1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh

39 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 336,5 KB

Nội dung

Thực địa là một học phần bắt buộc đối với sinh viên trường Đại học Sư phạm nói chung và khoa Địa lí nói riêng và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chương trình đạo tạo hệ cử nhân của khoa Địa lí

Trang 1

Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu không gian kinh tế - xã hội trong thực tếsinh viên có cơ hội để củng cố, cập nhật và vận dụng những kiến thức đã được tích lũyqua giáo trình, thông tin đại chúng vào trong thực tế Qua đó sinh viên đưa ra nhữngnhận định riêng về không gian lãnh thổ nghiên cứu dựa trên kiến thức đã tích lũy Việctiếp cận các đối tượng kinh tế - xã hội giúp cho sinh viên thấy được mối quan hệ và sựtác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên, kinh tế và xã hội trong một không giannhất định,

Bên cạnh đó, thực địa kinh tế - xã hội giúp sinh viên làm quen với việc thu thậptài liệu, số liệu trong quá trình nghiên cứu và khảo sát các đối tượng Đặc biệt sinhviên biết vận dụng các phương pháp luận khi nghiên cứu các đối tượng kinh tế - xã hộitrên lãnh thổ nào đó

Mặt khác, sinh viên có dịp vận dụng những kiến thức đã học để giải thích sựphân bố, quá trình phát sinh, phát triển và sự thay đổi của các đối tượng kinh tế - xãhội

Thực địa không chỉ giúp sinh viên hoàn thành tốt về chuyên môn mà quan tronggiúp cho sinh viên biết trân trọng giá trị cuộc sống của người lao động, tình yêu quêhương đất nước, sinh viên có hành vi tích cực nhằm đóng góp sức lực của mình vàocông cuộc xây dựng quê hương đất nước

2 Yêu cầu.

Để đạt được mục đích trong quá trình thực địa đòi hỏi mỗi cá nhân phải có tính

kỉ luật cao, ý thức trách nhiệm trong công việc, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trongmọi hoàn cảnh khó khăn

Trang 2

II THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG THỰC ĐỊA

1 Thời gian: Từ ngày 12/09/2009 đến 19/09/2009

- Từ ngày 12/09/2009 đến ngày 14/09/2009: khảo sát tại thị xã Cẩm Phả (QuảngNinh)

- Từ ngày 15/09/2009 đến ngày 17/09/2009: khảo sát tại thành phố Hạ Long(Quảng Ninh)

- Từ chiều ngày 17/09/2009 đến ngày sáng 19/09/2009: khảo sát tại thị trấn Cát

Bà (Hải Phòng)

2 Lộ trình thực địa: Từ Thành phố Hà Nội qua đường Phạm Văn Đồng – quốc

lộ 18 qua Quế Võ (Bắc Ninh) – Chí Linh (Hải Dương) – Đông Triều – Uông Bí – YênHưng – Hạ Long – Cẩm Phả - Vân Đồn (Quảng Ninh) – Cát Bà (Hải Phòng)

3 Địa bàn thực địa:

- Thị xã Cẩm Phả: Công ti cổ phần Cao Sơn, công ti than Thống Nhất, công tituyển than Cửa Ông, cảng Cửa Ông, thăm di tích lịch sử đền Cửa Ông

- Huyện Vân Đồn: Khu du lịch Việt – Mĩ, cảng Cái Rồng

- Thành phố Hạ Long: Cảng Cái Lân, Khu du lịch Tuần Châu, phường BãiCháy

- Thi trấn Cát Bà: Vườn quốc gia Cát Bà, trung tâm thị trấn Cát Bà, bãi tắm Cát

Cò 1, Cát Cò 2 và Cát Cò 3

4 Nội dung thực địa

Nghiên cứu thể tổng hợp kinh tế - xã hội Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng vớimột số khía cạnh chính:

- Công nghiệp: Khai thác, chế biến và tiêu thụ than

- Kinh tế biển: du lịch, thủy sản và giao thông vận tải biển

- Tổ chức sản xuất theo lãnh thổ

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1 Phương pháp điều tra thực địa

Thu thập thông tin cần thiết từ các cơ quan chức năng kết hợp với quan sát thực

tế các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu

2 Phương pháp bản đồ.

Trang 3

Sử dụng những bản đồ hiện có như là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiêncứu Thành lập các bản đồ chuyên đề về nội dung nghiên cứu cho báo cáo thực địa.

3 Phương phân tích, đánh giá tổng hợp trong phòng.

Xử lý các thông tin thu thập được từ điều tra thực địa và các tài liệu, số liệu cần thiết từ các nguồn khác nhau kết hợp với việc tham khảo tài liệu liên quan Phân tích, đánh giá tổng hợp các thông tin thu thập được để đưa ra các kết quả nghiên cứu nghiêncứu chính thức theo mục đích và nội dung báo cáo

4 Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lí (GIS).

Sử dụng hệ thống các phần mềm để thu thập thông tin lưu trữ và quản lí cácthông tin, phân tích và xử lí thông tin, triết xuất và hiện thị thông tin theo mục đích vànội dung nghiên cứu của báo cáo Các phần mềm chính có thể sử dụng trong quá trìnhthực hiện báo cáo là Word, Mapinfo…

Trang 4

lộ 18A và các cảng Cửa Ông, Hồng Gai, Cái Lân có thể dễ dàng vào vùng đồng bằngsông Hồng hay ra thế giới bên ngoài như các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản…

Quảng Ninh có tọa độ địa lí từ 20040’ (đảo Hạ Mai, xã Ngọc Vừng, huyện VânĐồn) đến 21044’ vĩ độ Bắc (thôn Mỏ Tòng – xã Hoành Mô – huyện Bình Liêu) và từ

106005’ (thôn Vân Đông – Đông Triều) đến 108005’ kinh độ Đông (mũi Sa Vĩ – bánđảo Trà Cổ) Về mặt vị trí địa lý, Quảng Ninh tiếp giáp với 4 tỉnh, thành phố, đặc biệttiếp giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc (132km), phía nam với Thành phố HảiPhòng (78km), phía đông giáp vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài trên 200km, phíatây một phần tiếp giáp với miền núi đồi trùng điệp của Lạng Sơn (58km), phần còn lạigiáp với Băc Giang (71km) và với vùng đồng bằng phì nhiêu của Hải Dương (21km)

Về kinh tế, Quảng Ninh nằm trong vùng tam giác phát triển kinh tế phía Bắc củanước ta, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước Ngoài ra,Quảng Ninh có vị trí thuộc vùng kinh tế hai hành lang và một vành đai của Việt Nam

và Trung Quốc Với vị trí như trên, Quảng Ninh giữ vai trò quan trọng để chuyển tảihàng hóa xuất nhập khẩu, đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải,hàng không với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và thế giới

Quảng Ninh là một tỉnh lớn với diện tích 5938 km2 Về mặt địa giới hành chính,Quảng Ninh có 2 thành phố (thành phố Hạ Long và thành phố Móng Cái), có 2 thị xã(Thị xã Cẩm Phả và thị xã Uông Bí), có 10 huyện: Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, ĐôngTriều, Tiên Yên, Yên Hưng, Hoành Bồ, Ba Chẽ, Vân Đồn và Cô Tô với 11 thị trấn, 45phường và 130 xã

Quảng Ninh với vịnh Hạ Long được công nhận 2 lần là di sản của thế giới, vớihàng trăm di tích lịch sử, văn hóa là một trung tâm du lịch biển hàng đầu của Việt

Trang 5

Nam Với vị trí địa lí mang lại Quảng Ninh có những điều kiện vô cùng thuận lợi đểthu hút vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.

1 Địa hình.

Vùng đất Quảng Ninh có lịch sử địa chất trẻ hơn các khu vực khác Đây là nơitiếp giáp giữa miền nền và địa máng, lại thuộc nhiều đới kiến tạo có đặc điểm pháttriển khác nhau nên cấu trúc địa chất của lãnh thổ phức tạp Là một tỉnh miền núi thuộcvùng Đông Bắc, Quảng Ninh có đầy đủ các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển

và cả hệ thống đảo và thềm lục địa

Diện tích tự nhiên của Quảng Ninh là 5938km2, trong đó đồi núi và núi thấp làmột bộ phận quan trọng nhất chiếm tới 80% diện tích, đồng bằng ven biển chỉ chiếmkhoảng 18% còn lại là diện tích đồi núi đá vôi

Địa hình của Quảng Ninh có sự thay đổi rõ rệt cụ thể ở phía Tây Bắc là vùng đồinúi thấp, tiến đến là dãy núi cao – cánh cung Đông Triều, phía nam và đông nam làmiền đồng bằng ven biển, ngoài khơi là hàng nghìn đảo nhỏ đá vôi hoặc sa, diệp thạch,tạo thành bức bình phong chắn gió cho đất liền Đồi núi và vịnh đảo chạy song song,đối xứng nhau qua bờ biển

Có thể chia địa hình Quảng Ninh thành các khu vực sau đây:

- Vùng cánh cung Đông Triều – Móng Cái: Vùng này chạy theo hướng tây –

đông ở phía nam và hướng đông bắc – tây nam ở phía bắc Nó có vai trò quan trọngtrong việc hình thành các yếu tố tự nhiên ở hai sườn bắc – na Cánh cung Đông Triềugồm hai dải núi chính, phía nam là dải núi Nam Mẫu, phía Bắc là dải núi Bình Liêu.Giữa hai phần trên là bộ phận núi thấp với những con sông cắt qua, đó là vùng đồiTiên Yên – Ba Chẽ

- Phía nam của cánh cung Đông Triều chạy từ Đông Triều đến thị xã Cẩm Phả

theo hướng tây – đông, có độ cao không quá 1000m, trừ đỉnh Yên Tử có độ cao 1068m

và đỉnh Am Váp 1094m Dải đồi thấp nam Đông Triều – Mông Dương có độ cao từ

200 đến 400m là miền sụt võng trước núi vào đại Trung Sinh Đó là bể than antraxitlớn nhất nước ta Bộ phận phía Bắc của cánh cung Đông Triều có nhiều núi cao trên1000m nằm rải rác, không tạo thành một sơn hệ Ở Bình Liêu có núi Cao Xiêm cao

Trang 6

1330m, Quảng Hà có Cao Đông Châu 1089m Địa hình ở đây bị phân cách mạnh,sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.

- Vùng đồi duyên hải là một dải đồi có độ cao sàn sàn nhau từ 25m đến 50m,chỗ rộng nhất khoảng 15km đến 20km, chạy dọc theo bờ biển từ thị xã Cẩm Phả đếnthị xã Móng Cái

- Địa hình đồng bằng của tỉnh Quảng Ninh chiếm diện tích nhỏ, bao gồm mộtdải hẹp ven biển từ Móng Cái đến Tiên Yên và vùng phía nam Đông Triều, Uông Bí,Yên Hưng Đây là những đồng bằng nhỏ hẹp được bồi đắp phù sa của các sông suốitrong tỉnh và hệ thống sông Thái Bình Riêng đồng bằng ở Yên Hưng và Đông Triều

do được bồi đắp của một phần phù sa sông Thái Bình là những vùng đồng bằng khálớn Tiếp nối phần đồng bằng ra biển là các bãi sú, vẹt có diện tích rộng

