1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập Tăng cường quản lý công nợ phải thu của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex

72 835 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 462 KB

Nội dung

Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong cáctrường hợp như: Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trongsản xuất sản phẩm để bán hay cu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường tài chính Việt Nam đang sôi động từng ngày bởi sự lớnmạnh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước kéo theo đó là sự phát triểnkhông ngừng của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam tạo cho nước ta một vị thếkhông nhỏ trên trường quốc tế Sau một thời gian dài đàm phán để gia nhậpvào tổ chức thương mại thế giới, ngày 7/11/2006, cả nước ta hoan hỉ chào đónViệt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đánh dấu mộtbước đột phá đối với nền kinh tế Việt Nam Cũng chính từ thời điểm đó nhữngmối quan hệ thương mại quốc tế mới mở ra trước mắt làm cho bánh xe kinh tếViệt Nam đã nóng lại càng nóng hơn và như được bôi trơn dầu mỡ, nó bắt đầuhoạt động nhịp nhàng với tốc độ ngày càng tăng hứa hẹn một tương lai vữngmạnh cho Việt Nam trên mọi mặt của nền kinh tế

Để thúc đẩy cỗ máy kinh tế đó hoạt động tốt các doanh nghiệp, các tổchức kinh tế cũng như mọi cá nhân đã đang và sẽ nỗ lực không ngừng trongkhả năng có thể để làm lành mạnh doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp hoạt độnghiệu quả hơn Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp phải đối mặt khinền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đó là các quan hệ tín dụng ngàycàng trở nên đa dạng và phức tạp, chính từ đó sự phát sinh nợ đã trở thành mộtyếu tố tất nhiên trong hoạt động kinh doanh, trong đó bao gồm cả tín dụngngân hàng và tín dụng thương mại Tình trạng nợ nần này phải được nhìn từ cảhai khía cạnh: từ phía người cho vay (bên cung cấp tín dụng hay là chủ nợ) vàphía người đi vay (bên nhận tín dụng hay khách nợ), và đôi khi phải tính đến

cả những yếu tố thị trường nữa (những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tới quan

hệ tín dụng của cả hai bên)

Hiện nay ở nước ta nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với rủi rotín dụng rất cao trong đó rủi ro rủi ro về tổn thất nợ khó đòi là một trongnhững nhân tố cần được kiểm soát chặt chẽ Trong nhiều trường hợp, tổn thất

Trang 2

nợ khó đòi giữa các doanh nghiệp đang tiếp tục gia tăng làm suy giảm nănglực cạnh tranh của các doanh nghiệp, thậm chí dẫn tới nguy cơ phá sản Trướcnền kinh tế đã được hội nhập, trước môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt,vấn đề quản lý công nợ phải thu và xử lý nợ khó đòi đã và đang trở nên vôcùng cần thiết đối với các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay Nhận thấy tínhcần thiết của việc quản lý công nợ phải thu và xử lý nợ khó đòi ở doanhnghiệp, qua quá trình thực tập ở công ty cổ phần gas Petrolimex em đã đi sâutìm hiểu tình hình hoạt động của công ty và đã quyết định chọn đề tài:

“Tăng cường quản lý công nợ phải thu của công ty cổ phần gas Petrolimex”.

Đề tài của em gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý công nợ phải thu củadoanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản lý công nợ phải thu tại công ty cổ phầngas Petrolimex

Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường quản lý công nợ phảithu tại công ty cổ phần gas Petrolimex

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CÔNG NỢ PHẢI

THU CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát về tài sản của doanh nghiệp

Từ đó ta thấy doanh nghiệp là một thực thể kinh doanh đơn vị kinh tếnắm trong tay các tiềm lực và tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thuđược lợi nhuận và cần phải ghi chép, tổng hợp cũng như báo cáo

Bất cứ doanh nghiệp nào khi muốn tiến hành kinh doanh cũng cần phải

có một lượng vốn nhất định Lượng vốn đó biểu hiện dưới dạng vật chất hayphi vật chất và được đo bằng tiền gọi là tài sản Mặt khác,để có tài sản đó thìvốn của doanh nghiệp lại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau gọi lànguồn vốn Về mặt kinh tế tài sản phản ánh qui mô và kết cấu các loại tài sảncòn nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập

về tài chính của doanh nghiệp Như vậy tài sản và nguồn vốn là hai mặt giá trịcủa vốn có mối quan hệ chặt chẽ và luôn được ghi chép trên bảng cân đối kếtoán_một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình vốn củadoanh nghiệp tại một thời điểm nhất định theo nguồn tình hình tài sản (giáotrình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp) Bảng cân đối kế toán thông

Trang 4

thường có các khoản mục sau:

Bảng 1.1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

Tài sản lưu động

1 Tiền

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

3 Các khoản phải thu

2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

4 Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn

5 Chi phí trả trước dài hạn

Nợ phải trả

1 Nợ ngắn hạn

2 Nợ dài hạn

3 Nợ khácNguồn vốn chủ sở hữu

1 Nguồn vốn-quỹ-4 Nguồn vốn kinh doanh -5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản -6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái-7 Quỹ đầu tư phát triển-8 Quỹ dự phòng tài chính-9 Lợi nhuận chưa phân phối-1 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

2 Nguồn kinh phí khác-1 Quỹ khen thưởng phúc lợi-1 Quỹ quản lý của cấp trên-1 Nguồn kinh phí sự nghiệp-1 Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cốđịnh

Tóm lại, tài sản là toàn bộ nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai hoặc tài sản là những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Trang 5

Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăngnguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảmbớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra

Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong cáctrường hợp như:

Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trongsản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng

Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác

Để thanh toán các khoản nợ phải trả

Để phân phối cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp

Như vậy tài sản là tất cả những thứ hữu hình hoặc vô hình gắn với lợi ích kinh

tế trong tương lai của đơn vị thoả mãn các điều kiện sau:

+ Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp.+ Có giá trị thực sự đối với doanh nghiệp

Loại 1: Tài sản lưu động (TSLĐ)

Là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, tức là vòng đời của nókhoảng dưới một năm TSLĐ phản ánh toàn bộ giá trị của các loại tài sản lưuđộng của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất công dụng khác

Trang 6

nhau,vì thế để tiện lợi cho việc quản lý, tài sản lưu động được phân theo cáccách khác nhau:

Theo lĩnh vực tham gia luân chuyển: tài sản lưu động gồm ba loại: Tàisản lưu động sản xuất, tài sản lưu động lưu thông và tài sản lưu động tài chính.+ Tài sản lưu động sản xuất gồm những tài sản dự trữ cho quá trình sảnxuất và tài sản trong sản xuất.Nó là những nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ… + Tài sản lưu động lưu thông bao gồm tài sản dự trữ cho quá trình lưuthông và tài sản trong quá trình lưu thông Đó là hàng hoá, thành phẩm, hàngđang chuyển, hàng tồn kho…

+ Tài sản lưu động tài chính là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn vớimục đích kiếm lời Tài sản lưu động tài chính bao gồm các chứng khoán đầu

+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là những khoản đầu tư về vốnnhằm mục đích kiếm lời có thời hạn thu hồi trong vòng một năm hay một chu

kỳ kinh doanh Thuộc đầu tư tài chính ngắn hạn gồm các khoản đầu tư cổphiếu, trái phiếu,…

+ Các khoản phải thu là số tài sản của đơn vị nhưng đang bị các tổ chức,tập thể hay cá nhân khác chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm thu hồi Cáckhoản phải thu ngắn hạn bao gồm phải thu người mua, tiền đặt trước chongười bán, khoản nộp thừa cho Ngân sách, các khoản phải thu nội bộ…

+ Hàng tồn kho là tài sản lưu động tồn tại dưới hình thái vật chất có thểcân, đo, đong, đếm được Hàng tồn kho có thể có do đơn vị tự sản xuất hay

Trang 7

mua ngoài Hàng tồn kho bao gồm: Vật liệu, dụng cụ, hàng mua đang điđường, thành phẩm, hàng hoá, sản phẩm dở dang….

