VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HOÀNG KIỀU TRANG HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NÂNG CAO TAY NGHỀ GIỮA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGO
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HOÀNG KIỀU TRANG
HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NÂNG CAO TAY NGHỀ GIỮA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Hữu Nghị
Phản biện 1: PGS TS Nguyễn Hữu Chí
Phản biện 2: TS Nguyễn Am Hiểu
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học Xã hội 18 giờ, ngày 24 tháng 10 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việc hội nhập quốc tế giúp lượng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta ngày càng gia tăng kèm theo đó là sự ra đời của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trong những năm qua, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có đóng góp đáng kể đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không chỉ qua việc tạo ra một khối lượng sản phẩm dịch vụ lớn mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và nâng cao năng lực công nghệ, năng lực quản lý cho đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam.Tuy nhiên, đội ngũ lao động nước ta chỉ đông về số lượng, nhưng chất lượng theo yêu cầu công nghiệp còn rất hạn chế, lao động có kỹ năng và tay nghề rất thiếu Trong khi khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô đầu tư lớn, dây chuyền máy móc hiện đại, công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến, đòi hỏi đội ngũ lao động lành nghề, làm chủ được phương tiện máy móc để tạo
ra được sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt
Để thực hiện được điều này, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư cho người lao động trong doanh nghiệp mình được học tập nâng cao tay nghề, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến để phục vụ sản xuất, kinh doanh.Quan hệ học nghề này được thiết lập và duy trì bằng hình thức hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề Tuy nhiên hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề bộc lộ một số bất hợp lý mà bất cập lớn nhất là quy định của pháp luật chưa đầy đủ để giải quyết triệt để các vấn đề tranh chấp trong hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề Do vậy cần có những chính sách kịp thời, cụ thể để đảm bảo sự hài hòa
về quyền và lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động Các chính
Trang 4sách, các quy định của pháp luật Việt Nam cần có thêm những khuyến khích, ưu đãi, đồng thời khắc phục những quy định chưa phù hợp với thực tế để thu hút được doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài đầu tư hơn nữa vào việc đào tạo nâng cao tay nghề, giúp cho trình độ người lao động nước ta dần nâng cao, theo kịp với khu vực
và hội nhập được với quốc tế
Vì những lý do trên, em chọn đề tài: “Hợp đồng đào tào nâng cao tay nghề giữa người lao động và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Trong những năm qua, vấn đề đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động đã được đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau trong một số công trình nghiên cứu độc lập hoặc trong các bài viết trên các tạp chí pháp luật như:
“Đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động theo hợp đồng học nghề”, khóa luận tốt nghiệp của Chu Bá Hữu, đại học luật Hà Nội (1997), hợp đồng học nghề được tác giả nghiên cứu theo Bộ luật lao động cũ năm 1994
“Đào tạo nghề - thực trạng và một số kiến nghị”, khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Thanh Nhàn, đại học luật Hà Nội (2010) Ở đề tài này tác giả mới đi phân tích và đưa ra các thực trạng của pháp luật Việt Nam về thực trạng đào tạo nghề, nội dung hợp đồng đào tạo nghề được tác giả nêu ra có tính chất gợi mở mà chưa đi sâu nghiên cứu nội dung và các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng đào tạo nghề cả về lý luận và thực tiễn
Trang 5Luận văn “hợp đồng học nghề theo luật dạy nghề ở Việt Nam” của Trần Thị Thoa, khoa luật trường đại học quốc gia Hà Nội năm 2012 Trong luận văn cũng có đề cập tới đào tạo nghề nhưng chỉ
là những quy định về hợp đồng học nghề theo luật dạy nghề là chủ yếu mà chưa phân tích cụ thể quan hệ hợp đồng đào tạo nghề tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lao động về đào tạo nghề nói chung
Bài viết “pháp luật lao động và vấn đề bồi thường chi phí đào tạo của người lao động” của thạc sỹ Nguyễn Thị Hà, khoa KHXH&NV, trường đại học Đông Á, “quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động” của thạc sỹ Đỗ Thị Dung, đăng trên tạp chí luật học số 07/2009 Các bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các nội dung riêng lẻ về đào tạo nghề mà chưa nghiên cứu đầy đủ quy định của pháp luật về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề tại doanh nghiệp
