- Không gây lửa (Hút thuốc, bật lửa)
3. Quy trình thao tác khi phun sơn
3.1 Công việc chuẩn bị
- Khuấy đều sơn: thời gian để sơn lâu ngày, bột màu kết tủa xuống đáy thùng, lâu ngày sẽ đóng rắn, đặc biệt là bột màu có tỷ trọng lớn, hiện tượng kết tủa rất nghiêm trọng. Thí dụ như: PbCrO4, Fe2O3…Vì vật trước khi mở thùng, dùng lực khuấy động, sau khi mở thùng, cần phải khuấy đều. Nếu như sơn có màu, cần phải khuấy đều, nếu không sẽ ảnh hưởng tính đồng nhất của màu trước và sau gia công.
- Pha loãng: tỷ lệ pha loãng sơn cần căn cứ vào độ nhớt sơn. Dung môi pha loãng sơn (đa số dung môi là chất lỏng trong suốt dễ cháy) cần dùng lượng thích hợp, nếu quá nhiều sinh ra hiện tượng chảy, ít quá thì màng sơn màng sơn dễ đóng kết, dễ bong. ltyr lệ thường dùng một phần thể tích sơn cho 1 – 1,5 phần thể tích dung môi.
Sau khi đã khuấy xong, nếu có bột màu thô, kết tủa, cần phải dùng vãi màn 2 – 8 lớp hoặc rây đồng số 120 – 140 để lọc, bởi vì độ hạt như thế ảnh hưởng đến số bằng phẳng của màng sơn, đồng thời làm tắc vòi súng phun, ảnh hưởng đến quá trình làm việc.
Điều chỉnh cự li phun và áp suất phun: chọn áp suất phun căn cứ vào súng phun và điều kiện làm việc cụ thể. Thông thường áp suất phun 2,8 4,2 kG/cm2. Áp suất thấp hạt sơn thô, hình thành màng sơn thô; áp suất quá cao, một số bộ phận hạt sơn chưa đi đến bề mặt trở thành dạng bán thô, bay ra ngoài không khí, tạo nên màng sơn thô, không bóng. Thông thường khi phun sản phảm nhỏ và vừa, đặt lên giá có chiều cao 78 – 88 cm, để thuận tiện thao tác.
CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI 32
Nếu phun bề mặt lớn, thì dùng vòi phun lớn; nếu phun chi tiết nhỏ, dùng vòi phun tròn; sữa chữa màng sơn dùng vòi phun tròn có đường kính 1,2 mm
Trong thùng chứa khí phải đảm bảo không có nước, dầu và những chất không sạch
3.2. Những điểm chú ý khi phun sơn
Thông thường kỹ thuật phun sơn, bất cứ người nào luyện tập một chút có thể thao tác được, nhưng để đạt kết quả tốt phải có kỹ thuật, thao tác thành thạo và có sự hiểu biết phong phú về sơn. Thí dụ: tính chất sơn, công cụ gia công các bước gia công, sự sai hỏng và các bước sữa chữa v.v…Phương pháp phun sơn cần chú ý những điểm sau đây
- Dụng cụ phun sơn phải tuyệt đối sạch sẽ, không có bụi bặm và tạp chất. Sơn cũ còn thừa, không để sơn đỏ và các màu sơn khác lẫn vào sơn trắng hoặc sơn màu nhạt để tránh làm hỏng sơn.
- Bất kể sơn lót lớp nào, cũng phải làm sạch khô ráo toàn bộ bề mặt gia công. Dùng sơn lót màu đỏ tính dầu cần phải chú ý, nếu không dễ dàng làm cho màng sơn không khô, nứt, bong, nổi bọt…
- Khi phun bề mặt sắt thép, phải tẩy sạch gỉ bằng các loại axit và các loại hóa chất khác, sau đó rữa nước, để sạch hoàn toàn, sau khi khô mới sơn.
- Khi gia công nơi khí hậu ẩm ướt, màng sơn dễ ,biến trắng, cho thêm chất chống ẩm (10 – 20%) vào sơn hoặc sấy ở nhiệt độ thường có thêm khí nóng.
- Mổi lần phun không nên quá dày, nếu yêu cầu phun dày, có thể phun mấy lớp, bởi vì phun quá dày, bề mặt đã khô, nhưng bên trong chưa khô, dung môi sẽ xuyên qua bề mặt sơn, tạo nên lổ chân kim nhỏ v.v…
- Trước ki gia công cần phun tấm thép nhỏ, kiểm tra trạng thái hạt sơn và độ bằng phẳng màng sơn, nếu có khuyết điểm cần điều chỉnh áp suất và độ nhớt sơn, sau khi kiểm tra đạt yêu cầu, mới bắt đầu phun chính thức.
3.3. Phương pháp phun.
Gia công lớp sơn lót là điều rất quan trọng. Được lớp sơn lót tốt, về sau mới được màng sơn bóng, bằng phẳng, giai bền. Phương pháp phu có hai loại: phương pháp phun dọc ngang và phương pháp phun ngang.
CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI 33
Phương pháp phun dọc ngang tạo thành từ hai phương pháp cơ bản, số lần phun theo tiêu chuẩn gia công qui định. Có lúc đầu tiên phun dọc một lần, sau đó lại phun ngang một lần, hoặc trước tiên phun ngang sau đó phun dọc, như vậy làm cho màng sơn bằng phẳng, đẹp.
- Phương pháp phun dọc:
Phương pháp này là phương pháp giòng phun lần sau nằm lên một nữa giòng phun lần đầu, phun một lần bằng hai lần, không nững nâng cao hiệu suất lao động, ma còn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khi phun bề mặt lớn đều dùng phương pháp này.
- Cự li giữa vòi phun và bề mặt phun gần xa
Cự li phun có quan hệ mật thiết với chất lượng màng sơn. Không phun xa quá (phân tán nhiều trong không khí, bề mặt sơn lồi lõm không đều), không phun gần quá (dễ sinh ra vết, chảy), thông thường cự li vào khoảng 200 – 250 mm. Lúc đường kính vòi phun nhỏ, cự li phun gần; đường kính vòi phun to, cự li xa.
Góc độ và tốc độ di động của vòi phun, thông thường vòi phun phải thẳng góc với bề mặt phun, tốc độ di động sang trái, sang phải hoặc lên, xuống, không nhanh hoặc không chậm, thông thường tốc độ di động vào khoảng 10 – 15m/phút, bảo đảm màng sơn dày mỏng không đều, không có hiện tượng sơn bị chảy ra.
Hình 7.4