Trong những năm gần đây, cùng sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế hệ thống quản lý kinh tế của nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Đóng góp cho sự phát triển này là nỗ lực phán đấu không ngừng của nghành kiểm toán nói chung .KTNN nói riêng . Để cho nền kinh tế phát triển ổn định cần có một bộ phận kiểm tra , giám sát các hoạt động của đơn vị kinh tế, ngân sách thu chi của các đơn vị đó chính là bộ phận của nghành kiểm toán nó là một ngành có vị trí quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước, nó tạo tiền đề cho việc thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được của nghành kiểm toán, nó còn bộc lộ nhiều tồn tại cần phải khắc phục nổi nên hàng đầu là tình trạng thất thoát và lãng phí nguồn tài chính , chốn thuế gian lận trong kinh doanh. Không trung thực với thực tế số liệu hoạt động của đơn vị . Yêu cầu đặt ra đối với cấp quản lý là phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động cấp phát và sử dụng vốn tại các đơn vị kinh tế . Kiểm toán là công việc hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho cấp quản lý phục vụ mục tiêu tăng trưởng và phát triển của đất nước, doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa thực tế của nghành kiểm toán. Trong thời gian nghiên cứu lý luận trong trường học và thông qua tài liệu công tác kiểm toán nhà nước. Em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số ý kiến về phưong hướng công tác phát triển kiểm toán ở nướcta hiện nay” Được thông qua phương pháp phân tích những mặt còn hạn chế cần được khắc phục và xây dựng một hệ thống kiểm toán hoàn chỉnh hơn Trong bài viết này gồm hai phần chính: Phần I : Lý luận chung về kiểm toán. Phần II: Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm toán. Do trình độ có hạn song với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, bài viết này không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp, bổ xung thêm để cho bài viết này được hoàn chỉnh hơn . Em xin trân thành cảm ơn.
LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế hệ thống quản lý kinh tế của nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc. Đóng góp cho sự phát triển này là nỗ lực phán đấu không ngừng của nghành kiểm toán nói chung .KTNN nói riêng . Để cho nền kinh tế phát triển ổn định cần có một bộ phận kiểm tra , giám sát các hoạt động của đơn vị kinh tế, ngân sách thu chi của các đơn vị đó chính là bộ phận của nghành kiểm toán nó là một ngành có vị trí quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước, nó tạo tiền đề cho việc thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được của nghành kiểm toán, nó còn bộc lộ nhiều tồn tại cần phải khắc phục nổi nên hàng đầu là tình trạng thất thoát và lãng phí nguồn tài chính , chốn thuế gian lận trong kinh doanh. Không trung thực với thực tế số liệu hoạt động của đơn vị . Yêu cầu đặt ra đối với cấp quản lý là phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động cấp phát và sử dụng vốn tại các đơn vị kinh tế . Kiểm toán là công việc hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho cấp quản lý phục vụ mục tiêu tăng trưởng và phát triển của đất nước, doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa thực tế của nghành kiểm toán. Trong thời gian nghiên cứu lý luận trong trường học và thông qua tài liệu công tác kiểm toán nhà nước. Em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số ý kiến về phưong hướng công tác phát triển kiểm toán ở nướcta hiện nay” Được thông qua phương pháp phân tích những mặt còn hạn chế cần được khắc phục và xây dựng một hệ thống kiểm toán hoàn chỉnh hơn Trong bài viết này gồm hai phần chính: Phần I : Lý luận chung về kiểm toán. Phần II: Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm toán. Do trình độ có hạn song với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, bài viết này không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp, bổ xung thêm để cho bài viết này được hoàn chỉnh hơn . Em xin trân thành cảm ơn. PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN I. HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN MỘT NHU CẦU TẤT YẾU CỦA NỀN KINH TẾ. Kiểm toán nhà nước là cơ quan thuộc chính phủ. Ở nước ta nó mới được thành lập và phát triển trong mấy năm nay nhưng nó đã hệ thống thể hiện một cách rõ rệt về vị trí vai trò của mình. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. đặc biệt là quá trình quản ký kinh tế góp phần thúc đẩy nhiệm vụ kinh tế xã hôịo của đất nước truớc tình hình mới, thực hiện công cuộc phát triển kinh tế năng động, toàn diện đủ sức hội nhập theo xu hướng khu vục hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế. Hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán nhà nứơc nói riêng đã trở thành một nhu cầu tất yếu của nền kinh tế chuyển đổi. Nhà nước cần phải giải quyết nhiều vấn đè trong mối quan hệ giữa các cấp, các nghành, các đị phương và các tổ chức kinh tế, đặc biệt là quá trình xây đựng và hình thành pháp luật kiểm toán nhà nuớc hay luật kiểm toán nhà nước trong tương lai. Để thực hiện các mục tiêu đề ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh phấn đấu đạt hiệu quả cao nhất với chi phí tháp nhất người quản lý quá trình diễn biểu của hoạt động sản xuất từ đầu vào đến đầu ra và quá trình hạch toán kinh tế có đảm bảo đúng mục đích hay không? Có đúng phát luật hiện hành của nhà nước không? đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển năng động đảm bảo “sân chơi” chung phù hợp với luật pháp trong nước và thông lệ quốc tế. Hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán nhà nước nói riêng được tiến hành một cách thường xuyên và đi vào nề nếp thì chắc chắn sẽ giúp cho cơ quan lãnh đạo và các nhà quản lý thâý rõ tác dụng của nó. Hoạt động kiểm toán nhà nước có vị trí hết sức quan trọng đối với quảnlý kinh tế không chỉ ở tầm vĩ mô mà còn cả ở tầm vi mô. II. VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ. Bất cứ một chế độ xã hội nào , ngân sách nhà nước cũng là nguồn lực quan trọng nhất đảm bảo tài chính cho mọi lĩnh vực. Hoạt động của bộ máy nhà nước, một trong những công cụ để góp phần quản lý và sử dụng có hiệu lực nguồn lực ấy là cơ quan kiểm toán nhà nước nhất là trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi như nước ta hiện nay. Kiểm toán nhà nước đã khẳng định sự cần thiết và vai trò ngày càng lớn của mình trong việc góp phần quản lý kinh tế vĩ mô nói chung vã trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước công quỹ quốc gia nói riêng. Với chức năng kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn chung thực, chính xác ,hợp pháp, hợp lệ của số liệu kiểm toán , báo cáo kiểm toán của các đơn vị nhà nước, đơn vị kinh tế, đơn vị sự nghiệp , các đoàn thể quần chúng và các tổ chức xã hội. Kiểm toán nhà nước bước đầu khẳng định được vai trò không thể thiếu được của mình trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát của nhà nước ta. Những kết quả kiểm toán trung thực, chính xác , khách quan của cơ quan kiểm toán nhà nước không chỉ giúp chính phủ, quốc hội đánh giá đúng tình hình thực trạng tài chính ngân sách nhà nước mà còn cung cấp các thông tin làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách kinh tế , ra các quyết định có hiệu lực cao , đề ra các biện pháp tăng cường quản lý thu chi ngân sách đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong việc sử dụng ngân sách. Kiểm toán nhà nước không chỉ thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ như kiểm toán tư nhân mà còn có chức năng được đảm bảo bằng chính địa vị pháp lý của nó là thúc đẩy việc thực thi các kiến nghị và điều chỉnh đã nêu trong các báo cáo kiểm toán , trong việc kiểm soát và quản lý nền kinh tế đã thấy rõ kiểm toán nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng kiểm tra, giám sát , kiểm soát và quản lý nền kinh tế. Kiểm toán nhà nước là cơ quan chức năng của nhà nước hoạt động không vì mục đích lợi nhuận cho bản thân cơ quan kiểm toán mà vì toàn bộ nền kinh tế, nên hoạt động của kiểm toán nhà nước mang tính khach quan, không trục lợi. Kiểm toán nhà nước là cơ quan có địa vị pháp lý đủ mạnh để thực hiện các chức năng kiểm tra , kiểm soát , cảnh báo và trên giác độ vi mô , có thể góp phần ngăn chặn các nguy cơ dẫn đến phá sản cho doanh nghiệp được kiểm toán, và mở rộng hơn trên giác độ vĩ mô có thể cảnh báo cá nguy cơ dẫn đến các khó khăn tài chính , khủng hoảng cho các nghành cũng như cho toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa, kiểm toán nhà nước có thể liên kết với các cơ quan hữu quan đẻ thuc đẩy quá trình thực thi các kiến nghị kiểm toán, và trên phương diện nhất định có thẩm quyền pháp lý để buộc các đối tượng kiểm toán và các bên liên quan thực hiện điều chỉnh quản lý , khắc phục các vi phạm sửa sai và chấn chỉnh trong công tác tài chính . Trong quá trình hoạt động vai trò của kiểm toán nhà không ngừng được củng cố và tăng cường đáp ứng một phần yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn trong việc quản lý điều hành đất nước, nó được thể hiện một số mặt chủ yếu sau. - Thứ nhất góp phần kiểm tra việc chấp hành những quy định hiện hành về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước ,thực hiện nộp đúng, nộp đủ theo quy định của pháp luật. - Thứ hai kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng ngân sách nhà nước chống thất thoát, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước. - Thứ ba cung cấp cơ sở dữ liệu để thực hiện việc quyết định và quản lý ngân sách nhà nước sát thực và có hiệu quả hơn. Một trong những vấn đề quan trọng để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của việc sử dụng ngân sách nhà nước và công quỹ quốc gia trong việc quản lý điều tiết nền kinh tế là dự toán ngân sách nhà nước. Thông qua việc kiêm tra tài chính. Kiểm toán nhà nước đã chỉ ra những bất họp lý trong việc xác định những chỉ tiêu thu, chi ngân sách nhà nước, góp phần tạo lập cơ sở, căn cứ để xây dựng dự toán ngân sách nhà nước cho những năm sau, nhằm thu đúng thu đủ, chống thất thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời kiến nghị việc phân bổ ngân sách nhà nước cho các ngành, các địa phương một cách hợp lý. Ngoài ra ngành kiểm toán nhà nước đã góp phần đánh giá một cách sát thực tình hình tài chính của các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nước làm căn cứ cải tiến quản lý doanh nghiệp, điều chỉnh các chính sách kinh tế, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước cùng với việc huy động vốn đầu tư phát triển. -Thứ tư thông qua hoạt động kiểm toán, kiểm toán nhà nước đã đề xuất, kiến nghi nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách về kinh tế tài chính và ngân sách nhà nước ở các cơ quan, đơn vị trung ương và địa phương. III. NHỮNG THÀNH QUẢ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG NHỮNG NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH. Đối với mọi quốc gia trên thế giới có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường đều có một đặc điểm chung nhất là hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế được coi là một thiết chế để duy trì sự công bằng và tạo niềm tin cậy trong các quan hệ kinh tế xã hội trong điều kiện cạnh tranh. Một nền kinh tế thi trường phát triển lành mạnh có sức cạnh tranh và hiệu quả cao. Cách đây hơn 6 năm mgày 11/7/1994. Kiểm toán nhà nước chính thức được thành lập trên cơ sở nghị định 70/CP của chính phủ. Theo đó: Kiểm toán nhà nước là cơ quan thuộc chính phủ và là cơ quan kiểm tra tài chính công của nước công hoà XHCN việt nam thực hiện việc kiểm toán đối với các cơ quan nhà nước