1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Luận văn thạc sĩ pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN từ thực tiễn thành phố đà nẵng

105 1,1K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 809,88 KB

Nội dung

nghiệm cho các địa phương trong cả nước học tập cách thức hoạt động của Đà Nẵng về thu hút đầu tư.Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNV

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN MINH ĐỨC

HÀ NỘI, năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tưđối với doanh nghiệp vừa và nhỏ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” đây là côngtrình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trongLuận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoahọc của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Thái

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA

VÀ NHỎ 7

1.1 Khái quát về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp vừa vànhỏ 71.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợđầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 121.3 Nội dung pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ 181.4 Quá trình hình thành pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VÀ

HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DNVVN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 26 2.1 Thực trạng quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ

trợ đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 26 2.2 Thực trạng thựchiện pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và

nhỏ tại thành phố Đà Nẵng 39 CHƯƠNG 3.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DNVVN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 66 3.1.

Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối vớiDNVVN từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng 663.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đốivới DNVVN từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng 68

Trang 5

3.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng 703.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợđầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng 74

KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN : Doanh nghiệp

DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏGDP : Tổng sản phẩm quốc nội KT-XH : Kinh tế - xã hội

UBND : Ủy ban nhân dân

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư có tầm quan trọng chiến lược trong sự tăng trưởng kinh tế và mang lại những tác động tích cực đến KT-XH của mỗi quốc gia, mỗi địa phương Với mục tiêu góp phần tạo dựng môi trường pháp

lý ngày càng thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh và cộng đồng

DN, đẩy mạnh thu hút đầu tư cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam luôn chú trọng xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư nhằm tạo ra một khung pháp lý hoàn thiện và phù hợp.Hiện nay, theo thống kê của Cục Phát triển DN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

ở Việt Nam có hơn 600.000 DNVVN đang hoạt động Khối DN này đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và chiếm khoảng 35% vốn đầu tư của cộng đồng DN nói chung, thu hút hơn 05 triệu việc làm và đóng góp gần 50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia hằng năm Số tiền thuế và phí mà các DNVVN tư nhân đã nộp cho Nhà nước đã tăng 18,4 lần sau 10 năm Trong đó, tại thành phố Đà Nẵng số lượng DNVVN chiếm 96% trong tổng số DN đăng ký, đóng góp vào GDP khoảng 45% và giải quyết khoảng 60% lao động toàn thành phố

Mặt khác, thành phố Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế của miền Trung

và Tây Nguyên, đang từng bước khẳng định địa vị của mình không chỉ ở Việt Nam mà cả trên trường quốc tế Sự phát triển KT-XH của Đà Nẵng thời gian qua bên cạnh sự nỗ lực không biết mệt mỏi của chính quyền Đà Nẵng thì cũng cần khẳng định vai trò vô cùng to lớn của các DNVVN trên địa bàn đã nhận được nhiều sự ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư từ phía thành phố thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư tiến bộ, phù hợp Điều này không chỉ làm cho thành phố Đà Nẵng phát triển mà còn là bài học kinh

Trang 8

nghiệm cho các địa phương trong cả nước học tập cách thức hoạt động của Đà Nẵng về thu hút đầu tư.

Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu

tư đối với DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã nảy sinh một số hạn chế, bất cập và cần phải được giải quyết kịp thời như: quy định áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập DN đối với DNVVN đầu tư vào các địa bàn, lĩnh vực

ưu đãi đầu tư; bất cập trong xác định vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn để có thể được hưởng ưu đãi đầu tư Các bất cập liên quan đến chính sách hỗ trợ đầu tư như: hỗ trợ cho DNVVN tiếp cận vốn vay, hỗ trợ tài chính đổi mới công nghệ, hỗ trợ DNVVN để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ quản lý DN Tất cả các bất cập, hạn chế trên đang trở thành

vấn đề “nhức nhối”, gây ra không ít những khó khăn và trong một chừng

mực nào đó đã cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN Xuất

phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về ưu đãi đầu

tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” để làm

Luận văn Thạc sĩ Luật học, nhằm đáp ứng những yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn đang đặt ra

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Kể từ khi Luật Đầu tư năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành đã có rất nhiều bài viết, tạp chí khoa học pháp lý nghiên cứu về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN có thể các tác giả tiếp cận dưới giác độ kinh tế hoặc pháp lý Các công trình nghiên cứu dưới giác độ kinh tế

có thể kể đến đó là: Luận văn Thạc sĩ: “Hoàn thiện chính sách phát triển

DNVVN ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Phạm Minh Tuấn,

năm 2005, Viện quản lý kinh tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

Luận văn Thạc sĩ: “DN công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

-thực trạng và giải pháp phát triển” của tác giả Nguyễn Thanh Bình, năm

2

Trang 9

2005, Viện quản lý kinh tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; cuốn

chuyên khảo “Phát triển DNVVN, kinh nghiệm nước ngoài và phát triển

DNVVN ở Việt Nam” do đồng tác giả Vũ Quốc Tuấn - Hoàng Thu Hòa, Hà

Nội 2001 Mặt khác, nghiên cứu dưới giác độ pháp lý về ưu đãi đầu tư và hỗtrợ đầu tư đối với DNVVN cũng có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Luận văn Thạc sĩ: “Pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam” của tác giả Lê

Thị Lệ Thu, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2006; Luận văn Thạc sĩ:

“Pháp luật của Việt Nam về ưu đãi đầu tư với thực tiễn ở tỉnh Quảng Ngãi”

của tác giả Phạm Thị Thanh Ngọc, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2008;

Khóa luận tốt nghiệp: “Các biện pháp ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư theo

Luật Đầu tư 2005 và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bắc Giang” của tác giả Đoàn

