1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương NCKH giáo dục nghề nghiệp : PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ

10 1,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 37,53 KB

Nội dung

Năng lực thích ứng nghề nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp, giúp cá nhân có khả năng thay đổi những đặc điểm tâm lý, sinh lý và nhân cách cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp, đạt hiệu quả lao động cao và nâng cao năng suất lao động. Để thích ứng nghề nghiệp tốt nhất, cá nhân các sinh viên cần rèn luyện năng lực thích ứng nghề nghiệp. Đối với sinh viên trường cao đẳng nghề, quá trình thích ứng nghề nghiệp và năng lực thích ứng nghề nghiệp giúp sinh viên của trường cao đẳng nghề nhanh chóng thích ứng trong quá trình học tập, rèn luyện để phát triển các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp.

Trang 1

Tên đề tài: “Phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng nghề”

1 Lý do chọn đề tài

Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, giáo dục nghề nghiệp của nước ta đã được quan tâm phát triển trong hệ thống giáo dục quốc dân và các chính sách phát triển quốc gia Thực tiễn của của thị trường lao động nước ta hiện nay đã và

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH

VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ

Ng ười thực hiện: N i th c hi n: N ực hiện: N ện: N guy n Kh c Huy ễn Khắc Huy ắc Huy

L p: ớp: s ph m ngh ư ạm nghề ề Khóa: 5-2015

Năm h c : 2014 - 2015 ọc : 2014 - 2015

Tháng 06/2015

Trang 2

đang đặt "lên vai" ngành giáo dục dạy nghề những nhiệm vụ cao quý, những trọng trách nặng nề, trong đó hệ thống các trường đào tạo nghề và các cơ sở dạy nghề là nơi đào tạo ra đội ngũ công nhân kỹ thuật và nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ là lực lượng lao động đông đảo nhất trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, vì vậy đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân có vị trí quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đó là phát triển nguồn nhân lực Theo kinh nghiệm của các nước phát triển thì nguồn nhân lực được đào tạo chính là năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế và là đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững của các quốc gia

Vì thế, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại, mỗi sinh viên tại các trường đào tạo nghề phải được rèn luyện trong một quy trình giáo dục hiệu quả, hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng khâu giúp sinh viên thích ứng nghề nghiệp Sinh viên ở các trường đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu: có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động,

có khả năng sử dụng tiếng anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp Để đáp ứng được những yêu cầu đó, sinh viên cần có năng lực thích ứng và năng lực thích ứng nghề nghiệp Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở các trường Cao đẳng nghề, không ít sinh viên còn chưa xác định rõ mục tiêu, động cơ nghề nghiệp của mình, khả năng thích ứng với hoạt động học tập và rèn luyện nghề còn nhiều hạn chế, hầu hết các em chưa được trang bị những tri thức cần thiết để hình thành và phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp, chưa có kĩ năng, thậm chí chưa sáng tỏ các nội dung thích ứng nghề nghiệp của bản thân, vì thế các em gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập và rèn luyện, nhiều em còn băn khoăn, hoang mang với sự lựa chọn nghề nghiệp của mình Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự hứng thú, kết quả học tập và rèn luyện nghề nghiệp của các em

Mặt khác, thực tiễn cho thấy còn có những hạn chế nhất định đối với chất lượng sinh viên các trường cao đẳng nghề sau khi tốt nghiệp Nhiều sinh viên chưa chuẩn bị tư thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động nghề nghiệp, các em còn lúng túng và

Trang 3

khó thích nghi với những yêu cầu của môi trường lao động nghề nghiệp trong thực tế -môi trường có nhiều điểm khác biệt với những lý thuyết mà các em được tiếp thu ở trường cao đẳng nghề Mặt khác hệ thống các trường đào tạo nghề đang đứng trước mâu thuẫn chủ yếu giữa một bên là yêu cầu cao về số lượng, chất lượng, về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động, với một bên là những hạn chế về chất lượng đào tạo, về cơ cấu hệ thống, chính sách phát triển, các điều kiện đảm bảo chất lượng (đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo và trang thiết bị)… Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo nghề ở các trường cao đẳng nghề trong giai đoạn hiện nay

Năng lực thích ứng nghề nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp, giúp cá nhân có khả năng thay đổi những đặc điểm tâm lý, sinh lý và nhân cách cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp, đạt hiệu quả lao động cao và nâng cao năng suất lao động Để thích ứng nghề nghiệp tốt nhất, cá nhân các sinh viên cần rèn luyện năng lực thích ứng nghề nghiệp Đối với sinh viên trường cao đẳng nghề, quá trình thích ứng nghề nghiệp và năng lực thích ứng nghề nghiệp giúp sinh viên của trường cao đẳng nghề nhanh chóng thích ứng trong quá trình học tập, rèn luyện để phát triển các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp

Chính vì vậy, việc nghiên cứu phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên của trường cao đẳng nghề có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm những những biện pháp giáo dục nâng cao năng lực nghề nghiệp và khả năng thích ứng nghề nghiệp từ trong nhà trường và môi trường thực tiễn cho sinh viên ở các trường đào tạo nghề, là những gợi

ý cho những giảng viên trong việc lựa chọn và áp dụng những tác động hiệu quả nhằm phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên trong thực tiễn học tập và rèn luyện nghề nghiệp ở trường cao đẳng nghề, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Xuất phát từ lý luận thực tiễn trên Tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng nghề".

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 4

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên trường cao đẳng nghề nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của trường cao đẳng nghề, góp phần phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình đào tạo sinh viên tại trường Cao đẳng nghề

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các giải pháp nhằm phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng nghề

4 Giả thuyết khoa học

Giáo dục nghề nghiệp ở nước ta hiện nay mặc dù đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cho đất nước, tuy nhiên cũng đang có nhiều hạn chế, bất cập trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động Do đó bên cạnh việc đổi mới cơ cấu hệ thống, xây dựng chương trình đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề, quản lí chất lượng đào tạo để nâng cao chất lương đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đào tạo nghề, thì việc phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng nhằm giúp sinh viên đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động

Tuy nhiên thực tế hiện nay, nhiệm vụ này chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình đào tạo ở các trường cao đẳng nghề Việc phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng nghề sẽ đạt hiệu quả cao nếu làm sáng tỏ được

cơ sở khoa học xác đáng về năng lực thích ứng nghề nghiệp và xây dựng được các giải pháp phát triển một cách bền vững năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về năng lực thích ứng nghề nghiệp và phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng nghề

Trang 5

5.2 Đánh giá thực trạng việc phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường cao đẳng nghề tại tỉnh Ninh Thuận hiện nay và những vấn đề liên quan

5.3 Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng nghề

5.4 Tiến hành thực nghiệm một số biện pháp phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng nghề

6 Phạm vi nghiên cứu

Việc nghiên cứu các giải pháp phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng nghề, liên quan tới nhiều nhóm đối tượng và được thực hiện bằng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau, qua nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú Trong giới hạn phạm vi của đề tài nghiên cứu, tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề như sau :

6.1 Về đối tượng: Nghiên cứu trên đối tượng là sinh viên hệ cao đẳng của

trường cao đẳng nghề

6.2 Về nội dung : Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng năng lực thích ứng

nghề nghiệp và hướng bồi dưỡng phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng nghề tại tỉnh Ninh Thuận,

6.3 Về địa điểm và thời gian nghiên cứu : Đề tài được triển khai nghiên cứu

tại trường cao đẳn nghề Ninh Thuận Thời gian nghiên cứu thực hiện trong khoảng từ tháng 06/ 2015 đến tháng 06/ 2016

7 Phương pháp nghiên cứu

- Các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa được sử dụng trong nghiên cứu các tài liệu,…

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi :

Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho đối tượng là giáo viên, sinh viên hệ cao đẳng của trường cao đẳng nghề, nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng

- Phương pháp phỏng vấn :

Trang 6

Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, sinh viên hệ cao đẳng trường cao đẳng nghề nhằm làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu hỏi, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết khác phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài

- Phương pháp chuyên gia :

Tiến hành trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia giáo dục cao đẳng, đại học bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý, các cán bộ nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu

về cả mặt lý thuyết và thực tiễn của đề tài nhằm thu thập, bổ sung thông tin,

- Phương pháp quan sát :

Tiến hành quan sát hoạt động của giáo viên, sinh viên hệ cao đẳng nghề của trường cao đẳng nghề qua các tiết dạy và các hoạt động sư phạm khác để tìm hiểu rõ việc phát triển năng lực thích ứng nghề cho SV CĐSP

- Các phương pháp khác Vận dụng phương pháp thống kê toán học: Các số liệu đã điều tra được được xử lý bằng hệ thống phần mềm Microsof Excel , nhằm xác định các tham số đặc trưng mang tính khách quan khoa học

8 Dự kiến dàn ý của đề tài

Đề tài gồm 3 phần: Mở đầu; nội dung; kết luận và kiến nghị

Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung có 3 chương:

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.3 Cơ sở khoa học của việc phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp

1.4 Những đặc điểm , yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp

1.5 Phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng nghề

Trang 7

Chương II: THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN HỆ CAO ĐẲNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN

2.1 Khái quát về đặc điểm và hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại trường cao đẳng nghề Ninh Thuận

2.2 Khái quát về đặc điểm sinh viên hệ cao đẳng trường cao đẳng nghề Ninh Thuận 2.3 Thực trạng vấn đề phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên tại trường cao đẳng nghề Ninh thuận

2.4 Những vẫn đề thực tiển đặt ra trong việc phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng nghề Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay

Chương III: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ

3.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2 Một số biện pháp phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên Cao đẳng nghề 3.3 Tổ chức thực nghịêm

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

9 Danh mục tài liệu tham khảo để xây dựng đề cương

- Phạm Tất Dong (1989), Giúp bạn chọn nghề, Nxb Chính trị Quốc gia

- Phạm Tất Dong (1996), "Giáo dục lao động và hướng nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 6, tr 6

- Phạm Tất Dong (2000), Nghề nghiệp tương lai, Nxb Giáo dục, Hà Nội

- Nguyễn Hữu Dũng (2005), Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội

- Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội

- Quang Dương (2003), Tư vấn hướng nghiệp, Nxb trẻ, tr 54 - 55

Trang 8

- Vũ Cao Đàm (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội

- Nguyễn Văn Đản (2008), "Khả năng thích ứng học đường của học sinh phổ thông khi chuyển cấp", Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 36, tr 48-52

Trần thị Minh Đức (2004), Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất -Đại học Quốc gia Hà Nội với môi trường đại học, Đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt cấp Quốc gia, Hà Nội

- Giáo dục & và Đào tạo Việt Nam trước thềm thế kỉ XXI (2000), Hà Nội, tr6

- Golomstoc A E (1979), Quan niệm giáo dục và lý thuyết về sự thích ứng nghề nghiệp, Nxb Giáo Dục, Hà Nội

- Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

- Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lí học, Nxb Giáo dục

- Nguyễn Văn Hộ (1998), Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội

- Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thanh Huyền (2006), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp

và giảng dạy kĩ thuật trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội

- Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Vũ Minh Tâm (2003), Xã hội học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm

- Đặng Thành Hưng (2007), "Cải cách giáo dục - Phương thức cơ bản của phát triển giáo dục trong thế giới hiện đại", Tạp chí Khoa học giáo dục, số 23, tháng 8/2007

- Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền (2004), Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông

và hướng nghiệp trên thế giới, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

- Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp - Những vấn đề và giải pháp, Nxb Giáo dục

- Phạm Trung Thanh (1999), Phương pháp học tập nghiên cứu của sinh viên cao học, đại học, Nxb Giáo dục

Trang 9

- Đỗ Mạnh Tôn (1996), Nghiên cứu sự thích ứng đối với học tập và rèn luyện của học viên các trường sĩ quan quân đội, Luận án tiến sĩ, Hà Nội

- Nguyễn Đức Trí (2010), Giáo dục nghề nghiệp một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học và Kĩ thuật

- Nguyễn Đức Trí (2006), "Xây dựng hệ thống chuẩn năng lực nghề nghiệp, đánh giá

và cấp chứng chỉ quốc gia", Tạp chí Khoa học giáo dục, số 6

- Từ điển Tiếng Việt (1995), Nxb Đà nẵng, Trung tâm từ điển học

- Từ điển giáo dục học (2001), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội

- Nguyễn Quang Uẩn (1985), "Các dạng hoạt động cơ bản của sinh viên", Tạp chí Đại học và THCN, số 3

- Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội

- Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển Tâm lý, Trung tâm nghiên cứu trẻ em, Nxb Văn Hoá - Thông tin

- Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

10 Kế hoạch nghiên cứu

(1) Giai đoạn chuẩn bị

- Từ 15/06/2015 - 15/07/2015 chọn đề tài, xây dựng đề cương sơ lược;

- Từ 15/07/2015 - 15/08/2015 xây dựng đề cương chi tiết; bảo vệ đề cương, xây dựng phiếu điều tra…

(2) Giai đoạn nghiên cứu thực sự: Từ 15/08/2015- 15/11/2015 điều tra, thu thập tư liệu

(3) Giai đoạn định ra kết cấu đề tài nghiên cứu: Từ 15/11/2015- 15/02/2016 xử lý số liệu, lập dàn bài – cấu trúc của báo cáo kết quả nghiên cứu

(4) Giai đoạn viết báo cáo đề tài nghiên cứu:

- Từ 15/02/2016 – 30/04/2016 Viết báo cáo, sửa báo cáo, hoàn thành đề tài nộp cho cơ quan quản lý đề tài nghiên cứu

Trang 10

- Từ 30/04/2016 – 30/06/2016 hoàn thành thủ tục bảo vệ đề tài tại hội đồng khoa học của cơ sở đào tạo

(5) Giai đoạn bảo vệ (công bố) đề tài nghiên cứu: 30/06/2016

Ngày đăng: 21/11/2017, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w