Biển và địa hình bờ biển là dạng địa hình đặc trưng và quan trọng nhất của tỉnhQuảng Ninh Vùng biển Quảng Ninh rộng tới 6000km2 là phần phía tây bắc của vịnhBắc Bộ Đây là một vịnh nông với nhiều đảo và quần đảo chắn phía ngoài nên rất kíngió và sóng lặng Trên vịnh có rất nhiều đảo, đây là vùng biển có nhiều đảo nhất ViệtNam tới 3000 đảo lớn nhỏ Những đảo lớn nhất là Cái Bầu, Vĩnh Thực, Ngọc Vừng,

Cô Tô Các núi đá trên đảo có độ cao trung bình từ 150m đến 200m Đỉnh cao nhất lànúi Nàng Tiên cao 470m trên đảo Cái Bầu Ngoài ra các đảo lớn, còn có hàng nghìnđảo nhỏ xếp thành hai dãy nối đuôi nhau từ núi Ngọc đến nam Hạ Long Đó là khu vựcnúi đá vôi cổ ngập nước biển Đây là vùng caxtơ sót điển hình có các vách đá dốcđứng, sắc nhọn, nhiều hang động

Đường bờ biển của Quảng Ninh dài 250km, bị chia cắt mạnh bởi đồi núi ăn rasát biển và bởi các vịnh đảo, cửa sông Đoạn từ Móng Cái đến Cửa Ông tương đốibằng phẳng được bồi tụ, mài mòn tạo nên các bãi triều rộng, sú vẹt mọc trên diện tíchlớn (80 nghìn ha), đứng thứ hai của cả nước (sau Cà Mau) Riêng bờ biển Trà Cổ sóngmạnh, tạo nên các bãi ven biển dựng, nhiều hốc mòn ở chân núi đá vôi Ven biển cónhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển kinh tế biển

2 Khí hậu

Khí hậu Quảng Ninh mang đặc tính chung của khí hậu các tỉnh miền bắc với đặcđiểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, nhưng chịu ảnh hưởng mạnh nhất

Trang 7

của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng ít hơn của gió mùa Đông Nam so với các địaphương khác.

Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất nên nhiệt độ mùa đông ở đâythấp hơn các khu vực khác cùng vĩ độ từ 10c đến 30c Nhiệt độ trung bình năm củaQuảng Ninh là 210c Mùa đông ở Quảng Ninh kéo dài từ 4 – 5 tháng, từ tháng VI nămtrước đến tháng III năm sau Mùa hạ từ tháng V đến tháng IX, nóng và mưa nhiều, vớigió thịnh hành hướng Đông Nam do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, của dải hội tụnhiệt đới và của các xoáy thuận nhiệt đới

Chế độ mưa của Quảng Ninh mang đặc điểm chung của các tỉnh Bắc Bộ là mưanhiều, mưa tập trung chủ yếu vào mùa hạ từ tháng VII và tháng VIII Lượng mưa mùa

hạ chiếm tới 85% lượng mưa cả năm Mùa đông lượng mưa khoảng từ 150 đến400mm Tháng nhiều bão nhất là tháng VII và tháng VIII Trung bình mỗi năm QuảngNinh chịu ảnh hưởng của 5 – 6 cơn bão, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất củacác ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh

3 Thủy văn.

Do đặc điểm địa hình, các sông của Quảng Ninh phần lớn là nhỏ, ngắn, dốc, cótính chất cuồng lưu, khả năng điều tiết yếu và chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều.Các sông này vừa mang tính chất của sông miền núi, vừa mang tính chất của sông venbiển Phù hợp với chế độ mưa, chế độ sông ngòi cũng có 2 mùa rõ rệt Mùa lũ từ tháng

V đến tháng X, tập trung vào các tháng VI VII, VIII Mùa cạn từ tháng IX đến tháng

IV, cạn nhất là tháng III Tuy sông suối ngắn và nhỏ, nhưng do đặc điểm của địa hình

và do đường bờ biển dài nên sông suối của Quảng Ninh cũng có những đặc điểm riêng

và chia thành ba hệ thống sông:

Các sông đổ ra sông Bạch Đằng, đều bắt nguồn từ khu vực sườn nam của vùngđồi núi thuộc dãy Yên Tử như các sông Đá Bạc, sông Sinh và sông Kinh Thầy SôngBạch Đằng với đoạn chảy qua Yên Tử dài 20 km là con sông nối liền sông Lục Namvới sông Thái Bình

- Hệ thống sông đổ ra cửa Lục – vịnh Hạ Long, chảy từ vùng núi Hoành Bồ, đều

là những sông nhỏ, dốc không có khả năng bù đắp phù sa ở hai bên bờ Đó là sôngThác Cát, Diễn Vọng, sông Trới…

Trang 8

- Hệ thống sông Tiên Yên – Móng Cái, gồm một số sông lớn của tỉnh Đó là cácsông Tiên Yên, sông Phố Cũ, sông Ba Chẽ, sông Đầm Hà…

Quảng Ninh không có những hồ tự nhiên lớn, nhưng lại nhiều hồ, đập nhỏ Toàntỉnh có 75 hồ, đập trong đó có nhiều hồ có giá trị trong sản xuất và sinh hoạt

4 Đất đai.

