Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở sự đóng phần nào của người lao động vào quỹ BHXH. Hay nói một cách đơn giản, là loại hình bảo hiểm dành cho tất cả mọi người trong xã hội, có việc làm, có thu nhập, đem một phần thu nhập bình thường để dành cho những lúc gặp khó khăn thì đem ra sử dụng. Góp phần ổn định cuốc sống của người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro xã hội, góp phần vào sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.
Trang 1NGUYỄN THỊ MỸ SEN
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH KON TUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Đà Nẵng - Năm 2017
Trang 2NGUYỄN THỊ MỸ SEN
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH KON TUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa: GS.TS VÕ XUÂN TIẾN
Đà Nẵng - Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN
Trang 3khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mỹ Sen
MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Bố cục luận văn 3
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ 7
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 7
1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẢO HIỂM XÃ HỘI 7
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 14
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32
CHƯƠNG 2 33
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH KON TUM THỜI GIAN QUA 33 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, KINH TẾ CỦA TỈNH KON TUM ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 33
Trang 5đó số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đào tạo đại học và sau đại học là 211 người, chiếm trên 90,55%, số còn lại là cao đẳng và trung cấp.
Tỷ lệ này ngày càng cao và cũng là lực lượng cán bộ nòng cốt để hoàn
thành nhiệm vụ đặt ra 37
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH KON TUM 37
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH KON TUM 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70
CHƯƠNG 3 71
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH KON TUM 71
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 71
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI TỈNH KON TUM 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 96
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 6BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
LĐTBXH : Lao động Thương binh và xã hội
TNLĐ-BNN : Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trang 7đoạn 2013 - 2016 của tỉnh Kon Tum theo giá so sánh năm 2010 34 Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2016 35 Bảng 2.3 Dân số và nguồn lao động tỉnh Kon Tum các năm 2013-2016 35 Bảng 2.4 Thực trạng cán bộ công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum qua các năm 2013-2016 36 Bảng 2.5 Tình hình thực hiện dự toán chi tuyên truyền của Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum qua các năm 2013-2016 39 Bảng 2.6 Tình hình xác định mức thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum qua các năm 2013-2016 40 Bảng 2.7 Tình hình lập và thực hiện dự toán thu bảo hiểm xã hội tại Kon Tum qua các năm 2013-2016 42 Bảng 2.8 Số người hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng tại Kon Tum qua các năm 2013-2016 43 Bảng 2.9 Mức chi bình quân các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng tại Kon Tum qua các năm 2013-2016 44 Bảng 2.10 Tình hình lập và thực hiện dự toán chi bảo hiểm xã hội tại Kon Tum qua các năm 2013-2016 45 Bảng 2.11 Số đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham gia bảo hiểm
xã hội của Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum qua các năm 2013-2016 50 Bảng 2.12 Số đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham gia theo phân cấp của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2013-2016 51 Bảng 2.13 Tình hình thực hiện hoạt động thu bảo hiểm xã hội tại Kon Tum qua các năm 2013-2016 53 Bảng 2.14 Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội tại Kon Tum qua các năm 2013-2016 54
Trang 8Bảng 2.16 Tình hình thực hiện hoạt động chi bảo hiểm xã hội tại Kon Tum qua các năm 2013-2016 58 Bảng 2.17 Tình hình cân đối thu - chi quỹ bảo hiểm xã hội tại Kon Tum qua các năm 2013-2016 60 Bảng 2.18 Tổng hợp số thu hồi chi sai bảo hiểm xã hội tại Kon Tum qua các năm 2013-2016 61 Bảng 2.19 Tình hình thực hiện thanh tra, kiểm tra tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum qua các năm 2013 - 2016 63 Bảng 2.20 Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Bảo hiểm
xã hội tỉnh Kon Tum qua các năm 2013-2016 64
DANH MỤC CÁC HÌNHHình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum 33 Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum 49
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách lớn của Đảng
và Nhà nước, nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập củangười lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạnlao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ
sở sự đóng phần nào của người lao động vào quỹ BHXH Hay nói một cáchđơn giản, là loại hình bảo hiểm dành cho tất cả mọi người trong xã hội, cóviệc làm, có thu nhập, đem một phần thu nhập bình thường để dành chonhững lúc gặp khó khăn thì đem ra sử dụng Góp phần ổn định cuốc sống củangười lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro xã hội, góp phần vào sự
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước
và bảo vệ tổ quốc
BHXH tỉnh Kon Tum là một tổ chức thuộc hệ thống của BHXH ViệtNam Trong nhiều năm qua đã thực hiện chính sách ASXH trên điạ bàn toàntỉnh với 09 huyện, 01 thành phố, đã đạt được những kết quả rất khả quan, gópphần không nhỏ vào thành tựu đạt được của BHXH Việt Nam Nhưng bêncạnh đó vẫn còn một số những hạn chế trong quá trình thực hiện như: côngtác tuyên truyên, phổ biến chính sách chưa sâu; việc xử lý vi phạm pháp luậtcòn chưa nghiêm và chưa nhiều; công tác thanh tra, kiểm tra chưa được chútrọng, nhiều người lao động không được tham gia, tham gia thấp hơn nhiều sovới số tiền thực tế
Muốn khắc phục được những tồn tại này, ngành BHXH nói chung vàBHXH tỉnh Kon Tum nói riêng cần phải mạnh mẽ cải cách hơn nữa chấtlượng quản lý nhà nước nói chung và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước vềBHXH nói riêng Đây là lý do mà tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Hoàn
Trang 11thiện quản lý nhà nước về BHXH tại tỉnh Kon Tum”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và khảo sát, đánh giá thựctrạng công tác quản lý nhà nước về BHXH tại tỉnh Kon Tum thời gian qua để
đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động này trên địabàn tỉnh Kon Tum thời gian tới
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứutrong đề tài này cần thực hiện là:
- Nội dung, nguyên tắc và công cụ quản lý nhà nước về BHXH là gì?
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về BHXH tại tỉnh Kon Tumđược tổ chức, thực hiện những năm qua như thế nào? Những thành công đạtđược, hạn chế và nguyên nhân?
