Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống. (LA tiến sĩ)Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống. (LA tiến sĩ)Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống. (LA tiến sĩ)Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống. (LA tiến sĩ)Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống. (LA tiến sĩ)Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống. (LA tiến sĩ)Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống. (LA tiến sĩ)Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống. (LA tiến sĩ)Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống. (LA tiến sĩ)Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống. (LA tiến sĩ)
Trang 1LÊ THỊ HOÀI LAN
GIÁO DỤC TÍNH TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN GIÁ TRỊ
VÀ KỸ NĂNG SỐNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2LÊ THỊ HOÀI LAN
GIÁO DỤC TÍNH TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN GIÁ TRỊ
VÀ KỸ NĂNG SỐNG
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục
Mã số: 62140102
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Nguyễn Thanh Bình
2 TS Trần Thị Minh Huế
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2017
Tác giả luận án
Lê Thị Hoài Lan
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Tâm lý
- Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Đồng Nai, Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH
và TS TRẦN THỊ MINH HUẾ - Người đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo và nâng đỡ
để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, các bạn đồng nghiệp, những người luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành công việc nghiên cứu của mình
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2017
Tác giả luận án
Lê Thị Hoài Lan
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3
8 Luận điểm bảo vệ 5
9 Đóng góp mới của luận án 5
10 Cấu trúc, bố cục của luận án 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC TÍNH TRÁCH NHIỆM CHOHỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Những nghiên cứu về trách nhiệm 7
1.1.2 Những nghiên cứu liên quan đến giáo dục tính trách nhiệm 10
1.2 Các khái niệm công cụ 17
1.2.1 Trách nhiệm 17
1.2.2 Tính trách nhiệm 18
1.2.3 Giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT 20
1.2.4 Tiếp cận giá trị và kĩ năng sống 20
Trang 61.3 Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh THPT theo tiếp cận giá trị và kĩ
năng sống 22
1.3.1 Đặc điểm tâm lí - xã hội của học sinh THPT 22
1.3.2 Mục tiêu giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống 23
1.3.3 Nhiệm vụ giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống 23
1.3.4 Nội dung giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và KNS 26
1.3.5 Nguyên tắc giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống 29
1.3.6 Phương pháp giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống 31
1.3.7 Hình thức tổ chức giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống 33
1.3.8 Con đường giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống 35
1.3.9 Các lực lượng tham gia giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống 38
1.3.10 Đánh giá kết quả giáo dục tính trách nhiệm của HS THPT 39
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh THPT 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 45
Chương 2:THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÍNH TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG 46
2.1 Mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát 46
2.1.1 Mục tiêu khảo sát 46
2.1.2 Nội dung khảo sát 46
2.1.3 Đối tượng, địa bàn khảo sát 46
Trang 72.1.4 Phương pháp khảo sát 47
2.2 Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng về tính trách nhiệm 48
2.2.1 Nhận thức của học sinh THPT về quan niệm giá trị trách nhiệm 48
2.2.2 Thực trạng thực hiện trách nhiệm của HS THPT 51
2.2.3 Thực trạng giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và KNS 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 98
Chương 3:BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TRÁCH NHIỆM CHO HỌC SINHTRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN GIÁ TRỊ VÀ KNS 100
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 100
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục 100
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống 100
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 101
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 101
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 102
3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 102
3.2 Các biện pháp giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và KNS 103
3.2.1 Biện pháp 1 Tổ chức các chủ đề chuyên biệt để giáo dục tính trách nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp 103
3.2.2 Biện pháp 2: Tích hợp giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT thông qua tổ chức hoạt động dạy học các môn học 108
3.2.3 Biện pháp 3: Tích hợp giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT thông qua tổ chức các hoạt động tập thể/ hoạt động trải nghiệm sáng tạo 110
3.2.4 Biện pháp 4: Giáo dục tính trách nhiệm cho HS bằng kỷ luật tích cực thực hiện nội quy trường, lớp 112
3.2.5 Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với gia đình để tạo cơ hội giáo dục tính trách nhiệm cho HS 114
3.2.6 Biện pháp 6: Phối hợp với các lực lượng trong cộng đồng để tạo cơ hội giáo dục tính trách nhiệm cho HS 116
Trang 83.2.7 Biện pháp 7: Khích lệ tự rèn luyện tính trách nhiệm của HS 117
3.2.8 Mối quan hệ giữa các biện pháp 118
3.3 Thực nghiệm sư phạm 119
3.3.1 Khái quát chung về quá trình thực nghiệm 119
3.3.2 Thang đánh giá 123
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 128
3.4 Kết quả thực nghiệm tác động 129
3.4.1 Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 1 129
3.4.2 Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 2 134
3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
1 Kết luận 147
2 Kiến nghị 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 150
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC 158
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng thể hiện mẫu khảo sát 47 Bảng 2.2 Nhận thức của HS về các quan niệm giá trị trách nhiệm 48 Bảng 2.3 Đánh giá của GV và tự đánh giá của HS về thực hiện trách
nhiệmđối với bản thân 51 Bảng 2.4 Đánh giá của HS nam và HS nữ về thực hiện trách nhiệmđối với bản
thân 54 Bảng 2.5 Đánh giá của GV, HS về thực hiện trách nhiệmđối với học tập,
trường, lớp của HS 56 Bảng 2.6 Đánh giá của HS nam và HS nữ về thực hiện trách nhiệmđối với học
tập, trường, lớp 59 Bảng 2.7 Đánh giá của GV, CMHS và tự đánh giá của HSvề thực hiện trách
nhiệm đối với gia đình 62 Bảng 2.8 Đánh giá của HS nam và HS nữ về thực hiện trách nhiệmđối với
gia đình 66 Bảng 2.9 Đánh giá của GV và tự đánh giá của HS về thực hiện trách
nhiệmcủa bản thân đối với cộng đồng 68 Bảng 2.10 Đánh giá của HS nam và HS nữ về thực hiện trách nhiệmcủa bản
thân đối với cộng đồng 73 Bảng 2.11 Đánh giá HS lớp 10 và HS lớp 12 về các yếu tố ảnh hưởng đến
việc thể hiện tính trách nhiệm 75 Bảng 2.12 Đánh giá HS nam và HS nữ về các yếu tố ảnh hưởngđến việc thể
hiện tính trách nhiệm 76 Bảng 2.13 Đánh giá của GV về mục tiêu giáo dục tính trách nhiệm cho HS
THPT theo tiếp cận giá trị và KNS 78 Bảng 2.14 Đánh giá của GV và HS về nội dung giáo dục tính trách nhiệmcho
HS THPT theo tiếp cận giá trị và KNS 79 Bảng 2.15 Phương pháp sử dụng trong giáo dục tính trách nhiệm cho HS
THPT theo tiếp cận giá trị và KNS 86 Bảng 2.16 Hình thức tổ chức giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPTtheo
tiếp cận giá trị và KNS 89
Trang 11Bảng 2.17 Yêu cầu thực hiện giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPTtheo
tiếp cận giá trị và KNS 91 Bảng 2.18 Con đường giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPTtheo tiếp cận
giá trị và KNS 92 Bảng 2.19 Đánh giá của GV về những khó khăn trong quá trình giáo dục tính
trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và KNS 95 Bảng 2.20 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục tính trách nhiệmcho HS THPT
theo tiếp cận giá trị và KNS 96 Bảng 3.1 Thang đánh giá ý thức trách nhiệm 124 Bảng 3.2 Thang đánh giá hành vi biểu hiện tính trách nhiệm của HS 127 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát đầu vào đợt 1 đo ý thức trách nhiệmcủa nhóm TN1
và ĐC1 129 Bảng 3.4 Kết quả khảo sát đầu vào đợt 1 đo hành vi trách nhiệm của nhóm
TN1 và ĐC1 130 Bảng 3.5 Bảng phân phối mức độ đo ý thức trách nhiệm của HS sau TN đợt 1 131 Bảng 3.6 Kết quả đo hành vi nhóm TN1 và ĐC1 sau thực nghiệm đợt 1 132 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát đầu vào ý thức trách nhiệm của nhóm TN2 và ĐC2
đợt 2 134 Bảng 3.8 Kết quả khảo sát đầu vào đo hành vi của nhóm TN2 và ĐC2 135 Bảng 3.9 Kết quả so sánh ý kiến tự đánh giá của HS và GV, HS và CMHS 136 Bảng 3.10 Bảng kết quả đo ý thức trách nhiệm của HS nhóm TN2 và ĐC2sau
thực nghiệm 137 Bảng 3.11 Kết quả đo hành vi thể hiện tính trách nhiệmcủa nhóm TN2 và
ĐC2 sau thực nghiệm 138 Bảng 3.12 Bảng phân phối mức độ đo ý thức trách nhiệm của HS sau TN
đợt 2 140 Bảng 3.13 Kết quả đo hành vi nhóm TN1 và ĐC1 lần 2 sau thực nghiệm đợt 2 141 Bảng 3.14 So sánh kết quả ý thức trách nhiệm sau thực nghiệm đợt 1 và đợt 2 142 Bảng 3.15 So sánh kết quả hành vi thể hiện tính trách nhiệm sau thực nghiệm
đợt 1 và đợt 2 143
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trách nhiệm là một giá trị sống cần giáo dục cho học sinh trên toàn thế giới
Xã hội hiện đại với nhiều thay đổi nhanh chóng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và giao lưu văn hóa, đã và đang có những tác động đa chiều, phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, do đó phải trang bị cho các em những nền tảng giá trị cốt lõi làm điểm tựa cho sự phát triển nhân cách
Từ một dự án quốc tế mang tên “Chia sẻ các Giá trị vì một thế giới tốt hơn”
do trường Đại học Brahma Kumaris thực hiện vào năm 1995 để kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Liên Hợp Quốc được phát triển thành Chương trình Giáo dục các Giá trị sống (LVEP) Mục đích của chương trình là cung cấp những nguyên tắc và những công cụ cho sự phát triển của tất cả các cá nhân, với sự hiểu biết rằng mỗi cá nhân bao gồm những khía cạnh về thể chất, tinh thần, tình cảm và trí tuệ Thực hiện mục đích này, chương trình đưa ra các hoạt động giá trị khác nhau dựa trên kinh nghiệm và những phương pháp thực hành nhằm trang bị cho trẻ em và thanh, thiếu niên các tri thức, giúp họ trải nghiệm và khám phá 12 giá trị căn bản của cá nhân, gồm: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêu thương, Hòa bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, Đoàn kết Đối với thanh niên từ 15 đến 18 tuổi, chương trình giúp họ suy ngẫm, đào sâu hiểu biết về 12 giá trị này để phát triển năng lực của bản thân, có được sự lựa chọn đúng đắn và dễ dàng hòa nhập với cộng đồng
Chương trình đã được triển khai ở rất nhiều nước khác nhau trên thế giới, với mục tiêu chung nhằm kêu gọi chia sẻ các giá trị vì một thế giới tươi đẹp hơn Các giá trị cốt lõi này cần có trong mỗi con người bất kể sự khác nhau về quốc tịch, màu
da và văn hoá Khi mọi người cùng vươn tới những giá trị đó, họ sẽ xích lại gần nhau, chia sẻ, thông cảm với nhau và cuộc sống của tất cả mọi người trên trái đất đều thống nhất với nhau trong thế giới hòa bình, tôn trọng, hạnh phúc
Trách nhiệm là một phẩm chất mà mục tiêu của chương trình giáo dục phổ
thông đổi mới cần đạt được
Trên cơ sở yêu cầu của NQ 29, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đã xác định mục tiêu tổng quát của GDPT là: Chương trình giáo dục phổ thông nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hòa về thể chất và
Trang 13tinh thần, phát huy cao độ tiềm năng của bản thân; có những phẩm chất cao đẹp:
Yêu gia đình và quê hương, đất nước; nhân ái và khoan dung; trung th c và t
trọng; t lập và t tin; có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và nhân
loại; tôn trọng pháp luật và th c hiện nghĩa vụ đạo đức
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới (tháng 7/2017) cũng đã xác định
yêu cầu về phẩm chất cần đạt của học sinh phổ thông là "Chươngtrình giáo dục phổ
thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung th c, trách nhiệm" [16, 6]
Giáo dục trách nhiệm cho học sinh lứa tuổi THPT rất quan trọng
Lứa tuổi HS THPT làchuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn Do sự phát triển
về thể lực, sự hoàn thiện về trí tuệ cũng như tính xã hội hóa ngày càng cao, nhân cách của học sinh THPT có những nét phát triển mới, khác về chất so với lứa tuổi trước đó Một đặc điểm nhân cách nổi bật của lứa tuổi này là sự phát triển tự ý thức, quan tâm đến viễn cảnh tương lai,“tình yêu bè bạn”,vai trò công dân, suy nghĩ về cuộc sống và tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống là xu hướng tự nhận thức bản thân Ý thức nghề nghiệp và sự lựa chọn con đường sống tương lai của học sinh THPT điều đó đòi hỏi ý thức trách nhiệm của học sinh THPT cao hơn so với các giai đoạn lứa tuổi trước để các em có những quyết định trách nhiệm và ý chí thực hiện trách nhiệm
trong các vai trò của mình
Th c trạng giáo dục trách nhiệm cho HS nói chung cho học sinh THPT nói riêng chưa cho kết quả như mong đợi
Cách làm giáo dục hiện nay nói chung, giáo dục trách nhiệm cho HS nói riêng còn thiên về truyền thông nâng cao nhận thức, mang tính giáo điều, chưa tạo
cơ hội cho HS được trải nghiệm, suy ngẫm, lựa chọn và đánh giá các giá trị, cũng như rèn luyện, phát triển những hành vi, hành động tích cực Cách làm nào sẽ dẫn đến kết quả đó Cách làm giáo dục như hiện nay dẫn đến kết quả là HS có thể nhận thức đúng nhưng chưa đủ tin để hành động theo niềm tin, hoặc có thể có ý thức, có niềm tin nhưng chưa đủ năng lực thực hiện hành động hành vi tích cực Thực tiễn
đã cho thấy thực trạng là đa phần HS thờ ơ với các tính huống cần phải thể hiện trách nhiệm, với bổn phận và nghĩa vụ của mình, nên dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc
Vì vậy cần phải tìm biện pháp giáo dục tính trách nhiệm cho HS Nhà trường cần thay đổi cách tiến hành GD tính trách nhiệm như thế nào để có kết quả mong muốn?
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 14Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT, xây dựng các biện pháp giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách cho HS
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
4 Giả thuyết khoa học
Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh THPT là nhiệm vụ quan trọng, nhưng trong thực tiễn giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT còn rất nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau Nếu giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT bằng các tác động giáo dục đồng bộ trong đó chú trọng đến giáo dục giá trị trách nhiệm cho HS đảm bảo cơ chế chuyển giá trị khách quan thành giá trị cá nhân, giáo dục kỹ năng ra quyết định có trách nhiệm và giáo dục kỹ năng đảm nhận trách nhiệm trong mọi tình huống cho HS bằng các con đường giáo dục đa dạng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục tính trách nhiệm cho HS
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống
5.2 Tìm hiểu thực trạng giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống
5.3 Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống
5.4 Thực nghiệm kiểm chứng tính khả thi của biện pháp đề xuất
6 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về tính trách nhiệm của HS THPT
và giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT thông qua 6 trường THPT ở 3 tỉnh: Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai
Tiến hành thực nghiệm tại 2 trường: THPT Xuân Lộc, Đồng Nai; THPT Trấn Biên, Đồng Nai
Qui mô khảo sát bao gồm: 402 CBQL + GV, 30 CMHS và 437 HS
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 157.1 Phương pháp luận
7.1.1 Quan điểm hệ thống
Quá trình giáo dục là một hệ thống trong đó có sự tương tác giữa các yếu tố như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, con đường giáo dục, lực lượng tham gia Theo quan điểm hệ thống, nghiên cứu giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT cần đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố này
7.1.2 Quan điểm hoạt động
Nhân cách được đánh giá thông qua hoạt động Từđó, HS chiếm lĩnh được các giá trị văn hóa xã hội và thể hiện các giá trị đó trong cuộc sống Việc xây dựng các biện pháp giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT cần phải dựa trên các hoạt động trải nghiệm có tính đa dạng, phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhu cầu, hoạt động học tập của HS và đảm bảo cơ chế trải nghiệm trong giáo dục tính trách nhiệm
7.1.3 Tiếp cận phức hợp, đồng bộ
Mặc dù tiếp cận giá trị và KNS là cốt lõi trong luận án này, nhưng cần phải kết hợp với tiếp cận phức hợp để tiến hành giáo dục tính trách nhiệm thông qua mọi hoạt động trong nhà trường và tiếp cận đồng bộ thể hiện không chỉ nhà trường tiến hành giáo dục tính trách nhiệm mà còn phải phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh đối chiếu những kết quả nghiên cứu các công trình khoa học đã có trong và ngoài nước, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng các khái niệm công cụ và làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu th c tiễn
- i cứu v ph n t ch t quả nghiên cứu thứ cấp:Đánh giá về tính trách
nhiệm và giáo dục tính trách nhiệm
- Phương pháp điều tra bằng phi u hỏi: Phương pháp được thực hiện nhằm
thu thập thông tin về thực trạng tính trách nhiệm của HS và thực trạng giáo dục tính trách nhiệm cho HS ở các trường THPT hiện nay Đối tượng điều tra: CBQL, GV,
HS, CMHS
- Phương pháp phỏng vấn nhóm cá nh n: Phương pháp được thực hiện nhằm
tìm hiểu về tính trách nhiệm của học sinh THPT hiện nay, thực trạng việc giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh Đối tượng khảo sát: CBQL, GV, HS, CMHS
- Phương pháp quan sát: Hành vi của HS trong tình huống cụ thể
Trang 16- Phương pháp th c nghiệm: Nhằm đánh giá mức độ khả thi, hiệu quả của
các biện pháp đề xuất
7.2.3 Phương pháp bổ trợ
- Phương pháp chuyên gia: Tổ chức thảo luận lấy ý kiến của các chuyên gia
về một số kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn Phương pháp cũng được sử dụng
