lượng nước đã bốc hơi và chi phí năng lượng cho quá trình sấy. Ẩm độ được xác định bằng tủ sấy mẫu và cân điện tử có độ chính xác  0,1 g. Hình 3.3: Tủ sấy mẫu và cân điện tử Hình 3.4: Bố trí vật liệu sấy 18 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khảo sát qui trình công nghệ chế biến cơm dừa 4.1.1 Thông tin chung Địa chỉ: Dây chuyền chế biến cơm dừa được lắp đặt tại Công ty TNHH Tiến Phát, ấp Nghĩa Huấn, xã Thạnh Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Nhà máy được bố trí gần sông để thuận tiện cho việc vận chuyển xuất và nhập hàng Điện thoại: 075.823.720 Fax: 075.818384. Chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm từ trái dừa: dầu dừa, cơm dừa nạo sấy, và các sản phẩm phụ như: sơ dừa, gáo dừa, nước dừa. Nguyên liệu nhập vào là dừa khô còn nguyên chưa lột vỏ ngoài. Các sản phẩm từ công ty cung ứng cho cả thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm chính: Cơm dừa xuất khẩu 600kgh (thành phẩm) 4.1.2 Qui trình công nghệ a) Sơ đồ Hình 4.1 : Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến cơm dừa tại nhà máy Nhập liệu Đập cạy cơm dừa Rửa Làm tơi Hấp Xay Sấy tầng sôi Làm nguội Đóng gói 19 b) Qui trình công nghệ  Nhập liệu: Nguyên liệu nhập vào là trái dừa khô chưa bóc vỏ ngoài, sau đó bóc lớp vỏ bên ngoài bằng thủ công.  Đập cạy cơm dừa: Sau khi lột xong lớp vỏ sơ dừa bên ngoài, tiến hành đập vỡ để bỏ nước và cạy lấy cơm dừa cũng bằng thủ công. Với 3 – 4 trái dừa nguyên cạy lấy được khoảng 1 kg cơm dừa ở dạng miếng.  Rửa: Cơm dừa cạy xong vẫn còn lớp vỏ lụa cần phải bào sạch, chỉ lấy phần cơm dừa trắng, sau đó ngâm trong nước để giữ trắng. Công đoạn này cũng bằng thủ công.  Xay: Trước khi đưa vào máy xay, cơm dừa được công nhân cắt ra thành nhiều miếng nhỏ hơn, kích thước khoảng 50  70 mm để máy xay dễ nghiền nhuyễn. Dừa đã xay nhuyễn sẽ lọt qua lớp lưới rơi xuống vít tải để đưa vào dàn hấp.  Hấp: Cơm dừa được hấp và tiệt trùng bằng hơi nước ở nhiệt độ khoảng 90 – 100 oC do lò hơi cung cấp. Cơm dừa sau khi hấp được vít tải đưa lên sàng rung để làm tơi.  Làm tơi: Sau khi ra khỏi dàn luộc, dừa được đưa tới sàng rung. Sàng này có tác dụng giúp cơm dừa đã xay được tơi ra không dính cục và dàn đều thành lớp mỏng trên mặt sàng.  Sấy tầng sôi: Nhờ có sàng rung dừa được dàn đều thành lớp khi đưa vào máy sấy. Dừa được đưa vào máy liên tục, quá trình làm “sôi” cũng diễn ra liên tục làm cho cơm dừa vừa được sấy khô vừa di chuyển từ buồng đầu đến buồng cuối.  Làm nguội: Sau khi sấy xong cơm dừa được vít tải đưa tới sàng làm nguội bằng không khí đồng thời sàng cũng phân loại sản phẩm nhờ 3 lớp lưới. Cơm dừa nhuyễn nhất sẽ rơi xuống lớp lưới cuối cùng, cơm dừa to hơn sẽ được giữ ở lớp lưới thứ hai và được mang đi xay lại, phần cơm dừa to nhất nằm ở lớp lưới trên cùng sẽ được mang đi ép dầu.  Đóng gói: Sản phẩm sau khi làm nguội và phân loại được vít tải đưa vào buồng lạnh để đóng gói. 20 4.1.3 Hệ thống thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến cơm dừa Sơ đồ hệ thống thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến cơm dừa được mô tả như hình 4.2. Bao gồm: hệ thống cấp nhiệt, máy nghiền 1, thiết bị hấp 3, máy sấy tầng sôi 5, sàng làm nguội 7, vít tải 2, 6, 8. Naïp lieäu 1 2 3 4 Cöûa naïp lieäu cuûa maùy saáy taàng soâi 5 6 7 8 Hình 4.2: Sơ đồ dây chuyền chế biến cơm dừa 1. Máy xay cơm dừa. 2. Vít tải tháo liệu của máy xay. 3. Dàn hấp. 4. Sàng rung. 5. Máy sấy tầng sôi. 6. Vít tải tháo liệu của máy sấy. 7. Sàng làm nguội. 8. Vít tải đưa sản phẩm đi đóng gói. 21 a) Hệ thống cấp nhiệt: Bố trí bên ngoài xưởng là hệ thống lò hơi đốt bằng than đá cung cấp nhiệt cho cả hệ thống chia làm hai phần: phần thứ nhất đi vào các dàn tải nhiệt chia đều cho 3 quạt sấy cung cấp nhiệt cho máy sấy tầng sôi, phần thứ hai cung cấp nhiệt cho hệ thống hấp cơm dừa bằng hơi và tiệt trùng.  Lò hơi mã hiệu: CG 3000 – 8 At.  Kiểu lò: Balông.  Năng suất: 3000 kgh.  Áp suất thiết kế: 8 kGcm2 .  Nguyên liệu: than đá.  