- Các giải pháp nào để hoàn thiện quản lý nhà nước về BHXH trên địabàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc
Các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong 5 năm tới
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 12Để thực hiện được các mục tiêu trên, luận văn sử dụng kết hợp nhiềuphương pháp sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp được thu thậpdựa vào các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, niên giám thống
kê, các báo cáo tổng kết của các địa phương và trên các trang thông tin điện tửchính thức của các cơ quan tổ chức Các số liệu cơ bản liên quan đến luận vănđược thu thập tại BHXH tỉnh Kon Tum
- Phương pháp xử lý số liệu: Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từngyêu cầu về nội dung nghiên cứu và phân thành các nhóm dữ liệu theo từngphần của đề tài, bao gồm: Những tài liệu về lý luận, những tài liệu tổng quan
về thực tiễn nói chung, những tài liệu thu thập về thực trạng công tác quản lýnhà nước về BHXH tại Kon Tum
- Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp:
Sử dụng các phương pháp phân tích như số tuyệt đối, số tương đối, số bìnhquân, phân tích mức độ tham gia, mức độ thực hiện các nội dung quản lý nhànước về BHXH tại tỉnh Kon Tum So sánh các kết quả phân tích nhằm làm rõ
sự khác biệt, sự thay đổi của các nhân tố, từ đó đưa ra những nhận định, đánhgiá Trên cơ sở tổng hợp, so sánh với các chỉ tiêu trong quy hoạch phát triểnkinh tế xã hội của địa phương, của ngành BHXH và kết hợp với nhận địnhcủa tác giả để đề xuất giải pháp có tính khả thi nhất theo mục tiêu đã đề ra của
đề tài
6 Bố cục luận văn
Ngoài các phần: Mục lục, mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục các bảng biểu số liệu, luận văn được bố cục gồm
03 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về BHXH
- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về BHXH tại tỉnh
Trang 13Kon Tum
- Chương 3: Một số giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước vềBHXH tại tỉnh Kon Tum
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quản lý nhà nước về BHXH là có ý nghĩa rất lớn trong quá trình tổchức thực hiện ASXH cho mọi người Công tác quản lý nhà nước nhằm gópphần ổn định, phát triển hệ thống BHXH; góp phần củng cố lòng tin của nhândân lao động vào cơ quan BHXH; từ đó góp phần nâng cao đời sống củangười dân, ổn định kinh tế xã hội của đất nước
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giảtrong và ngoài nước về lĩnh vực này Tác giả đã lựa chọn một số tài liệu liênquan để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài của mình:
Giáo trình “Quản lý nhà nước về xã hội” Học viện Hành chính Quốc
gia [25], đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về xãhội, luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới quan tâm bởivai trò, tầm ảnh hưởng và sự tác động của nó liên quan đến mọi mặt của đờisống con người Giáo trình đã tiếp cận các thuật ngữ xã hội và quản lý nhànước về xã hội dưới góc độ khoa học quản lý hành chính, hệ thống cái kháiniệm, nội dung và phương thức quản lý nhà nước về xã hội
Sách “Giáo trình Bảo hiểm xã hội” của Hoàng Mạnh Cừ và Đoàn Thị
Thu Hương (2011), Nhà xuất bản Tài chính [23], đã hệ thống những vấn đề cơbản về BHXH như những khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển của hoạtđộng này tại Việt Nam và thế giới, khái quát về quản lý nhà nước đối vớiBHXH, đưa ra các mô hình quản lý tại Việt Nam, sự cần thiết khách quan có
sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực này, cũng như hệ thống các văn bảnpháp quy trong lĩnh vực bảo hiểm
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay
Trang 14và một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu” của Nguyễn Văn Châu
(1996) [14] Đây là một trong những đề tài được thực hiện sớm nhất kể từ khingành BHXH được thành lập Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý thuvới vai trò là cơ quan cấp Trung ương, trong công cuộc đổi mới về kinh tế củaĐảng và Nhà nước đề ra Đề tài đã đánh giá kết quả công tác thu thời kỳ kếhoạch hóa tập trung, bao cấp là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chínhsách, phân tích thực trạng tình hình, những vấn đề đặt ra đối với BHXH ViệtNam đối với quản lý thu khi mà Nhà nước đang mở ra một nền kinh tế vậnhành theo cơ chế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế, thu hút đầu tư nướcngoài đòi hỏi phải đổi mới chính sách pháp luật quy định về thu nhằm đảmbảo mở rộng đối tượng người lao động và người sử dụng lao động thuộc cácthành phần kinh tế tham gia đóng đầy đủ Đáp ứng thực tiễn phong phú, đadạng về các mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng, hình thức đóng đồngthời có cơ chế quản lý số tiền thu từ cấp địa phương đến trung ương Đề tài đãđóng góp những nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa thực tiễn về xây dựng hệthống biểu mẫu thu, phương thức thực hiện thu từ địa phương đến trung ương,quản lý quỹ cũng như hình thức, phạm vi đầu tư tăng trưởng một phần quỹgóp phần tạo lập bền vững và cân đối quỹ BHXH về lâu dài
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi thực hiện Luật BHXH” của Phạm Đỗ Nhật Tân (2007) [33].
Nguy cơ mất cân đối quỹ đã được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và Tổchức lao động Quốc tế khuyến nghị tới Chính phủ Việt Nam từ khi xây dựngLuật Quỹ BHXH chia thành các quỹ thành phần như là: quỹ chi trả chế độhưu trí, tử tuất (dài hạn); quỹ chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phụchồi sức khỏe, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (ngắn hạn) Việc hìnhthành nên quỹ này là từ nguồn thu bắt buộc Chính vì thế mà đề tài đã hệ thốngcác quy định của Nhà nước về đối tượng thu, mức thu, cách thức vận hành và
Trang 15quản lý quỹ, phân tích đánh giá thực trạng tình hình thu - chi quỹ này của ViệtNam, từ đó đề tài đã đưa ra các dẫn chứng về những ưu điểm và những mặt hạnchế về việc duy trì và mở rộng nguồn thu, sử dụng quỹ, điều kiện để hưởngcác chế độ chính sách nhằm đảm bảo sự an toàn của quỹ, cân đối quỹ trongtương lai
Luận án Tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam” của
Đỗ Văn Sinh (2005) [30], nghiên cứu đã góp phần làm rõ thêm cơ sở khoahọc và thực tiễn của quản lý quỹ này ở Việt Nam; tổng kết mô hình vàphương thức quản lý quỹ của một số nước trên thế giới để rút ra một số bàihọc kinh nghiệm có thể vận dụng trong quản lý quỹ ở Việt Nam; đề xuất quanđiểm và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý quỹ ở Việt Nam
Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” của Hoàng Thị Minh Hòa
(2012) [24], đã làm rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý chi trả vàtrên cơ sở phân tích thực trạng công tác chi trả trên địa bàn thành phố BắcNinh, từ đó đánh giá những hạn chế, tồn tại trong quá trình tổ chức công tácchi trả và quản lý chi trả; tìm ra những nguyên nhân và đã đưa ra những đềxuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi trả trên địa bàn thành phố BắcNinh, tỉnh Bắc Ninh
Ngoài ra, tác giả còn tham khảo các bài báo trên các tạp chí chuyênngành như Tạp chí BHXH, Báo BHXH
Tuy đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này nhưng nghiên cứu quản lýnhà nước về BHXH tại tỉnh Kon Tum là chưa có một nghiên cứu nào, do vậyviệc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa hết sức cần thiết về cả mặt lý luận vàthực tiễn với mong muốn góp thêm một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhànước về BHXH
Trang 16CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẢO HIỂM XÃ HỘI
an toàn đời sống cho người lao dộng và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội”.