Đất đai ở Quảng Ninh có đặc tính chung là giàu oxyt sắt, tầng mùn mỏng, ít chấtdinh dưỡng dễ tiêu Loại đất này chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit vàng đỏ vàferalit thứ sinh phát triển ở địa hình đồi, núi thấp

- Đất feralit vàng đỏ có mùn trên núi có ở những vùng núi cao trên 700m thuộccánh cung Đông Triều Loại đất này chiếm khoảng 7.8% diện tích tự nhiên

- Đất feralit vàng đỏ trên vùng đồi, núi thấp (dưới 700m) phân bố hai sườn củacánh cung Đông Triều với diện tích 440.000 ha Loại đất này phổ biến ở vùng đồiHoành Bồ, tây Tiên Yên, Quảng Hà, Bình Liêu

- Đất phù sa cổ có diện tích 40.105 ha phân bố ở Đầm Hà, Hà Cối, Móng Cái.Vùng đất phù sa trồng lúa tập trung ở Yên Hưng, Đông Triều, Quảng Hà và lưu vựccác sông, suối, thung lũng thuộc Tiên Yên, Ba Chẽ

- Đất mặn ven biển phân bố dọc ven biển và ven sông Bạch Đằng, ĐáBạc chiếm diện tích khoảng 50.900ha Một số vùng được khai thác để trồng cói, làmruộng muối, nuôi thủy sản và rừng sú vẹt

- Đất cát và cồn cát ven biển với diện tích 6087 ha phân bố ven biển, ven cácđảo, nhiều nơi là những bãi cát trắng, nguyên liệu tốt để làm thủy tinh

- Đất vùng đồi đá vôi ở các đảo, quần đảo có diện tích là 46627 ha Trên các đảođất như Tuần Châu, đảo Ngọc Vừng được cấu tạo bởi đá phiến thạch có đất feralit màuvàng đỏ

5 Sinh vật.

Rừng Quảng Ninh phân bố ở những địa hình thấp, dễ khai thác Rừng nguyênsinh hầu như không có mấy, mà chủ yếu là kiểu rừng thứ sinh Độ che phủ rừng hiệnnay chỉ còn 32%, chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng trồng Quảng Ninh còn có rừngngập mặn đứng thứ hai của nước ta sau rừng ngập mặn ở Cà Mau với các loài cây điểnhình như sú, vẹt, đước Loại rừng này mọc phổ biến từ Móng Cái – Tiên Yên

Trang 9

Ở các đảo và quần đảo, rừng còn bảo tồn, như ở đảo Ba Mùn có rừng nguyênsinh chạy dài trên 20 km, rộng 1,5 km với hai tầng thực vật cao thấp Tầng nguyênsinh là các loại cây gỗ quí hiếm như nghiến, sến, táu…Tầng thứ sinh có nhiều câythuốc quý như ngũ gia bì, tam thất…

Động vật biển của Quảng Ninh vô cùng phong phú với nhiều loài có giá trị kinh

tế cao như sò huyết, bào ngư, hải sâm, tôm hùm, cá song, cá thu…

20 – 30 km, độ dày tầng chứa than có nơi đến 2km, có nhiều mỏ lộ thiên dễ khai thác,

có khả năng khai thác 18 – 20 triệu tấn/năm Chất lượng than của Quảng Ninh có chấtlượng tốt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhiều ngành kinh tế Than Quảng Ninh chủ yếu

là than antraxit cho nhiệt lượng cao, ít tro, khói và sunfua

Quảng Ninh có nhiều mỏ vật liệu xây dựng như đá vôi, cát thủy tinh ở Vân Hải,đất sét ở Giếng Đáy, Móng Cái, Đông Triều…

Ngoài tài nguyên khoáng sản, Quảng Ninh còn nổi tiếng là tỉnh giàu tiềm năng

du lịch nhất cả nước, đặc biệt là di sản tự nhiên thế giới vịnh Hạ Long, cùng rất nhiềudanh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống

Những tiềm năng lớn về du lịch cộng với vị trí địa lí thuận lợi đã tạo cho QuảngNinh có một lợi thế so sánh quan trọng so với các tỉnh khác, là tiền đề cho Quảng Ninhtrở thành một tỉnh có nền kinh tế công nghiệp, du lịch phát triển

III ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.

1 Dân cư và nguồn lao động.

1.1 Dân cư

Quảng Ninh là một trong những tỉnh có dân số đông Dân số Quảng Ninh là1.144.381 người (năm 2009), trong đó nữ có 558.793 người Tỷ lệ dân số sống ở khuvực thành thị của Quảng Ninh đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau TP Hồ Chí Minh và

Trang 10

TP Đà Nẵng), dân số thành thị là 496.6 nghìn người (chiếm tỷ lệ 44,6%); Dân số ở khuvực nông thôn là 616,9 nghìn người (chiếm tỉ lệ 55,4%) Phần lớn các đô thị của tỉnhnằm trên trục quốc lộ 18, 10, 4B Sự phát triển của đô thị đã thu hút dân cư tập trungtheo quốc lộ, hình thành dải dân cư ven biển Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dântrung bình trong cả nước Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3%(trung bình cả nước là 1,2%)

Mật độ dân số trung bình Quảng Ninh năm 2008 là 182 người/km2 thấp hơn sovới mật độ dân số trung bình của cả nước (260 người/km2) và đứng hàng thứ 4 trongcác tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Dân cư phân bố không đồng đều giữa cácmiền, giữa các huyện Phần phía tây chỉ chiếm 41,52% diện tích, kéo dài từ ĐôngTriều đến thị xã Cẩm Phả bao gồm cả thành phố Hạ Long, tập trung tới 68,7% dân sốcủa toàn tỉnh Ngược lại phần phía đông với 58.48% diện tích, nhưng dân số chỉ có31.3% Dân số tập trung đông đúc các đô thị ven biển ngược dân số thưa thớt tại cácvùng sâu trong tỉnh

1.2 Nguồn lao động

Nguồn lao động 606.5 nghìn người, trong đó số lao động tham gia vào các hoạtđộng kinh tế chiếm trên 90% Dân số tập trung chủ yếu các ngành như nông, lâm, ngưnghiệp (274.2 nghìn người); khai thác mỏ (70.6 nghìn người); sửa chữa xe động cơ(78,1 nghìn người) Do ngành khai thác mỏ năm qua tương đối phát triển nên đã thuhút nhiều lao động nam từ các tỉnh khác và trở thành đội ngũ lao động đông đảo chotỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ: 51,4% dân số dưới 24 tuổi, tỉ lệ 0 – 14tuổi trên 30%, tỉ lệ trên 60 tuổi là 7,2% Như vậy Quảng Ninh có lực lượng lao độngdồi dào Đây là lợi thế cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Về thành phần dân tộc: Quảng Ninh có 21 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc

Việt chiếm trên 80% tổng số dân, ngoài ra còn có người Dao, Tày, Sán Chay, Sán Chỉ,Cao Lan, Hoa…Sự đa dạng về truyền thống sản xuất và văn hóa cua các dân tộc là mộttiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, cần phải có chính sách giúp

đỡ, tạo điều kiện cho các dân tộc ít người để nhanh chóng giảm bớt sự chênh lệch vềtrình độ phát triển kinh tế giữa giữa các dân tộc

Trang 11

2 Cơ sở hạ tầng

Mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng ở Quảng Ninh còn thiếu đồng bộ và nhiều mặtcòn yếu kém, nhưng đã bước đầu đã hình thành một hệ thống cơ sở sản xuất côngnghiệp, các trung tâm kinh tế thương mại, du lịch, các đô thị và hệ thống giao thôngđiện, nước, thông tin liên lạc phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của cư dân

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 4 quốc lộ: QL 10 QL 18 QL 4B QL 279, có

8 tuyến đường tỉnh lộ với chiều dài 178km Dọc bờ biển có các cảng quốc gia như HònGai, Cái Lân, Cửa Ông và hàng loạt các cảng biển, bến bãi do địa phương quản lí

Quảng Ninh có nhiều nguồn lực và lợi thế để phát triển kinh tế với cơ cấu ngành đadạng bao gồm cả công nghiệp, nông – lâm – ngư nghiệp, thương mại, du lịch và dịch

vụ, xứng đáng là một cực thu hút trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

3 Chính sách.

Đường lối chính sách có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh Trong những năm qua Quảng Ninh luôn luôn được sự quan tâm của Đảng vàNhà nước Nhờ những chính sách hiệu quả mà kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đã đạtđược nhiều thành tựu đáng kể Quảng Ninh đang tích cực có những chính sách thu hútvốn đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt những ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Cóthể coi đường lối, chính sách như kim chỉ nam định hướng phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh Sau đây là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020:

1 Dân số(nghìn người) 1.069,9 1.124,1 1.237,3

- Theo giá so sánh 1994 6.229,2 11.375,2 43.065,1

-Theo giá hiện hành 15.346,0 36.341,3 167.405,0

3 Cơ cấu GDP(%- giá hiện hành) 100,0 100,0 100,0

-Công nghiệp, xây dựng 49,7 46,3 48,5

-Nông,lâmnghiệp,thuỷ sản 6,2 4,0 1,4

Trang 12

-Theo giá so sánh 1994 352,9 950,0 3.127,8

-Theo giá hiện hành 869,3 1.757,1 6.292,7

Nguồn: http://www.quangninh.gov.vn

Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NINH.

I KHÁI QUÁT CHUNG

Nền kinh tế Quảng Ninh được phát triển dựa trên việc khai thác tổng hợp của sự

đa dạng về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội Với thế mạnh ấyQuảng Ninh đã xây dựng được một cơ cấu ngành kinh tế tương đối đa dạng, hoàn thiện

và điển hình ở nước ta, trong đó có những ngành mũi nhọn đóng vai trò quan trọngtrong sự phát triển của tỉnh như công nghiệp, du lịch Các ngành nông nghiệp, thươngmại, dịch vụ giao thông vận tải và thông tin liên lạc cùng các ngành khác, đang khởisắc và có những đóng góp không nhỏ

Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh chiếm khoảng 5% (năm 2007) giá trị tổng sảnphẩm của cả nước, 12% giá trị tổng sản phẩm của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000 – 2008 là 13,3% GDP bình quân theo đầungười đạt 869,3 USD (năm 2005)

Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm và chỉ số phát triển giai đoạn (2003 – 2007)

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Tổng sản phẩm Chỉ số phát triển (năm 2003 = 100%)

Tỉ đồng

Trang 13

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch đáng kể, thể hiện bằng sự tăng đàn

tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng của các ngành kinh tếkhác Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 14%/năm, dịch vụ tăng13%/năm, nông – lâm – ngư nghiệp tăng 5,9%/năm Như vậy mức tăng và đóng gópvào GDP của tỉnh Quảng Ninh chủ yếu là khu vực II và khu vực III Cơ cấu sản phẩmtheo khu vực kinh tế: Kinh tế nhà nước đóp góp tới trên 70% tổng sản phẩm GDP củatỉnh và đang có xu hướng giảm; khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trên 20% tổng sảnphẩm GDP và có xu hướng giảm, còn lại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

II SẢN XUẤT CỦA CÁC NGÀNH KINH TẾ

1 Ngành công nghiệp.

Công nghiệp được coi là thế mạnh của nền kinh tế Quảng Ninh Thế mạnh ấyđược dựa trên một nguồn tài nguyên giàu có bao gồm khoáng sản, nông, lâm, thủy sản.Trên cơ sở đó phát triển một ngành công nghiệp đa dạng về cơ cấu ngành, gồm cảcông nghiệp nặng lẫn công nghiệp nhẹ, công nghiệp truyền thống và công nghiệp hiệnđại Giá trị sản xuất công nghiệp của Quảng Ninh đứng thứ 3 ở các tỉnh Bắc Bộ sau HàNội và Hải Phòng Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 37985,5 tỉ đồng Giá trịsản xuất công nghiệp của tỉnh tăng liên lục trong những năm gần đây, chiếm 2,58%tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước vào năm 2007

