1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Báo cáo thực địa ba bể

22 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Đất được hình thành và tiến hóa chậm hành thế kỉ do sự phong hóa đá và sự phân hủy xác thực vật dưới ảnh hưởng của của các yếu tố môt trường.. Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dướ

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………

CHƯƠNG I : TỔNG QUANCHUNG

Lịch sử hình thành ………

1.2 Điều kiện tự nhiên………

1.2.1 Vị trí địa lý………

1.2.2 Địa hình………

1.2.3 Khí hậu………

1.2.4 Thủy văn………

1.3 Tình hình kinh tế- xã hội………

1.4 Giới thiệu chung về các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất

1.4.1 Khái niệm về đất……

1.4.2 Quá trình phong hóa đá……… 1.4.3 Quá trình hình thành đất………

1.4.4 Các yếu tố hình thành đất…………

CHƯƠNG 2 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phạm vi nghiên cứu………

2.2 Phương pháp nghiên cứu………

2.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa………

2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu……

CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ THỦY VĂN VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG MỰC NƯỚC HỒ BA BỂ TRONG KHOẢNG 20 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT:

VQG : Vườn quốc gia TB-ĐN: Tây Bắc-Đông Nam ĐB-TN: Đông Bắc- Tây Bắc

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1a: Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Cạn

Trang 2

Hình 1.1b: Động Puông

Hình 1.2a Trạm đo khí tượng Ba Bể -Bắc Cạn

Hình 1.2a Trạm đo khí tượng Ba Bể -Bắc Cạn

Hình 1.3 : Xuồng máy- phương tiện đi lại chủ yếuHình 3.1 Hồ Ba Bể

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

VQG Ba Bể là một di sản thiên nhiên quý giá và đẹp đó là một phức hệ hồ, sông, núi đa vôi từ dốc vừa đến dốc đứng, xen giữa núi đá vôi có nhiều núi đất tạo nên cảnh quan đa dạng và phong phú Đến với Bắc Kạn chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ này, nổi bật lên là Hồ Ba Bể nằm trong hệ tự nhiên của VQG Ba Bể, đã từng được người xưagọi là ”Thiên hạ đệ nhất hồ”

Bao bọc quanh hồ là các vách đá vôi dựng đứng, nhiều cánh rừng nguyên sinh và những dòng sông, suối chảy ngầm sựkết hợp hài hòa giữa “Non” và “Nước” đã tạo ra khung cảnh hữu tình cho VQG Ba Bể, là cơ sở cho phát triển hoạt động du lịch sinh thái Trọng tâm du lịch của VQG Ba Bể là hồ cacxtơ

Ba Bể được mạnh danh như “Biển ở trên núi”

Nằm ở độ cao 150m so với mực nước biển nhưng ở đây Ba

Bể bốn mùa nước đầy Hồ có cấu tạo khá đặc biệt, thắt ở giữa vàphình ra ở hai đầu Ba Bể gồm 3 hồ lớn thông nhau là: Pé Lèng,

Pé Lù, Pé Lầm, từ đó mà thành tên Hồ nhận nước từ hai nguồn chính là sông Tà Han và sông Chợ Lèng Hồ còn có chức năng phân lũ cho sông Năng, như một hồ chứa của sông Năng: về mùa khô nước từ hồ đổ ra sông Năng nhưng về mùa mưa khi có

lũ lớn thì nước sông Năng lại chảy vào hồ

Chính vì có sự thông với các dòng sông mà nước hồ Ba Bểluôn luôn vận động khiến cho nước hồ rất sạch và trong xanh Không chỉ vậy, đi thuyền dọc quanh hồ còn có rất nhiều cảnh quan kì thú như động Puông, Ao Tiên…

Trang 4

-Ngày 10/11/1992, VQG Ba Bể chính thức được thành lập.-Tháng 3/1995, đươc hội nghị quốc tế về hồ nước ngọt tại

Mỹ xếp vào danh sách 20 hồ nước ngọt tự nhiên đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ và phát triển

-Cuối năm 2004, VQG Ba Bể được công nhận là di sản Asean, đặc biệt trong đó có hồ Ba Bể - một trong những hồnước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, đã được công nhận

là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1996

1.2 Điều kiện tự nhiên

Trang 5

1.2.1 Vị trí địa lý

VQG Ba Bể cách Hà Nội 250m về phía bắc Việt Nam, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, bao gồm diện tích đất xã Nam Mẫu, một phần xã Khang Ninh, một phần xã Cao Thượng,một phần xã Cao Trĩ

Hình 1.1b Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Cạn

Phía Bắc giáp xã Cao Thượng Phía Đông giáp xã Khang Linh, Cao Trí Phía Nam giáp xã Quảng Khê Phía Tây giáp xã Nam cường, Xuân lạc (huyện chợ Đồn- bắc Cạn), xã Đà Vĩ (huyện Na Hang- Tuyên Quang)

