1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực địa ba bể địa lý trần quang bắc thư viện đề thi kiểm tra

65 318 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 27,61 MB

Nội dung

Trang 1

Phân I

Mở đầu

1 Mục đích:

Thực hành ngoài trời các thành phần tự nhiên là một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo giáo viên THCS mơn Địa lí ở trường Cao dang su phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành với thời lượng là 2 đơn vi hoc trình

Thơng qua tiếp xúc và nghiên cứu các đối tượng, các thành phân tự nhiên để củng cố những kiến thức đã học trong giáo trình lí thuyết, đồng thời củng cố và nâng cao kĩ năng, kĩ xảo đã học trong giờ thực hành trong phịng

Qua đó thấy được mối liên hệ khăng khít và sự tác động qua lại giữa các thành phân tự nhiên của một vùng lãnh thô với nhau

Thực hành ngoài trời là bước đầu để sinh viên làm quen với việc thu thập tài liệu, số liệu trong nghiên cứu các thành phân tự nhiên thông qua một số phương pháp cụ thê

Thông qua viết báo cáo thực địa, sinh viên sẽ bước đầu vận dụng những

kiến thức đã học để lí giải qui luật phát sinh, phát triển và biến đối cũng như tác động qua lại giữa các thành phân tự nhiên ở nơi thực địa

Đây chính là điều kiện để phát huy tính độc lập của sinh viên trong học tập và nghiên cứu để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo

2 Nhiệm vụ:

Nghiên cứu khảo sát theo tuyến trọng tâm có nghĩa là nghiên cứu khảo

sát theo điểm ở một địa phương, khu vực nhất định

Sinh viên cần thấy được sự khác biệt giữa các đơn vị địa lí tổng hợp tự nhiên lớn như giữa đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển, giữa thượng lưu

và hạ lưu

Đồng thời cũng phải thấy được ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến

các hoạt động kinh tế và đời sống

Trang 2

a, Thực tập địa chất:

- Làm quen với khoáng vật, đá, hóa thạch, các câu trúc địa chất (nếp uốn, đứt gay)

- Tap su dung dia ban dia chat, thu luom khoang vat da va hoa thach

- Mô tả vết lộ, ghi nhật kí hành trình, vẽ lát cắt địa chat, địa tầng b, Thực tập địa mạo:

- Quan sát các dạng địa hình trong khu vực

- Tìm hiểu quan hệ giữa địa hình với các yếu tố tự nhiên - Vai trò của con người đối với quá trình địa mạo

- Tập xác định hình thái địa hình bằng các biện pháp đơn giản như ước lượng

khoảng cách, độ cao, độ sâu

- Vẽ các dạng địa hình và sơ đồ địa mạo khu vực thực tập

c, Thực tập khí hậu:

- Tìm hiểu sự khác biệt về khí hậu, giữa các bộ phận thiên nhiên khác nhau như:

bãi bồi, thềm sông, cánh đồng với khu vực rừng rậm, hồ đầm

- Quan sát tốc độ gió và hướng gió, nhiệt độ, độ âm khơng khí vào các thời

điểm khác nhau d, Thực tập thủy văn:

- Mô tả thung lũng sơng: hình thái, kích thước

- Nguồn nước và dao động mực nước theo mùa trong năm - Tốc độ nước chảy

- Nhiệt độ nước

- Hoạt động của sông: xâm thực, bồi tụ

- Độ đục

- Sử dụng nguồn nước e, Thực tập thô nhưỡng:

- Quan sát các loại đất điển hình của khu vực

Trang 3

- Học cách đào và mô tả phẫu diện đất

- Các phương pháp đơn giản để xác định dặc điểm của đất: thành phân cơ giới,

độ chua, độ phì

8, Thực tập địa thực vật:

- Làm quen với các quân lạc thực vật điển hình

- Xác định mối quan hệ giữa chúng với các điều kiện tự nhiên như địa hình, thơ

nhưỡng, khí hậu, thủy văn

- Đánh giá về mặt kinh tế

- Van đề sử dụng và bảo vệ thực vật

- Mô tả các quần lạc làm ô tiêu chuẩn, lây mẫu: ép cây làm lát cắt thực vật theo tuyến

3 Biên chế tổ chức a, Giang vién:

- Trưởng đoàn: Trần Quang Bắc - trưởng bộ môn Địa lí

- Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Huấn - giảng viên Địa lí

Nguyễn Thị Huyền Trang — giảng viên Địa lí - Quản lí sinh viên: Nguyễn Đắc Cửu — giảng viên Lịch sử

b, Sinh viên:

- Lớp Địa — Sử 21 với tổng số 37 sinh viên trong đó nam là 10 và nữ là 27 - Biên chế lớp theo các nhóm từ 6 - 8 sinh viên theo 2 cách phân nhóm sau:

+ Phân theo phòng ở: 3 - 6 người /phòng tùy theo kinh phí hỗ trợ và điều

kiện thực tiễn của địa phương, do số lượng nam nữ không đều nên cần có 9 - 11

phòng, bao gồm: 2 - 3 phòng cho nam + 5 - 6 phòng cho nữ + 2 phòng cho giao vién

+ Phân theo nhóm trên thực dia: 6 nhóm, mỗi nhóm có từ 1 - 2 nam sinh

viên ( tối thiêu có 2 nam nếu tính cả giảng viên) được phụ trách bởi 1 giảng viên

Trang 4

Mỗi giảng viên địa lí phụ trách hướng dẫn thực tập 3 nhóm theo các nội

dung mà trưởng bộ môn đã triển khai Bao gồm 4 nhóm có 6 sinh viên và 2

Trang 5

4 Địa điểm và thời gian thực tập

4.1 Thời gian học tập dự kiến: 7 ngày học (2 đơn vị học trình) và 1 ngày đi lại, từ ngày 20 - 27/10/2003

4.2 Địa điểm thực tập: Vườn quéc gia Ba Bê - tỉnh Bac Can 4.3 Lịch trình thực hiện dự kiến:

Ngày thứ nhất: Xuất phát từ trường CĐSP Bắc Ninh lúc 6h, đến hồ Ba Bê lúc 15 h, nhận phòng nghỉ tại nhà nghỉ Ba Bê

Ngày thứ 2: Nghiên cứu khảo sát đặc điểm các quá trình địa mạo — thủy văn thuộc lưu vực sông Năng

Ngày thứ 3: Nghiên cứu khảo sát điều kiện tự nhiên hồ Ba Bê: diện tích, nguồn gốc hình thành, đặc điểm môi trường, hướng biến đôi, tiềm năng

