Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đội ngũ cán bộ, công chức thuế đã trưởng thành và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng phấn đấu, học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ
Trang 1“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUẾ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH VÀ HIỆN ĐẠI
HOÁ NGÀNH THUẾ”
Do hệ thống ngành thuế được tổ chức từ Trung ương đến địa phương
và thực hiện thống nhất Vì vậy, tôi xin trình bày một phần thực trạng chung nhất của Ngành Thuế Việt Nam
I VAI TRÒ CỦA CÔNG CHỨC THUẾ TRONG SỰ NGHIỆP CẢI CÁCH THUẾ.
Nguồn nhân lực của một tổ chức, một cơ quan quản lý nhà nước là hệ thống công chức bao gồm số lượng, chất lượng, tiềm năng hiện có và tiềm tàng của đội ngũ công chức, phù hợp và đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển tổ chức trong một thời kỳ nhất định Tiềm năng đó bao hàm tổng hoà tiềm năng về thể lực, trí lực và tâm lực của công chức có thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức
Theo lý thuyết và thực tiễn phát triển của thế giới, một nền kinh tế
Trang 2công nghệ mới; Phát triển cơ sở hạ tầng cơ sở và Phát triển nguồn nhân lực Trong đó, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nhất, then chốt nhất Nguồn nhân lực có chất lượng cao, phù hợp với cơ sở hạ tầng và công nghệ mới là yếu tố quyết định việc hoàn thành tốt mục tiêu đề ra
Phát triển nguồn nhân lực là nhằm huy động tối đa và hiệu quả nhất lực lượng lao động hiện có và tiềm tàng cho tiến trình phát triển của đất nước
1 Những thành tích công chức ngành thuế đã đạt được.
Trong quá trình phát triển hệ thống thuế, đội ngũ công chức thuế luôn
là nhân tố, là lực lượng quyết định sự thắng lợi, đã đóng góp nhiều công sức vào thành tích của ngành Thuế Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đội ngũ cán bộ, công chức thuế đã trưởng thành và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng phấn đấu, học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước
Năm 1990, khi mới thành lập hệ thống thu thuế thống nhất trong cả nước, toàn ngành thuế có 31.160 người, cán bộ được đào tạo từ trung học trở lên chiếm 36,5%, trong đó đại học là 10,5%, trung cấp là 26% Ngành Thuế
đã xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và quyết định sự thắng lợi của ngành Vì vậy, ngành Thuế đã đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng dưới nhiều hình thức: Vừa đào tạo kiến thức cơ bản ở các trường lớp trong nước, ngoài nước, vừa tăng cường tập huấn chính sách, chế độ thuế, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, bồi dưỡng các kiến thức quản
lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, học tập kinh nghiệm quản lý thuế tiên tiến áp dụng vào điều kiện thực tế ở Việt Nam Nhờ vậy, đến nay ngành thuế đã có một đội ngũ cán bộ trưởng thành cả về số lượng, chất lượng, có phẩm chất
Trang 3đạo đức tốt góp phần vào sự phát triển của ngành thuế nói riêng và phát triển nền kinh tế đất nước nói chung
Thuế thực sự trở thành công cụ có hiệu quả của Đảng và Nhà nước để điều tiết vĩ mô có hiệu quả với nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế… Hệ thống tổ chức ngành thuế từ Trung ương đến địa phương cũng ngày càng được củng cố và vững mạnh Tốc độ tăng trưởng số thu về thuế và phí ngày càng cao, năm sau cao hơn năm trước Ngành thuế và cán bộ, công chức
đã vinh dự được tặng thưởng Huân chương, danh hiệu anh hùng lao động Đánh giá về đội ngũ cán bộ công chức của ngành Thuế có thể tự hào và khẳng định: Nếu không con người tốt thì ngành Thuế không thể đạt được những thành tích như ngày nay Cán bộ công chức ngành thuế đã xây dựng được truyền thống vẻ vang, đáng trân trọng và tự hào Mỗi cán bộ, công chức ngành Thuế ngày càng phải trân trọng và phát huy, tô đẹp thêm Truyền thống
vẻ vang của ngành
2 Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, trình độ cán bộ thuế cũng còn nhiều hạn chế, bất cập Nếu so với yêu cầu đổi mới nền kinh tế và yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì đội ngũ công chức thuế còn nhiều mặt hạn chế, cần khắc phục Nếu so với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng rộng và sâu thì đội ngũ công chức thuế còn thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng quản lý thuế cần phải được đào tạo, bồi dưỡng để bố sung các kiến thức quản lý thuế tiên tiến, hiện đại Các hạn chế cơ bản của đội ngũ công chức thuế hiện nay là:
Nhìn chung đội ngũ công chức thuế còn thiếu kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp và kỹ năng quản lý thuế hiện đại, như kiến thức phân tích, dự
