1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Lan và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

94 345 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 350,59 KB

Nội dung

Trình bày được một số điểm chính trong môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan dựa trên các yếu tố quyết định đến FDI của nước chủ nhà mà UNCTAD đã đưa ra. Luận văn kết hợp so sánh môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan với Việt Nam để có thể đánh giá các mặt còn yếu của Việt Nam so với Thái Lan và có các gợi ý chính sách cho Việt Nam.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS NGUYỄN THỊ KIM ANH

XÁC NHẬN CỦA

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CHẤM LUẬN VĂN

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, khôngsao chép của ai Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tinđược đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và website theo danh mục tài liệu thamkhảo của luận văn

Tác giả luận văn

Đoàn Thị Hậu

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Anh cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanhquốc tế, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận Sau Đại học, phòng Đào tạo, cácbạn chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiệnthuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thànhluận văn này

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ vàgiúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình

Học viên

Đoàn Thị Hậu

Trang 6

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 AEC Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community)

2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations)

3 DTA Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

4 EU Liên minh Châu Âu (European Union)

5 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội

7 GNI Thu nhập quốc dân

8 IIAs Hiệp định đầu tư quốc tế (International Investment Agreements)

9 IPRI Chỉ số bảo vệ quyền sở hữu (International Property Rights index)

10 MFN Đãi ngộ tối huệ quốc (Most Favoured Nation)

11 OSOS Trung tâm đăng ký đầu tư nước ngoài một cửa (One start one

stop Investment Center)

12 PICS Khảo sát môi trường đầu tư

13 TNCs Công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations)

14 TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement)

15 UNCTAD Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (United Nations Conference on Trade and Development)

16 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

1 Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa môi trường kinh doanh và môitrường đầu tư 16

2 Bảng 1.2 Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 17-18

3 Bảng 3.1 Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Thái Lan giai đoạn 1991-2015 28-29

4 Bảng 3.2 Chỉ số hòa bình của Việt Nam và Thái Lan giai

5 Bảng 3.3 Chỉ số quản trị toàn cầu của Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2007 – 2015 40-41

6 Bảng 3.4 Quy mô và hiệu quả thị trường của Thái Lan và Việt Nam (2007-2015) 49

7 Bảng 3.5 Chỉ số toàn cầu hóa của Top 10 nước cao nhất và các nước ASEAN, Trung Quốc 50

8 Bảng 3.6 Chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam – Thái Lan 54

9 Bảng 3.7 Thời hạn hợp đồng lao động và mức lương tối thiểu 56

10 Bảng 3.8 Chỉ số HDI của các nước ASEAN giai đoạn 2010- 2014 57

11 Bảng 3.9 Sự thay đổi của chỉ số HDI của Thái Lan qua các

12 Bảng 3.10 Tính sẵn sàng tiếp nhận công nghệ và tính tiên phong của Việt Nam – Thái Lan 60

13 Bảng 3.11 Chất lượng đào tạo của Việt Nam và Thái Lan 61

14 Bảng 3.12 Các ưu đãi Thái Lan dành cho các nhà đầu tư 62

15 Bảng 3.13 Các tiêu chí về y tế, giáo dục của Việt Nam và Thái Lan 66

16 Bảng 3.14 Chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của Thái Lan và Việt

17 Bảng 4.1 Chỉ số hiệu quả tiếp nhận FDI các nước ASEAN giai đoạn 2004 – 2010 77

18 Bảng 4.2 Xếp hạng chỉ số tiềm năng thu hút FDI của các nước ASEAN năm 2011 78

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

2 Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan giai đoạn 1991-2014 26

3 Hình 3.2 Thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan (1991 -2013) 27

4 Hình 3.3 FDI ra và vào Thái Lan (1991 – 2014) 31

5 Hình 3.4 So sánh chỉ số IPRI Thái Lan – Việt Nam 38

6 Hình 3.5 Mức thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016 của các nước Đông Nam Á 46

7 Hình 3.6 Xếp hạng chỉ số tham nhũng Thái Lan – Việt Nam (2007-2015) 64

8 Hình 4.1

So sánh các tiêu chí ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam – Thái

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Tình hình kinh tế thế giới hơn hai thập kỷ qua đã được đánh dấu bởi một sựgia tăng đột biến của nguồn vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển, song cácnước phát triển vẫn là điểm đến đầu tiên và hấp dẫn nhất cho nguồn vốn FDI Thực

tế cho thấy rằng, trên thế giới, có một số quốc gia đã gặt hái nhiều thành công trongviệc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó, có những quốc gia lại gặpnhiều khó khăn thậm chí là thất bại trong chiến lược thu hút FDI Điều này dẫn đếntình trạng lượng vốn FDI phân bổ không đồng đều giữa các quốc gia, các khu vựctrên thế giới

Mặc dù vẫn tồn tại một số tác động tiêu cực, song không ai có thể phủ nhậnnhững ảnh hưởng tích cực mà FDI đã mang lại Ví dụ, FDI cung cấp thêm nguồnlực, tạo điều kiện chuyển giao tri thức, công nghệ và quản lý, tạo điều kiện pháttriển kinh tế, khuyến khích xuất nhập khẩu và xây dựng mạng lưới xuất nhập khẩuquốc tế phát triển, tạo ra cơ hội mới, việc làm mới và quan trọng là thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế

Đối với các nước đang phát triển, nhiệm vụ thu hút FDI ngày càng trở nênquan trọng Trong nhóm nước đang phát triển hiện nay, có một số quốc gia đã đạtđược nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc thu hút nguồn vốn khổng lồ này, điểnhình như Singapore, Trung Quốc… Trong khi đó, đối với Việt Nam, chúng ta cũng

có thể tự hào vì tốc độ phát triển vượt bậc của vốn FDI trong thời gian qua Tuynhiên, xét một các toàn diện, khi đặt lên bàn cân chung của thế giới thì những thànhtựu Việt Nam đạt được vẫn còn kém so với nhiều quốc gia khác, đặc biệt là cácnước đang phát triển So sánh trong khu vực Châu Á nói chung và ASEAN nóiriêng, mặc dù xếp thứ bậc cao hơn so với nhiều quốc gia nhưng Việt Nam vẫn cònthua kém nhiều nước Trong ASEAN, Việt Nam chỉ đứng đầu trong nhóm các nướcCLMV và kém nhiều so với nhóm ASEAN-6 Các chuyên gia kinh tế đã nhận địnhViệt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng về địa lý, dân số, tự

Trang 11

nhiên song trình độ phát triển kinh tế nói chung và tốc độ thu hút FDI nói riêng lại

(2) Chỉ số Inward FDI Potential (chỉ số tiềm năng thu hút FDI): đánh giá khảnăng thu hút FDI của một nước so với các đối thủ cạnh tranh khác

Theo thống kê tính từ năm 2004 đến 2010, Việt Nam có chỉ số hiệu quả tiếpnhận luôn cao hơn 1, tức là Việt Nam đang là quốc gia tiếp nhận được FDI cao hơn

so với quy mô của nền kinh tế Còn Thái Lan, chỉ số này ở mức thấp hơn, năm 2010chỉ số này là 1, tức là Thái Lan tiếp nhận nguồn vốn FDI phù hợp với quy mô nềnkinh tế Trong khi đó, chỉ số tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam là 38 và của TháiLan là 20 (năm 2011) trên toàn thế giới Nhìn vào các chỉ số này có thể thấy ViệtNam là một quốc gia tiềm năng và thu hút được nhiều FDI song khả năng cạnhtranh so với Thái Lan và các quốc gia khác vẫn còn kém, nhất là khi so sánh trựctiếp thì Việt Nam xếp ở thứ hạng thua Thái Lan một khoảng cách khá xa về tiềmnăng thu hút FDI

Vậy, vấn đề đặt ra là, môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan cónhững đặc điểm gì, có gì giống và khác nhau so với Việt Nam mà lại dẫn đến sựchênh lệch trong thu hút FDI của hai nước như vậy? Việt Nam cần phải làm gì đểthu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn? Để trả lời những câu hỏi này, tôi

đã quyết định lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là “Môi trường đầu tư trực

tiếp nước ngoài tại Thái Lan và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”.