Ngày thứ 4: Nghiên cứu khảo sát đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, ảnh hưởng của

vị trí địa lí, địa hình đến khí hậu khu vực

Ngày thứ 5: Nghiên cứu khảo sát các dạng địa hình đặc trưng: nguồn gốc thành

tạo, đặc điểm địa hình, mối quan hệ với các bộ phận địa hình khu vực xung

quanh

Ngày thứ 6: Nghiên cứu đặc điểm hệ sinh thái khu vực Vườn quốc gia Ba Bê:

gia tri kinh té va khoa hoc Van dé str dung va bao vé tu nhién cua khu vuc

Ngày thứ 7: Tac nghiệp trong nhà: vẽ sơ đồ, lược đồ, xử lí số liệu, viết thu

hoạch

Ngày thứ 8: Trả phòng cho nhà nghỉ, 8 h xuất phát từ Ba Bê về trường CĐSP

Bắc Ninh

4.4, Lich trình thực hiện:

Do điều kiện thực tế của nhà trường nên thời gian học tập chỉ rút lại còn 4

ngày, bao gồm cả thời gian đi đường và thời gian học tập Thời gian thực hiện từ ngày 01/11/2003 đến hết ngày 04/11/2003 Cụ thê như sau:

Trang 6

trụ sở chính của vườn khoảng 500 m về phía đơng bắc (trên đường vào) lúc 16 h

Ngày thứ 2: * Ngày:

- Nghiên cứu khảo sát đặc điểm các quá trình địa mạo — thủy văn thuộc lưu vực

sông Năng

- Nghiên cứu khảo sát điều kiện tự nhiên hồ Ba Bê: diện tích, nguồn gốc hình thành, đặc điểm mơi trường, hướng biến đổi, tiềm năng

- Nghiên cứu khảo sát đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình đến khí hậu khu vực

* Tối: - Tác nghiệp trong nhà: vẽ sơ đồ, lược đồ, xử lí số liệu, viết thu hoạch

- Sinh hoạt văn nghệ trong đoàn Ngày thứ 3:

* Ngày:

- Nghiên cứu khảo sát các dạng địa hình đặc trưng: nguồn gốc thành tạo, đặc

điểm địa hình, mối quan hệ với các bộ phận địa hình khu vực xung quanh

- Nghiên cứu đặc điểm hệ sinh thái khu vực Vườn quốc gia Ba Bê: giá trị kinh

tế và khoa học Vẫn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên của khu vực

- Nghiên cứu khảo sát các bản sắc văn hóa địa phương và việc khai thác sử dụng tự nhiên của dân cư nơi đây

* Tối: - Tác nghiệp trong nhà: vẽ sơ đồ, lược đồ, xử lí số liệu, viết thu hoạch

- Giao lưu với chi đoàn thanh niên vườn quốc gia Ba Bẻ

Ngày thứ 4: Trả phòng cho nhà nghỉ, § h xuất phát từ Ba Bê về trường CĐSP Bắc Ninh lúc 16 h 45"

5 Hướng dẫn thực hiện

Việc tổ chức cho sinh viên Địa Sử 21 đi khảo sát trên thực địa năm học 2003 được tiễn hành trong các điều kiện sau:

- Nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc học tập cịn hạn chế: ngồi việc được

Trang 7

trú là 30.000 đ/ngày và tiền vé tham quan các địa điểm, ngoài ra các sinh viên phải tự túc tiền ăn và các khoản chi phí khác

- Các phương tiện đo đạc, nghiên cứu, khảo sát trên thực địa khơng có

- Do địa bàn khảo sát là vườn quốc gia được bảo tồn nên không việc khảo sát, lây mẫu đất, đá, thực vật gặp khó khăn

- Các giảng viên không được đi tiền trạm và khảo sát thực địa trước khi đưa sinh viên di thực dia

Căn cứ vào tình hình thực tiễn và điều kiện tổ chức thực địa của trường CDSP Bac Ninh, tơ bộ mơn Địa lí có những hướng dẫn khảo sát các thành phần

tự nhiên trên thực địa như sau:

- Sinh viên phải có kế hoạch sưu tầm trước các tài liệu về vườn quốc gia

Ba Bé, tong hop va phan tich theo bố cục và các nội dung như được

hướng dẫn Các kết quả nghiên cứu trên cơ sở các tài liệu sẵn có phải

được hồn thành trước khi đi thực địa

- Sinh viên dự kiến trước những nội dung cần khảo sát, kiểm chứng trên thực địa Xây dựng sẵn bộ khung báo cáo thực địa mà trong đó đã sẵn có những thơng tin đã sưu tầm và các chỗ trống để bổ sung thêm các thông tin, các số liệu, hình vẽ minh họa lấy từ thực tế

-_ Khi đi thực địa cần có vở nhật kí để ghi chép theo qui định: trang bên trái để vẽ các hình vẽ minh họa, trang bên phải dành để ghi những nhận xét có được sau khi quan sát Ngoài ra cần có các phương tiện học tập toi

thiêu như bút chì để ghi chép trên thực địa, bút mực, máy tính cá nhân,

giấy nháp Sau mỗi ngày đi thực tế ngoài trời, sinh viên cần tô chức trao đổi thảo luận theo nhóm, xử lí các thông tin về các nội dung khảo sát trong ngày, các cá nhân tự tổng hợp các ý kiến và tự mình bổ sung vào bản báo cáo đã chuẩn bị

- Kết thúc đợt thực địa sinh viên phải hoàn thành báo cáo để giảng viên chấm điểm học phần và lưu giữ làm tài liệu học tập cho sinh viên các

Trang 9

Phần HI Nội dung

Chuong I

tuyến khảo sát - điểm khảo sát và nội dung khảo sát Vườn quốc gia Ba Bê

Nhiệm vụ của đoàn thực địa đặt ra là nghiên cứu khảo sát theo tuyến trọng tâm có nghĩa là nghiên cứu khảo sát theo điểm ở một địa phương, khu vực nhất định

Sinh viên cần thấy được sự khác biệt giữa các đơn vị địa lí tơng hợp tự

nhiên lớn như giữa đồng băng, trung du, miền núi, miền biến, giữa thượng lưu

và hạ lưu Đồng thời cũng phải thấy được ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến các hoạt động kinh tế và đời sống

Căn cứ vào nhiệm vụ trên, tuyến khảo sát được chọn là Bắc Ninh (thị xã

Bắc Ninh) - Bắc Kạn (Vườn quốc gia Ba Bê) Điểm khảo sát là Vườn quốc gia Ba Bẻ

1 Tuyến cắt trên thực địa:

Thị xã Bắc Ninh (Bắc Ninh) - Yên Viên (Đông Anh) - Thái Nguyên - Vườn quốc gia Ba Bê (Bắc Kạn) Tuyến cắt thực hiện từ miền đồng bằng qua miền trung du để đến miền núi

2 Chiều dài tuyến cắt:

Theo đường chim bay từ điểm đầu đến điểm cuối khoảng 145 km; theo hành trình khoảng trên 250 km Trong đó:

+ Chang I dai khoang 28 km, gồm: Đoạn từ thị xã Bắc Ninh đến thị trấn

Yên Viên theo quốc lộ 1A dài khoảng 22 km Đoạn từ Yên Viên ra đến quốc lộ 3 dài khoảng 6 km