Tổng diện tích tự nhiên 7.610 ha, trong đó: Khu bảo vệ

nghiêm ngặt: 3226,2 ha Khu phục hồi sinh thái: 4083,6 ha 5Khu hành chính, dịch vụ: 300,2 ha Vùng đệm: 42100 ha 1.2.2 Địa hình VQG Ba Bể là một phức hệ hồ, sông, suối, núi đá vôi

từ dốc vừa đến dốc đứng, xen giữa núi đá vôi có nhiều núi đất

Trang 6

tạo nên một cảnh quan đa dạng và phong phú Độ cao từ 1098m so với mực nước biển

Toàn bộ khu vực VQG Ba Bể là núi đá vôi hiểm trở, một phần nhỏ là các thung lũng núi đất xen kẽ nhỏ và hẹp VQG Ba

Bể nằm trên độ cao từ khoảng 150 đến 1089m so với mặt nước biển Về cấu trúc địa chất, chiếm ưu thế là đá vôi với nhiều đỉnhcao lởm chởm, độ phân cắt lớn, nhiều sườn đồi dốc bao quanh các thung lũng, sông suối

Địa hình núi đá vôi có nhiều hang động, lớn nhất là động Puông dài 300m, có sông Năng chảy qua, tạo nên cảnh quan thiên nhiên đầy vẻ ngoạn mục

VQG Ba Bể có diện tích là 7610ha,trong đó diện tích rừng chiếm 85%, gồm 3 phân khu chức năng, với các hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên rất đa dang Trung tâm vườn là Hồ Ba

Bể, mặt hồ rộng gần 500ha, chiều dài 8km, nằm trên độ cao 150m và có độ sâu 35m Nối với hồ là hệ thống sông suối bao quanh cùng các khu rừng thường xanh phủ kín hệ núi đá vôi trùng điệp, tạo nên nét đẹp kỳ vĩ cho khung cảnh thiên nhiên trong vùng

1.2.3 Khí hậu

VQG Ba Bể nằm trong tiểu vùng khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, được che chắn bao bọc bởi các dãy núi cao Phja Bjoóc và Phja Dạ Cùng với sự che chắn của các dãy núi cao và

sự bốc hơi nước diễn ra quanh năm đã khiến cho khí hậu của VQG Ba Bể luôn mát mẻ và ấm

Trang 7

Đặc trưng khí hậu của vùng là nhiệt đới ẩm gió mùa, nó có

sự phân hóa khí hậu so với vùng khác là do có sự phân dị mạnh

mẽ về mặt địa hình hướng núi

Một năm ở vùng có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 – tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 – tháng1

Lượng mưa trung bình năm của khu vưc: 1378 mm

Trang 8

VQG Ba Bể có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, với ảnh hưởng của 3 dòng chảy thường xuyên vào hồ Ba bể là sông chợ Leng ở phía Tây Nam, suối Pó Lù, Tả Han từ phía Tây, chảy ngầm trong núi đá vôi, đổ ra cửa động Nả Phòng và chảy vào hồ

Ba Bể Nước hồ chảy ra sông năng, con sông có nguồn gốc từ dãy Phia Bioc, chảy qua động Puông, thác Đầu Đẳng và đổ vào sông Gâm (ở Na Hang- Tuyên Quang)

Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích 500ha, tốc

độ dòng chảy là 0,5m/s nước hồ trong xanh quanh năm Hồ có chức năng phân lũ cho sông Năng, sông Gâm

Về mùa lũ, mực nước có thể dao đọng lên xuống từ 2,5-3m

so với mức bình thường hồ có độ sâu trung bình từ 20-25m, nơisâu nhất là 35m, nơi nông nhất từ 5-10m Đáy hồ không bằng phẳng mà có nhiều núi ngầm hang động

Trang 9

Hình 1.2b Trạm đo khí tượng thủy văn ở Ba Bể

1.3 Tình hình kinh tế- xã hội

VQG Ba Bể có rất đông dân cư sinh sống tại 10 thôn bản với khoảng 3.000 người thuộc các dân tộc Tày, Dao Mông và Kinh, trong đó khoảng 58% là người Tày

Hàng nghìn năm qua, cư dân người Tày đã định cư tại nơi này và trở thành tộc người chiếm đa số ở Ba Bể Người Nùng, người Dao đến cư ngụ khoảng 100 năm về trước (chiếm 28% tổng số dân) Trong khi đó người Kinh và người Mông chỉ mới

di cư đến

Do tập quán canh tác, thói quen sống dựa vào rừng nên người dân ở đây vẫn còn lén lút vào rừng khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng, lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy, đánh bắt