Dựa trên những cơ sở đó, em lựa chọn đề tài “Hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề giữa người lao động và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật lao động Việt Nam hiện này từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình” làm luận văn với mong muốn có thể tìm hiểu rõ hơn về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề tại các doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý hiện hành, những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng các quy định của pháp luật, đồng thời đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Trang 6Mục đích nghiên cứu: luận văn nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề, thực trạng quy định và thực hiện pháp luật về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu phân tích, tìm ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề giữa người lao động và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Ninh Bình, nâng cao hiệu quả áp dụng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về đào tạo nâng cao tay nghề và pháp luật về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề
Thứ hai: tập trung phân tích và đưa ra những đánh giá về thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề giữa người lao động và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Phân tích những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân
Thứ ba: căn cứ vào cơ sở lý luận và các phân tích nêu trên, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiệt pháp luật về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu
hướng vào tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề ở Việt Nam
Trang 7Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát dưới góc độ pháp lý về các quy định của pháp luật lao động Việt Nam về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề và thực tiễn thực hiện tại một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Ninh Bình
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Ninh Bình trong thời gian gần đây.Đồng thời đề xuất các giải pháp cho giai đoạn tiếp theo
5.Phương pháp nghiên cứu
Tổng quan tài liệu đánh giá về chất lượng và hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Ninh Bình
Sử dụng các công cụ thống kê, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu định lượng để đánh giá cơ sở pháp lý của hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề và những bất cập trong việc thực hiện hợp đồng
Các thông tin, số liệu sử dụng cho nghiên cứu có thể là thông tin, số liệu sơ cấp do tác giả tự thu thập hoặc các thông tin, số liệu thứ cấp do các cơ quan ở địa phương và các cơ quan khác cung cấp
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về lý luận: Trình bày một cách hệ thống lý luận về đào tạo nâng cao tay nghề và hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề; Phân tích những ưu điểm và hạn chế của pháp luật và thực hiện pháp luật về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề
Về thực tiễn: Phân tích và chỉ rõ thực tiễn giao kết, thực hiện hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề giữa người lao động và doanh
Trang 8nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Ninh Bình Qua đó, đề xuất một
số giải pháp mang tính thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả pháp luật về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề, thúc đẩy hoạt đồng đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ tại các doanh nghiệp, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của địa phương
7.Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn giao kết, thực hiện hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề giữa người lao động và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Ninh Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề từ thực tiễn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Ninh Bình
Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NÂNG CAO TAY NGHỀ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm đào tạo nâng cao tay nghề; vai trò, các hình thức của đào tạo nâng cao tay nghề
1.1.1 Khái niệm đào tạo nâng cao tay nghề
Đào tạo nâng cao tay nghề là việc bổ túc, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng lao động, kiến thức chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo chuyên môn sâu hơn, để người lao động
có khả năng làm việc tốt hơn, đáp ứng được dây chuyền máy móc
Trang 9hiện đại, công nghệ tiên tiến, đáp ứng được với yêu cầu chất lượng ngày càng cao của xã hội
1.1.2 Vai trò của đào tạo nâng cao tay nghề
Dưới góc độ xã hội,đào tạo nâng cao tay nghề tạo ra nguồn nhân lực chất lượng tốt
Dưới góc độ kinh tế, vai trò của đào tạo nâng cao tay nghề được thể hiện thông qua chính nhu cầu phát triển của nền kinh tế Đào tạo nâng cao tay nghề là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động, tạo ra sự tranh đua xã hội
Đối với doanh nghiệp, công tác đào tạo nâng cao tay nghề là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, là tiền đề để một tổ chức có thể tồn tại và đi lên trong cạnh tranh
Đối với người lao động,đào tạo nâng cao tay nghề tạo ra
