1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Báo cáo thực địa 2017

75 409 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 6,47 MB
File đính kèm Báo cáo thực địa 2017.rar (6 MB)

Nội dung

Đặc biệt, tập thể sinh viên nhóm 1 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.s Đinh Quốc Tuấn - Giáo viên phụ trách hướng dẫn, người đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ trong suốt quá trình nhó

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Cuộc sống con người và các loài sinh vật phụ thuộc rất lớn vào Trái Đất Xã hội càng phát triển, con người càng muốn hiểu rõ thêm về Trái Đất, từ đó ngành Địa chất học ra đời Bởi vì tính chất công việc, các nhà Địa chất phải bỏ ra một lượng thời gian rất lớn ở thực địa Do đó, làm việc ngoài thực địa là kỹ năng cực kỳ cần thiết đối với mỗi nhà địa chất Kết hợp giữa kiến thức lý thuyết trên giảng đường với các đặc điểm địa chất quan sát được tại các lộ điểm khảo sát kèm theo sự hướng dẫn của các giảng viên, sinh viên sẽ thu được nhiều kiến thức và các kỹ năng bổ ích Qua đó sinh viên có thể hiểu phần nào về những việc mình sẽ làm sau này Không những thế, việc đi thực địa còn giúp trau dồi kỹ năng làm việc nhóm Đối diện với những khó khăn ngoài thực địa, sinh viên sẽ hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm, qua đó nâng cao tinh thần tập thể Ngoài ra, mỗi cá nhân sẽ nhận ra được các ưu, khuyết điểm của mình để cải thiện bản thân

Nhằm giúp các bạn sinh viên có được các kĩ năng làm việc một cách hiệu quả, các Thầy

Cô và Ban chủ nhiệm khoa Địa chất - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh

đã lên kế hoạch tổ chức chuyến thực địa cho sinh viên năm 3 để tiếp cận gần hơn với các tài liệu thực tế, các phương pháp, kĩ năng của một nhà địa chất khi ở ngoài thực địa từ đó vận dụng kiến thức và nghiên cứu các thành tạo, cấu trúc và lập bản đồ địa chất của vùng nghiên cứu

Tập thể sinh viên nhóm 1 đã được các Thầy Cô trong khoa Địa chất - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh tạo điều kiện để thực hiện chuyến thực địa khảo sát khu vực xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận Tất cả các thành viên của nhóm xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy (cô) đã bỏ công sức để hướng dẫn, tổ chức chuyến đi thực địa này Đặc biệt, tập thể sinh viên nhóm 1 xin gửi lời cảm ơn chân thành

đến Th.s Đinh Quốc Tuấn - Giáo viên phụ trách hướng dẫn, người đã tận tình hướng dẫn

và hỗ trợ trong suốt quá trình nhóm đi thực địa, gia công mẫu và phân tích mẫu thạch học, mẫu lát mỏng và hoàn thành báo cáo “Đo vẽ bản đồ Địa Chất khu vực Suối Kiết, Tánh Linh, Bình Thuận”

Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống!

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM 1

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH SÁCH NHÓM 1

MỤC LỤC

DANH MỤC ẢNH 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

MỞ ĐẦU 4

I Mục đích - nhiệm vụ 5

I.1 Mục đích 5

I.2 Nhiệm vụ 5

II Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5

III Cơ sở tài liệu và khối lượng công việc báo cáo thực việc 5

IV Các phương pháp 6

V Thời gian thực hiện 8

V.1 Giai đoạn chuẩn bị 8

V.2 Giai đoạn thực địa 8

V.3 Giai đoạn văn phòng và tổng kết 8

VI Cách thực hiện 8

VII Bố cục của báo cáo 9

Chương 1: 10

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ NHÂN VĂN 10

1.1 Vị trí địa lý 10

1.2 Đặc điểm tự nhiên 10

1.2.1 Địa hình 10

1.2.2 Mạng lưới thuỷ văn 11

1.2.3 Khí hậu 11

1.2.4 Đất 11

1.3 Đặc điểm kinh tế và nhân văn 12

Trang 4

1.3.1.1 Nông nghiệp 12

1.3.1.2 Công nghiệp 13

1.3.1.3 Dịch vụ 13

I.3.2 Giao thông 13

I.3.3 Dân cư 13

I.3.4 Văn hoá và giáo dục 13

Chương 2: 15

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT 15

2.1 Giai đoạn trước năm 1975 15

2.2 Giai đoạn sau năm 1975 16

Chương 3: 19

ĐỊA TẦNG 19

JURA TRUNG 19

3.1 Hệ tầng La Ngà (J2 ln) 19

3.1.1 Đặc điểm địa chất và phân bố 19

3.1.2 Đặc điểm thành phần thạch học và khoáng vật 19

3.1.2.1 Đặc điểm thạch học 19

3.1.2.2 Đặc điểm khoáng vật 20

3.1.3 Quan hệ địa chất 22

3.1.4 Khoáng sản liên quan 22

ĐỆ TỨ 23

3.2 Holocen thượng (Q23) 23

3.2.1 Đặc điểm địa chất 23

3.2.2 Đặc điểm thạch học 23

3.2.3 Quan hệ địa chất 26

3.2.4 Khoáng sản liên quan 26

Chương 4: 27

CÁC THÀNH TẠO XÂM NHẬP MAGMA 27

KRETA SỚM 27

Trang 5

4.1 Phức hệ Định Quán (K1 đq) 27

4.1.1 Đặc điểm địa chất 27

4.1.2 Đặc điểm thành phần thạch học và khoáng vật 27

4.1.2.1 Đặc điểm thạch học 27

4.1.2.2 Đặc điểm khoáng vật 28

4.1.3 Quan hệ địa chất 31

4.1.4 Khoáng sản liên quan 31

KRETA GIỮA 31

4.2 Phức hệ Ankroet (K2 ak) 31

4.2.1 Đặc điểm địa chất 31

4.2.2 Đặc điểm thành phần thạch học và khoáng vật 32

4.2.2.1 Đặc điểm thạch học 32

4.2.2.2 Đặc điểm khoáng vật 32

4.2.3 Quan hệ địa chất 36

PALEOGENE 37

4.3 Phức hệ Phan Rang (E pr) 37

4.3.1 Đặc điểm địa chất 38

4.3.2 Đặc điểm thành phần thạch học và khoáng vật 38

4.3.2.1 Đặc điểm thạch học 38

4.3.2.2 Đặc điểm khoáng vật 38

4.3.3 Quan hệ địa chất 40

4.3.4 Khoáng sản liên quan 40

Chương 5: 41

KIẾN TẠO 41

5.1 Khái quát về vị trí kiến tạo của vùng nghiên cứu trong bình đồ kiến tạo chung của đới Đà Lạt nói riêng và miền Nam Việt Nam nói chung 41

5.2 Các đặc điểm biến dạng trong Suối Kiết 42

5.2.1 Đứt gãy 42

5.2.2 Khe nứt 42

Trang 6

5.2.3 Uốn nếp 43

5.3 Khái quát lịch sử phát triển địa chất trong Suối Kiết 43

Chương 6: 45

ĐỊA MẠO VÀ VỎ PHONG HÓA 45

6.1 Đặc điểm địa mạo 45

6.2 Đặc điểm vỏ phong hóa 45

Chương 7: 47

KHOÁNG SẢN 47

7.1 Khoáng sản ở huyện Tánh Linh 47

7.2 Khoáng sản ở khu vực Suối Kiết 47

KẾT LUẬN 48

PHỤ LỤC 1 BẢNG MÔ TẢ THẠCH HỌC 50

PHỤ LỤC 2 PHIẾU PHÂN TÍCH LÁT MỎNG 59

Trang 7

DANH MỤC ẢNH

Hình I.1 Bản đồ xã Suối Kiết, Tánh Linh, Bình Thuận (Nguồn: Ảnh lấy trực tiếp từ Google Map)

Hình I.2 Địa hình và diện tích khảo sát tại khu vực xã Suối Kiết (Nguồn: Ảnh lấy trực tiếp từ Google Earth) Hình I.3 a) Cao su, điều, khoai mì được trồng ở đồi thấp và chân núi

b) Cao su được trồng phổ biến ở Suối Kiết

c) Bò là vật nuôi phổ biến ở Suối Kiết

Hình I.4 a) Quốc lộ 55, trục đường chính ở Suối Kiết

b) Đường ray tại Ga Suối Kiết vừa được thành lập vào năm 2015

c) Trường Trung học cơ sở Suối Kiết

Hình III.1 Sét bột kết bị sừng hóa, 10 x dưới 2N+ (SHM: SK.N1.1B.4)

Hình III.2 Xi măng sét phân bố đều trong mẫu sét bột kết, 10 x

dưới 2N+ (SHM: SK.N1.3B.1) Hình III.3 Khoáng pyroxene kích thước nhỏ hiện diện nhiều trong mẫu sừng plagioclase pyroxene, 10 x

dưới 2N+ (SHM: SK.N1.21A2.1)

Hình III.4 a) Tảng lăn đá trầm tích ở trên sườn núi theo phương B90 (Lộ điểm SK.N1.3A)

b) Đá trầm tích lộ ra với nhiều khe nứt theo phương B285 và B315 (Lộ điểm SK.N1.3B)

c) Sản phẩm phong của đá trầm tích (cuội, sạn, sỏi, cát) (Lộ điểm SK.N1.3A)

d) Đá granite aplite xuyên cắt đá trầm tích theo khe nứt theo phương B100 (Lộ điểm SK.N1.3B) Hình III.5 Phát thảo địa hình và địa mạo theo phương B90 ở lộ điểm SK.N1.1A

Hình III.6 Phát thảo núi đá trầm tích theo phương B50 ở lộ điểm SK.N1.2A

Hình III.7 Kết quả phân tích mẫu vật liệu bở rời SK.N1.3A.2

Hình III.8 Kết quả phân tích mẫu vật liệu bở rời SK.N1.1B.3

Hình III.9 Kết quả phân tích mẫu vật liệu bở rời SK.N1.2B.1

Hình III.10 Kết quả phân tích mẫu vật liệu bở rời SK.N1.13B.1

Hình III.11 Kết quả phân tích mẫu vật liệu bở rời SK.N1.16B.1

Hình III.12 Kết quả phân tích mẫu vật liệu bở rời SK.N1.7C.1

Hình III.13 a) Tảng lăn đá trầm tích ở trên sườn núi theo phương B90 (Lộ điểm SK.N1.3A)

b) Đá trầm tích lộ ra với nhiều khe nứt theo phương B285 và B315 (Lộ điểm SK.N1.3B)

c) Sản phẩm phong của đá trầm tích (cuội, sạn, sỏi, cát) (Lộ điểm SK.N1.3A)

d) Đá granite aplite xuyên cắt đá trầm tích theo khe nứt B100 (Lộ điểm SK.N1.3B)

Hình IV.1 Khoáng plagioclase có cấu tạo đới trạng trong đá diorite, 4 x dưới 2N+ (SHM: SK.N1.11C.1) Hình IV.2 Khoáng biotite mọc ven rìa khoáng hornblend trong đá diorite, 4 x dưới 1N- (SHM: SK.N1.11C.1)

Trang 8

Hình IV.3 Khoáng biotite dạng tấm tự hình lớn và khoáng plagioclase có cấu tạo đới trạng trong mẫu granodiorite, 4 x dưới 2N+ (SHM: SK.N1.11B.1)

Hình IV.4 Khoáng plagioclase bị sericite hóa trên bề mặt trong mẫu granodiorite, 4 x dưới 2N+ (SHM: SK.N1.11B.1)

Hình IV.5 a) Đá granodiorite hạt vừa lộ ra trong rừng cao su theo phương B30 (Lộ điểm SK.N1.15B)

b) Đá granodiorite bắt tù đá trầm tích theo phương B110 (Lộ điểm SK.N1.4A)

Hình IV.6 Khoáng Microline có hệ thống song tinh mạng lưới trong mẫu granite biotite, 4 x dưới 2N+ (SHM: SK.N1.17A.1)

Hình IV.7 Khoáng plagioclase có cấu tạo đới trạng trong mẫu granite biotite – hornblend, 4 x

dưới 2N+ (SHM: SK.N1.34A.1)

Hình IV.8 Khoáng plagioclase bị sericite hóa trong mẫu granite biotite – hornblend, 4 x dưới 2N+ (SHM: SK.N1.34A.1)

Hình IV.9 Cấu tạo miêcmêkit trong mẫu granite biotite – hornblend, 4 x dưới 2N+ (SHM: SK.N1.34A.1) Hình IV.10 a) Đá granite bị phong hóa bóc vỏ hóa tròn theo phương B165 (Lộ điểm SK.N1.5A)

b) Granite có nhiều khe nứt theo phương B158 (Lộ điểm SK.N1.7A)

c) Pegmatite với khoáng Feldspar lớn hơn 5cm theo phương B134 (Lộ điểm giữa SK.N1.22A và SK.N1.23A)

d) Sự thay đổi màu và thành phần hạt của đá granite theo phương B130 (Lộ điểm SK.N1.6C) e) Đá granite bắt tù đá trầm tích theo phương B35 (Lộ điểm giữa SK.N1.22A và SK.N1.23A) Hình IV.11 Mạch granite aplite xuyên cắt qua đá trầm tích theo phương B100 (Lộ điểm SK.N1.3B)

Hình IV.11 Mặt cắt tại lộ điểm SK.N1.3B theo phương B295

Hình IV.12 Ranh giới giữa đá granite và đá bột kết theo phương B6 tại lộ điểm giữa lộ điểm SK.N1.22A và SK.N1.23A

Hình IV.13 Ban tinh plagioclase trong mẫy rhyolite porphyr, 10 x dưới 2N+ (SHM: SK.N1.9C.1)

Hình IV.14 Ban tinh thạch anh trong mẫy rhyolite porphyr, 10 x dưới 2N+ (SHM: SK.N1.16B.2)

Hình IV.15 a) Đá rhyolite lộ ra trên sườn dốc theo phương B70 (Lộ điểm SK.N1.17B)

b) Mạch rhyolite xuyên cắt đá granite theo phương B0 (Lộ điểm SK.N1.34A)

Hình V.1 Biểu đồ khe nứt ở khu vực Suối Kiết, Tánh Linh, Bình Thuận

Hình V.2 Cột địa tầng tại khu vực nghiên cứu

Hình VI.1 a) Núi có độ dốc lớn 40-50° (Lộ điểm SK.N1.5A)

b) Vật liệu phong hóa thô hạt của đá granite (Lộ điểm SK.N1.9A)

c) Đá granite mịn hạt (Lộ điểm SK.N1.6C)

Trang 10

MỞ ĐẦU

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển về kinh tế Bình Thuận có nhiều nguồn tài nguyên như tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản,

du lịch, Với cấu trúc địa chất phức tạp, có nhiều loại đá như trầm tích, biến chất, magma,

các khoáng sản nổi bật như nước khoáng, sa khoáng ilmenite, đá ốp lát,

Chuyến thực địa "Đo vẽ bản đồ địa chất tỉnh Bình Thuận tỷ lệ 1:50.000" do khoa Địa Chất tổ chức cho sinh viên năm 3 giúp rèn luyện kỹ năng của một nhà Địa chất khi ở ngoài thực địa và phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ Nhóm 1 được hướng dẫn và phân công đo

vẽ địa chất tại khu vực xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận

Ưu điểm:

- Làm việc nhóm tương đối tốt, phân chia đều công việc cho các thành viên trong nhóm

- Các thành viên có tinh thần trách nhiệm, làm tốt công việc được giao

- Có sự hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, sau mỗi ngày thực địa đều tổ chức họp nhóm và tổng kết, phân chia công việc cho ngày tiếp theo

Nhược điểm:

- Một vài bạn kiến thức cơ bản vẫn chưa nắm vững

- Trong công tác văn phòng, bài báo cáo vẫn có nhiều lỗi sai và thiếu sót lẫn về nội dung

do đó nhóm không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm việc, vì vậy mong Thầy

Cô hết sức thông cảm và góp ý để chúng em được hoàn thiện hơn Cuối cùng xin kính chúc

các Thầy Cô sức khỏe và thành công trong cuộc sống!

Trang 11

I Mục đích - nhiệm vụ

I.1 Mục đích

- Đi khảo sát thực địa và ghi nhận các đặc trưng về địa chất địa mạo, cấu trúc địa chất, thành phần thạch học và có thể trình bày các đặc trưng này lên bản đồ hoặc mặt cắt với tỷ lệ bằng hoặc lớn hơn tỷ lệ bản đồ nền đã được phân công

- Sinh viên biết được phương pháp thiết kế lộ trình khảo sát địa chất của nội dung đo vẽ

và lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1: 50.000 cho khu vực thuộc xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận

- Phân tích, nghiên cứu các thành phần vật chất (đất đá), khoanh định diện phân bố, làm

rõ mối quan hệ của các thể, cấu trúc địa chất và lịch sử phát triển vùng khảo sát Từ đó, làm

rõ mối quan hệ của các thành tạo địa chất và xác định ranh giới của chúng

- Áp dụng những kiến thức đã được học trên giảng đường vào thực tế, đặc biệt, nâng cao

kỹ năng làm việc nhóm ngoài thực địa và trong quá trình làm báo cáo

II Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

III Cơ sở tài liệu và khối lượng công việc báo cáo thực việc

Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra của báo cáo, sinh viên tiến hành thu thập các dạng tài liệu của các công trình nghiên cứu trước có liên quan và tiến hành công tác thực địa, lấy mẫu phục vụ công tác nghiên cứu, gửi các mẫu phân tích tại các phòng thí nghiệm của Khoa Tiến hành phân tích mẫu thạch học lát mỏng, phân tích thành hạt, độ ẩm,

Trang 12

khối lượng riêng, xây dựng bằng các phần mềm chuyên dụng từ đó xác định được tính chất hóa lý, khoáng vật, nguồn gốc và tuổi thành tạo

Các mẫu được lựa chọn tiến hành phân tích tại các phòng thí nghiệm trong khoa, cụ thể được trình bày qua bảng 1

Bảng 1 Khối lượng mẫu và nơi phân tích

1 Mẫu thạch học 30 mẫu Bộ môn Thạch học và Khoáng sản – Khoa Địa chất –

Đại học Khoa học Tự nhiên

2 Mẫu lát mỏng 10 mẫu Tự phân tích, kính mezi, Bộ môn Thạch học và Khoáng

sản – Khoa Địa chất – Đại học Khoa học Tự nhiên

các phương pháp như sau:

- Thu thập tài liệu đã có để làm cơ sở định hướng công tác thực địa

- Phân tích ảnh vệ tinh và lập lộ trình khảo sát, lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/25.000 làm rõ ranh giới địa chất và thành phần thạch học các loại đất đá trong khu vực xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận trên diện tích 5,5 km2

- Phân tích mẫu thạch học – lát mỏng: 10 mẫu

- Tổng hợp tài liệu, xử lý, lập bản đồ, viết báo cáo đo vẽ địa chất khu vực xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận

- Bản đồ lộ trình khảo sát:

Trang 14

V Thời gian thực hiện

Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm, thành phần thạch học và nguồn gốc thành tạo của các loại đá trong khu vực xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận trong bài báo cáo

là các kết quả phân tích mang tính định lượng, góp phần bổ sung tài liệu và làm phong phú thêm những giá trị khoa học trong nghiên cứu địa chất ở Việt Nam Các kết quả nghiên cứu của báo cáo sẽ cung cấp những thông tin mới có thể đối sánh với các thành tạo địa chất trong khu vực nghiên cứu và các khu vực phụ cận

V.1 Giai đoạn chuẩn bị

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, họp và lên kế hoạch cụ thể rõ ràng cho chuyến đi

- Thu thập tài liệu, phân tích ảnh viễn thám bằng GPS, Google map, ảnh vệ tinh

- Lập lộ trình đường đi cho cả chuyến thực địa từ ngày 07/07/2017 đến ngày 15/07/2017

V.2 Giai đoạn thực địa

Chuyến đi thực địa kéo dài 5 ngày từ ngày 17/07/2017 đến ngày 21/07/2017

V.3 Giai đoạn văn phòng và tổng kết

Sau thực địa là công tác tổ chức làm báo cáo bao gồm: soạn mẫu và gửi cho bộ phận gia công lát mỏng, tiến hành phân tích lát mỏng, lập bản vẽ, viết báo cáo và trình bày kết quả trước hội đồng đánh giá và nhật xét báo cáo

Lấy mẫu: Nguyễn Hoàng Hiệp

Ngô Thanh Hoài

Võ Quốc Khải

Võ Thanh Kỳ

Trang 15

Viết nhật ký: Lê Thị Kim Quí

Phạm Trương Thúy Phương

Chụp ảnh: Dương Quốc Hùng

Huỳnh Thị Bích Phượng

Đo yếu tố thế nằm, khe nứt: Nguyễn Hoàng Lam

Vũ Ngọc Hưng Huỳnh Tuấn Khương

Mô tả địa hình địa mạo: Nguyễn Thị Nga

Ghi nhận mô tả mẫu: Bùi Ngọc Nghĩa

Khiêng vác mẫu: được chia đều cho tất cả các thành viên trong nhóm

Tuy có sự phân công rõ ràng như trên nhưng trên thực tế có sự thay đổi thường xuyên

để mỗi sinh viên có thể nằm bắt được các thao tác kỹ thuật, kỹ năng của một người làm công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất Giai đoạn viết báo cáo và vẽ bản đồ được thực hiện bởi tất cả các thành viên trong nhóm Mặc dù nhóm cố gắng hoàn thành bài báo cáo sao cho đạt kết quả tốt nhất nhưng cũng không tránh khỏi mắc phải những thiếu sót, rất mong quý Thầy

Cô đóng góp ý kiến để bài báo cáo ngày càng hoàn thiện

VII Bố cục của báo cáo

Báo cáo được trình bày bao gồm các chương trình như sau:

Mở đầu

Chương 1: Đặc điểm tự nhiên – kinh tế nhân văn

Chương 2: Lịch sử nghiên cứu địa chất

Chương 3: Địa tầng

Chương 4: Các thành tạo xâm nhập magma

Chương 5: Kiến tạo

Chương 6: Địa mạo và vỏ phong hóa

Chương 7: Khoáng sản

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 16

Chương 1:

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ NHÂN VĂN

1.1 Vị trí địa lý

Khu vực nghiên cứu là xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, có tọa độ

10057’34’’B và 107043’30’’Đ Suối Kiết được thành lập vào năm 1983, có tổng diện tích

là 219,87 km² Suối Kiết nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Bình Thuận; phía Bắc giáp với tỉnh Lâm Đồng; phía Nam giáp huyện Hàm Tân; phía Tây giáp huyện Đức Linh; phía Đông giáp huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) và huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) Cách Tp.HCM khoảng 150km về phía Tây - Tây Nam

Hình I.1 Bản đồ xã Suối Kiết, Tánh Linh, Bình Thuận (Nguồn: Ảnh lấy trực tiếp từ Google Map)

1.2 Đặc điểm tự nhiên

1.2.1 Địa hình

Địa hình trong khu vực chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng bồi tụ và gồm nhiều đồi núi

có độ cao khoảng 300m, kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam và gần như song song với trục quốc lộ 55, phía Tây Bắc có núi Kiết độ cao 380m

Trang 17

Hình I.2 Địa hình và diện tích khảo sát tại khu vực xã Suối Kiết

(Nguồn: Ảnh lấy trực tiếp từ Google Earth)

1.2.2 Mạng lưới thuỷ văn

Sông ngòi ít phát triển, nhưng mạng lưới các con suối trong khu vực nghiên cứu tương đối nhiều, suối chính là suối Kiết có hướng chảy Tây Bắc - Đông Nam Lưu lượng nước thay đổi theo mùa

Lượng bốc hơi trung bình 1.250 - 1.450 mm/năm, lượng bốc hơi >4mm/ngày vào mùa khô và 1,5 - 2mm/ngày vào mùa mưa Độ ẩm trung bình 75 - 85%

1.2.4 Đất

Đất ở trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất hạt thô chứa nhiều sạn sỏi, tảng lăn và

trên núi, đá gốc lộ ra rất nhiều Ngoài ra, còn có đất xám, đất cát…

Trang 18

1.3 Đặc điểm kinh tế và nhân văn

1.3.1.1 Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế của khu vực nghiên cứu, chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều chiếm diện tích lớn (70% diện tích đất nông nghiệp), trồng chủ yếu ở các vùng đồi núi thấp và vùng bằng phẳng Ngoài ra, trong vùng còn trồng các loại cây lương thực, thực phẩm như khoai mì, ngô, chuối,

Chăn nuôi kém phát triển, quy mô nhỏ, chủ yếu là nuôi thả, chăn dắt Một số loài phổ biến như bò, dê, gia cầm

Hình I.3 a) Cao su, điều, khoai mì được trồng ở đồi

thấp và chân núi

b) Cao su được trồng phổ biến ở Suối Kiết

c) Bò là vật nuôi phổ biến ở Suối Kiết

Trang 19

I.3.2 Giao thông

Trục đường chính của xã Suối Kiết là quốc lộ 55, 55B, ngoài ra có những tuyến đường liên ấp liên xã, phần lớn đã được trải nhựa

Ngoài ra, nơi đây vừa xây dựng nhà ga Suối Kiết vào năm 2015, điều đó cho thấy giao thông ở đây đang ngày một phát triển hơn

I.3.3 Dân cư

Trong những năm qua dân số tăng nhanh nhưng lại phân bố không đều, dân số năm 2015

là 5675 người, mật độ dân số đạt 35 người/km² Ngoài dân tộc Kinh chiếm 70%, còn có dân tộc Raglai chiếm 18% và 2% một số dân tộc ít người khác

I.3.4 Văn hoá và giáo dục

Cộng đồng dân cư có nhiều dân tộc sống chung với nhau từ lâu đời Vì vậy, nền văn hoá cũng mang tính đa dạng, phong phú, đặc sắc mang bản chất riêng của vùng Văn hóa Phật Giáo chiếm đại đa số ở đây, tiếp sau đến Công Giáo Ngoài ra còn có các tôn giáo khác như: Tin Lành, Cao Đài, Hồi Giáo Bà Ni, Hòa Hảo

Về giáo dục, có 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở Nhìn chung cơ sở vật chất

ở đây còn thiếu thốn nhưng do thực hiện tốt chính sách khuyến học của địa phương nên hầu hết trẻ em trong vùng đều được đi lớp đến trường Qua đó nhận thấy, vùng cần được quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa cho công tác dạy và học của đồng bào nơi đây

Trang 20

Hình I.4 a) Quốc lộ 55, trục đường chính ở Suối Kiết

b) Đường ray tại Ga Suối Kiết vừa được thành lập vào năm 2015

c) Trường Trung học cơ sở Suối Kiết

Trang 21

Chương 2:

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT

2.1 Giai đoạn trước năm 1975

Trong thời kỳ trước năm 1975 việc nghiên cứu địa chất và khoáng sản ở Bình Thuận nói riêng và ở miền Nam Việt Nam nói chung chịu ảnh hưởng rất rõ của các nhà địa chất Pháp thuộc Sở Địa chất Đông Dương Thành tựu nghiên cứu địa chất và khoáng sản trong giai đoạn này được phản ánh trong công trình: “Bản đồ địa chất Việt Nam - Lào - Campuchia”

tỷ lệ 1/500.000 do E Saurin chủ biên (1964) Trong đó, hầu hết diện tích tỉnh Bình Thuận nằm trong tờ Nha Trang Trên tờ bản đồ này, phần lớn các trầm tích lục nguyên tướng biển (đá phiến sét, bột kết) phân bố trong vùng được xếp vào tuổi Devon - Cacbon sớm, còn ở khu vực Bắc Phan Dũng thì xếp vào tuổi Cambri - Silua thuộc series Đà Lạt Các đá phun trào phân bố ở vùng Ca Tô (suối Kath), sông Mao, sông Lòng Sông được mô tả là dacit, rhyolit và xếp vào tuổi Moscovi - Pecmi thuộc thành tạo Indosinias hạ Các đá xâm nhập trong vùng được xếp vào tuổi Antracolitic Thành tạo cát đỏ cách Mũi Né 3km về phía Bắc được mô tả là những “đụn cát cổ” có chứa tectit Toàn bộ diện tích vùng đồng bằng và rìa núi còn lại thuộc tỉnh Bình Thuận được xếp vào “phù sa cổ” Trên tờ bản đồ có đăng ký các điểm nước khoáng, cát kết vôi và đá vôi san hô ở Vĩnh Hảo

Năm 1972, H Fontaine, trong công trình “Nhận xét về các thành tạo Đệ Tứ miền duyên hải Nam Trung Bộ” đã mô tả khá chi tiết từng thành tạo phân bố ở vùng ven biển Bình Thuận và Ninh Thuận Theo ông, cát trắng và cát xám được xếp chung với những thành tạo san hô và vỏ sò ốc phân bố ở độ cao 4 - 5m, thuộc loạt trầm tích biển Flandri; còn cát đỏ được thành tạo trong thời kỳ biển tiến Rissi - Vuôcmi; các trầm tích gồm cát kết vôi phân

bố ở thềm 10-15m Cà Ná cùng với cát kết ở Phước Thể được xếp vào thành tạo biển tiến Rissi - Mendeli (?)

Về khảo sát khoáng sản có công trình sau:

Năm 1967, Hải quân Mỹ (AMS) lần đầu tiên phát hiện được dị thường từ Ga Lăng do bay đo từ hàng không tỷ lệ 1/1.000.000

Trang 22

Những năm 1970 - 1971, Nguyễn Hữu Khổ đã khảo sát sơ bộ cát trắng dọc ven biển từ Phước Tuy đến Ba Ngòi Trong đó có mô tả điểm cát trắng Tuỳ Hòa (Hàm Đức), sau này (1972) H Fontaine khảo sát và đánh giá lại

Năm 1974, Phạm Viết Bảng ở Nha Tài nguyên thiên nhiên đã tìm kiếm và phát hiện được các mỏ ilmenit - zircon ở Mũi Né và Hàm Tân

Như vậy, trước năm 1975, tuy còn sơ lược và một số vấn đề còn phải chỉnh lý, về cơ bản cấu trúc địa chất lãnh thổ Bình Thuận đã được thể hiện trên tờ bản đồ Nha Trang tỷ lệ 1/500.000 của E Saurin (1964); riêng tài liệu về khoáng sản thì có thể nhận định là khá nghèo nàn

2.2 Giai đoạn sau năm 1975

Thời kỳ sau năm 1975 được đánh dấu bởi công trình: “Đo vẽ lại các bản đồ địa chất và khoáng sản cả nước tỷ lệ 1/500.000” được thực hiện trong những năm 1976-1981 do Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao và Lê Văn Trảo chủ trì Trên các tờ bản đồ này, trong phạm

vi tỉnh Bình Thuận, các trầm tích lục nguyên được xếp vào điệp Bản Đôn (J1,2 bđ) Các đá

núi lửa được phân ra thành hai phân vị: các đá phun trào trung tính và tuff của chúng phân

bố ở khu vực suối Bi Ô xếp vào hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J3 - K1 đbl), còn ở các khu vực khác

được mô tả là các đá phun trào felsit và á kiềm được xếp vào hệ tầng Đơn Dương (K đd)

Các đá granitoid được phân ra thành hai phức hệ: Phức hệ Ankroet - Định Quán có tuổi Jura muộn - Kreta sớm và phức hệ Đèo Cả được xếp vào giai đoạn magma kiến tạo Mesozoi muộn - Kainozoi sớm Trong thời gian đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000, Nguyễn Kinh Quốc đã phát hiện được silic đỏ suối Bi Ô, felspar thác Tầm Ru; Lê Giang phát hiện cát thủy tinh Hoàng Hoa Thám, Molybdenum ở Kê Gà

Trong những năm 1979 - 1988, vùng Bình Thuận đã được Nguyễn Đức Thắng và các nhà địa chất của Đoàn 20B tiến hành đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 Sau đó, Liên đoàn Địa chất 6 đã tổ chức đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 các nhóm tờ Phan Thiết (Hoàng Phương và nnk 1993-1998); Hàm Tân - Côn Đảo (Nguyễn Văn Cường và nnk 1996-2001); và nhóm tờ Tánh Linh (Bùi Thế Vinh và nnk, 2001-2005)

Trang 23

Tiến hành đồng thời với các công trình điều tra địa chất trên đây là các công tác khảo sát khoáng sản và thăm dò khoáng sản Trong đó đáng chú ý hơn cả là công tác thăm dò sơ bộ

mỏ ilmenit Hàm Tân (Hoàng Ngọc Trân, 1973; Đào Thanh Bình, 1985 - 1988); tìm kiếm cát trắng và sa khoáng ven biển từ Vũng Tàu đến Hòn Gốm (Nguyễn Viết Thắm, 1977 - 1984); tìm kiếm sét gạch ngói Lương Sơn (Lê Quang Đạo, 1978 - 1980); tìm kiếm nước dưới đất ở Phan Thiết, Lương Sơn, Tánh Linh (Đoàn 705, 1979 - 1990); nghiên cứu sơ bộ về than bùn, diatomit và đất sứ đen ở thung lũng sông La Ngà, Đa Kai, Đức Linh (Trần Kim Thạch, 1987); nghiên cứu tiềm năng đá quý vùng Ma Lâm, Đá Bàn (Trần Xuân Toản, 1991

- 1993) Gần đây, một số doanh nghiệp đã tiến hành tìm kiếm thăm dò các khoáng sản như than bùn - sét Đa Kai (Cty TNHH Sông Cầu, 1999); khảo sát khoáng sản sét gạch ngói vùng

Mê Pu, Vũ Hòa và Gia An (Cty Geosimco, 1999 - 2000); thăm dò đá xây dựng Núi Ếch (Cty TNHH Hoàng Phúc, 1995- 1996)…

Nhìn chung, công tác điều tra địa chất và thăm dò khoáng sản trên lãnh thổ tỉnh Bình Thuận đã có những kết quả có giá trị cả về khoa học lẫn thực tiễn Kết quả điều tra địa chất

và khảo sát khoáng sản cơ bản đã làm sáng tỏ được cấu trúc địa chất của lãnh thổ, xác định các tiền đề tìm kiếm phát hiện và đánh giá sơ bộ tiềm năng khoáng sản của lãnh thổ, làm cơ

sở cho công tác khảo sát khoáng sản và thăm dò khoáng sản tiếp theo Công tác thăm dò khoáng sản tuy còn ít nhưng bước đầu đã xác định trữ lượng các khoáng sản có tiềm năng nhất như sa khoáng ilmenite - zircon, sét gạch ngói, cát thủy tinh, bentonite góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp khoáng của tỉnh

Với hiện trạng ngành công nghiệp khai khoáng tỉnh Bình Thuận còn chưa phát triển mạnh, các tài liệu điều tra địa chất và khảo sát, thăm dò khoáng sản đã có là nguồn tài liệu hết sức quý giá để đánh giá tiềm năng và triển vọng khoáng sản trên địa bàn tỉnh; cùng với các tài liệu bổ sung khảo sát trong giai đoạn tiến hành quy hoạch công nghiệp khoáng đã cho phép đánh giá tương đối đầy đủ tài nguyên khoáng sản và đủ cơ sở để tiến hành quy hoạch phát triển công nghiệp khoáng sản tỉnh Bình Thuận

Nội dung phần báo cáo đặc điểm địa chất và khoáng sản sau đây được dựa trên cơ sở biên hội từ các tài liệu điều tra địa chất và khảo sát, thăm dò khoáng sản mới nhất, trong đó các nguồn tài liệu chính gồm:

Trang 24

- Báo cáo kết quả đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Phan Thiết do Hoàng Phương chủ biên (1993 - 1998)

- Báo cáo kết quả đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Hàm Tân - Côn Đảo do Nguyễn Văn Cường chủ biên (1996 - 2001)

- Tài liệu đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Tánh Linh do Bùi Thế Vinh chủ biên (2001 - 2005) Hiện đang hoàn chỉnh báo cáo tổng kết

- Báo cáo điều tra, đánh giá chất lượng, dự báo tài nguyên và định hướng sử dụng tài nguyên khoáng sản vùng Thung lũng sông La Ngà thuộc huyện Đức Linh và Tánh Linh tỉnh Bình Thuận do Nguyễn Kim Hoàng chủ biên (2002)

- Các báo cáo khảo sát, thăm dò khoáng sản đã tiến hành trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

- Kết quả khảo sát bổ sung trong đề án Quy hoạch công nghiệp khoáng sản tỉnh Bình Thuận (2001 - 2005)

Trang 25

Chương 3:

ĐỊA TẦNG

Địa tầng ở khu vực nghiên cứu lộ ra những dãy trầm tích Jura và Đệ tứ bao gồm hệ tầng

La Ngà có tuổi Jura trung với thành phần mịn hạt từ cát bột kết đến bột sét kết và các trầm tích trẻ tuổi Holocene chủ yếu là các vật liệu bở rời thô hạt

JURA TRUNG

3.1 Hệ tầng La Ngà (J 2 ln)

3.1.1 Đặc điểm địa chất và phân bố

Các đá trầm tích hệ tầng La Ngà (Vũ Khúc, 1983) phân bố khá rộng Chúng lộ ra ở Sông Phan, Đông Nam khu vực Suối Kiết (Tánh Linh) và rải rác ở một số nơi khác