Trang 10

cá bằng công cụ có tính hủy diệt như băng thuốc nổ, chất độc, xung điện, đánh bắt cá trong mùa sinh sản, xả dầu máy trong mùa sinh sản, xả dầu máy trực tiếp xuống hồ…làm giảm tính

đa dạng sinh học của vườn

Hiện nay chỉ có một con đường liên xã từ chợ Rã đến trung tâm VQG Ba Bể được rải nhựa Trên địa bàn hai xã Khanh

Linh, Nam Mẫu, hệ thống giao thông chủ yếu bằng đường bộ vàđường thủy Giao thông, đường ô tô chính ( đường 258) đi từ huyện lỵ vào xuyên qua trung tâm Vườn

Hệ thống đường thủy tập trung quanh khu vực hồ, phương tiện chủ yếu là thuyền độc mộc và xuồng máy

Hình 1.3 : Xuồng máy- phương tiện đi lại chủ yếu

Trang 11

Hệ thống đường bộ liên thôn thường là các đường mòn,

đường đất do người dân tự làm

Đặc biệt là các xã vùng cao, đường đi lại khó khăn hơn, hầu hết là đường mòn qua núi, đồi hoặc băng rừng, lội suối Tình trạng mù chữ vẫn còn tồn tại ở khá nhiều bản, nhất là những thôn vùng cao,vùng xa Kết quả điều tra tháng 8/2000 về trình

độ học vấn tại các hộ gia đình: còn 11,8% không đi học, số người có trình độ cấp 3 chỉ có 4,4% còn trình độ cao đẳng

1.4 Giới thiệu chung về các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hìnhthành đất

1.4.1 Khái niệm về đất

Theo Docutraiep (1879) : “Đất là một vật thể thiên nhiên cấutạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu,địa hình và thời gian” Đất được hình thành và tiến hóa chậm hành thế kỉ do sự phong hóa đá và sự phân hủy xác thực vật dưới ảnh hưởng của của các yếu tố môt trường

Một số đất được hình thành do bồi lắng phù sa sông biển hay

do gió Đất có bản chất khác cơ bản với đá là có độ phì nhiêu, tạo sản phảm cây trồng Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:

+ Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau

Trang 12

+Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ

và dinh dưỡng của đất

+Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.+ Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầngtrên

+Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá

+Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi

Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là

khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh Chất hữu cơ là xác chết của độngthực vật đã và đang bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong đất Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo thành

Ngoài các loại trên, nước, không khí, các sinh vật và keo séttác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng nitơ,

phôtpho,

Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất

vô cơ, hữu cơ có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất Thành phần hoá học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học trong đất và tác động của con người

Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất

Trang 13

Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bềmặt thạch quyển Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bềmặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng

tự nhiên khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt,tác động của nước mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người

1.4.2 Quá trình phong hóa đá

Dưới tác động của những nhân tố bên ngoài như nhiệt độ, nước, hoạt động của vi sinh vật… mà trạng thái vật lý, hóa học của đá và khoáng chất trên bề mặt bị thay đổi Quá trình này gọi

là quá trình phong hóa đá Kết quả của quả trình phong hóa đá

là đá và khoáng chất bị phá vỡ thành những mảnh vụn, hòa tan,

di chuyển làm cho trạng thái tồn tại và thành phần hóa học bị thay đổi Kết quả tạo ra những vật thể xốp vụn

Phân loại: Phong hóa lý học (cơ học) Phong hóa hóa học Phong hóa sinh học

-1.4.3 Quá trình hình thành đất

Sự phát sinh và phát triển của đất là quá trình thống nhất giữa các mặt đối lập Đó là quá trình biện chứng Các mặt đối lập đó tác động tương hỗ lẫn nhau được thể hiện về mặt sinh học, hóa học, lý – hóa học như:

- Sự tổng hợp chất hữu cơ và phân giải chúng

- Sự tập chung tích lũy chất hưu cơ , vô cơ và sự rửa trôi chúng

- Sự phân hủy khoáng chất và sự tổng hợp nên khoáng chất và hợp chất hóa học mới

- Sự xâm nhập của nước vào đất và sự mất nước từ đất

Trang 14

- Sự hấp thụ năng lượng mặt trời từ đất làm cho đất nóng lên và

sự mất năng lượng từ đất làm cho đất lạnh đi Trong đất còn có những mâu thuẫn khác như:

-Từ khi sự sống xuất hiện trên trái đất thì quá trình phong hóa xảy ra đồng thời với quá trình hình thành đất

Ngoài ra còn có những mâu thuẫn khác như quá trình oxy hóa và quá trình khử, sự hòa tan và sự kết tủa, sự hấp phụ và phản hấp phụ… Có rất nhiều quá trình sảy ra trong sự tạo thành đất Tổng quát có thể là quá trình đất, quá trình mất khỏi đất, quá trình di chuyển vật chất trong lớp đất và quá trình chuyển hóa sảy ra trong lớp đất