Thị Thúy Nga, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2011; Khóa luận tốt

nghiệp: “Các biện pháp ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo Luật đầu tư 2005

và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Nghệ An” của tác giả Nguyễn Thị Trà, Trường

Đại học Luật Hà Nội, năm 2012 và bài báo: “Chủ trương, chính sách phát

triển DNVVN” của Ths Trần Thị Lưu Tâm, Ths Phạm Thị Liên Ngọc,

đăng trên tạp chí Tài chính kỳ I tháng 6/2016

Tuy nhiên, mỗi bài viết chỉ đề cập dưới phương diện lý luận, nhìn nhận ở các góc độ khác nhau và nghiên cứu ở các địa phương khác nhau Cho đến nay chưa có công trình khoa học pháp lý nào nghiên cứu một cách tập trung

và đầy đủ vấn đề pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Trên cơ sở đó, Luận văn kiến nghị những giải pháp nhằm

Trang 10

hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN theo pháp luật Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN;

- Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về ưu đãi đầu

tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN, từ đó đối chiếu với lý luận để đánh giá thực trạng pháp luật về vấn đề nghiên cứu;

- Tìm hiểu thực trạng thực hiện các quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư

và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; xác định những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện và rút ra nguyên nhân của các hạn chế, bất cập đó;

- Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn luận giải và kiếnnghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện và bảo đảm thực hiện các quy địnhpháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp luật và thựctrạng thực hiện các quy định về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối vớiDNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trang 11

thuế, ưu đãi về địa bàn đầu tư, lĩnh vực đầu tư Chính sách hỗ trợ đầu tư đốivới DNVVN thông qua các hỗ trợ cơ bản như: hỗ trợ tài chính, tín dụng; hỗtrợ công nghệ; hỗ trợ nguồn nhân lực và trình độ quản lý; hỗ trợ về thủ tụchành chính;

- Tìm hiểu thực trạng thực hiện các quy định này của pháp luật Việt Nam tại các cơ quan hữu quan và các DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kể

từ khi Luật Đầu tư năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành cho đến nay, rút ra những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Để nghiên cứu đề tài, Luận văn đã vận dụng phương pháp luận về chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đồng thời, để đạt được mục đích đề ra Luận văn còn sử dụng phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

+ Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt trong Luận văn đểphân tích các quy định của pháp luật hiện hành về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu

tư đối với DNVVN, phân tích thực trạng thực hiện các quy định trên làm cơ

sở lý luận của pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN.+ Phương pháp tổng hợp, đánh giá các số liệu thu thập được có liên quan đến ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN làm cơ sở thực tiễn cho việc đánh giá pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN ở Việt Nam

+ Phương pháp trao đổi, tham vấn thông qua việc trao đổi trực tiếp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt với các DNVVN trên địa bàn nghiên cứu để nhận thức rõ hơn về vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó, xây

Trang 12

5

Trang 13

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn là công trình khoa học ở trình độ Thạc sĩ nghiên cứu về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN ở cả phương diện lý luận và thực tiễn Do đó, kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, cụ thể đó là:

- Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm luận cứ để

đề xuất, hoàn thiện những vấn đề lý luận về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm nguồn tài

liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của các đơn vị đào tạo Không dừng lại ở đó, dự kiến kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức và DN Việt Nam khi thực hiện hoạt động ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với các DNVVN trong khi những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn

đề trên còn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống

7 Cơ cấu của Luận văn

Đề tài: “Pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN từ

thực tiễn thành phố Đà Nẵng” kết cấu gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết

luận Nội dung được trình bày thành 3 chương, bao gồm:

Chương 1 Những vấn đề lý luận của pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN

Chương 2 Thực trạng pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN tại thành phố Đà Nẵng

Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng

Trang 14

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

VỪA VÀ NHỎ

1.1 Khái quát về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.1 Quan niệm về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư

Theo từ điển tiếng Việt thì ưu đãi “là việc dành cho những điều

kiện, quyền lợi đặc biệt hơn so với người khác” Như vậy, có thể thấy ưu đãi

có sự phân chia đối lập quyền lợi giữa những đối tượng khác nhau, có thểdành cho những đối tượng này những điều kiện cụ thể có lợi hơn mà với đốitượng khác không thể có được, kết quả làm cho quyền lợi giữa các đốitượng không cân xứng với nhau

Theo định nghĩa Diễn đàn của Liên Hợp quốc về thương mại và phát

triển (UNCTAD) thì: “Khuyến khích đầu tư hay còn gọi ưu đãi đầu tư là các

biện pháp được Chính phủ sử dụng để thu hút đầu tư, hướng các dự án đầu tư vào các ngành, các khu vực cần thiết hoặc ảnh hưởng đến tính chất của đầu tư” Có thể hiểu, ưu đãi đầu tư là tập hợp của nhiều biện pháp xúc tác rất đa

dạng và phong phú để thu hút đầu tư Nhìn chung, trên thế giới ưu đãi đầu tư

có thể quy về hai nhóm chính: chính sách thuế khóa (tax policy) và chính sáchkhác không phải thuế khóa (non – tax policy)

Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một khái niệm thống nhất và chính thức về

ưu đãi đầu tư cũng như hỗ trợ đầu tư Trong các văn bản pháp luật của Việt

Nam còn tồn tại song song nhiều thuật ngữ khác nhau như: “Ưu đãi đầu

tư”, “hỗ trợ đầu tư” được sử dụng trong Luật Đầu tư năm 2005 và Luật

Đầu tư năm 2014, “khuyến khích đầu tư” thì được sử dụng trong các văn

bản pháp

Trang 15

7

Trang 16

luật về thuế Tuy nhiên, những ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư đều được cụthể hóa bằng những quy định mang tính hiện thực và được xác định rõ trongcác văn bản pháp luật để nhà đầu tư xác định rõ, nắm bắt và thực hiện Có thểthấy rằng, ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư mang tính chất là một sự khẳngđịnh đã được luật hóa, là những cam kết rõ ràng về việc các nhà đầu tưđược đối xử một cách ưu đãi khi bỏ vốn vào một hoặc một số lĩnh vực, khuvực nhất định.