Trang 10

+ Chang III dài khoảng 68 km, gồm: Đoạn thị xã Bắc Kạn đến thị trần Phủ Thông dài 16 km Đoạn từ Phủ Thông đến thị trân Chợ Rã của huyện Ba Bê dài 37 km Đoạn từ Chợ Rã vào Trụ sở chính của Vườn quốc gia Ba Bê dài 15 km (đoạn từ đầu Vườn - nơi mua vé tham quan vào trụ sở chính dài § km)

Đoạn từ trụ sở vườn đến Bến pha Bac dai 2 km

3 Các điểm khảo sát và nội dung khảo sát:

Trọng tâm: khu trung tâm Vườn quốc gia Ba Bê gồm: tiểu khu mặt hồ và tiêu khu du lịch Trong đó có chia ra làm hai tuyến khảo sát nhỏ sau:

- Khảo sát trên sông Năng và trên hồ Ba Bê - Khảo sát tự nhiên, đân cư vùng ven hồ

Bao gôm các điêm khảo sát sau:

Trang 11

'6 "¬ bad age

Ww Trụ sở Vườn Quốc gia 4 Bén pha

1 Cho Ban Vai (Na Hang) 2 Ban Buéc Lém va bén pha 3 Dong Pudng

4 Sông Năng và rừng ven sông 5 Bản Cảm

6 Ngã ba sông Năng và hồ Ba Bê

Chú giải Bản làng *® Cau 7 Thác Dau Dang-Ban Tà Kèn 8 Ao Tién 9 Dao An Ma 10 Dao Ba Goa 11 Bản Bó Lù và Cốc Tộc 12 Cây sâu nghìn năm 13 Bản Pác Ngịi

Trang 12

các điểm khảo sát thuộc vườn quốc gia Ba Bể

(Do Đoàn thực địa trường CĐSP Bắc Ninh thực hiện tháng 11/2003)

Điểm 1: Chợ Na Nang thuộc Bản Vài, xã Khang Ninh, cách Trụ sở Vườn 5 km

trên đường ra Buéc Lom

Đây là nơi có thê thấy được những nét văn hóa bản địa của người Dao, H Mông và Tày Chợ họp theo phiên vào các ngày mùng 4 và mùng 9 âm lịch, đây là nơi mua bán các hàng hóa và sản phẩm địa phương và cũng là nơi hị hẹn, tâm tình của các đôi trai gái Ngày khảo sát là 02/11/2003, tức ngày mùng 9 tháng 10 âm lịch (xem thêm băng tư liệu đề thấy rõ cảnh chợ)

ảnh: Người Dao và người H'Mơng đi chợ

Ngồi ra cũng có thể thấy được cảnh chợ phiên ở Chợ Lèng, xã Quảng Khê, cách Trụ sở Vườn 15 km trên đường ra bản Pác Ngòi vào các ngày 3, 8 âm lịch hàng tháng Chợ Cốc Lùng, xã Nam Cường, cách Trụ sở Vườn 5 km trên đường đi Chợ Đồn vào các ngày mùng 2 và mùng 7 âm lịch Chợ Bản Tàu, xã Cao Thượng, cách Trụ sở Vườn 10 km, đi thuyên từ Buốc Lốm qua Động

Trang 13

Puông (trên băng tư liệu có thé thay các thuyền đưa người đi chợ này và bắt gặp những người HˆMông đi chợ khi nghỉ ở trạm kiểm lâm Đầu Dang, ban Ta Kén, gân thác Đầu Đắng) Chợ này cũng họp vào ngày mùng 4 và mùng 9 âm lịch Điểm 2: Bản Buốc Lôm (bến pha)

Bến Buốc Lốm là một trong những điểm xuất phát chính cho tuyến hành trình bằng thuyền trên sông Năng và trên hồ Ba Bê Buốc Lỗm là một bản cỗ của người Tày, nằm kê bên dòng sông Năng và Trụ sở của Vườn khoảng 8 km Du khách trước khi vào vườn đều phải qua bản này (nơi mua vé tham quan) Trên con đường nhựa chạy xun bản có thể nhìn thấy dịng sơng Năng nằm kề dưới chân núi đá vôi dựng đứng

ảnh: Sơng Năng nhìn từ bản Buốc Lm ảnh: Vách núi đá vôi ven sông

Buốc Lém là một vùng đất canh tác nông nghiệp, nhưng đo vị trí của bản nam gần sông nên vào mùa mưa, có năm xảy ra những trận lụt lớn Khi đó nước sơng thường dâng cao băng mặt đường, ngập tồn bộ diện tích đất canh tác, gây thất thu cho sản xuất nông nghiệp

Điểm 3: Động Puông

Xuôi đọc theo dịng sơng Năng theo hướng từ đơng sang tây, tính từ bến Buốc Lôm mất khoảng 30 phút sẽ tới Động Png, nơi dịng sơng Năng đâm xuyên qua núi Động Puông nằm trên dãy núi đá vơi Lũng Nham, phía bắc của Vườn quốc gia Với độ cao trần động có chỗ lên tới 50 m, Động Png cịn là một đường hầm dài hơn 300 m xuyên qua núi tạo thành đường giao thơng chính cho người dân địa phương di lai

Trang 14

ảnh: Động Puông và các sinh viên Địa Sử K21 trong ngày 02/11/2003

Tại Động Puông có thê thấy các măng đá, nhũ đá có hình thù kì lạ mọc ra từ trần và vách động Leo lên trên cao và vào sâu trong động có thể thẫy những cột đá rất to nối từ trần động xuống đến mặt đất Trong động là cả một thế giới động vật trong bóng tối khiến cho Động Puông là một trong những động hấp dẫn và đẹp nhất của Vườn quốc gia Ba Bề

Động Puông cũng là nơi có nhiều dơi nhất ở Ba Bê Theo điều tra của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về dơi thì ở đây có tới 23 loài và chúng sống chủ yếu trên vịm động Lồi dơi phô biến nhất là dơi Ngựa Nau — mot loai doi

Trang 15

ăn quả với số lượng khoảng vài nghìn con Hình ảnh về dơi trong Động Puông cũng được ghi lại trong băng tư liệu, tuy nhiên do điều kiện ánh sáng nên hơi khó quan sát, song vẫn có thể nhận thấy một số lượng khá đông những con dơi bám trên trần động và khi có ánh sáng đèn pin chiếu vào, chúng bay qua, bay

lai

Tại Động Png cũng cịn có các chứng tích lịch sử Các nhà khoa học cho rằng tại Động Png có dẫu ấn sinh sống của người cổ, song hiện nay vẫn

chưa được khám phá, nghiên cứu cụ thể Nhà Mạc cũng đã ở khu vực Động

Puông vào năm 1686, hiện nay vẫn còn dấu tích là chiến lũy bằng đá ở trên núi Lũng Nham Để quan sát được chiến lũy đá thì du khách cần phải leo lên núi Lũng Nham nhưng đường lên khá hiểm trở và nguy hiểm