Đồng hồ đo thực tế: 1011 kGcm2. Hình 4.3 : Lò hơi Hình 4.4 : Đồng hồ áp suất của lò hơi b) Máy xay (nghiền) cơm dừa: máy có nhiệm vụ nghiền cơm dừa ở dạng miếng thành hạt nhuyễn. Máy xay có đặc điểm và hoạt động kiểu máy nghiền búa dạng trục ngang nhưng cấu tạo của bộ phận nghiền là các dãy “dao”, tất cả có 8 dãy “dao”, mỗi dãy gồm 16 “dao”. Nguyên liệu được nạp vào bằng vít tải. Do sự va đập 22 của “dao” vào các miếng dừa, làm cho dừa va đập vào lưới sàng tạo sự chà xát giữa dừa với dao và với lưới sàng nên dừa được xay rất nhuyễn. Daõy raêng nghieàn 110 mm 50 mm 40 mm 10 mm 5 mm Hình 4.5 : Cấu tạo dao nghiền Hình 4.6 : Máy xay cơm dừa c) Thiết bị hấp: Dàn hấp đồng thời cũng là vít tải nhưng có bố trí thêm đường ống dẫn hơi nước để hấp và tiệt trùng cơm dừa ở nhiệt độ khoảng 90 – 100 oC. Hơi nước do lò hơi cung cấp. Hình 4.7 : Thiết bị hấp d) Thiết bị sấy: Thuộc loại máy sấy tầng sôi liên tục, cấp nhiệt bằng hơi nước do lò hơi cung cấp. Máy có 3 quạt “thổi” và 3 quạt “hút” có công suất khác nhau, tương ứng với 3 vị trí cấp và thoát khí sấy khác nhau của buồng sấy. Quạt “thổi” cung cấp lượng gió với lưu lượng và cột áp cần thiết đảm bảo tạo quá trình “sôi” cho vật liệu và nhiệt độ cần thiết cho quá trình sấy (nhờ bộ trao đổi nhiệt đặt trước đường hút của quạt). Quạt hút có nhiệm vụ hút khí sấy sau khi qua khỏi lớp hạt, đưa vào xyclon để lắng lọc. Ngoài ra trong buồng sấy còn bố trí các tấm ngăn có thể điều chỉnh để tác 23 động đến việc phân bố lớp sôi của vật liệu sấy. Trong quá trình sấy, do sự truyền động từ cơ cấu cam đến các lá nhiếp làm cho buồng sấy chuyển động 1 cách nhịp nhàng vừa lắc vừa rung giúp cho cơm dừa luôn được trãi đều và liên tục chuyển động từ khu vực này sang khu vực khác. Đồng thời quá trình cấp liệu diễn ra liên tục làm cho cơm dừa luôn được trãi đều giúp cho quá trình trao đổi nhiệt diễn ra dễ dàng. Trong máy có hai trục đặt tại ranh giới giữa hai khu vực sấy để đánh tơi, đưa sản phẩm di chuyển dọc buồng sấy và đi tới khu vực sấy khác có nhiệt độ cao hơn đảm bảo sấy liên tục và thật khô.  Khu vực 1: nhiệt độ trung bình khoảng 108  2 oC.  Khu vực 2: nhiệt độ trung bình khoảng 108  2 oC.  Khu vực 3: nhiệt độ trung bình khoảng 114  2 oC. Hình 4.8 : Máy sấy tầng sôi Hình 4.9: Dàn trao đổi nhiệt Bảng 4.1: Quạt sử dụng cho máy sấy tầng sôi Quạt Quạt “thổi” Quạt “hút” 1 2 3 1 2 3 Động cơ điện (HP) 30 20 20 20 20 10 Số vòng quay (vòngphút) 2100 2100 2100 1400 1400 1400 24 e) Sàng làm nguội: Ngoài việc làm nguội cơm dừa sau khi ra khỏi máy sấy sàng còn nhiệm vụ phân loại sản phẩm theo 3 kích cỡ khác nhau. Đây là loại sàng rung truyền động nhờ động cơ điện công suất 2 HP, tạo “rung” thông qua cơ cấu “cam lệch tâm” và hệ thống “nhíp”. Hình 4.10 : Sàng làm nguội f) Nguồn động lực của các thiết bị dây chuyền Bảng 4.2: Bảng tổng hợp thông số kĩ thuật của các động cơ Động cơ Công suất (HP) Số vòng quay (vòngphút) Máy xay cơm dừa 50 1600 Sàng rung 2 1400 Thiết bị luộc 2 1400 Thiết bị sấy Cơ cấu lệch tâm 5 1400 Trục làm tơi (2 cái) 2 1400 Sàng làm nguội 2 1400 Vít tải (5 cái) 2 1400 25 4.2 Tính toán chi phí sấy và chi phí năng lượng riêng cho máy sấy tầng sôi 4.2.1 Tính toán chi phí sấy Các thành phần của chi phí sấy gồm: Chất đốt Năng lượng điện Công lao động Khấu hao và lãi vay Đơn vị tính chi phí là đồngkg thành phẩm (cơm dừa). 4.2.1.1 Chi phí chất đốt  Kí hiệu: CP – Chất đốt đồngkg, là chi phí của chất đốt (than đá) tính trên 1 kg thành phẩm, tính theo công thức: CPChất đốt đồngkg : = (Tiêu thụ chất đốt kghGiá chất đốt đồngkg) Năng suất sấy kgh. Với: Giá chất đốt = 1.850 đồngkg. Năng suất sấy = 600 kgh. Tiêu thụ chất đốt: Theo số liệu khảo sát và phỏng vấn, lượng than tiêu thụ cho lò hơi trong 1 giờ  170 kg. Hơi nước chia làm 2 phần cung cấp cho thiết bị sấy và thiết bị luộc. Trong đó thiết bị sấy tiêu thụ khoảng 75 % chất đốt, như vậy tiêu thụ chất đốt = 127,5 kgh.  CPChất đốt đồngkg = (127,51.850)600 = 393 đồngkg. 4.2.1.2 Chi phí năng lượng điện  Kí hiệu: CP – Điện đồngkg, là chi phí năng lượng điện tính trên 1 kg thành phẩm, tính theo công thức: CP – Điện đồngkg: =(Năng lượng động cơkWhh Giá năng lượng đkWh)Năng suất sấykgh. Với: Giá năng lượng = 1.400 đồngkWh. Năng suất sấy = 600 kgh. Năng lượng động cơ: Năng lượng điện chi cho máy sấy tầng sôi bao gồm: 3 động cơ quạt sấy, 3 động cơ quạt hút, động cơ làm rung và 2 động cơ trục làm tơi cơm 26 dừa. Theo khảo sát và tổng hợp từ bảng 4.3, tổng công suất động cơ dùng cho máy sấy tầng sôi = 1290.75 = 96,75 kW (với 1HP = 0.75 kW) + Chọn hệ số cos = 0.9 Ta có: Năng lượng động cơ = 96,750,9 = 87,1 kWhh. (Số liệu này không sai lệch nhiều so với kết quả qua phỏng vấn số liệu điện tiêu thụ ghi nhận qua điện kế tại nhà máy).  