+ Tổ chức lao động Quốc tế đưa ra khái niệm như sau:
“BHXH là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn
về kinh tế và xã hội dẫn đến ngừng việc hoặc giảm sút thu nhập gây ra bởi
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” [12].
Các khái niệm nêu trên cho thấy, BHXH là một phạm trù kinh tế xã hộitổng hợp có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau
- Nhìn theo góc độ chính sách: là một chính sách xã hội, nhằm giảiquyết các chế độ xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động
và bảo vệ sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị của một quốc gia
- Nhìn theo góc độ tài chính: là một quỹ tài chính tập trung, được hìnhthành từ sự đóng góp của các bên tham gia và có sự hỗ trợ của nhà nước
Trang 17- Nhìn theo góc độ thu nhập: là sự đảm bảo thay thế một phần thu nhậpkhi người lao động có tham gia bị mất hoặc giảm thu nhập do các nguyênnhân.
- Nhìn theo góc độ quản lý: là công cụ quản lý của Nhà nước để điềuchỉnh mối quan hệ kinh tế giữa người lao động, người sử dụng lao động vàNhà nước, thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập giữa cácthành viên trong xã hội
Theo cách hiểu chung nhất, có thể định nghĩa “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” (Theo Điều 3.1
Luật BHXH số 58/2014/QH13) [29]
b Thu BHXH
“Thu BHXH là hoạt động của các cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa phương cùng với sự phối hợp của các ban ngành chức năng trên cơ sở quy định của pháp luật về thực hiện chính sách BHXH nhằm tạo ra nguồn tài chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia BHXH” [23].
Trang 18các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH” [23].
Điều 4 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định các chế độ hiện hành:
tư pháp
Quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH bắt đầu từ việc xây dựng,ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến, chế độ,chính sách pháp luật; Tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ, chính sách đếnviệc tổ chức bộ máy thực hiện cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hànhpháp luật
- xã hội nói chung
Trang 19- Sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này đòi hỏi có một bộmáy thực hiện các hoạt động mạnh, có hiệu lực và hiệu quả và một hệ thốngpháp luật đồng bộ hoàn chỉnh.
1.1.2 Ý nghĩa của công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
- Tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện đúng, đủ, kịp thời và chính xáccác chế độ thu, chi
- Góp phần điều chỉnh thu nhập, đảm bảo hài hòa lợi ích và công bằng
xã hội cho người lao động, ngăn chặn, giảm thiểu các hành vi tiêu cực trongquá trình thực hiện chính sách Đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tạoniềm tin, khuyến khích mọi người tham gia, đóng góp vào quỹ, tăng nguồnvốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội
- Là một bộ phận quan trọng và khăng khít của chính sách xã hội, chịu
sự tác động qua lại của các bộ phận khác của chính sách xã hội trên cơ sở tácđộng của tổng thể các mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội góp phần đảmbảo an toàn xã hội, đáp ứng được nhu cầu an toàn xã hội của người dân
- Giúp điều hoà mối quan hệ lợi ích đối lập giữa người lao động vàngười sử dụng lao động, đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vàgiải quyết các mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa các bên
- Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ việc đóngvào quỹ của các chủ thể tham gia, được sử dụng để trả lương hưu và cáckhoản trợ cấp cho người lao động theo quy định của pháp luật vì vậy việcquản lý nhà nước về BHXH giúp bảo toàn và tăng trưởng quỹ để sẵn sàng chitrả các chế độ, trợ cấp cho người lao động và đảm bảo cân đối thu - chi quỹ
1.1.3 Nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
Quản lý nhà nước về BHXH phải được thực hiện theo đúng chế độchính sách và pháp luật của Nhà nước, vì vậy phải thực hiện theo các nguyêntắc sau:
Trang 20- Quản lý đúng đối tượng có đóng - có hưởng
Quản lý thu đúng đối tượng, đúng mức tiền lương, tiền công và đúngthời gian quy định là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng Thu đủ số ngườithuộc diện tham gia và số tiền phải đóng của người lao động và người sửdụng lao động
Đảm bảo chi trả đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách của Nhà nước.Đây là nguyên tắc có thể được coi là quan trọng nhất trong công tác chi trả,tạo nên sự công bằng tin tưởng từ phía người tham gia vào Nhà nước vàochính sách BHXH
- Quản lý theo đúng chế độ chính sách hiện hành
Nhà nước, thông qua Quốc hội, các Bộ ngành có liên quan xây dựngcác văn bản pháp luật, bao gồm các luật, các văn bản quy phạm pháp luậtkhác (nghị định, quyết định, thông tư ) và các văn bản có liên quan để thựchiện pháp luật trong phạm vi quốc gia
- Quản lý thu, chi kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham giaThu kịp thời là thu kịp thời về thời gian khi có phát sinh quan hệ laođộng, tiền công, tiền lương mà những quan hệ đó thuộc đối tượng, phạm viphải tham gia, hướng dẫn thực hiện thu của người sử dụng lao động và ngườilao động đảm bảo kịp thời, không để tồn đọng tiền thu, không bỏ sót lao độngtham gia, giảm thiệt hại cho đơn vị do phải chịu xử phạt lãi chậm đóng, lãitruy thu
Đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời, có nghĩa là chi đúng số tiền đối tượngđược hưởng, chi đúng lịch trình kế hoạch đề ra, không gây phiền hà cho đốitượng và giúp người lao động có thể nhanh chóng ổn định cuộc sống, tránhxảy ra các hiện tượng tiêu cực
- Quản lý thống nhất, tập trung, công khai, minh bạch quỹ BHXH
Nhà nước ban hành các chính sách vĩ mô, định hướng mọi hoạt động
Trang 21của hệ thống BHXH Nhà nước định ra các chế độ, quy định các mức đónggóp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.Nhà nước định hướng các hoạt động và kiểm soát các hoạt động của quỹ,nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia và người thụ hưởng, giảm thiểunhững rủi ro do những nguyên nhân khách quan và chủ quan; góp phần đảmbảo ASXH quốc gia.
