1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014 (tt)

23 435 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 547,32 KB

Nội dung

Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành mặc dù mới tạo ra nền tảng cơ bản về doanh nghiệp xã hội, tuy nhiên, đó mới là những cố gắng bước đầu của Nhà nước đối với nh

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU HÀ

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THEO

LUẬT DOANH NGHIỆP 2014

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 603801.07

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, 2017

Trang 2

Cụng trỡnh được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xó hội

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐẶNG VŨ HUÂN

Phản biện 1: PGS.TS Bựi Ngọc Cường

Phản biện 2: TS Nguyễn Văn Tuyến

Luận văn sẽ đ-ợc bảo vệ tr-ớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội 14 giờ 00 ngày 25 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Th- viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, ra đời vì mục tiêu và

sứ mệnh cộng đồng, doanh nghiệp xã hội cần có một khung khổ pháp

lý đồng bộ và phù hợp với thực tiễn xã hội để động viên các chủ thể kinh doanh cùng tham gia chia sẻ gánh nặng an sinh xã hội với Nhà nước Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành mặc dù mới tạo ra nền tảng cơ bản về doanh nghiệp xã hội, tuy nhiên, đó mới là những cố gắng bước đầu của Nhà nước đối với những mô hình vì xã hội và cộng đồng này, việc hoàn thiện pháp luật

về địa vị pháp lý để khẳng định vị trí và vai trò của doanh nghiệp xã hội là yêu cầu nhất thiết để thực hiện những mong muốn vô cùng tốt đẹp của các sáng lập viên doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở đó, để hiểu rõ hơn về địa vị pháp lý của loại hình

doanh nghiệp này, em đã chọn đề tài “Địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014” Luận văn là một cái

nhìn tổng quan về doanh nghiệp xã hội theo pháp luật hiện hành cũng như cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, từ đó cùng với thực tiễn kinh doanh để đưa ra một số giải pháp phù hợp

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Có thể khẳng định, từ trước tới nay chưa có công trình nào ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu toàn diện, đầy đủ vấn đề địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014 Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đây sẽ là tư liệu tham khảo quý báu cho học viên trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận

văn của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 4

Việc nghiên cứu đề tài là nhằm tìm hiểu các vấn đề lý luận

về doanh nghiệp xã hội, xác định rõ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp, liên hệ, phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động,

từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

(i) Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội, địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội;

(ii) Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014, chỉ ra những điểm còn vướng mắc, bất cập cần hoàn thiện;

(iii) Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về doanh nghiệp xã hội; hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về doanh nghiệp xã hội và thực tiễn thực hiện

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn tập trung chủ yếu vào các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp 2014, đồng thời Luận văn có tham khảo kinh nghiệm pháp luật các nước về vấn đề này

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu để thực hiện luận văn này bao gồm: phương pháp phân tích tổng hợp, miêu tả, so sánh, phân tích, đánh giá và dự báo…

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Trang 5

Luận văn là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp 2014

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội

Chương 2: Thực trạng địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã

hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về

địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

Trang 6

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT

VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI 1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp xã hội

1.1.1 Vài nét về sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp xã hội

Có thể nói doanh nghiệp xã hội ra đời sớm nhất là ở Vương quốc Anh và phát triển mạnh nhất hiện nay Theo nghiên cứu của MacDonald M & Howarth C (2008), mô hình doanh nghiệp xã hội đầu tiên xuất hiện tại London vào năm 1665, khi Đại dịch (Great Plague) hoành hành đã khiến nhiều gia đình giàu có, vốn là các chủ xưởng công nghiệp và cơ sở thương mại rút khỏi thành phố, để lại tình trạng thất nghiệp tăng nhanh trong nhóm dân nghèo lao động Trong bối cảnh đó, Thomas Firmin đã đứng ra thành lập một xí nghiệp sản xuất và sử dụng nguồn tài chính cá nhân cung cấp nguyên liệu cho nhà máy để tạo và duy trì việc làm cho 1.700 công nhân Ngay từ khi thành lập, ông tuyên bố xí nghiệp không theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và số lợi nhuận sẽ được chuyển cho các quỹ

từ thiện

Trong ba thập niên trở lại đây, phong trào doanh nghiệp xã hội đã phát triển mạnh ra khỏi biên giới các quốc gia và trở thành một vận động xã hội có quy mô và tầm ảnh hưởng toàn cầu

Ở Việt Nam, trước đổi mới năm 1986, hợp tác xã có thể được coi là mô hình doanh nghiệp xã hội sớm nhất ở Việt Nam Trong số các hợp tác xã ra đời trong giai đoạn này, một số không nhỏ được thành lập để tạo việc làm, hỗ trợ cuộc sống cho những đối tượng yếu thế của xã hội, chủ yếu là người khuyết tật Hầu hết các hợp tác xã của người khuyết tật hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, như mây tre, đan thêu, may mặc

Trang 7

Từ năm 1986 đến 2010, mặc dù doanh nghiệp xã hội đã manh nha xuất hiện dưới hình thức hợp tác xã từ lâu, nhưng các hoạt động kinh doanh vì mục tiêu xã hội với đầy đủ các đặc điểm cơ bản của mô hình doanh nghiệp xã hội chỉ bắt đầu phát triển kể từ khi chính sách đổi mới được thực hiện vào năm 1986 Nhìn chung, giai đoạn đổi mới là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ngoài Nhà nước, trong đó có doanh nghiệp

xã hội Tuy nhiên, sự tách biệt hai lĩnh vực hoạt động kinh tế và xã hội cả trong tư duy lẫn hoạt động thực tế đã hạn chế sự ra đời của mô hình hỗn hợp như doanh nghiệp xã hội

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

1.1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp xã hội

1.1.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp xã hội

1.1.3 Vị trí, vai trò của doanh nghiệp xã hội trong nền kinh tế thị trường

Doanh nghiệp xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế thị trường, góp phần tạo ra tổng sản phẩm trong nước, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi

và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách

và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, môi trường, Doanh nghiệp xã hội còn là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương Doanh nghiệp xã hội còn góp phần đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ

Trang 8

vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập

1.2 Địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội

Theo cách hiểu truyền thống, địa vị pháp lý của một doanh nghiệp là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp

đó được pháp luật ghi nhận, đảm bảo sự độc lập về mặt pháp lý và khả năng tham gia các quan hệ pháp luật, trước hết là quan hệ luật kinh tế và từ đó có thể phân biệt với các chủ thể kinh doanh khác

Khi xác định địa vị pháp lý của doanh nghiệp, chúng ta phải gắn chúng với sự phát triển của các mô hình kinh tế, cơ chế kinh tế

mà trong khuôn khổ đó các doanh nghiệp tồn tại và phát triển Như vậy, có thể thấy nội hàm địa vị pháp lý của doanh nghiệp được phản

ánh và thể hiện ở những phương diện sau: Thứ nhất, các quy định của

pháp luật về vị trí, vai trò, chức năng của từng loại hình doanh nghiệp; tính chất, đặc điểm tổ chức kinh doanh trong mỗi loại hình

doanh nghiệp; Thứ hai, tổng hợp các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm

của doanh nghiệp được pháp luật quy định phù hợp với vị trí, vai trò

và chức năng của doanh nghiệp và những quyền hạn và nghĩa vụ mà doanh nghiệp đảm nhận trên cơ sở những quy định của pháp luật khi doanh nghiệp tham gia vào các quan hệ pháp luật trong quá trình hoạt động

Địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội là những khái niệm chưa được thống nhất, chưa được nghiên cứu đầy đủ, nên khi đề cập đến các đặc trưng của chúng, các tác giả thường dùng một khái niệm:

tư cách chủ thể pháp luật của doanh nghiệp được nhà nước thừa nhận

là một chủ thể pháp lý độc lập Theo đó, tư cách chủ thể phản ánh vị trí, vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Vì vậy, cần

Trang 9

có cách tiếp cận mới năng động và đa dạng đối với địa vị, vai trò mới của doanh nghiệp xã hội trong kinh tế thị trường

1.2.2 Nội dung địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 có thể hiểu doanh nghiệp

xã hội là doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, với mục đích hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, trong đó sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường

Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì doanh nghiệp xã hội có tiêu chí đầu tiên là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này Hiện nay, thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp (Nghị định số 96/2015/NĐ-CP)

Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không coi doanh nghiệp xã hội là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp: Công

ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân Để thành lập doanh nghiệp xã hội, người bỏ vốn để thành lập doanh nghiệp xã hội phải thực hiện các thủ tục pháp lý thông thường để thành lập một doanh nghiệp trong số các loại hình doanh nghiệp đã được Luật Doanh nghiệp năm 2014 thiết kế Tiêu chí này thể hiện một trong những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp

xã hội, tương tự doanh nghiệp thông thường, đó là có hoạt động kinh doanh, đó là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, là yếu tố căn bản, quyết định đến sự ra đời và hoạt động của doanh nghiệp, một thuộc

Trang 10

tính không thể tách rời của doanh nghiệp và là đích cuối cùng của các nhà kinh doanh Từ đó có thể hiểu, mục đích chính khi thành lập doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp, còn việc giải quyết các vấn đề xã hội vì lợi ích của cộng đồng không phải là mục tiêu chủ yếu của kinh doanh

Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam là một chủ thể đặc biệt, một doanh nghiệp hoạt động nhưng không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà đầu tư mà phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp xã hội được phục vụ cho cộng đồng Như vậy, việc điều chỉnh pháp luật đối với doanh nghiệp xã hội cần xét đến các yếu tố đặc thù của mô hình này, để góp phần tạo nên “hệ sinh thái” tốt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xã hội phát triển như nhiều quốc gia trên thế giới

Trang 11

Chương 2 THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014

2.1 Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở việt nam

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật hiện hành

Doanh nghiệp xã hội là một khái niệm mới được luật hóa quy định cụ thể tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014, theo đó, mặc

dù không đưa ra khái niệm cụ thể, nhưng Luật đã quy định về “Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội” Cụ thể:

1 Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây: (a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

(b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

(c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như

đã đăng ký

2 Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

(a) Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và điểm

c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không

sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với

cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;

Trang 12

(b) Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

(c) Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

(d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động

để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

(đ) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp

xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp

3 Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội Có thể thấy, sau rất nhiều năm chờ đợi, lần đầu tiên doanh nghiệp xã hội được công nhận về mặt pháp lý Doanh nghiệp xã hội được hiểu một cách chung nhất là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Nó được thành lập với mục tiêu là để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó mà doanh nghiệp đó theo đuổi, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội và môi trường

2.1.2 Thực trạng địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Hiện nay, văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp xã hội, cũng như loại hình doanh nghiệp hay một địa vị pháp lý dành riêng cho doanh nghiệp xã hội còn hạn chế

Ngày đăng: 21/11/2017, 09:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w