CP – Điện đồngkg = (87,11.400)600 = 203 đồngkg. Bảng 4.3 : Tổng công suất động cơ dùng cho máy sấy tầng sôi Động cơ Công suất (HP) Quạt thổi buồng 1 20 Quạt thổi buồng 2 20 Quạt thổi buồng 3 10 Quạt hút buồng 1 30 Quạt hút buồng 2 20 Quạt hút buồng 3 20 Cơ cấu cam của máy sấy 5 Trục đánh tơi buồng 2 2 Trục đánh tơi buồng 3 2 Tổng 129 4.2.1.3 Chi phí công lao động  Kí hiệu: CP – Lao động đồngkg, là chi phí công lao động tính trên 1 kg thành phẩm, tính theo công thức: CP – Lao động đồngkg: =(Công theo thời gian mỗi giờ đồngh Năng suất sấy kgh). Với: Công theo thời gian mỗi giờ đồngh: = Công theo thời gian đồngca Số giờ làm việc thực tế trong 1 ca h. Trong đó: + Số giờ làm việc thực tế trong 1 ca = 7h (ca làm việc 8 h). 27 + Công theo thời gian đồngca = 100.000 đồngca.  Công theo thời gian mỗi giờ đồngh: = 100.000 7 = 14.286 đồngh. Năng suất sấy = 600 kgh.  Công theo thời gian đồngkg = (14.286 600) = 24 đồngkg. 4.2.1.4 Chi phí khấu hao  Kí hiệu: CP – Khấu haosửa chữa đồngkg: bao gồm chi phí khấu hao phần sấy, khấu hao động cơ, chi phí sửa chữa mỗi năm tính trên 1 kg thành phẩm. a) Lượng cơm dừa sấy mỗi năm: Lượng sấy mỗi năm kgnăm = Số ngày sấy mỗi năm ngàynăm Năng suất sấy mỗi ngày kgngày. Với: Số ngày sấy mỗi năm: mỗi năm nhà máy chỉ nghỉ khoảng 3 tháng, máy sấy hoạt động liên tục 20 hngày. Do đó số ngày sấy mỗi năm là 275 ngàynăm. Năng suất sấy mỗi ngày kgngày = Năng suất sấy kgh20 hngày. Mà: Năng suất sấy = 600 kgh.  Năng suất sấy mỗi ngày kgngày = 60020 = 12.000 kgngày. Vậy: Lượng sấy mỗi năm kg = 27512.000 = 3.300.000 kgnăm. b) Tổng đầu tư cho máy sấy tầng sôi Tổng đầu tư đồng = Giá phần sấy + Giá động cơ + Giá nhà xưởng. Giá phần sấy = 788.000.000 đồng (số liệu phỏng vấn). Giá động cơ = 64.220.000 đồng. (theo bảng 4.4) Bảng 4.4: Bảng giá các động cơ của máy sấy Công suất Số lượng Giá (đồng) 5HP 1 1.200.000 2HP 2 800.000 20HP 4 8.000.000 30HP 1 12.000.000 10HP 1 4.500.000 Tổng 9 64.220.000 28 Giá nhà xưởng : 50.000.000 đồng. (số liệu phỏng vấn tính riêng cho máy sây tầng sôi).  Tổng đầu tư đồng = 788.000.000 đồng + 64.220.000 đồng + 50.000.000 đồng = 902.220.000 đồng. c) Tính toán khấu hao  Khấu hao phần sấy:  Kí hiệu: CP – Khấu hao phần sấy đồngkg, là chi phí khấu hao phần sấy mỗi năm tính trên 1 kg thành phẩm, tính theo công thức: CP Khấu hao phần sấy: = (Khấu hao phần sấy mỗi năm đồngnăm Lượng sấy mỗi năm kgnăm). Với: Khấu hao phần sấy mỗi năm = Giá phần sấy đồng Tuổi thọ máy năm. Trong đó: + Giá phần sấy = 788.000.000 đồng. + Tuổi thọ máy = 8 năm (Số liệu phỏng vấn).  Khấu hao phần sấy mỗi năm = 788.000.000 8 = 98.500.000 đồngnăm. Lượng sấy mỗi năm = 3.300.000 kgnăm. Vậy: CP Khấu hao phần sấy: = (98.500.000 đồngnăm 3.300.000 kgnăm) = 30 đồngkg.  Khấu hao phần động cơ:  Kí hiệu: CP – Khấu hao động cơ đồngkg, là chi phí khấu hao phần động cơ mỗi năm tính trên 1 kg thành phẩm, tính theo công thức: CP Khấu hao động cơ đồngkg: = (Khấu hao động cơ đồnghNăng suất sấy kgh). Với: Khấu hao động cơ đồngh = Giá động cơ đồngTuổi thọ động cơ h. Trong đó: + Giá động cơ = 64.220.000 đồng. + Tuổi thọ động cơ = 8 năm = 836524 = 70.080 h.  Khấu hao động cơ đồngh = 64.220.000 70.080 = 916 đồngh. Năng suất sấy = 600 kgh. Vậy : CP Khấu hao động cơ đồngkg = (916 600) = 1,5 đồngkg. 29  Khấu hao nhà xưởng:  Kí hiệu: CP – Khấu hao nhà xưởng đồngkg, là chi phí nhà xưởng tính trên 1 kg thành phẩm, tính theo công thức: CP Khấu hao nhà xưởng đồngkg: =(Giá nhà xưởng đồng Tuổi thọ nhà xưởng năm) Lượng sấy mỗi năm kgnăm). Với: Giá nhà xưởng = 50.000.000 đồng. Tuổi thọ nhà xưởng = 10 năm (Số liệu phỏng vấn). Lượng sấy mỗi năm = 3.300.000 kgnăm.  CP Khấu hao nhà xưởng = ((50.000.00010) 3.300.000) = 1,5 đồngkg. d) Chi phí khấu hao và sửa chữa.  Kí hiệu: CP – Khấu haosửa chữa đồngkg, là chi phí khấu hao  sửa chửa linh tinh mỗi năm tính trên 1 kg thành phẩm, tính theo công thức: CP Khấu haosửa chữa = 1,5 CP Khấu hao. Với: Hệ số chi phí khấu hao = 1,5. CP Khấu hao: =(CP Khấu hao phần sấy+CP Khấu hao động cơ+CP Khấu hao nhà xưởng). Trong đó: + CP Khấu hao phần sấy = 30 đồngkg. + CP Khấu hao động cơ = 1,5 đồngkg. + CP Khấu hao nhà xưởng = 1,5 đồngkg.  CP Khấu hao = (30+1,5+1,5) = 33 đồngkg. Vậy : CP Khấu haosửa chữa đồngkg = 1,533 = 50 đồngkg. 