- Quản lý an toàn tiền mặt trong thu, chi
Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu theo chế độ quản lý tài chính củaNhà nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích Nguồn thu do được tồn tích,cộng dồn, thường có khối lượng tiền nhàn rỗi lớn chưa được sử dụng nênđược đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa bảo tồn đượcquỹ do các yếu tố lạm phát Vì vậy thông qua cơ chế quản lý tiền thu nghiêmngặt để tránh lạm dụng, thất thoát, đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tư
để đảm bảo thu hồi vốn và có lãi tức, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu
Công tác chi trả các chế độ thường liên quan tới tiền mặt nên dễ xảy rahiện tượng mất mát, thất thoát Vì vậy công tác chi trả cần đảm bảo an toàntiền mặt Mức độ an toàn tiền mặt phụ thuộc vào quy định phương thức chi trảcủa Nhà nước
1.1.4 Đặc điểm của bảo hiểm xã hội cần lưu ý khi quản lý
Thứ nhất, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận mà vì quyền lợi củangười lao động, của cả cộng đồng
Thứ hai, BHXH là một loại hàng hoá tư nhân mang tính bắt buộc doNhà nước quản lý và cung cấp dịch vụ, nên việc tham gia về nguyên tắc là bắtbuộc đối với mọi người lao động
Thứ ba, cơ chế hoạt động là theo cơ chế 3 bên: Cơ quan BHXH Người sử dụng lao động và người lao động, cộng thêm cơ chế quản lý nhànước
Trang 22Thứ tư, thực hiện thống nhất việc quản lý nhà nước về BHXH; thựchiện nhiệm vụ thu, quản lý và chi trả các chế độ chặt chẽ, đúng đối tượng vàđúng thời hạn.
Thứ năm, người lao động được hưởng trợ cấp trên cơ sở mức đóng vàthời gian đóng, có chia sẻ rủi ro và thừa kế
1.1.5 Công cụ quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý, điều hành xã hội đã sử dụng hệthống rất nhiều công cụ khác nhau, cũng như trong bất kỳ lĩnh vực nào, tronghoạt động quản lý đối với hoạt động này công cụ chủ yếu quan trọng nhất màNhà nước sử dụng là các văn bản pháp luật
Điều 8, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Nhà nước được tổ chức và hoạtđộng theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và phápluật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” Thể hiện rõ nhất trong công cụnày là Luật BHXH do Quốc hội ban hành năm 2006 có hiệu lực từ ngày01/01/2007 nhằm điều chỉnh các quan hệ, các hoạt động BHXH, năm 2014 đãđược Quốc hội khóa 13 sửa đổi và thay thế, đây chính là cơ sở, nền tảng chomọi hoạt động Luật xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan
hệ giữa BHXH với Nhà nước; với người sử dụng lao động và với người laođộng…là cơ sở pháp lý để điều chỉnh mọi hành vi có liên quan buộc mọingười phải tuân thủ
Ngoài ra còn các hệ thống văn bản dưới luật và hướng dẫn thi hànhnhư: Nghị định, thông tư, công văn liên quan đến lĩnh vực này giữa cơ quan
có thẩm quyền quản lý nhà nước với các cơ quan sự nghiệp, các bộ, ngànhliên quan
Công cụ thứ hai Nhà nước sử dụng là hồ sơ, biểu mẫu: Với chức năngquản lý của mình, Nhà nước ban hành các loại hồ sơ liên quan đến đối tượng,đến tài chính…một trong những hồ sơ quan trọng nhất đó là sổ BHXH được
Trang 23ban hành thống nhất trong cả nước để thực hiện chức năng quản lý đối tượngtham gia đóng và hưởng các chế độ Ngoài ra còn ban hành các biểu mẫuthống kê, báo cáo như mẫu báo cáo đối tượng tham gia, báo cáo tài chính
Công cụ thứ ba Nhà nước sử dụng để quản lý nhà nước là hệ thống báocáo: Báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm…Chế độ báo cáo được quyđịnh đối với các doanh nghiệp, các bộ phận nghiệp vụ giúp cho cơ quan quản
lý nhà nước nắm được tình hình hoạt động về BHXH hiện thời
1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.2.1 Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội
Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH là hoạtđộng làm cho người lao động và nhân dân trên cả nước hiểu rõ chính sáchBHXH là một trong hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệthống ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổnđịnh chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội Do đó, công tác tuyêntruyền có tầm quan trọng và phải tổ chức thực hiện thường xuyên
Tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách,pháo luật được thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:
- Thông qua hoạt động này nhằm giúp các đơn vị sử dụng lao động,người lao động và nhân dân hiểu đúng, đầy đủ về chế độ, chính sách Đồngthời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiệnchính sách, pháp luật
- Thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật, đưa chính sách, pháp luật đi vàocuộc sống, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật Nâng cao nhận thức, tăng cườngvai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấptrong việc tổ chức thực hiện pháp luật;
- Phát hiện những bất cập cả trong cơ chế, chính sách và quá trình tổ
Trang 24chức thực thi pháp luật để đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống phápluật.
Nội dung công tác tuyên truyền gồm:
- Tuyên truyền những nội dung cơ bản của Luật BHXH; những địnhhướng chỉ đạo Ngành trong các lĩnh vực hoạt động; kết quả thực hiện chínhsách đạt được trong thời gian qua để động viên các tầng lớp nhân dân tích cực
và chủ động tham gia, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm của Ngành
- Tuyên truyền các hoạt động nhằm khẳng định vị trí, chức năng, vai tròcủa Ngành trong việc tổ chức thực hiện chính sách; nêu bật kết quả đạt được
và những kinh nghiệm, giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức thực hiện củaBHXH các cấp, khẳng định sự nỗ lực cố gắng của các địa phương cũng nhưcủa toàn Ngành trong việc thi đua phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụđược giao
- Tuyên truyền biểu dương gương người tốt, việc tốt trong thực hiệnchế độ, chính sách; kịp thời phê phán những hành vi tiêu cực, cố tình vi phạmLuật BHXH góp phần hạn chế, ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng trốn đóng,
nợ đọng, lạm dụng quỹ; bảo vệ quyền lợi của người lao động
Đối tượng công tác tuyên truyền cần hướng đến:
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các cấp ủy đảng, chính quyền,các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương
- Người sử dụng lao động, người lao động thuộc các thành phần kinh
tế, các hợp tác xã và làng nghề, các khu công nghiệp, khu chế xuất
- Cán bộ làm công tác BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động; cán bộ,công chức, viên chức thuộc cơ quan BHXH các cấp
Hình thức tuyên truyền
- Phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chứctuyên truyền cho các nhóm đối tượng thông qua các hoạt động như tổ
