Giáo án 1 - Mưu chú Sẻ

7 7.4K 54
Giáo án 1 - Mưu chú Sẻ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KIM BÀI -----------o0o------------- KẾ HOẠCH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC KHỐI: 1 BÀI: MƯU CHÚ SẺ ( 2 tiết) Họ và tên giáo viên: Lê Thu Hiền Trình độ tin: Bằng A Địa chỉ: Trường tiểu học Kim Bài - Thanh Oai – Hà Nội I, Mục tiêu bài dạy. 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được các từ ngữ: chộp, lễ phép. - Tìm được các tiếng, từ trong và ngoài bài có chứa vần uôn – uông. - Phát âm đúng các tiếng từ khó trong bài như: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép. 2. Kỹ năng: Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ: Hoảng lắm, nén sợ, lễ phép. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã tự cứu được mình thoát nạn. 3. Thái độ. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học, học theo sự thông minh và nhanh trí trong công việc hàng ngày. II. Yêu cầu của bài dạy 1.Kiến thức của học sinh. a. Kiến thức về công nghệ thông tin b. Kiến thức chung về môn học 2.Trang thiết bị - Độ dùng dạy học. a. Trang thiết bị/ Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT. - Phần cứng: Máy tính, máy chiếu. - Phần mềm: Phần mềm thiết kế bài giảng PowerPoint, Flash tạo hình động. b. Trang thiết bị khác/ Đồ dùng dạy học khác. III. Chuẩn bị cho bài giảng. 1. Chuẩn bị của giáo viên. Tranh vẽ minh hoạ, tranh Scan, SGK, tranh sưu tầm. 2. Chuẩn bị của học sinh. - Sách giáo khoa. IV. Nội dung và tiến trình bài giảng. Nội dung TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Tổ chức lớp.(2ph) Tiết 1 - Kiểm tra sĩ số - Hát khởi động - Học sinh báo cáo. 2. Kiểm tra bài cũ( 5ph) 3. Dạy học bài mới. 3.1.Giới thiệu bài. 3.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc. a. Giáo viên đọc mẫu. b. Học sinh luyện đọc. * Luyện đọc tiếng, từ ngữ. * Luyện đọc câu * Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài:Ai dậy sớm. Kết hợp trả lời câu hỏi. - Trần Thu Hiền: Đọc thuộc lòng bài và trả lời: Bước ra vườn buổi sớm, điều gì chờ đón em? - Nguyễn Phương Linh: Đọc thuộc lòng bài và trả lời câu: Ra ngoài đồng buổi sớm, có gì chờ đón em? - Trần Minh Quang: Đọc thuộc lòng bài và trả lời câu: : Khi dậy sớm chạy lên đồi, điều gì chờ đón em? - Giáo viên nhận xét và cho điểm. * Giáo viên sử dụng tranh minh hoạ để giới thiệu bài. - Giáo viên ghi bảng tên bài học: Mưu chú Sẻ * Giáo viên đọc diễn cảm bài văn: Giọng kể hồi họp, căng thẳng ở 2 câu văn đầu; Nhẹ nhàng, lễ độ ở câu nói của Sẻ; thoải mái ở những câu văn cuối. * Giáo viên nêu yêu cầu - Hướng dẫn học sinh phân tích tiếng, từ rồi đọc trơn từng tiếng từ khó đó. - Giáo viên nhận xét, sửa lỗi. - Giáo viên đọc mẫu * Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài và trả lời câu hỏi: Bài này có mấy câu? - Hướng dẫn đọc lần lượt từng câu. - GV nhận xét, sửa lỗi. - Học sinh đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Học sinh quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh minh hoạ. - Học sinh đọc lại tên bài học - Học snh chú ý quan sát bài đọc và lắng nghe. - Học sinh đọc thầm bài, phát hiện tiếng khó: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép. - Học sinh luyện đọc cá nhân. - Học sinh đọc đồng thanh. - Học sinh đọc nhẩm và trả lời: Có 5 câu. - Học sinh nhẩm đọc từng chữ của câu 1. - Học sinh đọc to câu thứ nhất. ( 2em) - Nhận xét bạn đọc - Học sinh đọc đồng thanh. * Luyện đọc đoạn, bài. 3.3. Ôn vần: uôn - uông - Gv nhận xét. * Giáo viên giới thiệu bài được chia thành 3 đoạn: Đoạn 1: Hai câu văn đầu Đoạn 2: Câu nói của Sẻ Đoạn 3: Đoạn văn còn lại. * Đoạn 1: Giáo viên đọc mẫu đoạn 1. Hướng dẫn học sinh đọc giọng kể hồi hộp, căng thẳng. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm,dấu phẩy. - GV nhận xét. * Đoạn 2: Đoạn 2 là lời của Sẻ khi đọc chúng ta đọc giọng nhẹ nhàng, lễ phép. - Giáo viên nhận xét,đọc mẫu. * Đoạn 3: Ở đoạn này chúng ta đọc với giọng thoải mái.( Đoạn này diễn tả việc Mèo mắc mưu , Sẻ thoát nạn) - Giáo viên nhận xét, đọc mẫu. - Gọi học sinh khá đọc toàn bài. - GV hướng dẫn cách nghỉ hơi sau mỗi đoạn - GV nhận xét. * Gv nhận xét chung phần luyện đọc. a. Yêu cầu 1: Tìm tiếng trong bài có vần uôn. GV: Hãy nhẩm lại bài tập đọc để tìm được tiếng trong bài có chứa vần uôn. - Giáo viên nhận xét. - Câu 2: Tiến hành như câu 1. - Đọc liền câu 1 và câu 2( CN + TT) ( Các câu còn lại tiến hành tương tự) - Học sinh đọc nối tiếp từng câu. - Học sinh chú ý lắng nghe. - 3 học sinh đọc đoạn 1. - Nhận xét bạn đọc - Cả lớp đọc đồng thanh. - 1 học sinh khá đọc. - Nhận xét bạn đọc. - Học sinh đọc cá nhân. - Đọc đồng thanh - 1 học sinh đọc - Luyện đọc cá nhân, kết hợp nhận xét bạn đọc. - Học sinh đọc đồng thanh. - Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ theo tổ. - 2 học sinh khá đọc bài. - Học sinh luyện đọc cá nhân. ( 6 em) - Cả lớp đọc đồng thanh. * Nghỉ giữa giờ - 1 học sinh đọc yêu cầu bài. - Học sinh đọc thầm, tìm và nêu: muộn - Học sinh phân tích tiếng muộn gồm âm m + vần uôn + dấu nặng. - Học sinh đánh vần và đọc trơn 2.4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói. a. Tìm hiểu bài đọc b. Yêu cầu 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn , uông. * Tiếng ngoài bài có vần: uôn - Cho học sinh quan sát tranh, nêu từ mẫu, phát hiện vần mới có trong từ mẫu. - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét và tuyên dương người thắng cuộc. * Tiếng ngoài bài có vần uông ( Tiến hành tương tự vần uôn) * Gv nhận xét chung giờ học. Tiết 2 * GV hỏi: Giờ học trước các con học bài tập đọc gì? - Yêu cầu học sinh mở SGK bài : Mưu chú Sẻ * Yêu cầu 2 học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Buổi sớm, điều gì đã sảy ra? - GV nhận xét * Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Khi Sẻ bị mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với mèo? Chọn ý trả lời đúng: a, Hãy thả tôi ra! b. Sao anh không rửa mặt c, Hãy ăn thịt tôi! - GV nhận xét. * Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Sẻ làm gì khi mèo đặt nó xuống đất? * GV nêu câu hỏi 3: Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài. + thông minh Sẻ + ngốc nghếch + nhanh trí - GV cùng cả lớp nhận xét - Đọc bài làm * Gv đọc lại toàn bài tập đọc tiếng: muộn - Học sinh quan sát tranh, nêu từ “chuồn chuồn” nêu vần “uôn”có trong từ. - Học sinh thi tìm tiếng, từ có chứa vần uôn.( 2 học sinh lên bảng thi tài- Dưới lớp làm bài vào phiếu học tập) - Đọc đồng thanh tiếng, từ mà học sinh tìm được. - Học sinh trả lời: Ai dậy sớm. - Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên. - 2 Học sinh đọc bài trong SGK theo yêu cầu của giáo viên . - Học sinh trả lời: Con Mèo chộp được một chú Sẻ. - Ba học sinh đọc và trả lời: ý đúng b; Sao anh không rưả mặt? - Nhận xét câu trả lời của bạn - Ba học sinh đọc và trả lời: Sẻ vụt bay đi. - Cho 2 hoặc 3 học sinh lên bảng thi ghép bằng thẻ từ. Dưới lớp nối bài trong phiếu