4.2.1.5 Chi phí lãi vay:  Kí hiệu: CP – Lãi vay đồngkg, là chi phí lãi vay mỗi năm tính trên 1 kg thành phẩm, tính theo công thức: CP – Lãi vay đồngkg: = (Lãi vay vốn mỗi năm đồngnăm Lượng sấy mỗi năm kgnăm). Với: Lượng sấy mỗi năm = 3.300.000 kgnăm. Lãi vay vốn mỗi nămđồngnăm =( 0,5Tổng đầu tư(Lãi suất vay %năm100)). Trong đó: + Hệ số 0,5 để tính đến mức trung bình, năm đầu trả lãi nhiều nhất, năm cuối của đời máy trả ít nhất. 30 + Tổng đầu tư = 902.220.000 đồng. + Lãi suất vay %năm = 1 %12=12 %năm, (lãi suất theo tháng = 1 %tháng).  Lãi vay vốn mỗi nămđồngnăm = (0,5902.220.000(12100)) = 54.133.200 đồngnăm. Vậy: CP – Lãi vay đồngkg = 54.133.200 3.300.000 = 16 đồngkg. 4.2.1.6 Tổng chi phí sấy của máy sấy tầng sôi Bảng 4.5: Bảng tổng hợp chi phí sấy Thành phần chi phí sấy cơm dừa của máy sấy tầng sôi Đồngkg Chi phí cố định CP Khấu haosửa chữa CP– Lãi vay 50 16 Cộng: 66 Chi phí vận hành CPChất đốt CPNăng lượng động cơ CPLao động 393 203 24 Cộng: 620 Tổng cộng: 686 4.2.2 Chi phí năng lượng riêng của máy sấy tầng sôi  Kí hiệu: CP – NLR (MJkgH2O), là chi phí năng lượng dùng để bốc hơi 1 kg H2O, tính theo công thức: CP NLR MJkgH2O: = Tổng chi phí năng lượng MJh Lượng nước cần bốc hơi kgH2Oh. 4.2.2.1 Tổng chi phí năng lượng MJh Tổng chi phí năng lượng MJh: = Chi phí năng lượng chất đốt MJh + Chi phí năng lượng điện MJh. Với: Chi phí năng lượng chất đốt MJh: = Tiêu thụ than đá kghNhiệt trị than đá MJkg. Trong đó: 31 + Tiêu thụ than đá theo phỏng vấn của lò hơi  170 kgh. Trong đó máy sấy tầng sôi chiếm khoảng 75 %. Vậy: Ti

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ  CƠNG NGHỆ  NGUYỄN THỊ KIỀU DUNG KHẢO SÁT DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN CƠM DỪA XUẤT KHẨU NĂNG SUẤT 600 kg/h Tp Hồ Chí Minh Tháng 08 năm 2007 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ  CƠNG NGHỆ  KHẢO SÁT DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN CƠM DỪA XUẤT KHẨU NĂNG SUẤT 600 kg/h Chuyên ngành: Cơ khí bảo quản chế biến nông sản thực phẩm Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S NGUYỄN VĂN XUÂN NGUYỄN THỊ KIỀU DUNG Tp Hồ Chí Minh Tháng 08 năm 2007 i MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING NONG LAM UNIVERSITY FACULTY OF ENGINEERING & TECHNOLOGY  STUDYING A PRODUCTION LINE WITH CAPACITY 600 kg/h OF COCONUT MEAT FOR EXPORTING Speciality: Engineering for preserving and processing agricultural products Supervisor: Student: MS NGUYEN VAN XUAN NGUYEN THI KIEU DUNG Ho Chi Minh city August, 2007 ii LỜI CẢM TẠ Đầu tiên, xin gởi lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến bậc sinh thành ni dạy chăm sóc khơn lớn đến ngày hôm Xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Ban Chủ nhiệm thầy Khoa Cơ khí – Cơng nghệ quan tâm dạy dỗ tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập hoàn thành luận văn Đặc biệt gởi lòng cảm ơn đến Thầy Th.S Nguyễn Văn Xuân tận tình hướng dẫn dìu dắt em lúc làm luận văn Xin cảm ơn Thầy Cô Thư viện Trường Đại học Nông Lâm giúp đỡ em tìm tài liệu để làm luận văn Cuối cùng, xin cảm ơn bạn lớp DH03CC lớp giúp đỡ em thực đề tài Xin thật lòng cảm ơn Sinh viên: Nguyễn Thị Kiều Dung iii TĨM TẮT Chúng tơi khảo sát dây chuyền chế biến cơm dừa xuất với máy sấy tầng sôi suất 600 kg/h (thành phẩm) Dây chuyền lắp đặt Công ty TNHH Tiến Phát, ấp Nghĩa Huấn, xã Thạnh Mỹ, huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre Qui trình chế biến cơm dừa nhà máy tóm tắt sau: Để tạo 1kg cơm dừa thành phẩm cần khoảng - trái dừa nguyên (dạng khô) Dừa lột bỏ lớp vỏ bên ngoài, bỏ nước, cạy lấy cơm (ở dạng miếng), bào bỏ lớp vỏ lụa rửa sạch, tiến hành ngâm bể chứa để giữ trắng Sau dừa dạng miếng vít tải đưa vào máy xay để nghiền nhỏ Cơm dừa xay nhuyễn đưa vào hệ thống luộc nước, đồng thời tiệt trùng trước đưa vào sấy Hệ thống vít tải đảm bảo vận chuyển liên tục cơm dừa từ máy xay đến máy sấy tầng sôi Cơm dừa sau sấy xong đưa qua hệ thống làm nguội khơng khí Sau vít tải đưa sản phẩm vào phòng đóng gói Các thơng số dây chuyền: - Nhiệt độ sấy trung bình: 108  oC - Lưu lượng gió: 60.000 m3/h - Năng suất: 600 kg/h - Chi phí dây chuyền chế biến cơm dừa: 1.353 đ/kg Tính riêng cho khâu sấy máy sấy tầng sôi: - Chi phí sấy: 686 đ/kg - Chi phí lượng riêng: 5,1 MJ/kgH2O SVTH: GVHD: Nguyễn Thị Kiều Dung Th.S Nguyễn Văn Xuân iv SUMMARY We studied a production line of 600 kg/h - output capacity of dried coconut meat for exporting The production line was assembled at Tien Phat Limited Company, Nghia Huan Hamlet, Thanh My Commune, Giong Trom District, Ben Tre Province The processing of coconut meat applied there might be described as