Trang 25chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, đối thoại trực tiếp, tổ chức các độituyên truyền lưu động, hội thi tuyên truyền viên, phát hành ấn phẩm
- Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địaphương triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền thông qua việc thựchiện các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề và các bài viết, phóng sự, tintức, tổ chức các buổi tọa đàm, game show truyền hình
- Tổ chức tuyên truyền trên các kênh truyền thông của Ngành: Báo, Tạpchí BHXH và Website BHXH Việt Nam, trang thông tin điện tử của địaphương
- Tổ chức tuyên truyền trực quan thông qua các ấn phẩm tuyên truyền:pano, khẩu hiệu, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, tờ gấp, sách cẩm nang vớinội dung phong phú theo đặc thù kinh tế - xã hội, văn hóa của từng vùngmiền
- Tổ chức các đợt tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trực quan vàocác dịp lễ lớn: Kỷ niệm ngày thành lập BHXH Việt Nam (16/02)
Khi thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, phápluật về BHXH cần lưu ý:
- Công tác tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ ởcác cấp; phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức thể hiện, tổ chức triểnkhai các hoạt động tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, đảm bảo đưa thông tinđến với mọi người lao động và nhân dân trên cả nước
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền huy động được sức mạnhcủa toàn xã hội, sự vào cuộc của hệ thống chính trị, trách nhiệm của các cấp,các ngành trong việc tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH
- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và tạo điều kiện để các địaphương, đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam thường xuyên làm tốt côngtác tuyên truyền
Trang 261.2.2 Dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội
Lập dự toán thu, chi là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đốivới toàn bộ các khâu của quá trình quản lý thu, chi BHXH Lập dự toán thu,chi thực chất là lập kế họach thu, chi trong một năm Kết quả của khâu này làbản dự toán thu, chi, bản dự toán này phải đảm bảo mục tiêu là sẽ đáp ứngđược việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách của đơn vị
Dự toán thu, chi phải phản ánh đầy đủ các nội dung thu, chi, đảm bảothực hiện nhiệm vụ thực tế phát sinh và thực hiện những nhiệm vụ trọng tâmtrong từng thời kỳ theo chiến lược, kế hoạch phát triển của Ngành; thuyếtminh đầy đủ, rõ ràng: Căn cứ xác định các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán; sựthay đổi dự toán thu, chi năm sau so với năm nay, nguyên nhân của sự thayđổi; lập theo đúng mẫu biểu, thời hạn quy định; thực hiện đúng các chínhsách, chế độ theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của BHXH ViệtNam; đề xuất giải pháp để thực hiện tốt dự toán thu, chi năm sau
a Dự toán thu BHXH
Xác định đối tượng tham gia
Đối tượng tham gia là người lao động và người sử dụng lao động Họ lànhững người trực tiếp tham gia đóng góp tạo nên quỹ BHXH với một tỷ lệnhất định so với tiền lương của người lao động theo quy định của Luật
- Người lao động, bao gồm:
+ Người lao động là công dân Việt Nam
+ Người lao động là người nước ngoài
- Người sử dụng lao động, bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
-+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ
Trang 27đó tùy thuộc vào mức lương của mình mà người lao động đóng theo các địnhmức mà pháp luật đặt ra.
Lập dự toán thu
Dự toán thu được lập chi tiết theo nhóm đối tượng tham gia; số thutương ứng của từng nhóm đối tượng theo quy định của pháp luật
Dự toán phải kèm thuyết minh đầy đủ và rõ ràng, có đề xuất giải pháp
để thực hiện tốt dự toán thu năm sau
BHXH tỉnh sau khi nhận được dự toán thu của các huyện gửi về, tổchức thảo luận về dự toán thu năm kế hoạch với các đơn vị trực thuộc để ràsoát các chỉ tiêu dự toán thu, chi đảm bảo phù hợp với chính sách, chế độ theoquy định, mục tiêu phát triển đối tượng tham gia tại địa phương và địnhhướng phát triển của Ngành Tổng hợp dự toán thu năm kế hoạch của đơn vịtrình Giám đốc tỉnh xem xét, quyết định; gửi BHXH Việt Nam
Xét duyệt dự toán thu
Tại BHXH Việt Nam:
- Sau khi nhận được dự toán thu của các tỉnh gửi, xây dựng kế hoạch tổchức thảo luận dự toán trình Lãnh đạo Ngành và tổ chức thực hiện sau khi phêduyệt; Tổng hợp kết quả thảo luận dự toán, báo cáo Lãnh đạo Ngành xem xét,
Trang 28quyết định.
- Thực hiện tổng hợp và lập dự toán thu, chi hàng năm của toàn ngành
và báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định; trình Hội đồng quản lý thôngqua và gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Sau khi được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định giao dự toán thu,chi, BHXH Việt Nam thực hiện phân bổ dự toán thu và hướng dẫn thực hiện
dự toán thu cho BHXH các tỉnh
Tại BHXH tỉnh: Trên cơ sở dự toán thu đã được xét duyệt, thực hiệnphân bổ dự toán thu cho các huyện dựa trên số dự toán của huyện đã đượcthông qua và có sự điều chỉnh hợp lý
b Dự toán chi BHXH
Xác định đối tượng chi (đối tượng thụ hưởng)
Đối tượng thụ hưởng là những người lao động và gia đình họ khi cóphát sinh BHXH, nghĩa là khi người lao động gặp các sự kiện bảo hiểm hoặccác rủi ro bảo hiểm thì mới được hưởng trợ cấp (các sự kiện và các rủi rođược bảo hiểm gồm: ốm đau; thai sản; TNLĐ-BNN; thất nghiệp; hưu; tửtuất), và được phân thành 2 loại:
- Đối tượng hưởng chế độ hàng tháng: Gồm những người hưởng cácchế độ hưu trí, TNLĐ-BNN, trợ cấp tuất
- Đối tượng hưởng chế độ một lần: Gồm những người hưởng các chế
độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phụ hồi sức khỏe, trợ cấp mai táng phí và trợcấp một lần
Trang 29- Mức hưởng phải thấp hơn mức lương hoặc mức tiền công khi đanglàm việc của người lao động một cách hợp lý; phải dựa trên cơ sở mức đónggóp và thời hạn đóng góp
- Mức hưởng phải phản ánh được nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợicủa các bên tham gia
Lập dự toán chi
Dự toán chi phải phản ánh đầy đủ nội dung theo từng loại chế độ, loạiđối tượng, mức hưởng, nguồn kinh phí (NSNN và quỹ BHXH) và các quỹthành phần Dự toán phải kèm theo thuyết minh về sự biến động tăng, giảmđối tượng hưởng và các nội dung chi khác trong năm (nếu có)
Tại BHXH huyện: Hàng năm lập dự toán chi cho đối tượng hưởng trênđịa bàn huyện Trong năm thực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch đượcduyệt phải báo cáo, giải trình để BHXH tỉnh xem xét, cấp bổ sung kinh phí,đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng hưởng
Tại BHXH tỉnh: Hàng năm hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo
dự toán kinh phí chi trả các chế độ cho các huyện; lập dự toán chi cho đốitượng hưởng trên địa bàn tỉnh Dự toán chi được lập trên cơ sở tổng hợp dựtoán chi của các huyện và số chi trả trực tiếp tại Văn phòng tỉnh Trong nămthực hiện, nếu có phát sinh chi vượt kế hoạch được duyệt phải báo cáo, giảitrình để BHXH Việt Nam xem xét, cấp bổ sung kinh phí, đảm bảo chi trả kịpthời cho đối tượng hưởng Sau khi nhận được dự toán chi của huyện gửi về, tổchức thảo luận về dự toán chi năm kế hoạch với các đơn vị trực thuộc để ràsoát các chỉ tiêu dự toán chi đảm bảo phù hợp với chính sách, chế độ theo quyđịnh Tổng hợp dự toán chi năm kế hoạch của đơn vị trình Giám đốc xem xét,quyết định; gửi BHXH Việt Nam
Việc lập dự toán chi đúng đắn dựa trên các báo cáo về số đối tượngtăng, giảm và có mặt thường xuyên trong kỳ có ý nghĩa quan trọng trong
Trang 30việc bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời cho quá trình chi trả Bởi vì quỹ đượcquản lý tập trung, thống nhất tại Trung ương, trong thời gian nhàn rỗi, quỹđược thực hiện các biện pháp đầu tư
Xét duyệt dự toán chi
Tại BHXH Việt Nam: Sau khi nhận được dự toán chi của các tỉnh gửi,xây dựng kế hoạch tổ chức thảo luận dự toán trình Lãnh đạo Ngành và tổchức thực hiện sau khi phê duyệt; Tổng hợp kết quả thảo luận dự toán, báocáo Lãnh đạo Ngành xem xét, quyết định; Thực hiện tổng hợp và lập dự toánchi hàng năm của toàn ngành và báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định;trình Hội đồng quản lý thông qua và gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính,
Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định giao dự toán thu, chi,BHXH Việt Nam thực hiện phân bổ dự toán chi và hướng dẫn thực hiện dựtoán chi cho các tỉnh
Tại BHXH tỉnh: Trên cơ sở dự toán chi đã được xét duyệt, thực hiệnphân bổ dự toán chi cho các huyện dựa trên số dự toán của huyện đã đượcthông qua và có sự điều chỉnh hợp lý
1.2.3 Tổ chức hoạt động thu, chi bảo hiểm xã hội
a Cơ quan quản lý nhà nước về BHXH
Theo quy định tại Điều 8 Luật BHXH, các cơ quan quản lý nhà nước vềBHXH gồm:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước, chỉ đạo xây dựng, ban hành
và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách
- Bộ LĐTBXH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhànước
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn thực hiện quản lý nhà nước
Trang 31- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhànước về BHXH trong phạm vi địa phương Sở LĐTBXH có trách nhiệm giúpUBND tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
b Tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động thu, chi BHXH
BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng
tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách; quản lý và sử dụng các quỹ; thanhtra, kiểm tra việc đóng BHXH theo quy định của pháp luật; Chịu sự quản lýnhà nước của Bộ LĐTBXH về BHXH; của Bộ Tài chính về chế độ tài chínhđối với quỹ BHXH Theo đó bộ máy được tổ chức như sau:
- Hội đồng quản lý giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo,giám sát hoạt động và tư vấn về chính sách, là cơ quan quản lý cao nhất củaBHXH Việt Nam
- Tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trungương đến địa phương, gồm có:
+ Ở Trung ương là BHXH Việt Nam
+ Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương
+ Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương
c Hoạt động thu, chi BHXH
Thu BHXH
Hoạt động thu là hoạt động thường xuyên và đa dạng của Ngành nhằmtạo ra nguồn tài chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia Đòihỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên, liên tục, kéo dài trong nhiềunăm và có sự biến động về mức đóng và số lượng người tham gia, yêu cầu độchính xác trong ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơ quan đơn vị cũng
Trang 32như của từng người lao động Công tác thu ở hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đếncông tác chi và quá trình thực hiện chính sách trong tương lai Do đó, thựchiện hoạt động thu đóng một vai trò quyết định, then chốt trong quá trình đảmbảo ổn định cho cuộc sống của người lao động cũng như các đơn vị doanhnghiệp được hoạt động bình thường Qua đó, đảm bảo sự công bằng trongviệc thực hiện và triển khai chính sách nói chung và giữa những người thamgia nói riêng
Phân cấp quản lý thu là một nhiệm vụ quan trọng để thu đúng, thu đủ,thu kịp thời Hiện nay, phân cấp quản lý thu được phân cấp rõ ràng: BHXHViệt Nam có nhiệm vụ tổng hợp số liệu thu trong toàn quốc và nghiên cứu,xây dựng, tham mưu giúp lãnh đạo đưa ra các văn bản chỉ đạo, xử lý nhữngvướng mắc trong công tác thu và trực tiếp chỉ đạo các tỉnh, thành phố thựchiện nhiệm vụ thu BHXH; BHXH tỉnh, huyện trực tiếp thu BHXH của cácđối tượng
Nội dung công tác quản lý thu gồm:
Quản lý đối tượng
Để đảm bảo nguồn thu cho quỹ phải nắm rõ các đơn vị tham gia, nhữngbiến động về tình hình sử dụng lao động của các đơn vị trên địa bàn quản lýnhằm có những biện pháp gia tăng số đối tượng tham gia, tăng nguồn thu
Quản lý tiền thu
Trang 33thu là số tiền đã chuyển vào tài khoản chuyên thu của BHXH các cấp theochứng từ báo có của ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.
- Hoàn trả tiền thu trong các trường hợp như: Đơn vị giải thể, phá sản,chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng kýtham gia đã đóng thừa tiền; Đơn vị chuyển tiền vào tài khoản chuyên thukhông thuộc trách nhiệm quản lý thu của cơ quan BHXH tỉnh, huyện theophân cấp; Số tiền đơn vị đã chuyển vào tài khoản chuyên thu không phải làtiền đóng BHXH; Kho bạc hoặc ngân hàng hạch toán nhầm vào tài khoảnchuyên thu
Quản lý nợ, đôn đốc thu nợ
Quản lý nợ
- Phân loại nợ gồm có 4 loại: Nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài và nợkhó thu
- Xác minh nợ:
+ Đối với nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài khi thực hiện xác minh
nợ phải thực hiện thông báo kết quả đóng cho đơn vị nợ và có biên bản đốichiếu thu nộp với đơn vị nợ
+ Đối với các trường hợp nợ khó thu tùy vào từng trường hợp mà tiếnhành xác minh nợ có xác nhận của UBND các cấp, các cơ quan có thẩmquyền
Đôn đốc thu nợ
+ Hàng tháng, cán bộ thu thực hiện đôn đốc đơn vị nộp tiền theo quyđịnh Trường hợp đơn vị nợ, cán bộ thu trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc; gửivăn bản đôn đốc 15 ngày một lần Sau 2 lần gửi văn bản mà đơn vị không nộptiền, chuyển hồ sơ đơn vị, báo cáo chi tiết các đơn vị nợ đến bộ phận Khaithác và thu nợ tiếp tục xử lý
+ Bộ phận Khai thác và thu nợ: Tiếp nhận hồ sơ do cán bộ thu chuyển
Trang 34đến, phân tích, đối chiếu với dữ liệu quản lý nợ, lập kế hoạch thu nợ và thựchiện các biện pháp đôn đốc thu nợ đối với từng đơn vị nợ Thực hiện đánhgiá, báo cáo tình hình nợ, thu nợ gửi BHXH cấp trên.
Chi BHXH
Chi BHXH một trong những khâu quan trọng để đánh giá sự thànhcông của việc thực hiện chính sách, liên quan trực tiếp đến quyền lợi ngườilao động, do đó hoạt động chi phải đảm bảo đúng, đủ, kịp thời để có thể đápứng được yêu cầu của người tham gia, tạo niềm tin cho người lao động đốivới cơ quan BHXH nói riêng và pháp luật của Nhà nước nói chung
Việc chi trả các chế độ được xây dựng riêng cho từng chế độ, hoạt độngchi phải dựa vào Luật, các văn bản, quy định của Nhà nước, các văn bản củaNgành hướng dẫn Quản lý công tác chi bao gồm các nội dung:
Quản lý người hưởng và phân cấp quản lý người hưởng
Đối tượng được hưởng bao gồm:
- Đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng: Những người về hưu trước1/1/1995 do NSNN đảm bảo; Đối tượng về hưu từ ngày 1/1/1995 trở đindoquỹ BHXH đảm bảo
- Đối tượng hưởng chế độ tử tuất
- Đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau và thai sản
- Đối tượng hưởng trợ cấp TNLĐ và BNN
Công tác quản lý người hưởng được thực hiện quản lý tập trung theongành dọc từ Trung ương đến địa phương Theo đó, ở cấp Trung ương làBHXH Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và hướng dẫn việc quản
lý người hưởng theo quy định của Luật trên phạm vi toàn quốc; cấp tỉnh làBHXH tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý người hưởng trên địabàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý; cấp huyện là BHXH huyện trực tiếp chịutrách nhiệm quản lý người hưởng trên địa bàn huyện thuộc phạm vi quản lý
Trang 35Quản lý điều kiện hưởng và mức hưởng
Điều kiện và mức hưởng được Nhà nước quy định cụ thể trong LuậtBHXH Vì vậy, khi tính toán mức hưởng của từng đối tượng, phải căn cứ vàonhững quy định cụ thể của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đểtính toán mức hưởng cụ thể cho từng người
Điều kiện hưởng sẽ quyết định tới việc bảo toàn giá trị của quỹ từ đóquyết định tới việc cân đối quỹ Bởi vì khi điều kiện hưởng tương đối rộngcũng có nghĩa là sẽ có nhiều đối tượng, nhiều trường hợp được thụ hưởng cácchế độ Như vậy số tiền chi từ quỹ sẽ nhiều Ngược lại khi điều kiện hưởngchặt chẽ thì số đối tượng được thụ hưởng từ quỹ chắc chắn sẽ ít hơn
Mức hưởng cao hay thấp cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc cân đốiquỹ Để đánh giá mức hưởng cao hay thấp cần phải căn cứ vào mức tiềnlương tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH
Quản lý việc chi trả cho từng loại đối tượng hưởng
BHXH Việt Nam phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp đến tay tất cả cácđối tượng đủ số lượng, đảm bảo thời gian quy định
1.2.4 Quyết toán thu, chi bảo hiểm xã hội
Khi quyết toán thu, chi phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đầy đủ: Tất cả các nghiệp vụ thu, chi đều phải hạch toán
và quyết toán đầy đủ với cơ quan BHXH ở Trung ương Đòi hỏi các khoảnthu, chi của năm tài khóa đã qua phải được báo cáo, giải trình một cách đầy
đủ, kể cả tính tuân thủ, tính hiệu lực, hiệu quả các chính sách BHXH
- Nguyên tắc thống nhất: Việc quyết toán thu, chi phải đảm bảo thốngnhất từ các đơn vị dự toán cấp 3 (BHXH huyện), đơn vị dự toán cấp 2(BHXH tỉnh) và đơn vị dự toán cấp 1 (BHXH Việt Nam)
- Nguyên tắc cân đối: Theo nguyên tắc này yêu cầu các khoản thu chi,phải đảm bảo cân đối Ngay từ khâu lập dự toán thu, chi hàng năm phải đảm
Trang 36bảo sự cân đối giữa thu và chi; trong quá trình chấp hành dự toán cũng thườngxuyên phải chú ý tới việc thiết lập lại quan hệ cân đối thu, chi bằng các biệnpháp hữu hiệu.
- Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác: Rõ ràng về phương pháptính toán xây dựng dự toán và quyết toán thu, chi Các số liệu thu, chi phảiphản ánh theo đúng thực trạng tại địa phương; theo đúng mức tiền đã thu và
có đầy đủ các cơ sở chứng minh cho mỗi nghiệp vụ thu, chi thực tế phát sinh
đó
- Nguyên tắc thường niên: Theo đó, các khoản thu, chi phải hạch toán
và quyết toán đúng niên độ ngân sách Các báo cáo quyết toán thu, chi luônđược thực hiện trong thời gian là 1 năm (12 tháng)
- Nguyên tắc công khai minh bạch: Việc thu, chi có tác động và chiphối mạnh mẽ đến các hoạt động xã hội, đến từng gia đình thông qua việcnhận các khoản trợ cấp Chính vì vậy khi quyết toán phải đảm bảo tính minhbạch để có sự tham gia kiểm soát đối với hoạt động thu, chi quỹ BHXH
- Nguyên tắc lập quyết toán từ cơ sở: Các đơn vị dự toán cấp 3 chịutrách nhiệm lập báo cáo tình hình thu, chi quỹ trong phạm vi đơn vị mình gửiđơn vị dự toán cấp 2, sau khi xem xét tính chính xác, mức độ đầy đủ của sốliệu quyết toán các đơn vị cơ sở, đơn vị dự toán cấp 2 tổng hợp lập quyết toánthu, chi của đơn vị mình và gửi cấp trên Đơn vị dự toán cấp 1 sau khi thẩmđịnh số liệu sẽ tổng hợp lập quyết toán thu, chi quỹ trình Hội đồng quản lý,sau khi được thông qua Hội đồng quản lý sẽ trình Bộ Tài chính xem xét vàphê duyệt
- Nguyên tắc hạn định: Chỉ đưa vào quyết toán các khoản thực thu, thựcchi Đối với các khoản chưa dùng hoặc không dùng đến không được quyếttoán
Thực hiện tốt công tác quyết toán thu, chi sẽ giúp cho công tác quản lý
Trang 37thu, chi được tốt hơn.