để đánh giá tính khả thi của việc giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh THPT
- ận d ng phương pháp thống ê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS để
xử lý số liệu điều tra, khảo sát,
8 Luận điểm bảo vệ
Tính trách nhiệm vừa là phẩm chất vừa là năng lực thể hiện trách nhiệm
cá nhân
Giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPTcần phải tiếp cận giá trị và KNS thì mới bền vững Có thể sử dụng giờ sinh hoạt lớp để tổ chức giáo dục giá trị trách nhiệm, kĩ năng ra quyết định có trách nhiệm và kĩ năng đảm nhận trách nhiệm cho
HS THPT, bởi vì cách làm này sẽ làm cho HS không chỉ tin vào giá trị trách nhiệm,
mà còn có năng lực thể hiện giá trị trách nhiệm trong các tình huống phải ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm
Giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT theo tiếp cận giá trị và KNS là cốt lõi, đồng thời cần kết hợp với các cách tiếp cận phức hợp và đồng bộ thì mới hiệu quả Để tính trách nhiệm của HS phát triển bền vững thì cần tận dụng tất cả các con đường giáo dục: Thông qua giờ sinh hoạt lớp, thông qua dạy học, hoạt động trải nghiệm, kỷ luật tích cực thực hiện nội quy trường, lớp, đồng thời cần đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng để tạo cơ hội cho HS cũng cố niềm tin vào giá trị trách nhiệm và rèn luyện kỹ năng thể hiện tính trách nhiệm - đó cũng chính là thể hiện tiếp cận giá trị và KNS
Có thể sử dụng giờ sinh hoạt lớp để tổ chức giáo dục giá trị trách nhiệm, kỹ năng ra quyết định có trách nhiệm và kỹ năng đảm nhận trách nhiệm cho HS THPT
9 Đóng góp mới của luận án
Về lý luận:Góp phần làm sáng tỏ lý luận về giáo dục tính trách nhiệm
cho HS THPT nói chung và theo tiếp cận giá trị và kỹ năng sống nói riêng Ngoài
kế thừa lý luận giáo dục về các thành tố của quá trình giáo dục theo tiếp cận hệ thống cấu trúc, về cách tiếp cận phức hợp và đồng bộ trong tiến hành giáo dục, tác giả còn vận dụng cách tiếp cận giá trị và KNS trong giáo dục tính trách nhiệm cho
HS THPT nhằm đảm bảo cho các em được trải nghiệm, đánh giá, lựa chọn giá trị để
Trang 17có niềm tin sống phải có trách nhiệm, ra quyết định có trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của bản thân có kết quả
Về thực tiễn:
- Khảo sát, đánh giá được thực trạng tính trách nhiệm của HS THPT và quá trình giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT hiện nay Kết quả khảo sát cho thấy phải thay đổi cách tiến hành giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh Từ cách làm thiên về giáo điều, truyền thông nâng cao nhận thức sang tổ chức cho HS được trải nghiệm, biết ra quyết định có trách nhiệm và đảm nhận trách nhiệm… thì mới khắc phục được khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của các em
- Đề xuất biện pháp giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT, trong đó lấy tiếp cận giá trị và kĩ năng sống là cốt lõi kết hợp với tiếp cận đồng bộ và phức hợp
để giáo dục tính trách nhiệm cho các em có kết quả và bền vững Các trường THPT
có thể vận dụng các biện pháp này để thay đổi cách triển khai giáo dục tính trách nhiệm cải thiện kết quả giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh THPT
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho CBQL, GV các trường THPT, nghiên cứu sinh, học viên cao học chuyên ngành Giáo dục học
10 Cấu trúc, bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận v giáo dục tính trách nhiệm cho HSTHPT theo
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ GIÁO DỤC TÍNH TRÁCH NHIỆM CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNGTHEO TIẾP CẬN
GIÁ TRỊ VÀ KỸ NĂNG SỐNG
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về trách nhiệm
Tính trách nhiệm được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như xã hội học, luật học, đạo đức học, tâm lý học, giáo dục học Việc tìm hiểu chung về tính trách nhiệm trong và ngoài nước giúp khái quát hóa được vấn đề nghiên cứu; qua đó
kế thừa được những luận điểm giá trị cũng như chỉ ra những hạn chế trong cách tiếp cận trước đây, từ đó định hướng xây dựng các luận điểm và phương pháp luận mới
để giải quyết thực trạng tính trách nhiệm của HS THPT hiện nay
1.1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Ở công trình nghiên cứu “Khía cạnh tâm lý - xã hội của tính trách nhiệm trong hoạt động của chuyên gia”của A.L.Xlôbốtxky [91], thái độ trách nhiệm được xem là phạm trù xã hội học Theo ông, để điều chỉnh hành vi xã hội, tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội, thay đổi các mối quan hệ xã hội đều phải phụ thuộc vào thái độ trách nhiệm
Trong công trình nghiên cứu “Tâm lý học trách nhiệm” của K.Muzdưbaép [70], ông đã nghiên cứu về thái độ trách nhiệm trong lao động chung Kết quả nghiên cứu cho thấy, đánh giá về sự nhận thức thái độ trách nhiệm phụ thuộc vào mức độ phát triển của tập thể, của tổ chức lao động Xét ở góc độ cá nhân, thái độ trách nhiệm gắn liền với hành động.Thông qua hành động, chúng ta có thể đánh giá được ý thức chấp hành và ý thức trách nhiệm của cá nhân Nếu được kiểm tra thường xuyên, các hoạt động của học sinh sẽ dần đáp ứng được với mục tiêu đã đề ra
Năm 1944, nhà tâm lý học xã hội F.Heider cho rằng vấn đề trách nhiệm là vấn đề đánh giá hành vi
Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học, các tác giả chỉ nghiên cứu sâu về thái
độ trách nhiệm và xem thái độ trách nhiệm như một phẩm chất nhân cách của con người Các nhà nghiên cứu tâm lý học Xô Viết đã tập trung nghiên cứu về giáo dục thái độ trách nhiệm cho các lứa tuổi khác nhau, nghiên cứu về thái độ trách nhiệm như một hiện tượng tâm lý xã hội và hình thành thái độ trách nhiệm trong hoạt động
Trang 19nói chung và trong lao động nói riêng (được trình bày trong mục 2 - Giáo dục thái
độ trách nhiệm)
Các công trình nghiên cứu như: “S hình thành thái độ trách nhiệm ở trẻ 6 -
7 tuổi Hình thành mối quan hệ tương tác tập thể ở trẻ mẫu giáo” của nhà tâm lý
Xô Viết K.A.Klimôva [81] và “Vấn đ nghiên cứu thái độ trách nhiệm đối với những nhiệm vụ xã hội giao phó” của nhà tâm lý L.X.Xlavina [87] đã tập trung nghiên cứu
về những điều kiện cơ bản và những phương thức hình thành thái độ trách nhiệm ở lứa tuổi nhỏ Nghiên cứu của M.N.Chen [92] đã nghiên cứu về việc hình thành thái
độ trách nhiệm ở lứa tuổi thiếu niên thông qua việc hoạt động công ích.Ông cho rằng động cơ và mức độ tri thức là những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành thái
độ trách nhiệm
Trong luận án tiến sĩ: “Trách nhiệm đạo đức - một phẩm chất nhân cách”
của nhà tâm lý T.G.Gaevaia [77] nghiên cứu về quy luật chung của sự hình thành trách nhiệm đạo đức cho học sinh Theo tác giả, trách nhiệm đạo đức bao gồm hai thành tố: Thành tố chủ quan và thành tố hành vi Thành tố chủ quan bao gồm nhận thức và động cơ Học sinh phải nhận thức được về việc bản thân mình phải hòa nhập với xã hội, phải cùng tham gia các công việc chung với những người khác, phải hiểu được sự tồn tại của bản thân không thể tách rời cuộc sống Thành tố hành
vi gắn liền với tính vị tha Ngoài ra, ông còn phát hiện được thời kỳ hình thành thái
độ đạo đức, tác động giáo dục nhân cách cho học sinh sẽ phụ thuộc vào tâm sinh lý từng độ tuổi
Trong cuốn sách: “Ghi công trách nhiệm cho các nhóm vì s thành công và
thất bại của nhóm bởi các tác động giữa các nhóm” của V.X.Arépp [76], ông cho
rằng, đánh giá thái độ trách nhiệm của học sinh không phải ở góc độ hành vi cá nhân mà là của nhóm Trong nghiên cứu của ông, nhóm là chủ thể của hành vi trách nhiệm Nhóm có thể nhận hoặc không nhận trách nhiệm về mình do nhiều nguyên nhân khác nhau Tác giả cho rằng, sự thành công của nhóm là do những yếu tố nội tại, còn sự thất bại của nhóm là do những yếu tố bên ngoài liên quan đến nhóm này
Trong cuốn sách “Việc quy trách nhiệm đối với những thành công và thất
bại trong những nhóm trình độ phát triển khác nhau” [89], "Việc quy trách nhiệm
và nhận trách nhiệm trong những đi u kiện của tập thể lớp" [79]của
I.A.Sukhinxkaia cho rằng thái độ trách nhiệm là một hiện tượng quan hệ liên nhân cách, nhấn mạnh tính xã hội trong phẩm chất này Tính xã hội xuất hiện khi một con
Trang 20người có trách nhiệm với hành vi của mình trước xã hội Kết quả nghiên cứu cho rằng, mức độ phát triển của nhóm càng cao thì hành vi trách nhiệm mang tính khách quan càng cao
1.1.1.2 Những nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, nghiên cứu tính trách nhiệm hạn chế, dưới đây là một số nghiên cứu hướng đến tính trách nhiệm cá nhân, xã hội:
• Tác giả Nguyễn Đình Hòa Tính cho rằng trách nhiệm xã hội của cá nhân
trong bài viết “Nâng cao trách nhiệm xã hội của cá nhân trong đi u kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay”, được quan niệm như là nghĩa vụ phải gánh vác, thực
hiện; là cái buộc phải làm, không những phải làm mà phải làm tốt dưới sự giám sát
của người khác; nó được thể hiện ở khía cạnh quan hệ (với cộng đồng và xã hội) và tính chất (trong mọi lĩnh v c của đời sống xã hội như: th c thi pháp luật, bảo vệ
môi trường, tiêu dùng an toàn, th c phẩm ) và được xét trong quy phạm pháp luật
và đạo đức đối với hành vi xã hội của cá nhân đó
• Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Văn Phúc, trong bài viết “Trách nhiệm của
con người trong đi u kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” cho rằng, trách
nhiệm là phẩm chất xã hội của con người, trách nhiệm được hình thành trong quan
hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội; nghĩa là nó có cơ sở trong việc giải quyết các quan hệ lợi ích và chịu sự quy định phát triển xã hội và nhân cách
• Từ góc độ của doanh nghiệp, tính trách nhiệm xã hội được hiểu là bổn
phận quan trọng của doanh nghiệp đó với môi trường đời sống con người (cả môi
trường t nhiên lẫn môi trường xã hội) để hướng đến phát triển bền vững và an sinh
xã hội ổn định; có nhiều hội thảo được tổ chức dựa vào tinh thần đó để thúc đẩy sự quan tâm nhiều hơn của doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội, ví dụ như:
• Viện Triết học - Viện khoa học xã hội Việt Nam (VASS) tổ chức hội thảo
"Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội" năm 2008 và “Trách nhiệm xã hội trong đi u kiện kinh tế thị trường” năm 2010;
• Hội thảo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước thềm hội nhập, do Hiệp hội Da giầy và Dệt may tổ chức (3/2005);
• Hội thảo trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững, do Phòng Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức năm 2005;
Trang 21• Hội thảo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, thương mại công bằng và các tiêu chuẩn, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội phối hợp với Phòng Thương mại châu Âu tổ chức năm 2007;
Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vừa có tính tự ý thức vừa có tính bắt buộc tuân thủ luật pháp và cũng là quyền lợi, điều kiện thúc đẩy sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp đó; nó quy định các nguyên tắc hành xử rõ ràng thể hiện trong chuẩn ISO 26000 mà cá nhân cùng với tập thể doanh nghiệp đó phải tuân thủ các cam kết, quy định và đồng thời điều chỉnh thái độ và hành xử thông qua sự giám sát của các bên tham gia nhằm đạt được tương quan lợi ích giữa
cá nhân, tập thể và xã hội; đây là cơ sở nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong xu thế hiện nay
Tổng hợp các nghiên cứu trong nước và ngoài nước ở trên v tính trách nhiệm cho thấy một số đặc điểm sau:
• Trách nhiệm được hình thành trên cơ sở của sự hiểu biết, niềm tin giá trị và thể hiện bằng thái độ, hành vi được thúc đẩy bởi động cơ; và được hình thành từ môi trường và hoạt động cụ thể của cá nhân
• Các nhà tâm lý học, giáo dục học tập trung nghiên cứu về những điều kiện, con đường, phương tiện và những phương thức hình thành thái độ trách nhiệm cho học sinh; nhấn mạnh vai trò của trải nghiệm thực tiễn, hoạt động cá nhân chuyển hóa những kiến thức về giá trị xã hội vào ý thức của các em kết hợp với động cơ của hành vi và phải mang lại ý nghĩa riêng đối với HS như là một nhiệm vụ gắn liền với bản thân Điều này làm cơ sở để xây dựng các nguyên tắc cần phải tuân thủ khi
giáo dục tính trách nhiệm (sẽ được trình bày chi tiết trong phần cơ sở lý luận,
phương pháp luận)
1.1.2 Những nghiên cứu liên quan đ n giáo d c t nh trách nhiệm
1.1.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới
ề giáo d c thái độ trách nhiệm, từ nền tảng triết lý, đạo đức học nêu trên,
các nhà tâm lý, giáo dục hướng đến việc nghiên cứu giáo dục ý thức và thái độ trách nhiệm như là hợp phần của việc hình thành vàphát triển nhân cách con người Các nhà nghiên cứu tâm lý học Xô Viết đã tập trung nghiên cứu về giáo dục thái độ trách nhiệm cho các lứa tuổi khác nhau, nghiên cứu về thái độ trách nhiệm như một hiện tượng tâm lý xã hội và hình thành thái độ trách nhiệm trong hoạt động nói chung và trong lao động nói riêng
Trang 22Theo lứa tuổi, trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu như: “S hình
thành thái độ trách nhiệm ở trẻ 6 - 7 tuổi Hình thành mối quan hệ tương tác tập thể
ở trẻ mẫu giáo” của nhà tâm lý Xô Viết K.A.Klimôva [81] và "Vấn đ nghiên cứu thái độ trách nhiệm đối với những nhiệm vụ xã hội giao phó" của nhà tâm lý
L.X.Xlavina [87] đã tập trung nghiên cứu về những điều kiện cơ bản và những phương thức hình thành thái độ trách nhiệm ở lứa tuổi nhỏ
Nghiên cứu của M.N.Chen [92] nghiên cứu về việc hình thành thái độ trách nhiệm ở lứa tuổi thiếu niên thông qua việc hoạt động công ích Ông cho rằng động cơ và mức độ tri thức là những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành thái độ trách nhiệm
Các công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục học như: “Giáo dục thái độ
trách nhiệm cho học sinh ở nhà trường Xô Viết” của nhà nghiên cứu L.B.Ichensôn
[79],“Giáo dục thái độ trách nhiệm cho học sinh cuối cấp” của tác giả Z.E.Zavatxkaia [78], “Những đi u kiện sư phạm của việc giáo dục thái độ trách
nhiệm cho học sinh cuối cấp” (mối quan hệ giữa dạy học, giáo dục và sự phát triển
ở lứa tuổi thanh niên) của tác giả A.M.Kolenô-va [81], “Những con đường cơ bản
giáo dục tính trách nhiệm ở học sinh cuối cấp trong hoạt động tổ chức Đoàn Comxomôn” của tác giả K.D.Murai [84]
Nghiên cứu về “Giáo dục cho học sinh cuối cấp thái độ xã hội đối với những
nghĩa vụ xã hội”của tác giả IU.P.Xôcônnhicốp [88], tác giả đã nghiên cứu về những
điều kiện sư phạm, con đường và phương tiện giáo dục thái độ trách nhiệm cho học sinh lớn
Trong luận án tiến sĩ khoa học tâm lý, “Hình thành tính trách nhiệm cho học
sinh thông qua hình thức tr c nhật lớp” của tác giả T.V.Marôaki-na [85] nghiên
cứu thái độ bên trong ở học sinh nhỏ và thiếu niên Để hình thành thái độ trách nhiệm, các tác giả này cho rằng cần phải tổ chức cho HS một cuộc sống chung, tạo những giá trị tích cực cho tất cả các em được trải nghiệm Tác giả cũng đã tổ chức thực nghiệm phát hiện và hình thành thái độ trách nhiệm bằng hoạt động cụ thể như trực nhật lớp, kết quả là xác định được những chỉ số, tiêu chuẩn của thái độ trách nhiệm, đồng thời nhận biết được sự khác nhau cơ bản trong việc hình thành thái độ trách nhiệm theo từng độ tuổi khác nhau của HS
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về thái độ trách nhiệm như: “Vấn
đ giáo dục trong nhà trường Xô Viết” của A.C.Macarencô [82] Theo ông, để hình
Trang 23thành được thái độ trách nhiệm cho học sinh phải cho các em cùng hoạt động tập thể, bởi vì tập thể được coi là một phương tiện và điều kiện để giáo dục thái độ trách nhiệm, ngoài ra tập thể còn được xem như một cấu trúc xã hội gồm những tổ chức có các nguyên tắc và nghĩa vụ nhất định
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu trên có thể thấy:
• Giáo dục thái độ trách nhiệm cho HS ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến thiếu
niên và HS cuối cấp phổ thông đ u đã được quan tâm nghiên cứu
• Giáo dục thái độ trách nhiệm thông qua những hoạt động cụ thể như lao
động, hoạt động tập thể, hoạt động công ích, hoạt động Đoàn đã được đi sâu nghiên cứu
• Ngoài ra các con đường, các đi u kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục
thái độ trách nhiệm cũng đã được đ cập trong những nghiên cứu này
ề giáo d c h nh vi trách nhiệm, những nghiên cứu về giáo dục hành vi
trách nhiệm có ít hơn những nghiên cứu về giáo dục thái độ, ý thức trách nhiệm
Tác giả V.M.Pítxkun nghiên cứu: “Những đi u kiện tâm lý của việc hình
thành hành vi trách nhiệm của học sinh cuối cấp”[86] Tác giả nghiên cứu những
điều kiện quy định sự hình thành nhân cách và ý nghĩa của những điều kiện đó đối với sự phát triển thái độ trách nhiệm của học sinh Tác giả đã khẳng định rằng, sự hình thành hành vi trách nhiệm của học sinh lớn là phải chuyển hóa những kiến thức về giá trị xã hội vào ý thức của các em kết hợp với động cơ của hành vi và ý nghĩa riêng đối với các em là nhận cho mình một nhiệm vụ Đây là một luận điểm
có thể kế thừa và có thể suy ra rằng, muốn giáo dục hành vi trách nhiệm cho HS không chỉ dừng ở những hiểu biết của các em mà phải chuyển giá trị trách nhiệm khách quan của xã hội thành ý thức của cá nhân và có ý nghĩa đối với cá nhân, tạo thành nhu cầu, động cơ hành động, hành vi có trách nhiệm
1.1.2.2 Những nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, các nghiên cứu chuyên biệt về tính trách nhiệm còn ít được đề cập tới, đa phần hướng đến phẩm chất, giá trị và kỹ năng sống một cách chung nhất, không tách biệt cũng như xác định tính giá trị hay sự ảnh hưởng của chúng với nhau các nghiên cứu quan tâm xem xét tính trách nhiệm cá nhân và xã hội đặt trong tương quan quyền lợi giữa các bên, dưới sự giám sát và quy định của pháp luật trong bối cảnh tác động xã hội hiện nay;
Trang 24ề thái độ trách nhiệm, nghiên cứu hiếm hoi từ góc độ tâm lý nhân cách của
Nghiêm Thị Phiến (1991) “Những đi u kiện tâm lý sư phạm của việc hình thành thái
độ trách nhiệm ở học sinh thiếu niên trong hoạt động học tập và hoạt động ngoài giờ lên lớp” cho rằng thái độ trách nhiệm là một thuộc tính phức hợp của nhân cách con
người; được xem là phẩm chất đạo đức của nhân cách và là cơ sở cho sự nhất trí của
cá nhân với những đòi hỏi về giá trị tinh thần, những nguyên tắc đạo đức và những
nguyên tắc chính trị xã hội Thái độ trách nhiệm được cấu tạo nên từ 3 yếu tố: nhận
thức, động cơ và hành vi Mức độ phát triển của từng yếu tố và sự liên kết lẫn nhau
giữa chúng là đặc trưng của mức độ hình thành thái độ trách nhiệm
Nghiên cứu này tách biệt riêng thái độ trách nhiệm và từ đó xác định tính cấu trúc của nó; tuy nhiên chúng ta thấy rằng phẩm chất nhân cách có cấu trúc chung
(trong đó động cơ được xem là nhân tố trọng tâm để thúc đẩy và phát triển nhân cách) và hình thành các giá trị xã hội trong đó có tính trách nhiệm; nghĩa là không
nên bóc tách tính trách nhiệm ra xem như đối tượng; bởi nó thuộc phẩm chất nhân cách và chỉ khi trong các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể thì các đặc điểm tâm lý này sẽ đạt được giá trị trách nhiệm như một giá trị xã hội được đánh giá qua biểu hiện thái
độ và hành vi người đó Đó là cách tiếp cận có tính hệ thống, phù hợp cấu trúc và sự phát triển nhân cách[36]
ề nguyên tắc giáo d c t nh trách nhiệm, như đã đề cập ở trên, nghiên cứu
giáo dục tính trách nhiệm ở nước ta không có sự tách biệt mà được xem như phần nội dung trong tổng thể, hệ thống giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống; và các nguyên tắc giáo dục tính trách nhiệm được xác định như sau:
• Nguyên tắc thiết lập, tạo dựng bầu không khí giá trị LVEP [7, 34-37] có ý nghĩa quan trọng, bởi chỉ khi cá nhân người học cảm nhận được sự an toàn, sự cảm thông, giúp đỡ thì tiến trình giáo dục GTS, KNS mới dễ dàng tiếp nhận, mới dễ dàng chuyển biến trong hành trình phát triển bản thân mình
• Trong tiến trình giáo dục kỹ năng sống cần tuân thủ các nguyên tắc giáo dục dựa vào sự trải nghiệm; qua tương tác giữa chủ thể với người khác và với chính bản thân; và tuân thủ các nguyên tắc thay đổi hành vi [7, 59-64]
Từ đó chúng ta có thể thấy:
• Các nghiên cứu v giáo dục thái độ trách nhiệm hay hành vi trách nhiệm
th c chất đ u hướng đến hình thành một phẩm chất nhân cách, một nét tính cách có thể gọi là tính trách nhiệm
Trang 25• Để giáo dục thái độ trách nhiệm cho HS đ u phải gắn với hoạt động,tạo
những giá trị tích c c cho tất cả các em được trải nghiệm
• Để giáo dục hành vi trách nhiệm phải chuyển giá trị trách nhiệm khách
quan của xã hội thành ý thức của cá nhân và có ý nghĩa đối với cá nhân, tạo thành nhu cầu, động cơ hành động, hành vi có trách nhiệm
Về giáo d c t nh trách nhiệm theo ti p cận giá trị v KNS
ỞViệt Nam, nhóm nghiên cứu do Nguyễn Thanh Bình làm chủ nhiệm đề tài
“Tiếp cận giá trị và kĩ năng sống trong xây d ng chương trình hoạt động giáo dục cho học sinh phổ thông trong đổi mới giáo dục sau 2015”.Mã số: VI2.1-2013.25
Kết quả nghiên cứu của đề tài thể hiện các nội dung như sau:
Phân tích mối quan hệ giữa giáo dục giá trị và giáo dục KNS, trong đó giáo dục giá trị làm nền tảng còn giáo dục KNS giúp thể hiện giá trị trong các hành
vi, hành động cụ thể mang tính tích cực và xây dựng Để khắc phục cách hiểu và cách làm mang tính siêu hình xem giáo dục giá trị và giáo dục KNS như một phép cộng cơ học với các nội dung giáo dục đang triển khai trong thực tiễn giáo dục hiện nay, nhóm nghiên cứu đã trình bày và luận cứ về mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục giá trị, kĩ năng sống với giáo dục toàn diện Theo đó giáo dục giá trị và giáo dục KNS cần thâm nhập vào toàn bộ quá trình giáo dục toàn diện nhằm để HS có những niềm tin, giá trị và hành vi, thói quen tích cực trong tất cả các phương diện của cuộc sống, do đó chỉ có thể đạt được nếu dựa trên tiếp cận giáo dục giá trị và KNS
Trên cơ sở làm sáng tỏ quan niệm thế nào là tiếp cận giá trị và kĩ năng sống, nhóm nghiên cứu đã phác thảo chương trình giáo dục dựa trên tiếp cận giá trị
và kĩ năng sống nhằm hình thành và phát triển 5 năng lực cốt lõi được xác định
(Năng l c phát triển bản thân, năng l c giải quyết vấn đ , năng l c giao tiếp, năng
l c hợp tác, năng l c công dân ) Trong đó tiếp cận giá trị và kĩ năng sống trong
xây dựng chương trình HĐGD cần đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, khi thiết kế và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục cần phải
đảm bảo cơ chế hình thành giá trị (hướng đến hình thành và phát triển niềm tin) và nguyên tắc hình thành KNS (hướng đến hình thành và phát triển hành vi, thói quen tích cực)
Thứ hai, sử dụng các chủ đề giáo dục giá trị, KNS có nội dung trực tiếp hình
thành, phát triển những năng lực cốt lõi cần có ở học sinh phổ thông Giữa giá trị và KNS có mối quan hệ biện chứng với nhau Giá trị được xem là điểm cốt lõi, vì nó
Trang 26dẫn dắt, mang lại mục đích cho hành vi của một cá nhân Hành động không dựa trên giá trị dẫn đến thiếu nhất quán trong mục đích, hành động KNS chịu sự chi phối của hệ giá trị cá nhân, mặt khác KNS là hiện thực hóa hệ giá trị cá nhân qua biểu hiện của hành động, hành vi, cách ứng xử Việc lựa chọn chủ đề giá trị hay KNS nào phải đảm bảo chúng có nội dung liên quan mật thiết với nhau và cùng hướng đến phát triển năng lực cốt lõi tương ứng
Nhóm nghiên cứu đã xác định được phương thức tổ chứcthực hiện nội dung chương trình HĐGDNGLL dựa trên tiếp cận giá trị và KNS có thể được xem như một lựa chọn trong lĩnh vực “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” (TC3) trong đổi mới giáo dục phổ thông Đồng thời xác định được điều kiện đảm bảo tính khả thi
của chương trình [3]
Liên quan đến giáo dục tính trách nhiệm cho HS d a trên tiếp cận giá trị và KNS có nhữngcông trình sau:
Đề tài nghiên cứu “Tích hợp giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho học sinh
THPT” SPHN-13 -286 do Nguyễn Thanh Bình làm chủ nhiệm đã phân tích làm sáng
tỏ mối quan hệ giữa giá trị và KNS, trên cơ sở đó xác định những giá trị và KNS có thể thiết kế và tổ chức giáo dục tích hợp với nhau để làm tăng hiệu quả giáo dụcvừa tiết kiệm thời gian, đảm bảo tính hệ thống, tính toàn vẹnchuyển dịch kiến thức
Bên cạnh đó còn có những nghiên cứu về kĩ năng ra quyết định có trách nhiệm cho đối tượng là sinh viên đại học Luận án tiến sĩ của Lê Thị Thu Hà về
“Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học”, trong đó có lưu ý khi lựa chọn phương án nào là tối ưu nhất để ra quyết định thì mỗi cá nhân phải dựa vào các nền tảng giá trị: xem điều gì là quan trọng đối với mình, trong đó có giá trị trách nhiệm Khi ra quyết định người ta phải có trách nhiệm đối với bản thân, người khác
và cộng đồng
Ngoài ra, trongTài liệu tập huấn giáo dục KNS cho trẻ em ở các lứa tuổi tiểu học, THCS và THPT do tác giả Nguyễn Thanh Bình và Lưu Thu Thủy nghiên cứu và biên soạn cho Tổ chức Tầm nhìn Thế giới còn có “Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm” với tư cách là một kĩ năng sống Kĩ năng này cũng thể hiện giá trị trách nhiệm của mỗi cá nhân
Như vậy có thể thấy, giáo dục KNS nói chung và giáo dục kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm thể hiện rõ giá trị trách nhiệm của con người Đồng thời, những vấn đề trình bày trên cũng khẳng định, để con người có năng lực
Trang 27thể hiện giá trị trách nhiệm của bản thân có kết quả thì không thể thiếu việc giáo dục các kĩ năng thể hiện giá trị trách nhiệm
Tóm lại,Các nghiên cứu trên hướng đến giáo dục tính trách nhiệm cho người
học đồng thời xác định các yếu tố, điều kiện ảnh hưởng tác động đến việc hình
thành tính trách nhiệm (có thể nhận thấy đó là đi u kiện lao động, các tương quan
xã hội ở góc độ bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội) và được xem xét góc độ
hành vi cá nhân trong hệ giá trị xã hội (nghĩa là chịu trách nhiệm hành vi với xã
hội), điều đó khẳng định rằng tính trách nhiệm nói riêng (các phẩm chất, nhân cách nói chung) được hình thành trong hoạt động và giao tiếp xã hội của bản thân được
đặt trong các hoàn cảnh cụ thể; nó biểu thị ra bên ngoài qua thái độ, hành vi theo mức độ khác nhau về tính giá trị xã hội
Tuy nhiên các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở mức “làm rõ tương quan của
các yếu tố, đi u kiện tác động đến việc hình thành tính trách nhiệm” chưa định
hướng được rõ ràng việc giáo dục tính trách nhiệm ra sao? theo con đường nào? mức độ phát triển thể hiện thế nào? mà có thể thấy rất rõ đó chính là vấn đề trọng yếu để xây dựng quy trình phát triển và hoàn thiện nhân cách cá nhân;
Như vậy từ cách tiếp cận nghiên cứu vấn đ có tính chỉnh thể theo các phương diện thái độ, hành vi và giá trị của giáo dục tính trách nhiệm giúp xác định đượcrõ định hướng nghiên cứu và qua đó biểu hiện được đặc trưng của nó khi đ
xuất biện pháp giáo dục nâng cao tính trách nhiệm của HS THPT, cụ thể như sau:
• Giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT phải dựa trên việc tổ chức cho các em được trải nghiệm, đánh giá tầm quan trọng của giá trị trách nhiệm và thể hiện giá trị trách nhiệm thông qua kỹ năng đảm nhận trách nhiệm và kỹ năng ra quyết định có trách nhiệm trong bối cảnh thực tế, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của
HS THPT Đây là luận điểm chính để định hướng cho toàn bộ nghiên cứu xuyên suốt của luận án và qua thực nghiệm minh chứng được tính đúng đắn của quan điểm tiếp cận này khi giáo dục tính trách nhiệm cho HS
• Hơn nữa, việc xác định rõ ràng hành vi tính trách nhiệm được biểu hiện qua
kỹ năng đảm nhận trách nhiệm; ra quyết định và giải quyết vấn đề có trách nhiệm giúp định hướng xây dựng nội dung giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT
• Bên cạnh đó, kế thừa luận điểm giáo dục gắn với hoạt động thực tiễn của
HS giúp xác định được nội dung giáo dục tính trách nhiệm gắn liền với hoạt động, giao tiếp của chính đối tượng giáo dục và cụ thể (bản thân, gia đình, nhà trường,
Trang 28cộng đồng); khẳng định cần có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để việc giáo dục tính trách nhiệm đạt hiệu quả cao
• Qua đó cũng xác định được định hướng tạo dựng môi trường giáo dục KNS theo các nguyên tắc (an toàn, tương tác, trải nghiệm theo tinh thần tiếp cận giá trị, KNS); đây được xem như yếu tố cơ bản trong giáo dục tính trách nhiệm nói riêng và giáo dục giá trị, kỹ năng sống nói chung
1.2.Các khái niệm công cụ
1.2.1.Trách nhiệm
Cho đến nay có rất nhiều quan niệm về trách nhiệm Qua nghiên cứu tài liệu,
trách nhiệm được hiểu như sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt, “trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc
phải nhận lấy về mình” [54, tr.1678]
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “Trách nhiệm được hiểu là
sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả” [55, tr.1020]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, trách nhiệm là khái niệm của ý
thức đạo đức và ý thức pháp luật, nói lên nhân cách con người trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đặt ra cho con người Nội dung vấn đề trách nhiệm đặt ra là: con
người hoàn thành và hoàn thành đến mức độ nào, hoặc không hoàn thành những
yêu cầu xã hội đặt ra cho họ [53]
Theo Từ điển Triết học, trách nhiệm là phạm trù đạo đức và luật học phản ánh thái độ đạo đức, pháp luật của cá nhân đối với xã hội (đối với nhân loại nói chung) Thái độ này biểu thị ở sự hoàn thành nghĩa vụ đạo đức của mình và các tiêu
chuẩn pháp luật [53]
Ngày nay trách nhiệm được hiểu không chỉ là khả năng nhận thức về bổn
phận, nghĩa vụ và hậu quả do những hành động của mình đưa lại, mà còn được hiểu
rộng hơn, trách nhiệm- đó là thái độ của cá nhân đối với cộng đồng; Thái độ này
biểu thị ở việc thực thi nghĩa vụ đạo đức và tuân thủ các tiêu chuẩn của luật pháp, tức là tuân thủ các quy định đạo đức và tuân thủ các tiêu chuẩn của luật pháp, mà các cá nhân trong cộng đồng đã thỏa thuận [43]
Trách nhiệm không chỉ là năng lực, ý thức về hậu quả của hành vi, mà còn là bản thân việc thực hiện hành vi đó của chủ thể đối với đối tượng được xem xét
tương quan cá nhân với cộng đồng xã hội [26]; và “Việc th c thi trách nhiệm là
Trang 29cách thức để con người đi u chỉnh hành vi của mình sao cho lợi ích của cá nhân phù hợp với lợi ích của cộng đồng Do đó, có thể nói trách nhiệm là phương tiện để con người kích thích hay ki m chế hành động của mình theo hướng sao cho đạt được s thống nhất giữa lợi ích của cá nhân với lợi ích của cộng đồng; nó bị quy định bởi những nhu cầu phát triển của đời sống con người và được hình thành trong quá trình đi u chỉnh lợi ích giữa người và người” [37, tr.330-331]
Từ những ph n t ch ở trên, tác giả có thể đi đ n t luận:
Trách nhiệm là bổn phận, nghĩa vụ đối với người khác, nhóm, xã hội mà cá nhân phải thực hiện vì sự phát triển của xã hội, con người, trong đó có từng cá nhân Trong trách nhiệm có sự thống nhất giữa bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi của cá nhân.Khi nhận thức được sự tất yếu về trách nhiệm và tự giác thực hiện nó thì cá nhân sẽ tự do Trách nhiệm có mối quan hệ với tự do Nếu không thực hiện thì sẽ phải chịu hậu quả Mối quan hệ của cá nhân ngày nay đã được quan niệm mở rộng hơn không chỉ với người khác, nhóm, xã hội, mà còn đối với chính bản thân, với công việc và với cộng đồng
Vì vậy, trong luận án này, tác giả quan niệm:Trách nhiệm của HS được hiểu
là HS ý thức được bổn phận, nghĩa vụ và hậu quả những hành động của mình đối với nhiệm vụ học tập, trường lớp, với mọi người trong gia đình, với cộng đồng và với cả bản thân, được thể hiện s cố gắng trong việc làm, hành động, hành vi để tạo
s thay đổi tích c c cho bản thân, gia đình, nhà trường và cộng đồng d a trên n n tảng tuân thủ các quy định đạo đức và các tiêu chuẩn của luật pháp
1.2.2 T nh trách nhiệm
Theo từ điển Anh Việt online trực tuyến VNDIC.net thì “Tính” là đặc trưng
tâm lý của từng người trong việc đối xử với xã hội và sự vật bên ngoài
“Tính” còn xem là một thói quen do tập nhiễm lâu ngày mà có, “Tính” là
tính chất, là phẩm chất
Ngoài ra, “Tính” có nghĩa là tính cách, là tổ hợp những đặc tính bền vững
của nhân cách được hình thành và biểu hiện trong hoạt động giao tiếp, quy định những phương thức đặc thù cho phương thức hành vi, hoạt động cá nhân [25]
Giáo dục ý thức (tinh thần, thái độ) trách nhiệm như một phẩm chất nội tại là
một đòi hỏi trong s hình thành nhân cách cá nhân [53, tr.453] Theo đó, tính trách
nhiệm thực chất là phẩm chất trách nhiệm, là một phẩm chất nhân cách của con người
Trang 30Do đó, người có trách nhiệm (Responsible being) có thể xem là người có tính trách nhiệm hoặc là người có phẩm chất trách nhiệm
Trong đó, phẩm chất có thể bao gồm: phẩm chất xã hội (thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, lập trường, thái độ); phẩm chất cá nhân (đạo đức, tư cách ), phẩm chất
ý chí - tính cách (tính mục đích, tính ý chí, tính trách nhiệm ) và cung cách ứng xử (tính khí, tác phong ) [22, tr.63] Như vậy, tính trách nhiệm được xem là một phẩm chất thuộc nhóm PC ý chí- tính cách và là một nhóm PC thuộc PC cá nhân
Các yếu tố thành phần của phẩm chất đã được xác định trong lí luận giáo dục bao gồm: nhận thức, thái độ và hành vi
Ngoài ra, cũng có cách tiếp cận khác chú trọng đến kết quả của hành động có trách nhiệm thì có thể xem trách nhiệm như năng lực; trong luận án này tác giả xem tính trách nhiệm còn hàm chứa cả kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, do đó tính trách nhiệm không chỉ là phẩm chất nhân cách, mà còn thể hiện năng lực Hiện nay, trong khoa học có xu hướng xem xét phẩm chất và năng lực có mối quan hệ không tách rờivà còn hàm chứa lẫn nhau
Xem xét khía cạnh năng lực của tính trách nhiệm:thành phần cấu trúc của năng lực theo quan niệm tổng hợp cũng bao gồmtri thức, thái độ và hành vi Như vậy các thành tố cấu trúc tạo nên phẩm chất hay năng lực là thống nhất
Từ đó có thể kết luận, tính trách nhiệm có cácyếu tố hợp phần là: nhận thức, thái độ và hành vi; ba mặt cơ bản này có quan hệ qua lại và tác động ảnh hưởng lẫn
nhau, nhận thức là cơ sở cho hành động, thái độ Thái độ là động lực cho nhận thức
và hành động Hành động là nơi hình thành, biểu hiện của nhận thức, thái độ con
người và cuối cùng thể hiện ra bên ngoài làviệc l m,h nh vi (được thể hiện qua ý
thức, niềm tin, tình cảm đối với giá trị, chuẩn mực, từ đó có nhu cầu, động cơ thực hiện hành vi và cần có các điều kiện như ý chí, kỹ năng thực hiện hành vi bởi vì tri thức đạo đức soi sáng con đường dẫn đến mục đích của hành vi đạo đức, tình cảm đạo đức, thiện chí đạo đức phát động mọi sức mạnh vật chất và tinh thần của con người, yếu tố làm cho ý thức đạo đức được thể hiện trong hành vi đạo đức là thói quen đạo đức).Hành vi củng cố thêm thái độ và làm sâu sắc hơn nhận thức
Tóm lại, theo tác giả, tính trách nhiệm vừa thể hiện phẩm chất vừa thể hiện
năng l c của con người
Tính trách nhiệm là phẩm chất khi cá nhân hiểu được trách nhiệm là gì và nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm, và th c hiện hành vi, hành động
Trang 31phù hợp với bổn phận, nghĩa vụ của bản thân- nghĩa là thể hiện s thống nhất giữa nhận thức, thái độ và hành vi
Tính trách nhiệm còn thể hiện năng l c khi cá nhân hiểu v trách nhiệm ý nghĩa/ tầm quan trọng của trách nhiệm, thái độ t giác, sẵn sàng th c hiện bổn phận, nghĩa vụ, th c hiện được các hành động, hành vi thể hiện bổn phận, nghĩa vụ
có t quả
Như vậy, khi xem tính trách nhiệm với tư cách là phẩm chất chỉ dừng ở cá
nhân đó có thể hiện hành động, hành vi có trách nhiệm hay không? còn khi xem tính trách nhiệm với tư cách là năng l c thì còn cần phải xem xét thêm hành động,
hành vi có trách nhiệm đó có đạt được kết quả mong muốn hay không?
Tính trách nhiệm của HS thể hiện bổn phận, nghĩa vụ v các phương diện: với bản thân, với gia đình, nhà trường và cộng đồng (địa phương, quốc gia, toàn cầu)
1.2.3 Giáo d c t nh trách nhiệm cho S T PT
Giáo dục là một quá trình tác động có ý thức của nhà giáo dục đến người được giáo dục bằng những nội dung, phương pháp phù hợp để đạt mục đích giáo dục và giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT là một quá trình toàn vẹn Theo tiếp cận hệ thống cấu trúc, quá trình đó bao gồm các thành tố mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện giáo dục, con đường giáo dục, nhà giáo dục, HS THPT, môi trường giáo dục và kết quả giáo dục Các thành tố này
có mối quan hệ chặt chẽ và chế ước lẫn nhau Giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT phải giúp HS nhận thức được bản chất của trách nhiệm và các biểu hiện của trách nhiệm; giúp HS tin rằng: trách nhiệm là nền tảng đạo đức, pháp luật mà con người sống trong xã hội phải có, từ đó tự giác thực hiện các bổn phận, nghĩa vụ của bản thân; giúp HS ra quyết định có trách nhiệm và đảm nhận trách nhiệm trong mọi tình huống
1.2.4 Ti p cận giá trị v ĩ năng sống
1.2.4.1 Tiếp cận là gì?
Theo từ điển Oxford, cách tiếp cận (approach) được hiểu theo các nghĩa sau
đây: (1) Một cách, hoặc cách thức để xử lí vấn đ ; (2) Một đ xuất, đ nghị ban
đầu; (3) Hành động đến gần
Trong nghiên cứu này, tiếp cận được dùng theo nghĩa thứ nhất, nghĩa là cách thức để giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh THPT
1.2.4.2 Tiếp cận giá trị và KNS
Trang 32Tiếp cận giá trị và KNS trong giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh THPT trong luận án này được hiểu là:
Để giáo dục tính trách nhiệm cho HS theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống cần d a trên:
• Giáo dục giá trị trách nhiệm và tuân thủ cơ chế hình thành giá trị để hình
thành ni m tin vào giá trị trách nhiệm và ni m tin đó sẽ định hướng cho hành động, hành vi có trách nhiệm
Khi thiết kế và tổ chức giáo dục giá trị trách nhiệm cho HS cần đảm bảo cơ chế hình thành giá trị (GT) theo các cấp độ sau:
• Cấp độ nhận thức được thể hiện qua:
• Mức độ biết: ở mức độ giới hạn về các khái niệm, các sự kiện và thuật ngữ
• Mức độ hiểu: hiểu sâu bản chất của GT để có thể thể hiện bằng hành vi
phù hợp
• Cấp độ tình cảm: GT được nội tâm hóa và tích hợp với hệ thống vốn kinh
nghiệm đã có để trở thành tài sản riêng của mỗi cá nhân Ở đây, cần đảm bảo các giá trị được cá nhân đánh giá, lựa chọn tự nguyện qua kinh nghiệm, được suy ngẫm,
và được khẳng định, được nuôi dưỡng trở thành động cơ của hành vi, mục tiêu và lí tưởng của cuộc sống
• Cấp độ hành động: Các giá trị được nội tâm hóa phát huy vai trò định
hướng cho hành vi; từ đó, giá trị được thể hiện qua hành vi của cá nhân Đây chính
là bước ứng dụng giá trị vào thực tế
Các bước như vậy đã giúp chuyển những hiểu biết của con người (qua cấp độ nhận thức) đến thái độ, giá trị (qua trải nghiệm, đánh giá, lựa chọn giá trị) và định
hướng hành động thực tiễn (cần làm gì và làm như thế nào)
• Dựa trên niềm tin vào giá trị trách nhiệm đã được củng cố và phát triển qua chủ đề giáo dục giá trị trách nhiệm, tiếp tục thiết kế và tổ chức giáo dục kĩ năng
ra quyết định có trách nhiệm và kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để HS có thể vận dụng giá trị trách nhiệm vào hai vấn đề quan trọng trong cuộc sống của con người
là: 1) Ra quyết định; 2) Đảm nhận các nhiệm vụ được giao Nếu chỉ dừng ở giáo
dục giá trị trách nhiệm thì có thể đạt được mục tiêu là HS có niềm tin vào giá trị trách nhiệm, và niềm tin đó sẽ định hướng cho những hành động, hành vi có trách
nhiệm Tuy nhiên, trong nhiều tình huống cụ thể HS sẽ không biết l a chọn quyết
Trang 33định nào là có trách nhiệm hay phải th c hiện một nhiệm vụ bất kì như thế nào là
hiệu quả, mang tính xây dựng (theo tính chất của KNS)
Khi thiết kế và tổ chức các chủ đề giáo dục kĩ năng ra quyết định có trách nhiệm và kĩ năng đảm nhận trách nhiệm cần tuân thủ nguyên tắc học dựa vào trải nghiệm với các bước sau:
• Khám phá
• Kết nối
• Thực hành
• Vận dụng
• Trên cơ sở HS đã có niềm tin vào giá trị trách nhiệm, có kĩ năng ra quyết
định có trách nhiệm và kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, tiếp tục đặt HS vào các tình
huống đa dạng thể hiện hành vi, hành động trách nhiệm ở mọi khía cạnh: trách
nhiệm với bản thân; gia đình; học tập, trường lớp; cộng đồng
Ngoài ra, tính trách nhiệm còn được giáo dục trong toàn bộ các hoạt động trong nhà trường, gia đình và cộng đồng Các hoạt động này cũng cần đảm bảo nguyên tắc củng cố niềm tin vào giá trị trách nhiệm và rèn luyện các kĩ năng, thói quen thể hiện tính trách nhiệm - đó cũng là biểu hiện của tiếp cận giá trị và KNS
1.3 Giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh THPT theo tiếp cận giá trị và kĩ năng sống
1.3.1 Đặc điểm t m l - xã hội của học sinh T PT
Tuổi HS THPT là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể: phát triển bình thường, hài hòa, cân đối Trong giai đoạn này, sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật cho thấy sự phát triển của nhân cách HS THPT; nó có ý nghĩa đối với sự phát triển tâm lý của HS chủ động trước nhu cầu tìm hiểu và đánh giá bản thân như:
quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất, nhân cách và năng l c riêng, xuất hiện ý thức trách nhiệm, lòng t trọng, tình cảm nghĩa vụ đó là những giá trị nổi
trội và bền vững mà qua đó các em HS tìm thấy giá trị bản thân cũng như thể hiện giá trị bản thân của mình trong tương quan với người khác Đây là một đặc điểm thuận lợi để phát huy tính trách nhiệm của HS
Ở lứa tuổi này HS đã có những chính kiến riêng và tư duy phản biện, nên không thể áp đặt các em phải tin vào điều này, làm theo điều kia Do đó khi giáo dục tính trách nhiệm cho HS, đặc biệt là khi giáo dục giá trị trách nhiệm cần tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, đánh giá xem trách nhiệm có thực sự là cần thiết
Trang 34và quan trọng không Đồng thời, ở lứa tuổi này, HS có thể thực hiện giáo dục giá trị theo trật tự các cấp độ nhận thức, tình cảm, hành động trong cơ chế chuyển giá trị khách quan thành giá trị cá nhân, còn đối với học sinh nhỏ thì các cấp độ này có thể hoán vị cho nhau
HS THPT ngày nay bên cạnh một bộ phận đã có động cơ hoạt động vì mục đích xã hội hay lợi ích cộng đồng, nhưng cũng còn nhiều HS ý thức trách nhiệm còn yếu thể hiện ngay cả đối với bản thân và gia đình Trong khi đó HS ở lứa tuổi này có những khát vọng, hoài bão, ước mơ về tương lai Để thực hiện được những điều đó,
HS cần phải có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, học tập, trường, lớp, gia đình và cộng đồng
Do vậy, giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT cần được quan tâm thỏa đáng
để các em có thể làm tròn các bổn phận và tự chủ hoàn thành các vai trò của mình
1.3.2 M c tiêu giáo d c t nh trách nhiệm cho S T PT theo ti p cận giá trị v
1.3.3.1 Giáo dục nhận thức cho HS v giá trị trách nhiệm
Tiến sĩ Albert Elis khẳng định rằng: “Hầu hết những hành vi sai lệch, hành
vi kém thích nghi là do những suy nghĩ không hợp lý, những ni m tin sai lệch hoặc những mong muốn thái quá không phù hợp gây ra”, vì vậy nhà trường và các nhà
giáo dục phải có nhiệm vụ làm cho các em hiểu bản chất của giá trị trách nhiệm và các khía cạnh biểu hiện của trách nhiệm trong thực tiễn cuộc sống Nhiệm vụ này
Trang 35tương đương với cấp độ nhận thức trong cơ chế chuyển giá trị khách quan của xã hội thành giá trị cá nhân Ở cấp độ này bao gồm:
• Mức độ bi t: Thể hiện ở mức độ giới hạn về các khái niệm, các sự kiện và
thuật ngữ về giá trị cần giáo dục Nên cần phải chuyển sang mức độ hiểu sâu hơn về bản chất bên trong của các khái niệm, sự kiện cũng như ý nghĩa của việc nắm được các khái niệm, các chuẩn mực, quy tắc thể hiện các giá trị đó
• Mức độ hiểu: Mức độ này thể hiện sự hiểu sâu bản chất của giá trị để có
thể thể hiện bằng hành vi phù hợp
Ở lứa tuổi HS THPT các em cần nhận thức được rằng: Người có trách nhiệm
là người luôn hoàn thành bổn phận của mình trong gia đình, nhà trường và xã hội;
cụ thể như sau:
• Giúp các em phải biết chịu trách nhiệm trước những hành động của mình
• Giúp các em hiểu rằng, nếu thiếu tính trách nhiệm thì các sai lầm nối tiếp diễn ra dẫn đến tổn thương cho bản thân và những người xung quanh Nếu không gánh lấy trách nhiệm thì bản thân các em và những người xung quanh các em sẽ không bao giờ được hạnh phúc Chúng ta kết nối với nhau bằng những mối quan hệ
và thứ ràng buộc lẫn nhau đó chính là trách nhiệm
• Giúp các em có những quan điểm đúng đắn về các chuẩn mực của hành vi
có trách nhiệm, hình dung được tiến trình đạt kết quả của công việc và dự đoán được những hậu quả do hành vi và hoạt động thiếu trách nhiệm của mình đem lại
• Đồng thời trách nhiệm của người học sinh THPT còn thể hiện ở trách nhiệm đối với bản thân, đối với học tập và trường, lớp Do đó, ngay bây giờ phải rèn luyện sức khỏe, ý chí, học tập tốt, chọn nghề phù hợp thể hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước
1.3.3.2 Hình thành và phát triển ý thức, thái độ trách nhiệm cho học sinh
Sau khi có hiểu biết, cần phải có niềm tin vào giá trị trách nhiệm để có ý thức, thái độ trách nhiệm; và niềm tin đó được nuôi dưỡng trở thành nhu cầu, động
cơ của hành vi
Do vậy, hình thành và phát triển ý thức, thái độ trách nhiệm trở thành một nhiệm vụ trong giáo dục tính trách nhiệm cho HS Nhiệm vụ này tương đương với cấp độ tình cảm trong cơ chế chuyển giá trị khách quan của xã hội thành giá trị cá nhân Muốn HS có được niềm tin vào cuộc sống phải có trách nhiệm như sự tất yếu
Trang 36thì cần phải tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm, đánh giá và lựa chọn những gì thể hiện trách nhiệm là có ý nghĩa đối với các em
1.3.3.3 Hình thành và phát triển kỹ năng, hành vi, thói quen thể hiện tính trách nhiệm
Nếu chỉ có hiểu biết, niềm tin vào giá trị trách nhiệm thì cũng chưa đủ, mà hiểu biết và niềm tin đó cần phải được chuyển hóa thành kĩ năng hành vi, thói quen thể hiện trách nhiệm Nhiệm vụ này tương đồng với cấp độ hành động trong cơ chế chuyển giá trị khách quan của xã hội thành giá trị cá nhân
Kĩ năng, hành vi, thói quen thể hiện trách nhiệm vừa là yếu tố hợp phần của phẩm chất trách nhiệm, đồng thời cũng là dấu hiệu thể hiện năng lực thực hiện trách nhiệm
1.3.3.4 Thay đổi thái độ, thói quen thiếu trách nhiệm đã có
Trong quá trình sống, lứa tuổi học sinh THPT ít hoặc nhiều các em đã bị tập nhiễm thái độ, hành vi thiếu trách nhiệm ở một phương diện nào đó Nhiệm vụ giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT không những hình thành và phát triển thái độ, hành vi trách nhiệm mới mà còn khắc phục, thay đổi những thái độ, hành vi thiếu trách nhiệm đang tồn tại Đây là một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều so với hình thành thái độ, hành vi mới
1.3.3.5 Mối quan hệ giữa tính trách nhiệm với các phẩm chất khác
Khi giáo dục tính trách nhiệm cho HS cần đảm bảo mối quan hệ mật thiết với giáo dục các phẩm chất khác để chúng củng cố và hỗ trợ cho nhau làm tăng hiệu quả giáo dục:
• Mối quan hệ giữa t nh trách nhiệm với yêu thương
Yêu thương là giá trị làm cho mối quan hệ giữa chúng ta trở nên tốt hơn Khi con người có lòng yêu thương đối với gia đình và với người khác, họ sẽ có trách nhiệm với những việc mình làm Lòng yêu thương chi phối trực tiếp lên thái độ và hành vi có trách nhiệm của mình đối với bản thân và với người khác Chính vì vậy, nếu có lòng yêu thương thì họ sẽ hành vi có trách nhiệm
• Mối quan hệ giữa t nh trách nhiệm v hợp tác
- Hợp tác là làm việc cùng nhau theo mục tiêu chung và cùng giải quyết vấn
đề với nhau Điều này đòi hỏi phải có sự bằng lòng để làm rõ vấn đề và phải tuân theo các kế hoạch, luật lệ và những đòi hỏi cần thiết Chính vì vậy, mỗi người phải nhận thức được tầm quan trọng của công việc, để tự mỗi cá nhân biết góp phần trách nhiệm của mình cho tập thể, phải biết điều gì là cần thiết, điều gì là nên làm
Trang 37- Hợp tác chỉ có hiệu quả khi mỗi cá nhân đều phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ hay mục tiêu chung Do đó, tính trách nhiệm và giá trị hợp tác có mối quan hệ tương hỗ với nhau
• Mối quan hệ giữa t nh trách nhiệm v lòng t trọng ở mỗi cá nh n
- Tự trọng là kỹ năng sống giúp ta cảm nhận được giá trị bản thân mình và lòng tự trọng giúp ta làm chủ được tình huống trong thế giới xung quanh theo định hướng của những giá trị đích thực
- Trong công việc, lòng tự trọng biểu hiện ở khả năng cố gắng, tự làm, ở sự
nỗ lực, không dựa dẫm trông chờ người khác Một công việc dù khó đến đâu nếu biết cố gắng và có tinh thần trách nhiệm cao thì sẽ hoàn thành, vượt qua
- Người có lòng tự trọng sẽ biết xấu hổ và tự nhận trách nhiệm về mình
- Người tự trọng là người có dũng khí tự nhận trách nhiệm một cách thiết thực những sơ sót xảy ra trong lĩnh vực mình đảm nhận, chứ không chỉ dừng lại ở lời nói suông
- Trên cơ sở đó, chúng ta thấy rằng, tính trách nhiệm có mối quan hệ đến lòng tự trọng Người có lòng tự trọng thì họ sẽ có tính trách nhiệm cao trong công việc cũng như đối với bản thân mình
• Mối quan hệ giữa t nh trách nhiệm v t nh ỷ luật
Kỷ luật là sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách nhằm tạo ra sự tự chủ, phục tùng Kỷ luật giúp đào tạo con người, nhờ có kỷ luật năng lực con người được tập trung để hướng đến một mục tiêu, nhờ đó ta có thể đi tới chỗ thành công
Như vậy, con người có tính trách nhiệm, họ mới có thể tuân thủ kỷ luật đề ra cho bản thân Do đó tính trách nhiệm có mối quan hệ đến tính kỷ luật Người có tính
kỷ luật họ sẽ có trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, nhà trường và cộng đồng
Từ những phân tích trên cho thấy bên cạnh việc giáo dục tính trách nhiệm cần quan tâm đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa trách nhiệm với yêu thương, hợp tác, t trọng và tính kỷ luật sẽ đạt hiệu quả hơn
1.3.4 Nội dung giáo d c t nh trách nhiệm cho S T PT theo ti p cận giá trị v KNS
Nội dung giáo dục tính trách nhiệm cho HS THPT được xác định dựa trên phương diện của mối quan hệ, tương quan với chủ thể mà qua đó kỹ năng ra quyết định và kỹ năng đảm nhận trách nhiệm thể hiện được tính trách nhiệm phù hợp với bối cảnh và đặc điểm tâm lý của HS THPT, cụ thể như sau:
1.3.4.1 Trách nhiệm đối với bản thân
Trang 38Mỗi người trước hết cần có trách nhiệm đối với chính mình cụ thể như sau: xác định rõ trách nhiệm đạo đức của bản thân mình, biết yêu quí giá trị của bản thân, biết tự chăm sóc bản thân, tự trọng, tự tin, trách nhiệm với lời nói và công việc được giao, luôn giữ chữ tín và lời hứa của mình, biết giữ an toàn phòng tránh những tai nạn, thương tích có thể xảy ra, khi quyết định một vấn đề nào đó biết lường trước những hậu quả xảy ra, xác định mục tiêu và kế hoạch để phát triển bản thân, luôn có những quyết định có trách nhiệm đối với bản thân, luôn có những suy nghĩ
và hành vi tích cực, hình thành lối sống lành mạnh, tích cực, phát triển bản thân trên
cơ sở lòng tự trọng, tự tin và biết rút kinh nghiệm, sửa lỗi sau mỗi lần phạm lỗi [12]
1.3.4.2 Trách nhiệm đối với học tập, trường, lớp
Đối với nhà trường, HS THPT thể hiện tính trách nhiệm thông qua việc tự giác thực hiện các quy định, nội quy học tập, trường lớp, lắng nghe và tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài trên lớp, tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức, trau dồi các
kỹ năng trong các môn học, tham gia tất cả các hoạt động để phát triển hết tiềm năng của bản thân, thể hiện sự tự tin và tính trách nhiệm của mình, tính tự chủ, tự giác trong học tập là phải biết tự điều chỉnh hành vi trong học tập, không gian dối trong thi cử, tự giác học bài và làm bài ở nhà, kính trọng giáo viên, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, biết tự đề ra cho mình một kế hoạch mà tự mình cảm thấy thoải mái, một phương hướng học tập mà mình thấy tốt nhất để có sự cân bằng giữa học, chơi và nghỉ ngơi, phải chú tâm, biết nghiên cứu, tìm tòi trong quá trình học tập, lắng nghe và tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài trong lớp, chia sẻ công việc, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ được giao với bạn bè và nhóm học tập và tích cực tham gia các hoạt động do trường lớp tổ chức
1.3.4.3 Trách nhiệm đối với gia đình
Ở phương diện này tính trách nhiệm thể hiện cả trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí, vì trong “Luật hôn nhân và gia đình” có quy định trách nhiệm của các thành viên trong gia đình Đối với HS THPT, các em phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ và yêu thương mọi người trong gia đình bằng hành vi và thói quen, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành
vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp có nhiều con thì các con phải cùng chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, không làm ảnh hưởng xấu đến thanh danh của gia đình, không làm tổn thương người thân của mình, nhận thức rõ quyền lợi đi đôi
Trang 39với trách nhiệm, thực hiện những công việc gia đình mà cha mẹ giao cho, s n sàng đóng góp công sức của mình vì hạnh phúc gia đình, vì người thân, ruột thịt, luôn có chí hướng, nỗ lực bản thân để đem lại niềm vinh hạnh cho gia đình [12]
1.3.4.4 Trách nhiệm đối với cộng đồng
Trong cuộc sống, trách nhiệm không thể thiếu đối với mỗi cá nhân và tập thể Các công dân nói chung, HS THPT nói riêng muốn trở thành công dân có ích cho đất nước cần phải sống có trách nhiệm đối với cộng đồng qua những công việc
hàng ngày như: quan tâm đến mọi người xung quanh và môi trường sống; hiểu biết
các chính sách xã hội; tích c c tham gia các hoạt động vì cộng đồng; tuân thủ luật pháp; tham gia các hoạt động công ích, xã hội; hoạt động từ thiện, nhân đạo; hoạt động lao động; hoạt động tập thể; không vi phạm pháp luật; không vi phạm những quy định của cộng đồng; thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng bằng các hành động mang tính tích c c, xây d ng; Th c hiện các quy định của công dân ở nơi trú; Chấp hành quy định của cộng đồng; Th c hiện các tiêu chí xây d ng tổ dân phố, gia đình văn hóa Nếu mọi người đều có trách nhiệm trong lối sống đối với
cộng đồng thì đồng nghĩa với việc họ đang góp phần cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại, xây dựng đất nước thành công trên nhiều lĩnh vực và cũng dần hoàn thiện nhân cách của mình
HS THPT phải thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng bằng cách
tự giác đề ra những việc cần phải hoàn thành và xác định thời gian chính xác để thực hiện chúng một cách khoa học và có hiệu quả Chẳng hạn như việc tự nguyện tham gia các phong trào, hoạt động chống đói nghèo; Thực hiện các hành động bảo
vệ môi trường
Ngoài ra, mỗi người chúng ta có thể thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với
cộng đồng toàn cầu bằng cách tôn trọng toàn thể nhân loại Th c hiện hoạt động
hưởng ứng giờ trái đất và biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là một trong những
thách thức phức tạp và lớn nhất mà thế giới đang phải đối mặt Biến đổi khí hậu gây
ra sự biến động lớn về quy luật thời tiết gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước Nhưng chỉ gần đây, loài người mới thấy được ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ môi trường và cuộc chiến thực sự chống lại sự biến đổi khí hậu
Như vậy, mỗi công dân nói chung, HS THPT nói riêng đều có tính trách nhiệm đối với cộng đồng toàn cầu bằng cách tham gia hưởng ứng giờ trái đất, phòng tránh biến đổi khí hậu, phân biệt chủng tộc, tham gia các phong trào, hoạt
Trang 40động chống đói nghèo, thực hiện các hành động bảo vệ môi trường thì sẽ cho một thế giới hòa bình, kinh tế phát triển bền vững
1.3.5 Nguyên tắc giáo d c t nh trách nhiệm cho S T PT theo ti p cận giá trị
v ỹ năng sống
1.3.5.1 Nguyên tắc d a vào s trải nghiệm
Niềm tin vào giá trị và kỹ năng sống không thể có được thông qua đọc sách,
mà phải qua trải nghiệm Một phần quan trọng đối với học kĩ năng sống là sự tương tác giữa kiến thức mới hoặc kinh nghiệm mới và kiến thức và kinh nghiệm đã có Còn niềm tin vào giá trị phải dựa trên sự trải nghiệm, được đánh giá giá trị xem có
thật sự có ý nghĩa hay không và trên cơ sở đó mới lựa chọn và tin vào giá trị
Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống là nhằm giúp người học thay đổi cách ứng xử của mình theo hướng tích cực, hiệu quả Chỉ có cách học dựa trên tự khám phá bản thân hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp con người thay đối căn bản hành vi của mình Bản chất của nó chính là sự trải nghiệm (Carl Rogers) Giáo dục dựa vào sự
trải nghiệm hay học tập qua kinh nghiệm dựa trên các hoạt động có hướng dẫn Đây
là hình thức học tập gắn liền với các hoạt động có sự chuẩn bị ban đầu và có phản hồi, trong đó đề cao kinh nghiệm chủ quan của người học Trong hình thức học tập này, GV chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn thúc đẩy việc trực tiếp trải nghiệm của
HS, đảm bảo quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức của HS có ý nghĩa và lâu dài
Hầu hết các mô hình giáo dục dựa vào sự trải nghiệm đều có tính tuần hoàn
và chu kỳ với các giai đoạn cơ bản:
• Giai đoạn Trải nghiệm: Bắt đầu từ hành động trong đó khai thác kinh
nghiệm đã có gắn liền với bối cảnh (cũ) mà người học đã trải qua
• Giai đoạn Phản hồi kinh nghiệm xảy ra khi người học sử dụng kinh
nghiệm đã có của mình để xử lý các sự việc, sự kiện đang xảy ra và phản hồi, chia
sẻ những điều thu được, chưa được
• Giai đoạn học kiến thức và kinh nghiệm mới tạo ra những hiểu biết mới
(hay học lý thuyết)
• Giai đoạn th c nghiệm tương ứng với việc người học áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm vừa mới lĩnh hội (giai đoạn 3) vào các bối cảnh hoặc sự việc
mới và kinh nghiệm cứ thế được tạo ra
Từ đ y vận d ng v o giáo d c KNS đã có quy trình 4 bước sau: