Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận là trường đào tạo nghề duy nhất và có uy tín tại tỉnh Ninh Thuận, có đầy đủ các trang thiết bị dạy nghề, chương trình, giáo trình, và đội ngủ giáo viên dạ
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN
BÁO CÁO THỰC TẬP
SƯ PHẠM DẠY NGHỀ
Ninh thuận, tháng 06 năm 2015
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian thực tập sư phạm tại trường cao đẳng nghề Ninh
Thuận, nhờ có sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường,
cùng với các giáo viên bộ môn, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của các Thầy, Cô giáo của trường, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi hoàn thành tốt đợt thực tập của mình tại trường.
Bước vào đợt thực tập sư phạm này, Bản thân Tôi đã xác định rõ mục đích của đợt thực tập này là : nắm được phương pháp giảng dạy môn học thuộc chuyên ngành của bản thân, nhằm củng cố nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, học hỏi thêm những kinh nghiệm quý báu của các Thầy, Cô và bạn bè ở trường, qua những tiết dự giờ, tiết sinh hoạt, những đợt rút kinh nghiệm tiết dạy Bên cạnh đó, bản thân Tôi cũng xác định rõ mục đích thực tập sư phạm nhằm phục vụ cho việc giảng dạy của bản thân sau này.
Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận là trường đào tạo nghề duy nhất và
có uy tín tại tỉnh Ninh Thuận, có đầy đủ các trang thiết bị dạy nghề, chương trình, giáo trình, và đội ngủ giáo viên dạy nghề, đáp ứng cho công tác dạy nghề từ trình độ sơ cấp nghề đến trình độ cao đẳng nghề Hình thức đào tạo của trường đa dạng, bên cạnh việc đào tạo chính quy tại trường, việc đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, đào tạo theo chuyên
đề, đào tạo lưu động tại doanh nghiệp, đồng ruộng, chuồng trại chăn nuôi cũng được nhà trường tổ chức rộng rãi, đáp ứng được yêu cầu của người lao động, cũng như thực tế sản xuất Do vậy các giáo sinh được thực tập sư phạm
tại trường cao đẳng nghề Ninh Thuận, thật sự là một đợt trải nghiệm trong
môi trường giáo dục dạy nghề, giúp cho giáo sinh làm quen với môi trường sư phạm, áp dụng những kiến thức đã học để giảng dạy thực tế, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu cho quá trình giảng dạy sau này của mỗi giáo sinh
Ninh Thuận, tháng 06 năm 201
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Cùng với những kiến thức đã được các Thầy , Cô trường Cao đẳng
nghề Nha Trang truyền đạt, và khoảng thời gian thực tập sư phạm tại trường
Cao đẳng nghề Ninh Thuận, dưới sự chỉ dẫn , giúp đỡ tận tình của các Thầy ,
Cô thông qua các tiết giảng, tiết dự giờ những ý kiến đóng góp rút kinh
nghiệm, đã giúp bản thân Tôi làm quen với cách giảng dạy trên lớp, cách xử
lý các tình huống giáo dục xảy ra trên lớp, đồng thời biết cách gần gũi với các
sinh viên để nắm bắt tâm tư tình cảm của các em Đây là khoảng thời gian
quý báu giúp cho bản thân tôi trau giồi thêm những kỹ năng thực tế, cũng như
tích lũy được những kinh nghiệm, những bài học cho bản thân, tạo tiền đề cho
Tôi có thể hoàn thành tốt hơn công tác giảng dạy của bản thân sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, quý Thầy ,
Cô trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
thực tập sư phạm và hoàn thành nhiệm vụ thực tập sư phạm của mình Đồng
thời cảm ơn Cô Phan Mai Phương Duyên đã truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, cũng như hướng dẫn cách thức trình
bày và tiến hành công tác thực tập.