Công tác quyết toán thu, chi gồm các nội dung:
a Quyết toán thu
Quyết toán thu theo số tiền thực thu được của đối tượng tham gia đãđóng trong năm hiện hành
b Quyết toán chi
- Kinh phí thu hồi chi sai: Khi có phát sinh thu hồi chi sai các đơn vịphải thuyết minh cụ thể nội dung, nguyên nhân thu hồi chi sai, cơ quan nàophát hiện và ra quyết định thu hồi, cơ quan nào thực hiện thu hồi
- Quyết toán chi
+ Chế độ hàng tháng: Quyết toán theo số thực chi trả trong tháng, thờigian quyết toán là trước ngày 10 hàng tháng
+ Chế độ một lần: Quyết toán theo số thực chi trả trong tháng, thời gianthực hiện quyết toán là trước ngày 05 của tháng liền kề
+ Chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe: Quyết toántheo số thực chi trả trong tháng
Đối với số chi đã được duyệt nhưng đến 31/12 hàng năm người hưởngchưa đến nhận thực hiện theo dõi số tiền chi lương hưu, trợ cấp hàng tháng,một lần mà người hưởng chưa nhận vào sổ sách và các tài khoản ngoại bảngtheo quy định
1.2.5 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm
xã hội
Thanh tra, kiểm tra là phương thức của quản lý; đây là một nội dungquan trọng vì trong hoạt động BHXH với sự tham gia của người lao động vàngười sử dụng lao động có những lợi ích khác nhau nên thường xảy ra nhữngtình trạng trục lợi, lạm dụng Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật là
Trang 38hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho các bên tham gia thực hiện đúng nghĩa vụcủa mình đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ cũng như bảo tồnquỹ, tránh tình trạng trục lợi quỹ Thanh tra kiểm tra không chỉ phát hiện, thuhồi, xử lý vi phạm, mà quan trọng hơn là nâng cao kỷ cương, kỷ luật, ý thứcchấp hành pháp luật; đảm bảo quyền ASXH cho mọi công dân theo quy địnhcủa Hiến pháp 2013.
Cơ quan BHXH sẽ thanh tra, kiểm tra những vụ việc khi phát hiện códấu hiệu vi phạm pháp luật về thu, chi hoặc khi được người đứng đầu cơ quanquản lý nhà nước về BHXH giao
Nội dung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật:
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn của BHXH ViệtNam của các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động và cá nhân Thôngqua việc thanh tra, kiểm tra các cơ quan, các đơn vị sử dụng lao động, buộcngười lao động và chủ sử dụng lao động phải thực hiện đúng nghĩa vụ củamình
- Việc thực hiện công tác quản lý, thực hiện chi trả, thanh quyết toáncác chế độ, óp phần ngăn chặn tình trạng làm giả hồ sơ để trục lợi quỹ củangười lao động hoặc đơn vị sử dụng lao động, hoặc sự gian lận của chủ sửdụng lao động không trả đúng, trả đủ khoản tiền trợ cấp mà người lao độngđược hưởng cho họ
- Việc ký, thực hiện và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luậtđối với các đại diện chi trả
- Công tác phòng chống tham nhũng; việc chấp hành các quy định củapháp luật và của BHXH Việt Nam trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụđược giao của công chức viên chức và lao động hợp đồng thuộc hệ thốngBHXH Việt Nam
- Việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra; công tác theo dõi, đôn đốc,
Trang 39kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cánhân có liên quan.
- Thực hiện các nội dung khác theo yêu cầu của người có thẩm quyền
ra quyết định thanh tra, kiểm tra
Khi thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật phải tuântheo pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai,dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gianthanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trởhoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra;tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quanBHXH; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật;góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHXH
Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo các quyđịnh của pháp luật và của Ngành là một trong những hoạt động mang tínhthường xuyên của quản lý nhà nước Chính sách BHXH vận động qua nhiềugiai đoạn và có điều chỉnh, bổ sung nên việc đảm bảo quyền lợi của người laođộng không phải khi nào cũng giải quyết tốt Người thụ hưởng có quyềnkhiếu nại với cơ quan Nhà nước về những bất hợp lý khi thực hiện các chế độ,các cơ quan Nhà nước sẽ có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại này theothẩm quyền từ thấp đến cao
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
BHXH là hoạt động chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủquan và khách quan Song khái quát lại thì chịu ảnh hưởng bởi các yếu
tố cơ bản sau:
1.3.1 Sự phát triển của nền kinh tế
Sự phát triển của mỗi nền kinh tế là minh chứng cho trình độ văn minh
Trang 40của xã hội Xã hội càng phát triển, nền kinh tế càng phát triển thì các hoạtđộng thu, quản lý quỹ, chi trả các chế độ trợ cấp trở nên chuyên nghiệp hơn.Vấn đề hình thành quỹ, công tác ban hành luật, công tác tuyên truyền nhậnthức và cuối cùng là công tác quản lý hoạt động BHXH cũng trở nên chuyênmôn hoá hơn
Đối với những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, số laođộng có công ăn việc làm nhiều, đời sống của người dân được cải thiện, việcsản xuất, kinh doanh cũng thuận lợi, vì thế các đơn vị sử dụng lao động sẽquan tâm đến người lao động và thực hiện chế độ cho lao động của mình
1.3.2 Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội
Chính sách pháp luật của Nhà nước ảnh hưởng đến việc thực hiện quản lý
và tổ chức hoạt động này, nó thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với đờisống của người lao động nói riêng và tới các chính sách phúc lợi của xã hội nóichung Hệ thống chính sách pháp luật Nhà nước càng rõ ràng, chi tiết thì việcthực hiện các hoạt động càng thiết thực, và BHXH mới thực sự trở về với đúngbản chất của nó - đảm bảo cuộc sống cho người lao động
1.3.3 Người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng theo quy định của phápluật, bảo quản sổ, lập hồ sơ, trả trợ cấp cho người lao động, cung cấp tài liệu,thông tin về người lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là mộtcầu nối giữa người lao động và các cơ quan thực hiện chức năng BHXH Việcthực hiện đúng trách nhiệm của mình sẽ làm cho hoạt động BHXH nhịpnhàng, và liên tục
1.3.4 Nhận thức của người lao động
Người lao động là chủ thể quan trọng của hoạt động BHXH Việc có
mặt của người lao động mới làm cho hoạt động BHXH trở thành một hoạt