Trang 12

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là nghiên cứu môi trường đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Thái Lan và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để cảithiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút FDI.

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu chung, luận văn được tiến hành vớicác mục tiêu nhỏ như sau:

Mục tiêu thứ nhất: tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến môi trường đầu

tư trực tiếp nước ngoài để tìm ra khoảng trống nghiên cứu

Mục tiêu thứ hai: tổng quan lý luận cơ bản về môi trường đầu tư trực tiếp

nước ngoài Đặc biệt, trong đó nhấn mạnh về các tiêu chí đánh giá môi trường đầu

tư trực tiếp nước ngoài thường được sử dụng để phân tích cho mỗi quốc gia

Mục tiêu thứ ba: phân tích môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái

Lan dựa trên các tiêu chí đã đưa ra

Mục tiêu thứ tư: so sánh môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan

so với Việt Nam dựa trên các tiêu chí đưa ra để thấy được sự giống và khác nhau, từ

đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

+ Câu hỏi nghiên cứu : Luận văn tập trung trả lời cho câu hỏi nghiên cứuchính: Môi trường đ u t tr c ti p nầ ư ự ế ước ngoài c a Thái Lan nh th nào vàủ ư ế

Vi t Nam có th h c h i đệ ể ọ ỏ ược kinh nghi m gì? ệ Ngoài ra, luận văn sẽ trả lời cáccâu hỏi khác liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Môi trường đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Thái Lan so với Việt Nam có điểm gì khác và nổi bật? Việt Nam có thểhọc hỏi gì từ kinh nghiệm thu hút đầu tư và xây dựng môi trường đầu tư trực tiếpnước ngoài của Thái Lan?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan Phạm vi nghiên cứu: khung thời gian tiến hành nghiên cứu trong khoảng thờigian từ 2007 đến 2015 Đây là khoảng thời gian có sự xảy ra của cuộc khủng hoảng

Trang 13

kinh tế toàn cầu 2008 và đã ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, trong đó cóThái Lan và Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu tại bàn, kết hợp với các phươngpháp phân tích, so sánh, tổng hợp để đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Thái Lan, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam Chi tiết các phươngpháp này sẽ được đề cập trong chương 2

5 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan tronggiai đoạn 2007-2015 để khái quát những nét chính về các thay đổi trong môi trườngđầu tư của Thái Lan trước những biến động của tình hình thế giới và trong nướcnhằm mục đích thu hút nguồn vốn FDI dựa theo các nhóm yếu tố ảnh hưởng đếnFDI của nước chủ nhà do UNCTAD đưa ra từ năm 1998

Dựa trên các nghiên cứu về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của TháiLan, luận văn có sự so sánh tương ứng đối với môi trường đầu tư trực tiếp nướcngoài của Việt Nam và từ đó đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm đối với ViệtNam trong quá trình thu hút FDI

6 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm bốn chương chính :

Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trình bày nội dung cơ bản của các nghiên cứu trong và

ngoài nước tiến hành trước đó về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung,môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và Thái Lan nói riêng và kháiquát những lý thuyết cơ bản về môi trường đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiFDI

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu, các

phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu được sử dụng

Trang 14

Chương 3 : Nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp của Thái Lan : một số phát hiện và trao đổi: Trình bày và phân tích từng yếu tố của môi trường đầu tư trực

tiếp nước ngoài của Thái Lan, rút ra một số bài học kinh nghiệm

Chương 4: Một số giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ kinh nghiệm của Thái Lan: Dựa vào phân tích môi trường đầu

tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan đã phân tích ở chương 3 và rút ra bài học kinhnghiệm cho Việt Nam

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu,trong đó các nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể chia làm hai nhóm cơ bản: nhómthứ nhất bao gồm các công trình nghiên cứu về môi trường đầu tư trực tiếp nướcngoài của nước nhận đầu tư và nhóm thứ hai là các công trình nghiên cứu về môitrường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nghiên cứu về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia đầutiên phải kể đến là báo cáo đầu tư thế giới hàng năm do UNCTAD thực hiện từ năm

1991 đến nay Đề cập đến các yếu tố quyết định của nước chủ nhà ảnh hưởng trựctiếp đến quyết định của nhà đầu tư thì báo cáo năm 1998 đã đề cập rõ ràng và chitiết nhất Ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư FDI có ba nhóm yếu tố chính gồm:khung chính sách về FDI, các yếu tố về kinh tế và các chính sách tạo thuận lợi chodoanh nghiệp Tiếp đến, trong báo cáo năm 2010 đề cập đến thu hút FDI cho các dự

án low-carbon, nhóm nghiên cứu của UNCTAD cũng dựa vào ba nhóm yếu tố chínhnày để phân tích

Mashida Ishida trong nghiên cứu Attracting FDI: Experience of East Asian

Countries, (2012)” đã tìm hiểu về tình hình thu hút FDI của các quốc gia trong khối

ASEAN và Trung Quốc, từ đó rút ra kinh nghiệm của từng nước Đầu tiên, tác giảtiến hành tìm hiểu, đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của FDI, sự khác nhautrong chính sách thu hút FDI trước và sau những năm 80 ở trong khu vực ASEAN.Trước những năm 80, chính phủ các nước này chưa có nhiều chính sách thu hútFDI, thậm chí sự lo ngại trước sự ảnh hưởng của hàng hóa do các công ty nước

Trang 16

ngoài sản xuất gây sức ép khiến chính phủ các nước này tiến hành bảo hộ cho thịtrường nội địa Tuy nhiên, sau những tác động tích cực mà FDI mang lại cho nướcnhận đầu tư, các quốc gia này đã có những thay đổi về tầm nhìn, định hướng và tiếnhành bãi bỏ các hạn chế và xây dựng các chính sách thu hút FDI phù hợp cho quốcgia mình Nghiên cứu đã chỉ ra bài học của các nước như Malaysia, Thái Lan,Indonesia trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, những tác động tíchcực, tiêu cực mà FDI mang lại cho các quốc gia này

Tidiane Kinda (2008 - CERDI-CNRS, Université d’Auvergne) với nghiên cứu

“Investment Climate and FDI in Developing Countries: Firm-Level Evidence”.

Nghiên cứu đã nhận định, FDI là nguồn vốn quan trọng quyết định đến tăng trưởngcủa mỗi quốc gia và đặt câu hỏi “Tại sao có quốc gia lại hấp dẫn FDI, có quốc gialại không?” Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả dựa trên lý thuyết chiết trung củaDunning (2000) để xây dựng một nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến FDI, đó là banhóm yếu tố quyền sở hữu, địa điểm, lợi thế quốc tế hóa hay còn gọi là OLI Lýthuyết này khẳng định rằng, một khi có sự hiện diện của đầy đủ các ưu thế trên, cáccông ty sẽ thực thi FDI Tác giả cũng chỉ ra, trong các nghiên cứu về môi trườngđầu tư trước đó thường sử dụng dữ liệu đầu tư của Trung Quốc là chủ yếu Để xâydựng một cái nhìn hoàn thiện hơn, tác giả sử dụng dữ liệu về các cuộc điều tra hơn

70000 doanh nghiệp ở hơn 100 nước do Ngân hàng Thế giới tiến hành Nghiên cứuxây dựng một hàm hồi quy của biến phụ thuộc FDI trong mối quan hệ giữa các biếnkhác như: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thuế, các quy định về thương mại Nghiêncứu sử dụng chính Component Analysis (PCA) và các phương pháp tiêu chuẩn hóa.Kết quả của nghiên cứu cho thấy, các yếu tố trong ba nhóm này có ảnh hưởng nhấtđịnh đến FDI Trong đó, cơ sở hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đển việc thuhút FDI Ngoài ra, yếu tố con người cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa raquyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài

Nghiên cứu của tác giả Tidiane Kinda thực sự đã đưa ra một đánh ra rất cụthể về các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong việc thu hút FDI của cácnước đang phát triển Nhờ đó, một quốc gia trong quá trình xây dựng chiến lược thu