1.1 Công nghiệp khai thác than.

Quảng Ninh là tỉnh khá giàu khoáng sản, trong đó nổi bật là tài nguyên than vớitrữ lượng 12 tỉ tấn chiếm trên 90% trữ lượng than của cả nước

Ngành khai thác than của Quảng Ninh bắt đầu khai thác từ thực dân Pháp Năm

1882, xí nghiệp khai thác than đầu tiên của chính quyền được mở trên đất Quảng Ninh.Thời kì thực dân pháp đô hộ, công nghệ khai thác than chủ yếu là thủ công và bán cơkhí theo hai phương thức lộ thiên và hầm lò Sản lượng than thấp, trong suốt hơn 60năm (1889 – 1954) sản lượng than chỉ đạt khoảng 40 triệu tấn Sau năm 1954 nhiều mỏthan ra đời và hoạt động như Hà Tu, Tân Lập, Thống Nhất, Đèo Nai, Cọc Sáu, MôngDương Từ năm 1990 tới nay việc sản xuất ngành than có nhiều biến động song đangdần đi vào ổn định

Bảng 1: Sản lượng than Quảng Ninh giai đoạn 1995 – 2007( Đơn vị: triệu tấn)

Trang 14

Năm 1995 1996 1997 1998 2000 2001 2002 2003 2004 2006 2007 Sản

lượng 7,5 9,4 10,8 11,3 11,0 12,6 14,5 14 27,3 36.8 40

Ngành công nghiệp khai thác than đóng vai trò quan trọng đối với tỉnh QuảngNinh Đó là ngành mang lại thu nhập chính cho tỉnh đồng thời cùng thu hút nhiều laođộng trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh Thời gian gần đây do nhu cầu trong và ngoàinước về than ngày càng nhiều làm cho giá trị của than ngày càng tăng

1.1.1 Cơ cấu tổ chức ngành than.

Ngành công nghiệp than của Quảng Ninh không phải do tỉnh quản lí mà do Bộcông thương trực tiếp quản lí bởi Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam Hiện nay trênđịa bàn tỉnh có: Công ty than Cẩm Phả, Công ty than Quảng Ninh, Công ty than HònGai

- Công ty than Uông Bí: phạm vi khai thác kéo dài từ Bãi Cháy đến hết ĐôngTriều, phương thức khai thác chủ yếu là hầm lò Sản lượng khai thác than của công tynăm 2008 là 2,37 triệu tấn than Mục tiêu phấn đấu của công ty trong những năm tới lànâng sản lượng khai thác than của các mỏ thuộc vùng than Uông Bí lên 10-12.5triệutấn than vào năm 2010 và từ 13- 14.6triệu tấn vào năm 2015 Với 7 công ty thành viên,hiện nay công ty đang quản lý , thực hiện 7 dự án khai thác mỏ vừa và nhỏ được phêduyệt với công suất từ 100.000- 600.000 tấn /năm

- Công ty than Hồng Gai: Địa bàn khai thác từ Đèo Bụt đến phà Bãi Cháy Vớicác mỏ lớn là Hà Lầm, Hà Tu và Tân Lập

- Công ty than Cẩm Phả: là công ty than lớn nhất Quảng Ninh với gần 40.000công nhân và 6 mỏ sản xuất than có 3 mỏ khai thác theo phương thức hầm lò: ThốngNhất, Mông Dương, Khe Chàm, 3 mỏ khai thác theo hình thức lộ thiên: Đèo Nai, CọcSóc, Cao Sơn

Bảng 2: Các khu vực khai thác than chủ yếu của Quảng Ninh

Trang 15

1.1.2 Phương thức khai thác: Về công nghệ khai thác than chủ yếu tiến hành

theo hai phương thức đó là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò

a Khai thác lộ thiên: Đây là hình thức khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh hiện nay

nó chiếm tới 60 đến 70% tổng sản lượng than khai thác được Khai thác lộ thiên đượctiến hành khi hệ số bốc đất đá thấp (dưới 4m3 đất đá/tấn than), trong đó thế giới là 9m3/tấn than

Sơ đồ công nghệ khai thác than lộ thiên.

Khai thác lộ thiên đem lại năng suất cao hơn so với năng suất khai thác hầm lò

và giá thành cũng hạ hơn, vì khai thác lộ thiên chỉ cần bóc đất đá để xúc than Tuynhiên, khai thác lộ thiên ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, làm thay đổi địahình, ô nhiễm nguồn nước, không khí…

Công ty cổ phần than Cao Sơn.

Công ty cổ phần Cao Sơn được thành lập 06/06/1974 Đoàn thực địa khảo sát tạiCông ty cổ phần Cao Sơn vào sáng ngày 13/10/2009 Năm 2005, công ty đã vinh dựđược Đảng Và Nhà nước phong tặng “ Anh hùng lao động” vì đã có thành tích đặc biệt

Vận tải

Ô tô hoặc các băng tải than về bãi chứa

Sàng tuyển

Giảm lượng tạp chất trong than

Tiêu thụ

Công ty tuyển than hoặc thị trường trong và ngoài nước

Trang 16

xuất sắc trong thời kì đổi mới 1995 – 2004 góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo

vệ tổ quốc

- Vị trí: Công ty than Cao Sơn thuộc phường Cẩm Sơn, thị xã Cẩm Phả Mỏ than

nằm cách trung tâm công ty khoảng 10km ở vùng núi cao 406m có tên là Cao Sơn Mỏthan giáp mỏ than Cọc Sáu, Đèo Nai, Khe Chàm, Thống Nhất

Về mặt tài nguyên: Mỏ than Cao Sơn là một trong 3 mỏ than lộ thiên lớn nhất thị xãCẩm Phả Tổng trữ lượng trên 70 triệu tấn than, năng suất mỗi năm trên 2 triệu tấnthan

- Sản lượng khai thác: Sản lượng khai thác than của công ty liên tục tăng trong

những năm gần đây Giai đoạn đầu khi mới thành lập vào những năm 1977 – 1980 sảnlượng đạt 83,24 tấn Năm 2008 sản lượng khai thác đạt 3,1 triệu tấn chiếm 7,5% sảnlượng than của Tổng công ty than Việt Nam (41 triệu tấn), bóc đi một lượng đất đá23.8 triệu m3 năm 2008 Dự kiến năm 2009 sản lượng khai thác sẽ đạt 3,2 triệu tấn.Sản phẩm than được bán cho các nhà máy sang tuyển, cơ sơ sản xuất xi măng, nhàmáy phân đạm Doanh thu của công ty đạt 1540 tỉ đồng vào năm 2009

b Khai thác hầm lò: được tiến hành khi hệ số bóc đất đá trên cao (trên 4m3/tấnthan) vỉa mỏng và nằm sâu trong lòng đất Để khai thác theo kiểu hầm lò, người ta phảiđào lò: lò bằng và lò giếng, dùng gỗ hoặc bê tong để chống đỡ

Các mỏ than khai thác theo công nghệ hầm lò là Vàng Danh, Hà lầm, Mạo Khê, ThốngNhất Khai thác theo hình thức này chủ yếu là thủ công nên năng suất thấp giá thànhthan bao giờ cũng cao hơn so với khai thác lộ thiên do chi phí cao hơn Việc khai tháctheo hình thức này cần sử dụng vật liệu chống lò như gỗ, bê tong và chống thủy lực

Công ty than Thống Nhất.

- Vị trí: Công ty than thống nhất nằm trung tâm thị xã Cẩm Phả, hiện đang quản

lí hai khu mỏ Lộ Trí và Yên Ngựa thuộc địa bàn phường Cẩm Tây và phường MôngDương Tổng diện tích khai thác của mỏ là 4 km2

- Về mặt tài nguyên: Khu mỏ Lộ Thí có trữ lượng khoảng 28.292.900 tấn, khu

Khe Chàm II có trữ lượng khoảng 2.200.000 tấn

- Sản lượng khai thác: sản lượng khai thác than của công ty liên tục tăng cụ thể:

năm 2006 đạt 1.300 nghìn tấn, năm 2007 đạt 1.500 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1.600

Trang 17

nghìn tấn Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên, năm 2008 doanh thu của công

ty đạt 606,402 tỷ đồng

1.1.3 Chế biến than.

Than nguyên khai được các nhà máy sơ chế phân loại tuyển tại nơi sản xuất saukhi được chuyển các nhà máy sàng tuyển Than sau khi sàng tuyển sẽ chuyển đến tiêuthụ trên thị trường Trên địa bàn Quảng Ninh có các nhà máy sàng tuyển than CửaÔng, Cột Tám (Hạ Long), ngoài ra trong kế hoạch còn có nhà máy sàng tuyển UôngThượng với công suất dự kiến 700.000 tấn/năm

Công ty than Cửa Ông.

- Về vị trí: Công ty tuyển than Cửa Ông thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm

Phả Phía bắc giáp huyện Vân Đồn, phía nam giáp phường Cẩm Thịnh, phía đông giápvịnh Bái Tử Long, phía tây giáp phường Mông Dương

- Về quy mô: Công ty tuyển than Cửa Ông có 3 nhà máy sàng tuyển, có thể sàng

tuyển 12 triệu tấn/ năm, 30 đầu máy Điezen, hàng nghìn toa tầu chở than, có cảng CửaÔng dài 600m Quy trình sàng tuyển bao gồm hai khâu cơ bản: sàng sơ bộ bằng lưới

để loại kích thước, làm sạch than bằng môi trường thuyền phù và khí nén Khi thanđược chuyển đến nhà máy, nhà máy tiếp nhận những loại than có kích thước 100mm.Những loại than có kích thước lớn hơn 100mm sẽ được đập vỡ sau đó đưa vào sàngtuyển thu được sản phẩm chính có kích thước: 0 – 6mm, 0 – 10mm, 0 – 15mm Thansau khi được sàng tuyển sẽ được chuyển bằng băng tải ra bãi tập kết, tại đây than đượccung cấp trên thị trường chủ yếu cho mục đich xuất khẩu

1.1.4 Tiêu thụ than.

Than được dùng làm nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện, vật liệu xấy dựng,công nghiệp hóa chất…Nhu cấu than là rất lớn, nhưng việc tiêu thụ than phụ thuộc vàonhu cầu thị trường và chất lượng sản phẩm Sau khi, Việt Nam sử dụng công nghệsàng tuyển của Nhật Bản sản phẩm than đã đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng trênthế giới Than của Quảng Ninh chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc và cácnước Tây Âu Hiện nay nhu cầu tiêu thụ than có xu hướng giảm trong giai đoạn gầnđây Nguyên nhân là do sự xuất hiện của một số nguồn năng lượng mới như dầu mỏ,khí đốt Nhiều nước đã sử dụng dầu, khí đốt cho công nghiệp nhiệt điện Nhu cầu tiêu

Trang 18

thụ than tăng trong khi sản lượng khai thác than tăng đã gây không ít những khó khăncho sự phát triển ngành than của Việt Nam nói chung và của Quảng Ninh nói riêng,đặc biệt đời sống của người công nhân

1.1.5 Hạn chế của khai thác than.

Khai thác than, đặc biệt là khai thác lộ thiên làm thay đổi địa hình mặt đất, tínhchất địa chất thủy văn, phá hoại thảm thực vật Công nghiệp khai thác than cũng gây ranhững hậu quả xấu đối với môi trường không khí, môi trường nước biển do các khíđộc CO, CO2, NO2, bụi, các vật liệu trên cạn bị cuốn trôi ra biển làm ô nhiễm nghiêmtrọng tới khu sinh thái vườn Quốc gia Bái Tử Long