follows: To make one kilogram dried coconut meat, it needs about - coconuts (matured coconut) The coconut was peeled off its outer cover, pecked in two, removed its coconut liquid, then prized fresh coconut meat off The fresh coconut meat was peeled the brown layer off, cleaned and soaked into water containers to maintain coconut meat in white After that, coconut meat was grinded in a screw-type grinder, then boiled as well as sterilized in a steam system A screw system has been used to secure continuously transporting of coconut meat from the grinder to a fluidized-bed dryer After drying, coconut meat was cooled down in air, then screw-conveyed to packing room Some main specifications of production line: - Average drying temperature: 108  2oC - Air flow: 60.000 m3/h - Output: 600 kg/h - The cost for one kilogram finished product of processing line which used a fluidized-bed dryer was 1.353 đ/kg In which, for drying by fluidized bed dryer alone: v - Drying cost: 686 đ/kg - Net thermal energy: 5,1 MJ/kgH2O Student: Supervisor: Nguyen Thi Kieu Dung MS Nguyen Van Xuan vi MỤC LỤC TRANG Lời cảm tạ i Tóm tắt ii Mục lục v Danh sách hình vii Danh sách bảng viii Chương MỞ ĐẦU Chương TRA CỨU TÀI LIỆU SÁCH BÁO PHỤC VỤ ĐỀ TÀI 2.1 Tư liệu dừa trái dừa 2.1.1 Nguồn gốc nuôi trông phân bố 2.1.2 Đặc điểm sinh thái số tính chất dừa trái dừa 2.1.3 Các sản phẩm từ dừa 2.2 Máy sấy tầng sôi 2.2.1 Đặc tính sơi lớp hạt 2.2.2 Sự phân bố vật liệu lớp sôi độ cao tự buồng sấy 2.2.3 Nguyên lý hoạt động máy sấy tầng sôi cho hạt 2.2.4 Ứng dụng phát triển máy sấy tầng sôi Việt Nam 2.2.5 Lò đốt dùng cho máy sấy tầng sôi (và máy sấy bảo quản) 11 2.3 Máy nghiền búa 11 2.3.1 Nguyên lý làm việc 11 2.3.2 Ưu nhược điểm phạm vi sử dụng 13 Chương PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 15 3.1 Phương pháp nghiên cứu 15 3.1.1 Về lý thuyết 15 3.1.2 Về thực nghiệm 15 3.2 Phương pháp dụng cụ sử dụng 15 3.2.1 Xác định nhiệt độ buồng sấy 15 3.2.2 Xác định lưu lượng gió 16 vii 3.2.3 Xác định ẩm độ vật liệu 17 Chương THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18 4.1 Khảo sát qui trình cơng nghệ chế biến cơm dừa 18 4.1.1 Thông tin chung 18 4.1.2 Qui trình cơng nghệ 18 4.1.3 Hệ thống thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến cơm dừa 20 4.2 Tính tốn chi phí sấy chi phí lượng riêng cho máy sấy tầng sơi 25 4.2.1 Tính tốn chi phí sấy 25 4.2.1.1 Chi phí chất đốt 25 4.2.1.2 Chi phí lượng điện 25 4.2.1.3 Chi phí cơng lao động 26 4.2.1.4 Chi phí khấu hao 27 4.2.1.5 Chi phí lãi vay 29 4.2.1.6 Tổng chi phí sấy máy sấy tầng sơi 30 4.2.2 Chi phí lượng riêng máy sấy tầng sôi 30 4.2.2.1 Tổng chi phí lượng 30 4.2.2.2 Lượng ẩm cần bốc 31 4.2.2.3 Chi phí lượng riêng 31 4.3 Tính toán giá thành chế biến cơm dừa 31 4.3.1 Chi phí chất đốt 32 4.3.2 Chi phí lượng điện 32 4.3.3 Chi phí cơng lao động làm việc với dây chuyền 33 4.3.4 Chi phí khấu hao 34 4.3.5 Chi phí lãi vay 37 4.3.6 Tổng chi phí để chế biến kg cơm dừa thành phẩm 37 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38 5.1 Kết luận 38 5.2 Đề nghị 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤ LỤC 40 TẬP BẢN VẼ viii DANH SÁCH CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Quả dừa bổ Hình 2.2: Quả dừa chín Hình 2.3: Đặc tính lớp hạt thay đổi vận tốc khí Hình 2.4: Độ cao tự Hf Hình 2.5: Sơ đồ cấu tạo máy nghiền hạt kiểu búa trục ngang 12 Hình 3.1: Thiết bị theo dõi nhiệt độ buồng sấy 16 Hình 3.2: Dụng cụ đo vận tốc gió .16 Hình 3.3: Tủ sấy mẫu cân điện tử 17 Hình 3.4: Bố trí vật liệu sấy 17 Hình 4.1: Sơ đồ qui trình cơng nghệ chế biến cơm dừa nhà máy 18 Hình 4.2: Sơ đồ dây chuyền chế biến cơm dừa 20 Hình 4.3: Lò 21 Hình 4.4: Đồng hồ áp suất lò 21 Hình 4.5: Cấu tạo dao nghiền .22 Hình 4.6: Máy xay cơm dừa 22 Hình 4.7: Thiết bị hấp 22 Hình 4.8: Máy sấy tầng sơi 23 Hình 4.9: Giàn trao đổi nhiệt 23 Hình 4.10: Sàng làm nguội 24 ix  Khấu hao nhà xưởng:  Kí hiệu: CP – Khấu hao nhà xưởng [đồng/kg], chi phí nhà xưởng tính kg thành phẩm, tính theo cơng thức: CP- Khấu hao nhà xưởng [đồng/kg]: =(Giá nhà xưởng [đồng] /Tuổi thọ nhà xưởng [năm])/ Lượng sấy năm [kg/năm]) Với: - Giá nhà xưởng = 50.000.000 đồng - Tuổi thọ nhà xưởng = 10 năm (Số liệu vấn) - Lượng sấy năm = 3.300.000 kg/năm  CP- Khấu hao nhà xưởng = ((50.000.000/10)/ 3.300.000) = 1,5 đồng/kg d) Chi phí khấu hao sửa chữa  Kí hiệu: CP – Khấu haosửa chữa [đồng/kg], chi