Trang 17

hút FDI có thể dựa vào nghiên cứu này để chú trọng vào việc phát triển những yếu

tố còn yếu kém của quốc gia mình

Hai tác giả Alvaro Escribano và Yavuz Selim Hacihasanoglu của Đại học

Carlos III de Madrid (2012) có công trình nghiên cứu “Investment Climate Index:

Methodology and Applications” đã tiến hành xây dựng một bộ các yếu tố ảnh

hưởng đến môi trường đầu tư để xây dựng chỉ số môi trường đầu tư Vì các yếu tốảnh hưởng đến môi trường có rất nhiều, dễ gây ra hiện tượng đa công tuyến khiếncho việc phân tích trở nên khó khăn nên nghiên cứu đã lựa chọn và đưa vào bộ 5nhóm yếu tố, gồm cả các yếu tố có tác động tích cực và các yếu tố có tác động tiêu

cực đối với việc thu hút đầu tư là: nhóm 1: cơ sở hạ tầng; nhóm 2: nạn quan liêu,

tham nhũng và tội phạm; nhóm 3: tài chính và quản trị doanh nghiệp; nhóm 4: chất lượng, đổi mới và kỹ năng lao động, nhóm 5: các biến số khác Bên cạnh đó, tác giả

cũng tiến hành so sánh với phương pháp GSAP thường được sử dụng trước đó đểđánh giá môi trường đầu tư Kết quả cho thấy, hai phương pháp cho kết quả tươngđương nhau Phương pháp mà Alvaro Escribano và Yavuz Selim Hacihasanoglu đãxây dựng khái quát hơn và khắc phục được những điểm yếu của GSAP

Luận án tiến sĩ của Yavuz Selim Hacihasanoglu (10/2013) nghiên cứu về

“Essays on Investment Climate in Developing Countries” đã đề cập rất chi tiết về

ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến sự tăng trưởng ở các nước đang phát triển.Tác giả sử dụng phương pháp do Escribano và Hacihasanoglu (2012 và 2013) xâydựng và sử dụng dữ liệu của 27.624 doanh nghiệp ở 113 nước đang phát triển đểxây dựng bộ chỉ số môi trường đầu tư (Investment Climate Index) Phương phápnày khắc phục được hiện tượng đa cộng tuyến và có ý nghĩa trong việc làm cơ sở để

so sánh các quốc gia với nhau

1.1.2 Các công trình nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan

Nghiên cứu về môi trường đầu tư FDI của Thái Lan, công trình nghiên cứu

“Foreign Direct Investment: Performance and Attraction – The case of Thailand,

Trang 18

(08/2002)” của Peter Brimble đã tập trung cụ thể vào vấn đề chuyển giao công nghệ

trong quá trình thu hút FDI của Thái Lan Nghiên cứu tiến hành xem xét tác độngtổng thể của FDI, nghiên cứu môi trường vĩ mô của Thái Lan Tác giả tổng hợp vàrút ra các bài học kinh nghiệm của Thái Lan, đưa ra khuyến nghị về chiến lược thuhút FDI cho các quốc gia khác

Về vấn đề chính trị của Thái Lan, tác giả Jean Dautrey đã đề cập sâu đến

trong nghiên cứu “Foreign Direct Investment and Thailand’s Color-coded Politics:

The Thai Paradox - Will it Endure?” Tác giả tập trung phân tích tình hình chính trị

ở Thái Lan, xem xét tác động từ những bất ổn chính trị của Thái Lan đối với kinh tếcủa nước này, trong đó có ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDIcủa Thái Lan trong bối cảnh cạnh tranh nguồn vốn gay gắt với các quốc gia khácnhư thế nào

Tác giả Abdullah Kaid Al-Swidi của School of Quantitative Science, College

of Arts and Sciences, University Utara Malaysia trong nghiên cứu “Some

Reflections on Foreign Direct Investment Flows and the Viet Nam’s Economy” đã

xem xét các xu hướng, mô hình đầu tư trực tiếp FDI tại Việt Nam trong giai đoạn2001-2011 trong bối cảnh ASEAN Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã phân tích cácthông số và đánh giá môi trường kinh doanh ở Việt Nam, đưa các chính sách thu hútFDI tương lai

Trong nghiên cứu của ISHIDA, Masami (2010) “Comparing Investment

Climates among Major Cities in CLMV Countries”, BRC Research Report No.4,

BangkokResearch Center, IDE-JETRO, Bangkok, Thailand, đã có những trình bàynhất định về môi trường đầu tư của nhóm bốn nước kém phát triển nhất trong khuvực ASEAN, trong đó có Việt Nam Các yếu tố được đề cập đến khi nghiên cứu vềmôi trường đầu tư ở các nước ngày gồm có: bối cảnh vĩ mô và thị trường nội địa, sửdụng đất và sở hữu đất, thị trường tài chính, thương mại, quản lý, cơ sở hạ tầng, laođộng, truyền thông Nghiên cứu này đã tiến hành so sánh một số yếu tố cơ bản ảnhhưởng đến quá trình tiến hành kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài khi mới

Trang 19

vào các nước CLMV và cũng có so sánh giữa hai nước Thái Lan và Indonesia theocác tiêu chí mà Doing Business đưa ra Tuy nhiên, những so sánh mà nghiên cứu chỉ

ra vẫn còn nhiều hạn chế và chỉ mang tính khái quát

Báo cáo số 44248-TH - Thailand Investment Climate Assessment Update của

World Bank đã thống kê và phân tích tình hình môi trường đầu tư của Thái Lan trêncác yếu tố về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ Báo cáo này dựa chủ yếuvào kết quả của Khảo sát môi trường đầu tư (PICS) tiến hành trong năm 2007 vàdựa vào sự so sánh với các kết quả tiến hành từ giữa tháng ba năm 2004 và tháng 2năm 2005 Kết quả báo cáo cho thấy, Thái Lan được đánh giá là một trong nhữngmôi trường đầu tư tốt đối với nhà đầu tư nước ngoài Thái Lan xếp thứ 15 trên 187quốc gia về môi trường đầu tư theo xếp hạng của Doing Business năm 2008 Mặc

dù có những biến động cả về mặt kinh tế, chính trị, nhất là vào giai đoạn 2004-2007nhưng môi trường đầu tư của Thái Lan là tương đối ổn định

Nghiên cứu “Investment Climate Assessment in Indonesia, Malaysia, the

Philippines and Thailand: Results from Pooling Firm-Level Data” của nhóm tác

giả: Álvaro Escribano (Universidad Carlos III de Madrid - Department ofEconomics), J Luis Guasch (World Bank - Finance, Private Sector andInfrastructure Sector (LCSFP)), Manuel De Orte (Universidad Carlos III de Madrid)

và Jorge Pena (Universidad Carlos III de Madrid) vào tháng 8/2009 đăng trên TheSingapore Economic Review, Vol 54, No 3, pp 335-366, 2009 đã sử dụng dữ liệukhảo sát của Ngân hàng Thế giới để xác định các trở ngại chính trong quá trình thuhút FDI của một quốc gia và biện pháp cải thiện đối với các nước đang phát triển.Nghiên cứu lấy dữ liệu của bốn quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines và TháiLan Các biến được đưa vào trong chỉ số môi trường đầu tư gồm cơ sở hạ tầng, nạnquan liêu, tham nhũng và tội phạm, tài chính và quản trị doanh nghiệp, chất lượng,cải tiến và kỹ năng của lao động, cùng một số biến khác

“Investment Climate Study of ASEAN Member Countries” của tác giả Shujiro

Urata (Waseda University and Economic Research Institute for ASEAN and East

Trang 20

Asia (ERIA)) và Mitsuyo Ando Keio (University, Japan) đăng trong ERIA ResearchProject Report 2009, No.3 xuất bản tháng 3/2010 đã nghiên cứu về môi trường đầu

tư của các nước ASEAN bằng cách dựa vào khảo sát các doanh nghiệp nước ngoàitại các nước này Khảo sát được thực hiện trên hai đối tượng: các doanh nghiệpNhật Bản tại các nước ASEAN và các doanh nghiệp khác tại ASEAN

