Các phương pháp tạo thành màng sơn, các loại sơn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN: CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI Hệ cao đẳng nghề, nghề CTTBCK (Trang 25 - 27)

4. Thực hành an toàn lao động, bố trí làm việc khoa học hợp lý:

1.4. Các phương pháp tạo thành màng sơn, các loại sơn

1.4.1. Phương pháp tạo thành màng sơn Phương thức tạo hành màng sơn gồm hai loại

- Tác dụng vật lý: Nhờ sự bay hơi của dung môi, màng sơn khô. Phương thức tạo màng như vậy có sơn nitroxenlulo, sơn clovinl…

-Tác dụng hóa học:

+ Loại trùng hợp ôxy hóa: quá trình tạo thành màng sơn của loại này phân thành hai bước: Bước một dung môi bay hơi, bước hai phản ứng trùng hộ ôxi hóa tạo thành màng sơn rắn chắc, bền.

+ Loại trùng hợp sấy: Quá trình tạo thành màng sơn của loại này phải qua sấy mới tạo thành phẩn ứng trùng hợp. Thí dụ: sơn bitum, sơn ankyl gốc amin, sơn silicon v.v… + Loại đóng rắn nhờ vào chất đóng rắn: Sự tạo thành màng sơn của loại này nhờ vào chất đóng rắn. Thí dụ: sơn êpoxi, sơn poli a min v.v…

1.4.2. Các loại sơn

Sơn có rất nhiều loại, tính chất khác nhau. Các nhà máy chế tạo sơn căn cứ vào yêu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế mà chọn nguyên vật liệu, pha chế hợp lí.

CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI 23

Căn cứ vào yêu cầu sử dụng mà chọn loại sơn thích hợp. Thí dụ khi ở ngoài trời, chọn loại sơn chịu khí hậu tốt như sơn ôtô, khi ở trong nhà chọn loại sơn rẻ và đẹp như sơn công nghiệp, khi cần mtrang trí đẹp dùng sơn mĩ thuật như sơn nhát búa, sơn chun, sơn nứtv.v…khi sử dụng vân hoa thì dùng sơn gổ v.v… nên căn cứ vào yêu cầu sử dụng rồi đối chiếu với công dụng , tính chất, qui cách của từng loại sơn mà chọn loại thích hợp.

Phân loại các loại sơn nên lấy chất tạo màng làm cơ sở, Nếu như chất tạo màng là hổn hợp nhựa, lấy một loại nhựa quyết định tạo màng làm cơ sở, có thể phân ra làm 16 loại sơn, ưu khuyết điểm của từng loại như sau:

Số

TT Loại sơn Ưu điểm Khuyết điểm

1

Sơn Sơn dầu

Chụi khí hậu tốt, dùng trong nhà, ngoài trời

Khô chậm, tính năng cơ khí thấp, không thể mài, đánh bóng

2 Sơn thiên nhiên

Khô nhanh, sơn gày cứng dễ đánh bóng, sơn béo dẽo chịu khí hậu tốt

Sơn gày chịu khí hậu kém, sơn béo không thể đánh bóng

3 Sơn phenol- pocmalđehit

Màng cứng, chịu nước, chịu ăn mòn hóa học và cách điện

Dễ biến màu, màng sơn giòn

4 Sơn bitum

Chịu axit cách điện Màu đen, không thể chế tạo các loại sơn màu, chịu ánh sáng yếu

5 Sơn ankyl Chịu khí hậu tốt, bóng bền Màng sơn mềm chịu kềm yếu

6 Sơn gốc amin Độ cứng cao, bóng chịu nhiệt, chịu kềm, bám chắc tốt

Ở nhiệt độ cao đóng rắn, màng sơn sấy giòn

7 Sơn gốc nitrô

Khô nhanh, chịu dầu, chịu mài mòn, chụi khí hậu tốt.

Dễ cháy, không chịu ánh sáng tia tử ngoại, không chịu nhiệt độ trên 600C

8 Sơn

nitroxenlulozo

Chịu khí hậu tốt chịu ánh sáng tia tử ngoại, có loại chịu kềm.

Bám chắc yếu, chịu ẩm ướt yếu

CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI 24

Số

TT Loại sơn Ưu điểm Khuyết điểm

9 Sơn clo vinyl

Chịu khí tốt chịu ăn mòn hóa học, chịu nước, chịu dầu.

Bám chắc yếu, không thể đánh bóng, mài, không chịu ở nhiệt độ trên 800C

10 Sơn vinyl Đàn hồi tốt, màu trắng chịu mòn, chịu ăn mòn hóa học

Chịu dung môi chịu nhiệt kém, không chịu ánh sáng

11 Sơn acrila

Màng sơn không màu chịu nhiệt, chịu khí hậu tốt, bền màu, chịu ánh sáng, chịu ăn mòn hóa học

Chịu dung môi kém

12 Sơn polieste

Lượng chất rắn cao, chịu nhiệt, chịu mài mòn, cách điện Đọ bám chắc yếu 13 Sơn epoxi Bám chắc tốt, chịu kềm, dai, cách điện. Chịu ánh sáng yếu, để ngoài trời dễ tạo bột, biến vàng

14 Sơn

poliamineste

Chịu mài mòn tốt, chịu kềm, chịu nước chịu ăn mòn ,hóa

Khi phun gặp ẩm dể nổi bọt, màng sơn dể tạo bọt, biến vàng

15 Sơn silicon

Chịu nhiệt, bền trong không khí, không biến màu, cách điện, chịu nước, khó lão hóa.

Chịu xăng kém, có loại giòn

16 Sơn cao su Chịu axit, chịu kềm, chịu ăn mòn, chịu nước, chịu ăn mòn

Dễ biến màu, không chịu ánh sáng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN: CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI Hệ cao đẳng nghề, nghề CTTBCK (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)