+ Tài sản lưu động khác: là những tài sản lưu động còn lại như cáckhoản tam ứng cho công nhân viên chức, các khoản chi phí trả trước…

- Căn cứ vào mục đích sử dụng : tài sản lưu động trong doanh nghiệp còn

có thể phân loại thành tài sản lưu động trong kinh doanh và tài sản lưu độngngoài kinh doanh Các loại tài sản lưu động ngoài kinh doanh đều không thamgia vào quá trình kinh doanh của đơn vị

Loại 2: Tài sản cố định

Tài sản cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanhnghiệp có thời gian luân chuyển dài (thường là trên một năm hay một chu kỳkinh doanh) Tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làm hai loại: Tài sản

cố định hữu hình và Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định hữu hình là các tài sản cố định có hình thái vật chất, có

đủ tiêu chuẩn của tài sản cố định về gái trị và thời gian sử dụng theo qui địnhtrong chế độ quản lý tài chính hiện hành như nàh cửa, máy móc thiết bị,phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn…

Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vậtchất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả nhằm có được các lợiích hoặc các nguồn có tính chất kinh tế mà giá trị của chúng xuất phát từ cácđặc quyền hoặc quyền của doanh nghiệp như quyền sử dụng đất, bản quyền,bằng phát minh sáng chế….Với loại tài sản này đặc biệt là những tài sản thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng có thể không kiểm soát được về mặtpháp lý như các bí quyết kỹ thuật thu được từ quá trình sản xuất kinh doanh,phát minh, sáng chế…sẽ chỉ thoả mãn khái niệm về tài sản khi nó vẫn còn giữđược bí mật và doanh nghiệp vẫn thu được lợi ích kinh tế từ tài sản đó

Tài sản cố định có thể được hình thành do đơn vị tự đầu tư hoặc thuê

Trang 8

dài hạn Những tài sản thuê ngoài không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệpnhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tươnglai.

1.1.3 Đánh giá và ghi nhận tài sản của doanh nghiệp

Doanh nghiệp ngay từ khi được thành lập, quy mô của nó phụ thuộc vàovốn hình thành thể hiện qua tài sản và nguồn vốn Tài sản đóng vai trò quantrọng trong sự phát triển của doanh nghiệp và trong quá trình sản xuất kinhdoanh thường xuyên có các hoạt động làm tăng, giảm tài sản để đảm bảo hiệuquả sản xuất tối ưu do đó đánh giá và ghi nhận tài sản của doanh nghiệp mộtcách chính xác và kịp thời là công việc rất có ý nghĩa trong công tác quản lý,

sử dụng đầy đủ và hợp lý tài sản trong doanh nghiệp

Đánh giá và ghi nhận tài sản của doanh nghiệp là quá trình theo dõi nắmbắt tình hình biến động của tài sản về số lượng và chất lượng cũng như tìnhhình sử dụng tài sản đó

Giá trị tài sản cũng như nguồn vốn được phản ánh trong sổ sách kế toánthông qua phương pháp hạch toán kế toán Tài sản được ghi nhận trong sổsách kế toán lần đầu tiên theo đúng toàn bộ giá trị thực tế của nó tại thời điểm

đó (với tài sản cố định, nó chính là nguyên giá) Tài sản được ghi nhận trongbảng CĐKT khi doanh nghiệp có khả năng chắc chắn thu được lợi ích kinh tếtrong tương lai từ tài sản đó và giá trị của tài sản đó được xác định một cáchđáng tin cậy Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì giá trị của những tài sảntrong doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi về giá trị do một số yếu tố khác nhau làmgiá của nó tăng, giảm liên tục Cụ thể như:

+ Cung và cầu về tài sản trên thị trường thường xuyên biến động làm giátrị của nó tăng, giảm liên tục Trong trường hợp này kế toán hạch toán làmtăng, giảm TSCĐ

Trang 9

+ Quá trình sử dụng tài sản (đặc biệt là TSCĐ) làm hao mòn tài sản khiếncho giá trị của nó giảm đi đáng kể Trong trường hợp này kế toán sẽ hạch toántrích khấu hao TSCĐ vào cuối kỳ hoạt động.

+ Công nghệ ngày càng hiện đại làm cho tài sản tài sản nhanh chóng trởnên lạc hậu vào một thời gian ngắn sau đó, điều này tất yếu làm cho thị giá củatài sản sẽ giảm xuống

+ Ảnh hưởng của lạm phát làm đồng tiền mất giá gây nên sự biến độngtrong giá trị của tài sản

Do vậy việc xác định nên đầu tư vào tài sản nào là rất quan trọng vàtrong quá trình sử dụng phải thường xuyên đánh giá lại và ghi nhận những sựthay đổi về giá trị của nó để phản ánh đúng giá trị thực của tài sản, từ đó đưa

ra những quyết định tài chính của doanh nghiệp được chính xác

1.2 Công nợ phải thu của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm

Công nợ là biểu hiện mối quan hệ giữa chủ nợ, khách nợ thông qua mộthoặc nhiều đối tượng nợ Chủ nợ và khách nợ có thể là những tổ chức kinh tếhay những cá nhân có mối quan hệ làm ăn mua bán, trao đổi với nhau Công

nợ bao gồm công nợ phải thu và công nợ phải trả trong đó công nợ phải thuđược theo dõi bên Tài sản của bảng CĐKT trong khi công nợ phải trả đượctheo dõi bên Nguồn vốn

Qua bảng CĐKT ta nhận thấy công nợ phải thu là một bộ phận quan trọngtrong tài sản của doanh nghiệp Nó phát sinh trong quá trình hoạt động củadoanh nghiệp khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cũngnhư một số trường hợp khác liên quan đến bộ phận vốn của doanh nghiệp bịchiếm dụng tạm thời như cho mượn ngắn hạn, chi hộ cho đơn vị bạn hoặc cấptrên, giá trị tài sản thuế mà chưa xử lý…

Trang 10

Nói một cách ngắn gọn, công nợ phải thu là số tài sản của đơn vị nhưng đang bị các tổ chức hay tập thể, cá nhân khác chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm thu hồi Những tài sản đó là những khoản phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với các đối tác.

1.2.2 Phân loại công nợ phải thu

Vì công nợ phải thu là mối quan hệ giữa chủ nợ - khách nợ thôngqua đối tượng nợ Đối tượng nợ ở đây chính là những khoản tiền, giá trị màkhách nợ đang chiếm dụng của công ty và chưa thanh toán Để tiện theodõi các khoản phải thu ta có thể phân loại nợ phải thu theo khách nợ Nợphải thu bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, thuếGTGT được khấu trừ, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác Trong đóphải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong công nợ phải thu thườngxuyên phát sinh trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá và cũng làkhoản phải thu gặp nhiều rủi ro về khả năng thu hồi vốn Chính vì thếnghiệp vụ quản lý công nợ tập trung chủ yếu về quản lý các khoản phải thukhách hàng và các khoản trả trước cho nhà cung cấp Do đó trong đề án này

em xin đi sâu phân tích về khoản phải thu khách hàng và quản lý công nợphải thu khách hàng

Công nợ phải thu bao gồm:

1.2.2.1 Phải thu khách hàng

Phải thu khách hàng là khoản tiền mà khách hàng đã mua nợ doanhnghiệp khi khách hàng này đã được doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụnhưng chưa thanh toán tiền cho doanh nghiệp

Tuỳ theo khả năng thu hồi, thời gian thu hồi, hình thức bảo lãnh, khách

nợ thì các khoản phải thu khách hàng lại được phân ra như sau:

Trang 11

a Theo khả năng thu hồi, phải thu khách hàng bao gồm:

- Nợ có khả năng thu hồi: Đây là những khoản phải thu vẫn cònhạn thanh toán và khách hàng vẫn đang hoạt động kinh doanh tốt Nhữngkhoản phải thu như thế này có thể đem lại cho doanh nghiệp những mối quan

hệ tốt với khách hàng là động lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

- Nợ không có khả năng thu hồi (nợ khó đòi): đây là những khoản

nợ đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vẫn không trả được hoặc nhữngkhoản nợ mà doanh nghiệp sau khi thẩm định thấy khách hàng không thể trảđược ngay cả khi thời hạn thanh toán vẫn còn do khách hàng gặp phải một sốnhững khó khăn không thể tiếp tục kinh doanh để trả nợ

Việc xếp loại nợ phải thu khách hàng vào nợ khó đòi rất quan trọng vì

nó liên quan tới việc xử lý khoản nợ đó khi khách hàng không thể trả nợ được,doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra khoản chi phí cho việc thu hồi và phải trích lập dựphòng đề phòng rủi ro không thu hồi được nợ và có những biện pháp xử lý kịpthời tránh tổn thất cho doanh nghiệp Ta có thể đi sâu tìm hiểu nợ khó đòi nhưsau:

Khái niệm: Nợ khó đòi là các khoản nợ đã quá thời hạn thanh toán, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu, xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được.