Khảo sát đối với các doanh nghiệp Nhật Bản được lấy dựa theo các yếu tốgây trở ngại cho doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm 10 yếu tố thuộc hai nhóm:nhóm các yếu tố liên quan đến tự do hóa (bốn yếu tố) và nhóm yếu tố liên quan đếnviệc tạo thuận lợi cho FDI (sáu yếu tố) Sự phân loại này được thực hiện dựa theonghiên cứu của Ando và Ito (2007) trong một cuộc khảo sát và thảo luận của cácthành viên thuộc APEC Business Advisory Council (ABAC) Japan, apan MachineryCenter for Trade and Investment(JMC), the Ministry of Trade, Investment andIndustry (METI) Nhật Bản và các giáo sư đại học Theo nghiên cứu này, Thái Lan

là nước có số chi nhánh của doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào nhiều nhất trong cácnước ASEAN Tương tự như vậy đối với các doanh nghiệp khác, nghiên cứu cũngtiến hành lấy khảo sát và phân tích Kết quả cho thấy rằng đối với các nước ASEANnói chung và với Thái Lan nói riêng, các trở ngại trong việc thu hút FDI tồn tại ngaytrong chính sách của các nước và trong quá trình thực hiện các chính sách đó TháiLan và các nước trong ASEAN muốn thu hút FDI hơn nữa thì cần phải cải thiệnmôi trường đầu tư, đẩy mạnh tự do hóa hơn nữa trong các chính sách thúc đẩy FDI

Liên quan trực tiếp đến nghiên cứu về môi trường đầu tư trực tiếp của TháiLan và Việt Nam, trong nước đã có công trình nghiên cứu đề cập đến mà gần đây

nhất là luận văn của thạc sĩ Lê Huy Hoàng về “Nghiên cứu môi trường FDI ở Thái

Lan và gợi ý chính sách cho Việt Nam”, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học

Kinh tế Luận văn ThS ngành: KTTG & QHKTQT; Mã số: 60 31 07, Cán bộ hướngdẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Xuân Thiên Tác giả tiến hành nghiên cứu môitrường đầu tư của Thái Lan từ năm 2000-2012 và khái quát ra những điểm mạnh,yếu của môi trường đầu tư ở Thái Lan Môi trường đầu tư ở Thái Lan được phântích theo các yếu tố về chính trị, hành chính, kinh tế, pháp lý, cơ sở hạ tầng và công

Trang 21

nghệ Tuy nhiên, nghiên cứu này mới dừng ở mức dựa trên việc phân tích các yếu tố

về mặt chính trị, luật pháp, kinh tế để đưa ra các gợi ý chính sách cho Việt Nam,phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thống kê, phân tích và so sánhchứ chưa khái quát theo một mô hình phân tích cụ thể và rõ ràng

1.1.3 Kết quả nghiên cứu, khả năng kế thừa và khoảng trống nghiên cứu

Các nghiên cứu liên quan đến nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nướcngoài có rất nhiều và có nhiều cách tiếp cận khác nhau Đối với các nghiên cứu địnhlượng, Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượngtuy đưa ra con số cụ thể, song lại phức tạp trong quá trình xây dựng mô hình hồiquy và phân tích các biến phụ thuộc Các nghiên cứu đã tiến hành trong khoảng thờigian từ nhiều năm trước, trong khi thế giới thì luôn luôn vận động không ngừng vànền kinh tế của mỗi quốc gia cũng vậy, kết quả nghiên cứu rút ra ở thời điểm nàychỉ có ý nghĩa thực tiễn trong khoảng thời gian đó và qua thời gian, kết quả đó cóthể không còn chính xác nữa

Dù không khái quát kết quả nghiên cứu dưới những con số cụ thể, nhưng cácnghiên cứu sử dụng các phương pháp định tính vẫn có những ý nghĩa nhất định Tuykhông đánh giá mức độ ảnh hưởng của cụ thể của từng yếu tố đối với việc thu hútmôi trường đầu tư nhưng hệ thống các chỉ tiêu mà các công trình này sử dụng đadạng và phong phú, bao gồm nhiều yếu tố thuộc các mặt chính tạo nên môi trườngđầu tư của một quốc gia Tuy nhiên, các nghiên cứu này cũng có nhược điểm nhưcác nghiên cứu định lượng, kết quả của nghiên cứu chỉ có ý nghĩa trong một khoảngthời gian nhất định

Đối với nghiên cứu về môi trường đầu tư trực tiếp của Thái Lan và Việt Nam,

luận văn của thạc sĩ Lê Huy Hoàng về “Nghiên cứu môi trường FDI ở Thái Lan và

gợi ý chính sách cho Việt Nam đã nghiên cứu dựa trên các môi trường cấu thành của

môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài như môi trường chính trị, môi trường kinh

tế, môi trường xã hội… Tuy vậy, để đánh giá môi trường đầu tư của một quốc giakhông thể chỉ xem xét nguyên các yếu tố liên quan đến quy trình và quá trình thực

Trang 22

hiện kinh doanh của doanh nghiệp mà còn phải xem xét đến các yếu tố về chính trị,văn hóa, xã hội, con người Trong giai đoạn từ sau khi nền kinh tế thế giới hồi phụcđến nay, các nghiên cứu chuyên sâu về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài củaThái Lan chưa có nhiều Chính vì vậy, luận văn này sẽ nghiên cứu sâu hơn về môitrường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan dựa trên sự kế thừa của các nghiêncứu trước đó và cập nhật số liệu trong những năm gần đây để đưa ra đánh giá tổngthể nhất đối với môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước này Căn cứ vào

đó, luận văn sẽ xem xét và đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trongquá trình đổi mới và cải thiện môi trường đầu tư

1.2 Cơ sở lý luận về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1 Định nghĩa FDI và môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

a Định nghĩa FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tưdài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sởsản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ

sở sản xuất kinh doanh này

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùngvới quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với cáccông cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản màngười đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp

đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là “công

ty con” hay “chi nhánh công ty” (World Investment report 2007)

Quỹ tiền tệ quốc tế IMF định nghĩa: đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là dạngđầu tư quốc tế phản ánh mục tiêu của một thực thể cư trú tại một nền kinh tế nhằm

có được mối quan tâm (lợi ích) lâu dài trong một doanh nghiệp cư trú tại một nềnkinh tế khác Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ bao gồm các giao dịch ban đầuthiết lập nên mối quan hệ giữa các nhà đầu tư và doanh nghiệp mà còn cả những

Trang 23

giao dịch tiếp theo giữa họ dù có tư cách pháp nhân hay không có tư cách phápnhân (IMF 1993, trang 86, 87).

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD: FDI phản ánh mục tiêu của mộtthực thể cư trú tại một nền kinh tế muốn có được mối quan tâm lợi ích lâu dài trongmột thực thể cư trú tại một nền kinh tế khác Mối quan tâm (lợi ích) lâu dài ngụ ýrằng tồn tại một mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp với doanh nghiệp vàmột mức độ ảnh hưởng đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp đó Đầu tư trựctiếp nước ngoài liên quan đến các giao dịch ban đầu giữa hai thực thể và mọi giaodịch vốn tiếp theo giữa chúng và các công ty con dù có tư cách pháp nhân haykhông có tư cách pháp nhân (OECD 1996, trang 7, 8)

Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD),luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công tyliên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặcvốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI FDI gồm

có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công

ty

Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tưtrực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốnbằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủViệt Nam chấp thuận

để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặcdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của Luật này”

Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình(máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấyphép có giá trị…), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệmquản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…) Nhưvậy, FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài Hai đặcđiểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế; và chủ đầu

Trang 24

tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lýđối tượng đầu tư

Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát về FDI như sau:FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất

kỳ tài sản nào vào quốc gia ấy để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyềnkiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia này, với mục tiên tối đa hoá lợi ích củamình

b Định nghĩa môi trường đầu tư

Có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường đầu tư Theo Weingast (1992)thì môi trường đầu tư là một hệ thống chính sách, quy định và các yếu tố thể chếnhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án mà xã hộimong muốn (Weingast, 1992) Theo Nicholas Stern, Phó Chủ tịch Nhóm Ngân hàngThế giới cấp cao và Giám Economist trong đầu năm 2000, định nghĩa môi trườngđầu tư là "hệ thống chính sách, thể chế và môi trường, cả ở hiện tại và trong tươnglai, có ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro cho việc với đầu tư Năm 2005, trong báocáo của Ngân hàng thế giới định nghĩa, môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố địađiểm cụ thể hình thành nên những cơ hội và ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tưhiệu quả, tạo công ăn việc làm và mở rộng sản xuất kinh doanh (Evaluation of the

World Bank Group’s Support for Investment Climate Reforms, tr1).