Ninh Thuận, tháng 06 năm 2015
Giáo sinh thực tập
NGUYỄN KHẮC HUY
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN
Trang 5
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SƯ PHẠM
Trang 6
MỤC LỤC
Trang
A- PHẦN GIỚI THIỆU
1 Muc tiêu, kỹ năng của đợt thực tập sư phạm
2 Nội quy thực tập sư phạm
3 Giới thiệu tổng quát về trường cao đẳng nghề Ninh Thuận
3.1 Giới thiệu tổng quan về trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
3.2 Sơ đồ tổ chức nhà trường
3.3 Quy mô đào tạo, đối tượng tuyển sinh, mục tiêu đào tạo
3.4 Chương trình đào tạo ngành, nghề tham gia TTSP
2.4 Phương tiện dạy học
3 Giáo viên chủ nhiệm
C- PHẦN KẾT LUẬN
1 Tự nhận xét của giáo sinh
2 Đề nghị của giáo sinh
Trang 7A- PHẦN GIỚI THIỆU
Trang 81 MỤC TIÊU, KỸ NĂNG CỦA ĐỢT THỰC TẬP SƯ PHẠM :
1.1 Mục tiêu chung :
Nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạmvào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động dạy học Tiếp tục rèn luyện để hoànthiện và hình thành những kỹ năng kỹ xảo trong giảng dạy, g nhằm dảm bảo cho hoạt độngdạy học và giáo dục đạt hiệu quả
Qua đợt thực tập sư phạm giáo sinh phải biết được tình hình nơi mình giảng dạy, nhiệm
vụ và mục đích của nhà trường Công tác đứng lớp phải luôn hoàn chỉnh, soạn giáo án đầy
đủ, phù hợp với từng đối tượng cả về kiến thức chuyên môn và cả về phương pháp sưphạm, phân chia thời gian hợp lý thu thập kiến thức thực tế Đồng thời qua đợt thực tập sưphạm là bước đầu tạo cho giáo sinh có lòng yêu nghề và tin tưởng vào nghề mình đã chọn
1.2 Mục tiêu cụ thể :
- Kiến thức:
Khái quát hóa tình hình thực tế, đặc điểm về cơ sở vật chất, lịch sử phát triển, mụctiêu đào tạo, cơ cấu ngành nghề, hướng phát triển, các mối quan hệ… của nhàtrường nơi thực tập sư phạm
Đánh giá được tâm lý của đối tượng
Đánh giá được tâm sinh lý của giáo viên
- Kỹ năng:
Thiết kế được kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, phương tiện dạy, giáo án
Luyện được kỹ năng viết và trình bày bảng phấn
Sử dụng được thiết bị dạy học, dụng cụ dạy học và phương phương pháp dạy phùhợp với hoàn cảnh khách quan
Luyện tập được các thao tác sư phạm
Rèn luyện kỹ năng giảng bài giảng lý thuyết và thực hành
Phân tích được chương trình môn học sẽ thực hành giảng dạy, biết nhận xét, đánhgiá bài giảng
- Thái độ tác phong:
Tác phong sư phạm: yêu quý nghề sư phạm, cách ăn mặc chỉnh tề, cử chỉ, hành vi,thái độ của giáo viên, tôn trọng giáo viên và học viên
Tác phong trong công nghiệp thể hiện ở cách làm việc khoa học, rõ ràng, dứt khoát
Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc, xử lý tình huống sư phạm
2 NỘI QUY THỰC TẬP SƯ PHẠM :
- Thực hiện nghiêm túc kỷ luật lao động, đúng nội quy của trường thực tập sư phạm
- Chấp hành một cách tự giác mọi công việc được phân công với ý thức tránh nhiệm
và chất lượng cao Thực hiện tốt tác phong của một nhà sư phạm như: ăn nói lịch sựhòa nhã trong giao tiếp với thầy cô, học sinh trong trường thực tập sư phạm, tácphong nghiêm túc, không chọc ghẹo học sinh…
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ và không xâm hại đến tài sản của cơ sở đào tạo
- Lên lớp đúng thời gian được phân công, đảm bảo đúng tiết, đúng thời lượng, đúngtiến độ thực hiện, mọi sự vắng mặt vì bất cứ lý do nào, đều phải được sự cho phépcủa giáo viên hướng dẫn tại cơ sở thực tập
3 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH
THUẬN
Trang 93.1 Giới thiệu tổng quan về trường cao đẳng nghề Ninh Thuận :
- Tên trường: Trường cao đẳng nghề Ninh Thuận.
- Tên giao dịch quốc tế: The Vocational Training College of Ninh Thuan.
- Địa chỉ trụ sở chính: Đường 16 tháng 4, Tp Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
- Số điện thoại: 068.3837302 Fax: 068.3835826; 068.3835808.