Đất được hình thành không ngừng phát triển, gắn liền với

sự tiến hóa của sinh giới Trong đó những sinh vật đơn giản ( tảo, vi khuẩn) đi tiên phong trong quá trình tạo thành đất, khi thực vật xanh bao phủ khắp mặt đất, hệ thống rễ phát triển ăn sâu vào lớp đá phong hóa, thì quá trình hình thành đất sảy ra mạnh và thay đổi chất lượng đất được hình thành Quá trình tạo thành đất là quá trình thống nhất của các mặt đối lập của vòng tuần hoàn địa chất và tuần hoàn sinh vật

- Đá mẹ: là yếu tố cơ bản cung cấp chất khoáng cho đất Đá mẹ nào thì đất ấy Mối liên quan này thể hiện chặt chẽ ở giai đoạn đầu sự tạo thành đất Sau đó thì bị các yếu tố khác như khí hậu sinh vật chi phối trở nên mất tương quan chặt chẽ Giữa đất và

Trang 15

đá mẹ luôn diễn ra sự trao đổi năng lượng, chất khí, hơi nước vànước Điều đó ảnh hưởng đến phương hướng và cường độ quá trình hình thành đất

- Sinh vật: là yếu tố cơ bản của quá trình hình thành đất, vai trò chủ yếu là tích lũy chất hữu cơ, chuyển hóa và tổng hợp chất mùn của đất, chuyển hóa trạng thái chất dinh dưỡng trong đất,

từ trạng thái khó tiêu thành dễ tiêu và ngược lại Không có sinh vật thì đất không hình thành

- Khí hậu : là yếu tố vừa có ảnh hưởng trực tiếp thông qua

lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… và ảnh hưởng gián tiếp thông qua sinh vật đến quá trình hình thành đất Ảnh hưởng của khí hậu đến quá trình hình thành đất thể hiện ở quy luật phân bốđịa lý đất theo vĩ độ, độ cao Phân bố đất theo vĩ độ (đới) như : đất nhiệt đới, ôn đới, hàn đới Tính chất đất của từng đới có liên quan với yếu tố khí hậu

- Địa hình : Địa hình khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới sự hình thành đất thông qua lượng nước, nhiệt được xâm nhập vào.Địa hình cũng ảnh hưởng tới tốc độ và hướng gió nên ảnh

hưởng đến cường độ bốc hơi nước thông qua đó ảnh hưởng tới đất Địa hình còn ảnh hưởng ở quy luật phân bố đất theo độ cao tuyệt đối so với mặt nước biển

- Thời Gian: Toàn bộ các hiện tượng xảy ra trong quá trình hình thành đất như quá trình phong hoá đá, quá trình di chuyển vật chất trong đất, quá trình hình thành vật chất hữu cơ… đều cần

có thời gian Thời gian từ khi bắt đầu hình thành một loại đất đến nay gọi là tuổi của đất

CHƯƠNG 2 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 16

Vườn quốc gia Ba Bể, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể tỉnh Bắc Cạn.2.2 Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa:

Phương pháp khảo sát thực địa nhằm mục đích kiểm chứng lại kết quả của phương pháp nghiên cứu, bổ sung thêm những thông tin cần biết, đưa ra sai số của phương pháp nhằm có

những điều chỉnh thích hợp do vậy, đây là phương pháp đặc biệt quan trọng và cần thiết, giúp cho các công trình khoa học, các bài báo cáo được đầy đủ, chính xác hơn

2.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu:

Phương pháp thu thập tài liệu là một trong những phương pháp truyền thống cơ bản, cần thiết và rất có hiệu quả Tài liệu

đã thu thập và sử dụng trong bài báo cáo này là của các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học Môi trường và Trái đất, báo cáo tổngkết về kinh tế xã hội của Ba Bể

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CHÍNH VỀ THỦY VĂN VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG MỰC NƯỚC HỒ BA BỂ TRONG KHOẢNG 20 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY

VQG Ba Bể có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, với ảnh hưởng của 3 dòng chảy thường xuyên vào hồ Ba bể là sông chợ Leng ở phía Tây Nam, suối Pó Lù, Tả Han từ phía Tây, chảy ngầm trong núi đá vôi, đổ ra cửa động Nả Phòng

và chảy vào hồ Ba Bể Nước hồ chảy ra sông năng, con sông

có nguồn gốc từ dãy Phia Bioc, chảy qua động Puông, thác Đầu Đẳng và đổ vào sông Gâm (ở Na Hang- Tuyên Quang)

Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích 500ha, tốc độ dòng chảy là 0,5m/s nước hồ trong xanh quanh năm

Hồ có chức năng phân lũ cho sông Năng, sông Gâm

Ngày đăng: 14/11/2017, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w