Theo phó chủ tịch nhóm Ngân hàng thế giới, môi trường đầu tư tốt là môitrường bao gồm ba khía cạnh chính (i) sự ổn định kinh tế vĩ mô và sự mở cửa; (ii)trình độ quản lý và tổ chức tốt, bao gồm cả các vấn đề về quản lý sự quan liêu, sứcmạnh của các tổ chức tài chính, các quy định của pháp luật, khả năng kiểm soáttham nhũng, tội phạm, hiệu quả của các dịch vụ công và chất lượng của lực lượnglao động; (iii) chất lượng của cơ sở hạ tầng (Stern năm 2001, 2002)

Định nghĩa về môi trường đầu tư thực sự rất rộng Trên thực tế, nhiều chuyêngia còn sử dụng hai khái niệm môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh để thay

Trang 25

thế cho nhau Tuy nhiên, cần phải có một sự phân biệt tương đối rõ ràng giữa haikhái niệm này

Về cơ bản, môi trường đầu tư hay môi trường kinh doanh đều để chỉ các yếu

tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động cá nhân của doanh nghiệp Hai khái niệm nàyđều được được chính phủ các nước sử dụng như một công cụ để giới thiệu về hệthống chính sách, các biện pháp khuyến khích và thúc đẩy dành cho nhà đầu tư và

là hai khái niệm được sử dụng rộng rãi Tuy vậy, điểm khác nhau lớn nhất giữa môitrường kinh doanh và môi trường đầu tư là nhà đầu tư nghiên cứu môi trường kinhdoanh nhằm giảm thiểu chi phí còn nghiên cứu môi trường đầu tư để giảm thiểu rủi

ro cho doanh nghiệp (Idealism, Realism and the Investment Climate in DevelopingCountries)

Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư

Tiêu chí Môi trường kinh doanh Môi trường đầu tư

Câu hỏi nghiên cứu chính Làm thế nào doanh nghiệp

hoạt động có lãi? Làm thế nào để doanhnghiệp giữ lại được lợi

nhuận của họ?

Mục tiêu Chi phí hoạt động của

doanh nghiệp Mức độ không chắc chắnđối với các quyết định đầu

tư của nhà đầu tư cho khảnăng thu được lợi nhuận củahọ

Nguồn: Idealism, Realism and the Investment Climate in Developing Countries.

Môi trường đầu tư nghiên cứu ít hơn về chi phí đo lường và tập trung nhiềuvào các vấn đề về tài sản vô hình, sự tự tin, sự không chắc chắn và làm thế nào(tiềm năng) nhà đầu tư có thể cảm nhận về lợi nhuận từ khoản đầu tư của họ; nóxuất phát trực tiếp từ thực tế và nhận thức về các mối quan hệ giữa doanh nghiệpvới những người nắm quyền lực chính trị

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 26

Để đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một nước, các tổchức và diễn đàn kinh tế lớn trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra nhiều yếu tố đểđánh giá Có thể kể đến như sau:

Bảng 1.2: Các tiêu chí đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

Worldbank

- Thành lập doanh nghiệp (Starting a Business)

- Giải quyết thủ tục cấp GP/Cấp phép xây dựng (Dealing with Construction Permits)

- Đăng ký quyền sở hữu tài sản (Registering Property)

- Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư (Protecting Investor)

- Tuyển và sa thải lao động/ Tuyển lao động

- Tiếp cận tín dụng (Getting Credit)

- Nộp thuế (Paying Taxes)

- Giao dịch thương mại qua biên giới (Trading Acorss Broad)

- Tiếp cận điện năng (Getting Electricity)

- Thực hiện hợp đồng (Enforcing Contracts)

- Xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (Resolving Insolvency)

- Giáo dục và đào tạo bậc cao

- Hiệu quả của thị trường hàng hóa

- Hiệu quả của thị trường lao động

- Sự phát triển của thị trường tài chính

- Sự sẵn sàng tiếp nhận công nghệ

- Quy mô thị trường

- Trình độ phát triển của môi trường kinh doanh

- Sự cải tiếnUNCTAD 1 Khung chính sách quốc gia:

- Sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị và xã hội (Economic,

political and social stability)

- Quản trị tốt (Good governance)

- Chính sách về chức năng và cấu trúc của thị trường (cạnh tranh, M&A, minh bạch trong các báo cáo và phù hợp với tiêu

chuẩn quốc tế) (Policies on functioning and structure of

markets (esp competition, M&A and simple, transparent reporting standards in line with common international practise)

Trang 27

- Bảo vệ quyền sở hữu (bao gồm cả sở hữu trí tuệ) (Protection

of property rights (including intellectual property)

- Chính sách công nghiệp và khu vực, phát triển các cụm cạnh

tranh (Industrial and regional policies; development of

competitive clusters)

- Chính sách thương mại (thuế và phi thuế quan) và tỷ giá hối

đoái ổn định trong các hiệp định đầu tư quốc tế (Trade policy

(tariffs and non-tariff barriers) and stable exchange rates/ International investment agreements (IIAs))

2 Các yếu tố kinh tế

- Tìm kiếm thị trường (Market seeking)

- Tìm kiếm tài nguyên (Natural Resource seeking)

- Tìm kiếm hiệu quả (Efficiency seeking)

- Tìm kiếm tài sản chiến lược (Strategic asset-seeking)

3 Các ưu đãi cho doanh nghiệp

- Xúc tiến đầu tư (Investment promotion)

- Ưu đãi đầu tư (Investment incentives)

- Giảm chi phí rắc rối (Reduction of hassle costs)

- Chế độ một cửa (Availability of one-stop shop services)

- Các tiện nghi xã hội (Provision of social amenities)

- Các dịch vụ sau đầu tư (Provision of after-investment

services)

Nguồn: World Bank, UNCTAD, WEF

Theo cách đánh giá của World Bank thì môi trường được đánh giá thiên vềmôi trường kinh doanh và mang tầm vi mô nhiều hơn Diễn đàn kinh tế thế giớiWEF đã đánh giá môi trường đầu tư dựa trên các yếu tố vĩ mô nhưng cách đánh giácủa UNCTAD có thể thấy mang tính khái quát hơn cả khi đánh giá dựa trên nhóm

ba yếu tố chính, trong đó, khung chính sách quốc gia và các yếu tố về kinh tế đánh giá dựa trên các chỉ số vĩ mô, còn các ưu đãi cho doanh nghiệp đánh giá trực tiếp

các chính sách ảnh hưởng đến nhà đầu tư

Mỗi một quốc gia có các chỉ số kinh tế vĩ mô khác nhau, chính sách cho đầu

tư khác nhau, do vậy ảnh hưởng khác nhau đến sự thu hút FDI Với mỗi quốc gia,từng yếu tố riêng rẽ đó lại có ảnh hưởng lớn nhỏ khác nhau đến việc thu hút FDI

Do vậy, việc nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một nước dựa

Trang 28

trên các yếu tố mà UNCTAD đưa ra sẽ giúp mang lại cái nhìn đủ rộng và sâu đểđánh giá kết quả và tiềm năng thu hút FDI của quốc gia đó Chính vì vậy, luận vănnày sẽ phân tích và đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Landựa trên các nhóm yếu tố mà UNCTAD đưa ra

Trang 29

Phân tích môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan theo các tiêu chí của UNCTADTổng quan tình hình nghiên cứu