Điểm 4: Sông Năng và rừng ven sông

Sông Năng là một bộ phận của hệ thống thủy vực chảy từ Trung Quốc vào Cao Bằng, qua hồ Ba Bê và đỗ xuống sông Lô (Tuyên Quang) Đi trên sông Năng, đoạn từ Động Puông đến thác Dau Dang ta cé thé thay phong cảnh rừng nhiệt đới trên các dãy núi đá vôi trùng điệp Quan sát kĩ ta cũng có thé thay những thay đổi trong phân bố hệ thực vật từ chân núi lên đỉnh núi, các thực vật chiếm ưu thế ở mỗi tầng hay sự khác biệt về cảnh quan rừng ở mỗi kiểu sườn

núi khi độ dốc và tầng phong hóa trên sườn thay đổi

ảnh: Sông Năng và thực vật ven sông Ộ

Trên đường ởi ta cũng có thê bắt gặp các loài chim bay lượn và kiêm môi trên sơng như chim bói cá, cò, diệc và vịt trời Đồng thời ta cũng có thê thấy hay

Trang 16

trực tiếp gặp gỡ những người dân địa phương trong các sinh hoạt thường ngày: trồng ngô hai bên bờ sông, đánh cá hoặc đang trên đường di cho bang xudng

hay chèo thuyền độc mộc

~->

al

omer ` ts

ˆ ; ‘ È

— |

ảnh: Bản Tà Kèn và cảnh chèo thuyền độc mộc trên sông Năng

Điểm 5: Bản Cám

Bản Cám là một bản nhỏ của người Tày trải dài khoảng 1 km ở bờ bắc đoạn ngã ba sông Năng gặp hồ Ba Bẻ Khi xuôi theo dịng sơng Năng ta có thê

thay bản ở rất gan phía bờ bên phải Một số hoạt động sinh hoạt và sản xuất của

dân bản cũng có thê quan sát băng mắt thường

Bản Cám nằm trên một thung lũng nhỏ có một con suối nước sạch trong mát quanh năm chảy ra sông Năng Người dân bản Cám thường sử dụng thuyền

độc mộc — một biểu tượng truyền thống của hồ Ba Bẻ Thuyền độc mộc được

đục chỉ từ thân một cây gỗ to và dù trông rất mỏng manh nhưng có thể chở được vài người Theo người dân địa phương cho biết loại gỗ thường được làm thuyền

độc mộc là gô cây định bởi loại này có độ bên cao, có khi đên vài chục năm

Trang 17

Người dân nơi đây rất mến khách, đồn thực địa có lẽ khơng ai có thê qn hình ảnh các em bé ở bản Cám bên bờ sông khi thấy thuyền qua, chúng vội vàng đưa tay lên vẫy chào mãi Có em chỉ khoảng đôi ba tuôi còn trèo lên một thân cây đồ, muốn đứng lên thật cao để vẫy chào khách Mất thăng bằng, em ngã xuống đất nhưng lại cố đứng dậy vươn cánh tay nhỏ xíu tiếp tục vẫy chào Một hình ảnh thật đẹp, thê hiện đúng phong cách của người dân nơi đây Điểm 6: Ngã ba sông Năng và hỗ Ba Bé

Tại bản Cám, sơng Năng hồ nhập cùng dòng nước chảy chậm ra từ hồ ba Bề rồi cùng đỗ về phía tây (phía thác Đầu Đăng) Tại vị trí này hồ Ba Bề thu hẹp như một dịng sơng và nếu đi xi theo dịng sơng Năng thì rất khó có thể nhận ra điểm giao nhau nay Dé phân biệt ta cần chú ý, tại điểm giao nhau ta thây có một cây cao to thắng năm ngay sát mép nước, phía sau có một ngơi nhà xây kiên cố, có biểu trưng của lực lượng kiểm lâm (quan sát trên băng tư liệu)

ảnh: Thực vật vùng ven hồ

Hoặc vào một vài tháng trong năm, chúng ta có thể nhận thay rất rõ SỰ

khác biệt giữa dòng nước trong xanh chảy từ hồ ra với dịng nưóc đỏ phù sa của sông Năng vào mùa lũ Khi đó tại ngã ba sông xuất hiện một dòng ranh giới trước khi hai dòng nước hòa vào nhau Điều này cũng cho thấy nước hồ Ba Bé chưa bị vẫn đục bởi đất do xói mịn gây ra giống như nước trên sông Năng, mặc dù bao quanh hồ vẫn là các vách núi đá vôi cao, dựng đứng Nguyên nhân có thể do hệ thực vật trên núi cịn nhiều, góp phần tích cực cho việc chống xói

`

mon

Trang 18

Dọc theo sông Năng ở đoạn này và cả đầu phía bắc của hồ ta có quan sát được nhiều loài cây và phong lan đẹp từ trên núi cao rủ xuống mặt nước Cảnh tượng phô biến ta có thể thây là các cây sung rất to, rễ chùm rất phát triên tạo nhiều kiểu thế rất đẹp năm ngay sát mép nước, trên đó có rất nhiều giò phong lan sống kí gửi trên thân cây (quan sát thêm băng tư liệu)

ảnh: Phong lan

Cũng ngay mép nước ta còn bắt gặp những cây to đã chết năm rai rac ven bờ, cho thấy dấu tích của các trận lũ lớn tràn qua đây và cũng chính vì vậy một

số cây to nằm cạnh mép nước đã được Vườn cho xây bó dưới chân để bảo vệ,

tránh lở đất làm đô cây ở trên đoạn sơng này ta có thê bắt gặp nhiều loại chim

nước lớn như cò và diệc

Điểm 7: Thác Đầu Dang

Thác Đầu Đăng là một khúc gẫy của sông Năng khi đồ nước xuống vùng đất phía tây Vườn quốc gia và đi vào địa phận của tỉnh Tuyên Quang Thác trải dài khoảng 1 km, lom chởm bởi những tảng đá to nằm rải rác trên và dưới thác Vào mùa mưa, mực nước ở thác có thể dâng cao lên tận mép bờ, chảy cuồn cuộn khiến cho thác thêm hùng vĩ và dữ dội Ngay cả khi đoàn thực địa đến đây

vào mùa khô thì sức nước chảy tại thác vẫn rất mạnh

Thác Dau Dang là một trong những điểm dừng chân khá thú vị trong

chuyến du thuyền trên sông Năng, hồ Ba Bẻ Chính vì vậy mà đoàn thực địa đã

dành hắn 2 giờ đồng hồ để nghiên cứu, khảo sát tại đây Sau khi đặt chân lên trên bến thuyền, tại trạm kiêm lâm Đầu Đăng, thuộc bản Tà Kèn, ta phải đi bộ