tính chuyên nghiệp, tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới,sáng tạo trong công việc của họ, tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương lai, tạo cho họ khả năng thăng tiến, tăng thu nhập
1.1.3.Các hình thức đào tạo nâng cao tay nghề
Có nhiều hình thức để đào tạo nâng cao tay nghề Mỗi hình thức có cách thực hiện, ưu nhược điểm riêng mà các tổ chức, doanh nghiệp tùy vào điều kiện công việc, đặc điểm về lao động và về nguồn tài chính của mình Sau đây là các hình thức đào tạo nâng cao tay nghề chủ yếu đang được thực hiện:
Kèm cặp trực tiếp tại doanh nghiệp
Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp
Trang 10Cử đi học tại các trường chính quy
Ngoài 3 hình thức trên còn có hình thức trao đổi lao động để đưa công nhân sang nước ngoài đào tạo, tổ chức các đợt tập huấn, cử công nhân sang học tập, nâng cao tay nghề tại các trụ sở, nhà máy chính của công ty ở nước ngoài
1.2 Khái niệm hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề và khái niệm, đặc điểm của hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề giữa người lao động và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.2.1 Khái niệm hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề
Hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề về bản chất pháp lý giống như hợp đồng đào tạo nghề, là một loại hợp đồng dân sự, được tạo ra bởi sự thỏa thuận của các bên – giữa cơ sở đào tạo, doanh nghiệp với người học nghề, người lao động, là kết quả của quá trình thương thảo và thống nhất ý chí giữa các bên để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong việc đào tạo nâng cao tay nghề Trong quan hệ hợp đồng này, chủ thể nào vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì phải có trách nhiệm bồi thường
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề giữa người lao động với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề giữa người lao động với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ trong việc đào tạo nâng cao tay nghề giữa người lao động và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Hợp đồng này không những ràng buộc trách nhiệm của hai bên trong quá trình đào tạo nâng cao tay nghề mà có thể cả khi người lao động tham gia vào quan hệ lao động sau khi được đào tạo
Trang 11Hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi pháp luật lao động Việt Nam, có những quy định riêng như: chủ thể phải là người lao động Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các điều kiện quy định trong luật đầu tư 2014, luật doanh nghiệp 2014
Ngoài ra có các đặc điểm:Thứ nhất, trong hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề có sự phụ thuộc pháp lý của người lao động với doanh nghiệp.Thứ hai, đối tượng của hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề là hoạt động đào tạo nghề.Thứ ba, hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề phải do chính người lao động thực hiện.Thứ tư, trong hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề, sự thỏa thuận của các bên thường bị khống chế bởi những giới hạn pháp lý nhất định của bộ luật lao động, thỏa ước lao động tập thể,…
1.3 Điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề giữa người lao động và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.3.1 Giao kết hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề
Giao kết hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng về việc đào tạo nâng cao tay nghề trên cơ sở tuân theo nguyên tắc do pháp luật quy định
1.3.2 Chủ thể giao kết hợp đồng
Đối với người lao động: có năng lực pháp luật, năng lực hành
vi, có độ tuổi, sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề đào tạo, một số
Trang 12ngành nghề đào tạo do tính chất không được sử dụng lao động nữ, lao động tàn tật thì những chủ thể này không được giao kết hợp đồng
Đối với doanh nghiệp:có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư,người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp hoặc có thể ủy quyền để ký kết hợp đồng với người lao động
1.3.3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng
Nguyên tắc giao kết hợp đồng đào tạo nâng cao tay nghề dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực, tự do giao kết nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội
1.3.4 Nội dung hợp đồng
Những nội dung chủ yếu cần có trong loại hợp đồng này gồm: nghề được đào tạo, địa điểm đào tạo, thời gian đào tạo, chi phí đào tạo, chế độ hỗ trợ trong thời gian đào tạo, các tiêu chuẩn, điều kiện cần đạt được sau đào tạo, quyền và nghĩa vụ của các bên
1.3.5 Quyền và nghĩa vụ các bên
Quyền của hai bên:Người lao động có quyền tự do lựa chọn tham gia đào tạo, nâng cao tay nghề, không bị phân biệt đối xử; được cấp chi phí đào tạo, được hưởng lương học nghề, được cấp chứng chỉ
và có cơ hội thăng tiến sau khóa đào tạo
Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động làm việc trong khoảng thời gian nhất định sau đào tạo, quyền yêu cầu hoàn trả chi phí đào tạo nếu người lao động vi phạm cam kết
Nghĩa vụ của hai bên: trước khi giao kết phải cung cấp đúng,
đủ thông tin, giao kết và thực hiện đúng, đủ các điều khoản đã cam kết