Gợi ý một số giải pháp cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Xác định khung phân tích, áp dụng các PPNC

Khoảng trống nghiên cứu

Dựa trên phân tích môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan để so sánh với Việt Nam

2.1 Quy trình nghiên cứu

Việc nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan và rút

ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam được thực hiện theo trình tự sau:

i) Tổng quan tình hình kinh tế và tình hình thu hút FDI của Thái Lan

ii) Phân tích môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan theocác tiêu chí của UNCTAD và đưa ra các nhận xét

iii) Đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và sosánh với Thái Lan

iv) Đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong việc thu hút FDI Khung nghiên cứu của luận văn có thể được tóm tắt qua sơ đồ sau:

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu 2.2 Các phương pháp cụ thể

Trang 30

Các phương pháp cụ thể mà luận văn sử dụng gồm có các phương pháp sau:

Phương pháp duy vật biện chứng: Phương pháp duy vật biện chứng là một

phương pháp được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học Phương pháp này làmột bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx đề xướng Phương pháp này coi

sự vật, hiện tượng luôn ở trong trạng thái phát triển và xem xét sự vật, hiện tượng

đó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác Dựa vào đặc trưng củaphương pháp duy vật biện chứng, luận văn nghiên cứu môi trường đầu tư trực tiếpnước ngoài của Thái Lan trong xu hướng vận động chung của nền kinh tế thế giớitrong giai đoạn từ 2007 đến 2015

Phương pháp kế thừa: Phương pháp thứ hai được sử dụng trong quá trình làm

luận văn là phương pháp kế thừa Phương pháp này sử dụng với mục đích sử dụnglại những cái đã có dựa trên các nghiên cứu trước đó để tìm ra các khoảng trốngnghiên cứu và tiến hành thu thập thông tin để lấp đầy các khoảng trống đó Áp dụngphương pháp này, trên cơ sở kế thừa từ các công trình nghiên cứu liên quan đến môitrường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan và Việt Nam, luận văn bổ sungthêm các điểm còn thiếu để lấp bớt khoảng trống về vấn đề nghiên cứu này giúpcung cấp một chủ đề nghiên cứu được hoàn thiện

Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp phân tích tổng hợp là

phương pháp nghiên cứu phổ biến nhất trong triết học và trong khoa học cụ thể.Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau để tìm hiểu sâu sắc về đốitượng Hay phân tích là việc phân chia đối tượng nghiên cứu thành các phần, nhữngyếu tố cấu thành đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra thuộc tính và bản chấttừng yếu tố đó Từ đó, việc phân tích sẽ giúp ta hiểu được đối tượng nghiên cứu mộtcách cụ thể, rõ ràng Sau khi phân tích sẽ phải tổng hợp từng mặt, từng bộ phậnthông tin đã được phân tích để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc

về đối tượng Quá trình tổng hợp diễn ra ngược so với quá trình phân tích nhằm hỗtrợ cho việc phân tích để tìm ra cái khái quát, có nhận thức đầy đủ về đối tượng

Trang 31

Áp dụng phương pháp này, luận văn sẽ phân tích các yếu tố trong môi trườngđầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan dựa theo các tiêu chí mà UNCTAD đưa ra

để tìm hiểu kỹ về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan Từ đó sẽtổng hợp để đưa ra các nhận xét, đánh giá về Thái Lan và gợi ý bài học kinh nghiệmcho Việt Nam

Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là việc đặt hai hay nhiều sự vật

hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khácnhau giữa chúng Luận văn sử dụng phương pháp này để tìm hiểu sự tương đồng vàkhác biệt về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong chính sách thu hút FDIcủa Thái Lan và Việt Nam để thấy được sự chênh lệch về từng yếu tố quyết địnhđến thu hút FDI của hai nước Các bước tiến hành so sánh như sau:

- Bước 1: Xác định nội dung so sánh: Luận văn so sánh môi trường đầu tư trực tiếpnước ngoài của Thái Lan và Việt Nam theo nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến thu hútFDI của nước chủ nhà do UNCTAD đưa ra

- Bước 2: Xác định phạm vi so sánh: dựa vào các nhóm yếu tố của UNCTAD, luậnvăn đưa ra các chỉ số so sánh hoặc các số liệu minh chứng về tình hình chính trị,kinh tế, xã hội, các ưu đãi đối với nhà đầu tư trong chính sách của từng quốc giatrong thời gian 2007-2015

- Bước 3: Xác định điều kiện so sánh: xác định các chỉ tiêu so sánh ở mức độ tươngđối hay tuyệt đối để đảm bảo tính thống nhất

- Bước 4: Xác định mục đích so sánh: luận văn so sánh nhằm mục đích thấy rõ được

sự chênh lệch về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút FDIcủa Thái Lan và Việt Nam Mặc dù hai nước có nhiều điểm tương đồng về vị trí địa

lý, văn hóa xã hội song Thái Lan lại có những vượt trội hơn Việt Nam trong quátrình thu hút FDI

- Bước 5: Thực hiện và tìm ra kết quả so sánh: thông qua sự so sánh môi trường đầu

tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan và Việt Nam, luận văn rút ra các nhận xét,

Trang 32

2.3 Nguồn số liệu và cách xử lý số liệu

Nguồn số liệu được sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp lấy từ cácnghiên cứu trước hoặc từ kho dữ liệu của các tổ chức trên thế giới: Ngân hàng Thếgiới (World Bank), báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh

tế thế giới (WEF), Báo cáo Chỉ số hòa bình thế giới (Global Peace Index Report),Quỹ di sản thế giới (Heritage Foundation), tổ chức minh bạch quốc tế(Transparency International)… Dựa trên kết quả đó sẽ đưa ra một số gợi ý chínhsách cho Việt Nam trong quá trình thu hút FDI

Trang 33

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THÁI

LAN3.1 Tổng quan tình hình kinh tế của Thái Lan

Giai đoạn những năm 80 và 90 của thế kỷ 20, kinh tế Thái Lan tăng trưởnghai con số nhờ có những đổi mới trong chính sách kinh tế, đầu tư và khiến cho TháiLan nhanh chóng vươn lên trở thành một con hổ lớn trong khu vực, đứng vào hàngcác nước công nghiệp mới của Châu Á (NICs) Tuy nhiên, chính nguồn vốn lớn củanước ngoài đổ vào trong nước lại là một trong những nguyên nhân gây ra các bongbóng bất động sản khiến cho nền kinh tế Thái Lan phát triển theo chiều rộng màthiếu đi chiều sâu Và đến khi khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 nổ ra, nềnkinh tế Thái Lan trở thành một trong những nền kinh tế chịu ảnh hưởng sớm vànhiều nhất của khủng hoảng

Kinh tế Thái Lan trong giai đoạn từ năm 1991 đến 2015 có nhiều thăng trầm

Từ trước năm 1996, tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan tương đối ổn định và ởmức cao (8-9%/năm) Tốc độ này bắt đầu giảm và xuống dốc nhanh chóng trongnhững năm 1996-1998 và bắt đầu hồi phục vào những năm tiếp theo Tuy có sự giánđoạn như vậy nhưng Thái Lan vẫn là một trong những quốc gia phát triển nhất thếgiới Từ năm 1991 đến 2001, tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm của Thái Lan

Trang 34

khoảng 6.5%/năm Mặc dù vậy, bước vào giai đoạn 2007-2010, trước ảnh hưởngcủa khủng khoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Thái Lan cũng bị ảnh hưởng khôngnhỏ khi tốc độ tăng trưởng GDP xuống tới mức âm (năm 2009) Sang năm 2010,kinh tế Thái Lan lại có dấu hiệu phục hồi nhờ sự phát triển của hoạt động xuất khẩu

và tiêu dùng tư nhân Năm 2010, kinh tế Thái Lan tăng trưởng 7.8%, tăng trưởngmạnh nhất kể từ năm 1995 Mặc dù vậy, năm 2011 lại chứng kiến sự sụt giảmnghiêm trọng trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan Nền kinh tế Thái Lan códấu hiệu chững lại bởi kinh tế toàn cầu tăng trưởng kém, nhu cầu đối với hàng xuấtkhẩu giảm Đồng thời, hậu quả của thiên tai cụ thể là trận lũ lụt kéo dài đã tác độngmạnh đến nền kinh tế Lũ lụt đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất công nghiệp,nông nghiệp và xuất khẩu, làm kinh tế tăng trưởng âm trong quý IV/2011, GDP củaThái Lan năm 2011 chỉ tăng trưởng 1.1% Những năm tiếp sau, chính phủ Thái Lan

đã ra sức củng cố nền kinh tế bằng nhiều biện pháp khác nhau giúp cho nền kinh tếtiếp tục phục hồi Tuy nhiên, do những bất ổn về chính trị và đảo chính đã khiến chonền kinh tế Thái Lan tiếp tục chậm lại vào năm 2013 và sụt giảm vào năm 2014.Năm 2015, kinh tế Thái Lan tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những bất ổn về chính trị màđiển hình là cuộc đánh bom hồi tháng 8/2015 đã gây thiệt hại về người và của, đồngthời làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, nhất là trong lĩnh vực du lịch

Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan tính từ sau khủng hoảng tiền tệ Châu

Á 1997 đến nay là không đồng đều Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực cónhiều biến động, sự ra đời của AEC và sự hình thành các hợp tác kinh tế, cụ thể nhưTPP có thể sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn cho Thái Lan trong con đường phục hồi nềnkinh tế

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan giai đoạn 1991-2015

Nguồn: World Bank, 2015

Để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia, các chuyên gia còn dựa trênnhận định về chỉ số GNI bình quân đầu người của nước đó Theo cách đánh giá

Trang 35

tháng 7/2011 của World Bank, GNI bình quân đầu người dưới mức 1.000 USD lànước thu nhập thấp (LI); từ 1.000 USD đến 12.275 USD là thu nhập trung bình(MI); trên mức 12.275 USD là thu nhập cao (HI) Trong MI, từ dưới mức 3.976USD là trung bình thấp (LMI) và trên mức này là trung bình cao (UMI) Năm 2010,World Bank khảo sát khoảng 180 trong số 213 nền kinh tế trên thế giới, trong đó 47nền kinh tế đạt HI; 41-UMI; 53-LMI và 30-LI, còn lại không có số liệu, thường là

LI Theo phân loại của World Bank thì Thái Lan đang thuộc nhóm LI Đến năm

2011, thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đạt 4.210 USD, Thái Lan chínhthức được xếp vào nhóm thu nhập trung bình cao Mức thu nhập này tiếp tục giatăng, đến năm 2014 đã đạt tới 5.370USD/người/năm (World Bank)

Hình 3.2: Thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan (1991 -2013)

Nguồn: World Bank, 2013

Nhìn chung, kinh tế Thái Lan so với các nước khác trong khu vực có nhiềuvượt trội hơn Tuy nhiên, Thái Lan lại thường xuyên đối mặt với nhiều bất ổn nhất

là về chính trị khiến cho kinh tế tăng trưởng không ổn định Nền kinh tế tăng trưởngnhanh, lượng vốn nước ngoài nhiều tuy là những điều kiện thuận lợi cho Thái Lanphát triển kinh tế song lại ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn của một nền kinh tế nóng,

dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân từ bên ngoài

Bảng 3.1 trình bày các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của Thái Lan trong giaiđoạn 1997 – 2015 Nhìn chung, nền kinh tế Thái Lan phát triển tương đối tốt và cónhững bước phát triển vượt bậc so với nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là khi sosánh với nhóm nước CLMV GDP danh nghĩa tăng liên tục trong giai đoạn này Tỷ

lệ lạm phát ở mức khá thấp, một tỷ lệ mà nhiều quốc gia ao ước Dự trữ ngoại hốiluôn ở mức cao và cán cân thanh toán trong nhiều năm đều thặng dư chứng tỏ chiếnlược phát triển kinh tế hướng đến xuất khẩu của Thái Lan mang lại hiệu quả Mặc

dù nền kinh tế nào cũng còn tồn tại những vấn đề và bất ổn nhất định, song với

Trang 36

những thành tựu đã đạt được, Thái Lan đã trở thành một điểm đến rất hấp dẫn cả vềkinh tế cũng như các lĩnh vực khác, đặc biệt là du lịch

Trang 37

Bảng 3.1: Các chỉ số kinh tế vĩ mô của Thái Lan giai đoạn 1991-2015

Dân số (triệu người) 60.25 60.9 61.57 62.24 62.6 62.96 63.32 63.69 64.05 64.42

Tỷ lệ thất nghiệp (%) 1.5 4.4 4.2 3.6 3.3 2.4 2.2 2.1 1.8 1.5 GDP danh nghĩa (tỷ baht) 4,710 4,702 4,790 5,070 5,345 5,770 6,317 6,954 7,614 8,401 Tiết kiệm quốc gia ròng (tỷ baht) 1,556 1,513 1,416 1,478 1,446 1,500 1,687 1,885 2,064 2,408 Tiết kiệm quốc gia ròng (%GDP danh nghĩa) 33 32.2 29.6 29.2 27 26 26.7 27.1 27.1 28.7 GDP danh nghĩa bình quân đầu người (Baht) 78,18

6

77,19 8

77,79 9

81,45 8

85,38 7

91,64 1

99,76 6

109,19 6

118,87 6

130,39 9 Cán cân thanh toán (triệu USD) -3,110 14,29

1

12,46

6 9,328 5,114 4,685 4,784 2,767 -7,642 2,315

Dự trữ ngoại hối (triệu USD) 26,893 29,536 34,781 32,661 33,041 38,915 42,148 49,831 52,065 66,985

Tỷ giá hối đoái (baht per US dollar) 31.36 41.36 37.81 40.11 44.43 42.96 41.48 40.22 40.22 37.88 Lãi suất (%) 13.65 14.42 8.98 7.83 7.25 6.88 5.94 5.5 5.79 7.35

Tỷ lệ lạm phát (%) 5.6 8 0.3 1.6 1.6 0.7 1.8 2.8 4.5 4.6 FDI ròng (tỉ USD) 3.89 7.31 6.10 3.36 5.06 3.34 5.23 5.86 8.22 8.92

Trang 38

Chỉ số 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Dân số (triệu người) 64.79 65.17 65.54 65.92 66.21 66.49 66.75 67 67.24

Tỷ lệ thất nghiệp (%) 1.4 1.4 1.5 1 0.7 0.7 0.7 0.8 0.9

GDP danh nghĩa (tỷ baht) 9,076 9,707 9,654 10,802 11,300 12,355 12,910 13,149 13,534

Tiết kiệm quốc gia ròng (tỷ baht) 2,917 2,882 2,749 3,054 3,304 3,443 3,483 3,600 4,364

Tiết kiệm quốc gia ròng (%GDP danh nghĩa) 32.1 29.7 28.5 28.3 29.2 27.9 27 27.4 32.2

GDP danh nghĩa bình quân đầu người (Baht) 140,07

9

148,95 3

147,29 2

163,86 9

170,66

7 185,808

193,39 5

196,23

9 201,285 Cán cân thanh toán (triệu USD) 15,682 2,157 21,896 10,024 8,902 -1,499 -3,881 13,129 31,958

Dự trữ ngoại hối (triệu USD) 87,455 111,008 138,418 172,12

9

175,12

4 181,610

167,28 9

Trang 39

3.1.2 Tình hình thu hút FDI của Thái Lan

Trong lịch sử, Thái Lan đã phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn FDI từ Hoa Kỳ

và Nhật Bản, nguồn vốn này chiếm ít nhất 50% của tất cả các dòng vốn FDI vàoThái Lan Tuy nhiên, từ đầu những năm 1980, khi Nhật Bản bắt đầu tìm kiếm khuvực sản xuất ở nước ngoài để tiết kiệm chi phí thì tình hình dòng vốn FDI vào TháiLan cũng có nhiều thay đổi FDI của Thái Lan trong những năm gần đây đến từnhiều quốc gia và vũng lãnh thổ khác nhau, trong đó có nhiều đối tác mới nhưASEAN, EU-15, Australia, và New Zealand Với đường lối mở cửa nền kinh tế từnhững năm 1990, Thái Lan đã được xếp vào nhóm quốc gia “luôn luôn mở” tức làđịnh hướng thương mại cao, luôn chào đón nhà đầu tư nước ngoài, mức thuế thunhập trung bình thấp, hàng rào phi thương mại ít (Sachs et al,1995, p 22)

Hình 3.3 cho thấy dòng vốn FDI vào và ra của Thái Lan từ năm 1991 đến

2014 Vốn FDI chảy vào Thái Lan trong giai đoạn 1991 đến 2002 tương đối ổnđịnh Năm 1997, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính châu Á nhưngdòng vốn này vẫn tăng nhanh và đạt tới gần 8 triệu USD năm 1998 Sau đó, dòngvốn này mới có xu hướng giảm và tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo.Trong giai đoạn 1991 – 2014, nguồn vốn FDI vào Thái Lan có biến động lớn nhấtvào năm 2011 do tàn dư ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009

Dòng vốn đầu tư vào Thái Lan này cho thấy các công ty nước ngoài có sự tintưởng lớn vào nền kinh tế Thái Lan Năm 1997, dòng chảy của vốn đầu tư gián tiếptăng gấp ba lần so với năm trước Tuy nhiên, do ảnh hưởng khủng hoảng tài chínhchâu Á vào giữa năm 1997, đầu tư gián tiếp giảm nghiêm trọng trong năm 1998 vàgiảm tiếp tục giảm cho đến năm 2002

Hình 3.3: FDI ra và vào Thái Lan (1991 – 2014) (Đơn vị: Triệu USD)

Nguồn: UNCTAD, 2014

Với những nỗ lực không ngừng trong việc đưa ra các chính sách thu hút FDI

và hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài, Thái Lan đã thành công trong việc thu được một

Trang 40

lượng lớn vốn FDI nhằm hỗ trợ cho sản xuất và kinh tế trong nước Nhờ có cácchính sách phù hợp trong từng thời kỳ mà so với các quốc gia trên thế giới, TháiLan trở thành một trong những nước thu hút được FDI nhiều nhất

Trong khu vực Đông và Đông Nam Á, năm 2014, Thái Lan thuộc top 5 nướcthu hút hút được FDI nhiều nhất, đứng sau Trung Quốc, Hồng Kong, Singapore vàIndonesia với mức FDI thu hút được là 12.6 tỷ USD, trong khi Trung Quốc thu hútđược 128.5 tỷ USD, Hong Kong thu hút 103.3 tỷ USD, Singapore thu hút 67.5 tỷUSD, Indonesia thu hút 22.6 tỷ USD (UNCTAD, 2015)

Nhìn chung, Thái Lan là một trong những nước đạt được nhiều thành tựutrong quá trình thu hút FDI Việc nhận thức FDI là một nguồn vốn có vai trò quantrọng và đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích, thu hút FDI của chính phủ TháiLan là một thành công lớn trong suốt lịch sử phát triển kinh tế của quốc gia này

3.2 Các yếu tố của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Lan

Theo UNCTAD, có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến FDI tại nước chủ nhà,gồm: 1) Khung chính sách với FDI, 2) Các ưu đãi đối với doanh nghiệp, 3) Các yếu

tố kinh tế

Khung chính sách với FDI: FDI có thể coi là một kết quả của sự tự do hóa

giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới FDI không thể xảy ra khi một quốc

gia nói không với mở cửa Tự do hóa như là một điều kiện cần đối với FDI và đóng

vai trò quyết định đến địa điểm đầu tư và các chính sách thu hút FDI là điều kiện đủ

để FDI xảy ra Trong các chính sách thu hút FDI thì chính sách thương mại là chínhsách giữ vai trò rất quan trọng Nhiều quốc gia châu Á đã sử dụng việc thu hút FDIthông qua khuyến khích đầu tư hướng nội để góp phần thực hiện chính sách địnhhướng xuất khẩu của nước họ

Chính sách tài khóa và tiền tệ thể hiện các thông số cơ bản của nền kinh tế,

thông qua đó giúp nhà đầu tư có thể nhận định một nền kinh tế có ổn định và cótiềm năng phát triển hay không Chính sách tài khóa cũng xác định mức thuế chungcho các doanh nghiệp Tỷ giá ảnh hưởng đến giá trị tài sản của nhà đầu tư ở nước sở

Ngày đăng: 17/11/2017, 15:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thị Minh Tiệp, 2012. Nguồn nhân lực của các nước ASEAN và những tham chiếu cho Việt Nam trước thềm hội nhập. Tạp chí Kinh tế & phát triển, số 21, trang 25-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế & phát triển
2. Lê Huy Hoàng, 2012. Nghiên cứu môi trường FDI ở Thái Lan và gợi ý chính sách cho Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu môi trường FDI ở Thái Lan và gợi ý chínhsách cho Việt Nam
3. Abdullah Kaid Al-Swidi, 2012. Some Reflections on Foreign Direct Investment Flows and the Viet Nam’s Economy. Business and Economic Research, Vol.2, No.2, p.136-p.155 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Business and EconomicResearch
4. Alvaro Escribano and Yavuz Selim Hacihasanoglu, 2012. Investment Climate Index: Methodology and Applications. University Carlos III de Madrid Sách, tạp chí
Tiêu đề: InvestmentClimate Index: Methodology and Applications
6. Masami Ishida, 2010. Comparing Investment Climates among Major Cities in CLMV Countries, BRC Research Report, No.4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BRC Research Report
7. Masami Ishida, 2012. Attracting FDI: Experience of East Asian Countries.BRC Research report, No.10, p.85-130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BRC Research report
8. Peter Brimble, 2002. Foreign Direct Investment: Performance and Attraction: The case of Thailand. The Brooker Group plc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Foreign Direct Investment: Performance andAttraction: The case of Thailand
9. Tidiane Kinda, 2008. Investment Climate and FDI in Developing Countries:Firm-Level Evidenc. CERDI-CNRS Université d’Auvergne Sách, tạp chí
Tiêu đề: Investment Climate and FDI in Developing Countries:"Firm-Level Evidenc
10. UNCTAD, 1998. World Investment Report 1998: Trends and Determinants.New York and Geneva: United Nations Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Investment Report 1998: Trends and Determinants
11. UNCTAD, 2010. World Investment Report 2010: Investing in a low-carbon economy. New York and Geneva: United Nations Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Investment Report 2010: Investing in a low-carboneconomy
12. Urata, S. and M. Ando, 2011, Investment Climate Study of ASEAN Member Countries. ERIA Research Project Report 2010, pp.137-204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ERIA Research Project Report 2010
13. World Bank, 2007. Doing Business 2007: How to reform. Washington, D.C.:World Bank Group Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doing Business 2007: How to reform
14. World Bank, 2008. Doing Business 2008. Washington, D.C.: World Bank Group Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doing Business 2008
15. World Bank, 2009. Doing Business 2009. Washington, D.C.: World Bank Group Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doing Business 2009
16. World Bank, 2010. Doing Business 2010: Reforming through Difficult Times.Washington, D.C.: World Bank Group Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doing Business 2010: Reforming through Difficult Times
17. World Bank, 2011. Doing Business 2011: Making a Difference for Entrepreneurs. Washington, D.C.: World Bank Group Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doing Business 2011: Making a Difference forEntrepreneurs
18. World Bank, 2012. Doing Business 2012: Doing business in a more transparent world. Washington, D.C.: World Bank Group Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doing Business 2012: Doing business in a moretransparent world. Washington
19. World Bank, 2013. Doing Business 2013: Smarter Regulations for Small and Medium-size Enterprises. Washington DC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doing Business 2013: Smarter Regulations for Small andMedium-size Enterprises
22. ASEAN Statistical Yearbook, http://asean.org/?static_post=asean-statistical-yearbook-2014, [Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2015] Link
23. Bộ Đầu tư Thái Lan (BOI), http://www.boi.go.th/index.php?page=guides, [Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2015] Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w