Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của một doanh nghiệp. Cho nên, bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường cũng tìm mọi cách để đạt được tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hợp lý… thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, và để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì không thể không tăng cường quản lý vốn lưu động. Vốn lưu động là một yếu tố không thể thiếu đối với quá trình sản xuất kinh doanh., vốn lưu động là thước đo cho cả hiệu suất và sức mạnh tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ càng giảm. Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý vốn lưu động cũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này sẽ được đầu tư một cách hiệu quả nhất cho nhà đầu tư. Chính vì tầm quan trọng của vốn lưu động cả về mặt lý luận và thực tiễn nên sau khi tiếp thu được kiến thức cơ bản ở trường và qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây, em đã di sâu nghiên cứu đề tài “ Quản lý vốn lưu động ở công ty TNHH nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây ” . Nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: khái quát về công ty TNHH nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây Chương 2: Tình hình quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của một doanh nghiệp Cho nên, bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường cũng tìm mọi cách để đạt được tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hợp lý… thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, và để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì không thể không tăng cường quản lý vốn lưu động
Vốn lưu động là một yếu tố không thể thiếu đối với quá trình sản xuất kinh
doanh., vốn lưu động là thước đo cho cả hiệu suất và sức mạnh tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ càng giảm Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý vốn lưu động cũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này
sẽ được đầu tư một cách hiệu quả nhất cho nhà đầu tư
Chính vì tầm quan trọng của vốn lưu động cả về mặt lý luận và thực tiễn nên sau khi tiếp thu được kiến thức cơ bản ở trường và qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây, em đã di sâu nghiên cứu đề
tài “ Quản lý vốn lưu động ở công ty TNHH nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà
Tây ”
Nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: khái quát về công ty TNHH nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây Chương 2: Tình hình quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH nước khoáng – Bia
Công Đoàn Hà Tây
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH
nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây
Trang 3CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH NƯỚC KHOÁNG – BIA HÀ TÂY I.Quá trình ra đời và phát triển công ty
1.1 Thông tin chung về công ty TNHH Nước Khoáng – Bia Hà Tây
Tên công ty: Công ty TNHH Nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây
Địa chỉ : Công ty TNHH Nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây có trụ sở kinh doanh giao dịch tại Ba La – Hà Đông – Hà Tây với mỏ nước khoáng và cơ sở sản xuất tại Tản Lĩnh – Ba Vì – Hà Tây
Trang 4Ngày 02/5/2002, căn cứ vào nghị định 63/2001/NĐ – CP của chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, theo quyết định 61QĐ/LĐLĐ, công ty nước khoáng Hà Tây được chuyển đổi thành loại hình công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là Liên Đoàn Lao Động tỉnh Hà Tây với tên giao dịch là Công
ty TNHH Nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây
Trong quá trình chuyển đổi, công ty đã hoàn thiện công tác tổ chức, đầu tư thêm vốn và mua sắm thêm máy móc thiết bị, nâng cấp hệ thống khai thác mỏ nước khoáng và dây chuyền đóng chai theo tiêu chuẩn của nhà nước để sản xuất nước khoáng ngay tại nguồn theo phương pháp khoa học, hợp vệ sinh Nhờ vậy, nước khoáng Tản Viên nguyên chất và vô khuẩn giúp cho người sử dụng cảm thấy yên tâm
Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Nước Khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây đến nay được 23 năm, trong thời gian đó công ty đã trải qua nhiều biến đổi thăng trầm và vươn lên để khẳng định mình hoà nhập với nền kinh
tế năng động, đồng thời bám sát nhiệm vụ và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành và ngân sách nhà nước Công ty đã tham gia nhiều cơ hội chợ quốc tế và giành được nhiều giải thưởng về chất lượng, năm 2001 công ty đã tham gia hội chợ
“hàng Việt Nam chất lượng cao” và được trao tặng huy chương vàng cho sản phẩm nước khoáng Tản Viên
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.3.1 Chức năng
Công ty TNHH Nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây có chức năng là sản xuất và cung ứng cho thị trường các sản phẩm nước khoáng và bia đóng chai đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm do nhà nước đặt ra đáp ứng nhu cầu của thị trường và thực hiện mục tiêu kinh tế của Liên đoàn lao động tỉnh Hà Tây
Trang 51.3.2 Nhiệm vụ
• Đối với công ty
Tổ chức mở rộng sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều các nhu cầu mới của xã hội Đóng góp tích cực ngân sách của Liên Đoàn Lao Động tỉnh Hà Tây Mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác kinh tế, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật cao, góp phần tích cực vào việc tổ chức cải tạo sản xuất
• Về mặt xã hội
Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định xã hội Đảm bảo công bằng trong hoạt động sản xuất, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và nghiệp vụ nhân viên
• Nghĩa vụ đối với Nhà nước
Trên cở sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tận dụng năng lực sản xuất, tự
Bù đắp các chi phí, tự trang trải vốn và làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, với địa phương bằng cách nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà nước Đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp bia – nước giải khát cho nền kinh tế quốc dân
• Bảo vệ an toàn môi trường, an ninh chính trị
Trong quá trình sản xuất luôn chú trọng đến môi trường, xử lý tốt các chất thải đảm bảo nguồn nước sạch Tuyệt đối chấp hành đúng qui định về phòng cháy Chữa cháy, thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ
Hoạt động sản xuất trong khuôn khổ luật pháp, hạch toán và báo cáo trung Thực theo chế độ Nhà nước quy định Đồng thời đảm bảo an toàn trong lao động, Góp phần giữ gìn an ninh cho địa phương
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Trang 6Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH Nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây được xếp theo chức năng, cơ cấu bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1 : Sơ đổ tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanhCủa công ty TNHH Nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây
Phòng tổ chức hành chính
Phòng
kỹ thuật công nghệ
Phòng
cơ điện vận hành máy
Trang 7Cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng
* Ban Giám Đốc
Chỉ đạo, quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh doanh xuất, nhập khẩu và các mặt công tác khác trong công ty Giám đốc là người chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động của công ty trước UBND tỉnh
* Phòng Tổ chức hành chính tổng hợp:
- Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ, chính sách khác theo quy định
- Tham mưu cho giám đốc về xây dựng, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm
vụ của công ty và các phòng, ban Thực hiện việc tiếp nhận, điều động, bố trí, sắp xếp, nâng lương, bổ nhiệm khen thưởng và kỷ luật theo quy định của Nhà nước
- Lập kế hoạch tiền lương và xây dựng cơ chế khoán quỹ lương hàng năm
* Phòng Kế toán tài vụ:
- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định hiện hành
- Quản lý vốn, nguồn vốn, tài sản, vật tư, hàng hóa, bảo toàn và phát triển vốn
- Hạch toán kinh doanh chính xác, phân tích hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng năm
- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm
* Phòng Tiêu thụ bán hàng:
- Lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh xuất, nhập khẩu
- Thẩm định các dự án đầu tư và theo dõi thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản
- Tham mưu cho Giám đốc về các kế hoạch sản xuất kinh doanh và đề trình các dự án đầu tư
* Phòng kỹ thuật công nghệ là bộ phận nghiên cứu và thực hành quả lý chất lượng sản phẩm, hướng dẫn phân xưởng và từng bộ phận làm đúng quy trình công nghệ chế biến, kiểm tra chất lượng từ khâu vật tư, nguyên liệu đến hoàn thiện sản phẩm
Trang 8Bên cạnh đó, phòng kỹ thuật công nghệ còn có nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm định chất lượng, đảm bảo hàng hoá đưa ra lưu thông đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành công nghệ thực phẩm và vệ sinh.
* Phòng cơ điện, vận hành máy có nhiệm vụ quản lý và sử dụng máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất và tiến hành công tác kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, quản lý điện năng
* Phòng tài vụ kế toán có chức năng tính giá thành sản phẩm, thanh toán, thu thập,
xử lý và cung cấp thông tin về tình hình tài chính của công ty cho ban Giám đốc
* Mỏ nước khoáng Ba Vì có nhiệm vụ khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ nguồn nước khai thác và môi trường, cung ứng nước để phục vụ cho sản xuất,
* Phân xưởng sản xuất nước khoáng và phân xưởng sản xuất bia có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, đạt yêu cầu của vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp với nhu cầu của khách hàng
Trang 91.5 Kết quả kinh doanh của công ty trong 5 năm (2003-2007)
Bảng1: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh
Trong năm 2004 so với năm 2003, các chỉ tiêu lợi nhuận tăng lên
Lãi gộp tăng 686.7 triệu đồng với tỷ lệ là 31.56%
Lợi nhuận thuần trước thuế tăng rất cao 648.1 triệu đồng, tỷ lệ 66.23% như vậy, cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển mạnh
mẽ, công ty đã có những chính sách, chiến lược kinh doanh hợp lý và hiệu quả
Thuế thu nhập cũng tăng cao 181.5 triệu đồng, đã giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước
Trang 10* Doanh thu bán hàng năm 2005 so với năm 2004 tăng 242.9 triệu đồng ứng với tỷ
lệ là 3.16%
Năm 2005 do có sự biến động lớn về thị trường nước giải khát nên tình hình lợi nhuận của công ty giảm mạnh
Lợi nhuận thuần trước thuế năm 2005 giảm 87.8 triệu đồng , tỷ lệ giảm 5.4%
so với năm 2004 Nhưng doanh thu thuần của năm 2005 lại tăng cao hơn so với năm 2004 là 242.9 triệu đồng, với tỷ lệ là 3.16% Nguyên nhân ở đây là do giá vốn hàng bán năm 2005 tăng khá cao so với năm 2004 là 326.6 triệu đồng, tăng cao hơn với mức độ tăng doanh thu, và chi phí của năm 2005 cũng tăng 4.1 triệu đồng so với năm 2004
Lý do cho việc giá vốn hàng bán và chi phí tăng là năm 2005 có sự biến động về thị trường, môi trường kinh doanh không ổn đinh, giá cả hàng hoá thì leo thang, sức ép về giá của các nhà cung ứng nguyên vật liệu tăng, và có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn tham gia vào thị trường, nhưng công ty vẫn phải bán sản phẩm với giá cũ
* Doanh thu bán hàng năm 2006 so với năm 2005 đã được cải thiện đáng kể so với
năm 2005 với tỷ lệ tăng là 10.18% ứng với 806.5 triệu đồng điều này chứng tỏ công ty đã đi vào ổn định
Năm 2006 tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã được ổn định vì thế lợi nhuận thuần trước thuế năm 2006 đã tăng cao so với năm 2005 là 138.5 triệu đồng ứng với tỷ lệ 9% Nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2006 so với năm 2005 lại giảm 0.2% vậy Công ty đang phát triển chứ chưa thực sự phát triển mạnh
* Doanh thu bán hàng năm 2007 là 9682.7 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 957.4 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 11%
Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng so với năm 2006 là 266 triệu đồng ứng với
tỷ lệ tăng là 4.5%
Trang 11Lãi gộp năm 2007 so với năm 2006 tăng 304.6 triệu đồng ứng với tỷ lệ là 9.5%
Lợi nhuận trước thuế tăng 220 triệu đồng với tỷ lệ tăng 13.2%, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần tăng 0.4%
Lợi nhuận sau thuế tăng 158.9 triệu đồng với tỷ lệ tăng 13.2% tỷ suất lợi nhuận tăng 0.3%
Mức đóng góp cho nhà nước tăng 61.9 triệu đồng ứng với tỷ lệ 13.2%
Qua kết quả phân tích trên chứng tỏ trong năm 2007 công ty đang trên đà phát triển, và tới thời điểm này có thể nói công ty đã khẳng định được vị trí trên thị trường, nguyên nhân dẫn đến các chỉ tiêu lợi nhuận tăng là về giá thì công ty vẫn giữ được mức giá ổn định, và chi phí kinh doanh tăng không cao, không có hàng hoá tồn kho kém chất lượng nên không có tình trạng hàng bán bị trả lại, hợp đồng thực hiện tốt không hợp đồng nào bị huỷ Mặt khác, giá vốn hàng bán tăng lên nhưng tỷ lệ tăng này lại nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh thu, tỷ suất lợi nhuận sau thuế đạt 14.1% chứng tỏ doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
II Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty
2.1 Mặt hàng kinh doanh
Công ty TNHH Nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây là nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm nước khoáng thiên nhiên và bia các loại Nước khoáng có các sản phẩm nước khoáng bình 20lít, nước khoáng chai nhỏ 0.5lít và 0.33lít, Ngoài ra còn có nước khoáng mặn 650ml dùng cho những người chơi thể thao, và các thiết bị chuyên dùng ngành nước uống như: máy làm nước nóng lạnh, chân kệ
gỗ, bình sứ Về bia thì có loại bia đóng chai và bia hơi Sản phẩm của công ty rất
đa dạng nên nguồn nguyên liệu đầu vào cũng rất đa dạng vì vậy việc quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào là khó khăn, hay việc quả lý vốn lưu động cũng khó khăn
2.2 Đặc điểm quy trình sản xuất
Trang 12Hình 2: SƠ ĐỒ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC KHOÁNG
Sản xuất nước khoáng thiên nhiên Sản xuất nước khoáng có ga vị hoa quả
Hình 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA
Lớp: K7 – Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Nước khoáng thiên
Chiết suất, đóng chaiRửa chai, khử trùng
Đường kính, tinh dầu,
Bia menLọc trongKiểm tra
Lên menLàm nguội
Đóng chai
Nước ngưng
Cặn bãXác men
Trang 13- Đặc điểm quy trình sản xuất :Vì công ty sản xuất 2 loại sản phẩm khác chủng loại nhau nên có 2 phân xưởng, một phân xưởng để sản xuất bia, và một phân xưởng để sản xuất nước khoáng Quy trình sản xuất nước khoáng và bia được biểu hiện qua 2 sơ đồ trên
Quy trình sản xuất ở từng khâu, từng bộ phận có liên quan mật thiết với nhau và phối hợp nhịp nhàng để cho ra thành phẩm
Hiện nay công ty khai thác được khoảng 50 – 60% công suất thiết kế của dây chuyền
Công ty có bộ phận kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm và ban hành tiêu chuẩn cho từng loại, kiểm tra nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất, bán thành phẩm và thành phẩm
2.3 Thị trường tiêu thụ
- Một số thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
Là một công ty kinh doanh vừa và nhỏ nên thị trường chính của công ty là tỉnh Hà Tây, Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Hải Dương, Cao Bằng, Thanh Hoá, Nghệ An, Với thị trường mục tiêu là những khách hàng có thu nhập trung bình trong xã hội
- Quy mô thị trường: Quy mô thị trường của công ty nhỏ, và vừa cung cấp cho một số khu vực nhỏ của các tỉnh Do vậy vốn lưu động để công ty quay vòng kinh doanh là không cao
Trang 14trường mục tiêu này Do số lượng sản phẩm bán ra nhanh tróng nên khả năng thu hồi vốn của công ty là rất nhanh, và có thể đầu tư ngay vào sản xuất sản phẩm mới
- Với khách hàng mục tiêu của công ty chủ yếu là các hộ gia đình và các công
ty nằm trên địa bàn, nên khoản nợ khó đòi nhỏ
2.5 Nhà cung ứng
Nhà cung ứng là rất quan trọng cho chất lượng và giá cả của sản phẩm vì vậy công ty dựa trên các thông tin chính xác về tình trạng số lượng, chất lượng, giá cả hiện tại và tương lại của các yếu tố nguồn lực cho sản xuất Các nhà cung ứng của công ty bao gồm các nhà cung cấp về nguyên vật liệu như: nhãn sản phẩm bia chai, nước khoáng chai nhựa,… do Công ty Nam Phong cung cấp; gạo, malt, hoa bia, cao do công ty Thanh Tùng cung cấp; đường (công ty đường Lam Sơn); vỏ chai nhựa đựng nước khoáng(công ty Lê Vi); vỏ bình nước khoáng(công ty Ngọc Nghĩa); Vỏ thùng giấy(công ty thương mại sản xuất của người tàn tật); than đá: (công ty than Cẩm Phả); CO2 (công ty CO2 Hà Bắc); nút nhựa: (Công ty Cúc Phương); và một số nhà cung cấp khác…
Công ty đã có quan hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng để có được nguyên liệu đầu vào tốt nhất và giá tốt, nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạnh lên xuống của giá cả thị trường Nên công ty có tăng lượng nguyên liệu dự trữ trong thời kỳ giá nguyên liệu thấp, giúp giảm giá thành sản phẩm