học tập. b. Luyện nói 5. Củng cố - Dặn dò. (5ph) - Hướng dẫn đọc diễn cảm. - Gv nhận xét. * Cho học sinh quan sát tranh, học sinh khá giỏi kể lại câu chuyện : Mưu chú Sẻ - GV nhận xét, tuyên dương. * Nêu tên bài tập đọc vừa học. - Yêu cầu học sinh đọc bài trong SGK. - Giáo viên nhận xét chung giờ học. - Trò chơi: Đi tìm điều bí mật Cách chơi: Điều bí mật được che lấp bởi 4 miếng ghép mang 4 màu khác nhau. Người chơi chọn một trong những màu mà mình thích, trả lời đúng câu hỏi của mảnh ghép đó một phần của điều bí mật xuất hiện. ( Mỗi bạn tham gia chơi chỉ được chọn cho mình một mảnh ghép). Sau 4 câu trả lời đúng thì điều bí mật sẽ xuất hiện. - Gv nhắc lại cách chơi. - Hỏi: Điều bí mật đó là gì? GV nêu: Đây là bức tranh cảnh các bạn nhỏ đang hoan hô, khen ngợi chú Sẻ thông minh, nhanh trí đã tự cứu được mình thoát nạn. Đó cũng chính là điều cô muốn nói với các con hãy học tập sự thông minh và mưu trí của Sẻ nhỏ nhé. * Dặn dò: Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi. - Xem trước bài: Mẹ và cô (trang 73 SGK). - Học sinh khá đọc - Học sinh đọc lại toàn bài. - 2 học sinh khá kể lại câu chuyện theo tranh. - Học nêu: Mưu chú Sẻ - Đọc lại toàn bài trong SGK. - Học sinh chú ý lắng nghe. - Học sinh tiến hành chơi. - Đó là tranh cảnh các bạn nhỏ đang hoan hô chú Sẻ. - Học sinh chú ý lắng nghe. V. Nguồn tư liệu tham khảo. - Sách giáo viên Tiếng việt 1 tập 2 của Nhà xuất bản giáo dục - Một số tranh ảnh sưu tầm trên mạng. - Phần mềm PowerPoint, Flash. - Phần mềm hỗ trợ cài Fash vào PowerPoint. VI. Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin cho bài dạy. - Đối với giáo dục đào tạo công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy học . Qua việc giảng dạy sử dụng đồ dùng bằng công nghệ thông tin, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng logic, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát phỏng đoán, tìm tòi. Giờ học của các em phải diễn ra một cách nhẹ nhàng, sinh động, cụ thể nhằm tích cực hoá các hoạt động nhận thức của học sinh.Các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự. - Công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được không ít thời gian cho rất nhiều thao tác. Từ việc vẽ tranh, viết nội dung bài tập đọc hay việc luyện đọc câu, đoạn, bài. Với hiệu ứngchữ đổi màu sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn khi luyện đọc.Thông qua việc bấm phím, di chuyển chuột, giáo viên dễ dàng giúp học sinh tiếp thu được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bài dạy. - Dạy học bằng công nghệ thông tin tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo viên: - Tiết kiệm được một số thao tác viết và nói để giáo viên có thời gian hướng dẫn kiểm tra nhiều hơn. - Nội dung dạy học, khối lượng thông tin cần truyền đạt tới học sinh được ghi vào các đĩa gọn nhẹ nên mỗi giáo viên có thể dễ dàng có trong tay phương tiện để tự mình chủ động thực hiện phương pháp dạy học tích cực ở bất kì nơi nào có máy tính. Ngày 15 tháng 2 năm 2009 Xác nhận của nhà trường Người soạn . TRẤN KIM BÀI -- -- - -- - -- - o0o -- - -- - -- - -- - - KẾ HOẠCH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC KHỐI: 1 BÀI: MƯU CHÚ SẺ ( 2 tiết) Họ và tên giáo viên: Lê. đoạn 1. - Nhận xét bạn đọc - Cả lớp đọc đồng thanh. - 1 học sinh khá đọc. - Nhận xét bạn đọc. - Học sinh đọc cá nhân. - Đọc đồng thanh - 1 học sinh đọc -

Ngày đăng: 24/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan