1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Ứng dụng mô hình cân đối liên ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam.

106 605 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO ÐẠI HỌC ÐÀ NẴNG NGUYỄN VĂN VIỆT ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TR

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng- Năm 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO

ÐẠI HỌC ÐÀ NẴNG

NGUYỄN VĂN VIỆT

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH

TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN MẠNH TOÀN

Ðà Nẵng – Năm 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các s ố liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công b ố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Văn Việt

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục đề tài 3

6 Tổng quan tài liệu 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH I/O TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 8 1.1.TỔNG QUAN VỀ I/O 8

1.1.1 Sơ lược về sự hình thành bảng I/O 8

1.1.2 Cấu trúc và nội dung bảng I/O 8

1.1.3 Các loại bảng I/O 12

1.1.4 Ý nghĩa của bảng I/O 14

1.1.5 Phương pháp lập bảng I/O 14

1.2.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH I/O TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 18

1.2.1 Cơ sở làm nền tảng cho việc tính toán các liên kêt 18

1.2.2 Phương pháp phân tích các mối liên kết ngành 20

1.2.3 Chỉ số kích thích nhập khẩu 25

1.2.4 Ứng dụng các chỉ số liên kết và chỉ số kích thích nhập khẩu trong việc xác định các ngành kinh tế trọng điểm 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

Trang 5

CHƯƠNG 2 XÁC ĐỊNH NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH CÂN ĐỐI

LIÊN NGÀNH 31

2.1 CƠ SỞ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU 31

2.1.1 Quá trình hình thành và xây dựng mô hình I/O ở Việt Nam 31

2.1.2 Mô hình cân đối liên ngành Việt Nam năm 2010 31

2.2 XÁC ĐỊNH NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM CỦA VIỆT NAM 34

2.2.1 Phân tích các hệ số liên kết liên ngành 34

2.2.2 Ứng dụng dụng các chỉ số liên kết và chỉ số kích thích nhập khẩu để xác định các ngành kinh tế trọng điểm 48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 59

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 60

3.1.CÁC KẾT LUẬN RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 60

3.2.HÀM Ý CHÍNH SÁCH 64

3.2.1 Một số kiến nghị chính sách cho 4 nhóm ngành 64

3.2.2 Một số kiến nghị chính sách đối với ngành kinh tế trọng điểm 66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79

KẾT LUẬN CHUNG 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

PHỤ LỤC

Trang 6

3.4 Bảng ngành kinh tế trọng điểm sử dụng chính sách đầu

3.5 Bảng ngành kinh tế trọng điểm sử dụng chính sách kích

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

2.1 BL phương pháp Rasmussen 362.2 FL phương pháp Rasmussen 382.3 BL phương pháp Chenery - Watanabe 412.4 FL phương pháp Chenery - Watanabe 422.5 FL - Phương pháp Gosh 472.6 NBL, NFL và chỉ số kích thích nhập khẩu 523.1 Chính sách ưu tiên áp dụng 64

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc xác định ngành kinh tế trọng điểm của một nền kinh tế của một quốc gia là một vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, bởi lẻ một quốc gia với nguồn lực có hạn thì hoàn toàn không thể đầu tư hay phát triển tất cả các ngành nghề mà sẽ tập trung phát triển những ngành nghề trọng điểm để tạo nên sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh Điều này nhằm theo xu hướng chuyên môn hoá nền kinh tế với bối cảnh toàn cầu hoá

Hiện nay, phân tích I/O đã trở thành một phương tiện không thể thiếu cho việc nghiên cứu mối liên hệ lẫn nhau giữa các ngành trong nền kinh tế

và xác định các ngành kinh tế trọng yếu Các nghiên cứu của Rasmussen (1956) , Chenery and Watanabe (1958) và Ghosh (1958) đặt nền tảng lý thuyết cho việc xây dựng các phương pháp xác định các chỉ số liên kết Kể

từ đó, đã có nhiều nghiên cứu khác nhau ứng dụng các chỉ số này để xác định các ngành kinh tế trọng yếu của các nước trên thế giới trong từng giai đoạn cụ thể (Hazari, 1970; Laumas, 1975; Jones, 1976; Rao and Harmston, 1979; Cella, 1984; Heimler 1991; Dietzenbacher và Linden, 1997…)

Ở Việt Nam việc xác định ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào của nền kinh tế và mang tính định tính Việc

sử dụng mô hình cân đối liên ngành để xác định ngành kinh tế trọng điểm xuất phát từ việc phân tích cả yếu tố đầu vào và đầu ra, cả cung và cầu, và mang tính định lượng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có bài viết nào sử dụng mô hình cân đối liên ngành để xác định ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế một cách rõ ràng, chặt chẽ và sâu sắc Trước đây có một số bài

Trang 9

viết áp dụng mô hình I/O chỉ dừng lại ở chỗ phân tích cơ cấu, mối quan hệ trong nền kinh tế và chưa đi sâu vào việc xác định ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam

Sử dụng mô hình cân đối liên ngành sẽ giúp giải quyết việc xác định ngành kinh tế trọng điểm vừa xuất phát từ yêu cầu phân tích cả cung lẫn cầu của nền kinh tế và vừa mang tính định tính và định lượng Xuất phát từ những

vấn đề mang tính cấp thiết trên nên tôi chọn đề tài “ Ứng dụng mô hình cân đối liên ngành trong việc xác định các ngành kinh tế trọng điểm của Việt

Nam”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài hoàn thành giúp xác định một số ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Từ đó củng cố cơ sở lý luận sử dụng mô hình cân đối liên ngành để xác định ngành kinh tế trọng điểm ở Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài xác định cụ thể ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay bằng việc sử dụng mô hình cân đối liên ngành

sử dụng bảng IO của Việt Nam năm 2010

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại việc vận dụng lý thuyết mô hình cân đối liên ngành để xác định ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay dựa vào bảng I/O 2010 của Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Ứng dụng lý thuyết mô hình cân đối liên ngành dựa trên các hệ số liên kết và chỉ số khích thích nhập khẩu để xác định ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế Thống kê, mô tả, phân tích các hệ số từ mô hình cân đối liên ngành từ đó rút ra được những ngành kinh tế trọng điểm, vai trò và sức lan tỏa

Trang 10

của từng ngành, những tác động của từng chính sách lên ngành và từ ngành lan tỏa lên cả nền kinh tế Dựa trên các nền tảng về xu hướng phát triển, định hướng chung và thực tiễn của nền kinh tế để thực hiện nghiên cứu định tính

và định lượng

5 Bố cục đề tài

Đề tài bao gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về việc ứng dụng mô hình cân đối liên ngành trong việc xác định ngành kinh tế trọng điểm

Chương 2: Xác định ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam thông qua việc sử dụng mô hình cân đối liên ngành

Chương 3: Kết luận và hàm ý chính sách

6 Tổng quan tài liệu

a Các nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu của Rasmussen (1956), Chenery and Watanabe (1958)

và Ghosh (1958) đặt nền tảng lý thuyết cho việc xây dựng các phương pháp xác định các chỉ số liên kết Kể từ đó, đã có nhiều nghiên cứu khác nhau ứng dụng các chỉ số này để xác định các ngành kinh tế trọng yếu của các nước trên thế giới trong từng giai đoạn cụ thể (Hazari,1970; Laumas,1975; Jones, 1976; Rao and Harmston,1979; Cella, 1984; Heimler 1991; Dietzenbacher và Linden, 1997

