1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình lịch sử triết học (dành cho sinh viên đh GDCT)

124 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử triết học là một học phần quan trọng trong chương trình môn Triết học Lênin ở các trường đại học và cao đẳng, giúp cho người học nắm được quá trình hình thành, phát t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -

GIÁO TRÌNH

(Lưu hành nội bộ)

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

(Dành cho sinh viên ĐH GDCT)

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hà

Năm 2017

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI 4

1.1 Điều kiện lịch sử và những đặc điểm cơ bản của triết học Trung Quốc cổ, trung đại 4

1.2 Một số trường phái và triết gia tiêu biểu của triết học Trung Quốc cổ, trung đại 5

CHƯƠNG 2 TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI 15

2.1 Điều kiện lịch sử và những đặc điểm cơ bản của triết học Ấn Độ cổ, trung đại 15

2.2 Một số trường phái và triết gia tiêu biểu của triết học Ấn Độ cổ, trung đại 16

CHƯƠNG 3 TRIẾT HỌC HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI 21

3.1 Điều kiện lịch sử và những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại 21

3.2 Một số trường phái và triết gia tiêu biểu của triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại 25

CHƯƠNG 4 TRIẾT HỌC TÂY ÂU TRUNG CỔ 49

4.1 Điều kiện lịch sử và những đặc điểm cơ bản của triết học Tây Âu trung cổ 49

4.2 Một số trường phái và triết gia tiêu biểu của triết học Tây Âu trung cổ 51

CHƯƠNG 5 TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI 61

5.1 Triết học Tây Âu thời kỳ Phục Hưng 61

5.2 Triết học Tây Âu thời kỳ Cận đại 65

CHƯƠNG 6 TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC 82

6.1 Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm chính của triết học cổ điển Đức 82

6.2 Một số trường phái và triết gia tiêu biểu của triết học cổ điển Đức 86

CHƯƠNG 7 TRIẾT HỌC PHI MÁCXÍT HIỆN ĐẠI Ở PHƯƠNG TÂY 103

7.1 Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm cơ bản của triết học phương Tây hiện đại 103

7.2 Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại 105

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử triết học là một học phần quan trọng trong chương trình môn Triết học Lênin ở các trường đại học và cao đẳng, giúp cho người học nắm được quá trình hình thành, phát triển những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của tư duy triết học nhân loại trước khi triết học Mác-Lênin ra đời

Mác-Để phù hợp với sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị, chúng tôi tiến hành biên soạn Tập bài giảng Lịch sử triết học bao gồm 07 chương với nhiệm vụ chủ yếu là giới thiệu một cách đại cương về sự phát triển tư tưởng triết học từ thời cổ đại cho đến hiện đại

Mặc dù đã hệ thống hóa một cách cô động những nội dung cơ bản tuy vậy không thể tránh khỏi những bổ sung và chỉnh sửa Rất mong các đồng nghiệp và sinh viên đóng góp ý kiến để bài giảng hoàn thiện hơn

Quảng Bình, tháng 8 năm 2017

Nguyễn Thị Thanh Hà

Trang 4

CHƯƠNG 1

TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI

(5 tiết)

Khoảng năm 2000 TCN chế độ công xã nguyên thuỷ ở Trung Quốc bắt đầu tan rã Nhà

Hạ - nhà nước Chiếm hữu nô lệ đầu tiên ra đời Khoảng thế kỷ XVII TCN bộ tộc Thương ở hạ lưu Hoàng Hà nổi lên diệt nhà Hạ dựng lên nhà Thương Giai cấp thống trị nhà Thương sống xa hoa bóc lột nhân dân Cuối đời Thương một bộ tộc Chu ở lưu vực sông Vị đã liên kết với những người bị nhà Thương thống trị đem quân đi diệt nhà Thương dựng lên nhà Chu Nhà Chu ra sức

mở mang bờ cõi, bóc lột nhân dân làm cho đời sống nhân dân hết sức cực khổ Nhân dân nổi lên đấu tranh chống lại nhà Chu, các nước chư hầu nhân đó mà nổi lên đánh nhà Chu Từ đó Trung Quốc bước vào thời kỳ hỗn chiến lâu dài gọi là thời Đông Chu hay Xuân Thu - Chiến quốc Đây là thời kỳ xuất hiện các nhà hiền triết lớn

1.1 Điều kiện lịch sử và những đặc điểm cơ bản của triết học Trung Quốc cổ, trung đại

1.1.1 Điều kiện lịch sử ra đời của triết học Trung Quốc cổ, trung đại

Xã hội Trung Hoa cổ đại mà ở đó triết học hình thành và phát triển là xã hội đánh dấu sự tan rã của chế độ nô lệ bắt đầu hình thành các quan hệ xã hội phong kiến phức tạp

Về mặt xã hội thì xã hội Trung Hoa cổ đại được tính từ nhà Hạ cho đến hết thời Xuân Thu - Chiến Quốc (III TCN) vào khoảng thế kỷ VIII TCN đến cuối thế kỷ II TCN Xã hội Trung Hoa có sự phát triển vượt bậc so với thời kỳ trước Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp rất phát triển.Thời kỳ này đã xuất hiện những thành thị thương nghiệp buôn bán xuất nhập nhộn nhịp ở các nước Hàn,Tề, Tần, Sở Thành thị đã có một cơ sở kinh tế tương đối độc lập, từng bước tách ra khỏi chế độ thành thị thị tộc của quý tộc thị tộc thành những đơn vị khu vực của tầng lớp địa chủ mới lên Rõ ràng sự phát triển của sản xuất, kinh tế

đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữu ruộng đất và kết cấu giai tầng của xã hội.Trong xã hội đã có sự phân biệt giữa thành thị nông thôn Thành thị là nơi ở của quý tộc, nông thôn là nơi

ở của người bị nô dịch Sự hình thành, phát triển chế độ sở hữu tất yếu làm nảy sinh một loạt những thế lực chính trị mới Đó là tầng lớp địa chủ mới lên lấn át, mâu thuẫn gay gắt với quí tộc, thị tộc cũ Xã hội ở vào tình trạng rối ren, đảo lộn về giá trị đạo đức, chiến tranh xảy ra liên miên

Trong nước Vua tự xưng là thiên tử, hàng năm buộc các nước chư hầu phải cống nạp sản vật.Các nước chư hầu ra sức bóc lột nhân dân làm cho mâu thuẫn càng thêm gay gắt.Theo sử sách mỗi lần nhà Trịnh cống nạp cho nhà Tấn dùng 100 xe chở lụa và da thú Trăm xe phải ngàn người, dân rất nghèo, thây chết đầy đường Đây cũng là thời kỳ xảy ra các cuộc chiến tranh triền miên Thời xuân thu có 242 năm xảy ra 403 cuộc chiến Đầu Xuân Thu có hàng ngàn nước thì cuối Xuân Thu có hơn 100 nước cuối cùng chỉ còn 3 nước lớn đó là Việt, Ngô, Tần

Trong tình hình đó xuất hiện một loạt các nhà triết học lớn như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Mặc Địch Nhìn chung họ đều đứng trên lập trường của giai cấp mình, tầng lớp mình

mà phê phán, đề ra những biện pháp nhằm ổn định trật tự xã hội quyền lợi thuộc về giai cấp của

họ Lịch sử gọi là thời kỳ "bách gia chư tử"(trăm nhà trăm thầy),"bách gia tranh minh"(trăm nhà

Trang 5

đua tiếng) Chính trong quá trình "tranh minh" đó đã sinh ra những tư tưởng, những nhà hiền triết vĩ đại

Khác với triết học Hy Lạp cổ đại phát triển cực thịnh trong xã hội chiếm hữu nô lệ, triết học Trung Hoa cổ đại xuất hiện và phát triển trong xã hội chiếm hữu nô lệ bắt đầu tan rã Triết học phương Tây lấy thế giới bên ngoài làm đối tượng nghiên cứu, chứng minh nó bằng tư duy

lý luận thì triết học phương Đông lấy chính trị xã hội làm đối tượng nghiên cứu, chiêm nghiệm nội tâm, trầm tư khép kín, thường sử dụng cách nói châm ngôn, ẩn dụ, ngụ ngôn để diễn đạt ý tưởng của mình

Các yếu tố duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình vô thần và hữu thần thường đan xen lẫn nhau.Thực chất của cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học ở Trung Quốc cổ đại

là sự phản ánh tính chất mâu thuẫn về địa vị và lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau Trong các trường phái triết học vừa có sự kế thừa tư tưởng của nhau vừa đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt trên tất cả các mặt của triết học, tạo nên sự sống động trong đời sống tinh thần ở Trung Quốc thời Xuân Thu- Chiến Quốc

Đặc điểm triết học Trung Hoa cổ, trung đại là nhấn mạnh tinh thần nhân văn Các loại tư tưởng triết học liên quan đến con người như triết học nhân sinh, triết học đạo đức, triết học chính trị, triết học lịch sử phát triển, còn triết học tự nhiên có phần mờ nhạt

Chú trọng chính trị đạo đức Suốt mấy ngàn năm lịch sử các triết gia Trung Hoa đều đeo đuổi vương quốc, luân lý đạo đức, họ xem việc thực hành đạo đức như là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của đời sống xã hội

Nhấn mạnh sự thống nhất hài hoà giữa tự nhiên và xã hội Khi nghiên cứu sự vận động của tự nhiên, xã hội và nhân sinh, đa số các nhà triết học Trung Hoa đều nhấn mạnh sự thống nhất hài hoà giữa các mặt đối lập, coi trọng tính thống nhất của các mối liên hệ tương hỗ của các khái niệm, coi việc điều hoà mâu thuẫn là mục tiêu cuối cùng để giải quyết vấn đề như:

“Thiên nhân hợp nhất”, “tri hành hợp nhất”, “tâm vật dung hợp”

Tư duy trực giác là có trong sự cảm nhận hay thể nghiệm Cảm nhận tức là đặt mình giữa đối tượng, tiến hành giao tiếp lý trí, ta và vật ăn khớp, khơi dậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiều trong chốc lát, từ đó nắm bắt bản thể trừu tượng Phương pháp tư duy trực giác đặc biệt coi trọng tác dụng của cái tâm, coi tâm là gốc rễ của nhận thức, “lấy tâm để bao quát vật”

Vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà tư tưởng Trung Hoa cổ đại là những vấn đề thuộc thực tiễn đời sống chính trị xã hội Tuy họ vẫn đứng trên lập trường duy tâm để giải thích và đưa ra biện pháp để giải quyết vấn đề xã hội, nhưng những tư tưởng đó có tác dụng rất lớn, trong việc xác lập một trật tự xã hội theo mô hình chế độ quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo chuẩn mực chính trị-đạo đức phong kiến phương Đông

Triết học Trung Hoa cổ trung đại còn cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những tư tưởng sâu sắc về biến dịch của vũ trụ Âm Dương, Ngũ hành tuy còn nhiều hạn chế nhất định, nhưng đó là những triết lý đặc sắc mang tính chất duy vật biện chứng của người Trung Hoa cổ đại, đã ảnh hưởng to lớn đến thế giới quan triết học sau này của Trung Hoa

1.2 Một số trường phái và triết gia tiêu hiểu của triết học Trung Quốc cổ, trung đại

Trang 6

Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI TCN dưới thời Xuân Thu Người sáng lập là Khổng Tử (551 TCN - 479 TCN) Đến thời Chiến Quốc Nho gia được Mạnh Tử - Tuân Tử hoàn thiện phát triển theo hai xu hướng duy vật và duy tâm Trong đó dòng Nho gia Khổng Mạnh là có ảnh hưởng sâu rộng nhất

* Khổng Tử (551 - 479 TCN), tên là Khâu, tự Trọng Ni, sinh ra ở nước Lỗ, trong một

gia đình quý tộc nhỏ bị sa sút Quê hương nước Lỗ của Khổng Tử là nơi trụ cột, nơi bảo tồn được nhiều di sản văn hoá cũ của nhà Chu Như trên đã nói thời đại của Khổng Tử là thời đại

"vương đạo suy vi","bá đạo lấn át vương đạo", trật tự lễ pháp cũ của nhà Chu đang bị đảo lộn Đứng trên lập trường của bộ phận cấp tiến trong giai cấp quý tộc Chu, ông chủ trương lập lại trật tự kỷ cương của nhà Chu với một nội dung mới cho phù hợp Ông lập ra học thuyết, mở trường dạy học, đi chu du các nơi trong nước tranh luận với các phái khác để tuyên truyền lý tưởng của mình Ông được học trò sau này tôn là "Vạn thế sư biểu" (người thầy của muôn đời) Sau đây là những tư tưởng cơ bản của ông

a Bản thể luận

Khổng Tử ít bàn đến vấn đề về bản thể luận, tuy nhiên trong nghị luận có chỗ ông nói đến

"trời", "mệnh trời" để trình bày ý kiến của mình Do ảnh hưởng của tư tưởng Kinh Dịch,Trời đối với Khổng Tử có chỗ như một quy luật trật tự của vạn vật "Trời có nói gì đâu, bốn mùa vẫn thay đổi, trăm vật vẫn sinh trưởng" Ông thường dạy học trò "cũng như dòng nước chảy, mọi vật đều trôi đi không ngưng nghỉ" Tuy nhiên có khi ông khẳng định: Trời có ý chí "Than ôi! Trời làm mất đạo ta" "Mắc tội với Trời không thể cầu ở đâu mà thoát được" Trời quyết định thành bại trong cuộc sống của con người nên cần phải hiểu trời, phải biết mệnh trời để tránh mọi tai hoạ Quan điểm về bản thể luận của Khổng Tử mang tính nửa vời, không triệt để vừa duy vật vừa duy tâm

b.Con người

Số phận con người

Khi bàn về số phận của con người Khổng Tử cho rằng con người có mệnh, mệnh do Trời phú "Sống chết có mệnh, giàu sang tại trời" Khổng Tử thể hiện rõ thái độ của mình là ủng hộ cho giai cấp thống trị Ông nói "kẻ tiểu nhân làm ruộng đó là việc của họ Theo ông cần yên phận với mệnh trời đã cho, không nên đấu tranh "an bàn nhi lạc"

Mặt khác ông cho rằng: Thiên mệnh không đáng sợ, con người do chính mình tạo ra tài đức số phận của mình

Về tính người

Ông cho rằng tính người do trời phú nên đều gần nhau cả, con người mang tính thiện Nhưng do đâu mà con người có ác có thiện? Vì do hoàn cảnh tác động khác nhau như phong tục, tập quán, thói quen "Tính tương cận tập tương viễn" Ông chủ trương con người cần giáo dục để biết đạo làm người Nhưng vì hạn chế bởi tư tưởng giai cấp nên ông cho rằng: kẻ tiểu nhân có học cũng không biết, người quân tử không học cũng biết

c.Học thuyết chính trị

Học thuyết chính trị xã hội chiếm vị trí chủ đạo triết học Nho giáo Như trên đã nói Khổng

Tử sống vào thời kỳ xã hội loạn lạc, giá trị đạo đức bị đảo lộn Ông mong muốn xây dựng học thuyết chính trị nhằm lập lại trật tự kỷ cương cho xã hội Để thực hiện ý tưởng của mình ông

Trang 7

xây dựng học thuyết Nhân, Lễ, Chính danh Trong học thuyết ông đề cao giá trị đức nhân trong đời sống con người thể hiện qua các nội dung nhân, lễ, chính danh

Nhân là hạt nhân trong học thuyết của Khổng Tử Nhân là nội dung, Lễ là hình thức, còn Chính danh là con đường để đạt đến điều nhân

Nhân là lòng thương người, điều gì mình không muốn thì không nên áp dụng cho người

khác Mình muốn lập thân phải giúp người khác lập thân Mình muốn thành đạt giúp cho người khác thành đạt Người có đức nhân trước phải làm những điều khó sau mới nghĩ đến thu hoạch Người có đức nhân phải có trí có dũng Người có trí không nhầm lẫn, người có dũng không sợ hãi Ông cho rằng, phẩm chất chất phác, tình cảm chân thực là đIều kiện cần thiết để trau dồi đức nhân Những người thích trau chuốt, hình thức khéo nói là ít đức nhân Tuy nhiên, do hạn chế của lập trường giai cấp, học thuyết nhân của Khổng Tử có nội dung giai cấp rõ ràng Ông cho rằng chỉ có người quân tử mới có đức nhân còn kẻ tiểu nhân(người bị trị) không có đức nhân Nghĩa là đạo nhân chỉ là đạo của người quân tử, của giai cấp thống trị

Thời đại Khổng Tử là thời mà theo ông "lễ nhạc hư hỏng", cần phải khôi phục lại lễ Lễ

mà Khổng Tử nói ở đây là lễ nghi, quy phạm đạo đức thời Tây Chu Ông cho rằng do vua không giữ đúng đạo vua, tôi không làm đúng đạo tôi, cha không giữ đúng đạo cha, con không làm đúng đạo con cho nên thiên hạ vô đạo và "thiên hạ đại loạn" Do vậy cần phải lập lại kỷ cương cho vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con để cho thiên hạ hữu đạo, xã hội yên ổn Ông nói "Vấn đề là đặt ra đạo cho thật đúng, sáng nghe đạo mà tối chết cũng cam lòng”