- Website: http://cnn.edu.vn
- Địa chỉ Cơ sở 2 : Đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường Tấn tài, TP Phan Rang Tháp
Chàm, tỉnh Ninh Thuận
Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận tiền thân là trường Dạy nghề Ninh Thuận được
thành lập theo Quyết định số 102/2001/QĐ-UB ngày 11/12/2001 của UBND tỉnh trực
thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, thi công xây dựng cơ bản vào đầu năm 2002
và chính thức đi vào hoạt động mở khoá đầu tiên cho năm học 2003 - 2004 vào tháng
Tháng 4/2012 trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận theoquyết định số 442/QĐ-LĐTBXH ngày 09/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội
Hiện nay trong tỉnh chỉ có duy nhất trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận là tương đốiđầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, chương trình, giáo trình và đội ngũ giáo viên
để đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề và liên kết đào tạo cao đẳng nghề Các
cơ sở dạy nghề còn lại chỉ đủ điều kiện dạy nghề trình độ sơ cấp và thường xuyên
Phòng công tác sinh viên
Trung tâm đào tạo lái xeKhoa công nghệ ô tôKhoa Cơ khí - Xây dựngKhoa Điện – Điện tửKhoa khoa học cơ bản
Trang 103.3 Quy mô đào tạo, đối tượng tuyển sinh, mục tiêu đào tạo :
Quy mô đào tạo, đối tượng tuyển sinh:
Chương trình đào tạo hệ cao đẳng nghề , trung cấp nghề, sơ cấp nghề được xây dựng căn
cứ vào quyết định số : 01/2007/QĐ- BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiban hành Tỷ lệ phân bố chương trình đào tạo của chương trình : 65 -70% thời gian đào tạothực hành và 30 – 35% thời gian đào tạo lý thuyết ( Nghề Kế toán là nghề đặc thù nên tỷ lệ
lý thuyết là 45% và thực hành là 55%) Nhà trường đã xây dựng 9 chương trình khung vàchương trình chi tiết cho các nghề thuộc hệ sơ cấp nghề, 14 chương trình khung và chươngtrình chi tiết cho các nghề thuộc hệ Trung cấp nghề và 9 bộ chương trình khung và chươngtrình chi tiết cho hệ Cao đẳng nghề cụ thể như sau :
+ Hệ Cao đẳng Nghề:
1 Công nghệ ô tô
2 Điện công nghiệp
3 Điện tử công nghiệp
4 Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển công nghiệp
5 Kỹ thuật máy lạnh và đều hòa không khí
4 Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp
5 Kế toán doanh nghiệp
6 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
3 Sửa chữa & bảo dưỡng xe máy
4 May công nghiệp
5 Điện công nghiệp
6 Điện dân dụng
7 Điện tử công nghiệp
8 Điện tử dân dụng
9 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
Mục tiêu đào tạo :
Mục tiêu chung:
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật – công nghệ; kinh tế và dịch vụ trực tiếp trong sảnxuất ở các trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị chongười học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức
Trang 11nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp giúp họ có khả năng tìm việclàm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu lao động cónghề cho Khu, Cụm công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận và khu vực miền Trung;
- Chương trình đào tạo nghề phải đảm bảo tính liên tục, hệ thống, tính khoa học, tínhhiện đại và trình độ ngoại ngữ phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam trong thời kỳ hộinhập
Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần đào tạo nhân lực kỹ thuật – công nghệ trực tiếp trong sản xuất; kinh tế vàdịch vụ đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của tỉnh Ninh thuận nói riêng và Vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam nói chung;
- Đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề củacác cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Ninh thuận;
- Phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũngười lao động về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnhtranh thị trường cho doanh nghiệp;
- Đào tạo nghề trình độ cao cho thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự theo chínhsách “Hậu phương quân đội” của Đảng và Nhà nước;
- Đào tạo nghề đáp ứng ngày càng cao yêu cầu tay nghề của lao động trong tỉnh thựchiện chủ trương đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài mang lại hiệu quả caonhất;
- Tạo cơ hội học tập và sát hạch lái xe ô tô ngay trên địa bàn tỉnh cho cán bộ nhân dântrong tỉnh, vừa tiết kiệm chi phí và thời gian;
- Thực hiện chủ trương hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề trên địa bàn tỉnh, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập Quốc tế
3.4 Chương trình đào tạo nghề điện tử công nghiệp, trình độ trung cấp nghề:
Tên nghề: Điện tử công nghiệp
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
(Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hoá phổ thông theo quy định của
Bộ Giáo dục và đào tạo);
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 28
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được những nguyên tắc an toàn trong khi làm việc;
+ Phát biểu được các định luật cơ bản về điện học, ứng dụng trong kỹ thuật điện;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động các thiết bị đo lường và khí cụ điện thông dụng trong kỹ thuật điện, điện tử;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh
kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các thiết bị điện tử,
các mạch điện tử cơ bản được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp;
+ Trình bày được cấu trúc chung của các bộ lập trình PLC;
+ Trình bày được các tập lệnh cơ bản trong PLC;
+ Ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tiễn của nghề
- Kỹ năng:
Trang 12+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, bộ đồ nghề điện cầm tay, các thiết bị
đo lường điện tử;
+ Đọc, vẽ được các bản vẽ điện, điện tử thông dụng đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật
+ Lập trình thành thạo các chương trình điều khiển dùng PLC
+ Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công
nghiệp;
+ Lắp đặt, kết nối được các thiết bị điện, điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
+ Kiểm tra, sửa chữa được các thiết bị điện, điện tử theo yêu cầu công việc;
+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên nghề;
+ Lập được kế hoạch và thực hiện lắp đặt, bảo trì, kết nối tổ hợp hệ thống;
+ Có khả năng làm việc theo nhóm, sáng tạo, có tác phong công nghiệp, tuân thủ
nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động;
+ Có khả năng giao tiếp với khách hàng để hướng dẫn, mô tả các thông
tin về sản phẩm, thiết bị liên quan đến nghề
Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức:
+ Có một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước;
+ Có hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng về định hướng phát
triển kinh tế - xã hội;
+ Có hiểu biết về truyền thống dân tộc, của giai cấp công nhân và đạo đức và nhân
cách của người công nhân;
+ Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đầy đủ trách
nhiệm và nghĩa vụ của người công dân: Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
+ Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp Sống lành mạnh giản dị phù hợp vơí phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc
- Thể chất và quốc phòng:
+ Có đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài trong các điều kiện khác nhau về không gian và thời gian;
+ Có hiểu biết các loại hình thể dục thể thao để tham gia trong hoạt động, sinh hoạt
cộng đồng Có sức khoẻ và ý thức bảo vệ Tổ quốc;
+ Biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc
phòng - An ninh;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần cảnh giác giữ gìn bí mật cơ quan, bí mật quốc
gia Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Thời gian học tập: 90 tuần
- Thời gian thực học: 2550 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ; ( Trong đó thi tốt nghiệp: 40 giờ)
Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1665 giờ; Thời gian học tự chọn: 675 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 670 giờ; Thời gian học thực hành: 1670 giờ
Trang 13DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN
VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC,
MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC
Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
Mã MH,
MĐ Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổngsố
Trong đóLýthuyết Thực hành Kiểm tra
II Các môn học, mô đun đào tạo
II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 930 216 674 40
Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
(Nội dung và chi tiết được kèm theo tại phụ lục các MH/MĐ bắt buộc)
Trang 14DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ TỰ CHỌN, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN; ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC,
MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ TỰ CHỌN.
Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian
Mã
MH,
MĐ
Tên môn học, mô đun tự chọn
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổngsố
Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
(Nội dung và chi tiết được kèm theo tại phụ lục các MH/MĐ tự chọn)
KIỂM TRA KẾT THÚC MÔN HỌC VÀ THI TỐT NGHIỆP
Kiểm tra kết thúc môn học
- Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, trắc nghiệm, bài tập thực hành
Thời gian kiểm tra:
+ Lý thuyết, trắc nghiệm: không quá 120 phút
+ Thực hành: không quá 8 giờ
Thi tốt nghiệp
Số
2 Kiến thức, kỹ năng nghề
Trang 15B - PHẦN NỘI DUNG
Trang 18Nguyễn Khắc Huy Trang: 18
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN
Trang 19GIÁO ÁN SỐ : 01 Thời gian thực hiện: 45 phút
Tên chương: Chương 1 – LINH KIỆN
THỤ ĐỘNGThực hiện ngày 04 Tháng 06 năm 2015
TÊN BÀI : ĐIỆN TRỞ
MỤC TIÊU CỦA BÀI :
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng :
- Nhận biết được điện trở trong các mạch điện tử cơ bản
- Đọc được trị số của điện trở
ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo án, đề cương bài giảng
- Bảng, phấn viết, Bảng điện trở, máy chiếu projector
Trang 20GIANHOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦAHỌC SINH
cao như máy vi tính
destop, laptop, máy
điện thoại về cơ bản
2 Giảng bài mới :
1 Khái niệm về điện
trở
2 Cấu tao, Ký hiệu,
Đơn vị đo của điện trở
Trang 21- Thuyết trình
- Lắng nghe
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời
- Nhắc lại cách đọc trị
số điện trở
- Cách ghép điện trở
3 Phút
Nguồn tài liệu tham khảo [1] TS Nguyễn Viết Nguyên , Giáo trình linh kiện điện tử và