2.6 Dịch vụ sản phẩm của công ty
- Cơ chế giao nhận và dịch vụ khách hàng
Để hoạt động bán hàng luôn được thông suốt, bên cạnh các quy trình, quy chế quản lý chung, công ty đã xây dựng các chính sách riêng cho từng đối tượng khách hàng Trong các chính sách này, phân phối là hoạt động quan trọng đối với
sự sống còn của công ty đây là con đường giúp công ty tiêu thụ sản phẩm của mình một cách có hiệu quả và khoa học, thúc đẩy quá trình kinh doanh tạo ra lợi nhuận Công ty đã xây dựng mạng lưới phân phối trực tiếp thông qua cửa hàng phân phối
Trang 15giới thiệu sản phẩm Các Chi nhánh này có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho công
ty về số lượng hàng hóa đã tiêu thụ và tình hình biến động trên thị trường về nhu cầu của khách hàng
Để phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, công ty đã trang bị hơn 10 xe chuyên dùng để trực tiếp phân phối, giao sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng Công ty còn có một bộ phận chăm sóc khách hàng, với đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình kịp thời chia sẻ những nhu cầu mong đợi khách hàng như: giao hàng tận nơi cho các khách hàng theo yêu cầu, dịch
vụ hậu mãi, khuyến mãi…
- Các dịch vụ chăm sóc khách hàng
Để tồn tại và phát triển vững mạnh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì chất lượng sản phẩm chưa đủ trở thành một thế mạnh cạnh tranh Ý thức được quy luật đó, ngoài việc duy trì chất lượng và luôn luôn phấn đấu không ngừng để đạt được các giải thưởng do các ban ngành, người tiêu dùng bình chọn, Công ty TNHH Nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây đã xây dựng cho mình phong cách phục vụ nhiệt tình chu đáo, đó là các dịch vụ về khuyến mãi, hậu mãi, dịch vụ miễn phí giao hàng tận tay khách hàng, dịch vụ miễn phí bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị máy sử dụng nước nóng lạnh… với mục đích thỏa mãn nhu cầu ngành càng cao của khách hàng
Dịch vụ sản phẩm của công ty rất quan trọng tới vốn tiền mặt và khoản phải thu của công ty, vì dịch vụ này nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm và thu hồi tiền hành nhanh hay không Dịch vụ mà tốt đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng thì sẽ tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm và đồng thời cũng được khách hàng thanh toán nhanh
Trang 16CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CÔNG TY TNHH NƯỚC KHOÁNG – BIA HÀ TÂY
I Những thuận lợi và khó khăn tác động đến quản lý vốn lưu độnh
ở công ty TNHH Nước Khoáng – Bia Hà Tây
I.1 Thuận lợi
- Được hỗ trợ bởi Liên Đoàn Lao Động tỉnh Hà Tây: Công ty TNHH Nước Khoáng – Bia Hà Tây là công ty trực thuộc Liên Đoàn Lao Động tỉnh Hà Tây, do Liên Đoàn Lao Động tỉnh Hà Tây quản lý, do vậy mà công ty luôn được sự nâng
đỡ của Liên Đoàn, nhất là về vốn kinh doanh
- Khả năng làm việc của các nhân viên trong công ty cao: Do đặc điểm công việc chủ yếu là các công việc phổ thông, không cần phải có trình độ cao cũng làm được, nên đội ngũ nhân viên rất dễ tuyển dụng và không tốn chi phí cho việc đào tạo ban đầu, giúp cho Công ty tiết kiệm được 1 khoản chi phí, công ty có quỹ đầu
tư nhiều hơn, khiến cho công ty có cơ hội đầu tư mua sắm thiết bị công nghệ cao, hay tăng lượng vốn để mua nguyên vật liệu nhằm tăng năng suất cho công ty Và quá trình chế biến sản phẩm đều do máy móc thiết bị xử lý, còn chi phí nguyên liệu thấp, chủ yếu là phụ thuộc vào công suất khai thác nguồn nước khoáng nên vốn lưu động của công ty cũng không cần phải lớn quá, vì thế mà công ty không phải chịu
áp lực về vốn lưu động, và đó chính là một thuận lợi cho công ty
Hơn nữa, do chế độ đãi ngộ tốt mà công ty luôn giữ được những cán bộ có tâm huyết với nghề, họ làm việc với trách nhiệm cao, làm cho công ty như làm cho nhà mình nên kế hoạch đưa ra luôn được hoàn thành xuất sắc, lưu lượng vốn lưu động luôn giữ ở mức ổn định
- Giá nhân công thấp: Thứ nhất, giá nhân công ở Việt Nam nói chung là thấp và tỉnh Hà Tây lại thấp hơn Thứ hai là, như trên đã nói, đặc điểm những công việc trong công ty chủ yếu là lao động thủ công, những người có trình độ thấp cũng làm
Trang 17được, nên chi phí thuê nhân công thấp.Điều đó cũng góp phần cho lượng vốn lưu động của công ty luôn ở thế “chủ động”
I.2 Khó khăn
- Chịu sức ép cạnh tranh mạnh: Việc Việt Nam gia nhập WTO vừa là một điều kiện thuận lợi cho công ty, nhưng cũng chính điều đó khiến công ty chịu sức ép cạnh tranh từ các công ty cùng ngành trong nước cũng như ngoài nước
Công ty TNHH Nước khoáng – Bia Hà Tây chưa phải là công ty lớn, chưa có danh tiếng như Lavi, Bia Hà Nội, Bia Halida, nên việc duy trì và mở rộng thị trường ngày càng khó, nhất là các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, và đa chủng loại Nên để đứng vững được trên thị trương hiện nay, Công ty cần trích 1 quỹ lớn dành cho quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm Do vậy, lượng vốn lưu động cần tăng lên để duy trì cho việc quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm thường xuyên này Đó là một khó khăn cho công ty hiện nay
- Giá nguồn cung ứng ngày càng tăng: Sự trượt giá của tiền Đồng đã ảnh hưởng đến toàn bộ ngành nghề trong nền kinh tế, Công ty Nước khoáng – Bia công đoàn
Hà Tây cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó Ví dụ như, trước đây, 1 triệu đồng có thể mua được 1 đơn vị nguyên liệu để sản xuất bia, thì giờ đây chỉ mua được ¾ đơn
vị cũng nguyên liệu đó Vì vậy mà mức dữ trữ nguồn vốn lưu động của công ty cũng phải tăng lên, khiến quỹ đầu tư phát triển bị thu hẹp xuống, công ty ít có cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường
- Sản lượng sản phẩm bán ra không đồng đều: Do lượng tiêu thụ sản phẩm có tính thời vụ, mùa hè doanh số bán lớn gấp nhiều lần mùa đông Vì vậy mà lượng sản xuất mùa hè cũng nhiều hơn mùa đông, trong khi công suất của máy móc thiết
bị thì có giới hạn nhất định nên để sản xuất theo một định mức cố định là rất khó
Do vậy, công ty đã khắc phục bằng cách xây dựng kho dự trữ, nhưng cũng chính điều đó mà trong lượng vốn lưu động phải trích một phần để quản ly kho dự trữ này
Trang 18- Kênh phân phối sản phẩm của công ty còn kém chất lượng:Do quy mô công ty
là công ty vừa và nhỏ nên các kênh phân phối chưa được tận dụng triệt để, công ty chủ yếu là phân phối qua đại lý đến người bán lẻ rối mới đến người tiêu dùng nên không những giá sản phẩm đắt hơn giá bán mong đợi của công ty làm sức mua của người tiêu dùng giảm xuống mà còn ảnh hưởng đến sự quảng bá sản phẩm bị giảm sút Do vậy công ty đã có chính sách chú trọng đến phân bổ sản phân ở các kênh phân phối, tuy nhiên để làm được điều đó, công ty cần trích một phần vốn lớn cho việc xây dựng kênh phân phối phù hợp hơn, đó cũng là nguyên nhân để lượng vốn lưu động cần phải tăng thêm
II Thực trạng quản lý vốn lưu động của công ty TNHH Nước Khoáng – Bia
Trang 19Bảng 3: Cơ cấu vốn của công ty TNHH Nước Khoáng – Bia Hà Tây
Trang 20Bảng 4: Phân tích cơ cấu vốn của công ty
Chênh lệch 2007/2006
1
Trang 212007 vốn bằng tiền của công ty ngày một tăng lên, nguyên nhân là do công ty bán hàng thu tiền về được ngày một nhiều hơn, vấn đề này cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm của công ty được khách hàng tín nhiệm.
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn lưu động là các khoản phải thu Năm 2003 chiếm tỷ lệ cao nhất (56.98 %) tổng vốn lưu động Năm 2004, tỷ trọng các khoản phải thu chiếm 56.37 % tổng vốn lưu động, tăng cao hơn năm 2003 là 170.73 triệu đồng, nhưng tỷ lệ so vơi tổng vốn lưu động thì có giảm, bởi vì năm
2004 công ty đã thắt chặt chích sách tín dụng đối với các khách hàng của mình, với mục đích hạn chế số lượng hàng bán ra Sự gia tăng của các khoản phải thu trong năm 2004 được đánh giá là chưa tốt, bởi vì nó làm tăng khả năng bị khách hàng chiếm dụng vốn, làm giảm khả năng thanh toán Nhưng đến năm 2007 tỷ lệ các khoản phải thu giảm xuống còn 41.69% Điều này chứng tỏ công tác quản lý khoản phải thu của công ty ngày một tốt hơn