Các khoản phải thu được coi là các khoản nợ khó đòi khi nó đảm bảocác điều kiện sau:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khếước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng các tổ chức kinh tế(các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng…) đã lâmvào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏtrốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án

Trang 12

hoặc đã chết.

+ Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như không có khả năngthu hồi và được xử lý theo qui định

Phân loại nợ quá hạn:

Ta có thể dựa vào “tuổi” của các khoản nợ cùng với tình hình hoạt độngcủa doanh nghiệp để phân loại nợ khó đòi Theo cách đó ta có 2 loại nợ khóđòi sau:

Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán: đây là những khoản nợ của khách

hàng đã qua hạn phải trả nhưng do một lý do nào đó mà khách hàng đó khôngthể trả được Đối với khoản nợ khó đòi này, ta có thể phân ra làm các loại sau:

+ Khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 3 tháng đến dưới 1 năm.+ Khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 1 năm đến dưới 2 năm

+ Khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 2 năm đến dưới 3 năm

+ Khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 3 năm trở lên

Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm

vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏtrốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thihành án…

Các khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 3 năm hoặc chưa quá hạnthanh toán nhưng tổ chức kinh tế vay nợ không có khả năng trả nợ được nữathì được coi như khoản nợ không có khả năng thu hồi

b Theo thời gian thu hồi, nợ phải thu bao gồm:

- Nợ trong hạn: những khoản tiền hàng mà khách hàng chưa thanhtoán cho doanh nghiệp nhưng vẫn còn trong thời hạn qui định trong hợp đồngmua bán thì được coi là những khoản phải thu trong hạn Thời hạn qui địnhtrong hợp đồng được doanh nghiệp và khách hàng thoả thuận khi bắt đầu kýhợp đồng mua bán trao đổi hàng hoá Thời hạn này được qui định tuỳ theo

Trang 13

từng đối tượng khách hàng.

- Nợ quá hạn: là những khoản nợ phải thu đã vượt quá thời hạn quiđịnh trả nợ trong hợp đồng trao đổi hàng hoá mà khách nợ vẫn chưa thanhtoán tiền cho doanh nghiệp Đối với những khoản nợ này thì rủi ro không thuhồi được nợ là rất cao do khi gần đến hạn thanh toán thường doanh nghiệp sẽ

có những biện pháp thúc giục khách nợ thanh toán tiền hàng nhưng kháchhàng vẫn chưa thanh toán được khi thời hạn thanh toán đã hết chứng tỏ nhữngkhoản nợ này có vấn đề và cần phải theo dõi để xử lý kịp thời

c Theo hình thức bảo lãnh, nợ phải thu bao gồm:

Theo hình thức này, doanh nghiệp khi trao đổi hàng hoá việc thu tiền vềngay hay còn cho đối tác nợ lại dựa trên uy tín của đối tác đối với doanhnghiệp Có hai hình thức nợ như sau:

- Nợ có bảo lãnh: thường áp dụng với những khách hàng mới xuấthliện trên thị trường mà doanh nghiệp chưa nắm được tình hình hoạt độngkinh doanh của nó; với những khách hàng mà đã từng có những dấu hiệu làm

ăn thua lỗ hay có những bằng chứng chứng minh khách hàng này thường haythiếu nợ với những đối tác khác trong kinh doanh Với những khách hàng nàydoanh nghiệp cần phải theo dõi sát sao quá trình hoạt động để kịp thời nắm bắttình hình và xử lý khi những khách hàng này có biểu hiện không bình thườngtrong kinh doanh

- Nợ không có bảo lãnh: thường áp dụng với những khách hàng lâunăm của doanh nghiệp; những khách hàng có uy tín trong hoạt động kinhdoanh, trong mối quan hê với đối tác Đây là những khách hàng lớn không chỉ

có uy tín với doanh nghiệp mà còn có uy tín với các doanh nghiệp khác trênthị trường hoạt động của nó Đối với những khách hàng như thế này, trongquan hệ mua bán doanh nghiệp không cần đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo haynhững khoản cầm cố, bảo lãnh Làm việc dựa trên uy tín như thế này sẽ giữ

Trang 14

được mối quan hệ hợp tác lâu dài, từ đó cũng sẽ làm tăng uy tín của doanhnghiệp do doanh nghiệp có những đối tác rất uy tín trên thị trường hoạt độngkinh doanh.

d Theo tính chất của khách nợ

Đối với quản lý công nợ phải thu việc phân loại khách hàng theo mốiquan hệ làm ăn lâu dài là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới các quyết địnhtrong chính sách tín dụng cũng như thời hạn tín dụng, hạn mức tín dụng màdoanh nghiệp quyết định đưa ra cho khách hàng trong các trao đổi

- Phải thu của khách hàng mới

- Phải thu của khách hàng lâu năm

1.2.2.2 Trả trước cho người bán

Trả trước cho người bán là khoản tiền mà doanh nghiệp đặt trước chongười bán để nhận hàng nhằm mục đích nhận chiết khấu từ phía khách hàng lànhà cung cấp Doanh nghiệp trả tiền hàng trước cho người bán còn nhằm mụcđích đảm bảo nhận được hàng khi thị trường đang khan hiếm hàng hoá đó, khinhà cung cấp có quá nhiều đối tượng muốn mua hàng Tuy nhiên trong quátrình hoạt động ít doanh nghiệp đặt tiền hàng trước mà thường có xu hướngchiếm dụng vốn của đối tác hơn

1.2.2.3 Thuế GTGT được khấu trừ (đối với các doanh nghiệp trả thuế

GTGT theo phương pháp khấu trừ)

Là phần thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.Thông thường các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá thường mua nguyên vậtliệu bao gồm cả thuế GTGT đầu vào Doanh nghiệp sử dụng những nguyênvật liệu đó để sản xuất ra hàng hoá bán ra thị trường với giá thanh toán baogồm cả thuế GTGT đầu ra Nếu thuế GTGT đầu ra > thuế GTGT đầu vào thì

Trang 15

doanh nghiệp sẽ nộp lại cho NSNN khoản dôi ra đó Ngược lại, thuế GTGTđầu ra < thuế GTGT đầu vào thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế GTGT.Nhưng trong kỳ hoạt động doanh nghiệp chưa được NSNN hoàn trả thì khoảnthuế GTGT được khấu trừ đó sẽ được ghi vào công nợ phải thu NSNN

1.2.2.4 Phải thu nội bộ

Thường phát sinh trong các doanh nghiệp có sự phân cấp kinh doanh,quản lý và công tác kế toán Nó bao gồm các khoản vốn , kinh phí đã cấp chocấp dưới, các khoản thu hộ, chi hộ giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộc và cáckhoản khác

1.2.2.5 Các khoản phải thu khác

Là các khoản phải thu không thuộc các khoản phải thu trên Cụ thể cáckhoản phải thu khác bao gồm khoản thu do bắt bồi thường, khoản thu vềkhoản nợ tiền hoặc vật tư có tính chất tạm thời, trị giá tài sản thuế chưa xửlý…

1.2.3 Nguyên nhân dẫn tới công nợ phải thu của doanh nghiệp

Đối với mỗi doanh nghiệp, để quản lý nợ một cách có hiệu quả khôngnhững phải thực hiện những biện pháp kiểm soát chính mình mà còn phải hiểu

rõ những nguyên nhân phát sinh công nợ từ những công nợ thông thường đếnnhững khoản nợ phải thu khó đòi

1.2.3.1 Nguyên nhân hình thành công nợ trong hạn

Trong quá trình hoạt đông kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đềuphát sinh các khoản phải thu nhưng ở các mức độ nhiều ít khác nhau Nguyênnhân chủ yếu hình thành nên các khoản phải thu chính là từ chính sách hoạt

Trang 16

động của doanh nghiệp Trong đó chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhấtđến các khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính trong doanhnghiệp Giám đốc tài chính có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soátkhoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro vàkiểm soát các khoản phải thu liên quan chặt chẽ tới việc đánh đổi giữa lợinhuận và roi ro Nếu không bán chịu hàng hoá thì sẽ mất đi cợ hội bán hàng,

do đó mất đi lợi nhuận Nếu bán chịu hàng hoá nhiều thì chi phí cho khoảnphải thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, vì vậy, rủi ro khôngthu hồi được nợ cũng gia tăng Từ đó vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần

có chính sách bán chịu hàng hoá thích hợp Và đương nhiên để kích thích tiêuthụ hàng hoá không một doanh nghiệp nào lại thu tiền hàng ngay khi giaohàng cho khách hàng, bao giờ cũng có chính sách tín dụng ưu đãi cho kháchhàng với hạn mức tín dụng, thời hạn tín dụng, chính sách chiết khấu… hợp lý.Chính vì thế trong một kỳ kinh doanh bao giờ doanh nghiệp cũng có cáckhoản phải thu khách hàng

