1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Nuôi trồng thủy sản công nghệ cao

5 450 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 263,38 KB

Nội dung

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÔNG NGHỆ CAO TẠI ISRAEL Nguyễn Tấn Sỹ Bộ môn Sinh học nghề cá, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang 1.. Vì vậy ứng dụng công nghệ và thành tựu khoa h

Trang 1

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÔNG NGHỆ CAO TẠI ISRAEL

Nguyễn Tấn Sỹ

Bộ môn Sinh học nghề cá, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang

1 MỤC ĐÍCH

Chia sẻ thông tin về nuôi trồng thủy sản (NTTS) công nghệ cao tại Israel cho các đồng nghiệp

và sinh viên ngành NTTS

2 NỘI DUNG

2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế Vì vậy ứng dụng công nghệ và thành tựu khoa học tiên tiến để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của một số loài nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao là hết sức cần thiết Trong đợt tham quan học tập tại Israel trong thời gian từ 28/8 – 11/9/2012, chúng tôi đã tiếp cận được một số thành tựu nghiên cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Israel như: Quản lý chất lượng nước và sức khỏe cá; Xây dựng dự án nuôi trồng thủy sản; Quản lý nghề

cá ở Israel và hồ Kinneret; Chính sách và đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản ở Israel; Những thành tựu trong di truyền và sản xuất giống cá cảnh; Quản lý dinh dưỡng cá; Công nghệ nuôi lồng biển mở;… Do vậy, báo cáo kết quả chuyến tham quan học tập này nhằm chia

sẻ các thông tin trên cho đồng nghiệp và sinh viên ngành NTTS

2.2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Thông qua kết quả của chuyến tham quan học tập, kết hợp với các thông tin từ các bài giảng của các chuyên gia về NTTS ở Israel và qua nhưng thông tin trao đổi trực tiếp với các kỹ thuật viên tại các cơ sở đến tham quan học tập, chúng tôi rút ra một số nội dung quan trọng nhất để trình bày Các nội dung được trình bày gồm:

- Tổng quan về NTTS ở Israel

- Nuôi thâm canh cá nước ngọt ở hồ chứa

- Nuôi siêu thâm canh cá nước ngọt trong bể và trong ao

- Nuôi thâm canh cá nước lạnh (cá Hồi, cá Tầm)

- Nuôi thâm canh cá trên sa mạc

- Nuôi thâm canh cá biển

- Sản xuất cá cảnh

2.3 KẾT LUẬN

Để nâng cao năng suất và chất lượng của các sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao cần phải đổi mới công nghệ Đặc biệt là có thể áp dụng công nghệ cao tại Israel làm mô hình

Trang 2

MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐẾN CÁ NUÔI Ở ISRAEL

Nguyễn Đình Huy

Bộ môn Sinh học nghề cá, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang

1 MỤC ĐÍCH

Bài trình bày này nhằm chia sẻ một số thông tin về những kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng

của chất lượng nước đến cá nuôi ở Israel

2 NỘI DUNG

2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Israel được biết đến là nước có nền nông nghiệp rất phát triển đặc biệt là công nghệ nuôi

trồng thủy sản tiên tiến và hiệu quả với năng suất rất cao (khoảng 60kg cá/m3) Một trong

những điều quan trọng nhất góp phần vào sự thành công trong sản xuất chính là hiểu rõ sự

tương tác của các yếu tố môi trường nước đến đối tượng nuôi

2.2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Qua thời gian 2 tuần học tập ở Israel, tác giả xin được giới thiệu những kết quả nghiên cứu về

ảnh hưởng của chất lượng nước (O2, NH3, pH….) đến cá nuôi tại Israel

- Sự ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan đến hệ số FCR của cá nuôi

- Sự ảnh hưởng của hàm lượng oxy hòa tan đến tốc độ tăng trưởng của cá nuôi

- Sự ảnh hưởng của NH3 đến sức khỏe cá nuôi

- Mối quan hệ pH với độc tính NH3 trong môi trường nước

- Một số biện pháp kỹ thuật làm tăng chất lượng nước trong NTTS

2.3 KẾT LUẬN

Đây là những kiến thức không mới nhưng hi vọng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự ảnh

hưởng của chất lượng nước đến cá nuôi và từ đó có thể ứng dụng vào mục đích giảng dạy và

thực tế sản xuất

Trang 3

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIOFLOC, GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THAY THẾ CHO NGHỀ NUÔI TÔM HE THƯƠNG PHẨM HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM M

Lục Minh Diệp

Bộ môn kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang

1 MỤC ĐÍCH

Giới thiệu phương pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm he thương phẩm bằng cách ứng dụng công nghệ tạo biofloc: bổ sung C hữu cơ, tạo nên tỉ lệ C/N phù hợp để vi sinh vật chuyển hóa được lượng N thừa thải ra từ thức ăn, tạo sinh khối vi sinh giàu dinh dưỡng làm thức ăn cho

tôm

2 NỘI DUNG

2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

 Hiện trạng nghề nuôi tôm tại Việt Nam và các giải pháp thay thế

 Sự chuyển hóa N trong ao nuôi tôm và các giải pháp tái sử dụng nguồn N thải ra từ thức

ăn

 Sự cần thiết ứng dụng công nghệ biofloc, thuận lợi và khó khăn

2.2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

 Khái niệm biofloc

 Tỉ lệ C/N và tính toán lượng carbohydrate cần bổ sung

 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và duy trì biofloc trong ao nuôi tôm

 Một số trường hợp biến đổi bất lợi của biofloc và giải pháp khắc phục

 Thông tin về quy trình nuôi tôm ứng dụng công nghệ biofloc đang thực nghiệm Viêt Nam

2.3 KẾT LUẬN

 Ứng dụng công nghệ biofloc đang được quan tâm bởi nhiều công ty, doanh nghiệp nuôi tôm tại Việt Nam hiện nay

 Là giải pháp có thể được ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả quản lý môi trường, giảm lượng thức ăn

Trang 4

TÍNH TOÁN XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG

THỦY SẢN TUẦN HOÀN (RAS)

Phùng Thế Trung

Bộ môn kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang

1 MỤC ĐÍCH

Bài báo cáo này nhằm chia sẻ các bước tính toán xử lý chất thải trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn tiếp thu được từ lớp tập huấn RAS-C2C

2 NỘI DUNG BÁO CÁO

2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) là hệ thống nuôi khép kín ưu việt, đặc trưng ở năng suất cao ổn định và không chất xả thải ra môi trường, là chọn lựa hàng đầu cho nuôi trồng thủy sản tương lai [1] Tuy nhiên, việc thiết kế và vận hành RAS thường gặp phải khó khăn trong tính toán chất thải, sức tải cũng như chọn lựa phương tiện xử lý chất thải tối ưu cho hệ thống [3,4] Vì thế, việc tính toán xử lý chất thải trong RAS cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành, hiệu quả và sự ổn định của cả hệ thống Báo cáo này trình bày các bước cần thiết trong tính toán xử lý chất thải nhằm thiết kế được một hệ thống RAS vận hành hiệu quả với mức kinh phí phù hợp

2.2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Dựa trên kiến thức tiếp thu được từ lớp tập huấn Hệ thống tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản (RAS-C2C) tháng 9/2012 cùng một số tài liệu chuyên ngành liên quan, tác giả rút ra một

số nội dung cô đọng và quan trọng nhất để trình bày trong báo cáo Các nội dung này bao gồm: (i) cấu trúc chung của RAS, (ii) tính toán sức tải thiết kế của hệ thống, (iii) chọn lựa phương tiện xử lý chất thải phù hợp, (iv) tính toán xử lý chất thải trong RAS

2.3 KẾT LUẬN

Việc áp dụng RAS trong nuôi trồng thủy sản chưa phổ biến do thiếu cái nhìn toàn diện và vẫn được cho là phức tạp [3] Thực ra, thiết kế RAS đơn giản chỉ là tính toán xử lý chất thải trong

hệ thống [8] Việc tính toán theo đúng các bước trên trong thiết kế RAS sẽ nâng cao hiệu quả, khả năng áp dụng hệ thống vào thực tế sản xuất

Tài liệu tham khảo:

1 Animal Science Group of Wageningen University, 2010 Recirculation Aquaculture System

Lecture Notes for RAS-C2C Project Training

2 Halachmi, I (2007) Biomass management in recirculating aquaculture systems using queuing

networks Aquaculture, 262, 514-520

3 Losordo, T.M., Masser, M.P và Rakocy, J (1998) Recirculating Aquaculture Tank Production

Systems - An Overview of Critical Considerations SRAC Publication, No 451

4 Losordo, T.M., Masser, M.P và Rakocy, J.E (1999) Recirculating Aquaculture Tank Production

Systems - A Review of Component Options SRAC Publication, No 453

5 Masser, M.P., Rakocy, J và Losordo, T.M (1999) Recirculating Aquaculture Tank Production

Systems - Management of Recirculating Systems SRAC Publication, No 452

6 Pedersen, L.-F., Pedersen, P.B., Nielsen, J.L và Nielsen, P.H (2009) Peracetic acid degradation

and effects on nitrification in recirculating aquaculture systems Aquaculture, 296, 246-254

7 Pfeiffer, T.J., Osborn, A và Davis, M (2008) Particle sieve analysis for determining solids removal efficiency of water treatment components in a recirculating aquaculture system

Aquacultural Engineering, 39, 24-29

8 Seginer, I., Mozes, N và Lahav, O (2008) A design study on the optimal water refreshment rate

in recirculating aquaculture systems Aquacultural Engineering, 38, 171-180

Trang 5

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SINH SẢN NHÂN TẠO THÀNH CÔNG CÁ CHẠCH ĐÀI

LOAN TẠI KHÁNH HÒA

Võ Ngọc Thám

Bộ môn kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản, Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang

1 MỤC ĐÍCH

Báo cáo thông báo kết quả bước đầu sinh sản nhân tạo cá chạch Đài Loan tại khánh hòa nhằm thông báo tình hình nghiên cứu cho sinh sản một loài cá mới tại Khánh hòa của tác giả

2 NỘI DUNG

2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Cá chạch Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) còn có tên gọi cá chạch bùn,

thuộc họ cá chạch Cobitidae, bộ cá chép Cypriniformes Trên thế giới cá chạch Đài Loan phân

bố ở nhiều nước châu Á như: Trung Quốc (Đài Loan ), Lào, Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam Cá chạch Đài Loan là một loại thực phẩm có giá trị thương mại và có vai trò trong y học, có tác dụng bồi bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương, trợ lực, thanh nhiệt Nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo để tạo ra đàn cá giống của loài cá này là một trong những đề tài được nhiều người quan tâm

2.2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Di giống và nuôi đàn cá bố mẹ làm cơ sở vật liệu cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chạch Đài Loan đã được thực hiện từ tháng 2 năm 2012 Sau 4 tháng nuôi dưỡng chúng tôi đã xây dựng được đàn cá bố mẹ(10kg) đủ phục vụ cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài cá này ở quy mô nhỏ

Từ đàn cá bố mẹ đã nuôi dưỡng chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cho cá đẻ nhân tạo Kết quả thu được cho thấy bước đầu đã thành công trong việc cho cá chạch Đài Loan đẻ nhân tạo trong điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa

Số lượng cá bột thu được từ các đợt thí nghiệm cho cá đẻ đã thử nghiệm ương nuôi thành cá giống Kết quả ương thí nghiệm bước đầu đạt được tỷ lệ sống ở các giai đoạn từ cá bột lên cá hương chưa cao dao động từ 5-10% Trong giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống tỷ lệ sống đạt được cao hơn 25-35%

2.3 KẾT LUẬN

Bước đầu đã di giống và nuôi vỗ đàn cá chạch Đài Loan tại Khánh Hòa, cá bố mẹ phát dục thành thục tương đối tốt Cho cá đẻ nhân tạo bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đã thu được kết quả bước đầu đáng khích lệ Đã thí nghiệm ương nuôi và thu được một số lượng cá giống nhất định, bước đầu đã cung cấp cho nuôi thương phẩm loài cá này tại Khánh Hòa

Ngày đăng: 16/11/2017, 15:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w