các cấp, các đơn vị có nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước và các tổ chức , đơn vị có quản lý, sử dụng công quỹ và tài sản nhà nước. Kiểm toán nhà nước ra đời là một yêu cầu thị trường tất yếu của xu thế đổi mới , là sự đòi hỏi khách quan của cơ chế thi trường trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một cơ quan mới, trước đó chưa có một tổ chức tiền thân , chưa có một tiền lệ trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nên trong buổi đầu kiểm toán nhà nươc không gặp ít khó khăn từ cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức con người đến công tác chuyên môn, cơ sở pháp lý cho hoạt động . Trên cơ sở điều lệ tổ chức và hoạt động của kiểm toán nhà nước, đến nay bộ máy tổ chức của ngành đã đi vào thế ổn định và tiếp tục phát triển, từ chỗ ban đầu (1994) chỉ có hơn 30 người đến nay kiểm toán nhà nước có hơn 500 cán bộ công nhân viên, trongg đó hơn 400 người là kiểm toán viên. Tuy còn thiếu nhiều so với nhiệm vụ lâu dài của ngành nhưng số cán bộ hiện có đã đáp ứng được nhiệm vụ trong giai đoạn đầu thành lập. Nhìn chung đội ngũ cán bộ đều được đào tạo có hệ thống, số tốt nghiệp trở nên 88%, riêng kiểm toán viên 100% đều đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kiểm toán và một số chuyên ngành kĩ thuật khác. Nhìn lại những năm qua kiểm toán nhà nước đã có bước phát triển đáng kể trong việc triển khai kế hoạch kiểm toán hàng năm với quy mô và chất lượng năm sau cao hơn năm trước. Kiểm toán là một nghề mới ở nước ta, do đó kiểm toán viên nhà nước nhìn chung chưa được đào tạo một cách có hệ thống và bài bảng. Vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ kiểm toán đã được đặc biệt coi trọng. Sáu năm qua kiểm toán đã thu được một số kết quả nhất định trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. Tháng 4 năm 1996,kiểm toán nhà nước đã ra nhập tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) vào tháng 11 năm 1997 trở thành thành viên của tổ chứccác cơ quan kiểm toán tối cao Châu á (ASOSAI) ngoài ra kiểm toán nhà nước còn mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các cơ quan kiểm toán tối cao của nhiều nước trên thế giới. Bước đầu đã thực hiện có kết quả những dự án do ngân sách phát triển Châu á(ADB). Ngày nay ngành kiểm toán đã trở thành một ngành có thế mạnh, có tổ chức chặt chẽ giữa các khâu, các bộ phận với nhau, một ngành mạnh trong cơ quan kiểm tra của nhà nước. PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM TOÁN. I . THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM TOÁN NƯỚC TA HIỆN NAY. Đối tượng kiểm toán của cơ quan kiểm toán Nhà nước là nền tài chính công, các đơn vị có liên quan đến quá trình quản lý sử dụng ngân sách Nhà nước và các tài sản cùng công quỹ quốc gia. Để thực thi quyền chức năng và trách nhiệm của mình, kiểm toán Nhà nước phải tiên hành 3 loại hình kiểm toán: - Kiểm toán báo cáo tài chính. - Kiểm toán tuân thủ. - Kiểm toán hoạt động. Để cho kiểm toán hoạt động đúng với bản chất và hoạt động có hiệu quả, phải chú trọng tới chất lượng kiểm toán. Chất lượng kiểm toán là thước đo về tính hiệu quả của hoạt động kiểm toán. Chất lượng kiểm toán được thể hiện bằng việc đưa ra lời nhận xét đúng đắn và trung thực hợp lý, hợp pháp các thông tin được kiểm toán nhằm phục vụ cho công tác quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước của các cấp chính quyền, các doanh nghiệp quản trị doanh nghiệp đối với các nhà quản lý, các hoạt động đầu tư tài chính và các quan hệ giao dịch kinh tế khác. Hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò quản lý của Nhà nước giữ đúng định hướng phát triển của nền kinh tế theo mục tiêu quan điểm và đường lối của đảng, phát huy nhiều mặt tích cực, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực vốn có của cơ chế thị trường. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.