phí khấu hao  sửa chửa linh tinh năm tính kg thành phẩm, tính theo cơng thức: CP- Khấu haosửa chữa = 1,5* CP- Khấu hao Với: - Hệ số chi phí khấu hao = 1,5 - CP- Khấu hao: =(CP- Khấu hao phần sấy+CP- Khấu hao động cơ+CP- Khấu hao nhà xưởng) Trong đó: + CP - Khấu hao phần sấy = 30 đồng/kg + CP - Khấu hao động = 1,5 đồng/kg + CP - Khấu hao nhà xưởng = 1,5 đồng/kg  CP - Khấu hao = (30+1,5+1,5) = 33 đồng/kg Vậy : CP - Khấu haosửa chữa [đồng/kg] = 1,5*33 = 50 đồng/kg 4.2.1.5 Chi phí lãi vay:  Kí hiệu: CP – Lãi vay [đồng/kg], chi phí lãi vay năm tính kg thành phẩm, tính theo cơng thức: CP – Lãi vay [đồng/kg]: = (Lãi vay vốn năm [đồng/năm]/ Lượng sấy năm [kg/năm]) Với: - Lượng sấy năm = 3.300.000 kg/năm - Lãi vay vốn năm[đồng/năm] =( 0,5*Tổng đầu tư*(Lãi suất vay [%/năm]/100)) Trong đó: + Hệ số 0,5 để tính đến mức trung bình, năm đầu trả lãi nhiều nhất, năm cuối đời máy trả 29 + Tổng đầu tư = 902.220.000 đồng + Lãi suất vay [%/năm] = %*12=12 %/năm, (lãi suất theo tháng = %/tháng)  Lãi vay vốn năm[đồng/năm] = (0,5*902.220.000*(12/100)) = 54.133.200 đồng/năm Vậy: CP – Lãi vay [đồng/kg] = 54.133.200 /3.300.000 = 16 đồng/kg 4.2.1.6 Tổng chi phí sấy máy sấy tầng sơi Bảng 4.5: Bảng tổng hợp chi phí sấy Thành phần chi phí sấy cơm dừa máy sấy tầng sơi Chi phí cố định Chi phí vận hành Đồng/kg CP- Khấu haosửa chữa 50 CP– Lãi vay 16 Cộng: 66 CP-Chất đốt 393 CP-Năng lượng động 203 CP-Lao động 24 Cộng: 620 Tổng cộng: 686 4.2.2 Chi phí lượng riêng máy sấy tầng sơi  Kí hiệu: CP – NLR (MJ/kgH2O), chi phí lượng dùng để bốc kg H2O, tính theo cơng thức: CP- NLR [MJ/kgH2O]: = Tổng chi phí lượng [MJ/h] / Lượng nước cần bốc [kgH2O/h] 4.2.2.1 Tổng chi phí lượng [MJ/h] Tổng chi phí lượng [MJ/h]: = Chi phí lượng chất đốt [MJ/h] + Chi phí lượng điện [MJ/h] Với: - Chi phí lượng chất đốt [MJ/h]: = Tiêu thụ than đá [kg/h]*Nhiệt trị than đá [MJ/kg] Trong đó: 30 + Tiêu thụ than đá theo vấn lò  170 kg/h Trong máy sấy tầng sơi chiếm khoảng 75 % Vậy: Tiêu thụ than đá = 127,5 kg/h + Nhiệt trị than đá = 29 MJ/kg  Chi phí lượng chất đốt [MJ/h] = 127,5*29 = 3.697,5 MJ/h - Chi phí lượng điện: Theo tính tốn mục 4.2.1.2 87,1 kWh/h Mà: kWh = 3,6*106 J = 3,6 MJ Ta có: - Chi phí lượng điện = 87,1*3,6 = 313,56 MJ/h Vậy: Tổng chi phí lượng [MJ/h] = 3.697,5 + 313,56 = 4.011,1 MJ/h 4.2.2.2 Lượng ẩm cần bốc Lượng ẩm cần bốc [kg H2O/h ]: = Khối lượng vật liệu khỏi thiết bị [kg/h] ( w1  w2 ) (100  w1 ) Trong đó: - Khối lượng vật liệu khỏi thiết bị (Năng suất sấy) = 600 kg/h - w1 (%) : Ẩm độ dừa vào = 60 % - w2 (%) : Ẩm độ dừa = %  Lượng ẩm cần bốc [kg H2O/h] = 600* (60  7) = 795 kg H2O/h (100  60) 4.2.2.3 Chi phí lượng riêng CP- NLR [MJ/kgH2O]: = Tổng chi phí lượng [MJ/h] / Lượng nước cần bốc [kg H2O /h] Với: - Tổng chi phí lượng = 4.011,1 MJ/h - Lượng nước cần bốc = 795 kg H2O/h  CP- NLR [MJ/kgH2O] = 4.011,1/795 = 5,1 MJ/kgH2O 4.3 Tính tốn giá thành chế biến cơm dừa Chi phí để chế biến kg cơm dừa thành phẩm gồm: - Chất đốt - Năng lượng điện - Công lao động - Khấu hao lãi vay Đơn vị tính chi phí đồng/kg thành phẩm (cơm dừa) 31 4.3.1 Chi phí chất đốt (than đá):  Kí hiệu: CP – Chất đốt [đồng/kg], chi phí chất đốt (than đá) tính kg thành phẩm, tính theo cơng thức: CP-Chất đốt [đồng/kg] : = (Tiêu thụ chất đốt [kg/h]*Giá chất đốt [đồng/kg])/ Năng suất sấy [kg/h] Với: - Giá chất đốt = 1.850 đồng/kg - Năng suất sấy = 600 kg/h - Tiêu thụ chất đốt = 170 kg/h (Số liệu vấn)  CP-Chất đốt [đồng/kg] = (170*1.850)/600 = 524 đồng/kg 4.3.2 Chi phí lượng điện  Kí hiệu: CP – Điện [đồng/kg], chi phí lượng điện tính kg thành phẩm, tính theo cơng thức: CP – Điện [đồng/kg]: =(Năng lượng động cơ[kWh/h]* Giá lượng [đ/kWh])/Năng suất sấy[kg/h] Với: - Giá lượng = 1.400 đồng/kWh - Năng suất sấy = 600 kg/h - Năng lượng động cơ: Năng lượng điện cung cấp cho động dây chuyền bao gồm: động máy xay cơm dừa, thiết bị luộc, vít tải, sàng rung, thiết bị sấy, sàng nguội Theo khảo sát tổng hợp từ bảng 4.7 , tổng công suất động dùng cho dây chuyền = 195*0,75 = 146,25 kW + Chọn hệ số cos  = 0.9  Năng lượng động = 146,25*0,9 = 131,63 kWh/h (Số liệu không sai lệch nhiều so với kết qua vấn nhà máy)  CP – Điện [đồng/kg] = (131,63*1.400)/600 = 307 đồng/kg 32 Bảng 4.6 : Tổng công suất động dùng cho dây chuyền Động Công suất (HP) Quạt thổi buồng 20 Quạt thổi buồng 20 Quạt thổi buồng 10 Quạt hút buồng 30 Quạt hút buồng 20 Quạt hút buồng 20 Cơ cấu cam máy