Khi các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam, với chủtrương phát triển kinh tế làm nòng cốt gắn liền với nghĩa vụ xã hội, Nhà nướcluôn khuyến khích các nhà đầu tư không chỉ trong nước mà nước ngoài sẽhưởng các ưu đãi đầu tư hoặc sẽ được hỗ trợ đầu tư nếu các nhà đầu tư đầu tưvào các lĩnh vực mà Nhà nước quy định, đầu tư vào nơi có điều kiện KT-XHkhó khăn hoặc các ngành nghề thuộc danh mục ưu đãi đầu tư của Nhà nước.Tuy nhiên, cần xác định rằng, các ưu đãi này phải do Nhà nước quy định vàban hành hoặc từng địa phương có những chính sách ưu đãi cụ thể nhưngkhông được trái với các nguyên tắc của pháp luật, không một ưu đãi nào tựcác nhà đầu tư tự tạo ra cho mình hoặc các địa phương nhằm tạo điều kiệnphát triển KT-XH của địa phương mà ban hành các ưu đãi có lợi cho các nhàđầu tư mà làm tổn hại đến mục đích của đầu tư

Trên cơ sở đó, có thể rút ra định nghĩa về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư

như sau: “Ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư là tất cả các chính sách do Nhà

nước ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam mà theo quy định của pháp luật được hưởng các ưu đãi đầu tư hoặc được hỗ trợ đầu tư trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng và lợi ích của các nhà đầu tư”.

Trang 17

8

Trang 18

1.1.2 Sự cần thiết của ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

- DNVVN đóng góp vào tăng trưởng GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm

Các DNVVN ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do sốlượng ngày càng nhiều và phân bố rộng khắp trong hầu hết các ngành, các lĩnhvực và địa phương Các DNVVN hiện nay đóng góp khoảng 26% tổng sảnphẩm xã hội, 31% tổng giá trị sản lượng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ,64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng sản xuấtcủa khu vực DNVVN cũng thường cao hơn so với các DN khác Điều đóchứng tỏ các DNVVN có đóng góp lớn vào việc gia tăng sản lượng và tăngtrưởng kinh tế

Việc nhiều DN, chủ yếu là các DNVVN được thành lập tại các vùngnông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nôngnghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ Điều này sẽ giúp choviệc chuyển dịch cơ cấu toàn bộ nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngànhnông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ

Các DNVVN còn tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần xóa đói, giảmnghèo Việt Nam là một nước đang phát triển, có mật độ dân số cao, lựclượng lao động tăng nhanh, quy mô vốn tích lũy nhỏ; vì vậy, phát triểnDNVVN ở nước ta là một lựa chọn đúng đắn trên con đường công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các

DN lớn trong việc tạo ra việc làm Tuy nhiên, thực tế cho thấy các DNVVNcũng lại là những đối tượng tạo ra không ít việc làm cho xã hội

- DNVVN làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Sự ra đời của các DNVVN đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế Với sự tồn tại của nhiều DN hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các DN phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục

Trang 19

9

Trang 20

đổi mới để có thể tồn tại và phát triển Với tính linh hoạt của mình, cácDNVVN cũng sẽ tạo sức ép cạnh tranh thậm chí với các công ty lớn, các tậpđoàn xuyên quốc gia Đồng thời, nhiều DNVVN đóng vai trò là vệ tinh chocác DN lớn, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động trongsản xuất, làm tăng hiệu quả của chính các DNVVN cũng như của DN hợp tác.

- DNVVN gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình hoạt động, rất cần đến sự ưu đãi và hỗ trợ từ phía Nhà nước

Quy mô vốn và năng lực tài chính của nhiều DN còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững Do đó, tính khả thi của những định hướng chiến lược mở rộng sản xuất, nâng cấp quy trình công nghệ bị hạn chế và làm cho DN ít chủ động tính đến các phương án này Hậu quả làm cho các DNVVN dễ bị lún sâu hơn vào tình trạng tụt hậu

Khả năng về công nghệ thấp do không đủ tài chính cho nghiên cứu, triểnkhai Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều vàchưa theo một định hướng phát triển rõ rệt Nhiều DNVVN vẫn còn sử dụngđan xen các thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến; do vậy,làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồngnhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra

Phần lớn các DN phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động chứ không phải lao động được đào tạo qua hệ thống trường dạy nghề tập trung điều này dẫn đến chi phí cho đào tạo lao động cao, nhưng trình độ hiểu biết khoa học

kỹ thuật của lao động thấp Năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém

- Đội ngũ chủ DN, Giám đốc và cán bộ quản lý DNVVN còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý, nhất là năng lực kinh doanh quốc tế

Khuynh hướng phổ biến là hoạt động theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìnchiến lược, thiếu các kiến thức trên các phương diện: quản lý tổ chức, phát

10

Trang 21

triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh Khả năng tiếp cận thị trường kém,đặc biệt đối với thị trường nước ngoài Khả năng quản lý tài chính yếu, ý thứcchấp hành các chế độ chính sách chưa cao, còn lúng túng trong việc liên kết,nhất là liên kết trong cùng một hội ngành, nghề.

Như vậy, có thể nói rằng các DNVVN quá yếu ớt trong nền kinh tế thịtrường cạnh tranh khốc liệt với những hạn chế: năng lực quản lý yếu, côngnghệ lạc hậu, vốn ít Do đó, để các DN này phát huy được vai trò của mìnhcần thiết phải có sự ưu đãi và hỗ trợ từ phía Nhà nước Hơn nữa có nhiều vấn

đề mà DN không tự giải quyết được như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi,xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường, đào tạo nhân lực Ngoài ra, cònnhiều ưu điểm khác nếu được sự ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước sẽ làm giảmbớt khó khăn cho DN, tạo điều kiện cho DN đứng vững trên thị trường vàphát triển thuận lợi Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, để DNVVN đứngvững vươn lên, Nhà nước cần có các chính sách và các giải pháp hỗ trợ đắclực cho các DN này Thực tế của nhiều nước cho thấy, sự hỗ trợ không chỉ cólợi đối với các DN mà còn có lợi cho cả Nhà nước và xã hội Lợi ích đó thểhiện trên các mặt:

- Trước hết, sự ưu đãi và hỗ trợ các DNVVN là cách thức để nuôi dưỡng các nguồn thu cho ngân sách nhà nước

- Ưu đãi và hỗ trợ các DNVVN là một cách thức đầu tư gián tiếp của Nhà nước Thay vì Nhà nước phải đầu tư trực tiếp để thành lập mới các DN, Nhà nước bằng việc ưu đãi và hỗ trợ cho các DN đã thành lập từ trước, đặc biệt là các DN ngoài quốc doanh

- Thông qua chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước, việc đầu tư pháttriển sản xuất sẽ hiệu quả hơn vì nó vừa huy động được tiềm năng sáng tạotrong dân, vừa thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước

- Bằng việc ưu đãi và hỗ trợ các DNVVN, Nhà nước cũng có thể giảiquyết được các vấn đề xã hội như thất nghiệp, tạo việc làm rất hiệu quả với

Trang 22

nguồn vốn hạn hẹp của Nhà nước Ngoài ra, Nhà nước có thể thông qua chính sách ưu đãi và hỗ trợ để định hướng phát triển các DNVVN.

Tóm lại, việc Nhà nước thực hiện sự ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối

với các DNVVN là rất cần thiết bởi nó không chỉ mang lại lợi ích cho các DN

mà còn mang lại nhiều lợi ích cho Nhà nước và xã hội

1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về ưu đãi đầu tư

và hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.1.1 Khái niệm pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hoạt động thu hút đầu tư các nhà đầu tư của Nhà nước là một trongnhững chiến lược quan trọng để phát triển KT-XH của mỗi quốc gia Việctranh thủ nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhàđầu tư nước ngoài vào Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng khi đất nướcđang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa Trong bối cảnh đó,thời gian qua để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước đãban hành rất nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về chính sách ưu đãi đầu tư

và hỗ trợ đầu tư đối với các DN nói chung trong đó có các DNVVN Đây thựcchất là những chính sách ưu đãi đặc biệt mà Nhà nước dành cho các nhà đầu

tư nhằm khuyến khích họ bỏ vốn vào nhưng lĩnh vực, địa bàn mà khả năngthu hút đầu tư còn hạn chế qua đó nhằm mục đích phát triển kinh tế và cânbằng sự phát triển KT-XH trong những lĩnh vực, địa bàn khác nhau Trên cơ

sở đó, pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN có thể

được hiểu như sau: “Pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với

DNVVN là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh của các DNVVN.”

12

Trang 23

Mục đích của pháp luật ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVNtrước hết là nhằm thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn của họ đầu tư vào các lĩnhvực sản xuất, kinh doanh cụ thể Việc hướng các quan hệ trong lĩnh vực đầu

tư theo một trật tự có định hướng, đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích chonhà đầu tư là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.Nhà nước không chỉ quản lý hoạt động đầu tư bằng các nghị quyết, chủtrương, đường lối mà cần phải cụ thể hoá các nghị quyết, chủ trương ấy thànhpháp luật, đảm bảo một hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư phát triển Cólàm được điều này, Nhà nước mới có thể phát huy hết quyền lực và vai tròquản lý của mình trong lĩnh vực đầu tư Pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợđầu tư có hợp lý và hiệu quả thì mới đảm bảo được môi trường bình đẳng mà

ở đó các nhà đầu tư có thể phát huy hết năng lực của mình

1.2.1.2 Đặc điểm của pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trên cơ sở khái niệm, có thể rút ra các đặc điểm của pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN như sau:

- Thứ nhất, pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN

là công cụ để Nhà nước điều chỉnh hoạt động đầu tư Nhà nước có thể và cần

phải sử dụng nhiều công cụ, biện pháp và hình thức khác nhau như chính sách, kế hoạch đầu tư, đòn bẩy kinh tế, pháp luật ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư Tuy nhiên, trong số các công cụ, biện pháp đó, pháp luật về ưu đãi đầu tư

và hỗ trợ đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng và mang những đặc điểm riêng, bởi lẽ với những đặc điểm riêng của mình, pháp luật đó có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của Nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và

có hiệu quả nhất trên quy mô toàn xã hội

- Thứ hai, pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN là công cụ quản lý của Nhà nước, luôn luôn gắn liền với Nhà nước và chỉ Nhà

Trang 24

nước mới sử dụng công cụ này Nhà nước điều chỉnh mọi quá trình xảy ra

trong xã hội và hành vi của con người, trong đó có hoạt động đầu tư của cácDNVVN bằng quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước được thực hiện bằngmột cơ chế thực thi pháp luật và nhờ có quyền lực nhà nước, giai cấp thống trịthực hiện ý chí của mình, buộc cả xã hội phải tuân theo và phục tùng bằngcách đề ra pháp luật và thực hiện pháp luật trên thực tế Nhà nước điều chỉnhhoạt động đầu tư của các DNVVN bằng pháp luật Do đó, chỉ có điều chỉnhhoạt động đầu tư của các DNVVN bằng pháp luật thì quyền lực nhà nước mới

có ý nghĩa và mới đem lại hiệu quả thiết thực

- Thứ ba, pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN phát sinh và phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của Nhà nước Tuy

nhiên, sau khi pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN đã được ban hành, các cơ quan nhà nước phải triệt để tuân thủ trong quá trình thực hiện chức năng quản lý đầu tư Đây cũng là một trong những nội dung cơbản của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

- Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, sự tồn tại của pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN là một nhu cầu khách quan bắt nguồn từ những đòi hỏi của các quan hệ kinh tế Đây là điểm khác biệt so với thời kỳ quan liêu, bao cấp,

vì ở thời kỳ này, sự tồn tại của pháp luật như một nhu cầu chủ quan bắt nguồn

từ những đòi hỏi của Nhà nước, là một phương tiện trong tay Nhà nước để kìm hãm, xóa bỏ những quan hệ kinh tế nào đó một cách duy ý chí

Sự điều chỉnh hoạt động ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVNbằng pháp luật phải bảo đảm cho hoạt động này vận động theo đúng nhữngquy luật khách quan, không thể áp đặt bằng ý chí chủ quan, duy ý chí Bằngpháp luật, Nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý để những nhà đầu tư

14

Trang 25

có thể tự chủ sản xuất kinh doanh, tự bảo vệ lợi ích của mình, đồng thời không làm tổn hại đến lợi ích của các chủ thể khác và toàn xã hội.

- Thứ năm, trong việc điều chỉnh quan hệ ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN, pháp luật quy định cho các bên tham gia một số quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định Đồng thời thiết lập cơ chế đảm bảo cho các quyền

và nghĩa vụ pháp lý đó được thực hiện Vì vậy, khi tham gia vào các quan hệ đầu tư do pháp luật điều chỉnh, các chủ thể phải có hành vi phù hợp với các yêu cầu của pháp luật Tuy nhiên, việc điều chỉnh hoạt động ưu đãi đầu tư và

hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN bằng pháp luật, không chỉ tác động tới các hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ đầu tư, mà còn tác động đối với toàn

xã hội nói chung

1.2.2 Vai trò của pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ở Việt Nam, trong những năm qua với sự gia tăng nhanh chóng vềnguồn vốn đầu tư của các DN trong đó có rất nhiều DNVVN được thành lậpmới đã có những tác động tích cực đối với nền KT-XH, tạo nên sự chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ Có được kết quả như vậy không ngoài

gì khác chính là xuất phát từ vai trò và việc phát huy tác dụng của các quyđịnh pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN của nước tatrong thời gian qua Có thể thấy, vai trò pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợđầu tư đối với DNVVN thể hiện ở chỗ:

- Thứ nhất, pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN

có vai trò to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư Mục đích của ưu đãi đầu tư và

hỗ trợ đầu tư trước hết là nhằm thu hút các dự án đầu tư vốn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư dựa trên các chủ trương, đường lối, chính sách về hoạch định chiến lược phát triển kinh tế quốc gia theo từng giai đoạn Từ đó,

Trang 26

tạo thành một hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư phát triển Nhờ có cácquy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư nói chung và đối với các DNVVN nóiriêng mà dòng vốn sẽ tập trung vào địa bàn, lĩnh vực trọng yếu trong danhmục khuyến khích đầu tư Với vai trò này, pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗtrợ đầu tư đối với DNVVN có ý nghĩa như một động lực thúc đẩy cải thiệnmôi trường đầu tư, tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, giúp Nhà nướchuy động được những nguồn vốn dồi dào trong và ngoài nước.

- Thứ hai, pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN

giúp Nhà nước hoạch định cơ cấu kinh tế và rút ngắn khoảng cách vùng miền Các quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư không áp dụng đồng đều cho tất cả các địa bàn, ngành, lĩnh vực của nền kinh tế mà có những cấp bậc, mức độ khuyến khích khác nhau Tiêu chí cơ bản để phân chia mức độ ưu đãi ở các ngành, các lĩnh vực, địa bàn kinh tế chính là ngành nào, lĩnh vực nào, địa bàn nào cần thu hút nhiều vốn thì có nhiều ưu đãi đầu tư hơn Do vậy, thông qua chính sách ưu đãi Nhà nước có thể khắc phục được những mặt hạn chế trong việc phát triển kinh tế cho từng ngành, lĩnh vực, địa bàn cụ thể và chủ động

cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng thích hợp Một mặt tạo ra những lợi ích nhấtđịnh cho nhà đầu tư, mặt khác giúp Nhà nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý và phát triển được các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cần tập trung đầu tư theo từng giai đoạn nhất định, từ đó phát triển đồng đều toàn bộ nền kinh tế nói chung

- Thứ ba, pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN

giúp cho các DNVVN tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến của các nước phát triển Việc tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại một cách nhanh chóng và hiệu quả không chỉ là nhiệm

vụ trước mắt mà còn là mục tiêu chiến lược Ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư giúp các các DNVVN có điều kiện tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện

Trang 27

16

Trang 28

đại trên thế giới, tận dụng được những lợi thế của nước đi sau, rút ngắn đượckhoảng cách về khoa học kỹ thuật với các nước đi trước Mặt khác, người laođộng của chúng ta làm việc tại các công ty nước ngoài sẽ được đào tạo lại,đào tạo bổ sung để thích hợp và tiếp thu tác phong công nghiệp, kinh nghiệmquản lý hiện đại của nước ngoài Việc này sẽ dần tác động đến sự thay đổicông nghệ, trang thiết bị, chất lượng sản phẩm, cơ chế hoạt động, kiến thức vàphương pháp quản lý của các DN trong nước, thúc đẩy cho các DN này đổimới để đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Thứ tư, pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN

góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là một nội dung cơ bản trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Pháp luật ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư giúp thu hút nguồn vốn đầu tư của các DN nói chung trong đó có các DNVVN mà chủ yếu là các DN công nghiệp và dịch vụ công nghiệp; một mặt góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng số GDP của các ngành kinh tế tạo ra trên cả nước Mặt khác, chúng ta thu hút được những dự

án có hàm lượng vốn lớn, công nghệ cao góp phần phát triển ngành nghề mới,

đa dạng hoá ngành nghề công nghiệp

- Thứ năm, pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN

góp phần đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật đầu tư Việt Nam với thông lệ quốc tế Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hệ thống pháp luật đầu tư nói chung cũng như các quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư

và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN nói riêng có vai trò quan trọng, nó không chỉ có ý nghĩa tạo ra những lợi thế về cạnh tranh để thu hút được nhiều vốn đầu tư mà xét trên góc độ khác nó còn là những chính sách, biện pháp cần phải có Việt Nam là một nước mở rộng quan hệ đối ngoại nói chung và quan

hệ hợp tác thương mại nói riêng với rất nhiều quốc gia trên thế giới Nhận

Trang 29

17

Trang 30

thức được vai trò của nhà đầu tư trong phát triển kinh tế đất nước, chúng ta đã

ký kết và tham gia nhiều Hiệp định có liên quan đến lĩnh vực ưu đãi, hỗ trợđầu tư Điều này cũng tạo thuận lợi đáng kể cho các nhà đầu tư Việt Nam khiđầu tư vào các nước khác, đồng thời cũng thu hút được nhiều nhà đầu tư nướcngoài đầu tư vào Việt Nam Tất cả những Hiệp định này đều chứa đựngnhững ràng buộc hoặc không ràng buộc Nhà nước Việt Nam trong việc banhành các biện pháp ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư Việt Nam cũng tham giavào các tổ chức thương mại, các diễn đàn hợp tác kinh tế xuyên quốc gia, đểđược sự công nhận và tồn tại trong cộng đồng ấy thì hệ thống pháp luật phải

có sự tương đồng nhất định Theo đó, các quy định về ưu đãi đầu tư và hỗ trợđầu tư cũng phải được đặt ra và hoàn thiện nhằm tạo ra một môi trường pháp

lý lành mạnh cho đầu tư kinh doanh

1.3 Nội dung pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nhận thấy vai trò to lớn của DNVVN và tầm quan trọng của việc ưu đãi

và hỗ trợ đầu tư DNVVN phát triển, nhiều quốc gia đã xây dựng các quy định

về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN và nhờ đó phát triển được kinh tế một cách nhanh chóng, mạnh và vững chắc Hiện nay ở Việt Nam, các quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN được đề cập trong Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ quy định về trợ giúp phát triển DNVVN Theo đó, tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP đã đưa ra các tiêu chí để xác định

DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ như sau:

18

Trang 31

Bảng phân loại DNNVV của Việt Nam

Khu vực

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

I Nông, lâm

nghiệp và

thủy sản

10 ngườitrở xuống

20 tỷ đồngtrở xuống

từ trên

10 đến200

từ trên 20đến 100 tỷđồng

từ trên

200 đến300

II Công nghiệp

và xây dựng

10 ngườitrở xuống

20 tỷ đồngtrở xuống

từ trên

10 đến200

III Thương

mại và dịch vụ

10 ngườitrở xuống

10 tỷ đồngtrở xuống

từ trên

10 đến50

(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009)

Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư năm 2014 đã quy địnhchính sách ưu đãi đầu tư đối với DNVVN tập trung chủ yếu vào hai vấn đềchính là ưu đãi chính sách thuế suất thuế thu nhập DN, thuế nhập khẩu vàchính sách miễn, giảm tiền thuế đất, cụ thể:

a) Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập DN thấp hơn mức thuế suấtthông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn,giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;

b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư;

c) Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất

Mặt khác, liên quan đến chính sách hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN Nhànước cũng đã ban hành rất nhiều các văn bản để điều chỉnh vấn đề trên Cóthể kể đến các văn bản đang có hiệu lực đó là: Luật Đầu tư năm 2014, Nghị

Trang 32

định số 18/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn một số điều Luật Đầu tư, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNVVN, Nghị quyết số35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm2020 Ngoài ra, văn bản pháp luật đáng chú ý nhất trong giai đoạn hiện nay

là Luật Hỗ trợ DNVVN năm 2017 đã được Quốc hội thông qua và chính thức

có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018 đã có các quy định tạo nhiều điềukiện cho DNVVN phát triển Tựu chung, nội dung các chính sách hỗ trợ đầu

tư đối với DNVVN trong các văn bản trên bao gồm:

- Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý;

- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Có thể nói, các quy định hiện hành đã tạo dựng một khung pháp lý khá

đầy đủ và đồng bộ cho việc triển khai các chính sách về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, tạo cơ sở ngày càng thuận lợi, minh bạch để các DNVVN tiếp cận được các nguồn lực phục vụ cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình

1.4 Quá trình hình thành pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu

tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, Các DNVVN đã đượcĐảng và Nhà nước quan tâm, song trong từng giai đoạn khác nhau sự quantâm, tạo điều kiện cũng khác nhau nên chính sách pháp luật về ưu đãi đầu tư

và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN cũng có sự khác nhau

20

Trang 33

- Giai đoạn trước năm 1986

Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước ta quan niệm về chế độ XHCNgồm hai bộ phận quốc doanh và tập thể, còn kinh tế tư nhân thuộc diện cảitạo Xét về quy mô, cả quốc doanh và tập thể đều là loại vừa và nhỏ, nhất làcác hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, nhưng chưa có khái niệm DNVVN nênchính sách pháp luật ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN dườngnhư chưa được đề cập

- Giai đoạn từ năm 1986 đến trước năm 2005

Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986) đã đề ra đường lối đổimới toàn diện mà trọng tâm là đổi mới kinh tế, thừa nhận sự tồn tại và pháttriển lâu dài của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quóc dân Tiếp đó,

Nghị quyết Đại hội Đảng VII nhấn mạnh: “Trong phát triển mới, ưu tiên

quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhều việc làm, thu hồi vốn nhan; đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn thật cần thiết và có hiệu quả” Nghị quyết Đại hội Đảng IX tiếp tục nhấn mạnh: “Chú trọng phát triển các DNVVN, xây dựng một số tập đoàn lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại.”

