Thực hành sơn các chi tiết, thiết bị cơ khí bằng máy:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN: CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI Hệ cao đẳng nghề, nghề CTTBCK (Trang 36 - 41)

- Không gây lửa (Hút thuốc, bật lửa)

4. Thực hành sơn các chi tiết, thiết bị cơ khí bằng máy:

CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI 34

a, Tẩy dầu bề mặt kim loại:

Phun sơn bất cứ một kim loại nào, yêu cầu cơ bản nhất là màng sơn bám chắc với bề mặt kim loại. Điều đó một mặt phụ thuộc vào chất lượng sơn, mặt khác phụ thuộc vào chất lượng bề mặt và công tác chuẩn bị trước khi sơn.

Dầu mỡ bám trên bề mặt kim loại cần phải tẩy sạch. Nguyên nhân có dầu mỡ bám trên bề mặt là do bôi lớp dầu mỡ chống gỉ trong quá trình để lâu, hoặc lớp dầu mỡ dính vào trong quá trình gia công

- Dầu mỡ thực vật có thể dùng xà phòng hóa, có thể hòa tan trong kềm

- Dầu mỡ khoáng không thể xà phòng hóa, có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ. Để tẩy dầu trong dung môi hữu cơ, thường dùng là xăng công nghiệp, phương pháp mới dùng tricloetilen để tẩy đầ dầu, có ba phương pháp tẩy dầu như sau :

+ Nhúng sản phẩm váo trong dung dịch tricloetilen nhưng không làm sạch dầu triệt để

+ Phun dung dịch tricloetilen vào sản phẩm

+ Dùng sự bay hơi của tricloetilen để tẩy dầu. Cho tricloetilen và sản phẩm trong thùng tẩy dầu, trong thùng lắp thiết bị xông hơi, làm nguội dung môi, để tránh dung môi bay hơi, phương pháp tẩy dầu này có hiệu quả nhất.

b, Tẩy gỉ

+ Phương pháp tẩy gỉ cơ khí: Dùng dụng cụ thủ công như búa, ban chải sắt, dũa v.v…để tẩy gỉ hoặc dùng máy chải han gỉ cầm tay, máy phun bi, phun cát v.v…

+ Phương pháp tẩy gỉ hóa học: Dùng các chất axit để tẩy gỉ kim loại + Phương pháp tẩy gỉ bằng nhiệt: Dùng ngọc lữa nung nóng để tẩy gỉ

Bước 2: Sơn lót

Sơn lót là lớp sơn đầu tiên trực tiếp phun lên bề mặt sản phẩm. Mục đích lớp sơn lót tạo nên lớp màng sơn bám chắc với kim loại nền, tạo điều kiện cho lóp sơn thứ hai dính kết. Những điều kiện lý tưởng của lớp sơn lót là:

- Có độ bám chắc, tính dẻo tốt

- Có tính ổn định cao trong khí quyển - Không thấm nước và hơi nước - Có tính chống gỉ tốt

- Khi gia công sơn lót phải sơn mỏng, đồng đều không dày quá, không dể chảy vết

CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI 35

- Sơn lót sắt ôxit thường dùng cho sắc thép, sơn lót chì cromat dùng cho nhôm và hợp kim magiê

- Gia công sơn lót có thể dùng các phương pháp sơn quét, nhúng v.v…Dùng phương pháp pun nhanh, kinh tế, nhưng dùng phương pháp quét có chất lượng tốt nhất

Gia công sơn lót cần phải tiến hành nhanh sau khi đã gia công bề mặt, không để bề mặt đã gia công lâu ngoài không khí tránh bụi bẩn, dầu mở bám vào, ảnh hưởng đến độ bám chắc giữa màng sơn và chi tiết thời gian càng ngắn càng tốt

Bước 3: Trát ma tít

Ma tít là loại sơn dày có hàm lượng bột màu cao. Bề mặt của các sản phẩm thường có lồi lõm, rổ khí, vết xước hoặc những khiếm khuyết khác, trát matit để khắc phục những khiếm khuyết này, bề mặt sản phẩm có độ bằng phẳng đồng đều

a, Tính năng và công dụng của các loại matit

- Matit dầu: trát rất tốt dể mài có thể khô ở nhiệt độ thường, thời gian 24 giờ. Matit dầu dùng để trát bằng phẳng các loại kim loại và gổ.

- Matit ankyl: màng cứng, bám chắc tốt dễ gia công ưu việt hơn matit dầu, có thể khô ở nhiệt độ thường thời gian 24 giờ dùng để trát bằng phẳng các loại kim loại và gỗ. - Matit gốc nitro: bám chắc tốt, khô nhanh (ở nhiệt độ thường có thể khô trong 2 giờ), dễ mài, dùng để trát các loại kim loại và gổ.

- Matit epoxi: màng cứng, bóng, chịu ẩm ướt, bám chắc tốt, dùng cho các loại kim loại

b, Đặc điểm gia công

- Các loại matit có thể dùng dao trát (dao làm bằng tôn thép mỏng độ dày 0,1 – 0,15mm đàn hồi va uốn cong tốt ) hoặc làm bằng cao su, có khi điều chỉnh độ nhớt thích hợp rồi phun

- Gia công trát matit trên lớp sơn lót đã khô

- Cần chú ý: ma tit có thể làm thay đổi bề ngoài màng sơn, có khi ở mức độ nhất định làm giảm tính năng cơ khí và năng lực bảo vệ của màng sơn. Vì thế không thể trát lớp ma tít dày, cố gắng sử dụng matit ít nhất khắc phục được những khiếm khuyết nhiều nhất. Thông thường lúc đầu trát cục bộ, trát chổ lõm trước rồi mới trát toàn bộ bề mặt - Khi trát matit không được qua lại nhiều lần, nếu không dầu trong matit bị tách ra, bịt lổ bề mặt ma tít, gây lên hiện tượng không khô hoạc chậm khô

CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI 36

- Matit có thể tự khô, nhưng có thể sấy ở nhiệt độ thấp hơn 600C

Bước 4: Mài bóng

Mài bóng công nghệ bằng phẳng những chổ trát matit hoặc những lớp sơn không bằng phẳng. Mài bóng có tác dụng không những làm cho bề mặt bằng phẳng mà còn làm cho bề mặt thô (mắt thường không nhìn thấy được) làm tăng độ bám chắc giữa các lớp sơn.

Nguyên liệu mài bóng có: vải ráp, giấy ráp chịu nước, mai mực, cát v.v… Phương pháp mài bóng có hai loại: mài bóng cơ học và mài bóng thủ công

Mài bóng cơ khí có các loại máy mài cơ khí hóa hoặc bán cơ khí, được áp dụng để gia công hàng loạt, dùng cho các nhà máy lớn

Hiện nay dùng phổ biến là mài bóng thủ công, vải ráp được bao ngoài miếng gổ mềm, kích thước tấm gổ: 10x5x3cm, khi thao tác không dùng lực mạnh, phải ổn định, đồng đều, chú ý không được làm thủng màng sơn.

Ngoài ra, mài bóng có hai loại: mài bóng ướt và mài bóng khô. Mài bóng khô bề mặt không ướt, dùng cho màng sơn khô, cứng, giòn. Mài bóng ướt dùng giấy ráp chịu nước, làm ướt bề mặt bằng nước (hoặc nước xà phòng), dùng cho sản phẩm chất lượng cao.

Sau khi mài bóng, cần phải làm sạch bề mặt hết bụi bậm và vết ố nước, bề mặt phải hoàn toàn khô.

Bước 5: Sơn lót lần hai

Sau khi mài mattit, bề mặt có nhiều lổ châm kim, sơn lót lần hai trên lớp mattit có tác dụng sau đây:

- Lấp lổ chân kim - Che phủ lớp mài

- làm tăng độ bám chắc với lớp sơn ngoài - Nậng cao độ bám màng sơn

Phương pháp gia công lớp sơn lót lần thư hai giống như lớp sơn lót lần thứ nhất. Nếu trên bề mặt có hạt, chất bẩn v.v…có thể dùng giấy ráp số 280 để mài bóng, sau khi khô mới sơn lớp sơn trang trí

Bước 6: Sơn bề mặt

Sơn trang trí bề mặt có thể sơn một lớp hoặc nhiều lớp, làm cho sản phẩm có màu sắc và bề ngoài rất đẹp

CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI 37

Gia công sơn bề mặt là công nghệ rất quan trọng trong toàn bộ quá trình gia công sơn. Mặt n goài sơn trực tiếp tiếp xúc với môi trường xung quanh, vì vậy, chất lượng gia công mặt ngoài sơn không những ảnh hưởng đến bề ngoài sản phẩm mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của màng sơn.