ứng dụng, Nhà xuất bản giáo dục
[2] Nguyễn An Ninh, Kỹ thuật truyền thanh tập 1 Nhà xuất
bản công nhân kỹ thuật
TRƯỞNG KHOA/BỘ MÔN Ngày 04 tháng 06 năm 2015
GIÁO VIÊN
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
ĐIỆN TRỞ
1 Khái niệm về điện trở.
Điện trở là gì ? Ta hiểu một cách đơn giản - Điện trở là sự cản trở dòng điện của một
vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn,
vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn
Điện trở của dây dẫn :
Điện trở của dây dẫn phụ thộc vào chất liệu, độ dài và tiết diện của dây được tính theo
công thức sau:
R = ρ.L / S
Trong đó ρ là điện trở xuất phụ thuộc vào chất liệu
L là chiều dài dây dẫn
S là tiết diện dây dẫn
R là điện trở đơn vị là Ohm
2 Cấu tạo và đơn vị đo.
Trang 22a) Hình dáng và ký hiệu : Trong thiết bị điện tử điện trở là một linh kiện quan
trọng, chúng được làm từ hợp chất cacbon và kim loại tuỳ theo tỷ lệ pha trộn mà người ta
tạo ra được các loại điện trở có trị số khác nhau
Hình dạng của điện trở trong thiết bị điện tử
Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý
b) Đơn vị của điện trở
Đơn vị điện trở là Ω (Ohm) , KΩ , MΩ
1KΩ = 1000 Ω
1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω
3 Cách đọc trị số điện trở
Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch mầu theo một quy
ước chung của thế giới
Các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2W trở lên thường được ghi trị số trực tiếp
trên thân Ví dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ
Trở sứ công xuất lớn , trị số được ghi trực tiếp
Để đọc được giá trị điện trở bằng các vạch màu thì ta phải thuộc bảng mã màu theo tiêu chuẩn quốc tế
Quy ước mầu Quốc tế
Mầu sắc Giá trị Mầu sắc Giá trị
Trang 23Vàng 4 Trắng 9
Nhũ vàng -1Nhũ bạc -2
Điện trở thường được ký hiệu bằng 4 vòng mầu , điện trở chính xác thì ký hiệu bằng 5
Trang 24 Có thể tính vòng số 3 là số con số không "0" thêm vào
Mầu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của
cơ số 10 là số âm
b) Cách đọc trị số điện trở 5 vòng mầu : ( điện trở chính xác )
Vòng số 5 là vòng cuối cùng , là vòng ghi sai số, trở 5 vòng mầu thì mầu sai số có
nhiều mầu, do đó gây khó khăn cho ta khi xác điịnh đâu là vòng cuối cùng, tuy
nhiên vòng cuối luôn có khoảng cách xa hơn một chút
Đối diện vòng cuối là vòng số 1
Tương tự cách đọc trị số của trở 4 vòng mầu nhưng ở đây vòng số 4 là bội số của
cơ số 10, vòng số 1, số 2, số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị
Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 ( mũ vòng 4)
Có thể tính vòng số 4 là số con số không "0" thêm vào
4 Phân loại điện trở.
a) Điện trở thường : Điện trở thành phần dẫn điện chủ yếu từ bột than, hình dáng
kích thước nhỏ , trên thân vẽ các vạch màu để thể hiện giá trị của điện trở , coa
công suất nhỏ từ 1/8W , 1/4W, 1/2W đế dưới 1W
b) Điện trở công xuất : Là các điện trở có công xuất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W, 10W
Là điện trở thành phần dẫn điện làm bằng kim loại có điện trở riêng lớn, công suất làm việc lớn thường có trị số trên 1W
Điện trở sứ, điện trở nhiệt : Là cách gọi khác của các điện trở công xuất , điện trở
này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động chúng toả nhiệt
Trang 25Các điện trở : 2W - 1W - 0,5W - 0,25W
Điện trở sứ hay trở nhiệt
Công xuất của điện trở
Khi mắc điện trở vào một đoạn mạch, bản thân điện trở tiêu thụ một công xuất P tính
được theo công thức
P = U I = U 2 / R = I 2 R
Theo công thức trên ta thấy, công xuất tiêu thụ của điện trở phụ thuộc vào dòng
điện đi qua điện trở hoặc phụ thuộc vào điện áp trên hai đầu điện trở
Công xuất tiêu thụ của điện trở là hoàn toàn tính được trước khi lắp điện trở vào
mạch
Nếu đem một điện trở có công xuất danh định nhỏ hơn công xuất nó sẽ tiêu thụ thì điện trở sẽ bị cháy
Thông thường người ta lắp điện trở vào mạch có công xuất danh định > = 2 lần
công xuất mà nó sẽ tiêu thụ
c) Điện trở nhiệt :
Là điện trở có giá trị điện trở thay đổi theo nhiệt độ môi trường bên ngoài tác động vàoĐiện trở nhiệt có 2 loại như sau:
- Điện trở nhiệt + ( điện trỏ nhiệt dương) : là điện trở khi nhiệt độ môi trường tăng,
trị số của điện trở tăng theo
- Điện trỏ nhiệt = ( điện trở nhiệt âm) : là điện trở khi nhiệt độ môi trường tăng, trị sốcủa điện trở giảm xuống
Ứng dụng : thường ứng dung trong các bộ cảm biến nhiệt độ
d) Quang trở:
Là loại điện trở có trị số thay đổi theo cường độ ánh sáng môi trường chiếu vào, ánh
sáng chiếu vào càng mạnh thì giá trị điện trở càng giảm
Ứng dụng : thường được lắp trong các thiết bị cảm biến quang
Trang 26e) Biến trở, chiết áp”
Biến trở Là điện trở có thể chỉnh để thay đổi giá trị, có ký hiệu là VR chúng có hìnhdạng như sau :
Hình dạng biến trở Ký hiệu trên sơ đồ
Biến trở thường ráp trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ thuật
viên, biến trở có cấu tạo như hình bên dưới
Cấu tạo của biến trở
Chiết áp : Chiết áp cũng tương tự biến trở nhưng có thêm cần chỉnh và thường bố trí
phía trước mặt máy cho người sử dụng điều chỉnh Ví dụ như - Triết áp Volume, triết áp
Bass, Treec v.v , triết áp nghĩa là triết ra một phần điện áp từ đầu vào tuỳ theo mức độ
chỉnh
Trang 27Ký hiệu triết áp trên sơ đồ nguyên lý
Hình dạng chiết áp Cấu tạo trong triết áp
5 Cách ghép các điện trở :
a) Điện trở mắc nối tiếp
Điện trở mắc nối tiếp.
Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại Rtd = R1 + R2 + R3
Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng
Trang 28Điện trở mắc song song
Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương Rtd được tính bởi công thức (1 / Rtd) = (1 / R1) + (1 / R2) + (1 / R3)
Nếu mạch chỉ có 2 điện trở song song thì
Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan
trọng không thể thiếu được , trong mạch điện , điện trở có những tác dụng sau :
Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một bóng đèn 9V, nhưng ta chỉ có nguồn 12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 3V trênđiện trở
Đấu nối tiếp với bóng đèn một điện trở
- Như hình trên ta có thể tính được trị số và công xuất của điện trở cho phù hợp như
sau: Bóng đèn có điện áp 9V và công xuất 2W vậy dòng tiêu thụ là I = P / U = (2 / 9 ) =
Ampe đó cũng chính là dòng điện đi qua điện trở
- Vì nguồn là 12V, bóng đèn 9V nên cần sụt áp trên R là 3V vậy ta suy ra điện trở cầntìm là R = U/ I = 3 / (2/9) = 27 / 2 = 13,5 Ω
- Công xuất tiêu thụ trên điện trở là : P = U.I = 3.(2/9) = 6/9 W vì vậy ta phải dùng
điện trở có công xuất P > 6/9 W
Trang 29 Mắc điện trở thành cầu phân áp để có được một điện áp theo ý muốn từ một điện
áp cho trước
Cầu phân áp để lấy ra áp U1 tuỳ ý
Từ nguồn 12V ở trên thông qua cầu phân áp R1 và R2 ta lấy ra điện áp U1, áp U1 phụ
thuộc vào giá trị hai điện trở R1 và R2.theo công thức
U1 / U = R1 / (R1 + R2) => U1 = U.R1(R1 + R2)Thay đổi giá trị R1 hoặc R2 ta sẽ thu được điện áp U1 theo ý muốn
Phân cực cho bóng bán dẫn hoạt động
Mạch phân cực cho Transistor
Tham gia vào các mạch tạo dao động R C
Trang 30Mạch tạo dao động sử dụng IC 555
Tên chương: Chương 1 – LINH KIỆN
THỤ ĐỘNGThực hiện ngày 05 Tháng 06 năm 2015
TÊN BÀI : TỤ ĐIỆN
MỤC TIÊU CỦA BÀI :
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng :
- Nhận biết được tụ điện trong các mạch điện tử cơ bản
- Đọc được trị số của tụ điện
- Biết cách ghép các tụ điện
ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo án, đề cương bài giảng
- Bảng, phấn viết, Bo mạch điện tử, máy chiếu projector
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦAHỌC SINH
Trang 31cao như máy vi tính
destop, laptop, máy
điện thoại về cơ bản
2 Giảng bài mới :
1 Khái niệm về tụ điện
2 Cấu tao của tụ điện
3 Hình dáng thực tế
của tụ điện
4 Điện dung, đơn vị,
ký hiệu của tụ điện
- Điện dung của tụ điện
- Đơn vị điện dung
- Ký hiệu của tụ điện
ký hiệu như sau ?