Thể chế quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để từng bước hình thành hệ thống thể chế chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN Có thể liệt kê những văn bản pháp luật quan trọng sau đây:

+ Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) công nhận quyền tự

do kinh doanh của mọi công dân theo quy định của pháp luật, công nhận quyền được đối xử của các thành phần kinh tế

+ Nghị định 66-HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về cánhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn mức vốn pháp định quy định trong

Trang 34

21

Trang 35

cho các DN này hoạt động, tham gia thị trường trong nước và ngoài nước và sau đó được thay thế bởi Luật DN 1999.

+ Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 quy định rõ nhữngchính sách ưu đãi cho các dự án kinh doanh thuộc các ngành nghề, các vùngkhó khăn, đặc biệt khó khăn cần được ưu đãi

+ Luật Thuế Thu nhập DN năm 1997 đơn giản hóa và thực hiện thống nhất một sắc thuế thu nhập cho các loại hình kinh doanh trong nước

+ Luật Thuế giá trị gia tăng – một sắc thuế giản đơn, công bằng thay thế cho Luật Thuế doanh thu

+ Luật Thương mại năm 1997 tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại của các DN

+ Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) năm 1998 và Nghị định51/1999/NĐ-CP cụ thể hóa việc thực hiện luật, đề ra khá nhiều chính sách cụthể áp dụng cho tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh theo Nghị định 66-HĐBT ngày 02/3/1992 (sau này là Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày03/02/2000 về đăng ký kinh doanh)

+ Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển

DNVVN - Giai đoạn từ năm 2005 đến trước năm 2014

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo

sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo “một sân chơi” bình

đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu

tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư Năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư và có hiệu lực từ 01/7/2006, Luật Đầu tư 2005 thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước Luật Đầu tư 2005 đã dành một chương riêng quy định về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho các DN

Trang 36

khi các DN đầu tư vào địa bàn, lĩnh vực ưu đãi đầu tư Theo đó, các chínhsách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN cũng được điều chỉnh bởiluật này Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2006/NĐ-CPngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư.Khác cơ bản với Luật Đầu tư nước ngoài trước đây, Luật Đầu tư năm

2005 được thiết kế theo hướng chỉ quy định các nội dung liên quan đến hoạtđộng đầu tư, còn các nội dung liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của

DN thì do Luật Doanh nghiệp năm 2005 điều chỉnh; các mức ưu đãi về thuếchuyển sang quy định tại Luật Thuế Thu nhập DN năm 2008 (sửa đổi, bổsung năm 2013 và 2014) và các nội dung mang tính chất đặc thù thì dẫn chiếusang pháp luật chuyên ngành điều chỉnh

Ngoài ra, trong giai đoạn này Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều văn bản nhằm mục đích hỗ trợ đầu tư cho các DNVVN trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 25/8/2008 về hỗ trợ pháp

lý cho DN, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ quy định về trợ giúp phát triển DNVVN và Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế Các quy định của các văn bản pháp luật trên đã phát huy được tác dụng tích cực và mang lại nhiều lợi ích cho các DNVVN, tạo niềm tin cho sự đầu tư của các nhà đầu tư

- Giai đoạn từ năm 2014 đến nay

Hiến pháp năm 2013 đã ra đời và về nội dung cơ bản vẫn kế thừa nhữngtinh hoa của các bản Hiến pháp trước đó Tuy nhiên, các nội dung về chế địnhkinh tế đã có sự thay đổi tư duy đáng kể, từ tự do kinh doanh những ngànhnghề được pháp luật cho phép chuyển sang được tự do kinh doanh nhữngngành nghề pháp luật không cấm đã tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanhthông thoáng Hơn nữa với phát triển của hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam

23

Trang 37

tiến hành tham gia Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP),chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổicác văn bản pháp luật trong nước để phù hợp với tiến trình phát triển kinh tếhiện nay Do đó, ngày 26 tháng 11 năm 2014 Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 đãchính thức thông qua Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 có hiệu lực thi hành ngày

01 tháng 7 năm 2015

Có thể nói, Luật Đầu tư năm 2014 đã tạo ra một hàng lang pháp lý vữngchắc cho các nhà đầu tư trong đó có các nhà đầu tư là các DNVVN Về cơbản, Luật Đầu tư năm 2014 tiếp tục ghi nhận các chính sách ưu đãi đầu tư và

hỗ trợ đầu tư cho các DN trong đó có các DNVVN tại Chương 3 của Luật.Không những thế, sau một thời gian áp dụng Nghị định số 56/2009/NĐ-CPngày 30/6/2009 của Chính phủ quy định về trợ giúp phát triển DNVVN đãbộc lộ những bất cập và trước yêu cầu khách quan của tình hình cần phải cómột văn bản luật riêng điều chỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tư cho cácDNVVN đã dẫn đến sự ra đời của Luật Hỗ trợ DNVVN năm 2017 Tại kỳhọp thứ 3 khóa XIV Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ DNVVN ngày 12tháng 6 năm 2017 và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/20018.Trong giai đoạn này, Chính phủ đang gấp rút xây dựng và ban hành các Nghịđịnh hướng dẫn luật để làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan, DN và cá nhânthực hiện

Kết luận chương 1

Chương 1 của Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN Trong đó, làm rõ quan niệm và sự cần thiết về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư Phân tích khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN

Trang 38

Đồng thời, chương 1 của Luận văn cũng đã làm rõ các nội dung củapháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN bao gồm: các ưu đãi đầu

tư về thuế suất thuế thu nhập DN, ưu đãi về sử dụng đất và các hình thức hỗtrợ đầu tư cho sự phát triển của các DNVVN Ngoài ra, trong phần cuối củachương 1 đã lược sơ qua quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về

ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN giúp cho người đọc có cáinhìn tổng quan về sự hình thành và phát triển các quy định trên Do đó, nộidung chương 1 chính là cơ sở lý luận để có thể phân tích và đánh giá thựctrạng pháp luật và việc thực hiện các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư

và hỗ trợ đầu tư đối với DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong nộidung chương 2 của Luận văn

Trang 39

25

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DNVVN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu

tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hiện nay, Luật Đầu tư năm 2014 đã chính thức có hiệu lực đồng nghĩa với việc Luật Đầu tư năm 2005 sẽ hết hiệu lực thi hành Tuy nhiên, xét về phương diện thực tế mà nói thì những đóng góp của Luật Đầu tư năm 2005 cần phải được ghi nhận bởi lẽ Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2015 do đó quy định của Luật Đầu tư năm 2014 sẽ chưa đi vào cuộc sống nhiều Vì vậy, nghiên cứu các quy định của Luật Đầu tư năm 2005

sẽ là tiền đề, cơ sở trong việc phân tích, đánh giá và làm rõ các quy định của Luật Đầu tư năm 2014

Luật Đầu tư năm 2014 quy định rất cụ thể về ưu đãi đầu tư nói chungtrong đó có ưu đãi đầu tư đối với các DNVVN nói riêng Việc phân tích, đánhgiá có thể tiếp cận ở nhiều giác độ, lĩnh vực khác nhau nhưng nhìn chung cóthể đánh giá hoạt động ưu đãi đầu tư đối với các DNVVN đa phần tập trungvào vấn đề tài chính Cụ thể như sau:

a Ưu đãi về thuế

Thuế là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước Xét ở góc độ tương quan giữa Nhà nước và DN thì hoạt động đóng thuế thu nhập DN của DN nhằm tạo ra một khoản ngân sách cho Nhà nước Từ đó, Nhà nước sẽ dùng các ngân sách đó để cung cấp, điều phối các hoạt động trong quản lý nhà nước về DN trong đó có một phần dịch vụ của Nhà nước

26

Ngày đăng: 13/11/2017, 21:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thanh Bình (2005), DN công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - thực trạng và giải pháp phát triển, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Viện quản lý kinh tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: DN công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnhĐồng Nai - thực trạng và giải pháp phát triển
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2005
2. Chính phủ (2008), Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 25/8/2008 về hỗ trợ pháp lý cho DN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 25/8/2008 về hỗ trợ pháp lý cho DN
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2008
3. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ quy định về trợ giúp phát triển DNVVN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ quy định về trợ giúp phát triển DNVVN
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
4. Chính phủ (2011), Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chứcpháp chế
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
5. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/ 2011 của Chính phủ về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn 2011–2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/ 2011 củaChính phủ về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhànước trong giai đoạn 2011–2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
6. Chính phủ (2015), Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật Đầu tư, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật Đầu tư
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2015
7. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2016
10. Đoàn Thị Thúy Nga (2011), Các biện pháp ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư 2005 và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bắc Giang”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầutư theo Luật Đầu tư 2005 và thực tiễn áp dụng tại tỉnh BắcGiang”
Tác giả: Đoàn Thị Thúy Nga
Năm: 2011
11. Phạm Thị Thanh Ngọc (2008), Pháp luật của Việt Nam về ưu đãi đầu tư với thực tiễn ở tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật của Việt Nam về ưu đãi đầu tưvới thực tiễn ở tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả: Phạm Thị Thanh Ngọc
Năm: 2008
13. Quốc hội (2008), Luật Thuế thu nhập DN số 14/2008/QH12, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Thuế thu nhập DN số 14/2008/QH12
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2008
17. Quốc hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập DN số 32/2013/QH13, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập DN số 32/2013/QH13
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2013
18. Quốc hội (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2014
20. Quốc hội (2017), Luật Hỗ trợ DNVVN số 04/2017/QH14, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hỗ trợ DNVVN số 04/2017/QH14
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2017
21. Ths.Trần Thị Lưu Tâm, Ths. Phạm Thị Liên Ngọc (2016), Chủ trương, chính sách phát triển DNVVN, Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 6/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ths.Trần Thị Lưu Tâm, Ths. Phạm Thị Liên Ngọc (2016), "Chủ trương,chính sách phát triển DNVVN
Tác giả: Ths.Trần Thị Lưu Tâm, Ths. Phạm Thị Liên Ngọc
Năm: 2016
22. Lê Thị Lệ Thu (2006), Pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Lệ Thu
Năm: 2006
23. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2016
24. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016 – 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016 – 2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2017
25. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2017
26. Nguyễn Thị Trà (2012), Các biện pháp ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư 2005 và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Nghệ An, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư theoLuật Đầu tư 2005 và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Thị Trà
Năm: 2012
27. Trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố Đà Nẵng (2015), Báo cáo chính sách ưu đãi đầu tư đối với DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chínhsách ưu đãi đầu tư đối với DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giaiđoạn 2010-2015
Tác giả: Trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố Đà Nẵng
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w