sấy Trục đánh tơi buồng 2 Trục đánh tơi buồng Máy xay 50 Vít tải cấp liệu máy xay Vít tải liệu máy xay Vít tải dàn luộc Sàng rung Vít tải liệu máy sấy Sàng làm nguội (2 động cơ) 2*2 Vít tải đưa sản phẩm đóng gói 195 Tổng 4.3.3 Chi phí cơng lao động làm việc với dây chuyền  Kí hiệu: CP – Lao động [đồng/kg], chi phí cơng lao động tính kg thành phẩm, tính theo cơng thức: CP – Lao động [đồng/kg] = Công theo thời gian [đồng/kg] + Công khốn khối lượng [đồng/kg] Với: - Cơng theo thời gian [đồng/ kg]: =(Công theo thời gian [đồng/h] /Năng suất sấy [kg/h]) + Năng suất sấy = 600 kg/h + Công theo thời gian [đồng/h]: = Công theo thời gian [đồng/ca] / Số làm việc thực tế ca [h] 33 Trong đó: Số làm việc thực tế ca = 7h (ca làm việc h) Công theo thời gian [đồng/ca] = 700.000 đồng/ca  Công theo thời gian [đồng/h] = 700.000 / = 100.000 đồng/h Vậy: Công theo thời gian [đồng/ kg] = 100.000/600 = 167 đồng/ kg - Cơng khốn khối lượng [đồng/tấn] hay Cơng khốn khối lượng [đồng/kg] Bao gồm: + Công bốc xếp: 10.000 đồng/tấn = 10 đồng/kg + Công cạy cơm dừa : 22.000 đồng/tấn = 22 đồng/kg + Công bào lớp vỏ lụa: 150 đồng/kg + Công rửa cơm dừa: 60.000 đồng/tấn = 60 đồng/kg  Cơng khốn khối lượng [đồng/kg] : = (Công bốc xếp+Công cạy cơm dừa + Công bào lớp vỏ lụa + Công rửa cơm dừa) = (10+22+150+60) = 242 đồng/kg Vậy: CP – Lao động [đồng/kg] = 167 + 242 = 409 đồng/kg 4.3.4 Chi phí khấu hao  Kí hiệu: CP – Khấu haosửa chữa [đồng/kg]: bao gồm chi phí khấu hao phần sấy, khấu hao động cơ, chi phí sửa chữa năm tính kg thành phẩm a) Lượng cơm dừa sấy năm: Lượng sấy năm [kg/năm]: = Số ngày sấy năm [ngày/năm] * Năng suất sấy ngày [kg/ngày] Với: + Số ngày sấy năm : năm nhà máy nghỉ khoảng tháng, máy sấy hoạt động liên tục 20 h/ngày Do số ngày sấy năm 275 ngày/năm + Năng suất sấy ngày [kg/ngày] = Năng suất sấy [kg/h]*20 [h/ngày] = 600*20 = 12.000 kg/ngày  Lượng sấy năm [kg] = 275*12.000 = 3.300.000 kg/năm b) Tổng đầu tư: Tổng đầu tư [đồng]: = Giá phần thiết bị [đồng] + Giá động [đồng] + Giá nhà xưởng[đồng] Với: - Giá phần thiết bị = 1.028.300.000 đồng, (Số liệu vấn) 34 - Giá động = 71.700.000 đồng, (theo bảng 4.7) - Giá nhà che : 500.000.000 đồng, (Số liệu vấn) Bảng 4.7: Bảng giá động Công suất (HP) Số lượng Giá (đồng) 50 14.000.000 1.200.000 10 800.000 20 8.000.000 30 12.000.000 10 4.500.000 Tổng 18 71.700.000  Tổng đầu tư [đồng] = 1.028.300.000 +71.700.000 + 500.000.000 = 1.600.000.000 đồng c) Tính toán khấu hao  Khấu hao phần thiết bị  Kí hiệu: CP – Khấu hao phần thiết bị [đồng/kg], chi phí khấu hao phần thiết bị năm tính kg thành phẩm, tính theo cơng thức: CP- Khấu hao phần thiết bị [đồng/kg]: = (Khấu hao phần thiết bị năm [đồng/năm] / Lượng sản phẩm năm [kg/năm]) Với: - Khấu hao phần thiết bị năm = Giá phần thiết bị [đồng] / Tuổi thọ máy [năm] Trong đó: + Giá phần thiết bị = 1.028.300.000 đồng + Tuổi thọ máy = năm (Số liệu vấn)  Khấu hao phần thiết bị năm = 1.028.300.000 /8 = 128.537.500 đồng/năm - Lượng sản phẩm năm = 3.300.000 kg/năm Vậy: CP- Khấu hao phần thiết bị = (128.537.500 / 3.300.000) = 39 đồng/kg  Khấu hao phần động cơ:  Kí hiệu: CP – Khấu hao động [đồng/kg], chi phí khấu hao phần động năm tính kg thành phẩm, tính theo cơng thức: 35 CP- Khấu hao động [đồng/kg]: = (Khấu hao động [đồng/h]/Năng suất sấy [kg/h]) Với: - Khấu hao động [đồng/h] = Giá động [đồng]/Tuổi thọ động [h] Trong đó: + Giá động = 71.700.000 đồng + Tuổi thọ động = năm = 8*365*24 = 70.080 h  Khấu hao động [đồng/h] = 71.700.000 /70.080 = 1.023 đồng/h - Năng suất sấy = 600 kg/h Vậy : CP- Khấu hao động [đồng/kg] = (1023 / 600) = 1,7 đồng/kg  Khấu hao nhà xưởng:  Kí hiệu: CP – Khấu hao nhà xưởng [đồng/kg], chi phí nhà xưởng tính kg thành phẩm, tính theo cơng thức: CP- Khấu hao nhà xưởng: = ((Giá nhà xưởng [đồng] /Tuổi thọ nhà xưởng [năm])/ Lượng sản phẩm năm [kg/năm]) Với: + Giá nhà xưởng = 500.000.000 đồng, (Số liệu vấn) + Tuổi thọ nhà xưởng = 10 năm, (Số liệu vấn) + Lượng sả phẩm năm = 3.300.000 kg/năm  CP- Khấu hao nhà xưởng = ((500.000.000/10)/ 3.300.000) = 15 đồng/kg d) Chi phí khấu hao sửa chữa  Kí hiệu: CP – Khấu haosửa chữa [đồng/kg], chi phí khấu hao  sửa chửa linh tinh năm tính kg thành phẩm, tính theo cơng thức: CP- Khấu haosửa chữa = 1,5* CP- Khấu hao Với:- Hệ số chi phí khấu hao = 1,5 - CP- Khấu hao: =(CP- Khấu hao phần thiết bị+CP- Khấu hao động cơ+CP- Khấu hao nhà xưởng) Trong đó: + CP - Khấu hao phần thiết bị = 