Với lễ của nhà Chu một mặt ông cực đoan bảo thủ giữ lại những hình thức cũ, một mặt ông đưa vào những nội dung mới cho phù hợp với tình hình mới

Ông kịch liệt phản đối sự đấu tranh dù là quần chúng nghèo khổ vùng lên hay giữ giai cấp thống trọ với nhau Ông nói: "ưa dùng vũ lực, chán ghét cảnh nghèo là mầm mống của loạn Người quân tử phải vô sở vô tranh tức không có cái gì đáng phải tranh giành Để xoa dịu và điều hoà mâu thuẫn giai cấp ông tuyên truyền an bần nhi lạc (nghèo mà vui) và chủ trương tác dụng của lễ là lấy hoà làm quý Ông khuyên người dưới an phận, không oán trách, ông cũng yêu cầu người trên phải tôn trọng người dưới (Bước ra cửa lúc nào cũng phải chỉnh tề như gặp người khách quý, sai khiến dân một việc gì cũng phải thận trọng) Người có đức nhân phải là người biết tôn trọng nguyên tắc lễ nghĩa Lễ là cơ sở của mọi hành động Ai làm trái với điều lễ

là không có đức nhân Khi thực lễ phải thành kính Ông nói: "Ngày nay người ta gọi nuôi nấng săn sóc cha mẹ là thờ cha mẹ, nhưng đối với chó ngựa người ta cũng chăm sóc nuôi nấng nó Nếu như đối với cha mẹ mà không thành kính thì sự săn sóc đối với cha mẹ có khác gì việc săn sóc nuôi nấng chó ngựa”

Tính hai mặt bảo thủ và tiến bộ của Khổng Tử thể hiện rõ trong tư tưởng thân thân tức thương yêu người thân và thượng hiền tức tôn trọng người hiền tài Chế độ nhà Chu là chế độ Tông pháp, lấy quan hệ huyết thống làm cơ sở, mỗi cá nhân phải toàn tâm toàn ý vì quyền lợi của tông tộc phục vụ Khổng Tử theo nhà Chu nên tư tưởng yêu thương người thân bám rất chắc trong tư tưởng của ông Mặt khác, tư tưởng tôn trọng người hiền tài của Khổng Tử cũng khá rõ nét, mang nhiều ý nghĩa tích cực Ông chủ trương quốc gia nên dùng người hiền tài, không kể người thân hay không thân, nếu thấy người tài giỏi hơn mình là phải nhường không nhường là ăn cắp địa vị

Trong mối quan hệ giữa con người với con người cần thực hiện đúng chức danh của mình Không cửa quyền, không lấy chức danh của người khác, danh phải chính, ngôn phải

Trang 8

thuận Biểu hiện của chính danh là tam cương (ba mối quan hệ rường cột trong xã hội: vua tôi, cha con, chồng vợ), ngũ thường (năm mối quan hệ trong xã hội: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh

em, bạn hữu) Trong đó ông nhấn mạnh đến quan hệ vua tôi, cha con

Như trên đã nói, Khổng Tử chống lại việc duy trì ngôi vua theo huyết thống, chủ trương

sử dụng người hiền tài, rộng lượng với kẻ cộng sự Ông nói: Nhà cầm quyền phải thực hiện được ba điều, đó là bảo đảm đủ lương thực, xây dựng lực lượng binh lực đủ mạnh, tạo lòng tin của dân đối với mình Nếu không thực hiện được thì phải nhường ngôi lại cho người khác tài giỏi hơn mình Về mối quan hệ cha con, Khổng Tử lấy chữ hiếu làm đầu, con cái phải thành kính với cha mẹ

Trong xã hội loạn lạc ông kêu gọi vua cho ra vua, cha cho ra cha, con cho ra con đó là điều đáng trân trọng Bỏ qua những hạn chế về mặt giai cấp thì nội dung nhân, lễ, chính danh là

sự kết tinh rực rỡ nhất trong triết học của Khổng Tử

* Mạnh Tử kế thừa, phát triển học thuyết của Khổng Tử một cách chính diện,

nhưng thực chất đã khuyếch đại những mặt hạn chế trong tư tưởng của Khổng Tử

Mạnh Tử cũng cho rằng con người có tính thiện, là con người cần phải có nhân, lễ, nghĩa, trí, tín Ông nói rằng: “Không học sẽ bị cái ngu muội, cái lầm lạc làm biến chất Để trở thành người có nhân phải học” Mục đích cao nhất của nhận thức là nhận thức về triều đình, tham gia vào các công việc xã hội Mệnh trời chi phối cuộc sống của con người Ông nói rằng vạn vật đều có ở trong ta Theo ông con người không cần nghiên cứu về thế giới tự nhiên mà chỉ cần chiêm nghiệm nội tâm là đủ vì vạn vật đã hội đủ trong con người Đây là tư tưởng duy tâm, phản tiến bộ của ông

Điểm tiến bộ nhất trong tư tưởng của ông đó là tư tưởng vì dân, thân dân Ông nói:

"Trong xã tắc cái đáng quý nhất là dân, kế đến là xã tắc, còn vua là thường Vua và chư hầu làm hại cho xã tắc thì thay ông vua khác"

Tuân Tử kế thừa và phát triển học thuyết của Khổng Tử trên thiên hướng duy vật Ông

khẳng định: "Thiên - địa - nhân là ba bộ phận cấu thành của vũ trụ Mỗi lĩnh vực có chức năng riêng Trời có 4 mùa, đất có sản vật, người có văn tri" Con người không bị sự chi phối của Trời, sự biến hoá của vạn vật diễn ra một cách tự nhiên Ông nói: “Không phải vì người ta ghét giá lạnh mà trời từ bỏ mùa đông, không phải người ta ngại xa xôi mà đất trời rút hẹp bề mặt lại."

Con người của triết học Khổng, Mạnh là nạn nhân của số phận, thiên mệnh, còn con người của triết học Tuân Tử vượt lên số phận Ông cho rằng bản chất của con người là ác nên nhà vua phải dùng phát luật để cai trị Tư tưởng này đặt nền móng cho quan điểm pháp trị của Hàn Phi Tử sau này

Tóm lại, tư tưởng triết học của phái Nho gia biểu hiện sự mâu thuẫn về tư tưởng, đan xen giữa tư tưởng tiến bộ và lạc hậu Chưa nhận thức được nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế xã hội mà chỉ tìm hiểu ở tính người do đó biện pháp mà trường phái Nho gia đặt ra nhằm trị yên đất nước mang tính duy tâm, cải lương

Lão Tử được xem là người sáng lập Đạo gia hay còn gọi là ông tổ của Đạo gia Cuộc đời của ông được người đời viết lại mang nhiều huyền thoại Theo sử ký của Tư Mã Thiên thì Lão

Trang 9

Ông đọc nhiều, đi nhiều, hiểu biết rộng song thích sống ẩn dật Toàn bộ tư tưởng của ông được trình bày ngắn gọn trong cuốn "Đạo đức kinh"

Tư tưởng cốt lõi của đạo gia gồm: Tư tưởng về đạo, tư tưởng về phép biện chứng, học thuyết vô vi (hay những vấn đề về đạo đức, nhân sinh)

Đạo gia là một trào lưu triết học lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc Nó ảnh hưởng sâu sắc không chỉ trong đời sống tinh thần của người dân Trung Quốc mà cả truyền thống văn hoá của hầu hết các dân tộc Châu Á

a Bản thể luận (tư tưởng về đạo)

Tư tưởng về đạo đóng vai trò chủ đạo trong triết học Lão Tử Nó là nền tảng của mọi vấn

đề khác, chi phối toàn bộ học thuyết của ông

Bản chất của Đạo theo Lão Tử có hai thuộc tính tự nhiên, thuần phác trống không Lão

Tử nói "Đạo pháp tự nhiên" Tính tự nhiên của đạo được hiểu như là tính khách quan, vốn như thế không phụ thuộc vào ý thức con người Tính tự nhiên khách quan của Đạo không thể hiểu như khái niệm tồn tại khách quan trong triết học phương Tây Đạo chứa đựng cái tồn tại và không tồn tại, nó chứa đựng tất cả thần linh, thượng đế cũng từ đạo mà ra

Tính chất của Đạo là trống không Bản chất của vũ trụ là khoảng trống vô tậnvà vĩnh cửu, nó là cái đầu tiên sinh ra vạn vật Nó là nội dung quan trọng nhất của phạm trù Đạo giống như vật chất có thuộc tính là tồn tại khách quan vậy

Với hai thuộc tính trống rỗng và tất yếu khách quan ta thấy phạm trù Đạo đã đạt đến trình độ tư duy trừu tượng cao, tuy nhiên chưa thoát khỏi tính trực quan cảm tính nên dừng lại thuộc tính trống rỗng

Tóm lại, Đạo của Lão Tử gồm những nội dung sau:

Đạo là bản nguyên của mọi hiện hữu, mọi sự vật hiện tượng từ đạo mà ra (đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật) Cũng có nghĩa đạo sinh ra tất cả, tất cả có thể qui về Đạo

Đạo là cái vô hình, hiện hữu là cái có, song đạo và hiện hữu không tách rời mà đạo như

là bản chất của hiện hữu, hiện hữu là biểu hiện của đạo, đạo là sự thống nhất giữa cái hiện hữu

và cái vô danh

Đạo là nguyên lý vận hành của mọi hiện hữu (đạo pháp tự nhiên) như là quy luật khách quan của tự nhiên

b.Tư tưởng biện chứng

Tư tưởng biện chứng của Lão Tử thực chất là sự phát triển tư tưởng về sự biến dịch trong kinh dịch Theo ông mọi hiện hữu đều biến dịch, sự biến dịch theo hai nguyên tắc bình quân và phản phục

Luật quân bình là luôn giữ cho sự vật vận động được, không có cái gì thái quá hay thiên lệch "Cái gì khuyết ắt được tràn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng" Luật phản phục là cái gì phát triển đến tột đỉnh thì sẽ đối lập với nó Nghĩa là vạn vật biến hoá nối tiếp nhau theo một vòng tuần hoàn đều đặn (Cân bằng quay trở về trạng thái ban đầu) Phản phục còn có nghĩa là quay trở về với đạo,tự nhiên vô vi trở về với bản tính tự nhiên của mình Tư tưởng phản phục nói lên nguyên lý vận hành phi phát triển của hiện hữu, không nhấn mạnh đấu tranh và giải quyết mâu thuẫn

Trang 10

Các mặt đối lập là một thể thống nhất quy định ràng buộc lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau "đẹp có xấu, dài ngắn tựa vào nhau, hoạ là chỗ tựa của phúc, phúc là nơi ẩn của hoạ"

Ta thấy ông đã vạch ra được mối quan hệ biện chứng giữa các mặt đối lập chính là nguồn gốc của sự vạn động và biến đổi Các mặt đối lập đó tự chuyển hoá cho nhau Theo ông một sự vật trong một chu kỳ phát triển đến cực điểm chúng sẽ chuyển thành mặt đối lập với chính nó."Gió

to không thể thổi suốt buổi mai, mưa lớn không mưa suốt ngày" Xu hướng phát triển của Lão

Tử không theo hướng đi lên mà theo vòng tuần hoàn của luật phản phục Ông không chủ trương giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh mà lấy sự chuyển hoá điều hoà theo luật quân bình Đây là chỗ hạn chế trong tư tưởng của ông Phép biện chứng trong triết học của Lão Tử còn mang tính chất phác, trực quan cảm tính song ông đã trình bày một cách cô đọng, sâu sắc về vận động, mâu thuẫn

c.Tư tưởng về đạo vô vi (chính trị - xã hội )

Quan điểm vô vi của Lão Tử xét cho cùng là những vấn đề đạo đức nhân sinh, chính trị

xã hội Mặc dù Lão Tử đề cao mặt tự nhiên của con người, phủ nhận mặt xã hội nhưng quan điểm vô vi của Lão Tử biểu hiện sâu sắc nghệ thuật sống, thái độ của con người đối với thời cuộc Đây là chỗ tập trung giá trị nhân văn trong triết học của ông

Vô vi không phải là thụ động, bất động hay không hành động gì mà vô vi có nghĩa là hành động theo bản tính tự nhiên của đạo, sống với cái vốn có tự nhiên mộc mạc, không hành động giả tạo trái với tự nhiên Nó còn có nghĩa là bảo vệ gìn giữ bản tính tự nhiên của mình và của vạn vật

Ông chủ trương từ bỏ những gì trái với tự nhiên, cần trị nước bằng đạo vô vi nghĩa là đưa

xã hội loài người trở về trạng thái tự nhiên nguyên thuỷ, không ham muốn không dục vọng Ông đề cao những đức tính từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, từ bỏ những chuẩn mực đạo đức, lễ nghi, xa lánh mọi kỹ xảo công nghệ Ông lên án chiến tranh, mơ ước một xã hội đại đồng theo

mô hình xã hội cộng đồng nguyên thuỷ Ông mơ ước đến một xã hội nước nhỏ dân ít "Mọi người đều vui vẻ ăn ngon mặc đẹp, hai nước láng giềng cùng trông thấy nhau, nghe tiếng gà gáy, chó sủa của nhau"

Trang Tử, Dương Chu là người tiếp nối học thuyết Lão Tử

Trung tâm của học thuyết Dương Chu là thuyết vị ngã Ông chủ trương con người hãy sống vì mình, phải biết bảo tồn sự sống của mình Ông đòi hỏi con người phải được tự do cá nhân, quyền được sống cho mình và được thoả mãn nhu cầu tự nhiên Ông là người tiên phong trong phong trào chống áp bức, sự hà khắc của xã hội phong kiến dưới thời ông Đây là một cống hiến có giá trị

Trang Tử đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng biện chứng của Lão Tử nhưng thực chất đã đẩy

tư tưởng đó tới chỗ hoài nghi thần bí Ông cho rằng đạo là một thể thần bí hư không, không tồn tại Mỗi người đều có bản tính tự nhiên của mình không ai giống ai Mỗi người đều có phải có trái, có tốt có xấu Do đó không có chuẩn mực thiện ác để phân biệt phải trái, phải trái đều như nhau

Những tư tưởng đó đã phản ánh sự mục nát suy tàn của hình thái ý thức quý tộc chủ nô, tâm lý sợ sệt trước cuộc đấu tranh diễn ra tàn khốc

1.2.3 Trường phái triết học Mặc gia

Trang 11

Người sáng lập là Mặc Tử (Mặc địch) (479-381 TCN) Mặc Tử và các môn đệ là những người phu dịch, lớp dưới của xã hội Đả kích Nho gia, muốn tranh chấp địa vị của Nho gia trên trường chính trị

a Thuyết phi thiên mệnh

Trong triết học của mình Mặc Tử chống lại thuyết thiên mệnh của Khổng Tử.Tư tưởng trung tâm của triết học Mặc gia là quan niệm về "phi thiên mệnh" Mặc Tử nói: "Do tin vào định mệnh nên Nho gia làm cho người trên an phận không lo đến việc chính trị, kẻ dưới sinh ra

ỷ lại, biếng nhác không làm chủ được bản thân mình" Mặc Tử không tin vào số mệnh, theo ông thì sự giàu, nghèo, thọ, yểu không phải do định mệnh của Trời mà do Người Nếu người ta nỗ lực làm việc tiết kiệm tiền của thì ắt giàu có, tránh được nghèo đói, khác với quan điểm Thiên Mệnh có tính thần bí của Nho giáo dòng Khổng Mạnh

Không thừa nhận thuyết thiên mệnh, song Mặc Tử lại đưa ra thế giới quan duy tâm tôn giáo cho rằng trời thượng đế sắp đặt tất cả Trời là đấng anh minh có ý chí, có nhân cách và quyền tối cao Trời luôn yêu thương và làm lợi cho tất cả không phân biệt trên dưới hèn sang Trời luôn công minh biết thưởng người hiền và trừng trị kẻ ác Ngoài ra Mặc Tử tin có quỷ thần, quỷ thần là một thế lực đầy quyền uy, linh thiêng giám sát chặt chẽ mọi việc con người làm để khen thưởng và trừng phạt công minh

b.Nhận thức luận

Mặc Tử coi trọng vai trò của kinh nghiệm cảm giác và thấy được vai trò của thực tiễn

trong quá trình nhận thức Ông quá đề cao vai trò của cảm giác cho rằng ức tưởng của con người cũng là cảm giác đúng đắn và lấy đó để chứng minh cho sự tồn tại của quỷ thần

Ông đưa ra học thuyết Tam biểu mang tính cách là một thuyết về nhận thức, có xu

hướng duy vật Tam biểu là ba nguyên tắc để xác lập một phán đoán đúng Học thuyết Tam biểu mang tính cách là một học thuyết về nhận thức có xu hướng duy vật, cảm giác luận Đề cao vai trò kinh nghiệm, là bằng chứng chân xác của nhận thức

c Chính trị xã hội

Xuất phát từ lập trường của người lao động ông đưa ra thuyết Kiêm ái Kiêm là bao gồm,

cái chung Aí là yêu, lòng yêu thương con người Kiêm ái là yêu thương hết thảy con người không phân biệt trên dưới hèn sang, yêu người như yêu mình Ông phê phán quan điểm của Khổng Tử về sự phân biệt thứ bậc thân sơ trong học thuyết nhân Theo ông con người cần phải yêu thương lân nhau không phân biệt thứ bậc thân sơ Ông mong ước có một xã hội hoà đồng, dân ít, mọi người đều yêu thương kính trọng lẫn nhau Ông lên án chiến tranh, xem nguyên nhân của chiến tranh tội ác là do con người không có tình yêu thương lẫn nhau Ông nói: "Yêu thương mẹ người như mẹ mình, coi của cải của người khác như của cải của mình, coi người nước người như người nước mình thì làm gì có nạn trộm cắp, chiến tranh" Quan điểm này đã thể hiện Mặc Tử là một người giàu lòng nhân ái, tràn đầy tình yêu thương đồng loại Đồng thời thể hiện một khát vọng sống đẹp của tầng lớp lao động nghèo khổ, lương thiện trong xã hội đầy bất công, tội ác.Trong điều kiện lịch sử như vậy nên tư tưởng của ông không có tính thực thi

Khi bàn về nguồn gốc của nhà nước Mặc Tử cho rằng đó là do ý trời, quỷ thần Ý trời bao gồm yêu và làm lợi cho tất cả mọi người như nhau Nhà nước và kẻ thống trị thay mặt trời quán xuyến mọi hành vi con người, có thưởng phạt công minh Ông chủ trương sử dụng người hiền tài phản đối truyền thống cha truyền con nối Phái Mặc gia hậu kỳ chủ yếu phát triển trên phương diện nhận thức luận

Trang 12

1.2.4 Trường phái triết học Pháp gia

Người sáng lập là Hàn Phi Tử (280 - 233 TCN) Những tư tưởng Pháp gia có từ trước nhưng ông được coi là người tiền bối sáng lập ra phái Pháp gia Tư tưởng pháp trị của ông góp phần vào việc thống nhất quốc gia thời Tần Thuỷ Hoàng

Phái Pháp gia chú trọng vào những tư tưởng chính trị xã hội và đề cao phép trị quốc bằng luật pháp Pháp trị của Hàn Phi Tử dựa trên những luận cứ triết học cơ bản sau đây:

+ Thừa nhận tính khách quan và uy lực của những lực lượng khách quan mà ông gọi là

Lý Đó là cái chi phối quyết định mọi sự vận động của tự nhiên và xã hội

+ Thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội Do đó không thể có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội Động lực của sự thay đổi xã hội: dân số, của cải xã hội

- Về tính người: Bản tính con người vốn ác, tức tính cá nhân vụ lợi, luôn có xu hướng lợi mình hại người Trên cơ sở đó Hàn Phi Tử đề ra học thuyết Pháp trị tức cai trị xã hội bằng luật pháp

Cần thiết phải cai trị xã hội bằng luật pháp Ông phản đối phép trị nước của Nho gia coi trọng nhân trị và Vô vi trị của phái Lão gia

Phép trị quốc phải thay đổi tùy theo từng điều kiện thay đổi của xã hội Tức là phải căn

cứ vào hoàn cảnh cụ thể của trình trạng xã hội mà để ra phép tắc điều luật không nên lệ cổ, hoài

cổ

Phép trị quốc của Hàn Phi Tử bao gồm 3 yếu tố: Pháp, Thế, Thuật

Pháp: Là những quy định, những luật lệ, hiến lệnh, là thể chế tổ chức chính trị xã hội, tức nó là những tiêu chuẩn khách quan, tất định để người ta có thể căn cứ vào đó mà luận công tội, phải trái, đúng, sai Pháp phải được xác định rõ ràng minh bạch, dựa vào "Lý"

Thế: Quyền thế của kẻ làm chúa, kẻ thống trị, nắm lấy quyền giết hại hay khen thưởng Hay nói cách khác, thế là thế lực của kẻ cầm đầu tổ chức chính trị xã hội Địa vị đó phải được coi à độc tôn gọi là tôn quân quyền Có như vậy Thuật mới được thực thi, Pháp được tôn trọng

Thuật: Có thế lại phải có thuật mới trị được quốc Thuật là phương pháp thủ, mưu lược trong việc điều khiển công việc chính trị xã hội Thuật có nghĩa là thủ đoạn của người dùng Pháp (pháp như trời nghĩa là không thể trái, còn thuật như quỷ, tức biến báo khôn lường không thể dò xét) Theo Hàn Phi Tử Thuật còn có tác dụng chọn người tài giỏi nắm địa vị lãnh đạo xã hội vì nhờ thuật mà xác định được cái thực chứ không phải cái danh

1.2.5 Học thuyết Âm Dương-Ngũ Hành

Những tư tưởng triết lý về Âm dương-Ngũ Hành đã được lưu truyền từ trước thời Xuân Thu - Chiến Quốc Về mặt lịch sử tác giả của thuyết Âm dương - Ngũ hành chưa được làm sáng tỏ.Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, những tư tưởng về Âm dương - Ngũ hành đạt tới mức là một

hệ thống

Âm dương: Biện giải nguyên nhân của biến dịch

Ngũ hành: Biện giải về cấu trúc vạn vật từ những yếu tố vận chất đầu tiên

Tư tưởng triết học của phái Âm Dương:

Trang 13

Âm Dương, Ngũ hành là hai phạm trù quan trọng trong tư tưởng triết học Trung Hoa, là khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa đối với sự biến hoá của vũ trụ Việc sử dụng hai phạm trù Âm Dương, Ngũ hành đánh dấu bước tiến bộ tư duy khoa học đầu tiên nhằm thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng do các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống đem lại Đó

là cội nguồn về tư tưởng duy vật và biện chứng trong tư tưởng triết học Trung Hoa

Triết lý Âm Dương đi sâu vào sự suy tư về nguyên lí vận hành đầu tiên phổ biến của vạn vật Đó là sự tương tác của hai thế lực đối lập nhau: Âm - Dương Âm và dương vừa đối lập vừa thống nhất với nhau trong vạn vật, là động lực của mọi sự vận động, phát triển, là khởi nguyên của mọi sinh thành biến hoá

Âm là một phạm trù rộng, khái quát thuộc tính phổ biến của vạn vật như: Nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, phía phải, số chẵn (2, 4, 6 ) Dương là phạm trù đối lập với Âm như Cương, cường, sáng, khô, phía trái, số lẻ (1, 3, 5 )

Âm Dương không tồn tại biệt lập mà quan hệ biện chứng với nhau Tư tưởng ấy được xác định bởi ba nguyên lý căn bản sau:

+ Thứ nhất Âm Dương thống nhất trong Thái cực Thái Cực là nguyên lý thống nhất của

Âm Dương Nguyên lý này nói lên tính toàn vẹn chỉnh thể cân bằng của cái đa dạng

+ Thứ hai trong dương có âm, trong âm có dương Nguyên lý này nói lên khả năng biến đổi âm dương đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực

+ Thứ ba Dương tiến đến đâu, Âm lùi đến đó Âm thịnh, dương suy

Để giải thích từ cái duy nhất đến cái đa dạng, phong phú của vạn vạt phái Âm Dương đưa ra logic nhất định

- Thái Cực sinh lưỡng nghi (Âm Dương)

- Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng (Thái Dương - Thiếu Âm - Thiếu Dương - Thái Âm).Tứ tượng sinh bát quái (Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài) Bát quái sinh ra vạn vật

Tư tưởng triết học của Ngũ Hành

Khởi nguyên của vũ trụ, vạn vật: (5 yếu tố) Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ

Kim: Tượng trưng cho tính chất trắng, khô, cay phía tây

Mộc: Xanh, chua, phía đông

Thuỷ: Đen, mặn, phía bắc

Hoả: Đỏ, đắng, phía nam

Trang 14

Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thuỷ, thuỷ khắc hoả, hoả khắc kim

Tóm lại, giá trị lớn nhất về mặt triết học của thuyết âm dương, ngũ hành là ở chỗ nó hướng tới sự suy tư của con người về những yếu tố khởi nguyên của vạn vật, về cội nguồn đầu tiên của vận động, từ đó đưa ra cái nhìn mang tính chất biến dịch của vạn vật trong vũ trụ Tuy nhiên thuyết Âm dương Ngũ hành không đề cập đến quan điểm phát triển, nó đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh cân bằng (cân bằng Âm Dương, cân bằng Ngũ Hành) của vạn vật do đó không đưa ra được những nguyên lý của sự phát triển- trung tâm của phép biện chứng với tư cách là học thuyết về sự phát triển

Trang 15

CHƯƠNG 2 TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI

cổ đại chuyển từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ chiếm hữu nô lệ Thời kỳ này nông nghiệp, thương nghiệp của Ấn Độ rất phát triển, thành phố xây dựng có quy hoạch, có cửa hiệu,

có chợ búa, có giếng nước và hệ thống tiêu nước

Về văn hoá và khoa học của Ấn Độ cổ đại cũng rất phát triển, đây là thời kỳ của văn hoá Vệ

Đà Người Ấn Độ cổ đại đã biết quả đất tròn, biết làm lịch, một năm có 12 tháng, một tháng có

30 ngày Đặc biệt người Ấn Độ đã biết phát minh ra chữ số 0 và tính được số pi

Đặc điểm lớn nhất ảnh hưởng đến toàn bộ các mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hoá là

sự tồn tại dai dẳng của chế độ công xã nông thôn Trong xã hội chia thành 4 đẳng cấp lớn:

 Tăng lữ (miệng thần) đây là đấng tối cao có quyền sai khiến

 Quí tộc (tay thần) đây là đẳng cấp của vua chúa, võ sĩ chuyên chinh chiến và giữ gìn an ninh

 Bình dân (bắp vế của thần) đây là đẳng cấp của thương nhân, đIền chủ và thường dân

 Cùng đinh, nô lệ (chân của thần) đây là đẳng cấp của tôi tớ, nô lệ

Ngoài ra có tầng lớp pa-ri-a bị coi là dơ bẩn, thấp hèn nhất đứng ngoài lề các đẳng cấp khác Sự phân chia đẳng cấp đó làm phức tạp thêm các quan hệ xã hội Làn sóng chống lại giai cấp thống trị ngày càng dấy lên mạnh mẽ

Tôn giáo bao trùm trong đời sống xã hội Con người sống nặng về tâm linh, thờ cúng nhiều thần để tìm đường thoát tục Đây cũng là một nét đặc thù của triết học Ấn Độ cổ đại Tất cả những nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học trên đây là những tiền đề cho sự nẩy sinh và phát triển của các tư tưởng triết học Ấn Độ thời cổ đại

Qúa trình hình thành và phát triển triết học Ấn độ chia thành ba thời kỳ:

+ Thời kỳ Vê đa

Là thời kỳ tiền sử của triết học ấn độ cổ đại

Con người quan niệm về thế giới bằng các biểu tượng huyền thoại, đa thần Thể hiện trong tác phẩm là kinh Vê đa và Upannisad

Kinh Vê Đa là bộ kinh cổ nhất của Ấn Độ và nhân loại Nó là sản phẩm của nhân dân Ấn

Độ bằng con đường truyền miệng Chủ yếu là những bài văn, bài thơ

Trên cơ sở quan niệm của kinh Vê đa mà Vê đa giáo đã ra đời Đây là hình thức tôn giáo cổ của Ấn Độ

Trang 16

Upannisad là bộ kinh bình chú kinh Vêda, vừa mang tính tôn giáo vừa mang tính triết học

Nó nêu lên những câu hỏi về thế giới như nguồn gốc thế giới do đâu? Con người cần sống như thé nào để được hưởng cuộc sống hạnh phúc…

b Thời kỳ cổ điển

Đây là thời kỳ phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, có nhiều trường phái triết học đối lập ra đời

c Thời kỳ hồi giáo

Từ thế kỷ thứ VII, Ấn Độ bị chia thành các vương quốc nhỏ, thôn tính lẫn nhau Các tác phẩm triết học bị đốt và mất đi rất nhiều trong thời kỳ này Lợi dụng tình hình rối ren của xã hội

Ấn Độ lúc bấy giờ quân Ả Rập xâm chiếm Ấn Độ và du nhập đạo Hồi nên gọi là thời kỳ Hồi giáo Đây là thời kỳ phong kiến suy tàn ở Ấn Độ cổ đại

Triết học tôn giáo chịu ảnh hưởng lớn bởi các tư tưởng tôn giáo Trừ trường phái Lokayata, các trường phái khác đều là sự thống nhất giữa tư tưởng triết học và tư tưởng tôn giáo Ngay cả hai trường phái Janna và Phật giáo tuyên bố đoạn tuyệt với tôn giáo (truyền thống văn hóa Vêdda) nhưng trong thực tế vẫn không thể vượt qua Tuy nhiên, tính tôn giáo của Ấn

Độ có xu hướng hướng nội chứ không hướng ngoại như phương Tây đó là sự trở về của tâm linh nhằm đạt tới sự giải thoát

Triết học Ấn Độ đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề nhưng bản thể luận bàn đến nhiều hơn Duy vật và duy tâm, nhất nguyên nhị nguyên đan xen hòa quyện nhau, thể hiện sự đa dạng và phong phú trong tư duy người Ấn Độ cổ

2.2 Một số trường phái và triết gia tiêu biểu của triết học Ấn Độ cổ đại

Triết học Ấn Độ bắt nguồn từ kinh Vêđa

Chínhthống

(công nhận tính đúng đắn của Vê đa, tin

vào thế giới bên kia)

Khôngchínhthống (chống lại kinh Vê đa, không tin vào thế giới bên kia)

Mimansà, Veđànta, Samkhuya, Yoga,

Nỳaya, Vaisêsika

Lôkayata Phật giáo Jaina giáo

2.2.1 Những trường phái triết học chính thống

a Trường phái Mimansa

Mimansa là một trường phái triết học chính thống của triết học Ấn Độ cổ đại ra đời vào

Trang 17

Mục đích của trường phái triết học này là nhằm chú giải, diễn tả những phương pháp cúng bái lễ nghi tế lễ và thực hiện các chứng năng, bổn phận cụ thể của mỗi người trong xã hội

Về mặt triết học trường phái này dựa vào những tư tưởng triết học, tôn giáo của kinh Vêđa

và Upanisad Tức thừa nhận nguyên lí tối cao là tinh thần thế giới vô ngã - linh hồn cơ thể của mỗi cá nhân là sự hiện thân của tinh thần thế giới vô ngã đó

Về triết lý nhân sinh phái này cho rằng mục tiêu của con người là sự hoà đồng giữa linh hồn

cá nhân với tinh thần thế giới vô ngã nhờ việc duy trì đúng đắn các nghi lễ đạo đức tôn giáo Họ khuyên con người nên thực hiện đúng các lễ nghi tôn giáo để được hưởng cuộc sống hạnh phúc khi về thế giới bên kia

b Trường phái Vêđanta

Trường phái Vêđanta ra đời từ phong trào biên soạn chú giải thánh kinh Vêđa, Upanisad.Tư tưởng của phái này giống tư tưởng của phái Mimansa là đều dựa vào kinh Vêđa, Upanisad Chỉ

có khácở chỗ là Mimansa thiên về giải thích nghi lễ của Vêđa Còn Vêđanta lý giải, chứng minh cho sự tồn tại của tinh thần thế giới Bratman trong Upanishad

Trường phái Vêđanta phủ nhận sự tồn tại của thế giới vật chất, hình ảnh của nó chỉ là ảo ảnh do vô minh đem lại Chỉ có Brahman hay "tinh thần thế giới" là tồn tại vĩnh hằng, là khởi nguyên của mọi sự vật hiện tượng Linh hồn con người là hiện thân của Brahman Để giải thoát con người khỏi những ham muốn nhục dục do thể xác gây nên thì con người ra sức tu luyện, chiêm nghiệm nội tâm để đưa linh hồn trở về đồng nhất với Brahman "tinh thần vũ trụ tối cao"

c Trường phái Samkhya

Lý luận về bản nguyên vũ trụ là tư tưởng triết học trung tâm của trường phái này Những nhà triết học của phái Samkhya sơ kỳ đã bộc lộ tư tưởng duy vật, biện chứng Theo họ yếu tố tạo nên vạn vật của thế giới vật chất đó là "vật chất đầu tiên" (prakriti) - không.Vật chất là vĩnh hằng nhưng không đứng yên mà nó biến đi không ngừng từ dạng này sang dạng khác

Những nhà tư tưởng của phái hậu kỳ có khuynh hướng nhị nguyên khi thừa nhận sự tồn tại song song của hai yếu tố vật chất và tinh thần Tuy nhiên yếu tố tinh thần mang tính phổ quát vĩnh hằng nó truyền sinh khí, năng lực biến hoá vào yếu tố vật chất

d Trường phái Yoga

Tư tưởng triết học cốt lõi của phái này là sự thừa nhận nguyên lí hợp nhất vũ trụ nơi mỗi cá thể bằng phương pháp luyện tập nhất định Từ đó có thể làm chủ được bản thân mình tiến đến làm chủ điều khiển môi trường, vạn vật

Có 8 phương pháp luyện tập:

+ Tiết dục, tự ức chế

+ Tu hành khổ luyện, giữ tâm hồn trong sạch, vui vẻ

+ Toạ pháp, gồm những qui tắc về tập luyện dáng bộ cử động và phương pháp tĩnh toạ giữ cơ thể theo vị trí nhất định

+ Điều khiển kiểm tra sự thở, không thở nhiều, trong óc không còn ý niệm nào nữa, trống rỗng

+ Điều khiển tư duy không cho các sự vật tác động vào

Trang 18

+ Tập trung trí tuệ vào một đối tượng nào đó

+ Thiền định tức tập trung cao độ vào một đối tượng chính

+ Thiền cao độ tức làm chủ được bản thân, thấy mình chìm vào cõi không lâng lâng sáng tạo

e Trường phái triết học Nyaya và Vaisêsika

Đây là hai phái khác nhau nhưng có những quan điểm triết học khá thống nhất, đặc biệt ở giai đoạn cuối Những tư tưởng triết học cơ bản của hai phái này là học thuyết nguyên tử, lí luận nhận thức, logic học

Vấn đề bản nguyên của thế giới

Hai trường phái này đều cho rằng tính đa dạng của thế giới là do 4 yếu tố đất, nước, lửa, không khí tạo thành Những yếu tố này lại được quy vào một bản nguyện đầu tiên đó là Nguyên

tử Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất, không phân chia được phân biệt bởi chất lượng, khối lượng, hình dạng.Nguyên tử luôn vận động nhờ đó mà vạn vật được tồn tại trong không gian, thời gian, sinh ra mất đi theo chu kỳ

Bên cạnh sự thừa nhận (nguyên tử - Anu) phái này cho rằng có sự tồn tại của những linh hồn (Ya) thể hiện ra: ước vọng, ý chí, vui buồn, giận Hai phái này tìm đến yếu tố thứ ba chi phối Anu và Ya, giúp linh hôn thoát khỏi nguyên tử Phái Nyaya cho rằng đó là thần Isvara còn phái Vaisêsika cho rằng đó là năng lực vô hình, không thể dùng ngôn ngữ, tư duy để diễn giải

Về nhận thức luận và logic học

Hai phái này đã có những tư tưởng duy vật, đã có đóng góp: đưa ra hệ thống các phạm trù nhận thức, thừa nhận sự tồn tại của thế giới khách quan của đối tượng nhận thức, đề cao vai trò kinh nghiệm trong hoạt động nhận thức

Xây dựng ngũ đoạn luận

a Trường phái triết học Lokayata

Lokayata là trường phái triết học duy vật tương đối triệt để khác xa với các trường phái triết học Ấn Độ khác Nó ra đời trong cuộc đấu tranh lâu dài chống sự thống trị của chủ nghĩa duy tâm, phê phán chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt, đòi tự do, bình đẳng

Về bản nguyên thế giới phái này cho rằng do 4 yếu tố đất, nước, lửa, không khí tạo

thành Sự hợp thành hay tan rã của chúng quy định sự tồn tại hay mất đi của con người vạn vật Các yếu tố đó luôn vận động làm cho sự vật hiện tượng vận động, đa dạng, phong phú

Con người là sự hợp thành các yếu tố vật chất đó, không có linh hồn bất tử, linh hồn hay

ý thức cũng chỉ là một thuộc tính của cơ thể không thể tách rời độc lập với cơ thể Rõ ràng tư tưởng của phái Lokayata mang tính duy vật, biện chứng tự phát

Về nhận thức luận phái này cho rằng cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhận thức,

phủ nhận tính chân xác của tri thức lý tính Phái này phủ nhận cuộc sống ở thế giới bên kia, phê phán quan điểm khuyên người ta kiềm chế mọi ham muốn Từ đó họ chủ trương con người hãy hưởng thụ mọi thú vui ở trên cõi đời trần tục Chính vì vậy phái này được xem là đi theo chủ nghĩa khoái lạc

Trang 19

b Trường phái Jaina giáo

Trường phái Jainagiáo cho rằng thế giới vật chất không do ai sáng tạo ra, linh hồn cũng không ai sáng tạo ra Các vật thể mà con người cảm giác đượcđó chính là nguyên tử Nguyên tử hết sức nhỏ bé không phân chia được, tồn tại vĩnh viễn không do ai sáng tạo ra Để linh hồn thoát khỏi những ham muốn nhục dục của thể xác thì phải tu luyện theo đạo Jaina phải bất sát, bất bạo lực, sống khổ hạnh, không có của riêng, ăn chay

Trong quá trình thực hành tu luyện đạo Jaina chia thành hai phái không mặc quần áo và mặc quần áo trắng biểu thị đạo đức trong sạch hoà quyện với thiên nhiên

c Triết học Phật giáo

Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện khoảng cuối thế kỷ VI TCN ở miền Bắc Ấn Độ Người sáng lập ra là Siddhattha (Tất Đạt Đa, Thích Ca Mâu Ni - con trai vua Tịnh Phạn ở Bắc Ấn Độ) Tất Đạt Đa sinh ngày 8.4.563 TCN mất năm 483 TCN

Phật giáo ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt, đòi tự do tư tưởng, tìm cách giải thoát con người khỏi nỗi khổ trầm luân trong xã hội Ấn Độ cổ đại

Thế giới kể cả con người cấu thành từ ngủ uẩn( Sắc - Thụ - Tưởng - Hành - Thức) gọi là Danh Sắc

Danh (tinh thần)

Sắc (vật chất)

Danh Sắc chỉ hội tụ với nhau trong một thời gian ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác (không có cái tôi) Sự tồn tại của thời gian là dòng biến chuyển liên tục (vô thường) không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiền, thế giới không ai sáng tạo ra, không có cái gì là vĩnh hằng

Như vậy Phật giáo đã bác bỏ đấng sáng tạo Bratman, tiếp thu tư tưởng luân hồi (tức bánh

xe quay) của Upanisad

- Nhân sinh quan

Nhân sinh quan được xem là vấn đề trọng tâm của triết học Phật giáo Nhà Phật cho rằng: "Đời người là bể khổ", "Nước của bốn biển không bằng nước mắt chúng sinh" Mục đích cuối cùng của nhà Phật là tìm ra con đường giải thoát con người khỏi nổi khổ của xã hội ấn độ

cổ đại Để đi tới giải thoát Phật giáo nêu lên "Tứ diệu đế" Đây là 4 chân lí tuyệt diệu thiêng liêng mà mọi người phải nhận thức được đó là Khổ đế, Nhân đế, Diệt đế, Đạo đế

+ Khổ đế:Theo nhà Phật con người có tám nổi khổ gọi là bát khổ

Ngoài nổi khổ vì sinh, lão, bệnh, tử, con người còn có bốn nổi khổ khác đó là:

Trang 20

Thụ biệt ly tức yêu nhau mà phải xa nhau

Oán tăng hội tức ghét nhau mà phải tụ hội với nhau

Sở cầu bất đắc tức muốn mà không được

Thủ ngủ uẩn tức khổ vì có sự tồn tại của thân xác

Con người đi đâu làm gì cũng khổ Tám nổi khổ đó có nguyên nhân của nó gọi là Nhân

đế Nhân đế là các nguyên nhân của nỗi khổ, nhà phật cho rằng có 12 nguyên nhân của nổi khổ

(thập nhị nhân duyên)

Vô minh: Không sáng suốt, không nhận biết được thế giới

Hành: ý muốn thúc đẩy hành động gây ra nổi khổ

Thức: Mất cân bằng của ý thức con người

Danh - Sắc: Sự kết hợp các yếu tố Danh - Sắc

Lục nhập: Các yếu tố bên ngoài của đời sống trần tục tác động vào

Thụ: Cảm nhận được các mối quan hệ bên ngoài

Ái: Nảy sinh dục vọng của đời sống con người

Thủ: Giữ lấy, chiếm lấy cái mà mình thích

Hữu: Tận hưởng cái mình đã chiếm được

Sinh: Sự sinh thành của những yếu tố tạo nghiệp

Lão - Tử: Già chết đi nhưng nảy sinh nổi khổ mới

Phật cho rằng những nỗi khổ đó có thể tiêu diệt được (Diệt đế) vòng luân hồi có thể

chấm dứt đạt để cảnh Niết Bàn Con người nhận thức được chân lý, giải thoát trần tục

Muốn giải thoát được nổi khổ thì phải tu luyện, suy tư, chiêm nghiệm nội tâm, thực

nghiệm tâm linh theo 8 phương pháp chủ yếu (Bát chính đạo) hay còn gọi là Đạo đế

Chính kiến: Hiểu biết đúng đắn (tứ diệu đế)

Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn

Chính ngữ: Nói năng đúng đắn

Chính nghiệp: Giữ nghiệp đúng đắn, không làm điều xấu

Chính mệnh: Giữ ngăn dục vọng đúng đắn

Chính tịnh tiến: Cố gắng nỗ lực không biết mệt mỏi

Chính niệm: Tin tưởng vào sự giải thoát

Chính định: Kiên định, tập trung tư tưởng vào một chỗ

Đó là những con đường khổ giúp con người có cuộc sống thanh tịnh siêu phàm, ở đó con người không còn ham muốn dục vọng, không phiền não khổ đau, cuộc đời lâng lâng nơi tiêng cảnh niết bàn

Trang 21

CHƯƠNG 3 TRIẾT HỌC HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI

(5 tiết)

3.1 Điều kiện lịch sử và những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại

3.1.1 Điều kiện lịch sử ra đời của triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại

Hy Lạp là một trong những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại Ở đó xuất hiện rất sớm

và đạt được những thành tựu rực rỡ mà ảnh hưởng của nó còn in đậm đối với sự phát triển của

tư tưởng triết học sau này Thời kỳ này nổi bật lên với tên tuổi của các nhà duy vật như: Đêmôcrít, Hêraclít, Arixtốt, Êpiquya

Nếu lật lại bản đồ thời cổ đại, chúng ta dễ dàng nhận thấy, Hy Lạp cổ đại là một vùng đất rộng lớn, lớn hơn ngày nay rất nhiều Hy Lạp cổ đại bao gồm miền Nam bán đảo Bancăng, vùng ven biển Tiểu Á và các đảo của vùng biển Ê-giê

Thiên nhiên ban tặng cho Hy Lạp cổ đại tọa lạc ở một vị trí vô cùng thuận lợi Khí hậu, đất đai, biển cả và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế

ĐKTN khác nhau giữa các vùng góp phần quyết định sự phát triển khác nhau của nền

KT và do đó cũng quyết định các mặt khác trong đời sống xã hội, kể cả các quan điểm triết học

Nền kinh tế của Hy Lạp thời kỳ này có thể gọi là phát triển đều về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp Aten phát triển mạnh mẽ về thủ công nghiệp và thương nghiệp Còn ở vùng Spar lại tăng trưởng về nông nghiệp Cơ sở của nền kinh tế dựa trên chế độ CHNL Nô lệ

là những người giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất Lực lượng nô lệ chiếm đa số dân cư đã quyết định sự đi lên mạnh mẽ của nền kinh tế thời kỳ này, mặc dù họ bị coi là “công cụ biết nói”, “động vật biết nói” Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của LLSX, trong XH diễn ra sự phân công lao động: lao động chân tay và lao động trí óc Điều đó góp phần vào việc phát sinh các ngành khoa học, trong đó có triết học

Như vậy, phân công lao động phát triển cho phép trong XH xuất hiện tầng lớp những người chuyên sống bằng lao động trí óc càng tạo điều kiện nảy sinh các tư tưởng triết học Không có sự phân chia lao động và sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay thì không thể xuất hiện các tri thức triết học và khoa học làm phá vỡ ý thức hệ thần thoại và các tôn giáo nguyên thủy thống trị thời bấy giờ Vì thế, ngay từ khi mới ra đời, các tư tưởng triết học đã mang tính giai cấp sâu sắc

Chế độ CXNT tan rã, chế độ CHNL ra đời XH có g/c đầu tiên của loài người xuất hiện với hai g/c cơ bản đầu tiên là chủ nô và nô lệ Bên cạnh đó còn có dân tự do Nô lệ không được tham gia và không đủ khả năng tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa Họ không có một chút quyền lợi nào ngoài sự lao động bị cưỡng bức tàn bạo

Chế độ nô lệ là một chế độ XH có hình thức áp bức bóc lột tàn bạo nhất, vô nhân đạo nhất trong lịch sử XH loài người Do vậy, những cuộc nổi dậy tự phát của nô lệ chống lại bọn chủ nô luôn diễn ra Song họ lại không có khả năng xây dựng một thế giới quan phản ánh những quyền lợi của mình, vì bị lao động chân tay nặng nề và ko có một ngôn ngữ chung, tiếng nói chung bởi họ xuất thân từ nhiều bộ lạc khác nhau Tuy nhiên, nhờ có chế độ đó, giai cấp chủ

Trang 22

nô mới có thể thoát ly được các hoạt động của lao động chân tay vất vả để xây dựng các khoa học, trong đó có triết học, nghệ thuật Như Ăngghen khẳng định: Nếu không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có khoa học và nghệ thuật Hy Lạp

Chế độ nô lệ hình thành, sự phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế dần dần dẫn tới sự tách rời nông thôn và thành thị Các quốc gia tỉnh thành Hy Lạp được thành lập Đó là nơi tập trung những cơ quan kinh tế, chính trị do chủ nô đặt ra nhằm bảo vệ và củng cố quyền sở hữu, quyền áp bức bóc lột của họ đối với nô lệ và dân tự do Sự thành lập và phát triển của các thành thị góp phần làm cho văn hóa Hy Lạp tiến bộ và phát triển

Đặc điểm về phương diện chính trị của chế độ nô lệ Hy Lạp cổ đại là cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt và phức tạp giữa chủ nô và nô lệ, giữa những người giàu có và dân tự do Trong bản thân giai cấp chủ nô cũng mâu thuẫn với nhau Đó là mâu thuẫn giữa chủ nô quý tộc

ở thành bang Spar với chủ nô dân chủ tập trung ở thành bang Aten Địa vị của chủ nô dân chủ

về kinh tế và chính trị ngày càng được nâng cao, song họ lại bị chủ nô quý tộc kìm hãm Vì thế, tầng lớp chủ nô dân chủ phải đấu tranh quyết liệt để đòi quyền lợi, điều đó được phản ánh rõ nét trong triết học

Sự phát triển của nền sx nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải của

Hy Lạp cổ đại đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn quyết định sự phát sinh và phát triển những tri thức về thiên văn học, khí tượng học, toán học và vật lý học Tuy những tri thức này còn ở hình thức ban đầu, nhưng đã được trình bày ở trong các hệ thống triết học – tự nhiên của các nhà khoa học Vì khoa học mới hình thành, nên chưa phân ngành cụ thể Điều đó thể hiện rõ trong tri thức của các nhà khoa học Các nhà triết học đồng thời là nhà toán học, lý học, đạo đức học, Qua đó thấy rõ triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi ra đời đã gắn chặt với nhu cầu của thực tiễn và ko thể tách khỏi các khoa học Tuy nhiên các tư tưởng triết học thời kỳ này còn được hình thành một cách tự phát Nói cách khác, chúng không được các nhà triết học cổ đại ý thức một cách tự giác Dưới con mắt của họ, triết học ra đời từ nhu cầu hiểu biết của con người Quan niệm đó được Arixtốt viết: Chính “sự ngạc nhiên đã thức tỉnh mọi người triết lý Lúc đầu

họ ngạc nhiên bởi những điều trực tiếp làm họ băn khoăn, sau đó họ dần dần đặt ra những vấn

đề cơ bản hơn, chẳng hạn như về sự thay đổi vị trí của mặt trăng, mặt trời và các vì sao, và cả

về nguồn gốc vũ trụ”

Sự phát triển của Hy Lạp cổ đại là sự liên minh giữa các quốc gia thành bang, trong đó

có hai thành bang hùng mạnh nhất là Aten và Spac Aten là quốc gia thành bang có điều kiện thuận lợi về mọi mặt, nên sớm trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp cổ đại và là nơi sinh ra nền triết học châu Âu Đây cũng là nơi hình thành thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Spac là thành bang có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nông nghiệp Nơi đây cũng thiết lập một thiết chế nhà nước quân chủ để bảo vệ, củng cố sự cai trị độc đoán, tiến hành sự áp bức, bóc lột tàn bạo đối với nô lệ

Sự tranh giành quyền bá chủ của Hy Lạp giữa hai thành bang trên đã trở thành một cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài trên 30 năm, làm cho đất nước Hy Lạp suy yếu, LLSX bị tàn phá nghiêm trọng Chiến tranh, nghèo đói đã châm ngòi cho các cuộc nổi dậy của nô lệ Chớp lấy thời cơ, nhà nước Maxêđoan ở phía Bắc Hy Lạp, dưới sự chỉ huy của vua Phillip đã đem quân thôn tính toàn bộ Hy Lạp, và đến TK II TCN, Hy Lạp một lần nữa lại rơi vào tay đế chế La Mã

Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh túy của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần

Trang 23

thoại, trong các hình thái sinh hoạt tôn giáo, trong các mầm móng của tri thức khoa học và là kết quả của đời sống kinh tế - xã hội