Ngoài ra, khai thác than làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người Dolàm việc trong môi trường độc hại: nhiệt độ, ánh sáng không thích hợp, tiếp xúc cáckhí độc vượt qua tiêu chuẩn cho phép của con người Kết quả những người công nhân

bị mắc các bệnh như ung thư phổi, viêm mắt…

Vì vậy, phát triển công nghiệp than đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên, môitrường, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp than và sự phát triển củacác ngành kinh tế khác nhất là phát triển ngành du lịch là một vấn đề đặt ra trong việc

sử dụng hợp lí tài nguyên tỉnh Quảng Ninh

1.2 Các ngành công nghiệp khác.

Ngoài công nghiệp than, Quảng Ninh còn có thế mạnh để phát triển các ngànhcông nghiệp vật liệu xây dựng, thực phẩm, hóa chất….đặc biệt là công nghiệp vật liệuxây dựng và chế biến thực phẩm

1.2.1 Công nghiệp điện năng.

Góp phần đáng kể vào ngành công nghiệp của Quảng Ninh là công nghiệp điệnnăng Quảng Ninh có nguồn than đá rất giàu có, đây chính là cơ sở để phát triển côngnghiệp nhiệt điện Những năm gần đây, ngành công nghiệp nhiệt điện có bước chuyểnbiến rõ rệt, những vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có cácnhà máy nhiệt điện Uông Bí với công suất 300MW, nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả vớicông suất dự kiến 600MW năm 2010

1.2.2 Công nghiệp cơ khí.

- Cơ khí tàu thuyền

Trang 19

Lợi thế của sự phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ với Hải Phòng Phươnghướng dần hình thành cụm cơ khí tàu biển lớn nhất miền bắc với năng lực đóng tàu từ

400 đến 3000 tấn, tiến tới đóng tàu 5000 tấn, 10000 tấn Kết hợp với sửa chữa tàu cá

và các tàu chuyên dụng khác Cơ sở chính là nhà máy đóng tàu Hạ Long, hiện đang bổsung máy móc thiết bị mới để có khả năng đóng tàu container 2000 tấn

- Cơ khí mỏ

Mở rộng và hiện đại hóa ngành cơ khí mỏ để phục vụ không chỉ ngành than màcòn toàn bộ ngành khai thác mỏ nói chung của vùng Bắc Bộ Sắp xếp hợp lí các nhàmáy hiện có, đầu tư chiều sâu mở rộng và đổi mới thiết bị công nghệ cho một số cơ sở

cơ khí

1.2.3 Công nghiệp vật liệu xây dựng.

Đây là một ngành có nhiều điều kiện để sản xuất, như đá vôi, đất sét và trên thực

tế ngành này có bước phát triển đáng kể Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có các nhàmáy gạch Giếng Đáy, gạch Uông Bí, đá vôi Hồng Gai, sứ Đông Triều, cát thủy tinhVân Hải (Vân Đồn), đặc biệt gần đây hình thành nhà máy xi măng Cẩm Phả Nhà máy

xi măng Cẩm Phả có công xuất 2,3 triệu tấn/năm Xi măng Cẩm Phả được sản xuấtbằng lò quay theo phương pháp khô, thiết bị công nghệ sản xuất thuộc loại tiên tiếnnhất hiện nay với mức độ tự động hoá cao, tiết kiệm nhiên liệu và không gây ô nhiễmmôi trường Toàn bộ dây chuyền thiết bị này được cung cấp bởi các nhà thầu quốc tếnổi tiếng như Kawasaki (Nhật Bản), FAM, Loeche, Haver & Boeker, Siemens (Cộnghoà liên bang Đức), FCB (Cộng hoà Pháp) và ABB (Thụy Sĩ) Nhà máy xi măng CẩmPhả còn được đầu tư hệ thống cảng biển hiện đại có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến15.000 tấn vào bốc dỡ hàng hoá, phát huy tối đa lợi thế vận tải thuỷ của dự án

1.2.4 Công nghiệp chế biến thực phẩm.

Quảng Ninh có nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp thực phẩm Tuynhiên ngành này vẫn còn giá trị khiếm tốn: chiếm 9,5% GDP của toàn ngành (năm2008) Sản phẩm của ngành phục vụ tiêu dùng cho các trung tâm công nghiệp, đô thị,

du lịch Hiện nay đang đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất chế biến hiện đại tại cáckhu vực cảng Cái Lân, Cẩm Phả, với những sản phẩm chính: thịt, hải xuất khẩu, rau

Ngày đăng: 22/04/2013, 22:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Thông (chủ biên). Địa lý các tỉnh, thành phố, tập 3 (các tỉnh vùng Đông Bắc). NXBGD, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý các tỉnh, thành phố, tập 3 (các tỉnh vùng Đông Bắc)
Nhà XB: NXBGD
3. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương. NXBĐHSP, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế - xã hội đại cương
Nhà XB: NXBĐHSP
4. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Văn Phú. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. NXBĐHSP, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam
Nhà XB: NXBĐHSP
5. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (phần đại cương). NXBGD, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (phần đại cương)
Nhà XB: NXBGD
6. Đỗ Thị Minh Đức (Chủ biên)- Nguyễn Viết Thịnh – Vũ Như Vân. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (tập 2). NXBĐHSP, 2008 Khác
7. Các trang Web:- www.gso.gov.vn - quangninh.gov.vn - www.vinacomin.vn - www.caosoncoal.com- www.baoquangninh.com.vn Khác
8. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2007 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ công nghệ khai thác than lộ thiên. - Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh
Sơ đồ c ông nghệ khai thác than lộ thiên (Trang 15)
Bảng 4: Các tuyến du lịch hiện nay - Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh
Bảng 4 Các tuyến du lịch hiện nay (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w