- Gia công sơn ở nhiệt độ 12 – 150C, độ ẩm tương đối 40 – 75% là thích hợp - Môi trường gia công sơn phải rất sạch sẽ, không có bụi, chất bẩn khác

- Trước khi sơn phải khuấy đều sơn, điều chỉnh có độ nhớt thích hợp, lọc qua vải màn 2 - 4 lớp

- Khi sơn lớp sơn lần một, có thể lộ ra lớp sơn lót, căn cứ vào yêu cầu chất lượng bề mặt, dùng mattit gốc nitro để trát sữa chữa, sau đó sơn các lớp sơn trang trí khác

- Nguyên tắc gia công sơn bề mặt phải mỏng và đều, mỗi lớp không được dày quá, nếu không sẽ có hiện tượng bong, nứt, chảy vết, khô không đều v.v…

Bước 7: Sấy.

Quá trình biến đổi hóa học và vật lý làm cho màng sơn thành màng rắn cứng gọi là sấy khô

Để đạt mục đích trang trí bề mặt, ngoài việc chọn sơn, gia coong hợp lý và xư lý tốt bề mặt, việc sấy khô màng sơn đóng vai trò quan trọng

Sấy khô màng sơn, căn cứ vào sự khác nhau của nguyên lý tạo thành màng sơn mà phân làm 4 loại

- Loại bay hơi dung môi: Quá trình khô của sơn này nhờ sự bay hơi của dung môi. Những loại sơn này có sơn gốc nitro, sơn clovinyl, sơn acrylic, sơn cánh kiến v.v…

- Loại Ôxy hóa trùng hợp: Quá trình khô của loại sơn này gồm hai giai đoạn, giai đoạn một là sự bay hơi của dung môi, giai đoạn hai là phản ứng ôxy hóa – trùng hợp. Những sơn thuộc loại này gồm có: sơn dầu, sơn keo este, sơn ankyl v.v…

- Loại trùng hợp sấy: Quá trình khô của loại sơn này phải sấy khô ở nhiệt độ nhất định. Những sơn thuộc loại này gồm có sơn gốc amin, sơn bitum, sơn epoxi đóng rắn nhiệt v.v…

- Loại đóng rắn nhờ chất đóng rắn: Loại sơn này chỉ đóng rắn khi cho chất đóng rắn, khô tạo màng. Căn cứ chất đóng rắn khác nhau mà phân ra loại đóng rắn ở nhiệt độ thường, .loại đóng rắn khi sấy khô. Để nâng cao chất lượng sơn, để giảm chu kỳ gia công, loại đóng rắn ở nhiệt độ thường, cần phải sấy khô. Những sơn thuộc loại này gồm có sơn epoxi (đóng rắn amin) sơn poliamin

CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI 38

Bước 8: Đánh bóng.

Đánh bóng màng sơn, dùng để gia công sơn cao cấp, đó là công nghệ cuối cùng của gia công sơn, mục đích làm cho bề mặt sơn bóng, đồng đều ổn định

Có hai phương pháp đánh bóng: đánh bóng cơ khí và đánh bóng thủ công

- Đánh bóng cơ khí cần có máy đánh bóng đặc biệt, thông thường dùng để đánh bóng sản phẩm có mặt phẳng. Khi đánh bóng thủ công, trước tiên dùng thuốc mài bóng để đánh bóng làm bằng phẳng và làm mất đi những khiếm khuyết trên bề mặt sơn. Sau đó dùng nỉ hoặc vải, bông thấm thuốc đánh bóng, lau mài nhẵn cẩn thận, đến khi màng sơn bóng hoàn toàn thì thôi. Sau đó dùng vải màn lau sạch.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN: CHỐNG GỈ KẾT CẤU KIM LOẠI Hệ cao đẳng nghề, nghề CTTBCK (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)