Ngoài ra còn có một số yếu tố làm phát sinh các khoản phải thu như tìnhhình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm….Tuy nhiên khi cácyếu tố này xảy ra thì nó tác động đến toàn bộ hoạt động sản xuất của doanhnghiệp chứ không riêng gì các khoản phải thu và phải có những biện pháp điềuchỉnh trong toàn doanh nghiệp

1.2.3.2 Nguyên nhân dẫn tới nợ khó đòi ở doanh nghiệp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ khó đòi mà ta có thể thống kêđược như sau:

Các nguyên nhân chủ quan (từ phía doanh nghiệp):

Do chính sách của doanh nghiệp như chính sách bán chịu, chính sáchchiết khấu hay thời hạn thu hồi nợ… Như đã nêu ở trên khi doanh nghiệp

Trang 17

muốn đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận nên đãnới lỏng các tiêu chuẩn tài chính, hạ thấp các tiêu chuẩn này xuống tạo điềukiện cho các doanh nghiệp có tiêu chuẩn tài chính thấp cũng có thể mua chịuhàng hoá Điều này mở rộng mạng lưới khách hàng cho doanh nghiệp nhưngđồng thời cũng làm tăng rủi ro trong việc thu hồi nợ

Do năng lực yếu kém của nhân viên quản lý công nợ và nhân viênthẩm định tài chính khách hàng của doanh nghiệp Các nhân viên có năng lựcyếu kém có thể đưa ra những nhận định sai về năng lực tài chính của kháchhàng dẫn tới sai sót trong chính sách cho vay hay bán chịu của doanh nghiệp,điều này ảnh hưởng tới giá trị các khoản phải thu của doanh nghiệp nó sẽ làmtăng các khoản phải thu nếu như khách hàng của doanh nghiệp có khả năng tàichính kém nhưng lại được ưu đãi trong chính sách tín dụng của doanh nghiệp.Hoặc cũng có những nhân viên thiếu trách nhiệm trong công việc Làm việckhông đúng với trách nhiệm cũng như sự tín nhiệm của công ty dẫn tới nhữngthiếu sót trong chính sách tín dụng cũng ảnh hưởng tới giá trị các khoản phảithu Đây là nguyên nhân xuất phát tự đạo đức trong công việc hay còn gọi làđạo đức nghề nghiệp

Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, từ phía doanh nghiệp là khách hàng:

Do năng lực yếu kém của bản thân doanh nghiệp vay nợ Trong nhiềutrường hợp, phía người mua trả chậm có những sai sót chủ quan, thậm chí cố ýkhông hoàn trả món nợ; các khoản này thuộc nhóm rủi ro đạo đức Một sốcông ty trong ngành xây dựng trúng thầu công trình với giá trúng thầu quáthấp, thua lỗ và không thể trả nợ đúng hạn thậm chí có nguy cơ phá sản Nhiềudoanh nghiệp không dự đoán đúng thị trường, mức bán hàng và doanh số,quyết định mua một khối lượng hàng hoá quá lớn, thanh toán trả chậm nhưngkhông thể bán được hàng hoặc các nguyên nhân khác làm ứ đọng hàng háo

Trang 18

dẫn tới việc không thể thanh toán các khoảnt nợ phải trả Nhiều doanh nghiệpchưa có khả năng kiểm soát nguồn tiền của doanh nghiệp, mất cân đối vềluồng tiền, dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Do đối tác của doanh nghiệp là khách hàng vay nợ lâm vào tình trạngkhông thể hoàn trả nợ làm cho khách hang của doanh nghiệp khó có khoảntiền để trả cho doanh nghiệp

Thứ hai: Sự biến động của thị trường và các rủi ro trong kinh doanh.

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho doanh nghiệp không cókhả năng thích ứng kịp thời, kinh doanh khó khăn dẫn đến tình trạng mấu khảnăng thanh toán Trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay, cầnđặc biệt chú ý đến những biến động trong ngoại thương, chẳng hạn như sựbiến động của tỷ giá, biến động giá xăng dầu, vật liệu xây dựng, nguyên liệu…Thứ ba: Sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn tớitình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó có thể là nguồn động lựcthúc đẩy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhưng cũng có thể là rào cản trong

sự phát triển của các doanh nghiệp Tuy nhiên khi đề cập đến phát sinh nợ tồnđọng ta chỉ đề cập các bất lợi mà chính sách kinh tế vĩ mô mang tới cho kháchhàng Các thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng nhất đó là thayđổi về thuế quan Ví dụ như Việt Nam tăng thuế nhập khẩu sẽ làm tăng giá sảnphẩm nhập khẩu vào=>giảm tiêu dùng=>doanh thu của các doanh nghiệp báncác mặt hàng nhập khẩu giảm xuống Nhưng khi chính phủ giảm thuế nhậpkhẩu các mặt hàng nước ngoài thì các mặt hàng này lại bán chạy trong nướclàm cho các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh mạnh hơn trên thịtrường trong nước Khi đó các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy mạnh hơn các chínhsách nhằm tăng tiêu thụ sản phẩm và chính sách tín dụng trong đó có chínhsách bán chịu cũng không nằm ngoài sự thay đổi đó Điều này làm cho khoảnphải thu của các doanh nghiệp chư nợ sẽ tăng lên

Trang 19

Môi trường pháp lý cũng có thể làm phát sinh nợ khó đòi nếu sự thayđổi về pháp lý ảnh hưởng tới hoạt động của người vay, làm cho người vay gặpkhó khăn trong hoạt động kinh doanh và dẫn tới những khó khăn trong việcthanh toán nợ.

Như vậy bất cứ nguyên nhân nào cũng có khả năng dẫn tới khoản nợphải thu tuy nhiên tình hình hoạt đông kinh doanh của khách hàng là nguyênnhân trực tiếp và quan trọng nhất trong việc nảy sinh các khoản nợ khó đòi ởdoanh nghiệp Do đó việc thường xuyên theo dõi, đánh giá năng lực của bạnhàng là điều vô cùng cần thiết trong công tác quản lý các khoản nợ phải thukhó đòi

1.3 Quản lý công nợ phải thu ở doanh nghiệp

1.3.1 Mục tiêu quản lý

Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của doanh nghiệp,liên quan đến các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, trong đó cócác cơ quan chức năng của Nhà nước (chủ yếu là cơ quan thuế) đồng thời nộidung các khoản phải thu cũng có tính chất đa dạng gắn liền với sự đa dạngtrong các giao dịch phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp Đặc biệt nợphải thu của các đối tượng bên ngoài xảy ra trong các giao dịch kinh doanh cóthể xảy ra những rủi ro làm chậm hoặc thậm chí không thể thu hồi nợ, ảnhhưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

Do tính chất đa dạng về nội dung, đối tượng phải thu cũng như nhữngrủi ro có thể xảy ra nên cần phải quản lý và kiểm soát chặt chẽ tình hình nợphải thu này từ lúc phát sinh ra các giao dịch Chính vì thế mà nhà quản trị tàichính phải thường xuyên theo dõi các khoản phải thu để xác định đúng thựctrạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền củadoanh nghiệp Qua đó nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập

Trang 20

những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt Từ đó ta thấy mục tiêu chủyếu khi thực hiện quản lý công nợ phải thu là:

- Đưa ra những chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, tiêuthụ sản phẩm Tại mỗi doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh các sản phẩm,dịch vụ việc quản lý công nợ phải thu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tình hình tiêuthụ sản phẩm kéo theo sự biến đổi trong doanh thu, từ đó ảnh hưởng tới hoạtđộng sản xuất kinh doanh tức là đã ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của doanhnghiệp đó Như vậy quản lý công nợ phải thu trước tiên là đảm bảo cho khảnăng tiêu thụ sản phẩm ổn định đem lại doanh thu tốt nhất cho doanh nghiệp

- Hạn chế công nợ phải thu ở mức thấp nhất có thể để lành mạnh hoá tàichính của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động luôn nhằmmục đích tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở nâng cao chất lượng doanh nghiệp

Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần có hoạt động tài chính tốt Bởi khihoạt động tài chính càng tốt thì doanh nghiệp sản xuất sẽ có ít công nợ => khảnăng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn và cũng ít bị chiếm dụng, từ đó

sẽ làm giảm các khoản công nợ phải thu và phải trả, hạn chế được rất nhiềuchi phí phát sinh khi phải xử lý các khoản công nợ trên

- Quản lý công nợ phải thu nhằm nắm rõ tình hình hoạt động sản xuấtkinh doanh của các bạn hàng, từ đó đưa ra những quyết định tốt nhất trong quátrình mua bán trao đổi hàng hoá với khách hàng đó

1.3.2 Nội dung quản lý

Trong bảng CĐKT của các doanh nghiệp bao giờ cũng có các khoản phảithu thậm chí có những doanh nghiệp các khoản phải thu này có giá trị khá caosong trong quá trình thu tiền theo hoá đơn bán chịu cũ thì doanh nghiệp vẫntiếp tục bán hàng hoá và sẽ xuất hiện những hoá đơn bán chịu mới Do đótrong kinh doanh một doanh nghiệp mua chịu và bán chịu là công việc thường

Trang 21

ngày và hoá đơn cũ được thanh toán thì hoá mới cũng được tạo ra Tuy nhiên

độ lớn cuả các khoản phải thu của một doanh nghiệp thay đổi theo thời gian,tuỳ thuộc vào tốc độ thu hồi nợ cũ và tạo ra nợ mới, cũng như sự tác động củanhững điều kiện kinh tế chung nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.Nhưng cũng có một số biến số có thể kiểm soát được có thể tác động đến độlớn cũng như “chất lượng” của các khoản phải thu một cách mạnh mẽ

Để quản lý các khoản phải thu doanh nghiệp sẽ có những chính sáchliên quan đến những biến số có thể kiểm soát được và được gọi là chính sáchtín dụng Khi đã có những chính sách phù hợp doanh nghiệp sẽ phải tiến hànhtheo dõi các khoản phải thu đó

Nội dung quản lý cụ thể như sau:

1.3.2.1 Quản lý phải thu trong hạn

a Xây dựng chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là một yếu tố quyết định quan trọng khác liên quanđến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu bán hàng Chính sách tín dụngcủa doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc kiểm soát 4 biến số sau :

 Tiêu chuẩn tín dụng: là nguyên tắc chỉ đạo định rõ sức mạnh tài chínhtối thiểu và có thể chấp nhận được của những khách hàng mua chịu Theonguyên tắc này những khách hàng nào có sức mạnh tài chính hay vị thế tíndụng thấp hơn những tiêu chuẩn tài chính có thể chấp nhận được thì sẽ bị từchối cấp tín dụng theo thể thức tín dụng thương mại

Nếu thay đổi chính sách tín dụng ở một doanh nghiệp có thể tác động đếndoanh số bán của nó Khi các tiêu chuẩn tăng lên ở mức cao hơn, doanh số bán

sẽ giảm và ngược lại, khi các tiêu chuẩn giảm thì doanh số bán sẽ tăng Thôngthường, khi các tiêu chuẩn tín dụng được hạ thấp sẽ thu hút được nhiều kháchhàng có tiềm lực tài chính yếu hơn

 Thời hạn bán chịu: là độ dài thời gian từ ngày giao hàng đến ngày nhận

Trang 22

được tiền bán hàng Giả sử điều kiện bán hàng là “2/10 net 40”, thì thời hạnbán chịu là 40 ngày Nhà quản trị tài chính có thể tác động đến doanh số bằngcách thay đổi thời hạn tín dụng Khi thời hạn bán chịu tăng đòi hỏi doanhnghiệp phải đầu tư lớn hơn vào các khoản phải thu, nợ khó đòi sẽ cao hơn vàchi phí thu tiền bán hàng cũng sẽ tăng lên Nhưng doanh nghiệp sẽ thu hútthêm được nhiều khách hàng mới và doanh thu tiêu thụ sẽ tăng lên.

 Chính sách chiết khấu: Chiết khấu là sự khấu trừ làm giảm tổng giá trịmệnh giá của hoá đơn bán hàng được áp dụng đối với khách hàng nhằmkhuyến khích họ thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn

 Chính sách thu tiền: là các biện pháp áp dụng để thu hồi những nhữngkhoản nợ mua hàng quá hạn những biện pháp đó bao gồm gửi thư, gọi điệnthoại, cử người đến gặp trực tiếp, uỷ quyền cho người đại diện, tiến hành cácthủ tục pháp lý … Rõ ràng là khi doanh nghiệp cố gắng đòi nợ bằng cách ápdụng những biện pháp cứng rắn hơn thì cơ hội thu hồi nợ càng lớn hơn, nhưngcác biện pháp càng cứng rắn thì chi phí thu hồi càng cao Thêm vào đó, một sốkhách hàng có thể khó chịu khi bị đòi tiền gắt gao và cứng rắn, do đó doanh sốtương lai có thể sẽ bị giảm xuống

b Theo dõi khoản phải thu

Để theo dõi các khoản phải thu chúng ta có thể xem xét một số các công

cụ sau:

Các chỉ tiêu về công nợ phải thu

Kỳ thu tiền bình quân

Đây là một công cụ đo lường để hỗ trợ nhà quản lý theo dõi các khoảnphải thu Kỳ thu tiền bình quân là tổng giá trị hàng hoá đã bán cho khách hàngtheo phương thức tín dụng thương mại (tổng giá trị các khoản phải thu) tại mộtthời điêm nào đó, chia cho doanh số bán chịu bình quân mỗi ngày

Kỳ thu tiền = Tổng giá các khoản phải thu

Trang 23

Bình quân Doanh số bán chịu bình quân

Kỳ thu tiền bình quân cho biết một đồng tiền bán hàng trước đó phảimất bao nhiêu ngày mới thu lại được Đây là phương pháp đo lường đơn giản,chịu sự chi phối của hai yếu tố chính là:

Sự đo lường áp dụng đối với doanh số bán hàng trung bình mỗi ngày vàkhông có sự khác biệt về sự phân bố của doanh số bán

Thời kỳ mà doanh số bán mỗi ngày được sử dụng làm cơ sở để tínhtoán Kỳ thu tiền bình quân có độ nhạy rất cao với yếu tố này

Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả

Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ giữa các khoản phải thu so với các khoảnphải trả của doanh nghiệp Nó bằng tổng số nợ phải thu chia cho phải trả

Tỷ lệ các khoản phải thu

Tổng số nợ phải thu Tổng số nợ phải trả

Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ đơn vị bị các tổ chức khác chiếm dụng vốncàng nhiều và ngược lại tỷ lệ này càng nhỏ thì chứng tỏ đơn vị đã sử dụng vốncủa đơn vị khác nhiều

Số vòng luân chuyển các khoản phải thu.

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu Số vòng luânchuyển các khoản phải thu được tính bằng tổng số doanh thu bán chịu thựcchia cho bình quân các khoản phải thu

Số vòng luân chuyển

các khoản phải thu =

Tổng doanh số bán chịu thực Bình quân các khoản phải thu

Qua chỉ tiêu này chúng ta thấy được mức hợp lý của số dư các khoảnphải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ

Nếu phải thu nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và công

Trang 24

ty ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao thì cũng không tốt

vì nó sẽ ảnh hưởng tới khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toánquá chặt chẽ sẽ thu hẹp mạng lưới khách hàng, sẽ có ít khách hàng đáp ứng

được mức yêu cầu tín dụng mà doanh nghiệp đưa ra

Như vậy nhà tài chính sẽ phải phân tích chặt chẽ hơn, kết hợp giữachính sách bán chịu và quản lý các khoản phải thu để tính toán được số vòngluân chuyển các khoản phải thu một cách hợp lý

 Số ngày trung bình để thu các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phải thu ở doanh nghiệp

Số ngày trung bình để thu các khoản phải thu dựa trên hai chỉ tiêu là thời giancủa kỳ phân tích và số vòng luân chuyển các khoản phải thu :

Số ngày tb để thu các

Thời gian của kỳ phân tích

Số vòng luân chuyển các khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho biết để thu hồi được các khoản phải thu thì cần mộtthời gian là bao nhiêu ngày Nếu số ngày để thu được các khoản phải thu lớnhơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi này là chậm

và khi đó công ty cần phải điều chỉnh chính sách cho hợp lý để tránh rủi ro tổnthất nợ phải thu khó đòi

Phân tích tuổi của các khoản phải thu

Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của cáckhoản phải thu, cung cấp cho nhà quản trị sự phân bố về tuổi của các khoảnbán chịu Sự phân tích theo phương pháp này có tác dụng rất hữu hiệu, nhất làkhi các khoản phải thu được xem xét dưới giác độ sự biến động về mặt thờigian Bởi vậy nó có thể tạo ra một phương thức theo dõi hiệu quả đối với cáckhoản phải thu

Trang 25

Tuy nhiên phương pháp này chịu sự chi phối rất mạnh mẽ của doanh sốbán theo mùa-vụ Hay nói cách khác nếu doanh số bán thay đổi thất thường thìbiểu thời gian sẽ cho thấy sự thay đổi rất lớn dù rằng mô hình thanh toánkhông thay đổi.

Mô hình số dư khoản phải thu

Mô hình này khắc phục được nhược điểm của mô hình trên Phương pháp này

đo lường phần doanh số bán chịu của mỗi thángvẫn chưa thu được tiền tại thờiđiểm cuối tháng đó và tại thời điểm kết thúc của tháng tiếp theo

Hạch toán vào sổ sách kế toán

Và công cụ quan trọng nhất để theo dõi các khoản phải thu đó là hạchtoán các khoản phải thu vào sổ sách kế toán Quá trình quản lý công nợ phảithu được nhân viên kế toán theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, theo từngnội dung phải thu phát sinh để đáp ứng nhu cầu thông tin về đối tượng phảithu, nội dung phải thu, tình hình thanh toán và khả năng thu hồi nợ Kế toántổng hợp khoản phải thu của khách hàng sử dụng tài khoản 131 "phải thukhách hàng" Tài khoản này phản ánh số tiền phải thu, đã thu, còn phải thuhoặc số tiền khách hàng ứng trước Kết cấu tài khoản này như sau:

- Bên nợ: Số tiền phải thu của khách hàng

- Bên có: + Số tiền đã thu của khách hàng;

+ Số tiền giảm trừ cho khách hàng do chiết khấu, giảm giá vàbán hàng bị trả lại;

+ Số tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp

- Dư nợ: Số tiền còn phải thu khách hàng hoặc chênh lệch số tiền cònphải thu lớn hơn số tiền khách hàng ứng trước

- Dư có: Số tiền khách hàng hiện đang ứng trước hoặc chênh lệch sốtiền khách hàng ứng trước lớn hơn số tiền còn phải thu khách hàng

Khi các giao dịch mua bán diễn ra, kế toán viên sẽ phản ánh liên tục vào

Trang 26

tài khoản như sau:

* Ghi nợ vào TK131 và ghi có vào các TK đối ứng:

- Khi bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản thu liên quan đến hoạtđộng đầu tư tài chính, thu nhập khác nhưng chưa thu tiền khách hàng

- Khi xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, chưa thu tiền của kháchhàng, kế toán căn cứ vào tỷ giá thực tế phát sinh khi ghi nhận doanh thu

* Ghi nợ vào các TK đối ứng và ghi có vào TK 131 khi có các nghiệp

vụ phát sinh:

- Khi khách hàng thanh toán tiền;

- Các khoản chiết khấu, giảm giá và hàng bị trả lại được giảm nợ chokhách hàng;

- Khi nhận tiền do khách hàng ứng trước tiền mua hàng;

- Khi thanh toán bù trừ giữa khoản phải thu và phải trả cho cùng đốitượng mua hàng

Ngoài TK 131 "phải thu khách hàng", để quản lý các khoản phải thu kếtoán còn phải sử dụng một số các tài khoản phải thu khác như: TK138 "phảithu khác", TK 133 "thuế GTGT được khấu trừ", TK 136 "phải thu khác"

c Tổ chức công tác quản lý thu nợ

Tổ chức công tác quản lý thu nợ theo chính sách thu nợ đã đề ra ở trongchính sách tín dụng của doanh nghiệp Việc thu hồi nợ này nên được giao chonhững người chuyên trách để công việc có hiệu quả hơn

Như vậy công tác quản lý các khoản phải thu sẽ rất khó khăn phức tạpbởi nó liên quan tới rất nhiều yếu tố, nhiều biến số kinh tế Tuy nhiên việcquản lý tốt các khoản phải thu sẽ tránh cho các doanh nghiệp tình trạng phảigiải quyết các khoản phải thu khó đòi Khi xuất hiện các khoản phải thu khóđòi các doanh nghiệp phải nhanh chóng xử lý và việc xử lý các khoản phải thunày em xin được đề cập ở phần sau đây

Trang 27

1.3.2.2 Quản lý phải thu quá hạn của doanh nghiệp (công nợ khó đòi)

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì các quan hệ tín dụngngày càng trở nên đa dạng và phức tạp Sư phát sinh nợ là một yếu tố tất nhiêntrong hoạt động kinh doanh, trong đó bao gồm cả tín dụng ngân hàng và tíndụng thương mại Tình trạng nợ nần và việc kiểm soát nợ cần được nhìn nhận

từ cả hai góc độ: bên cung cấp tín dụng và bên đi vay Nhiều doanh nghiệpđang phải đối mặt với rủi ro tín dụng rất cao, trong đó rủi ro về tổn thất nợ khóđòi là một trong những nhân tố cần được kiểm soát chặt chẽ Trong nhiềutrường hợp tổn thất nợ tồn đọng trong doanh nghiệp gia tăng làm giảm nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp thậm chí có khi dẫn tới nguy cơ phá sản.Chính vì thế mà mục tiêu xử lý nợ tồn đọng trong các doanh nghiệp chủ yếu là

Xoá các khoản nợ khó đòi tránh gây tổn thất nợ khó đòi ảnh hưởng tớitình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

Làm trong sạch hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp;

Giảm bớt chi phí quản lý do phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi để

có thêm một khoản tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh

Việc xử lý nợ khó đòi đó cần phải được tiến hành theo qui trình sau:

Kiểm tra nguyên nhân xuất hiện nợ khó đòi

Công ty có khoản phải thu khó đòi phải tiến hành rà soát lại các khoảnkhó đòi và lên phương án xử lý khoản nợ khó đòi đó Công ty phải xem xét kỹkhoản nợ và các yếu tố xung quanh khoản nợ đó Khoản nợ đó vì sao khóđòi ? Nguyên nhân từ đâu? Từ phía doanh nghiệp hay từ phía đối tác hay dođiều kiện chính sách pháp luật thay đổi?

Nếu nguyên nhân từ phía doanh nghiệp thì cần phải tiến hành xem xétlại các tiêu chuẩn tín dụng của doanh nghiệp, các chính sách bán hàng, thái độlàm việc của nhân viên….Từ đó đưa ra nhưng kiến nghị để chấn chỉnh sao cho

Trang 28

phù hợp và có thể thu hồi được những khoản nợ khó đòi.

Nếu nguyên nhân từ phía khách hàng (thường nguyên nhân từ phíakhách hàng nhiều hơn) thì doanh nghiệp càng cần phải tìm hiểu kỹ nguyênnhân khách hàng không trả tiền là do đâu? Có phải là do khách hàng khôngmuốn trả hay do điều kiện kinh doanh không như mong muốn mà khách hàngkhông thể trả được khoản nợ cho doanh nghiệp? Nếu do khách hàng khôngmuốn trả thì vì sao họ không muốn trả? Vì họ muốn giữ mối quan hệ đối tácvới công ty, vì họ muốn giữ khoản vốn có giá rẻ này để đầu tư vào hàng hoádịch vụ khác hay vì vấn đề đạo đức nghề nghiệp mà họ không muốn trả nợ…Người làm tài chính của công ty cần phải xem xét kỹ nguyên nhân để cónhững biện pháp thu hồi hợp lý Muốn đưa ra những biện pháp thu hồi nợ thìngười quản lý công nợ phải thu phải tiếp xúc với khách hàng, phải đốc thúckhách hàng trả nợ cho công ty, hoặc tuỳ từng hoàn cảnh của khách hàng đểđưa ra những chính sách thu hồi nợ cần thiết Còn nếu do khách hàng khôngthể trả được thì vì sao? Khách hàng đã không trả được thì thường do công tykhách hàng làm ăn thua lỗ, họ không bán được hàng của công ty mình nênchưa thu hồi được tiền để trả nợ Khi đó người làm tài chính cần phân tích khảnăng của khách hàng khi kinh doanh để ra quyết định nên tiếp tục bán chịucho họ để họ tiếp tục kinh doanh thu hồi lại vốn trả nợ cho công ty trongtrường hợp khách hàng có những chính sách mới, thay đổi phương pháp kinhdoanh phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh trong tương lai hay bằngmọi cách thu hồi nợ về nếu xét thấy khách hàng không còn khả năng kinhdoanh tiếp

Người làm tài chính sẽ phải tính đến khả năng khách hàng trả nợ xemkhách hàng trả được bao nhiêu và cả chi phí để thu hồi nợ Nếu chi phí quá lớn

mà khoản thu về lại nhỏ không đáng kể thì công ty phải có biện pháp khác, cóthể xoá nợ cho khách hàng đồng thời hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc sử

Trang 29

dụng một số những biện pháp khác theo đúng chế độ xử lý nợ khó đòi mà Nhànước đã ban hành.

Xây dựng quy trình quản lý

Sau khi xem xét và đốc thúc khách hàng trả nợ nhưng không được thìkhoản nợ đó đã trở thành khoản nợ khó đòi và đến cuối niên độ kế toán, kếtoán viên phải tiến hành trích lập dự phòng cho những khoản nợ của nhữngkhách hàng có khả năng không trả được nợ nhằm xác định đúng giá trị thuầncủa các khoản phải thu trong Báo cáo tài chính và khoản dự phòng đó đượctính vào chi phí kinh doanh Để đi sâu tìm hiểu về qui trình xử lý nợ khó đòichúng ta cần hiểu thế nào là dự phòng nợ phải thu khó đòi? Cách trích lập nhưthế nào? Xử lý các khoản dự phòng ra sao?

 Dự phòng nợ phải thu khó đòi là khoản dự phòng phần giá trị bị tổn thấtcủa các khoản nợ phải thu, có những giấy tờ chứng cứ ghi nhận được là khôngthể thu hồi do đơn vị hoặc người nợ không có khả thanh toán trong năm kếhoạch

 Cách trích lập: theo thông tư 13 của Bộ tài chính

Sau khi đã xác định được khoản phải thu là khoản nợ khó đòi thì doanhnghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của cáckhoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèmtheo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên Kế toán tríchlập dự phòng hạch toán vào tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” Khikhoản nợ quá hạn không thể thu hồi được nữa công ty sẽ phải tiến hành xử lýkhoản nợ đó để làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty Để xử lý kếtoán sẽ lấy khoản dự phòng đã trích lập từ trước bù đắp vào khoản nợ khôngthể thu hồi được đó

Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệpphải theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối đế toán trong thời

Trang 30

hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có biện pháp để thu hồi nợ Nếu thu hồi được

nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ,doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác

Tổ chức công tác xử lý nợ khó đòi

Các khoản nợ sau khi được ghi nhận là khó đòi sẽ được xử lý như sau:

 Bán nợ cho công ty mua bán nợ theo hình thức thoả thuận

Đây là một phương pháp khá mới mẻ trong việc xử lý các khoản nợ khóđòi Tuy nhiên hiện nay, nghiệp vụ mua bán nợ đã bước đầu hình thành và BộTài chính đã thành lập công ty mua bán nợ tồn đọng của doanh nghiệp (còngọi là DATC) theo quyết định 109/2003/QĐ-TTg ngày 5-6-2003 của Thủtướng Chính phủ Trước những khó khăn trong việc xử lý nợ khó đòi thì sự rađời của DATC đã đem lại một hy vọng lớn cho các doanh nghiệp DATC đượcthành lập nhằm mục đích là tạo ra công cụ thích hợp giúp doanh nghiệp xử lýcác khoản nợ và tài sản tồn đọng, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính củacông ty.Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:

- Mua lại các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp đang có nhữngkhoản phải thu khó đòi (bao gồm cả tài sản và quyền sử dụng đất hay nhữngtài sản cố định hữu hình được sử dụng để làm đảm bảo cho các khoản nợ)thông qua hình thức thoả thuận trực tiếp, đấu thầu, đấu giá hoặc theo chỉ địnhcủa Thủ tướng Chính phủ

- Tiếp nhận và xử lý các khoản nợ khó đòi đã được loại trừ không tính vào giátrị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nướcthành các doanh nghiệp cổ phần

- Sau khi tiếp nhận các khoản nợ và tài sản đã mua thì DATC sẽ tiến hành xử

lý các khoản nợ đó đồng thời bán các tài sản đó hay sử dụng các khoản nợ vàtài sản để đầu tư và góp vốn dưới hình thức: góp vốn cổ phần, góp vốn liêndoanh, hợp tác kinh tế giữa các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật

Trang 31

- Tư vấn môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng, bảo quản, sửa chữa và nângcấp tài sản để bán hay cho thuê hoặc đầu tư vào sản xuất kinh doanh, liêndoanh khai thác tài sản.

Với hoạt động của DATC, nó đã tạo ra được nhiều công cụ cho thịtrường tài chính có thể đẩy nhanh sự tuần hoàn của dòng tiền, làm cho thịtrường tài chính không bị ứ đọng vốn mà được chu chuyển nhịp nhàng đem lạilợi ích cho cả doanh nghiệp chủ nợ và doanh nghiệp là khách nợ, từ đó thúcđẩy quá trình phát triển của nền kinh tế Ở nước ta, sau hơn 3 năm hoạt động,đến nay DATC đã tiếp nhận và sử lý nợ của rất nhiều các doanh nghiệp với trịgiá các món nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng

 Dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi để bù đắp

Vào cuối mỗi niên độ kế toán, kế toán công nợ phải tính toán, xem xét cáckhoản nợ phải thu và thẩm định những khoản nợ khó đòi rồi lập dự phòng nợkhó đòi Khi các khoản nợ đó xét thấy là là khoản nợ khó đòi, không thể thuhồi được thì kế toán sẽ trích từ khoản dự phòng phải thu khó đòi để bù đắpkhoản nợ đó theo thông tư 13 của Bộ Tài chính như đã nêu ở trên Khoản trích

đó được tính vào chi phí quản lý kinh doanh

 Hạch toán vào chi phí kinh doanh

Sau khi đã trích từ dự phòng phải thu khó đòi để bù đắp cho khoản nợ khó đòicần xử lý đó thì kế toán sẽ phải hạch toán vào chi phí quản lý kinh doanh

Việc xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng theo phương pháp này sẽgiúp xác định được chính xác giá trị tài sản thực tế của công ty phản ánh đượcđúng khả năng trả nợ của công ty

Đôi khi các doanh nghiệp muốn thu hồi được nợ cần phải sử dụng biệnpháp khởi kiện các doanh nghiệp vay nợ khi các doanh nghiệp vay nợ nàykhông chịu thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn

Trang 32

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc quản lý công nợ

Quản lý công nợ hiệu quả sẽ giảm thiểu các khoản nợ khó đòi, khi xuấthiện các khoản nợ khó đòi thì việc xử lý nợ khó đòi tốt sẽ lành mạnh hoá tìnhhình tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên môi trường hoạt đông kinh doanhkhông phải lúc nào cũng thuận lợi cho doanh nghiệp Có những nhân tố ảnhhưởng rất lớn tới công tác quản lý công nợ phải thu trong doanh nghiệp đặcbiệt là công tác xử lý nợ khó đòi Khi đi vào hoạt động doanh nghiệp nào cũngmong muốn doanh nghiệp mình không có các khoản nợ khó đòi Khi đã xuấthiện nợ khó đòi thì đương nhiên doanh nghiệp đó sẽ phải có những biện pháp

xử lý Nhưng việc xử lý nợ khó đòi không phải là chuyện một sớm một chiều

và không phải là việc đơn giản Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biệnpháp xử lý thật hiệu quả mà không ảnh hưởng tới các mối làm ăn của doanhnghiệp cũng như các khoản doanh thu doanh nghiệp có được khi vẫn giữ đượcnhững mối làm ăn đó Việc xử lý nợ phải thu khó đòi thường phụ thuộc vàocác nhân tố sau:

- Sự phức tạp của nợ khó đòi: Nó là các khoản nợ lòng vòng giữa các tổchức kinh tế với nhau, phát sinh từ lâu và đã quá hạn thanh toán nhiều năm,thiếu hồ sơ tài liệu pháp lý…Các khoản nợ khó đòi đã phải đem ra xử lýthường là các khoản nợ thuộc diện khó đòi (quá hạn từ 2-3 năm trở lên), phátsinh từ nhiều loại quan hệ khác nhau như quan hệ tín dụng hay quan hệ muabán hang hoá, dịch vụ…và chủ yếu là không có tài sản đảm bảo nên việc đánhgiá khả năng thu hồi gặp khó khăn do phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ hợp táccủa bạn hàng trong việc cung cấp thông tin về năng lực tài chính và khả năngtrả nợ Khó khăn ở đây là phần lớn khách nợ không có thái độ hợp tác tích cựchoặc không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho người thẩm định ởdoanh nghiệp nên người xử lý nợ thường thiếu thông tin để đánh giá Điều đólàm tăng độ rủi ro của nợ khó đòi

Trang 33

- Từ doanh nghiệp khách nợ: việc xử lý nợ tồn đọng phụ thuộc rấtnhiều vào thái độ hợp tác của khách nợ Những khách nợ đã để cho các khoảnphải trả của mình quá hạn thanh toán để doanh nghiệp là chủ nợ phải tiến hành

xử lý nợ khó đòi tức là khách nợ đó đã không có khả năng trả nợ hoặc khách

nợ đó không có ý muốn trả nợ nữa để chiếm dụng vốn Chính vì thế mà hyvọng vào sự hợp tác của khách nợ là vô cùng nhỏ kể cả khách nợ là nhữngdoanh nghiệp Nhà nước Do tình hình tài chính khó khăn nên những khách nợnày luôn cố tình tránh gặp các chủ nợ hay các tổ chức xử lý nợ để bàn về việcmua bán, thanh toán nợ Một nguyên nhân nữa khiến các khách nợ này khôngchịu hợp tác là do tâm lý chây ỳ không chịu trả nợ để chờ nhà nước xoá nợ

- Từ phía doanh nghiệp chủ nợ: Xử lý các khoản nợ khó đòithường làm giảm doanh thu của doanh nghiệp hoặc nếu giao bán nợ thì rất khó

để bán được với giá cao vì các khoản nợ này từ lâu đời và rất khó đòi Chính

và thế giao bán nợ với giá thấp sẽ làm doanh nghiệp tổn thất nhiều, số tiềngiao bán nợ đó doanh nghiệp hạch toán vào chi phí kinh doanh làm giảm lợinhuận thu được Vì thế mà các doanh nghiệp thường rất ngại xử lý nợ khó đòi,đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước

- Từ cơ chế của Nhà nước: Nhà nước cần phải đưa ra được cơ chếhợp lý để xử lý nợ khó đòi Nhưng thực tế hiện nay thấy cơ chế của Nhà nướcban hành về việc xử lý nợ vẫn còn nhiều bất cập

Ngoài ra việc xử lý nợ còn chịu ảnh hưởng của các rào cản thông tin tạo

ra những thông tin không cân xứng gây khó khăn cho tổ chức xử lý nợ

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG NỢ PHẢI THU VÀ XỬ LÝ

Trang 34

NỢ KHÓ ĐÒI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX

2.1 Khái quát về công ty cổ phần gas Petrolimex

2.1.1 Giới thiệu về công ty

Tên Công ty:Công ty Cổ phần Gas Petrolimex

Tên tiếng Anh: PETROLIMEX GAS JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt:PGC

Biểu tượng của Công ty:

Vốn điều lệ: 200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ đồng)

Trụ sở chính: Số 775 đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận HoàngMai, Thành phố Hà Nội

Công ty cổ phần gas Petrolimex là một trong những đơn vị hàng đầutrong sản xuất và kinh doanh gas hoá lỏng của Việt Nam Chính thức đi vàohoạt động từ năm 1999 với hoạt động chính là xuất nhập khẩu và kinh doanhgas hoá lỏng, cùng với một số những hoạt động kinh doanh khác công ty đãđạt được doanh thu hàng năm trên 1000 tỷ và đang ngày càng phát triển và mởrộng thị phần trong nước cũng như quốc tế

Trang 35

thương mại và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/1999.

Ngày 31/12/2003, Bộ trưởng Bộ thương mại đã ký quyết định số1669/2003/QĐ-BTM chuyển công ty gas Petrolimex thành công ty cổ phầngas Petrolimex (viết tắt là PGC)

Cho đến nay công ty cổ phần gas Petrolimex đang hoạt động ngày cànghiệu quả và tháng 11/2006 cổ phiếu của công ty cổ phần gas Petrolimex đãchính thức được niêm yết trên sàn giao dich chứng khoán Hà Nội

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện tại gồm: văn phòng Công ty, các Công

ty con, Công ty liên kết, hệ thống các cửa hàng bán lẻ trực thuộc tại Hà Nội,các Trạm sang chiết nạp gas, kho Đức Giang

Văn phòng Công ty: Nơi đặt trụ sở chính của Công ty, có văn phòng

làm việc của Ban Tổng Giám đốc Công ty và các phòng, ban nghiệp vụ gồm:Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Kinh doanh, Phòng Xuất nhập khẩu,Phòng Kế toán tài chính, Phòng Công nghệ đầu tư, Phòng Quản lý kỹ thuật,kho Gas Đức Giang và 15 cửa hàng bán lẻ trực thuộc khối kinh doanh trực tiếpVăn phòng Công ty tại Công ty

Địa chỉ: Số 775 đường Giải Phóng, phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, HàNội

Điện thoại: (84-4) 8641212

Các Công ty con:

Công ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phòng

Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng

Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ

Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn

Trang 36

Công ty TNHH Cơ khí Gas P.M.G

Các Công ty liên kết:

Công ty TNHH Taxi Gas Petrolimex Sài Gòn Trong đó công ty nắm cổ phần chi phối 100% của 4 công ty là công tyTNHH Gas Petrolimex Hải Phòng, công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng,công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ, công ty TNHH Gas Petrolimex SàiGòn ; 51% cổ phần của công ty TNHH Cơ khí Gas P.M.G ; 31,69% cổ phầncủa công ty TNHH Taxi Gas Petrolimex Sài Gòn

Hệ thống các trạm sang chiết nạp gas :

Hiện nay công ty có các trạm sang chiết nạp gas ở các tỉnh như sau :

- Trạm chiết nạp Gas Petrolimex Phú Thọ

- Trạm chiết nạp Gas Petrolimex Ninh Bình

- Trạm chiết nạp Gas Petrolimex Nghệ Tĩnh

- Trạm chiết nạp Gas Petrolimex Quảng Ninh

- Trạm chiết nạp Gas Petrolimex Quảng Bình

- Trạm chiết nạp Gas Petrolimex Thừa Thiên Huế

- Trạm chiết nạp Gas Petrolimex Phú Khánh

- Trạm chiết nạp Gas Petrolimex Bà Rịa Vũng Tàu

- Trạm chiết nạp Gas Petrolimex Tiền Giang

2.1.4 Bộ máy quản lý công ty

Sơ đồ bộ máy quản lý công ty

Công ty TNHH Gas Petrolimex

Đà Nẵng

Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ

Công ty TNHH Taxi Gas SG Petrolimex các phòng ban

Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn

Ngày đăng: 14/03/2016, 14:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. GS.TS. Lê Văn Tư, “Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính” , NXB Tài chính 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính 2005
3. PGS.TS. Phạm Thị Gái, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Giáo dục 2002 Khác
4. TS. Nguyễn Phương Liên, Hướng dẫn kế toán tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Tài chính 2003 Khác
5. PTS. Ngô Thế Chi, Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp, NXB Thống kê_Hà Nội 1995 Khác
6. PGS.TS. Đặng Văn Thanh, PGS. Đoàn Xuân Tiến, Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Tài chính 2004 Khác
7. Nguyễn Văn Nhuận, Kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê 2001 Khác
8. PGS.Ts. Nguyễn Năng Phúc (chủ biên), Phân tích tài chính công ty cổ phần, NXB Tài chính 2005 Khác
9. TS.Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục 2002 Khác
10. TS. Nguyễn Thị Đông, Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, NXB Thống kê 2001 Khác
11. Nghị định số 69/2002/NĐ-CP, Về quản lý và xử lý nợ tồn đọng với doanh nghiệp nhà nước Khác
12. Thông tư số 13/2002/TT-BTM, Hướng dẫn trích lập dự phòng phải thu khó đòi Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w