6. Câu hỏi Đánh giá
1.5.3.2. Tình hình học tập của học sinh
Qua điều tra bằng phiếu thăm dò, tham khảo các sổ điểm, các bài kiểm tra chất lượng của học sinh, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh và dự
giờ chúng tôi thu được những kết quả sau:
Chất lượng học tập của tất cả các môn của học sinh miền núi thấp (15% khá giỏi, 50% trung bình còn lại yếu kém). Trong đó các môn khoa học tự
nhiên và ngoại ngữ rất thấp, đa số học sinh sợ và ngại học những môn này,
đặc biệt là môn vật lý.
- Chất lượng học tập của môn vật lý của học sinh miền núi rất thấp (10% khá giỏi, 40% trung bình, còn lại là yếu kém).
- Đa số học sinh ( 65%) cho rằng vật lý là môn học trừu tượng, khó hiểu, phải học là do bắt buộc nên không hứng thú học tập.
- Tìm hiểu về mức độ tích cực, tự lực trong giờ học của học sinh thì có khoảng 20% học sinh chú ý nghe giảng, suy nghĩ, tích cực phát biểu, xây dựng bài, 65% chủ yếu chỉ nghe giảng và không phát biểu, 15% không chú ý nghe giảng.
- Đa số học sinh (80%) học sinh chỉ học thuộc lòng những gì giáo viên cho ghi trong vở và những định nghĩa ở sách giáo khoa, chỉ khoảng 10% học sinh tự giác làm bài tập sách giáo khoa, sách bài tập và sách tham khảo, 60% học sinh chỉ làm những bài tập dễ ở sách giáo khoa, 30% học sinh hầu như
không làm bài tập ở nhà. Thời gian tự học môn vật lý ở nhà rất ít thường chỉ
từ 2 đến 3 giờ trong tuần.
- Số học sinh tự lực giải được bài tập rất ít (10%) còn lại cần sự giúp đỡ
của giáo viên, thậm chí có học sinh không giải được mặc dù có sự giúp đỡ của giáo viên (10%).
Tìm hiểu về những khó khăn của học sinh khi giải bài tập cho thấy: 30% không hiểu và tóm tắt được đầu bài, 50% không nhớ lý thuyết, 60%
không biết vận dụng lý thuyết vào giải bài tập, 30% gặp khó khăn trong tính toán.