Trang 19

thêm khoảng 500 m nữa dọc theo sơng về phía tây mới đến thác Trên đường đi, ta có thể quan sát các hệ thực vật rừng cũng như các loại cây trồng của cư dân nơi đây, trong đó nhiều nhất là ngô Ngô ở đây năng suất không cao, bắp nhỏ nhưng rất ngọt, bạn có thể nếm thử vị ngọt này qua những bắp ngơ luộc cịn nóng hồi do người dân địa phương phục vụ cho các du khách hoặc cũng có thể mua ít nhiêu về làm quà cho những người thân

al ——_

a —== -~ ee -_

ảnh: Bản Tà Kèn

Trang 20

Tại thác có một số nhà hàng bình dân và một vài cửa hàng nhỏ của bà con dân bản, bạn có thể đặt làm cơm trước khi vào thác để đến lúc ra bạn có thể nghỉ ngơi tại bản, thưởng thức các món ăn mang hương vị đặc trưng nơi đây với nguyên liệu lẫy từ các sản vật của hồ Ba Bê, của sông Năng như các loại cá, hay của núi rừng như các loại rau, củ, măng và phong cách chế biến món ăn khá độc đáo của người dân địa phương

Vào những ngày chợ phiên ta còn thấy rõ các hoạt động giao lưu, buôn ban tap nap cua ba con dan tộc thiểu số sinh sống quanh khu vực thác với bà con bên ngoài Vườn Đoàn thực địa may mắn đến đây vào ngày mùng 9 âm

lịch, trùng với lịch họp của một số chợ nên đã trực tiếp chứng kiến các hoạt

động này Tại bản Tà Kèn, đoàn đã nghỉ cùng với một số đồng bào người H Mông, ăn cơm cùng với những người lái thuyền dân tộc Tày và Dao Qua tiếp xúc, trao đối đoàn càng thêm rõ về những nét văn hóa, những phong tục tập quán của người dân nơi đây, từ cách ăn mặc, nói năng, chào hỏi đến cả phong

cách khi mời rượu đều đề lại những an tuong tốt đẹp cho đoàn Điểm 8: Áo Tiên

Nắm ở góc hồ Pé Lầm, còn gọi là Hồ Ba, phía bắc của hồ Ba Bê, Ao Tiên là một hồ nước nhỏ năm lọt giữa thung lũng của những cánh rừng nguyên sinh trên các sườn núi dốc thăng và độc lập với hồ Ba Bê Với 10 phút đi bộ theo con đường mòn nhỏ khá lắt léo ta đến được với Ao Tiên

ảnh: Đường vào Áo Tiên

Trang 21

Mặc dù Ao Tiên nằm tách biệt hắn với hồ Ba Bê nhưng mực nước của Ao

Tiên và hồ Ba Bê vẫn ngang nhau bởi có nhưng mạch ngâm thơng giữa ao và hồ do tính chất độc đáo của địa hình Kast Ao Tiên cịn là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật thủy sinh và là nơi dân bản vẫn thường lui tới đánh cá Cũng như

nét đặc trưng khác của Vườn quốc gia Ba Bề, Ao Tiên được nhắc đến trong truyền thuyết địa phương Đó là câu chuyện về người thợ săn trong lúc qua Ao Tiên đã bị hút hôn bởi vẻ đẹp kiêu diêm của các nàng tiên dang tam trong ao

Ộ ảnh: Cảnh Ao Tiên

Điêm 9: Hồ Ba Bê

Nét độc đáo của Vườn quốc gia Ba Bề chính là hồ Ba Bê huyền thoại Ba Bê có nghĩa là “Ba hồ”, tiếng Tày gọi là Slam Pé (Pé có nghĩa là hồ) Ba hồ ở đây nằm theo hướng bắc nam, gần vng góc với dịng sơng Năng, nếu đi từ sông Năng vào ta sẽ qua lần lượt các hồ là:

- Hồ Pé Lâm, hay còn gọi là hồ Ba, “Lâm” theo giải thích của người dân nơi đây có nghĩa là nhiều gió, có lẽ do hồ nằm gần sông Năng, hồ lại được mở rộng nên khi có gió thơi tạo cảm giác nhiều gió chăng Đi xi về phía nam hồ bị thu

hẹp và kéo dài chỉ như một dịng sơng Hồ Pé Lâm là hồ kéo dài nhất nhất trong

3 hồ

- Hồ Pé Lu, hay con goi la hồ Hai, là hồ trung tâm, lòng hồ lại được mở rộng và

thông với hồ Pé Lèng nên cũng khó phân biệt ranh giới giữa hai hồ “Lù” ở đây có nghĩa là nguồn nước cuối cùng, có lẽ ám chỉ nguồn nước sơng Pó Lù chảy

vào hô

Trang 22

- Hồ Pé Lèng, hay còn gọi là hồ Một là hồ cuối cùng ở phía nam vùng hồ Ba Bẻ Hồ nhận nước của con sơng Chợ Lèng “Lèng” có nghĩa là khỏe, hồ khỏe, có lẽ nơi đây đã có những tác động mạnh mẽ của dòng nước về mùa lũ Bởi theo người dân địa phương thì đã có nhiều lần vào mùa lũ các dòng nước đã tràn về

rất mạnh, cuốn trôi về đây các vật liệu xâm thực, các cỏ rác cùng các thân cây

và để lại ở vùng cuối hỗ, dân dẫn bồi tụ thành dải đất rộng, nơi mà dân cư đang sử dụng để trồng trọt các cây lương thực Đứng ở bản Pác Ngịi ta có thể quan sát cả vùng đất rộng này

Toàn bộ vùng hồ Ba Bê là một vùng nước rộng mênh mông trải dài khoảng 8 km, với sức chứa khoảng vài triệu mét khối nước Trên hồ có những chỗ thắt lại, hay phình ra và vô số các khe suối nhỏ luôn lách qua khe núi chảy xuống hồ Chính sự hùng vĩ nguyên sơ này đã khiến cho nhiều người liên tưởng Ba Bê như một Hạ Long trên núi Các vách đá vôi dựng đứng và các hang động kích cỡ đa dạng năm rải rác trong khu vực lòng hồ là những nét độc đáo, gây ấn tượng nhất của địa hình Ba Bễ

ảnh: Hồ Ba Bề nhìn từ đảo Bà Goá và trường tiểu học Nam Mẫu

Hồ Ba Bê là nơi cư ngụ của rất nhiều loài động thực vật quí hiễm mang lại lợi ích kinh tế và nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bà con sinh sống trong vùng hồ Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy có tới 87 lồi cá sinh sống, trong đó có nhiều lồi q hiếm như cá rầm xanh, cá anh vũ và cá chép kính Ngày nào ta cũng có thể chứng kiến cảnh người dân đánh bắt cá bằng những chiếc thuyền độc mộc truyền thống Các tắm lưới dài được thả rộng trên mặt hồ