Trang 32- Thuyết trình
- Lắng nghe
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời
- Lắng nghe
3 Củng cố kiến thức và
kết thúc bài
- Cách nhận dạng tụ diện trong mạch điện
- Nhắc lại cách đọc trị
số điện dung của tụ điện
- Cách ghép tụ điện
3 Phút
Nguồn tài liệu tham khảo [1] TS Nguyễn Viết Nguyên , Giáo trình linh kiện điện tử và
ứng dụng, Nhà xuất bản giáo dục
[2] Nguyễn An Ninh, Kỹ thuật truyền thanh tập 1 Nhà xuất
bản công nhân kỹ thuật
TRƯỞNG KHOA/BỘ MÔN Ngày 05 tháng 06 năm 2015
NGUYỄN KHẮC HUY
Trang 33ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
TỤ ĐIỆN
1 Khái niệm về tụ điện:
Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch điện tử,chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoaychiều, mạch tạo dao động vv
Tụ điện theo đúng tên gọi của nó là một linh kiện có khả năng tích tụ năng lượngđiện
Tụ điện là linh kiện dùng để chưa điện tích Một tụ điện lý tưởng có điện tích ở bảncực tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt trên nó theo công thức :
2 Cấu tạo của tụ điện :
Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện gọi là điện môi
Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi và tụ điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ
hoá
Trang 34
3 Hình dáng thực tế của tụ điện:
4 Điện dung , đơn vị và ký hiệu của tụ điện:
* Điện dung : Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ điện,
điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và
khoảng cách giữ hai bản cực theo công thức
C = ξ S / d
Trong đó C : là điện dung tụ điện , đơn vị là Fara (F)
ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện
d : là chiều dày của lớp cách điện
S : là diện tích bản cực của tụ điện
* Đơn vị điện dung của tụ : Đơn vị là Fara (F) , 1Fara là rất lớn do đó trong thực tế
thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như MicroFara (µF) , NanoFara (nF), PicoFara (pF)
Trang 35Ký hiệu của tụ điện trên sơ đồ nguyên lý.
5 Sự phóng nạp của tụ điện :
Một tính chất quan trọng của tụ điện là tính chất phóng nạp của tụ , nhờ tính chất này mà tụ
có khả năng dẫn điện xoay chiều
Minh hoạ về tính chất phóng nạp của tụ điện.
* Tụ nạp điện : Như hình ảnh trên ta thấy rằng , khi công tắc K1 đóng, dòng điện
từ nguồn U đi qua bóng đèn để nạp vào tụ, dòng nạp này làm bóng đèn loé sáng, khi
tụ nạp đầy thì dòng nạp giảm bằng 0 vì vậy bóng đèn tắt.
* Tụ phóng điện : Khi tụ đã nạp đầy, nếu công tắc K1 mở, công tắc K2 đóng thì
dòng điện từ cực dương (+) của tụ phóng qua bóng đền về cực âm (-) làm bóng đèn
loé sáng, khi tụ phóng hết điện thì bóng đèn tắt
=> Nếu điện dung tụ càng lớn thì bóng đèn loé sáng càng lâu hay thời gian phóng
nạp càng lâu.
6 Cách đọc giá trị điện dung trên tụ điện.
Trang 36* Với tụ hoá : Giá trị điện dung của tụ hoá được ghi trực tiếp trên thân tụ
=> Tụ hoá là tụ có phân cực (-) , (+) và luôn luôn có hình trụ
Tụ hoá ghi điện dung là 185 µF / 320 V
* Với tụ giấy , tụ gốm : Tụ giấy và tụ gốm có trị số ghi bằng ký hiệu
Tụ gốm ghi trị số bằng ký hiệu.