Tiếp theo là hàng tồn kho chiếm trên 35% tổng vốn lưu động Năm 2007, hàng tồn kho của công ty tăng cao hơn năm 2006 là 237.81 triệu đồng Hàng tồn kho tăng có rất nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản nhất là do năm 2007 công ty đang hạn chế số lượng hàng bán ra vì giá cả nguyên vật liệu nhập vào tăng giá cao, công
ty đang có ý đinh tăng giá sản phẩm Nhưng sự tăng lên này là xu hướng không tốt làm vốn bị ứ đọng đồng thời làm chậm khả năng quay vòng vốn
Cuối cùng là tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn lưu động Năm 2003 là 69.23 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4.62 % trong vốn lưu động Năm 2003 công ty đã tạm ứng một khoản tiền khá lớn cho công nhân viên, Năm 2004 tài sản lưu động khác vẫn tăng chiếm 4.95% trong tổng vốn lưu động năm 2004 tài sản lưu động khác tăng so với năm 2003 là 22.77 triệu đồng Năm
2005, năm 2006, năm 2007 còn tăng khá cao so với các năm trước Điều này cho thấy công tác quản lý khoản phải thu khác là chưa tốt
Trang 22Tóm lại, trong quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động, công ty đã đầu tư nhiều vào các khoản phải thu và tồn kho, lượng tiền tồn quỹ là khá lớn Công ty cần phải xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị.Sản phẩm bán chạy công ty giảm bớt được chi phí lưu kho, bảo quản… Bên cạnh việc doanh thu bán chịu tăng lên, nó sẽ dẫn đến sự gia tăng của các khoản phải thu, vì lẽ đó mà công ty cần có biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi công nợ, tránh tình trạng vốn bị ứ động như hiện nay
Trang 23Năm 2006, tổng nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của Công ty là 2,574.27 triệu đồng trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 9.57% Trong nguồn vốn này, Ngân sách do LĐLĐ tỉnh Hà Tây cấp chiếm 78,13% Năm 2007 tổng nguồn vốn tài trợ là 3,316.42 triệu đồng, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 10.10% tổng nguồn vốn, có tăng hơn so vớn năm 2006 một lượng nhưng nhỏ.Từ năm 2003 đến nay, Ngân sách của LĐLĐ tỉnh Hà Tây không cấp bổ sung vốn nên số vốn lưu động trên Công ty phải tự bảo toàn và phát triển Đồng thời, để đảm bảo vốn phục
vụ sản xuất kinh doanh, hàng năm Công ty phải tự bổ sung vốn lưu động, số vốn
tự bổ sung hiện nay chiếm 24.54% nguồn vốn chủ sở hữu
Khoản tài trợ thứ hai cho vốn lưu động của Công ty là nguồn vốn chiếm dụng Đây là nguồn vốn lưu động mà Công ty không phải chịu chi phí sử dụng vốn Năm 2006 số vốn này là 721.70 triệu đồng chiếm 28,04% tổng nguồn vốn lưu động trong đó nguồn quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn vốn chiếm dụng của nhà cung cấp, chiếm 81,95% tổng nguồn vốn chiếm dụng Năm 2007 nguồn vốn chiếm dụng về tỉ lệ so với tổng nguồn vốn thì có tăng so vớn năm 2006,
cụ thể là năm 2007 chiếm 30.25% tổng nguồn vốn, trong đó phả trả người bán vẫn chiểm tỉ trọng cao 75.43% so vớn nguồn vốn chiếm dụng Qua số liệu này ta có thể thấy uy tín của Công ty đối với bạn hàng ngày càng được củng cố, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ và tạo được niềm tin với bạn hàng, vì thế họ cho Công ty mua chịu và thanh toán chậm
Ngoài nguồn vốn trên, Công ty còn khai thác từ các nguồn chiếm dụng khác như : phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp v.v Đây là các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn thanh toán, nên Công ty tạm thời sử dụng vào sản xuất kinh doanh
Sau khi huy động đến mức tối đa nguồn vốn tự có và nguồn vốn chiếm dụng nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu vốn lưu động Công ty mới tiến hành vay ngắn hạn ngân hàng Tuy nhiên đây lại là nguồn hình thành chủ yếu vốn lưu động tại
Trang 24Công ty Nguồn vốn vay này là 1,606.17 triệu đồng chiếm 62.39% tổng nguồn vốn
lưu động Năm 2007 chiếm 59.65% so với tổn nguồn vốn, tỷ lệ này có giảm so với năm 2006 nhưng không đáng kể Qua đây cho thấy Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn Với khoản tiền vay lớn như vậy cộng với lãi suất vay là 0,8%/tháng
