Phương pháp quét sơn bằng tay:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN: CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI Hệ cao đẳng nghề, nghề CTTBCK (Trang 28 - 29)

2.1. Đặc điểm

Phương pháp quét là phương pháp gia công cổ điển và phổ thông nhất. Đặc điểm của phương pháp là:

- Ưu điểm:

Thiết bị đơn giản, dể thao tác sự linh hoạt lớn có thể gia công bất kỳ chi tiết lớn,nhỏ như thế nào và có thể gia công được rất nhiều loại sơn khác nhau. Dùng phương pháp quét để sơn lót (sơn chống gỉ) là thích hợp nhất, bởi vì lam tăng độ thấm ướt giữa bề mặt kim loại và lớp sơn lót, do đó làm tăng độ rắn chắc và độ chống gỉ.

- Khuyết điểm:

Thao tác thủ công, cường độ lao động lớn, năng suất thấp, không thích hợp với màng sơn khô nhanh. Ngời ra nếu thao tác không thành thạo, màng sơn không khô đều, có vết…

2.2. Chú ý khi quét sơn

Khi quét sơn cần chú ý những điểm sau:

- Khi quét bề mặt thẳng đứng, lần quét cuối cùng tiến hành từ trên xuống dưới - Khi quét bề mặt phẳng, lần quét cuối cùng theo ánh sáng chiếu vào

CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI 26

- Độ dày màng sơn thích hợp, nếu dày quá dể nứt, độ bám không tốt, nếu mỏng quá dể lộ bề mặt sẩn phẩm, chống gỉ không tốt.

- Chổi sơn là công cụ chủ yếu để gia công sơn. ,Căn cứ vào đối tượng gia công khác nhau mà chọ chổi sơn kích thước hình dáng khác nhau. Chổi sơn thường có 3 dạng: tròn, dẹt, gấp khúc. Chổi sơn có loại cứng, loại mềm tùy theo nguyên liệu làm chổi (lông lợn, lông cừu…)

- Khi sử dụng sơn lót dùng chổi lông cứng, khi sử dụng sơn gốc nhựa, sơn nitroxenlulozo thì dùng chổi lông mềm, bởi loại sơn này khô nhanh, khi quét lần thứ hai, dể hòa tan lớp thứ nhất. Khi sử dụng sơn dầu, dùng chổi sơn vừa cứng vừa mềm (hổn hơp lông cứng lông mềm) hoặc chổi lông tròn…

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN: CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI Hệ cao đẳng nghề, nghề CTTBCK (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)