Trang 4báo, xử lý tờ khai và các dữ liệu thuế, tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế, theo dõi, đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thuế, điều tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về thuế; kiến thức kế toán, phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp; kiến thức tin học phục vụ cho công tác quản lý thuế
Một bộ phận cán bộ thuế, đặc biệt là ở cấp cơ sở chưa có ý thức trách nhiệm pháp luật cao, chưa làm tròn trách nhiệm, bổn phận của công chức là công bộc của nhân dân, chưa coi người nộp thuế là khách hàng quan trọng nhất để phục vụ, chưa coi họ là bạn đồng hành của cơ quan thuế trong việc thực thi pháp luật thuế; Tác phong làm việc chưa khoa học, chậm chạp, lề mề, thái độ giao tiếp với người nộp thuế chưa văn minh, lịch sự, công tâm, khách quan
Một số ít cán bộ do thiếu rèn luyện trong cơ chế kinh tế thị trường nên
bị sa sút phẩm chất, có tư tưởng vụ lợi, đã xuất hiện các hành vi gây phiền hà, sách nhiễu người nộp thuế trong việc đăng ký, cấp mã số thuế, bán hoá đơn, làm thủ tục miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, kiểm tra quyết toán thuế và thu
nợ thuế, gây thất thu thuế cho nhà nước và làm giảm lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân vào đội ngũ cán bộ thuế
Nguồn nhân lực của ngành phân bổ chưa hợp lý: Cán bộ tại các bộ phận thực hiện các chức năng quản lý thuế chủ yếu vừa quá mỏng, trình độ lại bất cập trước yêu cầu quản lý thuế mới
Công tác đào tạo thiên về đào tạo kiến thức cơ bản và kinh tế tài chính, chưa coi trọng bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý thuế hiện đại, chưa có hệ thống giáo trình, bài giảng theo chuẩn mực quản lý thuế hiện đại
Nguyên nhân của những tồn tại trên:
Chưa có định hướng rõ rệt về xây dựng hệ thống chương trình và giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ có tính chất chuyên nghiệp, chuyên sâu theo các
Trang 5chuẩn mực quản lý tiên tiến và xây dựng kiện toàn tổ chức bồi dưỡng của ngành thuế thống nhất trong cả nước
Nội dung, hình thức bồi dưỡng chưa phong phú, còn mang tính chắp
vá, thiếu ổn định, chưa sát với thực tiễn quản lý thuế; chưa quan tâm nhiều đến bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm pháp luật, đạo đức tác phong của người làm công tác thu thuế nhà nước, thái độ giao tiếp, văn hoá ứng xử cho cán bộ thuế
Bản thân mỗi công chức thuế chưa có ý thức chủ động tự học tập, bồi dưỡng để nâng cáo trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Chính vì vậy, việc thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ thuế là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách của ngành thuế Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, việc đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ thuế được coi là một nội dung quan trọng trong hoạt động của ngành Thuế, nó quyết định tính khả thi các luật thuế và tính hiệu quả công việc quản lý của toàn ngành Vì vậy, công tác đào tạo cán bộ thuế luôn được thực hiện trước một bước trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn ngành
II SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ THUẾ.
1 Yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước và nhiệm vụ công tác thuế.
Nền kinh tế quốc dân đang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, khoa học công nghệ cũng ngày càng phát triển với tốc độ cao, các thành phần kinh tế, các hình thức kinh doanh, số lượng người nộp thuế đã phát triển một cách nhanh chóng, đa dạng và phức tạp Quy mô hoạt động của
Trang 6các doanh nghiệp ngày càng lớn và mang tính toàn cầu; việc quản lý kinh doanh của doanh nghiệp và các giao dịch thương mại ngày càng được tin học hoá, điện tử hoá, làm cho nhiệm vụ quản lý ngày càng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi công tác quản lý thuế phải được hiện đại hoá cho phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp Đồng thời, đòi hỏi ngành thuế phải có những bước cải cách thích hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế trong sự vận động và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế
Cải cách thuế là quá trình nhằm làm cho chính sách thuế ngày càng khoa học, đơn giản, thực sự đi vào cuộc sống, phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư, đồng thời cũng là quá trình áp dụng các phương pháp quản lý thuế hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
Cải cách hành chính thuế theo hướng đề cao trách nhiệm, tính tự giác,
tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế theo hướng tự khai, tự nộp thuế; tăng cường tính công khai, đơn giản, dễ hiểu trong các thủ tục nộp thuế Muốn vậy, mỗi công chức thuế phải ra sức học tập, nâng cao năng lực chuyên môn,
kỹ năng quản lý, vừa đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, vừa bảo đảm hỗ trợ tốt cho đối tượng nộp thuế, làm cho mọi người nộp thuế hiểu được nghĩa vụ của mình, tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước
2 Đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế
Yêu cầu hội nhập ngày càng cao, đòi hỏi chính sách thuế phải tương đồng với quốc tế, cách thức quản lý phải phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
và các nhà đầu tư trong nước ra nước ngoài Trình độ quản lý thuế quốc tế đã
có bước phát triển khá cao, nhiều nước đã áp dụng cơ chế quản lý thuế tiên tiến, khoa học, hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ tin học nhằm hiện đại hoá các khâu quản lý thuế
Trang 7Thực trạng quản lý thuế ở nước ta hiện nay còn có khoảng cách xa so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới Chính sách thuế chưa đồng bộ, chưa khoa học, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, phương pháp quản lý thuế chủ yếu còn thủ công, thủ tục quản lý còn rườm rà, phức tạp…
Vì vậy, đòi hỏi ngành Thuế phải cải cách một cách toàn diện, sâu sắc, triệt để
về cơ chế và công nghệ quản lý theo hướng tiên tiến, hiện đại Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ thuế phải được đào tạo, rèn luyện để có tư cách tốt, có tư duy mới, phong cách làm việc khoa học, hiểu biết sâu rộng về nghiệp vụ và thành thạo kỹ năng quản lý thuế, giỏi về tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, sử dụng thành thạo máy tính, thông thạo ngoại ngữ, hiểu biết về chính sách và quản lý thuế trên thế giới để vận dụng sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam, xây dựng được chính sách thuế Việt Nam hiện đại, khoa học, tiên tiến
Chính vì vậy, nhiệm vụ xây dựng, kiện toàn tổ chức, củng cố đội ngũ cán bộ thuế tiến lên chính quy, hiện đại đang là yêu cầu hết sức cấp bách, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành
III MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN
BỘ NGÀNH THUẾ.
1 Mục tiêu:
Mục tiêu chung của ngành thuế là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thuế có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp cao, có kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp quản lý thuế hiện đại, có kiến thức kế toán, đánh giá phân tích tài chính doanh nghiệp, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào công tác quản lý thuế tương đương với trình độ tiên tiến ở các nước trong khu vực nhằm đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải
Trang 8cách hành chính thuế, Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá và chủ động thực hiện thắng lợi hội nhập quốc tế về thuế
Trang 92 Giải pháp thực hiện:
Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thuế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý thuế là: Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực toàn ngành Cụ thể là:
2.1 Xây dụng tiêu chuẩn cán bộ cho từng loại cán bộ thực hiện từng chức năng quản lý thuế, đảm bảo tính chuyên nghiệp để có căn cứ đánh giá, phân loại và bồi dưỡng cán bộ
2.2 Rà soát việc phân bổ nguồn lực thực hiện các chức năng quản lý thuế trong toàn ngành, đánh giá phân loại công chức theo trình độ, thâm niên công tác … Trên cơ sở đó, cơ cấu lại đội ngũ công chức, bảo đảm tập trung nguồn lực thực hiện các chức năng quản lý thuế chủ yếu, giảm thiểu nhân lực đối với các bộ phận phục vụ
2.3 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho đội ngũ công chức thuế
2.4 Xây dựng hệ thống chương trình và giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ thuế phù hợp với từng loại công chức, từng loại hình bồi dưỡng và thực hiện thống nhất:
Các chương trình bồi dưỡng cơ bản: cho công chức mới thi tuyển dụng
và công chức mới được phân công vào vị trí công việc quản lý thuế cụ thể
Các chương trình bồi dưỡng chuyên sâu
2.5 Lựa chọn cán bộ trẻ, có kiến thức, có ngoại ngữ, tâm huyết đổi mới
để gửi bồi dưỡng chuyên sâu tại các nước tiên tiến trong khu vực
2.6 Xây dựng, ban hành hệ thống quản lý và đánh giá cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn ban hành
2.7 Xây dựng trung tâm bồi dưỡng nghiệp cụ thuế với trang thiết bị hiện đại, đủ sức để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về thuế, thực
Trang 10hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức Thuế trong nước và nước ngoài, ngang tầm với các cơ sở đào tạo cán bộ thuế của các nước tiên tiến trong khu vực, đủ điều kiện để tổ chức giao lưu quốc tế về thuế
Các giải pháp trên sẽ được thực hiện theo lộ trình thích hợp, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ thuế đủ năng lực, trình độ đáp ứng từng bước công cuộc cải cách thuế
Trang 11Tài liệu tham khảo:
Nội dung của bản báo cáo được thực hiện dựa trên các kiến thức thu nhận được sau khi tham gia môn học Quản trị nguồn nhân lực và các thông tin tham khảo từ:
1 Sách “Quản trị nhân sự” - NXB LAO ĐỘNG-XÃ HỘI.
2 Giáo trình bài giảng.
3 Tài liệu ngành thuế.
4 Trang tin nội bộ ngành thuế.