Cách đọc : Lấy hai chữ số đầu nhân với 10(Mũ số thứ 3 )
Ví dụ tụ gốm bên phải hình ảnh trên ghi 474K nghĩa là
Giá trị = 47 x 10 4 = 470000 p ( Lấy đơn vị là picô Fara)
= 470 n Fara = 0,47 µF
Chữ K hoặc J ở cuối là chỉ sai số 5% hay 10% của tụ điện
* Thực hành đọc trị số của tụ điện.
Trang 37Một cách ghi trị số khác của tụ giấy và tụ gốm
7 Ý nghĩa của giá trị điện áp ghi trên thân tụ :
Ta thấy rằng bất kể tụ điện nào cũng được ghi trị số điện áp ngay sau giá trị điện
dung, đây chính là giá trị điện áp cực đại mà tụ chịu được, quá điện áp này tụ sẽ bị
nổ
Khi lắp tụ vào trong một mạch điện có điện áp là U thì bao giờ người ta cũng lắp tụđiện có giá trị điện áp Max cao gấp khoảng 1,4 lần
Ví dụ mạch 12V phải lắp tụ 16V, mạch 24V phải lắp tụ 35V vv
8 Phân loại tụ điện :
- Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mica (Tụ không phân cực )
Các loại tụ này không phân biệt âm dương và thường có điện dung nhỏ từ 0,47 µF trở xuống, các tụ này thường được sử dụng trong các mạch điện có tần số cao hoặc
mạch lọc nhiễu.
Tụ gốm - là tụ không phân cực.
- Tụ hoá ( Tụ có phân cực )
Tụ hoá là tụ có phân cực âm dương , tụ hoá có trị số lớn hơn và giá trị từ 0,47µF
đến khoảng 4.700 µF , tụ hoá thường được sử dụng trong các mạch có tần số thấp
hoặc dùng để lọc nguồn, tụ hoá luôn luôn có hình trụ
Trang 38Tụ hoá - Là tụ có phân cực âm dương.
- Tụ điện mắc nối tiếp
Các tụ điện mắc nối tiếp có điện dung tương đương C tđ được tính bởi công thức :
1 / C tđ = (1 / C1 ) + ( 1 / C2 ) + ( 1 / C3 )
Trường hợp chỉ có 2 tụ mắc nối tiếp thì C tđ = C1.C2 / ( C1 + C2 )
Khi mắc nối tiếp thì điện áp chịu đựng của tụ tương đương bằng tổng điện áp của
các tụ cộng lại U tđ = U1 + U2 + U3
Trang 39 Khi mắc nối tiếp các tụ điện, nếu là các tụ hoá ta cần chú ý chiều của tụ điện, cực
âm tụ trước phải nối với cực dương tụ sau:
Tụ điện mắc nối tiếp Tụ điện mắc song song
- Tụ điện mắc song song.
Các tụ điện mắc song song thì có điện dung tương đương bằng tổng điện dung củacác tụ cộng lại C = C1 + C2 + C3
Điện áp chịu đựng của tụ điện tương tương bằng điện áp của tụ có điện áp thấp
nhất
Nếu là tụ hoá thì các tụ phải được đấu cùng chiều âm dương
10 Ứng dụng của tụ điện :
Tụ điện được sử dụng rất nhiều trong kỹ thuật điện và điện tử, trong các thiết bị điện tử,
tụ điện là một linh kiện không thể thiếu đươc, mỗi mạch điện tụ đều có một công dụng
nhất định như truyền dẫn tín hiệu , lọc nhiễu, lọc điện nguồn, tạo dao động vv
Dưới đây là một số những hình ảnh minh hoạ về ứng dụng của tụ điện
* Tụ điện trong mạch lọc nguồn.
Trang 40Tụ hoá trong mạch lọc nguồn
Trong mạch lọc nguồn như hình trên , tụ hoá có tác dụng lọc cho điện áp một chiều sau khi đã chỉnh lưu được bằng phẳng để cung cấp cho tải tiêu thụ, ta thấy nếu
không có tụ thì áp DC sau đi ốt là điên áp nhấp nhô, khi có tụ điện áp này được lọc tương đối phẳng, tụ điện càng lớn thì điện áp DC này càng phẳng
* Tụ điện trong mạch dao động đa hài tạo xung vuông.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN