1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BẢO tài và bảo DƯỠNG bộ TRUYỀN XÍCH

9 1,8K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 310,14 KB

Nội dung

các má xích 2 không có răng, có tác dụng dẫn hướng, giữ cho xích không bị dịch chuyển khỏi đĩa xích khi làm việc.. Độ dịch chuyển cho phép của đĩa xích theo chiều trục được nêu trong bản

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY

ĐỀ TÀI :

BẢO TÀI VÀ BẢO DƯỠNG BỘ

TRUYỀN XÍCH

Trang 2

MỤC LỤC

1 GIỚI THIỆU CÁC LOẠI XÍCH TRUYỀN ĐỘNG VÀ ĐĨA XÍCH

1.1 Các loại xích truyền động

1.2 Đĩa xích

1.3 Vật liệu xích và đĩa xích

2 NHỮNG YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI SŨA CHỮA BỘ TRUYỀN XÍCH

3 NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP SỮA CHỮA

3.1 Mòn bản lề xích

3.2 Rỗ hay vỡ con lăn

3.3 Xích dão (xích bị dãn dài ra)

3.4 Mòn răng đĩa xích

3.5 Mòn moayơ đĩa xích

3.6 Những hiện tượng ở dạng lắp

4 THÁO LẮP XÍCH XE MÁY

Trang 3

1.1 Các loại xích truyền động

Các loại xích truyền động thường dùng hiên nay gồm xích con lăn, xích ống, và xích răng (Ngoài các loại xích truyền động, trong chế tạo máy còn có các loại xích trục, xích kéo để nâng hạ, xích kéo vật nặng) Cấu tạo, kích thước, vật liệu, cơ tính và độ chính xác của xích được quy định trong tiêu chuẩn

Xích con lăn có cấu tạo gồm các má trong 1 xen kẽ với các má ngoài

2, có thể xoay tương đối với nhau Các má trong 1 lắp chặt với ống 3, các má ngoài lắp chặt với chốt 4, ống và chốt có khe hở, có thể xoay tụ do đối với nhau, tạo thành bản lề Nhằm mục đích giảm mòn răng đĩa xích, phía ngoài ống có lắp con lăn 5, cũng có thể xoay tự do Để nối hai mắt xích cuối của xích lại với thành vòng kín, thường dùng chốt chẽ Nếu số mắt xích là lẽ, phải dùng mắt chuyển có má cong và cũng được chốt bằng chốt chẽ Dùng mắt chuyển, xích bị yếu do tại đây trong má xích có thêm ứng suất uốn Vì vậy nên lấy số mắt xích là số chẵn

Xích ống có cấu tạo giống xích con lăn nhưng không có con lăn Giá thành chế tạo rẻ hơn khối lượng xích cũng nhỏ hơn, nhưng xích và răng đĩa chóng mòn, do đó tương đối ít dùng

Xích răng gồm nhiều má xích 1 và 2 liên kết với nhau, bằng các chốt hình trụ răng quạt Các má xích 1 là các má làm việc, mỗi má có hai răng và hai lỗ định hình để xuyên chốt các má xích 2 không có răng, có tác dụng dẫn hướng, giữ cho xích không bị dịch chuyển khỏi đĩa xích khi làm việc Bề mặt làm việc của mỗi má xích là hai mặt phía ngoài, có dạng mặt phẳng Các bề mặt này sẽ tỳ lên hai răng của đĩa xích

Trang 4

1.2 Đĩa xích

Đĩa xích có hình dạng kết cấu tương tự như bánh răn Hình dạng kích thước prôfin răng được quy định theo tiêu chuẩn

Prôfinrăng đĩa xích con lăn gồm các đoạn cong bán kính AB bán kính

R1 , đoạn thảng BC chuyển tiếp, cung CD có bán kính R và rãnh bán kính r Chiều rộng b của vành răng được lấy hơi nhỏ hơn khoảng cách b1 giữa các

má trong Prôfin răng đĩa xích có hình thang

1.3 Vật liệu xích và đĩa xích

Má xích thường được làm bằng thép cán nguội, hàm lượng cacbon trung bình hoặc thép hợp kim cán nguội : thép 45, 50, 40X,40XH (Liên xô cũ) v.v…tôi có độ rắn 40đến 50 HRC.Vật liệu làm bản lề (chốt, ống, con lăn) thường là thép 15, 20, 15X, 20X, 12XH3A v.v…thấm than rồi tôi đạy độ rắn

50 đến 65 HRC

Đối với những đĩa xích chịu tải trọng nhỏ, vận tốc thấp (V < 3m/s) có thẻ chế tạo bằng gang CH 20 hoặc gang có độ bền cao hơn và tôi Trường hợp tải trọng và vận tốc cao hơn, đĩa xích được chế tạo bằng thép cacbon hoặc thép hợp kim như thép 45, 40X,10XH tôi hoặc thép 15, 20, 12X2 H4A v.v… thấm than và tôi với chiều sâu lớp thấm tôi 1 đến 5mm Độ rắn bề mặt răng 50đến 60 HRC

Trang 5

Các đĩa xích phải đồng phẳng (cùng nằm trên một mặt phẳng) Độ dịch chuyển cho phép của đĩa xích theo chiều trục được nêu trong bảng sau:

DỊCH CHUYỂN CHIỀU TRỤC CHO PHÉP CỦA ĐĨA XÍCH, MM Khoảng cách của bộ truyền, mm Trị số dịch chuyển

Răng đĩa xích phải có prôfin đúng và độ nhẵn mặt răng từ cấp 4 trở lên Kích thước lỗ moayơ đĩa xích có dung sai theo hệ lỗ, chính xác cấp 2, cấp 3

Độ đảo đường kính của vòng đáy răng và độ đảo mặt mút của vành răng không được vượt quá các trị số trong bảng sau :

Bảng 1

ĐỘ ĐẢO ĐƯỜNG KÍNH CỦA VÒNG ĐÁY RĂNG VÀ

ĐỘ ĐẢO MẶT MÚT CỦA VÀNH RĂNG CHO PHÉP CỦA ĐĨA XÍCH Đường

kính đĩa

xích, mm

Đến 120 Trên 120

Đến 260

Trên 260 Đến 500

Trên500 Đến 800

Trên 800 Đến 1250

Trên 1250

Độ đảo

cho phép,

mm

Cấp chính xác 1

Cấp chính xác 2

Cấp chính xác 3

Xích không được căng quá Nhánh bị động của xích phải có độ võng

Độ võng lấy bằng 0,02 khoảng cách tâm đĩa xích

Bước xích phải bằng đĩa xích

Bộ truyền phải làm việc êm, không phát nhiệt quá lớn và phải trơn để

có thể quay nhẹ bằng tay được

3 NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP SỮA CHỮA

Trang 6

3.1 Mòn bản lề xích

Mòn bản lề xích la dạng hỏng thường gặp nhất vì khi chịu tải, bề mặt

tiếp xúc của bản lề chịu áp suất lớn lại có sự xoay tương đối khi vào và ra

khớp với răng đĩa trong điều kiện bôi trơn ma sát ướt không thể hình thành dù

rằng bộ truyền truyền ược bôi trơn liện tục bản lề bị mòn làm bước xích tăng

lên, xích ăn khớp xa tâm đĩa dẫn đến hiện tượng tuột xích Để giảm mòn cần

bôi trơn xích và hạn chế áp suất trong bản lề xích

3.2 Rỗ hay vỡ con lăn

Do tác động của sự thay đổi và va đập, thường chỉ xảy ra với những bộ

truyền chịu tải trọng lớn, vận tốc cao, làm việc trong hộp kín, không được bôi

trơn đầy đủ

3.3 Xích dão (xích bị dãn dài ra)

Vì bản lề xích bị mòn Khi xích dão bước xích tăng lên do dó xích sẽ

làm việc tại đỉnh răng đĩa xích Nếu độ tăng của bước xích vượt quá các trị số

cho trong bảng sau thì phải thay Lúc này không nên cố sữa chữa bằng cách

xoay trục bản lề (lộn xích), giảm bớt số mắt xich hoặc điều chỉnh cơ cấu căng

xích Những biện pháp đó đều có hại cho đĩa xích (dễ gãy răng đĩa xích) và

làm giảm độ tin cậy làm viêc của bộ truyền

ĐỘ TĂNG CHO PHÉP %, CỦA BƯỚC XÍCH KHI XÍCH DÃO

Xích đạo Xích ống con lăn Xích răng

Trang 7

3.4 Mòn răng đĩa xích

Chủ yếu do ma sát trượt của các má xích vào răng trong quá trình làm việc Sữa chữa như sau:

- Nếu mòn ít thì hàn đắp trong dưỡng đồng rồi gia công cơ

- Nếu răng chỉ mòn một phía vì đĩa xích quay một chiều thì có thể đảo đĩa xích hoặc vành răng đĩa xích ( tùy kết cấu đĩa xích)

- Nếu mòn nhiều thì thay (thay cả đĩa hoặc vành răng đĩa xích tùy kết cấu)

Để đảm bảo cho xích và bước răng đĩa xích như nhau, phải thay đồng bộ

cả xích và đĩa xích

3.5 Mòn moayơ đĩa xích : Tiện phẳng mặt đầu và đảm bảo vuông góc

với đường tâm rồi dùng thêm đệm khi lắp rắp

3.6 Những hiện tượng ở dạng lắp

Bộ truyền làm việc không êm, thỉnh thoảng bị giật cục như sắp sữa tuột xích khỏi đĩa Hiện tượng này do đĩa xích bị đảo

Sữa chữa: Điều chỉnh lại độ song song của các trục, độ song song cho pháp của các trục không vượt quá 0,1mm trên chiều dài 100mm, nắn hoặc gia công cơ cho đĩa thẳng và tròn đều Nếu không sữa chữa được thì thay đĩa xích

Xích chùng quá Phải căng lại xích theo yêu cầu kỹ thuật kể trên Nếu đã điều chỉnh bộ phận căng xích hết mức mà xích vẫn chùng thì bỏ bớt mắt xích Nếu xích chùng vì dão thì thay

Đĩa xích và xích bị nóng quá, thay thử bộ truyền bằng tay thấy nặng và không êm

Nguyên nhân : do xích căng quá

Sữa chữa : điều chỉnh cho xích chùng lại Nếu khong điều chỉnh được thi thêm mắt xích

Trang 8

4 THÁO LẮP XÍCH XE MÁY

Trình tự thao tác như sau:

1. Dỡ hộp che, tháo phe cài khóa xích bằng kìm Không được bẻ cong hay xoắn

phe Tháo móc khóa, kéo dây xích ra

2. Lau xích bằng dung môi hoặc rửa bằng xăng và để cho khô ráo Phần lớn hư

hỏng (quá mòn, vỡ ắc) trên cơ cấu truyền động này phải được khắc phục bằng cách thay mới chi tiết

3. Kiểm tra nhông trước sau, nếu răng đã nhọn sắc thì phải thay Không dùng

dây xích mới trên đĩa mòn, nếu thay không đồng bộ sẽ nhanh hỏng

4. Bôi trơn cả hệ thống bằng dầu SAE 80 hoặc 90 Phe gài và chiều xích chạy

5 Vòng qua hai đĩa rồi đặt hai đầu xích lên vành nhông sau trong khi móc khóa Việc này quyết định đến sự an toàn của xích Móc khóa có thể dùng lại nếu còn tốt, nhưng phải thay phe cài mới mỗi khi tháo lắp, đuôi chữ U của nó xuôi theo chiều chuyển động của xích

6 Điều chỉnh độ căng xích và khoảng chạy tự do của bàn đạp phanh

Trang 9

1. Bảo trì và bảo dưỡng máy công nghiệp, Th.s Hoàng Trí, Ks Dương Bình Nam

2. Giáo trình Chi tiết máy, tập 2, Nguyễn Trọng Hiệp

3. Giáo trình chi tiết máy, Nguyễn Hữu Lộc

4. Sổ tay cơ khí tập 1, tập 2

Ngày đăng: 23/11/2017, 07:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w