Đứng trước thế giới bao la và đầy bí ẩn với tư duy non trẻ của mình, con người ko thể có được lời giải đáp thuyết phục Vì vậy, con người phải viện dẫn đến năng lực tưởng tượng để diễn giải những kỳ bí của tự nhiên Thần thoại trở thành sự đối diện đầu tiên của con người với

tự nhiên

Hy Lạp cổ đại là đất nước của thần thoại và sử thi Thần thoại không chỉ giúp ta truy tìm

về nguồn gốc của các sự vật cụ thể, của mỗi hiện tượng tâm linh, của những trạng thái tâm lý, của sự hình thành, của cái hữu hạn và cái vô hạn mà còn là một thế giới đầy tất bật, toan tính

và sống động như đời thường Nền tảng hiện thực của tư duy đã lộ ra khi bức màn tưởng tượng được vén lên

Sự xuất hiện của các nhà triết học đầu tiên đã làm thành bước rẽ trong sự phát triển của thần thoại Những viễn cảnh bóng bẩy do tư duy của con người tạo ra đã bớt đi sự hấp dẫn, trong khi những nhu cầu của đời sống thường nhật đã trở nên bức bách, đòi hỏi phải được cắt nghĩa bằng tri thức chân thực Niềm tin chất phác, ngây thơ vào sự tồn tại của thần thánh đã được thay thế bằng những luận giải sâu sắc của lý tính, của sự thông thái Đó là lý do vì sao các nhà triết học lại được gọi là “những người yêu mến sự thông thái”

Theo truyền thuyết thì Pythagore là người đầu tiên đã gọi những người dùng lý tính của mình để suy tư về lẽ sống, tìm kiếm chân lý, là những nhà triết học

Vào TK IX cho đến TK VII TCN, đó là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt Bằng chất liệu sắt, người Hy Lạp đã đóng được những chiếc thuyền lớn cho phép họ vượt biển Địa Trung Hải để tìm kiếm những miền đất mới Nhờ đó mà lãnh thổ Hy Lạp được mở rộng

Do nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông đã trở nên thường xuyên Khi những con thuyền tung mình lướt sóng thì tầm nhìn của người Hy Lạp cổ đại cũng được mở rộng, các thành tựu văn hóa của Ai Cập, Babilon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên Những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống

đo lường, lịch pháp và cả những yếu tố huyền học cũng được người Hy Lạp đón nhận Các nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp thường là người đã nhiều lần du lịch sang phương Đông, hoặc sinh ở khu vực Cận Đông như Thalès, Hylon, Pythas, Solon, Périandre

Tuy vậy, không nên hiểu một cách đơn giản triết học Hy Lạp chỉ là sự kế thừa thuần túy những tư tưởng ở bên ngoài, mà điều kiện quyết định sự hình thành và phát triển của triết học

Hy Lạp là kết quả nội sinh tất yếu của cả một dân tộc, một thời đại, Marx viết: “Các nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình

mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong khái niệm triết học”

Sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại được chia làm ba thời kỳ sau đây:

- Triết học thời kỳ tiền Socrate: Về mặt thời gian đây là buổi đầu của chế độ CHNL

Triết học với những bước chập chững đầu tiên đi lý giải những vấn đề của tư duy và tồn tại vì vậy chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của thần thoại và tôn giáo Thế giới quan triết học còn ở trình độ sơ khai Triết học tự nhiên chiếm ưu thế

Trang 24

Các trường phái tiêu biểu là trường phái Milet, trường phái Pythagore, trường phái Hécraclite, trường phái Élée Các nhà triết học đồng thời là các nhà khoa học tự nhiên

Một vài vấn đề khác cũng được triết học khơi mào như nguồn gốc của sự sống, đối tượng của nhận thức nhưng vấn đề chủ yếu vãn là vấn đề bản thể luận

- Triết học thời kỳ Socrate (hay còn gọi là triết học thời kỳ cực thịnh) Các triết gia thời

kỳ trước say mê với tự nhiên nhưng lại quên mất vấn đề cực kỳ thiết thân và nhạy cảm, đó là vấn đề con người

Khi Socrate tuyên xưng “con người hãy tự ý thức về bản thân mình”, thì ông đã tạo ra

một bước ngoặt trong sự phát triển của triết học Người ta bảo ông đã đưa triết học từ trên trời

xuống bám rễ ở trần gian Cùng với Protagore, chủ nhân của khẳng định “con người – thước đo

của vạn vật”, Socrate đã tấu lên bài ca về con người Đó là con người với đầy những nổ lo toan

vất vả, vật lôn với cuộc sống hàng ngày trong khát vọng vươn lên để hiểu chính mình, rông ra

là hiểu những gì xung quanh nó và cao hơn là xác lập được chỗ đứng, thân phận của nó trong sự mênh mông của vũ trụ Nghĩa là triết học phải từ con người, vì con người sau mới đến những cái khác

Đây là thời kỳ của những triết gia lừng danh, làm rạng rỡ nền văn hóa Hy Lạp như Platon, Aristote, Démocrite và tất nhiên là không thể thiếu Socrate

- Thời kỳ Hy Lạp hóa Trong lịch sử, có lẽ Hy Lạp cổ đại là đất nước mở đầu cho hiện

tượng là một đất nước bị thôn tính về mặt lãnh thổ, khuất phục về mặt chính trị nhưng đồng hóa được kể xâm lược bằng những giá trị của văn hóa

Cuộc chiến tranh tàn khốc giữa Aten và Spac đã dẫn đến Hy Lạp thuộc về Maxêđoan nhưng rồi cả Maxêđoan lẫn Hy Lạp đã bị La Mã chinh phục Song La Mã lại phải khuất phục trước những giá trị của nền văn hóa rực rỡ này Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “Hy Lạp hóa”

Triết học của thời kỳ này không còn rực rỡ, sôi nổi như thời kỳ trước, “hậu sinh” nhưng

ko “khả úy” Các triết gia bàng quan, lãng tránh những vấn đề trung tâm của triết học mà hướng vào thế giới bên trong, chìm đắm với những suy tư về định mệnh, ngập chìm trong đời sống tình cảm, những ham muốn,

Và cái chết của triết học cổ đại đã được báo trước, bằng sự ra đời của Cơ đốc giáo trên mãnh đất triết học đang suy tàn, mà lúc đó người Hy Lạp gọi bằng cái tên Crixtô

3.1.2 Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại

Ra đời, phát triển trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại

có những đặc điểm chính sau đây:

- Thứ nhất, Triết học Hy – La cổ đại là thế giới quan và ý thức hệ của g/c chủ nô thống

trị trong XH lúc bấy giờ Như vậy, ngay từ đầu triết học Hy – La cổ đại đã mang tính g/c sâu sắc Bất chấp mọi bất công và tệ nạn XH thời đó, triết học Hy – La cổ đại vẫn là một công cụ lý luận nhằm duy trì trật tự XH theo kiểu CHNL, bảo vệ sự thống trị của g/c chủ nô Vì vậy, đó là

lý do tại sao phần lớn các nhà triết học thời kỳ này đều coi nô lệ ko phải là con người mà chỉ là công cụ biết nói Chẳng hạn, Platon coi nông dân và thợ thủ công là hạng người thấp nhất trong

“nhà nước lý tưởng” của ông

Trang 25

- Thứ hai, Triết học Hy – La cổ đại thể hiện tính bao trùm của nó về mọi lĩnh vực thế

giới quan của con người cổ đại Nó là sự kết tinh những gì tinh túy nhất của nhận thức nhân loại

từ PTSX thứ nhất đến PTSX thứ hai ở phương Tây, vì vậy ở đó đã dung chứa hầu hết các vấn

đề cơ bản của thế giới theo nghĩa hiện đại của khái niệm này và là một hệ thống tập hợp các tri thức về tự nhiên, con người Mặc dầu chưa thoát khỏi trạng thái phôi thai, mộc mạc nhưng vô cùng phong phú và đa dạng Ăngghen đã nhận xét: “Chính là vì trong các hình thức muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”

- Thứ ba, Triết học Hy Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người Khẳng định con

người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới, là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa Tư tưởng ấy được thể hiện rõ qua luận điểm nổi tiếng của Pitago: “Con người là thước đo tất thảy mọi vật” Triết học Xôcrát đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển tư tưởng triết học ở Hy – La cổ đại, từ chỗ chủ yếu bàn về các vấn đề căn nguyên, bản chất của thế giới và sự nhận thức chúng tới việc coi triết học là tự ý thức của con người về chính bản thân mình Từ đây, những vấn đề thiết thực của cuộc sống con người trở thành một trong những đề tài chính của triết học Tuy nhiên, mặc dù con người đã được xem xét trong đời sống thực của nó nhưng vẫn chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định con người chủ yếu ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp và nhận thức luận Phép biện chứng được hiểu như nghệ thuật tranh luận được đặc biệt coi trọng Hoạt động thực tiễn của con người hầu như không được bàn đến

- Thứ tư, xét về mặt lịch sử, triết học cổ đại Hy Lạp mang tính chất duy vật tự phát và

biện chứng sơ khai, cố gắng giải thích các sự vật, hiện tượng; giải thích thế giới như một chỉnh thể thống nhất, thường xuyên vận động và biến đổi không ngừng Hêraclit đã nhận ra một chân

lý nổi tiếng: trong cùng một thời điểm, sự vật đồng thời vừa là nó lại vừa là cái khác Vì vậy,

“không ai có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông” đã trở thành luận điểm bất hủ của ông Với tư cách đó, những tư tưởng biện chứng của Triết học Hy Lạp cổ đại đã làm thành hình thức đầu tiên của phép biện chứng Tuy nhiên, đó chỉ là phép biện chứng ở trình độ sơ khai

(Tìm hiểu những đóng góp và hạn chế của triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại)

3.2 Một số trường phái và triết gia tiêu biểu của triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại 3.2.1 Trường phái triết học Milet

Trường phái triết học Milet là trường phái của các nhà triết học đầu tiên xứ Iônia – một vùng đất nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, nằm trải dài trên miền duyên hải Tiểu Á, nắm giữ những huyết mạch giao thông, là cửa ngõ đi về phương Đông, và là trung tâm kinh tế, văn hóa của thời

kỳ CHNL Nơi đây được xem là quê hương của nhiều trường phái triết học và triết gia nổi tiếng

Trường phái Iônia có 3 tác giả chính là: Talét, Anaximen và Anaximandre Đóng góp quan trọng nhất của trường phái này là đã đặt nền móng cho sự hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ sung và làm phong phú thêm như khái niệm: chất, không gian, độ, sự đấu tranh của các mặt đối lập, Một điều đáng quý nữa là các triết gia đã xuất phát

từ thế giới để giải thích thế giới, khẳng định thế giới xuất phát từ một khởi nguyên vật chất duy nhất

Trang 26

liệu còn lại hiện nay, thì ông là người đầu tiên khám phá ra lịch 1 năm gồm 12 tháng, 365 ngày,

và là người phát kiến ra định lý nổi tiếng trong toán học mang tên ông

Về mặt triết học, Talét là nhà triết học đầu tiên Theo đánh giá của Arixtốt thì Talét là người sáng lập ra kiểu triết học duy vật sơ khai Xuất phát từ sự quan sát hàng ngày và từ công dụng của những hành chất xung quang ta, ông cho rằng nước là cái khởi đầu của vạn vật Mọi vật đều sinh ra từ nước, rồi lại tan biến vào nước

Ông nói: “Mọi thứ đều sinh ra từ nước; thứ nhất, bản nguyên của mọi động vật là tinh dịch, mà tinh dịch thì ẩm ướt; thứ hai, mọi thực vật đều sống bằng nước và đơm hoa kết trái nhờ nước, sẽ khô héo nếu thiếu nước; thứ ba, bản thân ánh sáng của mặt trời và các thiên thể cũng tiêu thụ hơi nước, giống như bản thân vũ trụ”

Thế giới này không gì khác hơn đó là những trạng thái khác nhau của nước, bao bọc xung quanh chúng ta là các đại dương Nước tồn tại vĩnh viễn còn mọi vật do nó tạo nên thì không ngừng biến đổi, sinh ra và chết đi Toàn bộ thế giới là một chỉnh thể thống nhất, tồn tại tựa như một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng mà nước là nền tảng của vòng tuần hoàn đó

Xét về mặt bản thể luận, quan niệm của Talét mặc dù còn thô sơ, mộc mạc nhưng đã hàm chứa những yếu tố biện chứng tự phát Nước đã trở thành một khái niệm triết học, là cái quy định sự chuyển biến từ dạng vật chất này sang dạng vật chất khác, là cái tạo nên sự thống nhất của thế giới, là cái gắn kết giữa cái đơn và cái đa, là cái chứa đựng tiềm tàng giữa bản chất

và hiện tượng

Bên cạnh những quan niệm duy vật sơ khai, thế giới quan của Talét còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của các quan niệm thần thoại và tôn giáo nguyên thủy khi ông cho rằng thế giới chúng ta đầy rẫy các vị thần linh Do sự hạn chế của khoa học lúc bấy giờ, không lý giải được hiện tượng

từ tính của nam châm và hổ phách, ông khẳng định chúng có linh hồn Các vị thần linh, trong ý tưởng của ông, là những lực lượng hoạt động trong thế giới làm cho mọi sự vật có thể vận động

và biến đổi được

Với tư cách là nhà triết học đầu tiên, Talét được gán cho là người đã khai sinh ra quan niệm đồng nhất (thống nhất) của sống và chết, vì ông cho rằng cái chết không khác gì sự sống

Tóm lại, triết học của Talét là triết học tiền bối của chủ nghĩa duy vậy Tính ấu trĩ phải được xem như là một tất yếu, bởi mọi cái đều nằm trong khuynh hướng phát triển

* Anaximandre (khoảng 610 – 546 TCN)

Ông là học trò và có họ hàng với Talét Ông là người đầu tiên vẽ bản đồ thế giới, sáng chế ra quả địa cầu, phát minh ra các dụng cụ thiên văn học, sử dụng đồng hồ mặt trời 2 tác

phẩm nổi tiếng nhất của ông là: Về giới tự nhiên và Về các thiên thể bất động

So với Talét, triết học của Anaximandre đã có một sự phát triển đáng kể: phức tạp hơn, sâu sắc hơn và biện chứng hơn

Khác với Talét, Anaximandre cho rằng, nguồn gốc và cơ sở của mọi sự vật là Apeiron Ông không nói rõ Apeiron là cái gì cụ thể mà chỉ khẳng định đó là một cái vô định hình, vô cùng tận và tồn tại vĩnh viễn, bất diệt

Tất cả các nhà triết học thời kỳ này khi nói về Anaximandre đều cho rằng: Apeiron là cái mang tính v/c; một dạng v/c không xác định Điểm thống nhất này trở thành một đóng góp hết sức quan trọng của Anaximandre vào sự phát triển quan niệm nền tảng của CNDV: vật chất

Trang 27

Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, Anaximandre đã khẳng định vật chất là không xác định Tư duy của con người không nhất thiết phải chú mục vào một dạng vật chất định hình cụ thể nào đó

mà phải vươn tới trình độ khái quát hơn Trên tinh thần ấy, Arixtốt đã đánh giá Apeiron của Anaximandre đã đạt tới trình độ khởi đầu của khởi đầu

Mặc dù còn mộc mạc, thậm chí là thô thiển nhưng Ana đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của phép biện chứng cổ đại bằng quan niệm thống nhất của các mặt đối lập

Ông cho rằng, Apeiron ngay từ đầu trong nó đã chứa các mặt đối lập, sau đó chúng tách

ra rồi lại quay về với nó Tự bản thân Apeiron sinh ra mọi cái, đồng thời là cơ sở vận động của chúng Apeiron là nguồn gốc và sự thống nhất của các sự vật đối lập nhau như nóng – lạnh, sinh

ra – chết đi, Toàn bộ thế giới được tạo thành từ Apeiron như một vòng tuần hoàn biến đổi không ngừng Phê phán các quan niệm trực quan của thần thoại và tôn giáo nguyên thủy về thế giới, Anaximandre cho rằng, những gì bề ngoài mà thế giới hiện ra trước mắt chúng ta chưa hẳn

là bản thân thế giới một cách đích thực

Tuy nhiên, cũng như Talét (cũng là điều khó tránh khỏi của các nhà triết học thời cổ đại

sơ khai), Anaximandre còn chịu ảnh hưởng của các quan niệm thần thoại và tôn giáo, khẳng định tồn tại điểm tận cùng giới hạn của thế giới

Anaximandre có nhiều tiên đoán về nguồn gốc sự sống, nguồn gốc của loài người Ông cho rằng, sự sống bắt đầu từ ranh giới giữa lục địa và biển Dưới sức nóng của ánh sáng mặt trời làm nước của các đại dương cạn dần khiến cho các sinh vật quen sống ở biển phải chuyển lên cạn, thành động vật ở trên cạn Con người được sinh ra từ một loài cá to

Quan niệm về nguồn gốc sự sống và loài người của Anaximandre có tính hai mặt Thứ

nhất, là sự tiếp tục quan niệm của Talét về vai trò của nước đối với sự hình thành và phát triển

của thế giới nói chung và các giống loài nói riêng Talét đã từng khẳng định: “Đại dương là tổ tiên của mọi thứ” Điều này phản ánh trình độ thấp kém của khoa học lúc bấy giờ, chưa thoát

khỏi sự ảnh hưởng của thần thoại và tôn giáo Thứ hai, vượt lên trên tất cả ấu trĩ là một quan

niệm rất thật – sự sống của thế giới này kể cả con người không phải từ trên trời rơi xuống, mà là kết quả của sự thay đổi môi trường sống tạo nên

Từ lập trường đó, Macôcenxki đã khẳng định Anaximandre là tiền bối xa xôi của học thuyết Darwin

Tóm lại, triết học của Anaximandre là sự tiếp nối và phát triển những tư tưởng đã được Talét đặt ra, nhưng để đánh giá đúng những cống hiến của ông thì nhất thiết phải thấy được mlh biện chứng giữa cách đặt vấn đề và ý nghĩa của cách đặt vấn đề trong triết học của ông

* Anaximen (khoảng 585 – 528 TCN)

Là học trò của Anaximandre Trong tư cách là nhà khoa học, ông say mê nghiên cứu thiên văn học Trong vai nhà triết học, ông tiếp tục đường lối triết học của Talét

Điều đáng quý nhất trong quan niệm về vũ trụ của ông là quan niệm vô thần Theo ông,

ko thể lấy tinh thần, hoặc dùng các lực lượng siêu tự nhiên để giải thích về nguồn gốc của vũ trụ, của tự nhiên

Tiếp tục tư tưởng của Talét, ông cho trái đất là trung tâm của vũ trụ và ông gọi là định tinh Trái đất giống như một cái trống Mặt trăng, mặt trời và các vì tinh tú là những hành tinh của trái đất Về chất liệu cấu thành thì ko khác gì trái đất vì chúng đều do trái đất sinh ra

Trang 28

Về mặt triết học, giống như Talét, ông đã tìm kiếm khởi đầu của vạn vật trong những yếu

tố vật chất có liên quan mật thiết đối với đời sống của con người, theo ông đó chính là không

khí “Thở và không khí bao trùm khắp vũ trụ, mọi thứ đều xuất hiện từ chúng rồi quay về với

chúng” Không khí sinh ra vạn vật và muôn loài bằng hai cách làm đặc và làm loãng

Như vậy, dễ dàng nhận thấy quan niệm về không khí là bản nguyên của Anaximen có tính chất dung hòa giữa Ta lét và Anaximandre, giữa nước và Apeiron

Không khí không chỉ là nguồn gốc để tạo thành các vật vô cơ, sự sống mà còn là “bản nguyên của linh hồn, của thần linh, của thượng đế” Người ta không thể sống nếu như không thở Bởi vậy, cái bao trùm vũ trụ này là không khí

Tóm lại, triết học của Anaximen nếu so với triết học của Anaximandre thì không thể nói

đã có sự phát triển về chất Điều đáng trân trọng ở ông là đã cố gắng giải thích thế giới trên tinh thần duy vật và dành nhiều công sức để nghiên cứu về vũ trụ trên quan điểm vô thần

3.2.2 Hêraclite (khoảng 540 – 475 TCN)

Hêraclite là nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại Xuất thân trong một gia đình quý tộc ở Ionia nhưng ông sống một cuộc đời rất nghèo khổ và cô độc Những năm cuối đời ông chuyên sống trong các túp lều ở trên núi và người ta không biết được năm chết đích xác của ông

Theo đánh giá của Lênin thì Hêraclite là “một trong những người sáng lập ra phép biện chứng” Một điều đáng chú ý nữa là bản thân Hegel cũng thừa nhận ông chịu ảnh hưởng của Hêraclite Tuy có nhiều tư tưởng biện chứng rất sâu sắc, nhưng cách thể hiện chúng ở ông không rõ ràng, có nhiều ẩn dụ khó hiểu Vì thế, nhiều người cùng thời không hiểu được ông, thường gọi là “tăm tối”

- Quan niệm về thế giới:

Với Hêraclite, lửa là khởi nguyên của thế giới, của vạn vật Lửa không chỉ là cơ sở của mọi vật mà còn là khởi nguyên sinh ra chúng

Lửa là cái tạo ra từng sự vật cụ thể hàng ngày gần gũi cho đến những hành tinh xa lắc

Do vậy, cái thống nhất ở trong thế giới này không phải do Chúa trời hay các vị thần linh tạo ra

mà là do lửa, một dạng của vật chất “Thế giới mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa đang bập bùng cháy suốt ngày đêm” Ví toàn bộ vũ trụ tựa như ngọn lửa bất diệt, Hêraclite đã tiếp cận được với quan niệm duy vật nhấn mạnh tính vĩnh viễn và bất diệt của thế giới Các hiện tượng của tự nhiên như trời đang nắng lại mưa, sự chuyển đổi các mùa trong một năm, không phải là các hiện tượng thần bí mà chỉ là những trạng thái khác nhau của lửa “Cái chết của lửa chỉ là sự

ra đời của không khí, cái chết của không khí chỉ là sự ra đời của nước Nước sinh ra từ cái chết của đất, không khí sinh ra từ cái chết của nước, lửa sinh ra từ cái chết của không khí Mọi cái biến đổi thành lửa và lửa thành mọi cái tựa như trao đổi vàng thành hàng hóa và hàng hóa thành vàng”

Theo Hêraclite, cái quy định trạng thái của sự vật và sự vận chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác là nhiệt độ của lửa Ông chia các quá trình biến đổi trong thế giới thành hai con đường: con đường đi lên và con đường đi xuống

Con đường đi lên: Lửa thể rắn (đất) thể lỏng (nước) thể hơi (ko khí)

Con đường đi xuống: Lửa thể hơi thể lỏng thể rắn

Trang 29

Lửa không chỉ là hiện thân và sức mạnh của vũ trụ, của vật lý mà còn là sức mạnh của lý

trí Lửa là logos

Logos là khái niệm có trước Hêraclite, (theo tiếng Hy Lạp cổ nghĩa là từ ngữ) Nó được hiểu không chỉ là từ ngữ, mà còn là quy luật khách quan của vũ trụ, quy định trật tự và chuẩn mực của mọi cái Logos được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau Nghĩa là nó phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể Do vậy, không thể phiên dịch sang các ngôn ngữ khác Hêraclite đã biến khái niệm này thành khái niệm trung tâm trong triết học của ông Logos trong hệ thống triết học của Hêraclite vẫn là một khái niệm đa nghĩa Ít nhất có 7 cách giải thích khác nhau về logos của Hêraclite

1 Logos – thần ngôn thần bí

2 Logos – vị thần cai quản thế giới

3 Logos – lý tính tối cao, là cơ sở của vũ trụ

4 Logos – quy luật phổ biến, theo đó mọi sự biến đổi và chuyển hóa của các sự vật diễn

ra

5 Logos – quan hệ quy định sự chuyển hóa của một số mặt này thành một số mặt khác (về lượng)

6 Logos – học thuyết

7 Logos – danh từ, lời nói

Như vậy, theo Hêraclite lửa không chỉ là thực thể sản sinh ra mọi vật, mà còn là khởi tổ thống trị toàn thế giới Đó không phải là lửa theo nghĩa thông thường, mà là lửa vũ trụ, sản sinh

ra không chỉ các sự vật vật chất, mà cả những hiện tượng tinh thần, kể cả linh hồn con người Mối quan hệ giữa logos và lửa là mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng, vì thế logos và lửa không thể tách rời nhau

Theo cách hiểu của Hêraclite, logos tồn tại dưới dạng khách quan và chủ quan Logos khách quan là trật tự khách quan của mọi cái đang diễn ra trong thế giới, biến cả thế giới thành một chỉnh thể thống nhất đầy sống động Logos chủ quan là từ ngữ, học thuyết, lời nói được hiểu như là chuẩn mực của mọi hoạt động tư tưởng, suy nghĩ của con người Người nào càng tiếp cận được nó bao nhiêu thì càng thông thái bấy nhiêu

Dưới con mắt của Hêraclite, mọi sự vật trong thế giới của chúng ta đều thay đổi, vận động và phát triển không ngừng Ông nhận xét: “mọi cái đang trôi đi” Đây được xem là học thuyết về dòng chảy, hay vận động là phổ biến của ông Vì thế người ta thường liên tưởng tới câu nói nổi tiếng của ông: “Không ai có thể tắm 2 lần trên cùng một dòng sông”

Hêraclite thừa nhận sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập nhưng trong các mối quan hệ khác nhau Chẳng hạn, “đối với loài cá thì nước là rất cần thiết cho sự sống, nhưng đối với con người thì đó là một độc tố có hại”, cũng như “một con khỉ dù đẹp đến đâu nhưng vẫn là xấu nếu đem so nó với con người” Bản thân logos là sự thống nhất của các mặt đối lập Vũ trụ

là một thể thống nhất, nhưng trong lòng nó luôn luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các sự vật, lực lượng đối lập nhau Nhờ các cuộc đấu tranh đó mà mới có hiện tượng sv này chết đi, sv khác ra đời Vì thế đấu tranh là vương quốc của mọi cái, là quy luật phát triển của vũ trụ

- Nhận thức luận và nhân bản học:

Trang 30

Triết học của Hêraclite không chỉ quan tâm đến vấn đề bản thể luận như trường phái Milê, mà còn chú trọng đến việc nghiên cứu về lý luận nhận thức và nhân bản học

+ Về mặt nhận thức, theo ông nhận thức khởi đầu từ cảm tính, thông qua các giác quan

để con người nhận thức các sự vật cụ thể Ông cũng đã nhận thấy vai trò của các giác quan là không giống nhau trong nhận thức Ông viết “mắt và tai là người thầy tốt nhất, nhưng mắt là nhân chứng tốt hơn tai”

Ông chia nhận thức thành hai cấp độ: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thức cảm tính chỉ là sự tiếp cận với logos nhưng đó là sự tiếp cận không chắc chắn “Thị giác thường

bị lừa vì tự nhiên thích ẩn mình” Nhận thức lý tính là con đường để đạt tới chân lý nên được ông đề cao

+ Về nhân bản học, con người là sự thống nhất cả hai mặt đối lập: cái ẩm ướt và lửa Linh hồn của con người là biểu hiện của lửa Lửa đưa con người đến điều thiện, lửa làm cho con người trở nên hoàn hảo, lửa là sự thôi thúc ở trong tim để ngăn ngừa và làm chủ được mình trước những cám dỗ Người nào càng nhiều yếu tố lửa bao nhiêu thì anh ta càng tốt bấy nhiêu vì tâm hồn anh ta khô ráo Nếu như lửa là cội nguồn của chân, thiện, mỹ trong con người thì mặt đối lập ẩm ướt là căn cứ của những thói xấu Cho nên mới có người tốt, kẻ xấu Con người là một thực thể có hai mặt tốt (lửa) và xấu (ẩm ướt) Nhưng phần đông mọi người sống chủ yếu theo những suy nghĩ, quan niệm riêng của mình chứ chưa hiểu và tuân theo logos, do vậy họ là những người tầm thường

Theo Hêraclite, hạnh phúc không phải là sự hưởng lạc đơn thuần về mặt thể xác, thỏa mãn những dục vọng, đam mê tầm thường vì “nếu hạnh phúc là khoái cảm về thể xác, thế thì khi con bò tìm được cỏ để ăn thì đó là lúc nó hạnh phúc” Cho nên, hạnh phúc là ở việc biết vượt lên trên mình, biết suy nghĩ, nói và hành động tuân theo thế giới tự nhiên, theo logos Để ngăn chặn sự sa đọa của con người cần có hệ thống pháp luật hữu dụng và thỏa đáng Ở đây, Hêraclite có nhiều quan niệm sâu sắc và đúng đắn Lênin đánh giá cao những quan niệm đó cảu ông, cho rằng chúng đã thể hiện một trong những điểm cơ bản của phép biện chứng

3.2.3 Trường phái triết học Pythagore

Trường phái triết học Pythagore, hội Pythagore, hay liên minh Pythagore chỉ có một, do Pythagore (571 – 497 TCN) sáng lập ra ở Samos, thuộc xứ Ionie Trường phái này tồn tại khoảng 2 thế kỷ, cho đến nửa sau thế kỷ IV TCN nó được hợp nhất với trường phái Platon

Trong trường phái triết học này, Pythagore được gọi là người cha của triết học thần

thánh vì cách nói của ông giống như một nhà tiên tri Pythagore chỉ là biệt danh Theo tiếng Hy

Lạp, Pythagore nghĩa là người thuyết phục bằng lời nói

Pythagore ko chỉ là nhà triết học mà ông còn là nhà toán học Ở lĩnh vực nào ông cũng

có những đóng góp có giá trị Các tác phẩm của ông gồm có: Về giới tự nhiên; Về nhà nước; Về

giáo dục; Về linh hồn; Về thế giới và Lời nói linh thiêng

Tư tưởng đầu tiên của trường phái Pythagore là thừa nhận sự bất tử và luân hồi của linh hồn Chịu ảnh hưởng của giáo phái Oócphê, họ cho rằng con người là một thực thể nhị nguyên gồm có linh hồn và thể xác Linh hồn là thiêng liêng, bất tử, có trước thể xác nhưng vì tội lỗi nên linh hồn phải đầu thai vào một thể xác, sống trong thể xác là kiếp sống lang thang và tội lỗi, linh hồn trở thành kẻ bị đọa đày, còn thân xác như nấm mồ vùi dập linh hồn đó

Trang 31

Thân xác là khả tử nên linh hồn phải trải qua nhiều kiếp sống trong các thân xác khác nhau, linh hồn chỉ được giải thoát khi hiểu biết được định luật chi phối vũ trụ Vì vậy, ý nghĩa cao cả của cuộc đời là xuất hồn, thanh tẩy những dơ bẩn, loại bỏ những tà dâm, tà ý, sống trong

sự thánh thiện để thoát ly khỏi những ràng buộc của sự giải thoát linh hồn và phương tiện của

sự giải thoát đó chính là toán học

Cũng như nhiều nhà triết học thời cổ đại, trường phái Pythagore ko thể ko quan tâm đến việc xác định bản chất và khởi nguyên của thế giới Nhưng là một nhà toán học, ông chịu ảnh

hưởng nhiều của các quan niệm toán học, cho nên theo ông khởi nguyên của thế giới này là con

số Một vật tương ứng với một con số nhất định

Dưới con mắt của Pythagore và các môn đồ của ông, các con số không chỉ là khởi nguyên của các sự vật tự nhiên, mà còn là nền tảng, bản chất của các hiện tượng ý thức Linh hồn con người cũng được cấu thành từ các con số Chúng đóng vai trò quyết định trong nhận thức thế giới Bản thân quá trình nhận thức cũng chỉ là quá trình thể hiện đối tượng nhận thức bằng những con số

Không dừng lại ở quan niệm coi con số là khởi nguyên, là bản chất của các sự vật cụ thể

và vũ trụ, Pythagore đã áp dụng các con số vào trong cuộc đời và các hoạt động nghệ thuật Cuộc đời và mỗi biến cố của cuộc đời đều do con số thúc đẩy Con số 7 là con số tạo ra cơ hội, con số 3 và 5 là cơ may ràng buộc hôn nhân Con số đã trở thành thiên cơ huyền bí Âm nhạc là tương quan hòa âm giữa các con số, hội họa là tương quan màu sắc giữa những hiện tượng số học,

Hạn chế của quan niệm trên là ở chỗ, quá sùng bái các con số do đó Pythagore đã biến chúng thành những lực lượng thần bí thống trị hiện thực (lập trường duy tâm khách quan) Tuy nhiên, các quan niệm của Pythagore có điểm hợp lý ở chỗ nhấn mạnh vai trò quan trọng của các con số trong nhận thức toán học Hơn nữa, ông còn có nhiều quan điểm biện chứng sâu sắc về mqh giữa số chẵn – số lẻ, số hữu hạn – vô hạn, vận động – đứng yên,

Tóm lại, lịch sử triết học phương Tây không thể không nhắc đến sự hiện hữu của trường phái Pythagore – một trường phái mà các thành viên của nó phần lớn là các nhà toán học, đã có đường hướng riêng độc đáo khi giải quyết khởi nguyên vũ trụ

3.2.4 Trường phái triết học Êlea

Trường phái Êlê ra đời tại thành phố Êlê, miền Nam Italia, phụ thuộc vào Hy Lạp Nơi đây đã sản sinh ra nhiều nhà triết học nổi tiếng

Xênôphan cho rằng, thế giới là một khối duy nhất, không vô hạn và cũng không hữu hạn, không vận động và cũng không đứng im, không sinh ra và cũng không mất đi Nó cũng không

do thần thánh sáng tạo ra

Ông cho rằng chính con người tạo ra thần thánh, chứ không phải thần thánh tạo ra con người Con người đã sáng tạo ra thần thánh theo trí tưởng tượng và theo suy tưởng của mình

Trang 32

“Nếu như bò, hay ngựa, hay sư tử cũng có tay và nếu chúng cũng giống như con người có thể dùng tay để vẽ thì ngựa đã quan niệm thần thánh như ngựa; bò đã hình dung những đấng bất tử theo hình ảnh của bò, ”

* Pácmênít (khoảng cuối TK VI đầu TK V TCN)

Pácmênít xuất thân từ một gia đình chủ nô quý tộc ở Êlê Ông sử dụng thơ để biểu thị quan điểm triết học của mình

Điểm xuất phát của triết học Pácmênít là tồn tại Theo ông, tồn tại là duy nhất, không thể phân chia, không vận động, không biến đổi Ông khẳng định “tồn tại là bất biến”, “nó không sinh ra, nên cũng không mất đi, nó hoàn chỉnh, duy nhất, bất động và vô hạn” Như vậy, lần đầu tiên trong triết học bản nguyên của thế giới không được quy về một sự vật cụ thể

Pácmênít phủ nhận vai trò của nhận thức lý tính Theo ông, không nên “căn cứ vào đôi mắt hồ đồ, đôi tai ồn ào, cái lưỡi uốn éo, mà phải dùng lý trí để giải quyết những vấn đề đang thảo luận”

là, theo Dênôn ở đây đã gặp mâu thuẫn không giải quyết được: thế giới sự vật vừa hữu hạn, vừa

vô hạn Đó là điều phi lý, giả dối

Dênôn phủ nhận sự vận động của sự vật Theo ông, tri thức về vận động của các sự vật

do các giác quan của con người đem lại là tri thức không chân thực Nếu sử dụng tri thức về vận động do lý tính đem lại sẽ là không đúng Ông đưa ra các apôria

- Apôria về “phân đôi” (đikhôtômia):

Theo Dênôn, “một vật trước khi đi đến một điểm nào, trước hết phải đi qua phân nửa của đoạn đường đó; song trước khi đi qua phân nửa đoạn đường ấy, phải đi qua phân nửa của phân nửa đoạn đường ấy, cứ như vậy không bao giờ đến hết cái phân nửa của phân nửa cuối cùng được” Từ đó, Dênôn kết luận: “Vật chất không bao giờ lại có thể vận động được hết, vì sự vận động của nó bị phân chia vô cùng tận bởi con đường mà nó phải đi”

- Apôria về “Asin và con rùa”:

Dênôn khẳng định rằng, dù Asin có chạy nhanh đến đâu chăng nữa cũng không bao giờ đuổi kịp con rùa bò Bởi vì khi Asin chạy đến vị trí của con rùa thì con rùa cũng đã bò được một quãng đường ngắn, khoảng cách giữa Asin và con rùa ngày càng ngắn lại, song không bao giờ Asin đuổi kịp con rùa cả

- Apôria về “mũi tên bay”:

Trang 33

Dênôn cho rằng, mũi tên đang bay là mũi tên dừng lại liên tục trên từng vị trí của quãng đường bay tới đích Ông kết luận, sự vận động của mũi tên chỉ là sự tổng hợp những sự đứng im của nó Vì thế, vận động là phi lý; không hề có vận động

Từ lập luận về các apôria, Dênôn khẳng định, nếu dùng trực quan cảm tính để nhận thức

sự vật, thì sẽ không hiểu được bản chất của nó Muốn nắm được bản chất của sự vật, phải sử dụng tư duy trừu tượng Điều này cũng có nghĩa là ông phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính

và và đề cao vai trò của nhận thức lý tính Tuy vậy, Dênôn là người đầu tiên đã vạch ra mâu thuẫn trong vận động và đặt vấn đề nhận thức vận động theo quan điểm của lôgic học

3.2.5 Triết học Hy Lạp thế kỷ V - IV trước Công nguyên

Trường phái triết học Êlê đã nêu lên tư tưởng về sự thống nhất của thế giới Sự thống nhất đó là tồn tại Tồn tại là duy nhất, bất biến Nó đánh dấu một bước phát triển của tư duy triết học, song, lại không phản ánh đúng tính phong phú, đa dạng của thế giới, sự biến hóa không ngừng của các sự vật hiện tượng Do đó, tư duy triết học buộc phải có sự khái quát mới Nhiệm

vụ này được các nhà triết học ở thế kỷ V TCN thực hiện

sự vật chỉ có thể nảy sinh từ một hạt giống của mình Tính chất của hạt giống được bảo tồn trong sự vật do nó sinh ra Dù sự vật có bị chia nhỏ đến vô cùng thì tính chất của nó cũng không thay đổi Chẳng hạn, vàng được chia nhỏ đến vô cùng thì nó vẫn là vàng, thịt chia nhỏ đến vô cùng vẫn là thịt, Như vậy, ông có quan niệm đúng về tính vô hạn của vật chất

Theo Anaxago, mỗi sự vật là sự kết hợp giản đơn của những hạt giống tạo ra sự vật khác Tính chất của sự vật phụ thuộc vào tính chất của các hạt giống tạo nên sự vật ấy Nếu những hạt giống tạo thành sự vật bị thay thế nhiều bằng những hạt giống khác thì chất của sự vật ấy sẽ thay đổi Chính sự kết hợp của những hạt giống không đồng chất đã tạo nên sự đa dạng và sự biến hóa của các sự vật trong tự nhiên

Anaxago quan niệm rằng, nguồn gốc vận động của những hạt giống là “tinh thần” (Nusơ) “Tinh thần” là một chất tinh tế, thuần khiết “Tinh thần” cũng là một dạng vật chất, chứ không phải tinh thần sinh ra vật chất “Tinh thần” của Anaxago là một lực lượng nằm ngoài vật chất Nói cách khác, nguồn gốc, nguyên nhân vận động nằm ngoài sự vật Điều này, khác với Hêracrít quan niệm, nguồn gốc vận động nằm trong chính sự vật (lửa), nên sự vật chuyển hóa thành cái đối lập của nó Những quan điểm triết học của Anaxago thể hiện rõ quan niệm siêu hình của ông

* Empeđôclơ (khoảng 490 – 430 TCN)

Empeđôclơ sinh ra ở Agrigente thuộc đảo Xixin Ông vừa là nhà triết học, vừa là nhà thơ, vừa là thầy thuốc, vừa là nhà vật lý, vừa là một chính khách tích cực hoạt động ủng hộ phái chủ nô dân chủ, vừa là nhà diễn thuyết có tài

Trang 34

Empeđôclơ quan niệm rằng, thế giới được xây dựng từ bốn yếu tố: đất, nước, không khí, lửa Bốn yếu tố đó tồn tại vĩnh viễn và bất biến Từ bốn yếu tố muôn vật được sinh ra và sự vật mất đi là do sự tan rã của bốn yếu tố

Khác với Hêracrít cho rằng, sự vật được sinh ra là do mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong bản thân nó, Empeđôclơ lại thừa nhận nguồn gốc vận động của sự vật là do tác động của tình yêu và căm thù nằm ngoài sự vật Tình yêu làm cho các yếu tố kết hợp với nhau để tạo thành sự vật, còn căm thù làm cho các yếu tố phân rã, dẫn đến sự diệt vong của sự vật

Dựa trên cơ sở về tình yêu và căm thù, Empeđôclơ lý giải quá trình hình thành vũ trụ Ông cho rằng, thời kỳ thứ nhất tình yêu thống trị, làm cho 4 yếu tố hòa quyện với nhau tạo nên vũ trụ hình cầu bất động Thời kỳ thứ 2, căm thù xâm nhập vào vũ trụ hình cầu, làm cho các yếu tố bị phân chia và các yếu tố cùng loại kết hợp với nhau Thời kỳ thứ 3, căm thù thống trị, tình yêu bị đẩy ra vòng ngoài của vũ trụ Thời kỳ thứ 4, tình yêu và căm thù ở trạng thái cân bằng, tạo nên vũ trụ trong đó loài người sinh sống

Empeđôclơ thừa nhận vận động tồn tại mãi mãi, nhưng nó chỉ là sự di chuyển vị trí trong

ko gian và mang tính chất tuần hoàn, chứ không có vận động đi lên

Ông cũng nêu lên những quan niệm sơ khai về sự tiến hóa của giới hữu cơ Theo ông, giới hữu cơ hình thành và phát triển theo bốn thời kỳ

Thời kỳ thứ nhất xuất hiện những sinh vật đơn giản, “những cái đầu không có cổ, những cánh tay không vai, những con mắt liệng đi, liệng lại không có trán”

Thời kỳ thứ 2 uất hiện những sinh vật có nhiều bộ phận kết hợp với nhau

Thời kỳ thứ ba các sinh vật bắt đầu có sự phát triển, sinh vật mới ra đời và ông gọi là “sự tồn tại có tính chất hoàn toàn đầy đủ”

Thời kỳ thứ tư ra đời thực vật, động vật và con người

Con người được sinh sản ra và phát triển là do sự kết hợp giữa nam tính và nữ tính Tuy quan niệm trên chưa có cơ sở khoa học, nhưng đã thể hiện tư tưởng biện chứng về quá trình tiến hóa của giới hữu cơ

Empeđôclơ đã thấy rõ sự thống nhất hữu cơ, gắn bó chặt chẽ của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Song, ông không thấy được sự khác nhau về chất giữa chúng, nên đồng nhất

tư duy và cảm giác Ông còn coi máu là cơ quan của tư duy Sự thông minh và sự ngu dốt của con người được ông quy về sự kết hợp cân bằng hay không cân bằng của bốn yếu tố Người thông minh là người có bốn yếu tố kết hợp cân bằng, còn người ngu dốt được kết hợp bởi các yếu tố không cân bằng

3.2.6 Trường phái Nguyên tử

Học thuyết nguyên tử là đỉnh cao của CNDV cổ đại Lơxíp là người sáng lập, Đêmôcrít

là người kế tục và phát triển

* Lơxíp (khoảng 500 – 440 TCN)

Những di bản của Lơxíp hầu như không được lưu giữ, vì thế khó có thể biết đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp của ông Tất cả những gì biết về ông là thông qua Đêmôcrít – học trò của ông, và qua những bình luận, phê phán của các học giả đương thời

Trang 35

Lơxíp cho rằng, khởi nguyên của thế giới không phải là bốn yếu tố (đất, nước, lửa, không khí) mà là các nguyên tử

Nguyên tử đó là các hạt vật chất nhỏ đến tận cùng, tuyệt đối không thể phân chia được nữa, vô hạn về số lượng, vô hạn về hình thức, không có chất lượng Dấu hiệu để phân biệt các dạng nguyên tử là ở kích thước và hình thức Sự vật là do sự kết hợp của nguyên tử tạo thành

Sự sắp xếp khác nhau về hình thức giữa các nguyên tử tạo nên những sự vật khác nhau

Đứng trên lập trường duy vật, Lơxíp dùng học thuyết nguyên tử để lý giải sự sinh thành của vũ trụ Vũ trụ được hình thành từ những cơn lốc xoáy của nguyên tử theo nguyên tắc những nguyên tử cùng loại thì tụ lại với nhau, và theo trật tự to nặng ở trung tâm, nhẹ ở xa dần Do vậy, cấu trúc của vũ trụ là trái đất, bầu trời và các vì tinh tú

Tóm lại, dù các giá trị tư tưởng của ông không được tìm hiểu một cách đầy đủ nhưng những gì ông để lại qua trang viết của học trò và các học giả đương thời đã đủ khẳng định ông

là một nhà triết học lớn, người đã khai sinh ra học thuyết tuyệt đỉnh của CNDV cổ đại

* Đêmôcrít (khoảng 460 – 370 TCN)

Đêmôcrít là nhà triết học duy vật vĩ đại trong thế giới cổ đại Ông sinh ra tại Áp-de – một trung tâm buôn bán sầm uất của vùng Tơraxơ, trong một gia đình giàu có Ông đã từng đi chu

du ở nhiều nước trên thế giới như Ai Cập, Babilon, Ba Tư, Ấn Độ và sau đó sinh sống tại Aten

Là người có kiến thức uyên bác trên nhiều lĩnh vực Ngoài triết học, ông còn viết nhiều tác phẩm về toán học, đạo đức học, tâm lý học, sinh vật học, thiên văn học, mỹ học, Đáng tiếc là những tác phẩm của ông không còn nhiều vì bị thế lực thù địch đốt gần hết Arixtốt coi ông là người điều khiển được tư duy của mình trên mọi lĩnh vực Mác và Ăngghen thừa nhận ông là bộ

óc bách khoa đầu tiên trong số những người Hy Lạp

Trước những cảnh nhiễu nhương của cuộc đời, ông đã tự làm mù mắt mình bằng cách đặt một lá chắn bằng đồng hướng ánh sáng mặt trời lúc hoàng hôn chiếu vào mắt Cả đời ông sống trong túng bấn và nghèo khổ

- Thuyết nguyên tử

Ông là người đã xây dựng học thuyết nguyên tử luận về thế giới Theo ông, khởi nguyên của thế giới ko phải là một sự vật cụ thể nào đó như các nhà triết học trước đó quan niệm mà là các nguyên tử (atom) Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không thể cảm nhận bằng thị giác, không thể phân chia, không nhìn thấy được, không âm thanh, không màu sắc, không mùi

vị và tồn tại vĩnh viễn Chúng đồng nhất với nhau về chất, nhưng khác nhau về hình thức, thứ tự

và tư thế Các nguyên tử có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình tam giác, hình cong, hình lõm, Chính sự đa dạng về hình thức của chúng là yếu tố tạo nên sự đa dạng của các sự vật mà chúng cấu thành Các nguyên tử không thể biến thành nhau, chúng vận động trong khoảng không tựa như những hạt bụi gặp gió bay lên, ta quan sát thấy trong tia nắng mặt trời xuyên qua cửa sổ Các hạt bụi tồn tại trong ko khí, nhưng vì chúng quá bé nên chúng ta không nhìn thấy được, do vậy có cảm tưởng chúng không tồn tại Chính nhờ có khoảng không mà có chỗ để cho các nguyên tử vận động Vận động là bản chất của các nguyên tử, diễn ra do sự va chạm giữa chúng và cũng tồn tại vĩnh viễn như bản thân nguyên tử vậy

Mỗi nguyên tử có một hình thức đặc thù, các nguyên tử vô hạn nên số lượng hình thức cũng vô hạn Nguyên tử tuân theo một trật tự xác định giống như các chữ cái tạo ra từ, các từ tạo ra câu, các câu tạo ra đoạn văn, bởi vậy mọi cái đều bắt đầu từ nguyên tử kể cả con người

Trang 36

Vận động của các nguyên tử là vĩnh viễn và chúng vận động trong chân không, nhưng chân không không phải là nguyên nhân của vận động, chỉ là điều kiện để vận động Ở đây Đêmôcrit đã thấy rõ quan hệ chặt chẽ giữa vật chất và vận động Vận động là vốn có của nguyên tử chứ không phải được đưa từ bên ngoài vào Tuy nhiên cả Lơxíp và Đêmôcrit chưa giải thích được nguồn gốc của vận động, cho nên quan niệm về vận động của học thuyết nguyên

tử thiếu thuyết phục

Xuất phát từ quan niệm về nguyên tử và về sự vận động của chúng, Đêmôcrit khẳng định

vũ trụ do vô số thế giới tạo nên chứ không phải chỉ có một thế giới duy nhất của chúng ta Do những sự kết hợp khác nhau của những nguyên tử luôn luôn vận động trong không gian và tuân theo quy luật của tự nhiên đã tạo nên sự xuất hiện và diệt vong của vô số thế giới hợp thành vũ trụ Trong không gian vô tận, những nguyên tử luôn luôn vận động, va đập, xô đẩy nhau tạo thành “cơn lốc” nguyên tử Trong cơn lốc đó, những nguyên tử kết hợp với nhau tạo nên một khối lớn và cuối cùng, quá trình này tạo ra trái đất Số lượng thế giới là vô hạn, một thế giới biến đi, một thế giới mới lại xuất hiện Mỗi thế giới tồn tại ở một giai đoạn nhất định, tùy thuộc vào quá trình phát triển của nó

- Lý luận nhận thức

Đê là người có công lao to lớn trong lịch sử triết học về vấn đề xây dựng lý luận nhận thức với việc đặt ra và giải quyết một cách duy vật vấn đề đối tượng của nhận thức, vai trò của cảm giác với tính cách là điểm khởi đầu của nhận thức và vai trò của tư duy trong việc nhận thức thế giới xung quanh

Theo Đêmôcrit, sở dĩ con người có những cảm giác khác nhau về màu sắc, mùi vị, âm thanh, nóng, lạnh, là do những ngtử kết hợp thành đối tượng nhận thức, tác động lên những ngtử phối hợp tạo nên chủ thể nhận thức Điều đó có nghĩa đối tượng nhận thức là vật chất, là thế giới xung quanh con người, và nhờ sự tác động của đối tượng nhận thức vào con người, nên con người mới nhận thức được

Đêmôcrit chia nhận thức làm hai dạng: nhận thức mờ tối và nhận thức chân lý Nhận

thức mờ tối là nhận thức trực tiếp do các giác quan đem lại, vì vậy chỉ dừng lại ở những cảm nhận bên ngoài, chưa làm sáng tỏ được sự vật và thường chịu áp lực của số đông dư luận chi phối Ông nói: “một số người cảm thấy mật ngọt, một số khác lại cảm thấy đắng, từ đó dẫn đến kết luận là mật không ngọt, cũng không đắng”

Nhận thức chân lý là nhận thức thông qua những phán đoán logic, do vậy nhận thức được tồn tại (nguyên tử) và không-tồn tại (chân không), giải thích được nguồn gốc của những cảm nhận mà nhận thức mờ tối không thể lý giải được Nên đây là sự phân tích sâu sắc sự vật

để nắm bắt bản chất bên trong của nó Chẳng hạn nhận thức mờ tối chỉ biết dừng lại ở nhận định cam ngọt, chanh chua, mà không hề biết rằng, sở dĩ cam ngọt vì được cấu thành từ một số lượng lớn các nguyên tử hình tròn, chanh chua là do các nguyên tử hình tam giác quy định

Ông cho rằng, cả hai dạng nhận thức đó có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó cảm giác là bước đầu của nhận thức

Như vậy, theo Đêmôcrit, lý tính phải dựa vào “những dẫn chứng” do cảm tính đem lại và sau đó cần đi sâu phân tích để tìm chân lý đang nằm “sâu ở đáy bể” Điều này cho thấy, ông không phủ nhận khả năng nhận thức chân lý khách quan của con người Đồng thời, việc chia nhận thức thành hai giai đoạn cho thấy Đêmôcrit đã xác định được tính thống nhất không thể

Trang 37

- Tất nhiên và ngẫu nhiên

Dựa vào thuyết nguyên tử, Đêmôcrit thừa nhận sự ràng buộc lẫn nhau theo luật nhân quả, tính khách quan và tính tất nhiên của các sự vật, hiện tượng tự nhiên Đó là quyết định luận duy vật – một đóng góp quan trọng của Đêmôcrit vào triết học duy vật Theo Đêmôcrit, tất cả các sự vật, hiện tượng trong thế giới này không chỉ tồn tại tự nó, mà sự hiện diện của nó có thể tìm thấy ở sự vật khác Cái làm nên thế giới này là nguyên tử Nguyên tử là một dạng vật chất

Do vậy, lực lượng đóng vai trò nguyên tử trong thế giới này là vật chất Thần linh, thượng đế là

xa lạ đối với thế giới này

Nhưng Đêmôcrit lại phạm sai lầm khi ông phủ nhận cái ngẫu nhiên, xem ngẫu nhiên là hiện tượng không tìm thấy nguyên nhân, là khái niệm chủ quan do con người nêu ra để che dấu

sự ngu dốt của mình

- Nhân bản học

Đêmôcrit bác bỏ quan niệm về sự sản sinh ra sự sống và con người của thần thánh Tiếp nối tư tưởng của Anaximandre, Đêmôcrit cho rằng: sự sống bắt nguồn từ những vật thể ẩm ướt Ông khẳng định: “con người lúc đầu được tạo ra từ nước và bùn” và là kết quả của quá trình biến đổi dần dần từ thấp đến cao của tự nhiên

Những sinh vật đầu tiên sống ở dưới nước, là những cơ thể có cấu trúc hết sức đơn giản, tiến dần lên thành những sinh vật có vú sống ở trên cạn Quá trình phát triển lâu dài đã làm cho chúng có tay, có chân, có mắt, có tai Trong đó, con người là sinh vật hoàn thiện nhất Sự phân biệt giữa sinh vật này với sinh vật khác dựa trên nguyên tắc đồng nhất và đồng loại, vì đó là điều kiện để các nguyên tử kết hợp với nhau Cái để phân biệt giữa sinh vật và đồ vật là sinh vật thì vận động và có linh hồn, còn đồ vật chỉ là những vật vô tri vô giác

Sở dĩ con người vận động, có hưng phấn là nhờ linh hồn châm ngòi, cho nhiệt Linh hồn của con người được cấu thành từ những nguyên tử hình cầu, nhưng hết sức nhỏ bé, mỏng manh, nhanh nhạy, giống như những nguyên tử của lửa Những nguyên tử của linh hồn chứa đầy nhiệt, nhờ nhiệt của chúng mà con người được làm ấm, có hưng phấn và ưa vận động

Ông coi cái chết là sự phân tán của các ng.tử cấu tạo nên thể xác và linh hồn, chứ không phải linh hồn lìa khỏi thể xác Khác với quan niệm của tôn giáo, linh hồn của Đêmôcrit không bất tử Linh hồn của ông là nguyên tử, là một dạng của vật chất chứ không phải là tinh thần Linh hồn chết cùng với cái chết của cơ thể, vì thế các quan điểm cho rằng có thiên đường và địa ngục chỉ là huyễn hoặc khong đáng tin Tuy quan niệm của Đêmôcrit còn mang tính mộc mạc, song nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc chống lại các quan điểm duy tâm và tôn giáo về tính bất tử của linh hồn con người

- Lôgic học

Đêmôcrit là người đặt nền móng cho sự ra đời của logic học với tư cách là một khoa học Arixtot được coi là cha đẻ của logic hình thức, đã thừa nhận Đêmôcrit là bậc tiền bối của mình

về logic học

Đêmôcrit là người đầu tiên trong lịch sử triết học viết tác phẩm “Bàn về logic học”, trong

đó nghiên cứu những vấn đề về định nghĩa, khái niệm, về suy luận quy nạp, về so sánh và giả thiết Ông coi logic học là công cụ để nhận thức các hiện tượng của tự nhiên

- Các quan điểm về chính trị - xã hội

Trang 38

Đêmôcrit thể hiện lập trường của tầng lớp dân chủ chủ nô, đấu tranh bảo vệ nền dân chủ Aten

Triết học duy vật của Đêmôcrit đã đóng vai trò quan trọng trong chủ nghĩa vô thần Theo ông, sở dĩ con người về thần là do con người hoảng sự trước những hiện tượng của tự nhiên như sấm chớp, sao băng, nhật thực, nguyệt thực, Sự tồn tại của thần chẳng qua chỉ là sự nhân cách hóa những hiện tượng của tự nhiên hay những thuộc tính của chính con người Chẳng hạn, thần Dớt là sự nhân cách hóa mặt trời, thần Atêna là sự nhân cách hóa thuộc tính của con người

Theo Đêmôcrit, những con người xuất hiện đầu tiên trên trái đất là những con người rất mông muội, bắt đầu bằng con số không – không có lấy 1 chút tiện nghi tối thiểu; không có công cụ; không biết dùng lửa; cuộc sống của họ phụ thuộc vào những sản vật có sẵn trong tự nhiên; nơm nớp lo sợ: sợ sấm sét, mưa bão, sợ khát, sợ đói, chính điều đó đã trở thành nhu cầu khách quan để họ liên kết lại với nhau dưới hình thức quần thể

Cuộc sống của con người ngày càng phát triển Do sự thôi thúc của nhu cầu giao tiếp trong đời sống cộng đồng, do sự bắt chước những âm thanh của tự nhiên mà ngôn ngữ dần dần được hình thành Nhờ có ngôn ngữ, đời sống của họ ngày càng phát triển, họ học cách sử dụng lửa, biết ăn thức ăn chín, biết dùng da thú làm quần áo, biết xây dựng nhà ở

Như vậy, Đêmôcrit đã giải thích nguồn gốc và sự phát triển của xã hội thông qua nhu cầu sinh tồn của con người Nhu cầu không thể là động lực phát triển của xã hội, nhu cầu chỉ là động lực của sản xuất Tuy nhiên, Đêmôcrit đã không nhận thấy chính hoạt động sản xuất mới

là động lực của sự phát triển xã hội Điều này là do hạn chế của lịch sử

Đêmôcrit cho rằng, văn hóa nghệ thuật là kết quả của việc con người bắt chước tự nhiên,

“từ động vật, bằng con đường bắt chước chúng ta học được các công việc quan trọng nhất: của con nhện trong nghề dệt và đan, của con chim yến trong việc xây dựng nhà cửa, của con sơn ca trong cách hát, của thiên nga và họa mi trong cách múa” Có thể xem đây là một quan niệm tiến

bộ, bởi vì ông đã không biến văn hóa nghệ thuật thành những sản phẩm của thần thánh ban cho

để phục vụ những nghi lễ của tôn giáo như một số nhà triết học đương thời khẳng định

Khi bàn về đạo đức, ông cho rằng: cuộc sống, hành vi, số phận của mỗi con người cụ thể trong xã hội là đối tượng nghiên cứu của đạo đức Coi lương tâm, sự lành mạnh trong tinh thần của mỗi cá nhân là trung tâm của đạo đức Theo ông, mỗi người cần biết sống đúng mức, ôn hòa, không gây hại cho người khác Ông chống lại sự giàu có bất lương

Ông khẳng định, nền tảng của hạnh phúc hay bất hạnh, giàu sang hay nghèo hèn, thành công hay thất bại trong cuộc sống là do kinh tế, cụ thể là ở thương mại và thủ công nghiệp

“Hạnh phúc đó là tinh thần thoải mái, khỏe khoắn, sung túc, hài hòa, cân đối và không giận dữ”

“Người khôn ngoan là người không buồn rầu về cái không có, mà vui mừng với cái mình có” Ông còn đề cao vai trò của trí tuệ đối với đời sống hạnh phúc của con người Người hạnh phúc

là người có trí tuệ và năng lực tinh thần

Tóm lại, những quan điểm, tư tưởng triết học của Đêmôcrit còn mang tính chất phác, mộc mạc, trực quan, song đã đưa triết học duy vật Hy Lạp cổ đại lên bước tiến mới, đóng góp cho kho tàng triết học của nhân loại những thành quả vô giá

3.2.7 Xôcrate (469 -399 TCN)

Xuất thân trong một gia đình cha làm nghề điêu khắc, mẹ làm hộ lý, cả cuộc đời sống

Trang 39

một hình thức không được bình thường, quen đi chân đất, ăn mặc tuềnh toàng, nhưng lại là người có trí nhớ tuyệt vời và có sức khỏe vô song

Là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, người thầy của Platon Theo nhận xét của Hegel thì ông “là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại” trong triết học cổ Hy Lạp Rất tiếc là ông không để lại cho chúng ta một tác phẩm nào, vì ông thường trình bày các quan điểm của mình bằng lời nói dưới hình thức hội thoại, hay tranh luận Vì vậy, những gì chúng ta biết về

Xô chủ yếu qua ghi chép và bình luận của học trò ông, tiêu biểu là Platon, Xênôphôn, Arixtôphan

Theo Platon, Xôcrat là một người trầm tư sâu sắc, nhưng rất hóm hỉnh và châm biếm Mỉa mai, châm biếm là một trong những phương pháp đàm thoại chủ yếu của ông Tuy nhiên ông không dạy nghệ thuật hùng biện, diễn thuyết để kiềm tiền Coi triết lý là sự dần dần từ biệt cuộc sống trần gian và giải thoát linh hồn bất diệt khỏi thể xác Do đó, ông rất thản nhiên khi bị tòa án Aten kết tội tử hình vì ông không tôn trọng các vị thần linh mà hồi đó dân Aten rất ngưỡng mộ Tòa án Aten cho rằng, ông là người có chủ trương thay tôn giáo hiện thời bằng một tôn giáo mới làm giảm uy lực của nhà nước và làm đồi bại giới thanh niên

Việc lấy Xô làm tiêu chí để phân kỳ triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại tự nó đã thẩm định những giá trị của tư tưởng Xô đối với sự phát triển của triết học trong lịch sử

Xôcrat đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, coi đó là chủ đề chính trong các cuộc

đàm thoại triết học của mình

Khác với các nhà triết học trước đây, ông thờ ơ với những vấn đề về thế giới tự nhiên, về khởi nguyên của vũ trụ, mà chỉ lưu tâm đến vấn đề con người, về đạo đức của con người Ông muốn hiểu rõ con người là gì, con người sẽ đi đến đâu

Ông là người đầu tiên hiểu rằng, triết học không gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình Bởi tự nhiên đã được thần thánh tạo dựng nên, con người không được can thiệp vào công việc của thần thánh Luận điểm nổi tiếng “Con người hãy tự nhận thức chính mình”, trở thành câu cửa miệng trong các buổi đàm thoại triết học của ông Tư tưởng của Xôcrat thực sự là một bước tiến mới trong sự phát triển triết học Hy Lạp cổ đại Bắt đầu từ đây, con người trở thành một trong những chủ đề trọng tâm nghiên cứu của triết học

Đối với Xôcrat, nhận thức chính mình – tức là nhận thức bản thân mình – không chỉ như một nhân cách mà còn như một con người nói chung Theo ông, trí tuệ của con người là do tri thức mang lại, song tri thức đó phải được biểu hiện dưới dạng các khái niệm, vì khái niệm biểu thị bản chất đích thực của sự vật Khái niệm là “ngôn ngữ chung” mang tính khách quan, ai cũng phải thừa nhận Nó là công cụ giúp con người khám phá ra chân lý

Vì thế, ông đưa ra khái niệm “cái thiện phổ biến” và coi đó là cơ sở của đạo đức, là tiêu chuẩn đạo đức của con người Coi tri thức là nền tảng của đức hạnh Điều thiện đi liền với tri thức, điều ác đi liền với sự dốt nát Của cải và danh tiếng không mang lại phẩm giá gì, ngược lại chỉ đem đến những điều ngu xuẩn Mọi hành vi vô đạo đức đều là kết quả của sự dốt nát, kém hiểu biết Cho nên, con đường đi đến tri thức cũng chính là con đường hoàn thiện nhân cách đạo đức của con người, con đường hướng con người đến cái thiện và hạnh phúc

Theo ông, con người phải hiểu sâu sắc “cái thiện phổ biến” mới thực hành đúng được Muốn vậy, con người phải thông qua đàm thoại, và ông coi đó là phương pháp cơ bản nhất, về sau người ta gọi là “phương pháp Xôcrát”

Trang 40

Phương pháp Xôcrát được thực hiện qua 4 bước:

- Một là, “Mỉa mai”: vạch ra mâu thuẫn trong lời nói của người đàm thoại thông qua các câu hỏi để giúp họ thấy được sự “ngu dốt” của bản thân

- Hai là, “Đỡ đẻ”: vạch ra cho người đàm thoại con đường đi tới tri thức đúng, từ bỏ tri thức sai

- Ba là, “Quy nạp”: khái quát những cái riêng lẻ thành cái chung, thành “cái thiện phổ biến”

- Bốn là, “Xác định”: khẳng định cái đúng và hành động theo cái đúng phù hợp với “cái thiện phổ biến”

Tóm lại, Xôcrat là nhà triết học duy tâ, theo hướng duy tâm khách quan Sau khi Xôcrat qua đời, các học trò của ông đi theo các hướng khác nhau Một trong các xu hướng đó là phát triển quan điểm duy tâm của ông mà đại biểu là Platon

Sau khi Xôcrat chết, ông sang sống ở Nam Italia Ở đây ông liên hệ mật thiết với phái Pitago để chống lại phái chủ nô dân chủ, bảo vệ quyền lợi của phái chủ nô quý tộc Do hoạt động chính trị tích cực của mình, ông bị chính quyền bắt và bị đem bán ở chợ nô lệ Song được

1 thành viên trong trường phái của mình mua và giải thoát, gửi về Aten Tại Aten, ông thành lập Viện Hàn lâm – trung tâm đấu tranh chống CNDV Đây được xem là trường đại học tổng hợp đầu tiên ở Châu Âu, hoạt động liên tục trong 915 năm

Platon mất trong bữa tiệc mừng sinh nhật lần thứ 81 của ông Cuộc đời của Platon là cuộc đời của một nhà bác học quên mình, không vợ con Ông để lại một số lượng tác phẩm đồ

sộ và hầu hết được bảo tồn hoàn chỉnh cho đến ngày nay Ông được đánh giá là “Linh hồn của nền văn hóa cổ Hy Lạp”

Platon là nhà triết học duy tâm khách quan, hệ thống triết học của ông là đỉnh cao của CNDT cổ đại Hệ thống ấy được xây dựng trên ba nguồn gốc lý luận tiền bối là học thuyết về cái chung của Xôcrat, quan niệm về tồn tại duy nhất bất biến của trường phái Êlê và học thuyết

về con số của liên minh Pitago

- Học thuyết ý niệm

Cái chết của người thầy Xôcrat đã làm thức tỉnh ở Platon một sự thật mà bấy lâu nay ông

đã ngờ ngợ Đó là về mặt thân xác, Xôcrat không còn hiện hữu trên cõi đời này, nhưng trong tâm tưởng của Platon và các môn sinh thì Xô vẫn còn sống, vẫn còn đang giảng bài, Vậy thì phải có một cái gì đó bền vững, trường tồn hơn những cái cụ thể cảm nhận được bằng giác quan cũng tồn tại Cái vô hình đó là gì? Xung quanh chúng ta muôn vàn các sự vật, nhưng không có

sự vật nào là trường tồn cả To, chắc, khỏe như cây sồi nhưng một ngày nào đó nó cũng sẽ chết khô, rồi mục nát nhưng hình ảnh cây sồi vẫn còn ở trong tư duy của mỗi người

Ngày đăng: 21/11/2017, 20:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w