Trang 23

và được treo lơ lửng bằng những chiếc phao làm từ những ống tre bản địa Lưới bắt cá rất dài và rộng nên khá nguy hiểm cho những người bơi lội trên hồ Vì thế khi bơi lội trên hồ cần hết sức thận trọng, đặc biệt là những nơi giữa hồ Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đảm bảo mĩ quan, Vườn quốc gia đã qui định cắm sử dụng các chai nước làm phao lưới đánh cá, cắm sử dụng các loại lưới mắt nhỏ hơn 2 cm, cẩm dùng xung điện, thuốc nỗ để đánh bắt cá Hồ cũng chưa được khảo sát cụ thể về nguồn lợi thủy sản nhưng theo những người dân ở đây thì cá trong hồ hoàn toàn tự nhiên không hề được nuôi thả và không thể đánh bắt hết được cá hồ bởi hồ rộng và sâu, lại thông với sông Năng và các dịng chảy khác Khơng kể các lồi cá q hiếm thì ngay cả các loại cá thường cũng có những con đạt trọng lượng rất lớn Ví dụ như người dân đã từng bắt được một con cá mè hoa nặng tới 60 kg, hay bắt được rất nhiều con cá có lẽ có ti đời khá cao bởi “chúng đều mọc râu cả” như cách nói của người địa phương

Mực nước hồ Ba Bê thường dâng lên rất cao vào mùa lũ lụt (khoảng tháng V đến tháng IX) Khi đi bằng thuyền trên hồ ta có thể thấy mực nước dâng cao hàng năm vẫn còn để lại dấu vết trên những vách đá dựng đứng trên đoạn từ bến chính (bến phà Bắc) tới đảo An Mạ

ảnh: Bến phà chính của Vườn Quốc gia Ba Bễ

Điểm 10: Đảo An Mạ

Đảo nam giữa hồ Pé Lù, trung tâm của hồ Ba Bê Đây là một hòn đảo khá lớn khum hình mai rùa, trên đảo có một ngơi đền là đền An Mạ Đền An Mạ là

do dòng họ Ma trụ trì Họ Ma dựng đền trên đảo để thờ cúng cội nguồn, tô tiên

Trang 24

Đền rất thiêng, vị thế rất đẹp nên đền còn trở thành nơi tô chức các lễ hội Lồng

Tổng hàng năm Vào những ngày mùng một âm lịch hàng tháng, người dân địa phương thường lên đảo để thắp hương cầu tài, cầu lộc và cầu cho gia đình được bình an Rất tiếc do thời gian có hạn, nên đồn thực địa khơng có điều kiện lên

khảo sát trực tiếp trên đảo mà chỉ ghi lại được một số hình ảnh về đảo An Mạ

khi xuôi thuyền trên hồ

ảnh: Đảo An Mạ ảnh: Thuyền độc mộc trên hồ

Điểm 11: Dao Ba (Dao Ba Goa hay Po Gia Mai)

Vượt qua đảo An Ma khơng xa về phía nam, ta có thể nhìn thay ngay dao Bà Góa nhỏ bé nằm giữa một vùng hồ Pé Lèng (hồ Một) rộng lớn, cách bến phà chính hồ Ba Bê khoảng 300 m Theo truyền thuyết đó là nơi xưa kia Bà Góa đã sinh sống và đó cũng là cội nguồn của câu chuyện truyền thuyết để lí giải tại sao có hồ Ba Bề ngày nay

Trang 25

Sau một ngày du thuyền trên sông Năng và trên hồ Ba Bê, đảo Bà là nơi dừng chân để thưởng ngoạn toàn bộ cảnh quan huyền ảo của hồ Ba Bê Nhất là khi trời đã chuyển sang chiều, sương mù dan xuất hiện bao trùm cả vùng hồ, khiến hồ càng thêm huyền ảo Ta có thể lên đảo và tìm hiểu các di tích lịch sử

có trên đảo vì tại đây có một bia đá lớn khắc toàn chữ nho mang niên hiệu Khải

Định ở ngay chân đảo là một bãi tắm lí tưởng với làn nước trong được che mát bởi những bóng râm của các cây cỗ thụ mọc trên đảo vươn thân cành ra mặt hồ Tuy nhiên hồ cũng rất sâu, theo người dân thì chỉ cần ra khỏi bờ vài mét, độ sâu

của hồ có thể lên tới vài chục mét Trên đảo có nhiều khối đá nắm rải rác, hình thù rất đẹp có thê làm nơi ngồi nghỉ, ngắm cảnh xung quanh Đoàn thực địa cũng dành khoảng 1 giờ để nghỉ ngơi thật thoải mái trên đảo trước khi quay lên bờ ở bến phà chính, kết thúc một ngày làm việc vất vá

Điểm 12: Bản Bó Lù, bản Pác Ngịi và động Na Phòng

Tuyến khảo sát trong ngày làm việc thứ hai là từ Trụ sở Vườn ra bến chính, dùng thuyền vượt qua hồ để đến bản Bó Lù, dọc theo sơng Bó Lù đi lên bản Cốc Tộc vào buổi sáng Cũng do thời gian có hạn nên đồn khơng thể tiếp

tục hành trình đến bàn Tà Han, một bản của người HMông di cư theo đạo Tin

Lành, cách bản Bó Lù khoảng 4 tiếng đi bộ

Trang 26

ảnh: Sơng Bó Lù và quang cảnh trong bản Bó Lù

Bản Bó Lù và Cốc Tộc nằm liên kề nhau Đây là nơi lí tưởng để đi bộ xuyên qua hai bản, đồng thời có thể tìm đến động Na Phịng với con sơng Bo Lu Tại đây ta có thê nghỉ ngơi, ngủ đêm trong các nhà sàn truyền thống của người Tày Qua đó ta có thê cảm nhận cuộc sống của người dân địa phương nơi đây Ta cũng có thê có cơ hội xem những điệu múa, những bài hát truyền thống mạng đậm nét văn hóa và thưởng thức các món ăn truyên thông của dân tộc

Trang 27

ảnh: Lớp mẫu giáo ở ban Bó Lù và trường tiểu học Nam Mẫu

Trên đường di ta con gặp các trường học ở tại đây để tìm hiểu sự phát triển của ngành giáo dục tại những vùng miễn núi Tại bản Bó Lù có một lớp học mẫu giáo nằm ngay giữa bản, còn trên đường tới bản Pác Ngòi ta còn gặp trường tiêu học Nam Mẫu (Các trường học này cùng với trường học ở bản Cám đã được ghi hình trong băng tư liệu)

Trong hai bản ta có thể thấy bản Bó Lù có nhà cửa khang trang hơn và

dịch vụ du lịch, phục vụ khách tham quan rất được phát triển, trong khi bản Cốc

Tộc, cuộc sống người dân ít thay đổi hơn cũng vẫn làm ruộng, nuôi lợn, dê,

chèo máng chở hàng hóa, đi lại trên hồ Điểm chung giữa hai bản là người dân đã có những cải thiện đáng kê trong chất lượng cuộc sống Họ đã có mạng lưới điện kéo đến từng nhà, có đài cát sét, vơ tuyến truyền hình, có xe máy Theo tìm hiểu thì Vườn quốc gia đã đầu tư cho hệ thống điện - đường - trường - trạm