39 đồng/kg + CP - Khấu hao động = 1,7 đồng/kg + CP - Khấu hao nhà xưởng = 15 đồng/kg  CP - Khấu hao = (39+1,7+15) = 55,7 đồng/kg Vậy : CP - Khấu haosửa chữa [đồng/kg] = 1,5*55,7 = 84 đồng/kg 36 4.3.5 Chi phí lãi vay:  Kí hiệu: CP – Lãi vay [đồng/kg], chi phí lãi vay năm tính kg thành phẩm, tính theo công thức: CP – Lãi vay [đồng/kg]: = (Lãi vay vốn năm [đồng/năm]/ Lượng sản phẩm năm [kg/năm]) Với: - Lượng sản phẩm năm = 3.300.000 kg/năm - Lãi vay vốn năm[đồng/năm] =( 0,5*Tổng đầu tư*(Lãi suất vay [%/năm]/100)) Trong đó: + Hệ số 0,5 để tính đến mức trung bình, năm đầu trả lãi nhiều nhất, năm cuối đời máy trả + Tổng đầu tư = 1.600.000.000 đồng + Lãi suất vay [%/năm] = %*12=12 %/năm, (lãi suất theo tháng = %/tháng)  Lãi vay vốn năm[đồng/năm] = (0,5*1.600.000.000*(12/100)) = 96.000.000 đồng/năm Vậy: CP – Lãi vay [đồng/kg] = 96.000.000 /3.300.000 = 29 đồng/kg 4.3.6 Tổng chi phí để chế biến kg cơm dừa thành phẩm Bảng 4.8: Bảng tổng hợp chi phí dây chuyền chế biến cỏm dừa Thành phần chi phí chế biến cơm dừa Chi phí cố định Chi phí vận hành Đồng/kg CP- Khấu haosửa chữa 84 CP– Lãi vay 29 Cộng: 113 CP-Chất đốt 524 CP-Năng lượng động 307 CP-Lao động 409 Cộng: 1.240 Tổng cộng: 1.353 37 Chương KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Qua trình thực tập chúng tơi khảo sát dây chuyền chế biến cơm dừa xuất máy sấy tầng sôi suất 600 kg/h công ty TNHH Tiến Phát ấp Nghĩa Huấn, xã Thạnh Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Dây chuyền chế biến nhà máy có ngun liệu đầu vào dừa khơ ngun trái, sản phẩm đầu cơm dừa khô đạt tiêu chuẩn xuất Năng suất dây chuyền 600 kg/h (cơm dừa thành phẩm) Dựa vào trình khảo sát thực tế tìm hiểu qua vấn, chúng tơi tính tốn, xác định tiêu kinh tế sau: - Giá thành để sản xuất kg cơm dừa thành phẩm là: 1.353 đ/kg - Chỉ tính riêng cho khâu làm khơ máy sấy tầng sôi, xác định được: + Chi phí sấy 686 đ/kg + Chi phí lượng riêng 5,1 MJ/kgH2O 5.2 Đề nghị: - Do dây chuyền hoạt động nên số liệu tính tốn chủ yếu quan sát vấn nhà máy Để có số liệu thực tế xác, cần phải có phương pháp bố trí thí nghiệm cụ thể, phương pháp đo đạc dụng cụ đo có độ xác cần thiết - Hiện lò dây chuyền dùng nhiên liệu đốt than đá (chi phí cao (1850 đồng/kg) Để giảm chi phí, nghiên cứu dùng phụ phẩm như: mụn dừa, dồi nhà máy chế biến sản phẩm từ dừa Bến Tre 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phan Hiếu Hiền, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Hùng Tâm, Lê Văn Bạn Trương Vĩnh, 2000 Máy sấy hạt Việt Nam Nhà xuất Nơng Nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh, 116 trang Trần Văn Phú, 2001 Tính tốn thiết kế hệ thống sấy Nhà xuất Giáo dục, 360 trang Nguyễn Như Nam Trần Thị Thanh, 2000 Máy gia công học nông sản thực phẩm Nhà xuất Giáo dục, 290 trang Bành Xuân Phổ, 1994 Nghiên cứu phương pháp sấy tầng sôi để sấy cơm dừa Luận án Phó Tiến Sĩ Khoa học kĩ thuật, Đại học Bách khoa, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Trần Văn Hải, Cao Hoàng Hải Lê Thái Hồ, 1995 Khảo nghiệm mơ hình máy sấy lúa dạng tầng sơi Luận văn tốt nghiêp kĩ sư khí, Đại học Nơng Lâm, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam Phạm Lê Dần Nguyễn Công Hân, 1999 Công nghệ lò mạng nhiệt Nhà xuất Khoa học kĩ thuật Hà Nội, 292 trang Trần Hữu Quế, 2003 Vẽ kĩ thuật khí tập Nhà xuất Giáo dục, 164 trang Trần Hữu Quế, 2003 Vẽ kĩ thuật khí tập hai Nhà xuất Giáo dục, 164 trang Nguyễn Trọng Hiệp Nguyễn Văn Lẫm, 2005 Thiết kế chi tiết máy Nhà xuất Giáo dục 10 http://www.wikipedia.com/dua 11 www.google.com.vn 39 PHỤ LỤC Ngâm dừa để giữ trắng 40 Cơm dừa sấy Đóng gói sản phẩm 41 Sàng rung máy sấy tầng sôi TẬP BẢN VẼ 42 43 ... Xuân em thực đề tài: Khảo sát dây chuyền chế biến cơm dừa xuất suất 600 kg/h” Đề tài nhằm mục đích: tìm hiểu qui trình cơng nghệ hệ thống thiết bị dây chuyền chế biến cơm dừa Trong đặc biệt trọng... LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ  CƠNG NGHỆ  KHẢO SÁT DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN CƠM DỪA XUẤT KHẨU NĂNG SUẤT 600 kg/h Chuyên ngành: Cơ khí bảo quản chế biến nông sản thực phẩm Giáo viên hướng dẫn: Sinh... Sinh viên: Nguyễn Thị Kiều Dung iii TÓM TẮT Chúng khảo sát dây chuyền chế biến cơm dừa xuất với máy sấy tầng sôi suất 600 kg/h (thành phẩm) Dây chuyền lắp đặt Công ty TNHH Tiến Phát, ấp Nghĩa Huấn,

Ngày đăng: 28/11/2017, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w