Trong khu vực Suối Kiết thực hiện khảo sát nhận thấy các đá trầm tích phân bố rộng rãi, chủ yếu ở phía Đông, chiếm ¼ diện tích khảo sát

Đá gốc lộ ra ở một số cánh đồng khoai mì trên vùng gò thấp và một số khu vực gần khe rãnh suối, những tảng lăn trên sườn tuy nhiên đã bị phong hóa khá nặng

Các loại đá trầm tích chính là bột sét kết và cát bột kết, ngoài ra còn lấy được mẫu bột sét kết bị sừng hóa để phục vụ cho nghiên cứu lát mỏng Lớp vỏ phong hóa dày từ 0,3 - 0,7m

Trang 26

3.1.2.2 Đặc điểm khoáng vật

Thạch anh: méo mó, góc cạnh đến bán góc cạnh, kích thước hạt nhỏ <0,2mm Quan sát

dưới 1N-, không màu Dưới 2N+, xám trắng bậc 1, có tắt làn sóng mạnh

Biotite: vảy hoặc tấm tự hình, kích thước hạt nhỏ <0,1mm Quan sát dưới 1N-, màu nâu,

có tính đa sắc mạnh từ màu nâu vàng nhạt đến nâu đậm Dưới 2N+, màu giao thoa cam bậc

2, tắt thẳng Ng^c = 0 Phân bố rải rác hoặc tập trung thành đám

Muscovite: méo mó, kích thước hạt nhỏ Dưới 1N-, không màu, dưới 2N+, màu giao

thoa xanh bậc 2

Plagioclase: hạt méo mó, kích thước phổ biến 0,2mm x 0,2mm Dưới 1N-, không màu,

độ nổi cao hơn nhựa Dưới 2N+, màu giao thoa xám trắng bậc 1 Một số tiết diện thấy được

cấu tạo song tinh đa hợp theo luật song tinh albite

Pyroxene: hạt méo mó, kích thước phổ biến 0,2mm x 0,2mm Dưới 1N-, không màu, độ

nổi cao, mặt sần rõ Dưới 2N+, màu giao thoa lục vàng bậc 2

Sericite: hạt nhỏ Dưới 1N-, lấm tấm mờ đục, dưới 2N+, lấm tấm cam bậc 1

Quặng: dưới 1N-, 2N+, màu đen, phân bố rất ít và rải rác, không thấu quang

Hình III.1 Sét bột kết bị sừng hóa, 10 x dưới 2N+ (SHM: SK.N1.1B.4)

Trang 27

Hình III.2 Xi măng sét phân bố đều trong mẫu sét bột kết, 10 x dưới 2N+

(SHM: SK.N1.3B.1)

Hình III.3 Khoáng pyroxene kích thước nhỏ hiện diện nhiều trong mẫu sừng plagioclase pyroxene, 10 x dưới 2N+ (SHM: SK.N1.21A2.1)

Trang 28

3.1.4 Khoáng sản liên quan

Trong hệ tầng La Ngà, các đá trầm tích bột sét kết đôi khi có chứa khoáng sản pyrite lập phương kích thước khoảng 2 - 5mm, ngoài ra còn chứa một ít vảy muscovite nhỏ

Hình III.4 a) Tảng lăn đá trầm tích ở trên sườn núi theo phương B90 (Lộ điểm SK.N1.3A)

b) Đá trầm tích lộ ra với nhiều khe nứt theo phương B285 và B315 (Lộ điểm SK.N1.3B) c) Sản phẩm phong của đá trầm tích (cuội, sạn, sỏi, cát) (Lộ điểm SK.N1.3A)

d) Đá granite aplite xuyên cắt đá trầm tích theo khe nứt theo phương B100 (Lộ điểm SK.N1.3B)

Trang 29

Hình III.5 Phát thảo địa hình và địa mạo theo phương B90 ở lộ điểm SK.N1.1A

Hình III.6 Phát thảo núi đá trầm tích theo phương B50 ở lộ điểm SK.N1.2A

Trang 30

Hình III.7 Kết quả phân tích mẫu vật liệu bở rời SK.N1.3A.2

Hình III.8 Kết quả phân tích mẫu vật liệu bở rời SK.N1.1B.3

Hình III.9 Kết quả phân tích mẫu vật liệu bở rời SK.N1.2B.1

Trang 31

Hình III.10 Kết quả phân tích mẫu vật liệu bở rời SK.N1.13B.1

Hình III.11 Kết quả phân tích mẫu vật liệu bở rời SK.N1.16B.1

Hình III.12 Kết quả phân tích mẫu vật liệu bở rời SK.N1.7C.1

Trang 32

3.2.3 Quan hệ địa chất

Phủ trên các đá gốc bị phong hóa trong khu vực khảo sát

3.2.4 Khoáng sản liên quan

Trong khu vực nghiên cứu, trong trầm tích đệ tứ chủ yếu có khoáng sản titan có chứa trong sa khoáng Ngoài ra, các sản phầm phong hóa từ đá gốc được làm những vật liệu san lấp và xây dựng

Hình III.13 a) Vật liệu trầm tích bở rời kết dính tạo thành phân lớp theo phương B20 (Lộ điểm SK.N1.1B)

b) Doi cát của một sông đang chảy ở Suối Kiết theo phương B80 (Lộ điểm SK.N1.1B)

c) Sa khoáng màu đen trộn lẫn với cát (Lộ điểm SK.N1.3B)

Trang 33

Chương 4:

CÁC THÀNH TẠO XÂM NHẬP MAGMA

Trong khu vực nghiên cứu, các hoạt động magma diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn Mesozoi muộn – Kainozoi bao gồm các phức hệ granitoid Định Quán phân bố rộng rãi ở Trung Trung Bộ và Nam Bộ có tuổi Kreta sớm, phức hệ granitoid Ankroet phân bổ chủ yếu trong cấu trúc Đà Lạt có tuổi Kreta muộn Ngoài ra, trong vùng còn có phức hệ Phan Rang chủ yếu là đá phun trào rhyolite có tuổi Paleogene

KRETA SỚM

4.1 Phức hệ Định Quán (K 1 đq)

Phức hệ Định Quán được Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao xác lập (1980) khi nghiên cứu các thành tạo magma miền Nam Việt Nam trong công trình Đo vẽ bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000

4.1.1 Đặc điểm địa chất

Trong phạm vi khảo sát, các thành tạo của hệ tầng phân bố ở phía Tây - Tây Nam và trung tâm bản đồ khảo sát Bắt gặp đá gốc trong vùng có địa hình tương đối bằng phẳng với diện tích đá gốc lộ ra nhiều nhất gần 2km2

Các thành tạo này theo kết quả phân tích được phân loại thuộc nhóm diorite, diorite thạch anh, granodiorite hạt vừa Đá gốc lộ ra dọc theo suối và tảng lăn liên tục dọc đường đi, có nhiều khối tảng lăn có kích thước lớn Trong nền đá có các thể tù sẫm màu, ngoài ra còn có các thể mạch granite aplite xuyên cắt lên trên nền đá

4.1.2 Đặc điểm thành phần thạch học và khoáng vật

4.1.2.1 Đặc điểm thạch học

Pha 1: là pha xâm nhập đầu chiếm một khối lượng nhỏ khoảng 20 - 30% với thành phần

thạch học là: gabbrodiorite, diorite, diorite thạch anh và monzodiorite

Trang 34

Pha 2: là pha xâm nhập chủ yếu của phức hệ; chúng tạo thành các khối lớn với diện lộ từ

hàng chục đến hàng trăm km2; chiếm khoảng 75 - 80% khối lượng của phức hệ Thành phần thạch học gồm: granodiorite, granodiorite biotite – hornblend, có một ít tonalite biotite – hornblend

Trên khu vực khảo sát, gặp đa số là granodiorite, có màu xám đen, cấu tạo khối, kiến trúc hạt hiển tinh, kích thước hạt 1- 4mm Các khoáng vật chủ yếu gồm: plagioclase axit - trung tính, thạch anh, feldspar kali, biotite, hornblend, các khoáng vật thứ yếu và khoáng vật phụ

có mặt gồm: pyroxene, apatite, quặng, oxit sắt, kaoline

4.1.2.2 Đặc điểm khoáng vật

Tổ hợp khoáng vật tạo đá của pha 2 phức hệ Định Quán bao gồm: plagioclase, feldspar kali, thạch anh, hornblend, biotite Khoáng vật phụ có quặng, oxit sắt Khoáng vật thứ sinh

là chlorite, sericite

Plagioclase: lăng trụ dài tự hình Dưới 1Ni-, không màu, chiết suất lớn hơn nhựa Dưới

2Ni+, màu giao thoa xám bậc 1, quan sát hầu hết thể hiện rõ song tinh đa hợp tinh albite, vài hạt thể hiện cấu tạo đới trạng Mức độ biến đổi thứ sinh khoảng 10% do bị sericite hóa

Orthoclase: lăng trụ nữa tự hình hoặc méo mó góc cạnh không đều Dưới 1Ni-, không

màu, bị mờ đục do kaoline hóa, mặt sần độ nổi thấp Dưới 2Ni+, màu giao thóa xám bậc 1 Một số hạt có cấu tạo pertit

Thạch anh: tha hình, méo mó, góc cạnh, phân bố không đều Dưới 1Ni-, không màu,

chiết suất lớn hơn nhựa Dưới 2Ni+, màu giao thoa xám bậc 1

Biotite: tấm, vảy ngắn, hai đầu lỗi lõm, dạng răng cưa Cát khai rõ, mặt sần độ nổi cao,

góc tắt thẳng Dưới 1Ni-, màu nâu, có tính đa sắc mạnh từ nâu vàng nhạt sang nâu đậm Dưới 2Ni+, màu giao thoa xanh bậc 2, phân bố rải rác trong mẫu thường đi cùng với quặng

và bị chlorite hóa yếu

Hornblend lục: Có dạng lăng trụ ngắn Dưới 1Ni-, màu lục, có tính đa sắc mạnh từ lục

vàng nhạt sang lục đậm, độ nổi cao hơn nhựa Dưới 2Ni+, màu giao thoa lục bậc 2, phân bố rải rác tập trung cùng với các khoáng vật màu biotite, chlorite

Chlorite: là sản phẩm biến đổi từ các biotit, hình dạng giả hình của các vảy biotite Dưới

1Ni-, có màu nâu phớt xanh, tính đa sắc yếu, dưới 2Ni+, màu giao thoa thấp

Trang 35

Oxit sắt: dưới 1Ni- và 2Ni+, có màu nâu và phân bố không đều trong lát mỏng

Quặng: méo mó góc cạnh không đều, dưới 1Ni- và 2Ni+, màu đen, không thấu quang

Hình IV.1 Khoáng plagioclase có cấu tạo đới trạng trong đá diorite,

4 x dưới 2N+ (SHM: SK.N1.11C.1)

Hình IV.2 Khoáng biotite mọc ven rìa khoáng hornblend trong đá diorite,

4 x dưới 1N- (SHM: SK.N1.11C.1)

Trang 36

Hình IV.3 Khoáng biotite dạng tấm tự hình lớn và khoáng plagioclase

có cấu tạo đới trạng trong mẫu granodiorite, 4 x dưới 2N+ (SHM: SK.N1.11B.1)

Hình IV.4 Khoáng plagioclase bị sericite hóa trên bề mặt trong mẫu granodiorite, 4 x dưới 2N+ (SHM: SK.N1.11B.1)

Trang 37

4.1.3 Quan hệ địa chất

Xuyên cắt qua trầm tích và granite, ngoài ra còn có granite aplite, rhyolite dạng mạch tiêm nhập theo khe nứt

Hình IV.5 a) Đá granodiorite hạt vừa lộ ra trong rừng cao su theo phương B30 (Lộ điểm SK.N1.15B)

b) Đá granodiorite bắt tù đá trầm tích theo phương B110 (Lộ điểm SK.N1.4A)

4.1.4 Khoáng sản liên quan

Có thể sử dụng làm đá ốp lát, ngoài sản phẩm phong hóa dung để làm vật liệu san lấp

KRETA GIỮA

4.2 Phức hệ Ankroet (K 2 ak)

Phức hệ Ankroet được Huỳnh Trung và Nguyễn Xuân Bao xác lập vào năm 1980 khi nghiên cứu các thành tạo magma miền Nam Việt Nam trong quá trình thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 miền Nam Việt Nam

Ngày đăng: 21/11/2017, 21:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w