ở các bản trong địa phận Vườn Tại bản Bó Lù và bản Cốc Tộc, đồn thực địa

cịn được nghe người dân địa phương kế lại câu chuyện về ông Tài Ngào đã tạo

Trang 28

nên Động Puông, thác Đầu Đắng, sông Bó Lù và động Na Phòng như thế nào Địa danh Bó Lù theo truyền thuyết có nghĩa là Năm ngón tay, cịn Cốc Tộc có nghĩa là gôc cây tộc — một loại cay co nhiéu trong ban

ảnh: Bản Pác Ngòi

Bản Pác Ngòi nằm ở phia nam hồ Pé Lèng ( hồ Một) Bản nằm kẻ bên những bãi bồi màu mỡ dọc theo thung lũng sông Chợ Lèng Pác Ngòi đã tạo cho

mình những nét truyền thống riêng biệt, độc đáo Cuộc sống của người dân địa

phương chủ yếu dựa vào nghề nông và ngư nghiệp tuy cũng có ảnh hưởng nhất định của hoạt động du lịch cũng như sự phát triển của mạng lưới điện và sự phát

triển kinh tế chung của huyện Ba Bê và tỉnh Bắc Kạn Tại bản vẫn còn lưu giữ

các ngơi nhà sàn có lẽ được làm từ rất lâu nên vẫn giữ những nét truyền thống,

các cây gỗ làm cột vẫn là các cây gỗ tròn chưa thấy sự xuất hiện của các phương tiện cưa xẻ bằng máy

Đi hết bán Pác Ngòi cũng là hết chặng đường khảo sát trên bộ, đoàn thực địa không cân quay lại bến chính để đi thuyền mà tiếp tục đi bộ, vượt qua cầu treo sat Pac Ngòi để theo đường bộ về bến chính Trên đoạn đường về, đoàn đi

Trang 29

qua trạm kiêm lâm Pac Ngịi và có thê tiép tục tìm hiệu các cảnh quan rừng hai bên đường

-° v4 ry ` se ` A vr >

anh: Ban Pac Ngoi va cau treo Pac Ngoi

Điểm 13: Cây sấu nghìn năm

Trên đường từ bản Bó Lù đi về phía nam để đến bản Pác Ngịi, ở khoảng cách khơng xa lắm bản Bó Lù, ta có thể đi sâu vào trong rừng rậm khoảng vài trăm mét dé đến được với cây sấu nghìn năm tuổi Từ trên đường nhựa ta rẽ phải xuống cánh rừng bên đường, rừng ở đây rất rậm rạp, dưới đất là các loại dây leo, cây bụi, chẳng chịt, xen lẫn cá các loại cây bò dài trên mặt đất lẫn cùng

các rễ cây to nôi lên trên mặt đất Ngước nhìn lên trên ta thây các cây mọc thành nhiều tầng tán, các tán cây có chỗ gần như khép kín cá bầu trời Đang trong thời tiết nóng bức, bước vào đây ta có cảm giác mát lạnh, thật dễ chịu khi đi dưới tán lá rừng Khi đến cây sâu nghìn năm ta thật sự choáng ngợp trước kích thước khống lồ của phần rễ cây và cũng khó có thê đốn được chính xác chiều cao của cây Cây vươn mình giữa cả một cánh rừng già nguyên sinh

> ` ` ˆ A ` w

anh: Đường vào cầy sau nghìn năm

Trang 30

ảnh: Thân cây sấu

Ra khỏi khu vực cây sau nghìn năm, trên đường đi tới bản Pác Ngòi ta còn có thể thấy rất nhiều cây to, nhiều năm tuổi như cây sấu 500 tuổi, cây

nghiền, cây lát, cây thung, cây trương vân Dọc hai bên đường, một bên là núi,

một bên là vực sâu ta cịn thấy có rất nhiều chuối rừng và các cây đu đủ mọc ven bờ vực, quả rất nhiều nhưng không thấy ai thu hoạch cả

ảnh: Cây Bò vạt

Trang 31

Bên cạnh các lồi cây q hiễm có bảng hiệu ghi tên cịn có rất nhiều loài

cây độc đáo mà ngay chính cả người dân địa phương cũng không biết tên chính xác là gì Tất cả đều thể hiện đây là một khu rừng già nguyên sinh với hệ thực vật hết sức phong phú

Trang 32

vy

Một sơ hình ảnh khác trong đợt thực địa

Trang 36

Đi hồ Ba Bễ

Dam Van Thi Đường lên Ba Bê quanh co

Déc cao vực thắm nỗi lo phập phông Dưới chân mây trắng như bông Lô nhô đỉnh núi điệp trùng rừng xa

Đây rỗi Ba Bê quê ta

Mênh mông mặt nước bao la khoảng trời Biển năm trên núi chơi vơi

Cheo leo vách đá bóng soi đáy hỗ Áo Tiên đẹp đến sững sở Ngàn năm cây sấu bây giờ còn xanh

Động Puông nhũ đa long lanh Sông Năng, thác Đắng bức tranh hữu tình

Bong bênh mặt nước thênh thénh

Lòng du khách tưởng nguyên sinh như rừng

Trang 37

Chương II

Sơ lược các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

và lịch sử nghiên cứu

I Sơ lược các đặc điểm tự nhiên 1 VỊ trí địa lí

Vườn quốc gia Ba Bề nằm ở phía nam của huyện Ba Bề, một huyện cực bắc của tỉnh Bắc Kạn, một tỉnh nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC KẠN TRƯỚC NĂM 2003

Vườn quốc gia Ba Bề năm trong khoảng 22°23’B - 22°28’B va 105°35’D - 105°40”Đ trên địa phận giáp ranh với huyện Chợ Đồn của tỉnh Bắc Kạn ở phía nam và giáp với tỉnh Tuyên Quang ở phía tây

Đường đến vườn quốc gia Ba Bê từ thị xã Bắc Ninh theo đường chim bay chỉ dài khoảng 145 km Nhưng theo các tuyến đường bộ thì khoảng cách dài hơn khá nhiều, khoảng hơn 250 km Có thê đến Ba Bê bằng nhiều tuyến sau:

Từ thị xã Bắc Ninh lên Yên Phong bằng đường tỉnh lộ 286 đi thị trấn Chờ, rẽ qua Đò Lo với đoạn đường dài 18 km để sang huyện Sóc Sơn của Hà

Trang 38

Nội rồi theo quốc lộ 3 đi Thái Nguyên và đến thị xã Bắc Kạn Khoảng cách từ thành phố Thái Nguyên đến thị xã Bắc Kạn là 86 km

Hay cũng có thể đi từ Bắc Ninh ngược lại đường quốc lộ 1A về thị trấn Yên Viên rồi ngược lên Sóc Sơn để theo quốc lộ 3 đi Thái Nguyên và Bắc Kạn Đây là tuyến mà đoàn thực địa đã lựa chọn

Hoặc có thê đi qua Bắc Giang, từ huyện Hiệp Hòa sang huyện Phú Bình của Thái Nguyên để đến thành phố Thái Nguyên từ đó mà theo quốc lộ 3 đến thị

xã Bắc Kạn

Từ thị xã Bắc Kạn có thê đi theo 2 con đường:

- Một đường tiếp tục theo quốc lộ 3 đến Phủ Thông, rỗi theo đường tỉnh lộ 258 dến Ba Bé dai 68 km (trong đó 55 km đường nhựa và 13 km đường da dam) Trong đó, khoảng cách từ thị xã Bắc Kạn đến Phủ Thông là 16 km, từ Phủ Thông đến Chợ Rã (thị trấn huyện lị của huyện Ba Bể) là 37 km, từ Chợ Rã đến Vườn quốc gia Ba Bê là 15 km

- Một đường từ thị xã Bắc Kạn theo đường tỉnh lộ 257 đi Chợ Đồn dài 44 km bằng đường nhựa, đến Chợ Đồn thì theo đường 255 đi hồ Ba Bê dài 25 km Ca 2 đường tỉnh lộ đều là đường nhựa

2 Địa hình

Địa hình chủ yếu là đồi núi thuộc cánh cung sông Gâm Các dạng địa hình tiêu biểu là các dạng địa hình Kast gồm các núi, hang động đá vôi và hồ kiến tạo trên nền đá vơi Địa hình bị cắt xẻ mạnh do các dòng chảy và tính dễ phong hóa của đá gốc

Độ cao tuyệt đối cao nhất là1.57§ m, nhỏ nhất là mặt nước tại hồ ở

khoảng độ cao 178 m, độ cao trung bình 500 - 700 m

Hướng địa hình, gồm hướng núi, thung lũng và đồng bằng theo hướng bắc - nam, tây bắc - đông nam

Theo quan sát thì Vườn quốc gia Ba Bê nằm trong một vùng đất thấp khoảng 300 - 400 m, được bao quanh bởi các dãy núi chủ yếu là núi đá vôi, cao trung bình từ 700 - 800 m Vườn năm kẹp giữa các dãy núi thuộc cánh cung

Trang 39

sông Gâm, nên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành khí hậu và thủy văn ở đây

3 Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới âm gid mua co su phan hoa theo mua rất rõ rệt Mùa hạ

thường có gió mùa Đông Nam thôi với thời tiết nóng, âm, mưa nhiều Mùa đơng có gió mùa Đơng Bắc mang theo thời tiết lạnh, khơ, ít mưa

Nhiệt độ cao nhất trong năm thường rơi vào tháng VII, VII khoảng từ

26 - 28°C, nhiệt độ thấp nhất là các tháng XI, L, khoảng 13 - 16°C

Lượng mưa trung bình năm từ 1400 - 1600 mm, tập trung vào mùa hạ nhất là các tháng VI, VII, VIIL

Trên địa bàn cũng cịn có các thời tiết đặc biệt như Sương muối, mưa đá,

lốc

Do ảnh hưởng của địa hình trũng có các dãy núi hiểm trở bao quanh nên có tác dụng chắn gió và làm giảm bớt phần nào bức xạ Mặt Trời khiến cho tính chất âm ướt khá đặc trưng và hiện tượng sương mù khá phô biến,

4 Thuy van

Mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc và thường là phần thượng lưu của các sông, chế độ nước phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa nên sơng ngịi cũng có 2

mùa lũ cạn rõ rệt

Tuy nhiên nằm trên địa bàn miền núi nên thủy chế cũng thất thường và vào mùa mưa dễ xảy ra lũ lụt Sơng ngịi trong mùa lõ thường đục bởi cuốn theo

các vật liệu xâm thực của dòng nước Chính vì vậy mà vào mùa lũ các vật liệu

xâm thực có thê di chuyên từ các sông nhỏ vào Hồ Ba Bề, qua các hồ và tích tụ lại ở cuối hồ Pé Lèng, đoạn thông với sông Chợ Lèng, hình thành nên một dải đất rộng, thấp mà cư dân nơi đây đang sử dụng trong nông nghiệp Đứng tại bản Pác Ngòi, chúng ta có thể quan sát rõ dải đất này

5 Thổ nhưỡng

Phân lớn là các loại đất feralit đặc trưng của miền đôi núi nước ta với các nhóm đât vàng nhạt, đỏ vàng trên vùng đôi núi, với tâng phong hóa ở dưới

Trang 40

chân núi khá dày và được bao phủ bên trên bằng một lớp mùn dày Thành phan cơ giới của đất gồm nhiều hạt mịn là sản phẩm phong hóa từ các đá mẹ, chủ yếu là đá vôi, xen kẽ là các hạt còn khá thô và đáng chú ý là ngay trong tầng phong hóa vẫn chứa nhiều tảng đá khá to Tại những nơi độ dốc không quá lớn, người dân có thể trồng trọt một số cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao

Ngồi ra cịn có các loại đất phù sa màu mỡ bồi tụ ở ven bờ các sông suối có giá trị cao trong việc trồng cây lương thực

6 Sinh vat

Độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh là 49%, trên địa bàn vườn quốc gia chỉ số này còn cao hơn nhiêu bởi đây là hệ sinh thái còn tương đối nguyên vẹn phong phú về chủng loại thực vật và có nhiều loài đặc hữu

Các loại cây trồng được phát triển trên các diện tích nhỏ ven vườn quốc gia phục vụ cho dân cư địa phương như các cây lượng thực: lúa, ngô và một số cây công nghiệp như đỗ tương, mía, lạc cùng một số loài cây được trồng trên các diện tích đất lâm nghiệp

H Sơ lược các đặc điểm kinh tế - xã hội 1 Các đặc điểm về kinh tế

Tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh có cơ câu kinh tế nông - lâm nghiệp là chủ yếu, trong thời kì Đồi mới khu vực dịch vụ của tỉnh đã phát triên khởi sắc dựa trên những tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn Trong tài nguyên du lịch tự nhiên thì nổi tiếng nhất là khu du lịch Ba Bê với các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa Cơng nghiệp của tỉnh còn rất nhỏ bé, thiên về công nghiệp chế biến

Năm 1999 khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 60,2% GDP toàn tỉnh, đứng thứ hai là dịch vụ chiếm 29,9%, cịn cơng nghiệp thì chỉ chiếm có 9,9%

Tổng GDP tồn tỉnh nhìn chung nhỏ chỉ đạt 447.225 triệu đồng, chưa xứng

đáng với tiềm năng hiện có Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh những năm trước đây tương đối chậm, nhưng đến những năm 1997 - 1999 đã tăng nhanh

hơn đạt khoảng 8,3% mot nam

Ngày đăng: 20/11/2016, 20:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w