Ronald E.Miller and Peter D.Blair (1985), Input – Output Analysis – Foundation and Extensions, Prentice – Hall Với nội dung xây dựng, lập bảng

và phân tích bảng I/O một cách rõ ràng và chi tiết Giải thích, phân tích tác động của từng hệ số trong mô hình I/O

S Amer Ahmed and Paul V Preckel ( 2007), Comparison of RAS and Entropy Methods in Updating IO Tables Bài viết so sánh 2 phương pháp

Trang 11

RAS và phương pháp CE trong việc lập bảng IO, khử các phần tử âm trong

ma trận hệ số chi phí trực tiếp

ISIC, Printed in United Nations, New York ( 2008) Tổng quan về việc phân ngành kinh tế và ngành sản phẩm trong hệ thống nền kinh tế Các hoạt động sản xuất, sản phẩm của từng ngành

Học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo nghiên cứu khái niệm về lợi thế so sánh, cho thấy cả hai quốc gia đều có thể thu được thặng dư nếu mỗi quốc gia chuyên môn hóa trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có lợi thế so sánh Một quốc gia sản xuất cả hai hàng hóa đều kém hiệu quả hơn quốc gia kia vẫn có thể thu được lợi ích thương mại Quốc gia đó sẽ tập trung sản xuất

và xuất khẩu hàng hóa kém lợi thế ít hơn, và nhập khẩu hàng hóa kém lợi thế nhiều hơn Lý thuyết trở thành nền tảng cho việc xác định ngành kinh tế trọng điểm cho từng quốc gia

b Các nghiên cứu trong nước

Bài báo “ Nguyên nhân thâm hụt thương mại kéo dài của Việt Nam nhìn

từ mô hình cân đối liên ngành” của Bùi Trinh, Nguyễn Văn Huân, Vũ Ngọc Anh, Nguyễn Việt Phong đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN – Kinh tế và kinh doanh số 27 năm 2011 Bài viết giới thiệu một số phân tích định lượng nhằm tìm ra nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài và có

xu hướng ngày càng tăng trong thập kỷ qua ở Việt Nam Thông qua bảng cân đối liên ngành do Tổng cục Thống kê công bố và các lý thuyết cơ bản của W Leontief và J Keynes, bài viết phân tích các chỉ số kích thích sản xuất và chỉ

số kích thích nhập khẩu dựa trên cấu trúc của nền kinh tế Từ đó, nhóm tác giả khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách và lập kế hoạch cần ưu tiên các ngành trọng điểm và xây dựng lại một cấu trúc phù hợp cho nền kinh tế của Việt Nam Ngoài ra, nhóm tác giả còn so sánh chỉ số kích thích nhập khẩu

Trang 12

với hệ số bảo hộ hữu hiệu để có thể ban hành chính sách kinh tế phù hợp theo cam kết với WTO

Sách “Mũi nhọn kinh tế- cơ sở lý luận và thực tiễn” của Đỗ Hoàng Toàn

và Vũ Trọng Lâm xuất bản 2007, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội đã nêu ra

cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xác định ngành kinh tế mũi nhọn Theo các tác giả, giai đoạn 1998 - 2008 chiến lược phát triển ngành của Việt Nam còn yếu Nội dung thể hiện khi xác định một ngành mũi nhọn cần phải xác định cụ thể một ngành hẹp nào đó, không nên nêu những ngành có phạm vi rộng Việt Nam không nên đặt ra mục tiêu nội địa hoá hầu hết một sản phẩm nào đó Các hàng hoá mà Việt Nam sản xuất và xuất khẩu phải là các hàng hoá mà Việt Nam có lợi thế so sánh động so với các nước khác Các ngành mũi nhọn cần phải cạnh tranh được trên thị trường quốc tế

Sách “Phương pháp phân tích kinh tế và môi trường thông qua mô hình Input – Output (Modelling) của Bùi Bá Cường, Bùi Trinh, Dương Mạnh Hùng xuất bản năm 2004, NXB Thông kê Với mục đích đưa ra các phương pháp phân tích trực tiếp mô hình IO từ các nhân tử Vào - Ra (IO) và các kiểu

mở rộng mô hình IO ngoài SAM nhằm tính toán đa dạng các ảnh hưởng qua lại đối với nền kinh tế, giúp cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách đưa

ra các chính sách phát triển kinh tế phù hợp cho từng vùng, từng khu vực để phát huy được các tiềm năng, lợi thế của từng vùng, tạo sự phát triển cân bằng, ổn định và bền vững của nền kinh tế Đưa ra dạng hạch toán kinh tế - môi trường mở rộng từ mô hình IO, dựa vào đó có thể lượng hóa được mức

độ ảnh hưởng của kinh tế đến môi trường và ngược lại Mô hình IO mở rộng cho môi trường này theo tác giả là ưu việt nhất so với các mô hình đang tồn tại Nó đã liên kết được toàn diện không chỉ đối với môi trường mà còn cho

xã hội, văn hóa, tài nguyên, vốn

Trang 13

Sách “Mô hình Input – Output và những ứng dụng cụ thể trong phân tích

và dự báo kinh tế và môi trường”, của Bùi Trinh, Nhà Xuất bản Thành phố

Hồ Chí Minh năm 2001 Cuốn sách này viết về bảng I/O một công cụ quan trọng cho các nhà kinh tế trong phân tích, đánh giá và dự báo kinh tế hiện nay; nó cũng là cơ sở giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định tầm vĩ mô điều khiển nền kinh tế Chương 1 và 2 giới thiệu cô đọng những kỹ thuật lập bảng I/O; chương 3 trình bày các ứng dụng kinh điển của bảng I/O; chương 4 mô tả một hướng phát triển ứng dụng mới của I/O; chương 5 giới thiệu vai trò hiện nay của I/O tại Việt Nam

Bài báo “ Bảng nguồn và bảng sử dụng và phương pháp chuyển bảng nguồn sử dụng thành bảng IO” của Bùi Trinh, Tổng Cục Thống Kê, Đăng trên tạp chí Thống kê Quốc Tế và Hội Nhập, Số 2 – 2010 Bài báo trình bày về bản chất, nội dung của bảng nguồn và bảng sử dụng Và đặc biệt hơn, bài báo đưa ra phương pháp chuyển bảng nguồn sử dụng thành bảng IO

Bài báo “Mô hình cân đối liên ngành trong phân tích và dự báo sản lượng, thu nhập và việc làm” của Nguyễn Mạnh Toàn đăng trên tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng – Số 3(44) năm 2011 Bài báo giới thiệu

và trình bày nội dung cơ bản của mô hình I/O theo một trình tự, logic, dễ tiếp cận Đặc biệt, thông qua việc giới thiệu cấu trúc của mô hình mở rộng và các nhân tử thu nhập, nhân tử việc làm sẽ giúp ứng dụng trong việc nghiên cứu, hoạch định các chính sách kinh tế, góp phần tạo thu nhập và giải quyết công

ăn việc làm cho người lao động

Bài báo “Xác định các chỉ số liên kết kinh tế thông qua phân tích cân đối liên ngành của Nguyễn Mạnh Toàn và Nguyễn Thị Hương đăng trên tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng – Số 4(44) năm 2013 Bài viết đã nêu rõ cơ sở lý luận việc vận dụng mô hình cân đối liên ngành để xác định các

Trang 14

ngành kinh tế trọng điểm thông qua các hệ số liên kết Bài viết trở thành nền tản cơ sở lý luận cho đề tài vận dụng mô hình cân đối liên ngành để xác định ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam hiện nay

Đề tài “Ứng dụng mô hình I/O trong phân tích mối quan hệ giữa các ngành kinh tế” của Nguyễn Thị Kiều Trinh luận văn thạc sỹ kinh tế Đại học

Đà Nẵng năm 2012 Bài viết phân tích được mối quan hệ giữa các ngành kinh

tế, phân tích các ngành đầu tư hiệu quả dựa vào bảng I/O 2007 của Việt Nam

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH I/O TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

1.1 TỔNG QUAN VỀ I/O

1.1.1 Sơ lược về sự hình thành bảng I/O

Mô hình cân đối liên ngành được Giáo sư Wassilily Leontief xây dựng vào cuối những năm 1930 và nhờ đó ông đã được nhận giải thưởng Nobel kinh tế vào năm 1973 Cùng với việc phát triển bảng I/O thành bảng SAM của Richard Stone (1961), Miyazawa mở rộng bảng I/O thành mô hình nhân khẩu – kinh tế (Demographic – Economic modeling) và mô hình này tiếp tục được phát triển bởi Batey và Madden (1983) Mô hình đưa ra khái niệm ma trận nghịch đảo Leontief mở rộng và ma trận Keynes, qua đó có thể phân tích mối

quan hệ giữa các nhóm thu nhập và các nhóm tiêu dùng tương ứng

1.1.2 Cấu trúc và nội dung bảng I/O

Trang 16

Nội dung cơ bản của bảng I/O

Sơ đồ khái quát bảng I/O được cấu trúc bởi các ngành theo cột, gọi là ngành cung cấp (cung); các ngành theo dòng gọi là ngành sử dụng ( cầu) Về nội dung kinh tế, bảng I/O gồm 3 thành phần hay 3 ô, mỗi ô nói lên từng mặt

và từng quá trình tái sản xuất

Ô I: Thể hiện chi phí trung gian của các ngành, là phần chủ yếu của bảng bao gồm các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất và các ngành sản xuất ra sản phẩm dịch vụ Phần tử Xij của ma trận X thể hiện ngành j sử dụng sản phẩm của ngành i làm chi phí trung gian trong quá trình sản xuất ra sản phẩm

j Tổng theo cột của Ô I thể hiện tổng chi phí trung gian của từng ngành

Ô II: Thể hiện việc sử dụng sản phẩm của mỗi ngành cho tiêu dùng không phải sản xuất, đó là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình (C), tiêu dùng của chính phủ ( G), tích lũy tài sản (I), xuất khẩu (X) – Nhập khẩu (M)

Ô III: Giá trị tăng thêm của các ngành, bao gồm thu nhập của người lao động (L), thuế gián thu đánh vào sản phẩm (T), khấu hao tài sản cố định (K), thặng dư sản xuất (P)

Xét theo cột của bảng I/O, có thể nhận thấy để thực hiện quá trình sản xuất mỗi ngành phải sử dụng các yếu tố đầu vào từ các ngành khác trong nền kinh tế và kết hợp các yếu tố đầu vào với giá trị gia tăng để tạo ra giá trị sản xuất cho từng ngành ( Xi ) Như vậy, giá trị sản xuất của mỗi ngành được xác định bằng tổng đầu vào trung gian được mua từ các ngành khác và giá trị gia tăng được tạo ra bởi chính ngành đó Mặt khác, mỗi hàng trên bảng I/O thể hiện giá trị sản xuất của từng ngành được sử dụng cho tiêu dùng trung gian của các ngành trong nền kinh tế và cho tiêu dùng cuối cùng Ký hiệu Fi là giá trị tiêu dùng cuối cùng của ngành thứ i, ta có thể biểu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa giá trị sản xuất, tiêu dùng trung gian và tiêu dùng cuối cùng của các ngành trong nền kinh tế bằng hệ phương trình sau:

Trang 17

Để phân tích tác động trực tiếp của một ngành đến các ngành đầu vào của nó, người ta sử dụng hệ số chi phí trung gian trực tiếp Hệ số này cho biết

để tạo ra được một đồng giá trị sản xuất của một ngành nào đó, cần phải yêu cầu bao nhiêu giá trị đầu vào mua từ trực tiếp từ các ngành khác Hệ số chi phí trung gian trực tiếp aij cho biết để sản xuất được 1 đồng giá trị sản xuất của ngành j cần yêu cầu bao nhiêu giá trị trung gian mua từ ngành i, được tính theo công thức sau:

j

ij ij

X

X

(2) Công thức (2), có thể biến đổi như sau:

X ij = a ij X j (3) Thay vào hệ phương trình (1), ta có:

Trang 18

Trong đó A là ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp, I là ma trận đơn

vị, X là véc tơ giá trị sản xuất và F là véc tơ sử dụng cuối cùng

Công thức (6) có thể biến đổi để biểu diễn quan hệ cơ bản nhất của mô hình I/O, cho phép đo lường sự thay đổi của giá trị sản xuất của từng ngành

n

n n

a a

a

a a

a

a a

a A

2 22

21

1 12

Trang 19

cũng như tổng giá trị sản xuất của cả nền kinh tế dưới tác động của sự thay đổi về tiêu dùng cuối cùng về sản phẩm của từng ngành:

∆X = (I − A)-1 ∆F (7)

Ma trận (I − A)-1 là ma trận hệ số chi phí toàn phần, hay thường gọi là

ma trận nghịch đảo Leontief, ký hiệu là ma trận α Ma trận này cho biết chi phí toàn phần để sản xuất ra một đơn vị sử dụng cuối cùng của một ngành nào

a Xét theo nguồn số liệu

Bảng I/O được chia thành 2 dạng:

Bảng I/O thực hiện (Báo cáo): Còn được gọi là bảng I/O tĩnh, là bảng I/O được lập trên cơ sở số liệu thực tế của kỳ báo cáo

n

n n

α α

α

α α

α

α α

α α

2 22

21

1 12

11

Trang 20

Bảng I/O kế hoạch (dự kiến): Còn được gọi là bảng I/O động, được lập trên cơ sở dự kiến các chỉ tiêu kinh tế cùng mối quan hệ kinh tế trong kỳ kế hoạch

b Xét theo đơn vị tính

Bảng I/O dạng hiện vật: Là bảng I/O mà các số liệu trong bảng biểu hiện bằng đơn vị hiện vật (đơn vị tự nhiên) tương ứng với từng loại sản phẩm Bảng I/O dạng hiện vật bao gồm những sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế quốc dân (dạng không đối xứng, phản ánh các nguồn và tình hình sử dụng các nguồn đó)

Bảng I/O dạng giá trị: Là bảng I/O mà các số liệu trong bảng biểu hiện bằng đơn vị giá trị (giá sử dụng cuối cùng, giá người sản xuất, giá cơ bản) Bảng I/O giá trị có thể được lập theo ngành kinh tế hoặc theo ngành sản phẩm (dạng đối xứng, phản ánh tình hình chu chuyển của sản phẩm xã hội theo cấu thành vật chất và giá trị) Bảng I/O dạng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó là trung tâm của SNA, có thể mô tả chi tiết mối quan hệ giữa các ngành cũng như kiểm tra các mối liên kết của các bảng cân đối trong toàn bộ

hệ thống

c Phân loại theo tính chất

Có 2 loại bảng I/O: bảng I/O cạnh tranh (competitive – import type) và bảng I/O phi cạnh tranh (non-competitive – import type)

Bảng I/O cạnh tranh, ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp bao gồm chi phí đầu vào là sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu, như vậy việc phân tích mức độ lan toả và độ nhậy của nền kinh tế sẽ bị lẫn phần nhập khẩu, một ngành nào đó có độ lan toả cao chưa chắc đã là ngành gây nên ảnh hưởng tích cực đến sản xuất mà chỉ kích thích nhập khẩu

Bảng I-O phi cạnh tranh, ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp không bao gồm chi phí đầu vào là sản phẩm nhập khẩu, như vậy khi khảo sát về mức

Trang 21

độ lan toả và độ nhậy của một ngành sẽ phản ánh được về ảnh hưởng của ngành đó đến sản xuất trong nước

1.1.4 Ý nghĩa của bảng I/O

Mô hình I/O là mô hình toàn diện thể hiện mối liên hệ giữa cung – cầu

và hiện nay có rất nhiều mô hình được xây dựng dựa trên nền tảng của mô hình I/O

Là bộ phận cấu thành, giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ các tài khoản của SNA Bảng IO cho phép nghiên cứu quá trình sản xuất, phân phối lần đầu và sử dụng sản phẩm xã hội và GDP

Bảng I/O có thể dùng để nghiên cứu quy mô, cấu trúc, cơ cấu của các chỉ tiêu kinh tế trong bảng, xác định hệ số kĩ thuật, dự báo kinh tế, phân tích hiệu quả kinh tế,

Dựa trên bảng I/O có thể cho phép mô hình hóa toán học trong các nghiên cứu các quá trình vận động trong nền kinh tế Bảng I/O thể hiện kết cấu về mặt giá trị lẫn kết cấu hiện vật của các ngành kinh tế cũng như trong toàn bộ nền kinh tế

1.1.5 Phương pháp lập bảng I/O

a Các loại giá

Giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra hay được sử dụng trong quá trình sản xuất được đo lường theo các loại giá khác nhau Trong SNA, sử

dụng ba loại giá sau:

- Giá cơ bản là số tiền người sản xuất nhận được do bán hàng hóa hay

dịch vụ sản xuất ra, trừ đi thuế đánh vào sản phẩm, cộng với trợ cấp sản phẩm Giá cơ bản không bao gồm phí vận tải và phí thương nghiệp

- Giá sản xuất là số tiền người sản xuất nhận được do bán hàng hóa hay

dịch vụ sản xuất ra trừ đi thuế VAT được khấu trừ hay thuế được khấu trừ

Trang 22

tương tự, Giá sản xuất không bao gồm phí vận tải và phí thương mại không

do người sản xuất chi trả khi bán hàng;

- Giá sử dụng (giá người mua) là số tiền người mua phải trả để nhận

hàng hóa và dịch vụ tại thời gian và địa điểm do người mua yêu cầu Giá sử dụng không bao gồm thuế VAT được khấu trừ hay thuế tương tự được khấu trừ Giá sử dụng bao gồm cả phí vận tải do người mua phải trả

Mối liên hệ giữa các loại giá được thể hiện như sau:

Giá cơ bản Thuế sản phẩm – Trợ cấp sản phẩm

vận tải

Giá sử dụng (giá người mua)

b Bảng nguồn và sử dụng

Bảng cung ứng sản phẩm( Suplly Table)

Bảng cung ứng sản phẩm là bảng thu thập số liệu về sản phẩm được các ngành sản xuất ra và cung ứng cho nền kinh tế; cho biết thông tin về kết quả sản xuất của nền kinh tế theo sản phẩm và nguồn gốc sản phẩm được sản xuất Bảng cung ứng cũng phân biệt việc cung ứng bởi các ngành trong nước

và nhập khẩu từ các nước khác Trong ma trận sản xuất trong nước đầu ra của các ngành được thể hiện bằng các sản phẩm Vector nhập khẩu thể hiện tổng nhập khẩu theo sản phẩm.Trong bảng cung ứng, giá trị sản phẩm theo nguồn gốc sản xuất được tính theo giá cơ bản Bởi vì trong cấu thành giá trị của sản phẩm mà các ngành sản xuất ra bao gồm giá trị lao động vật hóa, giá trị lao động sống và giá trị thặng dư Hay nói cách khác đó chính là toàn bộ các chi phí cơ bản đầu vào mà người chủ sản xuất chi ra trong quá trình sản xuất các sản phẩm đó mà không bao gồm thuế đánh trên sản phẩm và chi phí lưu thông (phí thương mại và vận tải) Để so sánh được với bảng sử dụng sản phẩm tính theo giá người mua; trong bảng cung ứng sản phẩm có thêm các cột thuế sản phẩm trừ trợ cấp, phí thương nghiệp và vận tải

Trang 23

Bảng sử dụng ( Use Table)

Bảng sử dụng sản phẩm cung cấp thông tin về sử dụng sản phẩm và dịch

vụ trong nền kinh tế Bao gồm ba khối: Khối thứ nhất bên trái ghi các sản phẩm được các ngành kinh tế tiêu dùng trong quá trình sản xuất (tiêu dùng trung gian); khối thứ hai bên phải ghi các sản phẩm dùng trong tiêu dùng cuối cùng; khối thứ ba phía dưới bên trái ghi giá trị gia tăng Các cột phân theo ngành và dòng phân theo sản phẩm Trong bảng sử dụng, cả giá trị sản phẩm

sử dụng cuối cùng lẫn giá trị sản phẩm tiêu dùng trung gian đều được tính theo giá người mua Bởi vì, giữa người sản xuất và người mua luôn tồn tại khoảng cách cả về thời gian (sản xuất thời gian này, sử dụng thời gian khác) lẫn không gian (sản xuất nơi này, sử dụng nơi khác) Cho nên, trong nền kinh

tế có một bộ phận đảm nhận chức năng đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng (lưu thông sản phẩm) Đó là hoạt động vận tải và thương mại Người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng khi mua sản phẩm về sử dụng cho các nhu cầu sản xuất hay cho tiêu dùng thì trong giá mua sẽ bao gồm tất

cả các khoản chi phí cho sản phẩm (cả sản xuất và lưu thông sản phẩm)

Có 2 phương pháp (giả thiết) để chuyển ma trận nguồn và sử dụng về ma trận chi phí trung gian trực tiếp của bảng I-O Đó là giả thiết về công nghệ của sản phẩm và giả thiết về ngành kinh tế

- Giả thiết về công nghệ của sản phẩm: Giả thiết này là một sản phẩm

sản xuất ở đâu cũng có công nghệ tương đương nhau

Đặt :

S’ = C * XA

U = B * XA

Trang 24

Ở đây: S’ là ma trận chuyển vị của ma trận S; là ma trận đường chéo với các phần tử trên đường chéo là phần tử của véc tơ XA; C là ma trận hệ số của

ma trận nguồn và có thể nhận thấy B là ma trận hệ số của ma trận sử dụng Mặt khác ta có :

B * C-1 là ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp của bảng I-O dạng ngành sản xuất x ngành sản phẩm và AC = B * C-1; Còn C-1 * B là ma trận hệ

số chi phí trung gian trực tiếp của bảng I-O dạng ngành sản phẩm x ngành sản phẩm và AI = C-1.B Có thể viết dưới dạng ma trận tổng quát như sau:

(I -C-1*B)-1 0 C-1* Y XA

•••• Giả thiết ngành kinh tế : Giả thiết này hàm ý trong một ngành kinh tế

sản xuất sản phẩm gì cũng có công nghệ như nhau

Trang 25

Viết dưới dạng tổng quát:

1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH I/O TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

1.2.1 Cơ sở làm nền tảng cho việc tính toán các liên kết

Trong bài viết này, việc tính toán các chỉ số liên kết được thực hiện dựa trên các hệ số của bảng cân đối liên ngành (bảng I/O) Mô hình I/O mô phỏng mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm theo hệ thống hàm tuyến tính

Xét theo cột của bảng I/O, có thể nhận thấy để thực hiện quá trình sản xuất mỗi ngành phải sử dụng các yếu tố đầu vào từ các ngành khác trong nền kinh tế (chi phí trung gian) kết hợp các yếu tố đầu vào cơ bản khác (các thành phần của giá trị gia tăng) để tạo ra giá trị sản xuất cho từng ngành Như vậy,

giá trị sản xuất của mỗi ngành j (X j) được xác định bằng tổng đầu vào trung

gian, X ij , được mua từ các ngành và giá trị gia tăng (V j) được tạo ra bởi chính

ngành j Mặt khác, mỗi hàng trên bảng I/O thể hiện giá trị sản xuất của từng

ngành được sử dụng cho tiêu dùng trung gian của các ngành trong nền kinh tế

và cho tiêu dùng cuối cùng Như vậy, giá trị sản xuất của ngành i (X i) được

xác định bằng tổng tiêu dùng trung gian (X ij ) và tiêu dùng cuối cùng (F i) về

sản phẩm của ngành i Có thể nhận thấy, mối liên kết giữa các ngành trong

nền kinh tế được xem xét trên 2 khía cạnh cung- cầu sau đây:

Trang 26

Liên kết ngược: Xét về mặt cầu, mỗi ngành trong nền kinh tế có quan

hệ rất mật thiết với các ngành khác thông qua việc mua các yếu tố đầu vào từ các ngành Do vậy, khi một ngành có điều kiện mở rộng thị trường, tăng trưởng qui mô về nhu cầu tiêu dùng cuối cùng sản phẩm của ngành, sẽ kéo theo nhu cầu tăng cao về sản phẩm của một số ngành khác để làm đầu vào cho sản xuất Đến lượt mình, các ngành khác lại có điều kiện tăng cường sản xuất, tạo ra nhu cầu đầu vào đối với sản phẩm của các ngành khác nữa và sự lan tỏa này diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế qua rất nhiều vòng Mối quan hệ liên kết xuất phát từ khía cạnh thay đổi nhu cầu tiêu dùng cuối cùng về sản phẩm của các ngành, dẫn đến sự thay đổi nhu cầu về tiêu dùng trung gian và tác động đến sản xuất của toàn nền kinh tế được gọi là liên kết ngược

Liên kết xuôi: Xét về mặt cung, mỗi ngành trong nền kinh tế có chức

năng thực hiện việc sản xuất và cung ứng sản phẩm của ngành mình làm đầu vào cho các ngành khác Trong điều kiện năng lực sản xuất bị giới hạn, việc tăng đầu tư và mở rộng sản xuất của một ngành sẽ tác động tích cực đến các ngành khác thông qua việc cung ứng thêm đầu vào để các ngành khác hoạt động Tiếp đó, các ngành khác khi tăng thêm giá trị sản xuất lại có điều kiện cung ứng thêm sản phẩm làm đầu vào cho các ngành khác nữa và sự lan tỏa này cũng diễn ra đến vô tận với qui mô của tác động ngày càng nhỏ dần Bất

kỳ một sự tăng trưởng (hay gián đoạn) trong sản xuất của một ngành cũng có ảnh hưởng tích cực (hoặc tiêu cực) đến sản xuất của các ngành khác trong nền kinh tế thông qua tác động của hoạt động cung ứng Mối quan hệ liên kết xuất phát từ việc thay đổi năng lực sản xuất và cung ứng sản phẩm của một ngành, dẫn đến sự thay đổi về khả năng cung ứng cho tiêu dùng trung gian và từ đó tác động đến sản xuất của toàn nền kinh tế được gọi là liên kết xuôi

Trong khi khá thống nhất với nhau trong việc tính toán và sử dụng các chỉ số liên kết ngược, các nhà nghiên cứu lại có các quan điểm và cách tiếp

Trang 27

cận khá khác nhau trong việc tính toán và ứng dụng các chỉ số liên kết xuôi Phần sau đây sẽ trình bày một số phương pháp khác nhau thường được sử dụng trong việc tính toán các chỉ số liên kết

1.2.2 Phương pháp phân tích các mối liên kết ngành

+ Liên kết ngược: Rasmussen (1956) đề xuất sử dụng tổng theo cột (hay

theo hàng) của ma trận nghịch đảo Leontief, ( ) − 1

− A

I để đo lường mối quan

hệ liên kết giữa các ngành trong nền kinh tế, trong đó A là ma trận hệ số chi

phí trực tiếp Theo phương pháp này, tổng theo cột của ma trận nghịch đảo

Leontief (nhân tử sản lượng - Output Multipliers), được sử dụng để đo lường

độ lớn của chỉ số liên kết ngược

+ Liên kết xuôi: Độ lớn của liên kết xuôi được Rasmussen xác định bằng

cách cộng tổng theo hàng của ma trận nghịch đảo Leontief

i

FL

1

α (2)

Về mặt bản chất kinh tế, chỉ số liên kết xuôi theo phương pháp

Rasmussen đo lường sự gia tăng giá trị sản xuất trong ngành i khi tiêu dùng

cuối cùng của các ngành trong nền kinh tế đồng loạt tăng thêm một đơn vị

Trang 28

Nói cách khác, nó đo lường mức độ mà mỗi ngành bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của một đơn vị tiêu dùng cuối cùng trong tất cả các ngành

Chỉ số liên kết ngược theo phương pháp Rasmussen được sử dụng rất phổ biến để đo lường mức độ liên kết của một ngành với các ngành khác của nền kinh tế dưới tác động của thay đổi trong tiêu dùng cuối cùng Tuy nhiên chỉ số liên kết xuôi xác định theo phương pháp này có một số hạn chế, trừu tượng trong cách giải thích và diễn đạt, không tương thích với ý nghĩa và bản chất của chỉ số liên kết ngược (Jones, 1976)

+ Liên kết ngược: Chenery và Watanabe (1958) sử dụng tổng theo cột của Ma trận hệ số chi phí trực tiếp A (hay còn gọi là ma trận hệ số đầu vào) để

đo lường mức độ của liên kết ngược Theo đó, chỉ số liên kết ngược của

ngành j được xác định như sau:

Coefficient) hay còn được gọi là Ma trận hệ số tiêu dùng đầu ra (Intermediate

Output Coefficient ), ký hiệu là B Khác với hệ số chi trung gian phí đầu vào (Intermediate Input Coefficient- a ij ), các phần tử của ma trận B- gọi là hệ số

tiêu dùng đầu ra, ký hiệu là b ij- cho biết cứ trong một đồng giá trị sản xuất được ngành i tạo ra thì có một lượng giá trị là b ijđược sử dụng để cung ứng

cho ngành j làm chi phí đầu vào Hệ số b ijcủa Ma trận hệ số tiêu dùng đầu ra

B được xác định như sau:

i

ij ij

X X

Trang 29

Như vậy, chỉ số liên kết xuôi trong trường hợp này được xác định theo công thức:

tính “đối xứng” với chỉ số liên kết ngược trong cách lập luận, diễn đạt và tính

toán Tuy nhiên, do chỉ dựa trên hệ số đầu vào (đầu ra) trực tiếp, nên các chỉ

số này mới đo lường vòng đầu tiên của các tác động được tạo nên bởi mối quan hệ lẫn nhau giữa các ngành Phương pháp Chenery-Watanabe ít được sử dụng trong các nghiên cứu gần đây vì nó chỉ phản ánh được những tác động trực tiếp Các chỉ số này thường được gọi là liên kết ngược và liên kết xuôi trực tiếp

c Phương pháp Ghosh

Nhằm khắc phục những hạn chế của chỉ số liên kết xuôi theo phương pháp Rasmussen cũng như phương pháp Chenery và Watanabe (1958), Ghosh (1958), Augustinovics (1970) và sau đó Jones (1976) đề xuất phương pháp sử dụng tổng theo hàng của Ma trận nghịch đảo Ghoshian, hay còn gọi là ma trận

hệ số tiêu dùng toàn phần, để đo lường liên kết xuôi Theo đó:

Trang 30

Trong đó, βijlà phần tử của Ma trận hệ số tiêu dùng toàn phần,

Xét theo cột của bảng I/O, giá trị sản xuất của ngành j được xác định bằng tổng đầu vào trung gian được mua từ các ngành i và giá trị gia tăng được tạo ra bởi chính ngành j Ta có:

X1 = X11 + X21 + + Xn1 + V1

X2 = X12 + X22 + + Xn2 + V2 (7)

Xn = b 1nX1 + b 2nX2 + + b nnXn + VnBiến đổi hệ phương trình (8), ta có:

(1- b 11 )X1 - b 12 X2 - – b n1Xn = V1

- b 12X1 + (1- b 22 )X2 - - b n2Xn = V2

b 1nX1 - b 2nX2 - + (1- b nn)Xn = Vn

Trang 31

Về mặt toán học, hệ phương trình trên có thể được biểu diễn dưới dạng

ma trận như sau:

(9)

Trong đó B là ma trận hệ số tiêu dùng đầu ra, I là ma trận đơn vị, X'là véc

tơ dòng- chuyển vị của véc tơ giá trị sản xuất X- và V là véc tơ giá trị gia tăng:

(10)

Từ (10) có thể biến đổi, cho phép đo lường sự thay đổi của giá trị sản xuất của từng ngành cũng như tổng giá trị sản xuất của cả nền kinh tế dưới tác động của sự thay đổi về giá trị gia tăng của từng ngành:

Giả sử có sự thay đổi về giá trị gia tăng của Ngành 1 thêm 1 đơn vị, các ngành khác đều không thay đổi, khi đó ∆V =[1 0 0], nói cách khác, ta có 1

n

n n

b b

b

b b

b

b b

b B

2 22

21

1 12

Trang 32

∆X2 = β12

(13)

∆Xn = β1n

Như vậy một cách khái quát có thể thấy khi giá trị gia tăng của Ngành i

tăng thêm được 1 đơn vị, giá trị sản xuất của Ngành 1 sẽ tăng lên một giá trị

là βi1, giá trị sản xuất của Ngành 2 sẽ tăng lên một giá trị là βi2… Tổng giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế sẽ tăng một lượng bằng tổng theo dòng của ma trận β

Hiện nay, để xác định chỉ số liên kết ngược người ta thường sử dụng phương pháp Rasmussen dựa trên mô hình Leontief với phương trình cơ bản

là : X = AX + F Để xác định chỉ số liên kết xuôi người ta thường dựa trên mô hình Ghoshian với phương trình cơ bản là: X' = X'B + V

1.2.3 Chỉ số kích thích nhập khẩu

Nghiên cứu dựa trên sự mở rộng quan hệ về thương mại của Keynes, theo đó nhân tử thương mại kiểu Keynes thường chỉ tính đến nhu cầu của nhập khẩu cho sản xuất để đáp ứng tiêu dùng cuối cùng Điều này đôi khi không thực tế vì nhu cầu cuối cùng trong nước bao gồm cả tiêu dùng cuối cùng, tích lũy/ đầu tư và xuất khẩu Hệ thống cân đối liên ngành của Leontief

mở rộng ý tưởng của Keynes và được phát triển dựa trên sự phân ra ảnh hưởng theo từng nhân tố của cầu

Hệ thống Leontief mở rộng ý niệm về nhân tử thương mại của Keynes được phát triển đầu tiên bởi quan hệ:

Trang 33

X – A X = C + I + E – M (1)

Ở đây X, C, I, E và M là véc tơ giá trị sản xuất, tiêu dùng cuối cùng, đầu

tư, xuất khẩu và nhập khẩu tương ứng

Quan hệ (1) có thể được viết lại:

X – A.X = C + I + E – Mp - Mc (2)

Ở đây Mp là ma trận nhập khẩu cho sản xuất (tiêu dùng trung gian), Mc

là nhập khẩu cho nhu cầu cuối cùng và M = Mp + Mc

Đặt Yd = Cd + Id + E, ở đây Yd là véc tơ nhu cầu cuối cùng sản phẩm trong nước, lúc đó quan hệ (3) được viết lại :

Trang 34

Ma trận (I – Am)-1 được gọi là ma trận nhân tử về nhập khẩu và được ký hiệu là ma trận MI Phương trình (5) và (6) thể hiện nhu cầu về nhập khẩu lan tỏa bởi nhu cầu trong nước

Như vậy, bảng I/O cần được lập dưới dạng nhập khẩu phi cạnh tranh (non-competitive import type) Bảng I/O của Việt Nam chỉ được lập ở dạng nhập khẩu cạnh tranh (competitive import type), do đó thường phải sử dụng phương pháp toán học để chuyển về dạng nhập khẩu phi cạnh tranh

Am và Ad được tính toán theo công thức:

Gọi mi = Mi/TDDi ở đây Mi là nhập khẩu sản phẩm I và TDDi là tổng nhu cầu trong nước của sản phẩm i Chú ý rằng TDDi không bao gồm xuất khẩu và mi < (hoặc =) 1

Các ngành trọng yếu là những lĩnh vực quan trọng nhất đối với nền kinh

tế, có sức lan tỏa rất cao và đất nước có lợi thế để phát triển ngành đó Tức là

sử dụng vật liệu, đầu vào chủ yếu bằng các nguồn lực trong nước Đó là

Trang 35

những lĩnh vực mà có giá trị của cả hai liên kết thường cao trên mức trung bình và chỉ số kích tích nhập khẩu nhỏ hơn mức trung bình Để thuận tiện cho việc so sánh, các chỉ số liên kết và chỉ số khích thích nhập khẩu thường được chuẩn hóa như sau:

•••• Chỉ số liên kết ngược chuẩn hóa

=

j j

j j

BL n

BL NBL

i i

FL n

FL NFL

1

1

•••• Chỉ số kích thích nhập khẩu chuẩn hóa

Trong đó n là số lượng các ngành trong bảng I/O

NBL >1: sự tăng lên một đơn vị tiêu dùng cuối cùng của ngành j sẽ tạo ra

sự gia tăng trên mức trung bình về giá trị sản xuất của cả nền kinh tế

NFL >1: sự tăng lên một đơn vị giá trị gia tăng của lĩnh vực i sẽ tạo ra sự

gia tăng trên mức trung bình về giá trị sản xuất của cả nền kinh tế

NMI < 1: sự tăng lên một đơn vị tiêu dùng cuối cùng của ngành j sẽ tạo

ra sự gia tăng dưới mức trung bình về nhu cầu nhập khẩu của cả nền kinh tế Như vậy, tùy theo độ lớn của các chỉ số liên kết và chỉ số khích thích

=

j j

j j

MI n

MI NMI

1

1

Trang 36

nhập khẩu , tất cả các ngành của nền kinh tế có thể được phân thành bốn loại sau đây:

- Nếu các giá trị của cả 2 liên kết ngược và liên kết xuôi của ngành nào

đó đều trên mức trung bình (NBL> 1 ; NFL>1 và NMI < 1), thì các ngành đó

có thể được coi là ngành trọng yếu

- Nếu chỉ có liên kết ngược lớn hơn giá trị trung bình (NBL>1) thì ngành

đó được gọi là ngành có liên kết ngược mạnh Và ngành này trở thành ngành kinh tế trọng điểm nếu NMI < 1

- Tương tự, nếu chỉ có liên kết xuôi lớn hơn giá trị trung bình (NFL>1) thì ngành đó được gọi là ngành có liên kết xuôi mạnh Và ngành này trở thành ngành kinh tế trọng điểm nếu NMI < 1

- Các ngành thuộc nhóm có các chỉ số NBL<1 và NFL<1 thì được xem

Việc phân tích mối quan hệ liên kết kinh tế của các ngành không chỉ đơn thuần dựa vào các chỉ số liên kết tính toán được, mà nên xem xét gắn liền với điều kiện cụ thể và chiến lược phát triển của đất nước trong từng giai đoạn

Trang 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 cung cấp cơ sở lý luận về mô hình cân đối liên ngành như tổng quan, đặc điểm, cấu tạo, phân loại và ý nghĩa Việc ứng dụng mô hình cân đối liên ngành trong việc xác định ngành kinh tế trọng điểm dựa vào chỉ

số liên kết xuôi, liên kết ngược và chỉ số kích thích nhập khẩu Cơ sở lý luận các mô hình Rasmussen, Chenery – Watanabe, Ghosh về các phương pháp tính, bản chất, ý nghĩa liên kết xuôi, liên kết ngược Từ đó lựa chọn phương pháp tính chỉ số liên kết ngược theo mô hình Rasmussen, liên kết xuôi theo

mô hình Ghosh để vận dụng trong đề tài Chỉ số kích thích nhập khẩu cho biết được lợi thế của nội lực nền kinh tế Việt Nam Xác định ngành kinh tế trọng điểm dựa vào liên kết chuẩn hóa và chỉ số kích thích nhập khẩu Một ngành được xem là ngành kinh tế trọng điểm khi thỏa mãn điều kiện NFL hoặc NBL

và chỉ số kích thích nhập khẩu > 1

Trang 38

CHƯƠNG 2

XÁC ĐỊNH NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

CỦA VIỆT NAM THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH

CÂN ĐỐI LIÊN NGÀNH

2.1 CƠ SỞ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1.1 Quá trình hình thành và xây dựng mô hình I/O ở Việt Nam

- I-O quốc gia lập cho năm 1989 với cỡ ngành (55x54), dạng cạnh tranh; bảng này được lập bởi Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

- Bảng I-O quốc gia lập cho năm 1996 với cỡ ngành (97x97), dạng cạnh tranh; Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

- Bảng I-O quốc gia lập cho năm 2000 với cỡ ngành (112x112), dạng cạnh tranh; Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê

- Bảng I-O quốc gia lập cho năm 2005 với cỡ ngành (112x112), dạng cạnh tranh và phi cạnh tranh, được lập bởi nhóm nghiên cứu của Bộ tài chính, năm 2007 Bảng này sau đó được phát triển thành Ma trận hạch toán xã hội (Social Account matrix-SAM) với 112 ngành, và 5 khu vực thể chế gồm hộ gia đình, chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài (FDI); trong đó thu ngân sách được chia theo loại thuế và chuyển nhượng

2.1.2 Mô hình cân đối liên ngành Việt Nam năm 2010

a Phương pháp lập bảng I/O 2010 từ bảng nguồn và sử dụng

Bảng nguồn và bảng sử dụng năm 2010 của Việt Nam do chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, Tổng cục Thống Kê cung cấp với kích cở 51 x 32 ngành sản phẩm, ngành kinh tế Do tính chất và nội dung nghiên cứu của đề tài tiến hành thu gọn bảng nguồn và sử dụng năm 2010 của Việt Nam thành bảng có kích cỡ 25x32 ngành sản phẩm, ngành kinh tế Bảng nguồn được tính toán theo giá cơ bản, bảng sử dụng tính theo giá sử dụng cuối cùng dạng phi cạnh

Trang 39

tranh Với cung cấp dữ liệu từ 2 bảng trên đề tài dựa trên giả thuyết ngành kinh tế để lập nên bảng IO 2010 của Việt Nam Quá trình này được thực hiện theo các bước sau:

* Bước 1: Lập bảng nguồn và sử dụng ( SUT) 2010 Việt Nam theo giá

cơ bản

- Chuyển bảng sử dụng 2010 theo giá sử dụng cuối cùng về giá sản xuất

Từ bảng sử dụng ta tiến hành tách chi phí thương mại và vận tải ra khỏi các phần tử trên bảng sử dụng theo giá sử dụng Phí thương mại và vận tải cho sản phẩm Xij Lập ma trận chi phí thương mại và vận tải C với

Cij = Xij/Xi * Ci

Trong đó,

Cij là chi phí thương mại và vận tải sản phẩm i ngành j

Xij là giá trị của sản phẩm i ngành j từ bảng sử dụng tính theo giá sử dụng

Xi là giá trị của sản phẩm i từ bảng sử dụng tính theo giá sử dụng

Ci là chi phí thương mại của sản phẩm i

Như vậy chi phí thương mại của ngành nông nghiệp sẽ là 9 872 218 = 47

347 567 / 607 174 731 * 126 599 145, tiếp tục tính với các ngành còn lại Lập ma trận sử dụng theo giá sản xuất U1 = U - C

- Chuyển bảng sử dụng 2010 theo giá sản xuất về giá cơ bản

Tiếp tục chuyển bảng sử dụng theo giá sản xuất về giá cơ bản với quan

hệ như sau: Giá sản xuất = giá cơ bản + thuế sản xuất – trợ cấp sản phẩm Tách (thuế sản xuất - trợ cấp sản phẩm) ra khỏi các phần tử trên bảng sử dụng theo giá sản xuất được lập ở trên Lập ma trận thuế trừ trợ cấp T với:

Tij = Xij/Xi * Ti

Trong đó:

Tij là thuế trừ trợ cấp sản phẩm i ngành j

Trang 40

Xij là giá trị của sản phẩm i ngành j từ bảng sử dụng tính theo giá sử dụng

Xi là giá trị của sản phẩm i từ bảng sử dụng tính theo giá sử dụng

Ti là thuế trừ trợ cấp của sản phẩm i

Như vậy thuế trừ trợ cấp của ngành nông nghiệp sẽ là 334 728,92 = 1

605 357,72 / 559 827 164 * 116 726 927, tương tự tính các ngành khác

Lập ma trận sử dụng theo giá cơ bản U2 = U1 - T

- Lập bảng SUT 2010 Việt Nam theo giá cơ bản

Lồng ghép bảng nguồn và bảng sử dụng 2010 của Việt Nam theo giá cơ bản để tạo nên bản SUT 2010 Việt Nam

* Bước 2: Chuyển bảng SUT 2010 thành bảng IO 2010

- Lập ma trận B với

bij = Xij / Xj

Trong đó,

bij là phần tử của ma trận B

Xij là phần tử của sản phẩm i ngành j của ma trận sử dụng theo giá cơ bản

Xj là giá trị sản xuất của ngành j

- Lập ma trận D với

dij = Xij / Xj

Trong đó,

dij là phần tử của ma trận D

Xij là phần tử của sản phẩm i ngành j của ma trận nguồn theo giá cơ bản

Xj là giá trị sản xuất của ngành j

- Lập ma trận A = BD là ma trận hệ số chi phí trung gian của bảng IO

Ta tiến hành nhân 2 ma trân B và D ta được ma trận A với các phần tử aij

b Bảng I/O năm 2010 của Việt Nam

Từ ma trận A ở trên ta tiến hành lập ra bảng IO với các phần tử Xij = aij x Xj

Ngày đăng: 26/11/2017, 02:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bùi Bá Cường, Bùi Trinh, Dương Mạnh Hùng (2004), Phương pháp phân tích kinh tế và môi trường thông qua mô hình Input – Output(Modelling), NXB Thông kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ph"ươ"ng pháp phân tích kinh t"ế" và môi tr"ườ"ng thông qua mô hình Input – Output(Modelling)
Tác giả: Bùi Bá Cường, Bùi Trinh, Dương Mạnh Hùng
Nhà XB: NXB Thông kê
Năm: 2004
[2] GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn - TS. Vũ Trọng Lâm (2007), Mũi nhọn kinh tế- cơ sở lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: M"ũ"i nh"ọ"n kinh t"ế"- c"ơ" s"ở" lý lu"ậ"n và th"ự"c ti"ễ"n
Tác giả: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn - TS. Vũ Trọng Lâm
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2007
[3] PGS.TS Nguyễn Mạnh Toàn (2011), “Mô hình cân đối liên ngành trong phân tích và dự báo sản lượng, thu nhập và việc làm”, Tạp chí khoa học và công nghệ , Đại học Đà Nẵng – Số 3(44).2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình cân đối liên ngành trong phân tích và dự báo sản lượng, thu nhập và việc làm”, "T"ạ"p chí khoa h"ọ"c và công ngh
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Mạnh Toàn
Năm: 2011
[6] Bùi Trinh (2001), Mô hình Input – Output và những ứng dụng cụ thể trong phân tích và dự báo kinh tế và môi trường, Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình Input – Output và nh"ữ"ng "ứ"ng d"ụ"ng c"ụ" th"ể" trong phân tích và d"ự" báo kinh t"ế" và môi tr"ườ"ng
Tác giả: Bùi Trinh
Nhà XB: Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2001
[7] Bùi Trinh (2011), Bảng nguồn và sử dụng và Phương pháp chuyển bảng nguồn và sử dụng về bảng I/O, Viện Khoa học Thống Kê, Tổng Cục Thống Kê Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: B"ả"ng ngu"ồ"n và s"ử" d"ụ"ng và Ph"ươ"ng pháp chuy"ể"n b"ả"ng ngu"ồ"n và s"ử" d"ụ"ng v"ề" b"ả"ng I/O
Tác giả: Bùi Trinh
Năm: 2011
[8] Nguyễn Thị Kiều Trinh (2012), Ứng dụng mô hình I/O trong việc xác định các mối quan hệ giữa các ngành kinh tế, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: ng d"ụ"ng mô hình I/O trong vi"ệ"c xác "đị"nh các m"ố"i quan h"ệ" gi"ữ"a các ngành kinh t
Tác giả: Nguyễn Thị Kiều Trinh
Năm: 2012
[9] GS. Trần Bình Trọng (2005), Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống Kê.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình L"ị"ch s"ử" các h"ọ"c thuy"ế"t kinh t
Tác giả: GS. Trần Bình Trọng
Nhà XB: NXB Thống Kê. Tiếng Anh
Năm: 2005
[10] Augustinovics (1970), “Methods of International and Intertemporal Comparisons of Structures”, Contributions to Input-output Analysis, Amsterdam, North-Holland P.C,Vol.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Methods of International and Intertemporal Comparisons of Structures
Tác giả: Augustinovics
Năm: 1970
[11] Cella, G. (1984), “The jnput – output measurement of jnterjndustry ljnkages”, Oxford Bulletjn of Economjcs and Statjstjcs, 46, 73 – 83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The jnput – output measurement of jnterjndustry ljnkages
Tác giả: Cella, G
Năm: 1984
[12] Chenery H. B. and Watanabe. T (1958), “Jnternatjonal comparjsons of the structure of productjon”, Econometrjca, Vol. 26, 487-521 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Jnternatjonal comparjsons of the structure of productjon”
Tác giả: Chenery H. B. and Watanabe. T
Năm: 1958
[13] Djetzenbacher, E. and J.A. Van der Ljnden (1997) “Sectoral and Spatjal Ljnkages jn the EC Productjon Structure”, Iournal of Regional Science, vol. 37, 235-257 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sectoral and Spatjal Ljnkages jn the EC Productjon Structure
[14] Ghosh (1958), “Input – Output Approach in an Allocation System”, Economica, Ferbuary 1958, 58 – 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Input – Output Approach in an Allocation System
Tác giả: Ghosh
Năm: 1958
[15] Hazarj, B. R. (1970), “Empjrjcal Jdentjfjcatjon of Key Sectors jn the Jndjan Economy”, Revjew of Economjcs and Statjstjcs, 52: 301 –305 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Empjrjcal Jdentjfjcatjon of Key Sectors jn the Jndjan Economy”
Tác giả: Hazarj, B. R
Năm: 1970
[16] Hejmler, A. (1991) "Ljnkage and Vertjcal Jntegratjon jn the Chjnese Economy", Revjew of Economjcs and Statjstjcs, 73, 261-267 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ljnkage and Vertjcal Jntegratjon jn the Chjnese Economy
[17] Husnjye Aydjn (2007), “An analysjs of Jnput – Output Jnter Jndustry Ljnkages jn the Turkjsk Economy”, The 16 th Jnternatjonal Jnput – Output Conference Jstanbul Sách, tạp chí
Tiêu đề: An analysjs of Jnput – Output Jnter Jndustry Ljnkages jn the Turkjsk Economy
Tác giả: Husnjye Aydjn
Năm: 2007
[19] Jones, L.P.(1976) "The Measurement of Hirschmanian Linkages", Quarterly Iournal of Economics, XC, 23-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Measurement of Hirschmanian Linkages
[20] Laumas, Prem. (1975), “Key Sectors in Some Underdeveloped Countries”, Kyklos, 28, 62 – 79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Key Sectors in Some Underdeveloped Countries”, "Kyklos
Tác giả: Laumas, Prem
Năm: 1975
[21] Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie(1970), “Analysis SWOT”, Standford, Menlo Park, California Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Analysis SWOT
Tác giả: Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie
Năm: 1970
[22] Rao, Vaman and Floyd K. Harmston. (1979) , “Identification of Key Sectors in a Region of a Developed Economy,'' Annals of Regional Science, 13(3) , 78 - 90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Identification of Key Sectors in a Region of a Developed Economy,'' "Annals of Regional Science
[23] Rasmussen, Studies in inter-sectoral relations, Copenhagen, Einar Harks, 1956 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Copenhagen, Einar Harks

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w