và thời gian vay có hạn thì đây thực sự là một vấn đề nan giải, Công ty sẽ luôn phải đối phó với việc trả nợ
Việc huy động vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phần lớn phụ thuộc vào bên ngoài, nguồn vốn lưu động tự có rất ít gây khó khăn không nhỏ cho Công ty trong việc tự chủ sản xuất kinh doanh và tự chủ về tài chính
2.2 Thực trạng quản lý vốn lưu động
2.2.1 Tình hình quản lý hàng tồn kho tại Công ty
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều dự trữ một lượng hàng hoá nhất định phù hợp với đặc điểm, quy mô kinh doanh và khả năng về vốn của mình Công ty TNHH Nước Khoáng – Bia Hà Tây đã xác định lượng dự trữ nguyên vật liệu đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong một tháng Đồng thời, Công ty cũng tạo quan hệ với nhiều nguồn cung cấp, đa số là những bạn hàng có uy tín và đã làm ăn lâu năm với Công ty để khi có hợp đồng có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng Đây
là việc làm tất yếu trong kinh doanh nếu Công ty không dư thừa vốn Do thời gian
có hạn nên ở đây em nêu ra chỉ tiêu 3 năm gần nhất để nhận xét:
Trang 25Chênh lệch 2007/2006
Số tiền
TL(%)
Số tiền
TL(%)Hàng tồn
Năm 2006, giá trị hàng tồn kho của Công ty là 1,189.06 triệu đồng chiếm
46.19 % tổng VLĐ của Công ty tăng 43% so với năm 2005 Trong đó, chủ yếu là giá trị hàng hóa tồn kho với giá trị 702.97 triệu đồng chiếm 59.12% giá trị hàng tồn kho tăng 7% so với 2005 Tiếp đó là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 25.8% với giá trị là 306.78 triệu đồng tăng 429.33% và thành phẩm tồn kho chiếm 12,99% với giá trị là 154.46 tăng 85.76% so 2005 Năm 2007 tất cả các chỉ tiêu đều tăng, nhưng đã được chia đều trên các chỉ tiêu
Một nguyên nhân không thể không kể đến làm cho hàng tồn kho nhiều là do chất lượng hàng tồn kho Thực tế trong năm, nhiều ngành hàng kinh doanh đã phải chấp nhận lỗ để giải quyết một phần hàng chậm bán, kém mất phẩm chất nhằm thu hồi VLĐ Bên cạnh đó, Công ty áp dụng nhiều hình thức bán hàng như : bán thanh
Trang 26toán chậm, thanh toán ngay được giảm giá… để đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng nhằm giải phóng hàng tồn đọng Số hàng tồn kho này ảnh hưởng lớn đến chi phí mà Công ty phải bỏ ra như : chi phí tồn kho, chi phí lưu kho, bãi… những chi phí này làm tăng tổng chi phí, từ đó làm giảm lợi nhuận của Công ty.
2.2.2 Vốn tiền mặt
* Sự cần thiết quản trị tiền mặt đối với công ty
Công ty TNHH Nước Khoáng – Bia Hà Tây có dây chuyền công nghệ sản xuất nước khoáng và bia công nghệ cao, sản phẩm đa dạng, nhưng không phải lúc nào quá trình sản xuất cũng diễn ra liên tục, vậy để đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục thì các nhà quản lý phải quản trị tiền mặt thật tốt cũng như việc lưu giữ tiền mặt là một việc làm thiết yếu nhằm đáp ứng các mục đích sau:
- Làm thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh hay hoạt động kinh doanh như: tiền mua nguyên vật liệu chính như gạo, malt, hoa bia, cao, đường,
vỏ chai nhựa ; nhiên liệu dùng để vận hành máy, vận chuyển hàng, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất Bên cạnh đó tiền sử dụng thanh toán các chi phí cần thiết cho doanh nghiệp hoạt động bình thường như: trả lương cho công nhân; hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà Nước và nộp về LĐLĐ
- Ngoài ra, tiền dùng vào mục đích dự phòng khi xẩy ra tình huống bất lợi cho hoạt động của Công ty
- Tiền không dùng vào mục đích đầu cơ do dự báo giá nhiên liệu cũng như tình hình biến động giá các mặt hàng trên thị trường nhìn chung chưa chính xác và công việc dự báo biến động thị trường còn rất hạn chế Đây chính là điểm yếu mà các Nhà quản trị của công ty cần khắc phục vì chính đầu cơ này mang lại lợi nhuận hoạt động tài chính hay bất thường trong tương lai mà các khoản thu nhập này hiện nay không phát sinh chỉ phát sinh chi phí trả lãi vay, kết quả lợi nhuận tài chính thường mang giá trị âm
* Thực trạng tăng tốc độ thu hồi tiền mặt